Kẻ Trộm Sách
Chương 23
MỘT ĐẶC TÍNH CỦA ROSA HUBERMANN
Bà ta là một người phụ nữ đáng nể khi gặp khủng hoảng.
Ngay cả khi bà Helena Schmidt bị viêm khớp không tiếp tục thuê bà giặt là quần áo nữa, một tháng sau khi Max xuất hiện lần đầu tiên của phố Thiên Đàng, thì bà chỉ ngồi xuống bàn và kéo cái tô về phía mình. “Món súp tối nay ngon lắm đây.”
Món súp ấy thật là kinh khủng.
Mỗi sáng khi Liesel đến trường, hay trong những ngày nó liều lĩnh chuồn ra ngoài để chơi bóng đá, hay hoàn thành quãng đường giao và nhận đồ giặt ủi còn lại, bà thường khẽ nói với con bé. “Và hãy nhớ đấy, Liesel…” Bà sẽ chỉ tay vào miệng và chỉ có vậy mà thôi. Khi Liesel gật đầu ra ý đã hiểu, bà sẽ nói, “Ngoan lắm, Đồ con lợn. Giờ thì đi đi.”
Đúng như những lời mà Bố đã nói, và bây giờ là lời của Mẹ, thì con bé là một đứa bé ngoan. Nó luôn ngậm miệng im lặng bất kể nói đi đến đâu. Bí mật của gia đình nó được chôn giấu rất kỹ.
Con bé đi trên phố với Rudy như thường lệ, lắng nghe những lời huyên thuyên của thằng này. Đôi khi chúng so sánh với nhau những gì người ta bắt chúng ghi chép ở đơn vị Thiếu niên Hitler của mình, và lần đầu tiên Rudy nhắc đến một gã thủ lĩnh trẻ rất tàn ác tên là Franz Deutscher. Nếu Rudy không nói về sự khắc nghiệt của cái gã Deutscher ấy, thì nó cũng bật lại cuốn băng ghi âm hỏng nát thường lệ, thao thao bất tuyệt về bàn thắng gần đây nhất mà nó ghi được trên sân vận động bóng đá phố Thiên Đàng.
“Tớ biết rồi,” Liesel quả quyết. “Tớ đã ở đó mà.”
“Thế thì sao?”
“Thế có nghĩa là tớ đã thấy cảnh đó rồi, đồ con lợn.”
“Làm sao mà tớ biết được chuyện ấy cơ chứ? Vì tất cả những gì tớ biết là có thể cậu đang nằm đâu đó trên mặt đất, liếm láp đống bùn mà tớ để lại đằng sau khi tớ ghi bàn.”
Có thể chính Rudy là người đã giữ cho con bé tỉnh táo, bằng sự ngu ngốc trong cách nói chuyện của thằng bé, mái tóc như được nhuộm màu vàng chanh và cái tính tự phụ của nó.
Dường như thằng nhóc này luôn cộng hưởng với một suy nghĩ đầy tự tin rằng cuộc sống vẫn chẳng là gì khác ngoài một trò đùa – một chuỗi thành công bất tận được cấu thành từ những bàn thắng, những trò lừa bịp và những tiết mục tán gẫu vô nghĩa.
Bên cạnh đó, con bé vẫn còn có vợ của ngài thị trưởng, và những buổi đọc sách trong thư viện của chồng bà. Giờ thì trong đó rất lạnh lẽo, và mỗi lần con bé ghé thăm, căn phòng ấy lại càng lạnh hơn, nhưng Liesel vẫn không thể tránh xa nơi đó được. Nó thường chọn một chồng sách và đọc mỗi cuốn vài đoạn ngắn, cho đến một buổi chiều nọ, con bé tìm thấy một quyển sách mà nó không thể đặt xuống được. Quyển sách ấy có tên là Người huýt sáo. Ban đầu con bé bị thu hút bởi quyển sách này vì thỉnh thoảng nó vẫn trông thấy một người huýt sao trên phố Thiên Đàng – Pfiffikus. Nó luôn nhớ ra hình ảnh con người ấy cúi gập xuống trong áo khoác của lão, và sự xuất hiện của lão tại đống lửa được đốt lên vào ngày sinh nhật của Quốc trưởng.
Sự kiện đầu tiên xảy ra trong quyển sách là một vụ giết người. Bằng dao. Trên một con đường ở Vienna. Không xa Stephansdom lắm.
MỘT ĐOẠN TRÍCH NHỎ
TỪ QUYỂN SÁCH NGƯỜI HUÝT SÁO
Cô nằm đó, sợ hãi, trong một bể máu, một giai điệu lạ lẫm vang lên trong tai cô. Cố nhớ lại con dao, trong và ngoài, và một nụ cười. Như thường lệ, người huýt sáo đã mỉm cười trước khi hắn chạy mất, vào màn đêm tăm tối và đầy chết chóc.
Liesel không chắc là những từ ngữ của quyển sách hay là cánh cửa sổ mở đã làm con bé run rẩy. Mỗi lần nó đến giao hay nhận đồ giặt ủi ở nhà ngài thị trưởng, con bé lại đọc ba trang sách và lạnh run lẩy bẩy, nhưng nó không thể chịu đựng mãi được.
Tương tự như vậy, Max Vandenburg không thể chịu đựng căn hầm thêm được nữa. Anh không hề phàn nàn – anh không có quyền – nhưng anh có thể cảm thấy mình đang chết một cách chậm chạp trong căn hầm buốt giá ấy. Như bạn sẽ thấy sau này, việc anh sống sót là nhờ vào bản thân, và việc đọc và viết, và một quyển sách có tên là Cái nhún vai.
“Liesel,” một đêm nọ Hans nói với con bé. “Đi nào.”
Kể từ khi Max xuất hiện, đã có một sự gián đoạn đáng kể trong quá trình tập đọc của Liesel và bố nuôi nó. Rõ ràng ông cảm thấy rằng bây giờ là một thời điểm thích hợp để quay lại với việc này. “Na komm,” ông bảo nó. “Bố không muốn chữ nghĩa của con rơi rụng đi mất. Đi lấy một quyển sách của con đi. Quyển Cái nhún vai thì thế nào nhỉ?”
Điều khiến con bé thấy do dự trong việc này là khi nó quay lại với quyển sách trong tay, Bố đã ra hiệu cho nó theo ông xuống phòng họ cũ của họ. Tức là căn hầm.
“Nhưng Bố à,” con bé cố gắng thuyết phục ông. “Chúng ta không thể…”
“Sao chứ? Có một con quái vật dưới đó hay sao?”
Lúc đó là đầu tháng Mười hai và thời tiết đã trở nên lạnh giá vô cùng. Căn hầm mỗi lúc một kém thân thiện theo từng bậc thang.
“Dưới đó quá lạnh, Bố ạ.”
“Điều đó chưa từng làm con thấy phiền trước đây.”
“Đúng, nhưng nó chưa bao giờ lạnh thế này…”
Khi họ đi xuống, Bố thì thầm với Max. “Chúng tôi có thể mượn ngọn đèn dầu một chút được không?”
Với một cử động, những tấm che và thùng sơn được dịch chuyển và cây đèn được đưa ra, chuyền từ tay người này sang tay người kia. Nhìn ngọn lửa, Hans lắc đầu rồi nói. “Es ist ja Wahnsinn, net? Chuyện này thật là điên rồ, phải không?” Trước khi bàn tay ở bên trong kịp sắp xếp lại những tấm che, ông đã bắt lấy nó. “Hãy ra ngoài đây đi. Làm ơn đi, Max.”
Những tấm che được dời sang một bên một cách chậm chạp, rồi thân thể và gương mặt hốc hác của Max Vandenburg xuất hiện. Trong ánh sáng ẩm ướt, anh đứng đó với sự ngượng ngập đến lạ kỳ. Anh run rẩy.
Hans chạm vào cánh tay anh, để kéo anh lại gần hơn.
“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph. Anh không thể ở dưới này được nữa. Anh sẽ chết cóng mất.” Ông quay đầu lại. “Liesel. Hãy đổ đầy nước vào bồn tắm. Đừng quá nóng. Hãy giữ cho nước luôn âm ấm như thế khi nó bắt đầu nguội dần.”
Liesel chạy lên.
“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph.”
Con bé lại nghe thấy câu đó khi nó đến được chỗ hành lang.
Khi anh đã ở trong cái buồng tắm nhỏ xíu ấy, Liesel đứng lắng nghe ở chỗ cánh cửa buồng vệ sinh, hình dung ra làn nước ấm bốc hơi khi nó hun nóng thân thể lạnh như một tảng băng của anh. Mẹ và Bố đang ở đoạn cao trào của cuộc tranh cãi trong gian phòng vừa là phòng khách vừa là phòng ngủ, những giọng nói im lặng của họ như bị mắc kẹt nơi bức tường hành lang.
“Anh ấy sẽ chết dưới đó, tôi thề với bà đấy.”
“Nhưng ngộ nhỡ có ai nhìn vào thì sao?”
“Không, không, anh ấy sẽ chỉ lên đây vào ban đêm thôi. Ban ngày thì chúng ta sẽ mở toang mọi thứ ra. Không có gì phải che giấu cả. Và chúng ta sẽ dùng căn phòng này thay vì nhà bếp. Tốt nhất là tránh xa cửa trước ra.”
Im lặng.
Sau đó là tiếng Mẹ. “Được rồi… Phải, ông nói đúng.”
“Nếu chúng ta đặt cược vào một người Do Thái,” không lâu sau là giọng của bố, “Thì tôi thích đặt cược vào một người còn sống hơn,” và kể từ giây phút đó trở đi, một thông lệ mới đã ra đời.
Mỗi đêm, lửa sẽ được nhóm lên trong phòng của Mẹ và Bố, và Max sẽ xuất hiện trong im lặng. Anh sẽ ngồi ở góc phòng, bị chuột rút co quắp lại và lúng túng, chủ yếu là vì lòng tốt của những con người này, tâm trạng đau khổ dằn vặt vì mình đã sống sót và, quan trọng hơn hết, là hơi ấm kỳ diệu tỏa ra từ ngọn lửa.
Khi những tấm màn đã được khép chặt lại, anh ngủ trên sàn nhà với một cái đệm kê dưới đầu, trong lúc đống lửa lụi tàn dần đi và biến thành tro bụi.
Đến sáng thì anh sẽ quay lại căn hầm.
Một con người không có tiếng nói.
Như một con chuột Do Thái quay về cái hang của mình.
Giáng sinh đến rồi đi với mùi của một sự nguy hiểm tột độ. Đúng như đã đoán trước, Hans Con không về nhà (điều này vừa là một điều may mắn đồng thời là một nỗi thất vọng, báo trước điềm xấu), nhưng Trudy vẫn về như thường lệ, và mọi việc cứ diễn ra một cách trôi chảy.
NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA SỰ TRÔI CHẢY
Max vẫn ở dưới căn hầm.
Trudy về rồi đi mà không mảy may nghi ngờ.
Người ta đã quyết định rằng Trudy, mặc cho bản tính dịu dàng của cô ta, vẫn không thể tin được.
“Chúng ta chỉ tin những người mà chúng ta buộc phải tin thôi,” Bố tuyên bố chắc nịch, “và đó là ba người chúng ta.”
Có thêm thức ăn và một lời xin lỗi dành cho Max rằng dịp lễ này không thuộc nghi thức tôn giáo của anh, nhưng dù sao thì nó vẫn là một nghi thức.
Anh không hề phàn nàn.
Anh đâu có lý do gì để phàn nàn cơ chứ?
Anh giải thích rằng anh được giáo dục như một người Do Thái, từ trong máu thịt, nhưng cái gã Do Thái này, hơn lúc nào hết, cũng là một cái danh hiệu – một niềm bất hạnh kinh khủng nhất có thể đến với bạn.
Sau đó anh cũng nắm lấy cơ hội của mình để nói rằng anh rất tiếc khi con trai của gia đình Hubermann không về nhà. Đáp lại, Bố nói với anh rằng những điều như thế mà hoàn toàn không thuộc sự kiểm soát của họ. “Xét cho cùng,” ông nói, “bản thân cháu cũng nên biết rằng – một người đàn ông trẻ tuổi thì vẫn là một thằng nhóc, và một thằng nhóc đôi khi vẫn có quyền bướng bỉnh.”
Họ kết thúc câu chuyện ở đó.
Trong vài tuần lễ đầu tiên, khi ngồi trước đống lửa, Max vẫn không nói không rằng. Giờ đây, khi anh đã tắm thường xuyên mỗi tuần một lần. Liesel nhận thấy rằng mái tóc của anh không còn là một nhúm lơ thơ nữa, mà nó giống một bộ sưu tập lông vũ luôn lắc lư trên đầu anh hơn.. Vì vẫn còn thấy xấu hổ với người lạ mặt, con bé thì thầm điều ấy với bố mình.
“Tóc của anh ta trông như những sợi lông chim vậy.”
“Gì kia?” Ngọn lửa đã làm những từ ngữ bị nghẹn lại.
“Con nói là,” con bé lại thì thầm, lần này vươn người tới gần hơn, “tóc anh ta trông như những sợi lông chim vậy…”
Hans Hubermann nhìn lên và gật đầu ra hiệu đồng tình. Tôi chắc rằng ông ấy đang mong mình có được cặp mắt như của con bé. Họ không hề nhận thấy rằng Max đã nghe được không sót chữ nào.
Có khi anh mang theo bên mình quyển Mein Kampf và đọc nó bên cạnh đống lửa, lòng xáo động đến bàng hoàng vì nội dung của quyển sách. Đến lần thứ ba anh mang nó theo, thì sau cùng Liesel cũng có đủ can đảm để hỏi câu hỏi của nó.
“Quyển sách này có hay không?”
Anh rời mắt khỏi những trang giấy, những ngón tay anh thu lại thành hình nắm đấm rồi duỗi thẳng ra. Khi đã quét sạch cơn giận dữ đi, anh mỉm cười với nó. Anh túm mớ tóc như lông chim của mình lên rồi gạt chúng lòa xòa xuống mắt. “Đó là quyển sách hay nhất trên đời này.” Anh nhìn Bố, sau đó là nhìn đứa bé gái. “Nó đã cứu sống anh.”
Đứa bé gái tiến đến gần hơn một chút và ngồi khoanh chân lại. Con bé khẽ hỏi.
“Như thế nào kia?”
Thế là một quá trình kể chuyện trong gian phòng khách mỗi đêm được bắt đầu. Câu chuyện ấy chỉ được kể với âm lượng vừa đủ để nghe thấy mà thôi. Tất cả những mảnh ghép của bức tranh xếp hình một tay đấm Do Thái được tập hợp lại trước mặt họ.
Đôi khi có cả sự hài hước trong giọng nói của Max Vandenburg, dù xét về vật lý thì nghe sự hài hước ấy có âm thanh của hiện tượng ma sát – như một viên đá được chà xát nhẹ trên một tảng đá lớn. Có những chỗ nó rất sâu và bị cào xé ra nhiều phần ở những chỗ khác, đôi khi bị bẻ gẫy cùng với nhau. Nó sâu sắc nhất ở sự hối tiếc, và gãy nát ở cuối một câu nói đùa hay một lời thể hiện sự phản đối chính bản thân.
“Lạy đức Chúa bị đóng đinh trên cây thập ác,” là phản ứng thường xảy ra nhất với câu chuyện của Max Vandenburg, và sau đó thường có một câu hỏi được đặt ra.
Bà ta là một người phụ nữ đáng nể khi gặp khủng hoảng.
Ngay cả khi bà Helena Schmidt bị viêm khớp không tiếp tục thuê bà giặt là quần áo nữa, một tháng sau khi Max xuất hiện lần đầu tiên của phố Thiên Đàng, thì bà chỉ ngồi xuống bàn và kéo cái tô về phía mình. “Món súp tối nay ngon lắm đây.”
Món súp ấy thật là kinh khủng.
Mỗi sáng khi Liesel đến trường, hay trong những ngày nó liều lĩnh chuồn ra ngoài để chơi bóng đá, hay hoàn thành quãng đường giao và nhận đồ giặt ủi còn lại, bà thường khẽ nói với con bé. “Và hãy nhớ đấy, Liesel…” Bà sẽ chỉ tay vào miệng và chỉ có vậy mà thôi. Khi Liesel gật đầu ra ý đã hiểu, bà sẽ nói, “Ngoan lắm, Đồ con lợn. Giờ thì đi đi.”
Đúng như những lời mà Bố đã nói, và bây giờ là lời của Mẹ, thì con bé là một đứa bé ngoan. Nó luôn ngậm miệng im lặng bất kể nói đi đến đâu. Bí mật của gia đình nó được chôn giấu rất kỹ.
Con bé đi trên phố với Rudy như thường lệ, lắng nghe những lời huyên thuyên của thằng này. Đôi khi chúng so sánh với nhau những gì người ta bắt chúng ghi chép ở đơn vị Thiếu niên Hitler của mình, và lần đầu tiên Rudy nhắc đến một gã thủ lĩnh trẻ rất tàn ác tên là Franz Deutscher. Nếu Rudy không nói về sự khắc nghiệt của cái gã Deutscher ấy, thì nó cũng bật lại cuốn băng ghi âm hỏng nát thường lệ, thao thao bất tuyệt về bàn thắng gần đây nhất mà nó ghi được trên sân vận động bóng đá phố Thiên Đàng.
“Tớ biết rồi,” Liesel quả quyết. “Tớ đã ở đó mà.”
“Thế thì sao?”
“Thế có nghĩa là tớ đã thấy cảnh đó rồi, đồ con lợn.”
“Làm sao mà tớ biết được chuyện ấy cơ chứ? Vì tất cả những gì tớ biết là có thể cậu đang nằm đâu đó trên mặt đất, liếm láp đống bùn mà tớ để lại đằng sau khi tớ ghi bàn.”
Có thể chính Rudy là người đã giữ cho con bé tỉnh táo, bằng sự ngu ngốc trong cách nói chuyện của thằng bé, mái tóc như được nhuộm màu vàng chanh và cái tính tự phụ của nó.
Dường như thằng nhóc này luôn cộng hưởng với một suy nghĩ đầy tự tin rằng cuộc sống vẫn chẳng là gì khác ngoài một trò đùa – một chuỗi thành công bất tận được cấu thành từ những bàn thắng, những trò lừa bịp và những tiết mục tán gẫu vô nghĩa.
Bên cạnh đó, con bé vẫn còn có vợ của ngài thị trưởng, và những buổi đọc sách trong thư viện của chồng bà. Giờ thì trong đó rất lạnh lẽo, và mỗi lần con bé ghé thăm, căn phòng ấy lại càng lạnh hơn, nhưng Liesel vẫn không thể tránh xa nơi đó được. Nó thường chọn một chồng sách và đọc mỗi cuốn vài đoạn ngắn, cho đến một buổi chiều nọ, con bé tìm thấy một quyển sách mà nó không thể đặt xuống được. Quyển sách ấy có tên là Người huýt sáo. Ban đầu con bé bị thu hút bởi quyển sách này vì thỉnh thoảng nó vẫn trông thấy một người huýt sao trên phố Thiên Đàng – Pfiffikus. Nó luôn nhớ ra hình ảnh con người ấy cúi gập xuống trong áo khoác của lão, và sự xuất hiện của lão tại đống lửa được đốt lên vào ngày sinh nhật của Quốc trưởng.
Sự kiện đầu tiên xảy ra trong quyển sách là một vụ giết người. Bằng dao. Trên một con đường ở Vienna. Không xa Stephansdom lắm.
MỘT ĐOẠN TRÍCH NHỎ
TỪ QUYỂN SÁCH NGƯỜI HUÝT SÁO
Cô nằm đó, sợ hãi, trong một bể máu, một giai điệu lạ lẫm vang lên trong tai cô. Cố nhớ lại con dao, trong và ngoài, và một nụ cười. Như thường lệ, người huýt sáo đã mỉm cười trước khi hắn chạy mất, vào màn đêm tăm tối và đầy chết chóc.
Liesel không chắc là những từ ngữ của quyển sách hay là cánh cửa sổ mở đã làm con bé run rẩy. Mỗi lần nó đến giao hay nhận đồ giặt ủi ở nhà ngài thị trưởng, con bé lại đọc ba trang sách và lạnh run lẩy bẩy, nhưng nó không thể chịu đựng mãi được.
Tương tự như vậy, Max Vandenburg không thể chịu đựng căn hầm thêm được nữa. Anh không hề phàn nàn – anh không có quyền – nhưng anh có thể cảm thấy mình đang chết một cách chậm chạp trong căn hầm buốt giá ấy. Như bạn sẽ thấy sau này, việc anh sống sót là nhờ vào bản thân, và việc đọc và viết, và một quyển sách có tên là Cái nhún vai.
“Liesel,” một đêm nọ Hans nói với con bé. “Đi nào.”
Kể từ khi Max xuất hiện, đã có một sự gián đoạn đáng kể trong quá trình tập đọc của Liesel và bố nuôi nó. Rõ ràng ông cảm thấy rằng bây giờ là một thời điểm thích hợp để quay lại với việc này. “Na komm,” ông bảo nó. “Bố không muốn chữ nghĩa của con rơi rụng đi mất. Đi lấy một quyển sách của con đi. Quyển Cái nhún vai thì thế nào nhỉ?”
Điều khiến con bé thấy do dự trong việc này là khi nó quay lại với quyển sách trong tay, Bố đã ra hiệu cho nó theo ông xuống phòng họ cũ của họ. Tức là căn hầm.
“Nhưng Bố à,” con bé cố gắng thuyết phục ông. “Chúng ta không thể…”
“Sao chứ? Có một con quái vật dưới đó hay sao?”
Lúc đó là đầu tháng Mười hai và thời tiết đã trở nên lạnh giá vô cùng. Căn hầm mỗi lúc một kém thân thiện theo từng bậc thang.
“Dưới đó quá lạnh, Bố ạ.”
“Điều đó chưa từng làm con thấy phiền trước đây.”
“Đúng, nhưng nó chưa bao giờ lạnh thế này…”
Khi họ đi xuống, Bố thì thầm với Max. “Chúng tôi có thể mượn ngọn đèn dầu một chút được không?”
Với một cử động, những tấm che và thùng sơn được dịch chuyển và cây đèn được đưa ra, chuyền từ tay người này sang tay người kia. Nhìn ngọn lửa, Hans lắc đầu rồi nói. “Es ist ja Wahnsinn, net? Chuyện này thật là điên rồ, phải không?” Trước khi bàn tay ở bên trong kịp sắp xếp lại những tấm che, ông đã bắt lấy nó. “Hãy ra ngoài đây đi. Làm ơn đi, Max.”
Những tấm che được dời sang một bên một cách chậm chạp, rồi thân thể và gương mặt hốc hác của Max Vandenburg xuất hiện. Trong ánh sáng ẩm ướt, anh đứng đó với sự ngượng ngập đến lạ kỳ. Anh run rẩy.
Hans chạm vào cánh tay anh, để kéo anh lại gần hơn.
“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph. Anh không thể ở dưới này được nữa. Anh sẽ chết cóng mất.” Ông quay đầu lại. “Liesel. Hãy đổ đầy nước vào bồn tắm. Đừng quá nóng. Hãy giữ cho nước luôn âm ấm như thế khi nó bắt đầu nguội dần.”
Liesel chạy lên.
“Lạy các đấng Jesus, Maria và Joseph.”
Con bé lại nghe thấy câu đó khi nó đến được chỗ hành lang.
Khi anh đã ở trong cái buồng tắm nhỏ xíu ấy, Liesel đứng lắng nghe ở chỗ cánh cửa buồng vệ sinh, hình dung ra làn nước ấm bốc hơi khi nó hun nóng thân thể lạnh như một tảng băng của anh. Mẹ và Bố đang ở đoạn cao trào của cuộc tranh cãi trong gian phòng vừa là phòng khách vừa là phòng ngủ, những giọng nói im lặng của họ như bị mắc kẹt nơi bức tường hành lang.
“Anh ấy sẽ chết dưới đó, tôi thề với bà đấy.”
“Nhưng ngộ nhỡ có ai nhìn vào thì sao?”
“Không, không, anh ấy sẽ chỉ lên đây vào ban đêm thôi. Ban ngày thì chúng ta sẽ mở toang mọi thứ ra. Không có gì phải che giấu cả. Và chúng ta sẽ dùng căn phòng này thay vì nhà bếp. Tốt nhất là tránh xa cửa trước ra.”
Im lặng.
Sau đó là tiếng Mẹ. “Được rồi… Phải, ông nói đúng.”
“Nếu chúng ta đặt cược vào một người Do Thái,” không lâu sau là giọng của bố, “Thì tôi thích đặt cược vào một người còn sống hơn,” và kể từ giây phút đó trở đi, một thông lệ mới đã ra đời.
Mỗi đêm, lửa sẽ được nhóm lên trong phòng của Mẹ và Bố, và Max sẽ xuất hiện trong im lặng. Anh sẽ ngồi ở góc phòng, bị chuột rút co quắp lại và lúng túng, chủ yếu là vì lòng tốt của những con người này, tâm trạng đau khổ dằn vặt vì mình đã sống sót và, quan trọng hơn hết, là hơi ấm kỳ diệu tỏa ra từ ngọn lửa.
Khi những tấm màn đã được khép chặt lại, anh ngủ trên sàn nhà với một cái đệm kê dưới đầu, trong lúc đống lửa lụi tàn dần đi và biến thành tro bụi.
Đến sáng thì anh sẽ quay lại căn hầm.
Một con người không có tiếng nói.
Như một con chuột Do Thái quay về cái hang của mình.
Giáng sinh đến rồi đi với mùi của một sự nguy hiểm tột độ. Đúng như đã đoán trước, Hans Con không về nhà (điều này vừa là một điều may mắn đồng thời là một nỗi thất vọng, báo trước điềm xấu), nhưng Trudy vẫn về như thường lệ, và mọi việc cứ diễn ra một cách trôi chảy.
NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA SỰ TRÔI CHẢY
Max vẫn ở dưới căn hầm.
Trudy về rồi đi mà không mảy may nghi ngờ.
Người ta đã quyết định rằng Trudy, mặc cho bản tính dịu dàng của cô ta, vẫn không thể tin được.
“Chúng ta chỉ tin những người mà chúng ta buộc phải tin thôi,” Bố tuyên bố chắc nịch, “và đó là ba người chúng ta.”
Có thêm thức ăn và một lời xin lỗi dành cho Max rằng dịp lễ này không thuộc nghi thức tôn giáo của anh, nhưng dù sao thì nó vẫn là một nghi thức.
Anh không hề phàn nàn.
Anh đâu có lý do gì để phàn nàn cơ chứ?
Anh giải thích rằng anh được giáo dục như một người Do Thái, từ trong máu thịt, nhưng cái gã Do Thái này, hơn lúc nào hết, cũng là một cái danh hiệu – một niềm bất hạnh kinh khủng nhất có thể đến với bạn.
Sau đó anh cũng nắm lấy cơ hội của mình để nói rằng anh rất tiếc khi con trai của gia đình Hubermann không về nhà. Đáp lại, Bố nói với anh rằng những điều như thế mà hoàn toàn không thuộc sự kiểm soát của họ. “Xét cho cùng,” ông nói, “bản thân cháu cũng nên biết rằng – một người đàn ông trẻ tuổi thì vẫn là một thằng nhóc, và một thằng nhóc đôi khi vẫn có quyền bướng bỉnh.”
Họ kết thúc câu chuyện ở đó.
Trong vài tuần lễ đầu tiên, khi ngồi trước đống lửa, Max vẫn không nói không rằng. Giờ đây, khi anh đã tắm thường xuyên mỗi tuần một lần. Liesel nhận thấy rằng mái tóc của anh không còn là một nhúm lơ thơ nữa, mà nó giống một bộ sưu tập lông vũ luôn lắc lư trên đầu anh hơn.. Vì vẫn còn thấy xấu hổ với người lạ mặt, con bé thì thầm điều ấy với bố mình.
“Tóc của anh ta trông như những sợi lông chim vậy.”
“Gì kia?” Ngọn lửa đã làm những từ ngữ bị nghẹn lại.
“Con nói là,” con bé lại thì thầm, lần này vươn người tới gần hơn, “tóc anh ta trông như những sợi lông chim vậy…”
Hans Hubermann nhìn lên và gật đầu ra hiệu đồng tình. Tôi chắc rằng ông ấy đang mong mình có được cặp mắt như của con bé. Họ không hề nhận thấy rằng Max đã nghe được không sót chữ nào.
Có khi anh mang theo bên mình quyển Mein Kampf và đọc nó bên cạnh đống lửa, lòng xáo động đến bàng hoàng vì nội dung của quyển sách. Đến lần thứ ba anh mang nó theo, thì sau cùng Liesel cũng có đủ can đảm để hỏi câu hỏi của nó.
“Quyển sách này có hay không?”
Anh rời mắt khỏi những trang giấy, những ngón tay anh thu lại thành hình nắm đấm rồi duỗi thẳng ra. Khi đã quét sạch cơn giận dữ đi, anh mỉm cười với nó. Anh túm mớ tóc như lông chim của mình lên rồi gạt chúng lòa xòa xuống mắt. “Đó là quyển sách hay nhất trên đời này.” Anh nhìn Bố, sau đó là nhìn đứa bé gái. “Nó đã cứu sống anh.”
Đứa bé gái tiến đến gần hơn một chút và ngồi khoanh chân lại. Con bé khẽ hỏi.
“Như thế nào kia?”
Thế là một quá trình kể chuyện trong gian phòng khách mỗi đêm được bắt đầu. Câu chuyện ấy chỉ được kể với âm lượng vừa đủ để nghe thấy mà thôi. Tất cả những mảnh ghép của bức tranh xếp hình một tay đấm Do Thái được tập hợp lại trước mặt họ.
Đôi khi có cả sự hài hước trong giọng nói của Max Vandenburg, dù xét về vật lý thì nghe sự hài hước ấy có âm thanh của hiện tượng ma sát – như một viên đá được chà xát nhẹ trên một tảng đá lớn. Có những chỗ nó rất sâu và bị cào xé ra nhiều phần ở những chỗ khác, đôi khi bị bẻ gẫy cùng với nhau. Nó sâu sắc nhất ở sự hối tiếc, và gãy nát ở cuối một câu nói đùa hay một lời thể hiện sự phản đối chính bản thân.
“Lạy đức Chúa bị đóng đinh trên cây thập ác,” là phản ứng thường xảy ra nhất với câu chuyện của Max Vandenburg, và sau đó thường có một câu hỏi được đặt ra.
Tác giả :
Markus Zusak