Kẻ Trộm Sách
Chương 25
TRAO ĐỔI NHỮNG CƠN ÁC MỘNG
Đứa bé gái: “Hãy nói cho em biết.
Anh đã mơ thấy gì thế?”
Người Do Thái: “…Anh thấy mình đang quay đầu lại,
và nói lời tạm biệt.”
Đứa bé gái: “Em cũng có những cơn ác mộng.”
Người Do Thái: “Em mơ thấy gì?”
Đứa bé gái: “Một đoàn tàu,
và đứa em trai đã chết của em.”
Người Do Thái: “Em trai em ư?”
Đứa bé gái: “Nó đã chết trên đường em đến đây.”
Đứa bé gái và người Do Thái, đồng thanh:
“Ja – Phải.”
Sẽ thật hay ho làm sao khi nói rằng sau bước ngoặt nho nhỏ này, thì cả Liesel lẫn Max đều không phải mơ thấy cơn ác mộng của mình nữa. Điều ấy tuy hay ho thật đấy, nhưng lại không có thực. Những cơn ác mộng vẫn ập đến như thường, cũng giống như cầu thủ tốt nhất của đội đối phương khi bạn nghe thấy những tin đồn là anh ta có thể bị chấn thương hay bị ốm – nhưng anh ta kia rồi, đang khởi động với những cầu thủ còn lại, đã sẵn sàng bước ra sân. Hay cũng giống như một đoàn tàu đã được lập thời khóa biểu, đến một chuyến ga đêm, kéo theo đằng sau nó những ký ức bằng một sợi dây thừng. Rất nhiều sự lôi kéo. Rất nhiều những cú nẩy vụng về ngượng nghịu.
Điều duy nhất thay đổi là Liesel đã kể cho bố nó nghe rằng bây giờ thì con bé đã đủ lớn để đối mặt với những giấc mơ của nó một mình. Trong một khoảnh khắc, trông ông có vẻ hơi bị tổn thương một chút, nhưng như thường lệ, ông vẫn nói ra điều mình phải nói.
“Cảm ơn Chúa,” ông như sắp sửa mỉm cười. “Ít nhất thì bây giờ bố cũng có một giấc ngủ đàng hoàng. Cái ghế ấy sắp giết bố tới nơi rồi.” Ông vòng tay ôm đứa bé gái rồi họ đi vào nhà bếp.
***
Thời gian trôi qua, có một sự phân biệt rõ ràng được hình thành giữa hai thế giới rất khác nhau – cái thế giới bên trong căn nhà số 33 phố Thiên Đàng, và cái thế giới ở bên ngoài nó. Bí quyết ở đây là giữ cho hai thế giới ấy tách rời nhau ra.
Ở thế giới bên ngoài, Liesel đã học cách tìm ra một số điều có ích. Một buổi chiều nọ, khi đang trên đường về nhà với một giỏ đựng đồ giặt ủi rỗng không, con bé nhận thấy một tờ báo thò ra ngoài một thùng rác. Đấy là bản báo ra hàng tuần của tờ Tin nhanh Molching. Con bé nhấc tờ báo ấy ra ngoài và mang về nhà, tặng nó cho Max. “Em nghĩ rằng,” nó nói với anh, “có thể anh sẽ thích giải ô chữ để giết thời gian.”
Max ghi nhận cử chỉ tốt đẹp ấy, và để việc con bé mang tờ báo về nhà khỏi trở thành vô ích, anh đọc tờ báo này từ đầu đến cuối và cho con bé xem ô chữ sau đó vài giờ, đã được anh điền hết ngoại trừ một từ còn sót lại.
“Cái từ khốn kiếp ở hàng dọc số mười bảy ấy,” anh nói.
Vào tháng Hai năm 1941, trong ngày sinh nhật thứ mười hai của mình, Liesel nhận được một quyển sách cũ khác, và con bé rất cảm kích vì điều này. Quyển sách ấy có tên gọi là Người bùn, nói về một người cha rất lạ lùng và con trai ông ta. Con bé ôm chầm lấy bố mẹ nuôi của nó, trong lúc Max đứng nơi góc nhà một cách không thoải mái.
“Alles Gute zum Geburtstag[1],” anh nói với một nụ cười yếu ớt. Đôi tay anh đang đút vào túi. “Anh không biết hôm nay là sinh nhật em, nếu không thì anh đã tặng em một món đồ gì đó rồi.” Một lời nói dối rành rành – anh chẳng có gì để mà tặng con bé cả, ngoài cuốn Mein Kampf ra, và sẽ không đời nào anh tặng một thứ tài liệu tuyên truyền như thế cho một đứa bé gái Đức. Việc ấy cũng giống như việc một con cừu đưa cho gã đồ tể một con dao vậy.
[1] Chúc mọi điều tốt lành vào ngày sinh nhật của bạn (tiếng Đức)
Có một sự im lặng không thoải mái.
Con bé đã ôm Mẹ và Bố nó.
Max trông thật đơn độc.
Liesel nuốt nước bọt.
Và con bé bước đến rồi ôm anh. “Cảm ơn anh, Max.”
Ban đầu, anh chỉ đứng nguyên đó, nhưng khi con bé ôm anh, thì dần dần đôi bàn tay anh cũng nhấc lên và nhẹ nhàng đặt lên bờ vai của con bé.
Chỉ sau đó nó mới phát hiện ra vẻ vô vọng trên gương mặt của Max Vandenburg. Con bé cũng phát hiện ra rằng ngay khoảnh khắc ấy anh đã kiên quyết sẽ tặng cho con bé một cái gì đó để đáp lại. Tôi thường hay tưởng tượng ra cảnh anh nằm thao thức suốt đêm hôm ấy, suy nghĩ xem anh có thể tặng nó cái gì.
Như sau này bạn sẽ thấy, món quà đó đã được chuyển đến trên mặt giấy, chỉ hơn một tuần sau đó.
Anh sẽ mang nó đến cho con bé khi trời vừa rạng sáng, trước khi rút lui xuống những bậc thang bằng bê tông đến cái nơi mà giờ đây anh thích gọi là nhà của mình.
NHỮNG TRANG SÁCH DƯỚI TẦNG HẦM
Trong suốt một tuần, Liesel bị ngăn không cho xuống tầng hầm bằng bất cứ giá nào. Mẹ và Bố luôn đảm bảo họ sẽ mang thức ăn xuống cho Max.
“Không, đồ con lợn,” Mẹ nói với nó như thế mỗi lần nó tình nguyện mang thức ăn xuống cho Max. Luôn có những lý do mới. “Sao mày không làm điều gì đó có ích hơn một chút ở trên này, như ủi nốt đám quần áo chẳng hạn? Mày nghĩ rằng mang mớ đồ ấy đi lòng vòng thị trấn là hay hớm lắm rồi đấy à? Hãy thử ủi chúng xem!” Bạn có thể làm mọi điều tử tế mà không để người khác biết khi đã mang tiếng là một người cay độc. Cách ấy hiệu quả.
Trong suốt tuần lễ ấy, Max đã cắt ra một số trang từ quyển Mein Kampf ra và sơn màu trắng lên chúng. Sau đó anh treo chúng lên bằng những cái mắc áo trên vài sợi dây, được kéo dài từ đầu này sang đầu bên kia của căn hầm. Khi đám giấy đó đã khô đi, thì phần việc khó khăn lúc này mới bắt đầu. Anh đã được giáo dục đến nơi đến chốn để có thể tồn tại trong xã hội, nhưng chắc chắn anh không phải là nhà văn, cũng chẳng phải là họa sĩ. Dù vậy, anh vẫn mường tượng ra những từ ngữ trong đầu mình cho đến khi có thể viết lại chúng mà không mắc lỗi. Chỉ khi đó, trên tờ giấy lợn cợn sơn đã khô, anh mới bắt đầu viết nên câu chuyện của mình. Anh làm việc này bằng một cây cọ sơn nhỏ màu đen.
Người đứng nhìn xuống.
Anh đã tính toán rằng anh cần có mười ba trang, thế là anh đã sơn cả thảy bốn mươi tờ giấy, để phòng khi anh mắc lỗi. Anh thực hiện những bản vẽ nháp trên mấy trang báo của tờ Tin nhanh Molching, cố gắng cải thiện những bức tranh hết sức sơ sài và vụng về để chúng đạt đến một mức độ hoàn thiện mà anh có thể chấp nhận được. Khi làm việc, anh nghe thấy những từ ngữ được thì thầm từ miệng của một đứa bé gái. “Mái tóc của anh ấy,” con bé cứ lặp đi lặp lại với anh câu ấy, “trông như những cái lông chim vậy.”
Khi đã làm xong, anh dùng một con dao rọc mấy tờ giấy ra và buộc chúng lại bằng một sợi dây. Thành quả mà anh đạt được là một cuốn sách nhỏ gồm mười ba trang trông như thế này đây.
(Những câu văn trong tranh)
1. Suốt cuộc đời mình, tôi đã sợ những người đứng nhìn xuống tôi.
2. Tôi cho rằng người đầu tiên đứng nhìn xuống tôi là cha tôi, nhưng ông đã biến mất trước khi tôi có thể nhớ được mặt ông.
3. Vì một lý do nào đó, từ khi còn là một đứa bé, tôi đã rất thích đánh nhau. Rất nhiều lần, tôi đã thua. Một thằng bé khác, đôi khi với dòng máu rỉ ra từ mũi nó, sẽ đứng nhìn xuống tôi.
4. Nhiều năm sau, tôi phải chạy trốn. Tôi đã cố gắng không ngủ vì sợ cái người sẽ có mặt ở đó khi tôi thức dậy. Nhưng tôi đã gặp may. Người đó luôn là bạn tôi.
5. Khi tôi đang trốn, tôi đã mơ về một người đàn ông. Điều khó khăn nhất là tôi đã phải đi tìm ông ấy.
6. Nhờ may mắn và rất nhiều bước chân, tôi đã làm được điều đó.
7.Tôi đã ngủ ở đó trong một thời gian dài
Ba ngày, họ nói với tôi như thế…
Và tôi đã tìm thấy gì khi tỉnh dậy? Không phải một người đàn ông, mà là một người khác đang đứng đó và nhìn xuống tôi.
8. Thời gian trôi qua, cô bé ấy và tôi nhận ra rằng chúng tôi có những điểm chung.
9. Nhưng có một điều rất lạ lùng. Cô bé ấy nói rằng trông tôi như một thứ gì khác người.
10. Bây giờ tôi sống trong một căn hầm.
Những cơn ác mộng vẫn sống trong giấc ngủ của tôi.
Một đêm nọ, sau cơn ác mộng thường lệ của tôi, một bóng đen đứng nhìn xuống tôi. Cô bé ấy nói, “Hãy kể em nghe xem anh đã mơ thấy gì.”
11. Và tôi đã kể.
12. Đổi lại, cô bé kể tôi nghe về những giấc mơ của cô.
13. Giờ thì tôi nghĩa chúng tôi đã trở thành bạn bè, cô bé ấy và tôi. Vào ngày sinh nhật của cô, chính cô mới là người đã tặng một món quà - cho tôi.
Nó làm tôi hiểu ra rằng người tuyệt vời nhất đứng trên nhìn xuống mà tôi từng biết lại không phải là một người đàn ông.
Vào cuối tháng Hai, khi Liesel tỉnh dậy lúc trời còn chưa rạng, một dáng người đi vào phòng của con bé. Max, như thường lệ, vẫn rất giống một cái bóng không phát ra tiếng động.
Liesel, khi đưa mắt tìm kiếm trong bóng tối, chỉ có thể cảm nhận được một cách mơ hồ rằng người đàn ông nọ đang tiến gần về phía nó.
“Ai đấy?”
Không có câu trả lời.
Chẳng có gì ngoài tiếng bước chân gần như không phát ra tiếng động của Max, khi anh đến gần chiếc giường và đặt những trang sách lên sàn nhà, bên cạnh đôi tất chân của con bé. Những trang sách phát ra âm thanh loạt soạt. Một tiếng động rất khẽ. Một cạnh của chúng nằm tựa xuống sàn.
“Ai đấy?”
Lần này đã có một câu trả lời.
Con bé không thể nói chính xác những từ ngữ được phát ra từ đâu. Điều quan trọng là chúng đã đến được với nó. Chúng đến và quỳ xuống bên cạnh giường.
“Một món quà sinh nhật muộn. Hãy xem vào buổi sáng. Ngủ ngon.”
Trong một khoảnh khắc, con bé cứ chập chờn trong giấc ngủ, không chắc là nó có mơ thấy Max đang đi vào hay không nữa.
Đến sáng, khi nó thức dậy vào nằm nghiêng qua một bên, con bé mới nhìn thấy những trang sách đang nằm trên sàn nhà. Nó nhoài người xuống và nhặt chúng lên, lắng nghe tiếng giấy sột soạt trong đôi bàn tay còn ngoái ngủ lúc bình minh của nó.
Suốt cuộc đời mình, tôi đã sợ những người đứng nhìn xuống tôi…
Khi con bé lật chúng, những trang sách phát ra âm thanh rất ồn ào, giống như chuyển động xung quanh câu chuyện đã được viết ra vậy.
Ba ngày, họ nói với tôi như thế… và tôi đã tìm thấy gì khi tỉnh dậy?
Có những trang sách đã bị xóa đi của quyển Mein Kampf, bị bịt miệng, nghẹt thở bên dưới lớp sơn khi chúng được lật giở.
Nó làm cho tôi hiểu ra rằng người đứng nhìn xuống tôi vĩ đại nhất mà tôi từng biết…
***
Liesel đọc và ngắm nghía món quà của Max Vandenburg ba lần, mỗi lần lại nhận ra một nét cọ hay một từ ngữ khác. Khi đã đọc xong quyển sách đến lần thứ ba, con bé trèo khỏi giường một cách im lặng nhất có thể rồi đi vào phòng của Bố và Mẹ. Cái vị trí đã được chỉ định bên cạnh lò sưởi giờ trống trơn.
Khi nghĩ lại, con bé mới nhận ra rằng sẽ thật sự đúng đắn, hay thậm chí còn tốt hơn – là hoàn hảo – khi cảm ơn anh ngay ở nơi mà những trang sách đã được tạo ra.
Con bé bước xuống những bậc cấp dẫn xuống tầng hầm. Nó nhìn thấy một bức ảnh được lồng trong một cái khung tưởng tượng trên tường – một bí mật mang dáng hình một nụ cười.
Không quá vài mét, nhưng đó vẫn là một chặng đường dài để bước tới những tấm che bụi và mấy thùng sơn làm chỗ che chắn cho Max Vandenburg. Con bé dời những tấm che gần bức tường nhất cho đến khi đã tạo ra được một cái hành lang nhỏ để nó có thể nhìn qua.
Phần đầu tiên của anh mà con bé nhìn thấy là bờ vai, và qua cái khe hở hẹp, con bé từ từ thò bàn tay của nó vào một cách đau đớn, cho đến lúc sau cùng thì tay nó cũng đặt lên vai anh. Quần áo của anh mát rượi. Anh vẫn không thức dậy.
Con bé có thể cảm thấy hơi thở của anh và đôi vai anh cứ nhịp nhàng lên xuống rất nhẹ. Con bé quan sát anh một lúc. Sau đó nó ngồi xuống và ngả lưng ra đằng sau.
Bầu không khí ngái ngủ có vẻ như đã cuốn theo nó.
Những từ ngữ được viết nguệch ngoạc để con bé tập đọc cứ đứng sừng sững trên tường, ngay chỗ cầu thang, lởm chởm và ngây ngô và ngọt ngào. Chúng quan sát cả người Do Thái đang lẩn trốn và đứa bé gái ngủ, tay người này đặt lên vai người kia.
Họ thở.
Những buồng phổi Đức và Do Thái.
Bên cạnh bức tường, quyển sách Người đứng nhìn xuống ngồi lặng thinh và hài lòng, như một vết ngứa đẹp đẽ nơi chân của Liesel.
Đứa bé gái: “Hãy nói cho em biết.
Anh đã mơ thấy gì thế?”
Người Do Thái: “…Anh thấy mình đang quay đầu lại,
và nói lời tạm biệt.”
Đứa bé gái: “Em cũng có những cơn ác mộng.”
Người Do Thái: “Em mơ thấy gì?”
Đứa bé gái: “Một đoàn tàu,
và đứa em trai đã chết của em.”
Người Do Thái: “Em trai em ư?”
Đứa bé gái: “Nó đã chết trên đường em đến đây.”
Đứa bé gái và người Do Thái, đồng thanh:
“Ja – Phải.”
Sẽ thật hay ho làm sao khi nói rằng sau bước ngoặt nho nhỏ này, thì cả Liesel lẫn Max đều không phải mơ thấy cơn ác mộng của mình nữa. Điều ấy tuy hay ho thật đấy, nhưng lại không có thực. Những cơn ác mộng vẫn ập đến như thường, cũng giống như cầu thủ tốt nhất của đội đối phương khi bạn nghe thấy những tin đồn là anh ta có thể bị chấn thương hay bị ốm – nhưng anh ta kia rồi, đang khởi động với những cầu thủ còn lại, đã sẵn sàng bước ra sân. Hay cũng giống như một đoàn tàu đã được lập thời khóa biểu, đến một chuyến ga đêm, kéo theo đằng sau nó những ký ức bằng một sợi dây thừng. Rất nhiều sự lôi kéo. Rất nhiều những cú nẩy vụng về ngượng nghịu.
Điều duy nhất thay đổi là Liesel đã kể cho bố nó nghe rằng bây giờ thì con bé đã đủ lớn để đối mặt với những giấc mơ của nó một mình. Trong một khoảnh khắc, trông ông có vẻ hơi bị tổn thương một chút, nhưng như thường lệ, ông vẫn nói ra điều mình phải nói.
“Cảm ơn Chúa,” ông như sắp sửa mỉm cười. “Ít nhất thì bây giờ bố cũng có một giấc ngủ đàng hoàng. Cái ghế ấy sắp giết bố tới nơi rồi.” Ông vòng tay ôm đứa bé gái rồi họ đi vào nhà bếp.
***
Thời gian trôi qua, có một sự phân biệt rõ ràng được hình thành giữa hai thế giới rất khác nhau – cái thế giới bên trong căn nhà số 33 phố Thiên Đàng, và cái thế giới ở bên ngoài nó. Bí quyết ở đây là giữ cho hai thế giới ấy tách rời nhau ra.
Ở thế giới bên ngoài, Liesel đã học cách tìm ra một số điều có ích. Một buổi chiều nọ, khi đang trên đường về nhà với một giỏ đựng đồ giặt ủi rỗng không, con bé nhận thấy một tờ báo thò ra ngoài một thùng rác. Đấy là bản báo ra hàng tuần của tờ Tin nhanh Molching. Con bé nhấc tờ báo ấy ra ngoài và mang về nhà, tặng nó cho Max. “Em nghĩ rằng,” nó nói với anh, “có thể anh sẽ thích giải ô chữ để giết thời gian.”
Max ghi nhận cử chỉ tốt đẹp ấy, và để việc con bé mang tờ báo về nhà khỏi trở thành vô ích, anh đọc tờ báo này từ đầu đến cuối và cho con bé xem ô chữ sau đó vài giờ, đã được anh điền hết ngoại trừ một từ còn sót lại.
“Cái từ khốn kiếp ở hàng dọc số mười bảy ấy,” anh nói.
Vào tháng Hai năm 1941, trong ngày sinh nhật thứ mười hai của mình, Liesel nhận được một quyển sách cũ khác, và con bé rất cảm kích vì điều này. Quyển sách ấy có tên gọi là Người bùn, nói về một người cha rất lạ lùng và con trai ông ta. Con bé ôm chầm lấy bố mẹ nuôi của nó, trong lúc Max đứng nơi góc nhà một cách không thoải mái.
“Alles Gute zum Geburtstag[1],” anh nói với một nụ cười yếu ớt. Đôi tay anh đang đút vào túi. “Anh không biết hôm nay là sinh nhật em, nếu không thì anh đã tặng em một món đồ gì đó rồi.” Một lời nói dối rành rành – anh chẳng có gì để mà tặng con bé cả, ngoài cuốn Mein Kampf ra, và sẽ không đời nào anh tặng một thứ tài liệu tuyên truyền như thế cho một đứa bé gái Đức. Việc ấy cũng giống như việc một con cừu đưa cho gã đồ tể một con dao vậy.
[1] Chúc mọi điều tốt lành vào ngày sinh nhật của bạn (tiếng Đức)
Có một sự im lặng không thoải mái.
Con bé đã ôm Mẹ và Bố nó.
Max trông thật đơn độc.
Liesel nuốt nước bọt.
Và con bé bước đến rồi ôm anh. “Cảm ơn anh, Max.”
Ban đầu, anh chỉ đứng nguyên đó, nhưng khi con bé ôm anh, thì dần dần đôi bàn tay anh cũng nhấc lên và nhẹ nhàng đặt lên bờ vai của con bé.
Chỉ sau đó nó mới phát hiện ra vẻ vô vọng trên gương mặt của Max Vandenburg. Con bé cũng phát hiện ra rằng ngay khoảnh khắc ấy anh đã kiên quyết sẽ tặng cho con bé một cái gì đó để đáp lại. Tôi thường hay tưởng tượng ra cảnh anh nằm thao thức suốt đêm hôm ấy, suy nghĩ xem anh có thể tặng nó cái gì.
Như sau này bạn sẽ thấy, món quà đó đã được chuyển đến trên mặt giấy, chỉ hơn một tuần sau đó.
Anh sẽ mang nó đến cho con bé khi trời vừa rạng sáng, trước khi rút lui xuống những bậc thang bằng bê tông đến cái nơi mà giờ đây anh thích gọi là nhà của mình.
NHỮNG TRANG SÁCH DƯỚI TẦNG HẦM
Trong suốt một tuần, Liesel bị ngăn không cho xuống tầng hầm bằng bất cứ giá nào. Mẹ và Bố luôn đảm bảo họ sẽ mang thức ăn xuống cho Max.
“Không, đồ con lợn,” Mẹ nói với nó như thế mỗi lần nó tình nguyện mang thức ăn xuống cho Max. Luôn có những lý do mới. “Sao mày không làm điều gì đó có ích hơn một chút ở trên này, như ủi nốt đám quần áo chẳng hạn? Mày nghĩ rằng mang mớ đồ ấy đi lòng vòng thị trấn là hay hớm lắm rồi đấy à? Hãy thử ủi chúng xem!” Bạn có thể làm mọi điều tử tế mà không để người khác biết khi đã mang tiếng là một người cay độc. Cách ấy hiệu quả.
Trong suốt tuần lễ ấy, Max đã cắt ra một số trang từ quyển Mein Kampf ra và sơn màu trắng lên chúng. Sau đó anh treo chúng lên bằng những cái mắc áo trên vài sợi dây, được kéo dài từ đầu này sang đầu bên kia của căn hầm. Khi đám giấy đó đã khô đi, thì phần việc khó khăn lúc này mới bắt đầu. Anh đã được giáo dục đến nơi đến chốn để có thể tồn tại trong xã hội, nhưng chắc chắn anh không phải là nhà văn, cũng chẳng phải là họa sĩ. Dù vậy, anh vẫn mường tượng ra những từ ngữ trong đầu mình cho đến khi có thể viết lại chúng mà không mắc lỗi. Chỉ khi đó, trên tờ giấy lợn cợn sơn đã khô, anh mới bắt đầu viết nên câu chuyện của mình. Anh làm việc này bằng một cây cọ sơn nhỏ màu đen.
Người đứng nhìn xuống.
Anh đã tính toán rằng anh cần có mười ba trang, thế là anh đã sơn cả thảy bốn mươi tờ giấy, để phòng khi anh mắc lỗi. Anh thực hiện những bản vẽ nháp trên mấy trang báo của tờ Tin nhanh Molching, cố gắng cải thiện những bức tranh hết sức sơ sài và vụng về để chúng đạt đến một mức độ hoàn thiện mà anh có thể chấp nhận được. Khi làm việc, anh nghe thấy những từ ngữ được thì thầm từ miệng của một đứa bé gái. “Mái tóc của anh ấy,” con bé cứ lặp đi lặp lại với anh câu ấy, “trông như những cái lông chim vậy.”
Khi đã làm xong, anh dùng một con dao rọc mấy tờ giấy ra và buộc chúng lại bằng một sợi dây. Thành quả mà anh đạt được là một cuốn sách nhỏ gồm mười ba trang trông như thế này đây.
(Những câu văn trong tranh)
1. Suốt cuộc đời mình, tôi đã sợ những người đứng nhìn xuống tôi.
2. Tôi cho rằng người đầu tiên đứng nhìn xuống tôi là cha tôi, nhưng ông đã biến mất trước khi tôi có thể nhớ được mặt ông.
3. Vì một lý do nào đó, từ khi còn là một đứa bé, tôi đã rất thích đánh nhau. Rất nhiều lần, tôi đã thua. Một thằng bé khác, đôi khi với dòng máu rỉ ra từ mũi nó, sẽ đứng nhìn xuống tôi.
4. Nhiều năm sau, tôi phải chạy trốn. Tôi đã cố gắng không ngủ vì sợ cái người sẽ có mặt ở đó khi tôi thức dậy. Nhưng tôi đã gặp may. Người đó luôn là bạn tôi.
5. Khi tôi đang trốn, tôi đã mơ về một người đàn ông. Điều khó khăn nhất là tôi đã phải đi tìm ông ấy.
6. Nhờ may mắn và rất nhiều bước chân, tôi đã làm được điều đó.
7.Tôi đã ngủ ở đó trong một thời gian dài
Ba ngày, họ nói với tôi như thế…
Và tôi đã tìm thấy gì khi tỉnh dậy? Không phải một người đàn ông, mà là một người khác đang đứng đó và nhìn xuống tôi.
8. Thời gian trôi qua, cô bé ấy và tôi nhận ra rằng chúng tôi có những điểm chung.
9. Nhưng có một điều rất lạ lùng. Cô bé ấy nói rằng trông tôi như một thứ gì khác người.
10. Bây giờ tôi sống trong một căn hầm.
Những cơn ác mộng vẫn sống trong giấc ngủ của tôi.
Một đêm nọ, sau cơn ác mộng thường lệ của tôi, một bóng đen đứng nhìn xuống tôi. Cô bé ấy nói, “Hãy kể em nghe xem anh đã mơ thấy gì.”
11. Và tôi đã kể.
12. Đổi lại, cô bé kể tôi nghe về những giấc mơ của cô.
13. Giờ thì tôi nghĩa chúng tôi đã trở thành bạn bè, cô bé ấy và tôi. Vào ngày sinh nhật của cô, chính cô mới là người đã tặng một món quà - cho tôi.
Nó làm tôi hiểu ra rằng người tuyệt vời nhất đứng trên nhìn xuống mà tôi từng biết lại không phải là một người đàn ông.
Vào cuối tháng Hai, khi Liesel tỉnh dậy lúc trời còn chưa rạng, một dáng người đi vào phòng của con bé. Max, như thường lệ, vẫn rất giống một cái bóng không phát ra tiếng động.
Liesel, khi đưa mắt tìm kiếm trong bóng tối, chỉ có thể cảm nhận được một cách mơ hồ rằng người đàn ông nọ đang tiến gần về phía nó.
“Ai đấy?”
Không có câu trả lời.
Chẳng có gì ngoài tiếng bước chân gần như không phát ra tiếng động của Max, khi anh đến gần chiếc giường và đặt những trang sách lên sàn nhà, bên cạnh đôi tất chân của con bé. Những trang sách phát ra âm thanh loạt soạt. Một tiếng động rất khẽ. Một cạnh của chúng nằm tựa xuống sàn.
“Ai đấy?”
Lần này đã có một câu trả lời.
Con bé không thể nói chính xác những từ ngữ được phát ra từ đâu. Điều quan trọng là chúng đã đến được với nó. Chúng đến và quỳ xuống bên cạnh giường.
“Một món quà sinh nhật muộn. Hãy xem vào buổi sáng. Ngủ ngon.”
Trong một khoảnh khắc, con bé cứ chập chờn trong giấc ngủ, không chắc là nó có mơ thấy Max đang đi vào hay không nữa.
Đến sáng, khi nó thức dậy vào nằm nghiêng qua một bên, con bé mới nhìn thấy những trang sách đang nằm trên sàn nhà. Nó nhoài người xuống và nhặt chúng lên, lắng nghe tiếng giấy sột soạt trong đôi bàn tay còn ngoái ngủ lúc bình minh của nó.
Suốt cuộc đời mình, tôi đã sợ những người đứng nhìn xuống tôi…
Khi con bé lật chúng, những trang sách phát ra âm thanh rất ồn ào, giống như chuyển động xung quanh câu chuyện đã được viết ra vậy.
Ba ngày, họ nói với tôi như thế… và tôi đã tìm thấy gì khi tỉnh dậy?
Có những trang sách đã bị xóa đi của quyển Mein Kampf, bị bịt miệng, nghẹt thở bên dưới lớp sơn khi chúng được lật giở.
Nó làm cho tôi hiểu ra rằng người đứng nhìn xuống tôi vĩ đại nhất mà tôi từng biết…
***
Liesel đọc và ngắm nghía món quà của Max Vandenburg ba lần, mỗi lần lại nhận ra một nét cọ hay một từ ngữ khác. Khi đã đọc xong quyển sách đến lần thứ ba, con bé trèo khỏi giường một cách im lặng nhất có thể rồi đi vào phòng của Bố và Mẹ. Cái vị trí đã được chỉ định bên cạnh lò sưởi giờ trống trơn.
Khi nghĩ lại, con bé mới nhận ra rằng sẽ thật sự đúng đắn, hay thậm chí còn tốt hơn – là hoàn hảo – khi cảm ơn anh ngay ở nơi mà những trang sách đã được tạo ra.
Con bé bước xuống những bậc cấp dẫn xuống tầng hầm. Nó nhìn thấy một bức ảnh được lồng trong một cái khung tưởng tượng trên tường – một bí mật mang dáng hình một nụ cười.
Không quá vài mét, nhưng đó vẫn là một chặng đường dài để bước tới những tấm che bụi và mấy thùng sơn làm chỗ che chắn cho Max Vandenburg. Con bé dời những tấm che gần bức tường nhất cho đến khi đã tạo ra được một cái hành lang nhỏ để nó có thể nhìn qua.
Phần đầu tiên của anh mà con bé nhìn thấy là bờ vai, và qua cái khe hở hẹp, con bé từ từ thò bàn tay của nó vào một cách đau đớn, cho đến lúc sau cùng thì tay nó cũng đặt lên vai anh. Quần áo của anh mát rượi. Anh vẫn không thức dậy.
Con bé có thể cảm thấy hơi thở của anh và đôi vai anh cứ nhịp nhàng lên xuống rất nhẹ. Con bé quan sát anh một lúc. Sau đó nó ngồi xuống và ngả lưng ra đằng sau.
Bầu không khí ngái ngủ có vẻ như đã cuốn theo nó.
Những từ ngữ được viết nguệch ngoạc để con bé tập đọc cứ đứng sừng sững trên tường, ngay chỗ cầu thang, lởm chởm và ngây ngô và ngọt ngào. Chúng quan sát cả người Do Thái đang lẩn trốn và đứa bé gái ngủ, tay người này đặt lên vai người kia.
Họ thở.
Những buồng phổi Đức và Do Thái.
Bên cạnh bức tường, quyển sách Người đứng nhìn xuống ngồi lặng thinh và hài lòng, như một vết ngứa đẹp đẽ nơi chân của Liesel.
Tác giả :
Markus Zusak