Kẻ Tầm Xương
Chương 20
Tuần trăng, chiếc lá, thứ đồ lót quỷ quái, bụi. Cả nhóm đã quay lại phòng ngủ của Rhyme, trừ Polling và Haumann; để đại úy chỉ huy tham gia vào một chiến dịch rõ ràng là không hợp lệ, một thử thách quá lớn đối với lòng trung thành của NYPD.
“Cậu đã G-C chất lỏng trên đồ lót rồi phải không, Mel?”
“Phải làm lại thôi. Chúng ta đã bị cắt ngang trước khi có kết quả.”
Anh ta thấm một mẫu chất lỏng và bơm nó vào máy sắc ký khí. Khi chạy máy, Sachs giả vờ nhìn vào các đỉnh và đáy của đồ thị đang hiện lên trên màn hình.Giống như chỉ số chứng khoán. Rhyme nhận ra cô đang đứng gần anh, hình như cô lân la lại gần khi anh không nhìn. Cô hạ giọng nói. “Tôi…”
“Vâng?”
“Tôi đã lỗ mãng hơn tôi nghĩ. Ý tôi là lúc trước. Tôi rất nóng tính. Tôi không hiểu sao tôi lại như thế. Nhưng tôi đã làm vậy.”
“Cô nói đúng", Rhyme nói.
Họ dễ dàng chấp nhận ánh mắt của nhau và Rhyme nghĩ tới những lúc anh cùng Blaine nói chuyện nghiêm chỉnh. Khi nói, họ luôn tập trung vào một vật nằm giữa họ – một con ngựa sứ do cô sưu tầm, một cuốn sách, một chai vang Merlot hay Chardonnay gần cạn.
Anh nói: “Tôi có cách khám nghiệm hiện trường không giống với các nhà hình sự khác. Tôi cần một người không có định kiến. Nhưng tôi cũng cần người biết tự suy nghĩ.”
Những phẩm chất đối nghịch mà người ta tìm thấy ở những cặp tình nhân hoàn hảo. Mạnh mẽ và yếu đuối, cân bằng nhau.
Cô nói: “Khi tôi nói chuyện với Eckert, tôi chỉ muốn được chuyển công việc. Đó là tất cả những gì tôi muốn. Không bao giờ tôi nghĩ rằng câu chuyện có thể đến tai nhân viên của Cục và họ lại lấy mất vụ này.”
“Tôi biết.”
“Tôi vẫn để mình giận dữ. Tôi xin lỗi.”
“Đừng thụt lùi, Sachs. Tôi cần có ai đó nói với tôi rằng, tôi là đồ ngốc khi tôi ra vẻ như vậy. Thom làm thế. Nên tôi thích cậu ta.”
“Đừng có lấy lòng tôi, Lincoln.” Thom nói với lại, từ phía phòng bên kia.
“Chưa có ai nặng lời với tôi. Lúc nào họ cũng nâng như nâng trứng. Tôi ghét bị như thế.”
“Có lẽ gần đây không mấy người đến nói chuyện với anh.”
Một lúc sau, anh nói: “Đúng thế.”
Trên màn hình máy sắc ký khí – phổ kế những đỉnh và đáy đã thôi không chuyển động và trở thành một trong những chữ ký nhiều vô hạn độ của thiên nhiên. Mel Cooper gõ bàn phím và đọc kết quả. “Nước, dầu diesel, phosphate, sodium, dấu vết của khoáng chất… không hiểu nó có ý nghĩa gì.”
Thông điệp gì nhỉ? Rhyme băn khoăn. Là chiếc quần lót? Là chất lỏng? Anh nói: “Tiếp tục đi, tôi muốn xem chỗ bẩn.”
Sachs đem cái túi đến chỗ anh. Nó đựng ít cát màu hồng, có một ít đất sét và đá cuội.
“Gan bò”, anh tuyên bố. “Hỗn hợp đá và cát. Ở ngay bên trên nền đã của Manhattan. Có lẫn sodium silicate không?”
Cooper chạy máy sắc ký khí. “Có. Nhiều lắm.”
“Thế thì ta phải tìm một nơi ở trung tâm, cách mép nước khoảng mười lăm thước…” Rhyme cười to khi thấy cái nhìn ngạc nhiên của Sachs. “Chẳng có phép lạ gì đâu. Tôi chỉ làm bài tập ở nhà thôi. Các nhà thầu thường trộn sodium silicate với gan bò để gia cố nền đất trước khi đào móng ở những khu vực nền đá sâu gần nước. Điều đó có nghĩa là nó phải ở trung tâm. Còn giờ hãy xem cái lá”.
Cô giơ cái túi lên.
“Chẳng hiểu nó là cái gì”, Rhyme nói. “Tôi cho là mình chưa bao giờ nhìn thấy cái lá nào như vậy. Không phải ở Manhattan.”
“Tôi có một danh mục các trang web về nghề làm vườn”, Cooper nói, vẫn nhìn chăm chăm vào màn hình máy tính. “Tôi phải lướt web một tí.”
Rhyme đôi lúc cũng lên mạng, lang thang Internet. Cũng như với sách vở, phim ảnh và áp phích, mối quan tâm của anh với Internet cuối cùng cũng tiêu tan. Có thể vì thế giới của chính anh đã quá ảo, mà mạng thì cũng vậy, rốt cuộc lại trở thành một nơi đau khổ đối với Rhyme.
Màn hình của Cooper nhấp nháy, nhảy múa khi anh ta bấm những đường siêu liên kết và thâm nhập vào trang web. “Tôi đang tải mấy file về. Có lẽ mất khoảng mười đến hai mươi phút.”
Rhyme nói: “Được rồi. Những manh mối còn lại mà Sachs tìm thấy… Những manh mối không phải được để lại. Những thứ khác. Chúng có thể nói cho ta biết hắn đã ở đâu. Hãy xem thử vũ khí bí mật của chúng ta, Mel.”
“Vũ khí bí mật?” Sachs hỏi.
“Chứng cứ dấu vết.”
Đặc vụ Fred Dellray tổ chức đợt xâm nhập mười người. Hai đội cộng thêm nhóm S&S. Mấy đặc vụ mặc áo chống đạn đứng trong bụi cây đổ mồ hôi như tắm. Bên kia phố, trên tầng gác một tòa nhà bỏ hoang bằng đá nâu, nhóm S&S có máy nghe trộm và máy quay hồng ngoại chiếu vào nhà nghi phạm.
Ba thiện xạ nằm trên mái nhà cùng những khẩu Remingtons vĩ đại, lên đạn và sẵn sàng. Một người quan sát cầm ống nhòm quỳ cạnh họ như những bà mụ.
Dellray – mặc áo gió FBI và quần bò thay vì bộ vét màu xanh lá Leprechaun – đang lắng nghe qua tai nghe.
“Giám sát báo cáo chỉ huy. Chúng tôi đã có kết quả hồng ngoại trong tầng hầm. Dưới đó có người đang đi lại.”
“Cảnh tượng thế nào?” Dellray hỏi.
“Không nhìn thấy gì. Cửa sổ bẩn quá,”
“Một mình hắn? Có nạn nhân ở đó không?” Có thể sĩ quan Sachs nói đúng; lúc này chắc hắn đã tóm được ai đó rồi.
“Không biết. Chúng tôi chỉ thu được chuyển động và nhiệt.”
Dellray cử một sĩ quan khác chạy qua bên cạnh ngôi nhà. Họ báo cáo: “Không có bóng dáng ai ở tầng một và tầng hầm. Ga ra bị khóa.”
“Thiện xạ?” Dellray hỏi. “Báo cáo.”
“Xạ thủ một báo cáo chỉ huy. Tôi đã chiếm được cửa trước. Hết.”
Những ngưới khác đã vào hành lang và một phòng ở tầng một. “Sẵn sàng.”
Dellray rút khẩu tự động ra.
“Được rồi, ta có giấy tờ”, Dellray nói. Có nghĩa là giấy phép. Họ không cần phải gõ cửa. “Đi nào! Nhóm một, nhóm hai dàn trận, dàn trận, dàn trận.”
Nhóm đầu tiên phá cửa trước bằng một thanh gỗ trong khi nhóm thứ hai có cách thức văn minh hơn là phá cửa sổ sau nhà rồi mở chốt. Họ tràn vào, Dellray đi theo sĩ quan cuối cùng trong nhóm một vào căn nhà cũ kỹ, bẩn thỉu. Mùi thịt thối thật kinh khủng, và Dellray, mặc dù đã quá quen với những hiện trường vụ án cũng phải nuốt khan, cố gắng không nôn thốc nôn tháo.
Nhóm thứ hai chiếm được tầng trệt, sau đó xông lên cầu thang tới phòng ngủ, trong khi nhóm thứ nhất chạy xuống tầng hầm, tiếng giày nện ầm ầm trên cầu thang gỗ.
Dellray chạy xuống tầng hầm bốc mùi ghê sợ. Anh ta nghe thấy tiếng cửa bị phá đâu đó phía dưới và nghe tiếng thét: “Không động đậy! Đặc vụ liên bang đây. Đứng im. Đứng im. Đứng im!”
Nhưng khi đến cửa tầng hầm, anh ta nghe thấy vẫn tiếng đặc vụ đó cáu kỉnh quát nhưng với giọng hoàn toàn khác. “Quái quỷ gì thế này? Ôi, lạy Chúa.”
“Mẹ kiếp”, một đặc vụ khác nói. “Kinh quá!”
“Thối như cứt”, Dellray la lên, bị nghẹt thở khi bước vào trong. Cố gắng nuốt khan vì mùi quá kinh khủng.
Một xác người nằm trên sàn, chảy ra một thứ nước đen. Cổ họng bị cứa đứt. Anh ta đã chết, mắt nhìn chăm chăm lên trần nhà nhưng thân hình anh ta trông có vẻ động đậy – phồng lên, dịch chuyển. Dellray sởn gai ốc, anh ta chưa bao giờ miễn dịch được với cảnh tượng nhung nhúc những côn trùng. Số lượng giòi bọ cho thấy nạn nhân chết ít nhất đã được ba ngày.
“Vì sao hồng ngoại lại dương tính?” Một đặc vụ hỏi.
Dellray chỉ một con chuột cùng những vết răng chuột và cạnh mạng sườn sưng vù của nạn nhân. “Chúng chắc chỉ loanh quanh đâu đây. Ta làm gián đoạn bữa trưa của chúng.”
“Chuyện gì xảy ra vậy? Một nạn nhân đã hạ được hắn?”
“Anh nói gì thế?” Dellry cáu kỉnh.
“Không, phải hắn đấy ư?”
“Không, đó không phải là hắn ta”, Dellray nổi giận, mắt nhìn vết thương trên thân thể nạn nhân.
Một người trong nhóm nói với vẻ nghiêm trọng.: “Này Dellray. Đúng là hắn đấy. Ta có ảnh hắn. Chính hắn là Pietrs.”
“Tất nhiên đấy là thằng Pietrs chết tiệt. Nhưng hắn không phải đối tượng của chúng ta. Không hiểu à?”
“Không, ý cậu là gì?”
Mọi thứ trở nên rõ ràng với anh ta. “Thằng khốn.”
Điện thoại của Dellray rung làm anh ta nhảy lên. Anh ta mở nó ra, nghe khoảng một phút. “Cô ta làm cái gì? Cứ như là tôi cần lắm… Chưa, vẫn chưa tóm được thằng khốn đó.”
Anh ta nhấn phím tắt, chỉ ngón tay giận dữ vào hai đặc vụ SWAT. “Các cậu đi với tôi.”
“Có gì thế, Dellray?”
“Chúng ta sẽ có một chuyến viếng thăm. Khi đến đó chúng ta sẽ như thế nào?” Hai đặc vụ nhìn nhau, cau mày. Nhưng Dellray đã có câu trả lời: “Chúng ta sẽ không tử tế chút nào cả.”
Mel Cooper đổ những thứ bên trong phong bì lên một tờ báo. Dùng kính lúp kiểm tra đám bụi. “Được rồi, có bụi gạch. Và một ít đá kiểu khác. Tôi nghĩ là đá cẩm thạch.”
Anh ta để một mẩu lên thanh trượt và xem xét nó dưới kính hiển vi. “Đúng rồi, đá cẩm thạch. Màu hồng.”
“Trong đường hầm ở bãi chăn, chỗ cô tìm thấy cô gái người Đức ấy, có tí đá cẩm thạch nào không?”
“Không”, Sachs trả lời.
Cooper gợi ý có thể chúng từ nơi ở của Monelle, chỗ cô ta bị Đối tượng 823 bắt.
“Không, tôi biết khu Deutsche Haus. Đó chỉ là mấy tòa nhà East Village được chuyển đổi. Loại đá tốt nhất ở đó chỉ là đá hoa được đánh bóng. Có thể, chỉ có thể thôi, đây là một mẩu từ hang ổ của hắn. Nó có gì đặc biệt không?”
“Dấu đục.” Copper nói, vẫn đang cúi mình trên kính hiển vi,
“Thế à, tốt. Có rõ không?”
“Không rõ lắm. Không đều.”
“Như vậy là máy cắt đá hơi nước cũ.”
“Ừ, tôi đoán thế.”
“Viết đi, Thom.” Rhyme chỉ thị, hất đầu về phía tấm áp phích. “Trong nhà hắn có đá cẩm thạch. Cẩm thạch cũ.”
“Nhưng tại sao ta lại phải quan tâm đến nơi ẩn nấp an toàn của hắn nhỉ?” Banks vừa hỏi vừa nhìn đồng hồ. “Đặc vụ liên bang sẽ đến đây bất kỳ lúc nào.”
“Thông tin không bao giờ đủ, đúng không, Banks. Nhớ lấy điều đó. Ta còn gì nữa nào?”
“Một mẩu găng tay nữa. Da màu đỏ. Cái gì thế này?” Anh hỏi Sachs, cô đang giơ cái túi nhựa đựng mẩu gỗ lên.
“Mẫu nước hoa dùng sau khi cạo râu. Chỗ hắn chạm vào cột.”
“Tôi có phải đọc lại bài cũ không?” Cooper băn khoăn.
“Để tôi ngửi thử đã”, Rhyme nói.
Sachs đưa cái túi lại chỗ anh. Trong đó là một mẩu gỗ nhỏ hình tròn. Cô mở túi và anh ngửi không khí bên trong.
“Tuyệt. Sao mình có thể bỏ qua được nhỉ? Thom, viết thêm là anh bạn của chúng ta dùng nước hoa bán trong cửa hàng.
Cooper tuyên bố: “Ta có thêm một sợi lông nữa.” Kỹ thuật viên gắn nó lên kính hiển vi so sánh. “Rất giống với thứ ta tìm thấy trước đây. Có thể từ cùng một nguồn. Lincoln, cái này cho anh đấy. Tôi có thể nói nó giống nhau. Màu nâu.”
“Đoạn cuối bị cắt hay gãy tự nhiên?”
“Bị cắt.”
“Tốt rồi. Ta có kết luận về màu tóc”, Rhyme nói.
Thom viết màu nâu đúng lúc Sellitto nói: “Đừng viết vội.”
“Sao thế?”
“Rõ ràng đây không phải màu nâu”, Rhyme tiếp.
“Tôi nghĩ…”
“Thứ gì đó nhưng không thể là màu nâu. Màu vàng, màu cát, đen, đỏ…”
Viên thám tử giải thích: “Trò rất cũ. Cậu đến một ngõ phố, lấy mấy sợi tóc trong cửa hiệu cắt tóc. Vứt chúng quanh hiện trường.”
“Ồ”, Banks cất điều này vào đâu đó trong bộ óc đầy nhiệt huyết của anh ta.
Rhyme nói: “Được rồi. Đám sợi.”
Cooper đưa nó vào kính hiển vi phân cực. Anh ta nói trong khi điều chỉnh các nút vặn: “Khúc xạ đúp .053.”
Rhyme thốt lên: “Nylon 6. Trông nó thế nào, Mel?”
“Rất thưa. Mặt cắt dạng thùy. Xám nhạt.”
“Thảm.”
“Được rồi. Tôi sẽ kiểm tra cơ sở dữ liệu.” Một lúc sau anh ta ngẩng đầu lên. “Sợi Hampstead Textile 118B.”
Rhyme thở dài, vẻ chán nản.
“Sao thế?” Sachs hỏi.
“Vải bọc cốp xe thông dụng nhất nước Mỹ. Có ở hơn một trăm loại xe trong suốt năm mươi năm. Vô vọng… Mel, có gì trong cái sợi ấy không? Dùng SEM[111] nhé.”
Kỹ thuật viên bật kính hiển vi điện tử quét. Màn hình bật lên ánh sáng xanh dương – xanh lá ma quái. Mẩu sợi trông như một sợi dây khổng lồ.
“Có gì đây này. Tinh thể. Rất nhiều. Họ dùng titanium dioxide để làm cho thảm mất độ bóng. Có thể là nó đấy.”
“Đốt nó lên. Quan trọng đấy.”
“Không đủ, Lincoln. Tôi sẽ phải đốt tất cả sợi.”
“Thế thì đốt đi.”
Sellitto tế nhị nói: “Mượn chứng cứ liên bang là một chuyện. Còn phá hủy nó? Tôi không biết, Lincoln. Nếu như có xử án…”
“Ta phải làm.’
“Trời ơi”, Banks nói.
Sellitto miễn cưỡng gật đầu và Cooper gắn mẫu vào máy. Chiếc máy rít lên. Một lúc sau màn hình nhấp nháy, các đồ thị cột hiện ra. “Đây này, đây là phân tử polyme chuỗi dài. Nylon. Nhưng đường sóng nhỏ này là thứ khác. Chlorine, chất tẩy… Đó là chất giặt tẩy.”
“Nhớ rằng cô gái Đức nói chiếc xe có mùi sạch sẽ. Hãy tìm xem đó là loại gì.” Rhyme nói.
Cooper nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu tên thương hiệu. “Sản phẩm của Pfizer Chemicals. Nó được Baer Automotive Products bán với thương hiệu Tidi-Kleen ở Teterboro.”
“Tuyệt hảo!” Lincoln Rhyme la lên. “Tôi biết công ty này. Họ bán sỉ cho các đội xe. Phần lớn là các công ty cho thuê xe. Đối tượng của ta dùng xe thuê.”
“Hắn không đủ điên để lái một chiếc thuê đến hiện trường gây án, đúng không?” Banks hỏi.
“Xe đánh cắp”, Rhyme lẩm bẩm, như thể người thanh niên hỏi anh hai cộng hai bằng mấy. “Và nó sẽ có biển xe ăn cắp. Emma vẫn làm với chúng ta chứ?”
“Giờ này chắc cô ta về nhà rồi.”
“Gọi cô ta dậy, bảo cô ta tìm kiếm kẻ đánh cắp của Hertz, Avis, National và Budget.”
“Sẽ làm”, Sellitto nói, dù không thoải mái lắm, có thể vì anh ta ngửi thấy mùi vật chứng liên bang bị hỏa thiêu đang phảng phất trong không khí.
“Dấu chân?” Sachs hỏi.
Rhyme nhìn bức hình tĩnh điện do cô đem về.
“Giày bị mòn kiểu khác thường. Hãy xem phần đế giày dưới ngón chân cái bị vẹt đi này?”
“Ngón quặp?” Thom nói thành tiếng.
“Có thể, nhưng lại không thấy phần mòn tương ứng của gót chân.” Rhyme nghiên cứu vết chân. “Tôi nghĩ có thể hắn ta là người đọc sách.”
“Một người đọc sách?’
“Cô ngồi xuống ghế ở kia”, Rhyme nói với Sachs. “Cúi xuống bàn, vờ như đang đọc sách.”
Cô ngồi xuống, rồi ngẩng lên hỏi: “Và?”
“Giả vờ lật trang đi.”
Cô làm theo, một vài lần. Lại ngẩng lên.
“Tiếp tục đi. Cô đang đọc Chiến tranh và hòa bình.”
Tiếp tục lật trang, đầu cô hơi cúi. Sau một lúc, không nghĩ ngợi, cô bắt tréo chân. Phần tiếp xúc duy nhất với mặt đất là cạnh ngoài của chiếc giày.
Rhyme chỉ ra điều này. “Đưa nó vào hồ sơ đi Thom. Nhưng đánh dấu hỏi.”
“Giờ hãy xem đường vân.”
Sachs nói cô không lấy được được dấu tay tốt, dấu tay họ có thể dùng nhận dạng đối tượng. “Nó vẫn trong tòa nhà kiểu liên bang.”
Nhưng Rhyme không quan tâm đến dấu tay đó. Mà là dấu tay khác, dấu Kromekote mà Sachs lấy được trên da cô gái người Đức. Anh muốn xem nó.
Không quét được”, Cooper tuyên bố. “Thậm chí không được loại C. Tôi sẽ không phát biểu gì nếu như tôi phải có ý kiến.”
Rhyme nói: “Tôi không quan tâm đến nhận dạng. Tôi quan tâm đến đường này.” Đó là một đường hình trăng lưỡi liềm nằm ngay giữa ngón tay.
“Cái gì thế?” Sachs hỏi.
“Tôi nghĩ là vết sẹo”, Cooper nói. “Từ một vết cắt cũ. Rất sâu. Có vẻ sâu đến tận xương.”
Rhyme nhớ lại những dấu vết và dị dạng trên da mà anh đã nhìn thấy trong nhiều năm qua. Thời gian trước, khi công việc còn chưa phải chủ yếu là sắp xếp giấy tờ và gõ bàn phím, thì có thể đoán được một người làm nghề gì chỉ nhờ nhìn tay anh ta: những ngón tay biến dạng vì đánh máy, những vết đâm của máy khâu và kim khâu da, vết mực và dấu quản bút trên tay người ghi tốc ký và kế toán viên, những mẩu giấy từ xưởng in, những vết sẹo của người cắt khuôn, những vết chai khác biệt từ các loại hình lao động chân tay khác nhau….
Nhưng vết sẹo kiểu này chẳng nói với họ điều gì.
Ít nhất là chưa phải lúc này. Chưa phải tới lúc họ có được bàn tay của nghi phạm để kiểm tra.
“Còn gì nữa? Dấu đầu gối. Tốt. Cho ta biết hắn mặc gì. Giơ nó lên đi, Sachs. Cao lên. Quần thụng. Có vết ly rất sâu, vì thế đó là sợi tự nhiên. Với thời tiết thế này thì tôi nghĩ rằng đó là vải bông. Không phải len. Ngày nay người ta không mặc quần thụng lụa nhiều nữa.”
“Nhẹ, không phải vải bông chéo”, Cooper nói.
“Bộ đồ thể thao”, Rhyme kết luận. “Thêm điều đó vào hồ sơ của ta đi, Thom.”
Cooper quay lại màn hình máy tính và nhập thêm dữ liệu. “Không may mắn lắm với cái lá. Không trùng hợp với bất cứ thứ gì ở Smithsonian[112].”
Rhyme ngả đầu xuống gối? Họ còn được bao nhiêu thời gian? Một giờ? Hai giờ?
Mặt trăng. Bụi bẩn. Nước biển…
Anh liếc nhìn Sachs đang đứng một mình ở góc nhà. Cô cúi đầu, mái tóc đỏ dài xuôi xuống nền nhà. Cô đang nhìn một cái túi chứng cứ, vẻ mặt nghiêm nghị, hoàn toàn tập trung. Không biết bao nhiêu lần Rhyme đã đứng trong tư thế ấy, gắng sức để…
“Tờ báo!” Cô la lớn, ngẩng nhìn. “Cái mẩu giấy báo đâu rồi?” Ánh mắt cô đầy phấn khích khi tìm kiếm trên những mặt bàn. “Báo hôm nay?”
“Gì thế, Sachs?” Rhyme hỏi.
Cô giật tờ Thời báo New York từ Jerry Banks và nhanh chóng lướt qua.
“Thứ chất lỏng… từ đồ lót”, cô nói với Rhyme. “Có thể là nước biển được không?”
“Nước muối?” Cooper cúi nhìn đồ thị GC-MS. “Tất nhiên rồi! Nước, natrium và những khoáng chất khác. Dầu và phosphate. Đó là nước biển bị ô nhiễm.”
Mắt cô gặp mắt Rhyme và họ đồng thanh nói: “Thủy triều!”
Cô giương tờ báo, đã được lật đến bản đồ thời tiết. Nó có sơ đồ tuần trăng giống với sơ đồ được tìm thấy tại hiện trường. Phía dưới là sơ đồ thủy triều. “Còn bốn mươi phút nữa thủy triều lên.’
Mặt Rhyme nhăn nhó vì khó chịu. Anh chưa bao giờ giận chính mình đến thế. “Hắn sẽ dìm chết nạn nhân. Họ đang ở dưới một cầu cảng ở trung tâm.” Anh nhìn vô vọng vào bản đồ Manhattan với bờ biển dài nhiều dặm. “Sachs, đến lúc đua xe rồi. Cô và Banks đo theo hướng tây. Lon, sao anh không đi về hướng đông? Vòng quanh cảng South Street. Còn Mel, nghĩ xem cái lá là cái quái quỷ gì thế!”
Một con sóng thình lình vỗ vào đầu ông đang gục xuống ngực.
William Everett mở mắt và phì mạnh chỗ nước lạnh ngắt từ mũi ra. Nó lạnh như đá và ông cảm thấy trái tim đau yếu của mình đập thình thịch khi nó gắng sức bơm luồng máy ấm trong cơ thể ông.
Ông suýt ngất đi lần nữa, như lúc tên khốn đó bẻ ngón tay của ông. Rồi ông tỉnh lại, nghĩ đến người vợ quá cố của mình – và các lý do cho những lần họ đi du lịch cùng nhau. Họ đến Giza. Và đến Guatemala. Nepal. Teheran (một tuần trước khi đại sứ quán bị chiếm).
Chiếc máy bay của hãng hàng không Đông Nam Trung Quốc hỏng một trong hai động cơ, sau một giờ cất cánh từ Bắc Kinh, Evelyn cúi đầu, trong tư thế khẩn cấp, chờ chết nhưng mắt vẫn đọc một bài báo trong tờ tạp chí trên máy bay. Bài báo cảnh báo không nên uống chè nóng ngay sau bữa ăn. Sau đó, khi ngồi trong quán rượu Raffles ở Singapore, bà đã kể lại cho ông nghe chuyện này. Họ đã cười như điên, cười đến chảy cả nước mắt.
Ông nghĩ tới ánh mắt lạnh lùng của tên bắt cóc. Răng, đôi găng tay thô thiển của hắn.
Bây giờ, trong cái nhà mồ ướt át ghê rợn này, một cơn đau không chịu nổi trườn theo tay ông lên tới cằm.
Do ngón tay gãy hay cơn suy tim? Ông băn khoăn.
Có thể là mỗi thứ một chút.
Everett nhắm mắt cho tới khi cơn đau dịu đi. Ông nhìn xung quanh. Cái cống nơi ông bị còng nằm dưới một cầu cảng hôi thối. Một vành gỗ thò từ bờ rìa cầu cảng xuống mặt nước, lúc này còn cách nó khoảng sáu inch. Ánh sáng từ những con thuyền trên sông và những nhà máy của Jersey phản chiếu trên rạch nước hẹp. Nước đã ngập tới cổ ông và mặc dù nóc cầu cảng còn ở cách đầu ông mấy feet, nhưng cái còng tay giữ chặt ông tại chỗ.
Cơn đau tràn qua ngón tay ông, đầu Everett giãy giụa trong cơn hấp hối, rơi xuống nước khi ông ngất đi. Nước đầy mũi và cơn ho khốn khổ khiến ông tỉnh lại.
Mặt trăng kéo nước dâng cao thêm. Với một tiếng oạp ẩm ướt, cái cống bị tách khỏi dòng sông bên ngoài. Căn phòng tối om. Ông nghe thấy tiếng gầm gừ của những con sóng và tiếng rên rỉ đau đớn của chính mình.
Ông biết mình đã chết, biết mình chẳng thể giữ đầu cao hơn mặt nước nhầy nhụa được quá vài phút nữa. Ông nhắm mắt, úp mặt vào cây cột đen đúa, trơn tuột.
“Cậu đã G-C chất lỏng trên đồ lót rồi phải không, Mel?”
“Phải làm lại thôi. Chúng ta đã bị cắt ngang trước khi có kết quả.”
Anh ta thấm một mẫu chất lỏng và bơm nó vào máy sắc ký khí. Khi chạy máy, Sachs giả vờ nhìn vào các đỉnh và đáy của đồ thị đang hiện lên trên màn hình.Giống như chỉ số chứng khoán. Rhyme nhận ra cô đang đứng gần anh, hình như cô lân la lại gần khi anh không nhìn. Cô hạ giọng nói. “Tôi…”
“Vâng?”
“Tôi đã lỗ mãng hơn tôi nghĩ. Ý tôi là lúc trước. Tôi rất nóng tính. Tôi không hiểu sao tôi lại như thế. Nhưng tôi đã làm vậy.”
“Cô nói đúng", Rhyme nói.
Họ dễ dàng chấp nhận ánh mắt của nhau và Rhyme nghĩ tới những lúc anh cùng Blaine nói chuyện nghiêm chỉnh. Khi nói, họ luôn tập trung vào một vật nằm giữa họ – một con ngựa sứ do cô sưu tầm, một cuốn sách, một chai vang Merlot hay Chardonnay gần cạn.
Anh nói: “Tôi có cách khám nghiệm hiện trường không giống với các nhà hình sự khác. Tôi cần một người không có định kiến. Nhưng tôi cũng cần người biết tự suy nghĩ.”
Những phẩm chất đối nghịch mà người ta tìm thấy ở những cặp tình nhân hoàn hảo. Mạnh mẽ và yếu đuối, cân bằng nhau.
Cô nói: “Khi tôi nói chuyện với Eckert, tôi chỉ muốn được chuyển công việc. Đó là tất cả những gì tôi muốn. Không bao giờ tôi nghĩ rằng câu chuyện có thể đến tai nhân viên của Cục và họ lại lấy mất vụ này.”
“Tôi biết.”
“Tôi vẫn để mình giận dữ. Tôi xin lỗi.”
“Đừng thụt lùi, Sachs. Tôi cần có ai đó nói với tôi rằng, tôi là đồ ngốc khi tôi ra vẻ như vậy. Thom làm thế. Nên tôi thích cậu ta.”
“Đừng có lấy lòng tôi, Lincoln.” Thom nói với lại, từ phía phòng bên kia.
“Chưa có ai nặng lời với tôi. Lúc nào họ cũng nâng như nâng trứng. Tôi ghét bị như thế.”
“Có lẽ gần đây không mấy người đến nói chuyện với anh.”
Một lúc sau, anh nói: “Đúng thế.”
Trên màn hình máy sắc ký khí – phổ kế những đỉnh và đáy đã thôi không chuyển động và trở thành một trong những chữ ký nhiều vô hạn độ của thiên nhiên. Mel Cooper gõ bàn phím và đọc kết quả. “Nước, dầu diesel, phosphate, sodium, dấu vết của khoáng chất… không hiểu nó có ý nghĩa gì.”
Thông điệp gì nhỉ? Rhyme băn khoăn. Là chiếc quần lót? Là chất lỏng? Anh nói: “Tiếp tục đi, tôi muốn xem chỗ bẩn.”
Sachs đem cái túi đến chỗ anh. Nó đựng ít cát màu hồng, có một ít đất sét và đá cuội.
“Gan bò”, anh tuyên bố. “Hỗn hợp đá và cát. Ở ngay bên trên nền đã của Manhattan. Có lẫn sodium silicate không?”
Cooper chạy máy sắc ký khí. “Có. Nhiều lắm.”
“Thế thì ta phải tìm một nơi ở trung tâm, cách mép nước khoảng mười lăm thước…” Rhyme cười to khi thấy cái nhìn ngạc nhiên của Sachs. “Chẳng có phép lạ gì đâu. Tôi chỉ làm bài tập ở nhà thôi. Các nhà thầu thường trộn sodium silicate với gan bò để gia cố nền đất trước khi đào móng ở những khu vực nền đá sâu gần nước. Điều đó có nghĩa là nó phải ở trung tâm. Còn giờ hãy xem cái lá”.
Cô giơ cái túi lên.
“Chẳng hiểu nó là cái gì”, Rhyme nói. “Tôi cho là mình chưa bao giờ nhìn thấy cái lá nào như vậy. Không phải ở Manhattan.”
“Tôi có một danh mục các trang web về nghề làm vườn”, Cooper nói, vẫn nhìn chăm chăm vào màn hình máy tính. “Tôi phải lướt web một tí.”
Rhyme đôi lúc cũng lên mạng, lang thang Internet. Cũng như với sách vở, phim ảnh và áp phích, mối quan tâm của anh với Internet cuối cùng cũng tiêu tan. Có thể vì thế giới của chính anh đã quá ảo, mà mạng thì cũng vậy, rốt cuộc lại trở thành một nơi đau khổ đối với Rhyme.
Màn hình của Cooper nhấp nháy, nhảy múa khi anh ta bấm những đường siêu liên kết và thâm nhập vào trang web. “Tôi đang tải mấy file về. Có lẽ mất khoảng mười đến hai mươi phút.”
Rhyme nói: “Được rồi. Những manh mối còn lại mà Sachs tìm thấy… Những manh mối không phải được để lại. Những thứ khác. Chúng có thể nói cho ta biết hắn đã ở đâu. Hãy xem thử vũ khí bí mật của chúng ta, Mel.”
“Vũ khí bí mật?” Sachs hỏi.
“Chứng cứ dấu vết.”
Đặc vụ Fred Dellray tổ chức đợt xâm nhập mười người. Hai đội cộng thêm nhóm S&S. Mấy đặc vụ mặc áo chống đạn đứng trong bụi cây đổ mồ hôi như tắm. Bên kia phố, trên tầng gác một tòa nhà bỏ hoang bằng đá nâu, nhóm S&S có máy nghe trộm và máy quay hồng ngoại chiếu vào nhà nghi phạm.
Ba thiện xạ nằm trên mái nhà cùng những khẩu Remingtons vĩ đại, lên đạn và sẵn sàng. Một người quan sát cầm ống nhòm quỳ cạnh họ như những bà mụ.
Dellray – mặc áo gió FBI và quần bò thay vì bộ vét màu xanh lá Leprechaun – đang lắng nghe qua tai nghe.
“Giám sát báo cáo chỉ huy. Chúng tôi đã có kết quả hồng ngoại trong tầng hầm. Dưới đó có người đang đi lại.”
“Cảnh tượng thế nào?” Dellray hỏi.
“Không nhìn thấy gì. Cửa sổ bẩn quá,”
“Một mình hắn? Có nạn nhân ở đó không?” Có thể sĩ quan Sachs nói đúng; lúc này chắc hắn đã tóm được ai đó rồi.
“Không biết. Chúng tôi chỉ thu được chuyển động và nhiệt.”
Dellray cử một sĩ quan khác chạy qua bên cạnh ngôi nhà. Họ báo cáo: “Không có bóng dáng ai ở tầng một và tầng hầm. Ga ra bị khóa.”
“Thiện xạ?” Dellray hỏi. “Báo cáo.”
“Xạ thủ một báo cáo chỉ huy. Tôi đã chiếm được cửa trước. Hết.”
Những ngưới khác đã vào hành lang và một phòng ở tầng một. “Sẵn sàng.”
Dellray rút khẩu tự động ra.
“Được rồi, ta có giấy tờ”, Dellray nói. Có nghĩa là giấy phép. Họ không cần phải gõ cửa. “Đi nào! Nhóm một, nhóm hai dàn trận, dàn trận, dàn trận.”
Nhóm đầu tiên phá cửa trước bằng một thanh gỗ trong khi nhóm thứ hai có cách thức văn minh hơn là phá cửa sổ sau nhà rồi mở chốt. Họ tràn vào, Dellray đi theo sĩ quan cuối cùng trong nhóm một vào căn nhà cũ kỹ, bẩn thỉu. Mùi thịt thối thật kinh khủng, và Dellray, mặc dù đã quá quen với những hiện trường vụ án cũng phải nuốt khan, cố gắng không nôn thốc nôn tháo.
Nhóm thứ hai chiếm được tầng trệt, sau đó xông lên cầu thang tới phòng ngủ, trong khi nhóm thứ nhất chạy xuống tầng hầm, tiếng giày nện ầm ầm trên cầu thang gỗ.
Dellray chạy xuống tầng hầm bốc mùi ghê sợ. Anh ta nghe thấy tiếng cửa bị phá đâu đó phía dưới và nghe tiếng thét: “Không động đậy! Đặc vụ liên bang đây. Đứng im. Đứng im. Đứng im!”
Nhưng khi đến cửa tầng hầm, anh ta nghe thấy vẫn tiếng đặc vụ đó cáu kỉnh quát nhưng với giọng hoàn toàn khác. “Quái quỷ gì thế này? Ôi, lạy Chúa.”
“Mẹ kiếp”, một đặc vụ khác nói. “Kinh quá!”
“Thối như cứt”, Dellray la lên, bị nghẹt thở khi bước vào trong. Cố gắng nuốt khan vì mùi quá kinh khủng.
Một xác người nằm trên sàn, chảy ra một thứ nước đen. Cổ họng bị cứa đứt. Anh ta đã chết, mắt nhìn chăm chăm lên trần nhà nhưng thân hình anh ta trông có vẻ động đậy – phồng lên, dịch chuyển. Dellray sởn gai ốc, anh ta chưa bao giờ miễn dịch được với cảnh tượng nhung nhúc những côn trùng. Số lượng giòi bọ cho thấy nạn nhân chết ít nhất đã được ba ngày.
“Vì sao hồng ngoại lại dương tính?” Một đặc vụ hỏi.
Dellray chỉ một con chuột cùng những vết răng chuột và cạnh mạng sườn sưng vù của nạn nhân. “Chúng chắc chỉ loanh quanh đâu đây. Ta làm gián đoạn bữa trưa của chúng.”
“Chuyện gì xảy ra vậy? Một nạn nhân đã hạ được hắn?”
“Anh nói gì thế?” Dellry cáu kỉnh.
“Không, phải hắn đấy ư?”
“Không, đó không phải là hắn ta”, Dellray nổi giận, mắt nhìn vết thương trên thân thể nạn nhân.
Một người trong nhóm nói với vẻ nghiêm trọng.: “Này Dellray. Đúng là hắn đấy. Ta có ảnh hắn. Chính hắn là Pietrs.”
“Tất nhiên đấy là thằng Pietrs chết tiệt. Nhưng hắn không phải đối tượng của chúng ta. Không hiểu à?”
“Không, ý cậu là gì?”
Mọi thứ trở nên rõ ràng với anh ta. “Thằng khốn.”
Điện thoại của Dellray rung làm anh ta nhảy lên. Anh ta mở nó ra, nghe khoảng một phút. “Cô ta làm cái gì? Cứ như là tôi cần lắm… Chưa, vẫn chưa tóm được thằng khốn đó.”
Anh ta nhấn phím tắt, chỉ ngón tay giận dữ vào hai đặc vụ SWAT. “Các cậu đi với tôi.”
“Có gì thế, Dellray?”
“Chúng ta sẽ có một chuyến viếng thăm. Khi đến đó chúng ta sẽ như thế nào?” Hai đặc vụ nhìn nhau, cau mày. Nhưng Dellray đã có câu trả lời: “Chúng ta sẽ không tử tế chút nào cả.”
Mel Cooper đổ những thứ bên trong phong bì lên một tờ báo. Dùng kính lúp kiểm tra đám bụi. “Được rồi, có bụi gạch. Và một ít đá kiểu khác. Tôi nghĩ là đá cẩm thạch.”
Anh ta để một mẩu lên thanh trượt và xem xét nó dưới kính hiển vi. “Đúng rồi, đá cẩm thạch. Màu hồng.”
“Trong đường hầm ở bãi chăn, chỗ cô tìm thấy cô gái người Đức ấy, có tí đá cẩm thạch nào không?”
“Không”, Sachs trả lời.
Cooper gợi ý có thể chúng từ nơi ở của Monelle, chỗ cô ta bị Đối tượng 823 bắt.
“Không, tôi biết khu Deutsche Haus. Đó chỉ là mấy tòa nhà East Village được chuyển đổi. Loại đá tốt nhất ở đó chỉ là đá hoa được đánh bóng. Có thể, chỉ có thể thôi, đây là một mẩu từ hang ổ của hắn. Nó có gì đặc biệt không?”
“Dấu đục.” Copper nói, vẫn đang cúi mình trên kính hiển vi,
“Thế à, tốt. Có rõ không?”
“Không rõ lắm. Không đều.”
“Như vậy là máy cắt đá hơi nước cũ.”
“Ừ, tôi đoán thế.”
“Viết đi, Thom.” Rhyme chỉ thị, hất đầu về phía tấm áp phích. “Trong nhà hắn có đá cẩm thạch. Cẩm thạch cũ.”
“Nhưng tại sao ta lại phải quan tâm đến nơi ẩn nấp an toàn của hắn nhỉ?” Banks vừa hỏi vừa nhìn đồng hồ. “Đặc vụ liên bang sẽ đến đây bất kỳ lúc nào.”
“Thông tin không bao giờ đủ, đúng không, Banks. Nhớ lấy điều đó. Ta còn gì nữa nào?”
“Một mẩu găng tay nữa. Da màu đỏ. Cái gì thế này?” Anh hỏi Sachs, cô đang giơ cái túi nhựa đựng mẩu gỗ lên.
“Mẫu nước hoa dùng sau khi cạo râu. Chỗ hắn chạm vào cột.”
“Tôi có phải đọc lại bài cũ không?” Cooper băn khoăn.
“Để tôi ngửi thử đã”, Rhyme nói.
Sachs đưa cái túi lại chỗ anh. Trong đó là một mẩu gỗ nhỏ hình tròn. Cô mở túi và anh ngửi không khí bên trong.
“Tuyệt. Sao mình có thể bỏ qua được nhỉ? Thom, viết thêm là anh bạn của chúng ta dùng nước hoa bán trong cửa hàng.
Cooper tuyên bố: “Ta có thêm một sợi lông nữa.” Kỹ thuật viên gắn nó lên kính hiển vi so sánh. “Rất giống với thứ ta tìm thấy trước đây. Có thể từ cùng một nguồn. Lincoln, cái này cho anh đấy. Tôi có thể nói nó giống nhau. Màu nâu.”
“Đoạn cuối bị cắt hay gãy tự nhiên?”
“Bị cắt.”
“Tốt rồi. Ta có kết luận về màu tóc”, Rhyme nói.
Thom viết màu nâu đúng lúc Sellitto nói: “Đừng viết vội.”
“Sao thế?”
“Rõ ràng đây không phải màu nâu”, Rhyme tiếp.
“Tôi nghĩ…”
“Thứ gì đó nhưng không thể là màu nâu. Màu vàng, màu cát, đen, đỏ…”
Viên thám tử giải thích: “Trò rất cũ. Cậu đến một ngõ phố, lấy mấy sợi tóc trong cửa hiệu cắt tóc. Vứt chúng quanh hiện trường.”
“Ồ”, Banks cất điều này vào đâu đó trong bộ óc đầy nhiệt huyết của anh ta.
Rhyme nói: “Được rồi. Đám sợi.”
Cooper đưa nó vào kính hiển vi phân cực. Anh ta nói trong khi điều chỉnh các nút vặn: “Khúc xạ đúp .053.”
Rhyme thốt lên: “Nylon 6. Trông nó thế nào, Mel?”
“Rất thưa. Mặt cắt dạng thùy. Xám nhạt.”
“Thảm.”
“Được rồi. Tôi sẽ kiểm tra cơ sở dữ liệu.” Một lúc sau anh ta ngẩng đầu lên. “Sợi Hampstead Textile 118B.”
Rhyme thở dài, vẻ chán nản.
“Sao thế?” Sachs hỏi.
“Vải bọc cốp xe thông dụng nhất nước Mỹ. Có ở hơn một trăm loại xe trong suốt năm mươi năm. Vô vọng… Mel, có gì trong cái sợi ấy không? Dùng SEM[111] nhé.”
Kỹ thuật viên bật kính hiển vi điện tử quét. Màn hình bật lên ánh sáng xanh dương – xanh lá ma quái. Mẩu sợi trông như một sợi dây khổng lồ.
“Có gì đây này. Tinh thể. Rất nhiều. Họ dùng titanium dioxide để làm cho thảm mất độ bóng. Có thể là nó đấy.”
“Đốt nó lên. Quan trọng đấy.”
“Không đủ, Lincoln. Tôi sẽ phải đốt tất cả sợi.”
“Thế thì đốt đi.”
Sellitto tế nhị nói: “Mượn chứng cứ liên bang là một chuyện. Còn phá hủy nó? Tôi không biết, Lincoln. Nếu như có xử án…”
“Ta phải làm.’
“Trời ơi”, Banks nói.
Sellitto miễn cưỡng gật đầu và Cooper gắn mẫu vào máy. Chiếc máy rít lên. Một lúc sau màn hình nhấp nháy, các đồ thị cột hiện ra. “Đây này, đây là phân tử polyme chuỗi dài. Nylon. Nhưng đường sóng nhỏ này là thứ khác. Chlorine, chất tẩy… Đó là chất giặt tẩy.”
“Nhớ rằng cô gái Đức nói chiếc xe có mùi sạch sẽ. Hãy tìm xem đó là loại gì.” Rhyme nói.
Cooper nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu tên thương hiệu. “Sản phẩm của Pfizer Chemicals. Nó được Baer Automotive Products bán với thương hiệu Tidi-Kleen ở Teterboro.”
“Tuyệt hảo!” Lincoln Rhyme la lên. “Tôi biết công ty này. Họ bán sỉ cho các đội xe. Phần lớn là các công ty cho thuê xe. Đối tượng của ta dùng xe thuê.”
“Hắn không đủ điên để lái một chiếc thuê đến hiện trường gây án, đúng không?” Banks hỏi.
“Xe đánh cắp”, Rhyme lẩm bẩm, như thể người thanh niên hỏi anh hai cộng hai bằng mấy. “Và nó sẽ có biển xe ăn cắp. Emma vẫn làm với chúng ta chứ?”
“Giờ này chắc cô ta về nhà rồi.”
“Gọi cô ta dậy, bảo cô ta tìm kiếm kẻ đánh cắp của Hertz, Avis, National và Budget.”
“Sẽ làm”, Sellitto nói, dù không thoải mái lắm, có thể vì anh ta ngửi thấy mùi vật chứng liên bang bị hỏa thiêu đang phảng phất trong không khí.
“Dấu chân?” Sachs hỏi.
Rhyme nhìn bức hình tĩnh điện do cô đem về.
“Giày bị mòn kiểu khác thường. Hãy xem phần đế giày dưới ngón chân cái bị vẹt đi này?”
“Ngón quặp?” Thom nói thành tiếng.
“Có thể, nhưng lại không thấy phần mòn tương ứng của gót chân.” Rhyme nghiên cứu vết chân. “Tôi nghĩ có thể hắn ta là người đọc sách.”
“Một người đọc sách?’
“Cô ngồi xuống ghế ở kia”, Rhyme nói với Sachs. “Cúi xuống bàn, vờ như đang đọc sách.”
Cô ngồi xuống, rồi ngẩng lên hỏi: “Và?”
“Giả vờ lật trang đi.”
Cô làm theo, một vài lần. Lại ngẩng lên.
“Tiếp tục đi. Cô đang đọc Chiến tranh và hòa bình.”
Tiếp tục lật trang, đầu cô hơi cúi. Sau một lúc, không nghĩ ngợi, cô bắt tréo chân. Phần tiếp xúc duy nhất với mặt đất là cạnh ngoài của chiếc giày.
Rhyme chỉ ra điều này. “Đưa nó vào hồ sơ đi Thom. Nhưng đánh dấu hỏi.”
“Giờ hãy xem đường vân.”
Sachs nói cô không lấy được được dấu tay tốt, dấu tay họ có thể dùng nhận dạng đối tượng. “Nó vẫn trong tòa nhà kiểu liên bang.”
Nhưng Rhyme không quan tâm đến dấu tay đó. Mà là dấu tay khác, dấu Kromekote mà Sachs lấy được trên da cô gái người Đức. Anh muốn xem nó.
Không quét được”, Cooper tuyên bố. “Thậm chí không được loại C. Tôi sẽ không phát biểu gì nếu như tôi phải có ý kiến.”
Rhyme nói: “Tôi không quan tâm đến nhận dạng. Tôi quan tâm đến đường này.” Đó là một đường hình trăng lưỡi liềm nằm ngay giữa ngón tay.
“Cái gì thế?” Sachs hỏi.
“Tôi nghĩ là vết sẹo”, Cooper nói. “Từ một vết cắt cũ. Rất sâu. Có vẻ sâu đến tận xương.”
Rhyme nhớ lại những dấu vết và dị dạng trên da mà anh đã nhìn thấy trong nhiều năm qua. Thời gian trước, khi công việc còn chưa phải chủ yếu là sắp xếp giấy tờ và gõ bàn phím, thì có thể đoán được một người làm nghề gì chỉ nhờ nhìn tay anh ta: những ngón tay biến dạng vì đánh máy, những vết đâm của máy khâu và kim khâu da, vết mực và dấu quản bút trên tay người ghi tốc ký và kế toán viên, những mẩu giấy từ xưởng in, những vết sẹo của người cắt khuôn, những vết chai khác biệt từ các loại hình lao động chân tay khác nhau….
Nhưng vết sẹo kiểu này chẳng nói với họ điều gì.
Ít nhất là chưa phải lúc này. Chưa phải tới lúc họ có được bàn tay của nghi phạm để kiểm tra.
“Còn gì nữa? Dấu đầu gối. Tốt. Cho ta biết hắn mặc gì. Giơ nó lên đi, Sachs. Cao lên. Quần thụng. Có vết ly rất sâu, vì thế đó là sợi tự nhiên. Với thời tiết thế này thì tôi nghĩ rằng đó là vải bông. Không phải len. Ngày nay người ta không mặc quần thụng lụa nhiều nữa.”
“Nhẹ, không phải vải bông chéo”, Cooper nói.
“Bộ đồ thể thao”, Rhyme kết luận. “Thêm điều đó vào hồ sơ của ta đi, Thom.”
Cooper quay lại màn hình máy tính và nhập thêm dữ liệu. “Không may mắn lắm với cái lá. Không trùng hợp với bất cứ thứ gì ở Smithsonian[112].”
Rhyme ngả đầu xuống gối? Họ còn được bao nhiêu thời gian? Một giờ? Hai giờ?
Mặt trăng. Bụi bẩn. Nước biển…
Anh liếc nhìn Sachs đang đứng một mình ở góc nhà. Cô cúi đầu, mái tóc đỏ dài xuôi xuống nền nhà. Cô đang nhìn một cái túi chứng cứ, vẻ mặt nghiêm nghị, hoàn toàn tập trung. Không biết bao nhiêu lần Rhyme đã đứng trong tư thế ấy, gắng sức để…
“Tờ báo!” Cô la lớn, ngẩng nhìn. “Cái mẩu giấy báo đâu rồi?” Ánh mắt cô đầy phấn khích khi tìm kiếm trên những mặt bàn. “Báo hôm nay?”
“Gì thế, Sachs?” Rhyme hỏi.
Cô giật tờ Thời báo New York từ Jerry Banks và nhanh chóng lướt qua.
“Thứ chất lỏng… từ đồ lót”, cô nói với Rhyme. “Có thể là nước biển được không?”
“Nước muối?” Cooper cúi nhìn đồ thị GC-MS. “Tất nhiên rồi! Nước, natrium và những khoáng chất khác. Dầu và phosphate. Đó là nước biển bị ô nhiễm.”
Mắt cô gặp mắt Rhyme và họ đồng thanh nói: “Thủy triều!”
Cô giương tờ báo, đã được lật đến bản đồ thời tiết. Nó có sơ đồ tuần trăng giống với sơ đồ được tìm thấy tại hiện trường. Phía dưới là sơ đồ thủy triều. “Còn bốn mươi phút nữa thủy triều lên.’
Mặt Rhyme nhăn nhó vì khó chịu. Anh chưa bao giờ giận chính mình đến thế. “Hắn sẽ dìm chết nạn nhân. Họ đang ở dưới một cầu cảng ở trung tâm.” Anh nhìn vô vọng vào bản đồ Manhattan với bờ biển dài nhiều dặm. “Sachs, đến lúc đua xe rồi. Cô và Banks đo theo hướng tây. Lon, sao anh không đi về hướng đông? Vòng quanh cảng South Street. Còn Mel, nghĩ xem cái lá là cái quái quỷ gì thế!”
Một con sóng thình lình vỗ vào đầu ông đang gục xuống ngực.
William Everett mở mắt và phì mạnh chỗ nước lạnh ngắt từ mũi ra. Nó lạnh như đá và ông cảm thấy trái tim đau yếu của mình đập thình thịch khi nó gắng sức bơm luồng máy ấm trong cơ thể ông.
Ông suýt ngất đi lần nữa, như lúc tên khốn đó bẻ ngón tay của ông. Rồi ông tỉnh lại, nghĩ đến người vợ quá cố của mình – và các lý do cho những lần họ đi du lịch cùng nhau. Họ đến Giza. Và đến Guatemala. Nepal. Teheran (một tuần trước khi đại sứ quán bị chiếm).
Chiếc máy bay của hãng hàng không Đông Nam Trung Quốc hỏng một trong hai động cơ, sau một giờ cất cánh từ Bắc Kinh, Evelyn cúi đầu, trong tư thế khẩn cấp, chờ chết nhưng mắt vẫn đọc một bài báo trong tờ tạp chí trên máy bay. Bài báo cảnh báo không nên uống chè nóng ngay sau bữa ăn. Sau đó, khi ngồi trong quán rượu Raffles ở Singapore, bà đã kể lại cho ông nghe chuyện này. Họ đã cười như điên, cười đến chảy cả nước mắt.
Ông nghĩ tới ánh mắt lạnh lùng của tên bắt cóc. Răng, đôi găng tay thô thiển của hắn.
Bây giờ, trong cái nhà mồ ướt át ghê rợn này, một cơn đau không chịu nổi trườn theo tay ông lên tới cằm.
Do ngón tay gãy hay cơn suy tim? Ông băn khoăn.
Có thể là mỗi thứ một chút.
Everett nhắm mắt cho tới khi cơn đau dịu đi. Ông nhìn xung quanh. Cái cống nơi ông bị còng nằm dưới một cầu cảng hôi thối. Một vành gỗ thò từ bờ rìa cầu cảng xuống mặt nước, lúc này còn cách nó khoảng sáu inch. Ánh sáng từ những con thuyền trên sông và những nhà máy của Jersey phản chiếu trên rạch nước hẹp. Nước đã ngập tới cổ ông và mặc dù nóc cầu cảng còn ở cách đầu ông mấy feet, nhưng cái còng tay giữ chặt ông tại chỗ.
Cơn đau tràn qua ngón tay ông, đầu Everett giãy giụa trong cơn hấp hối, rơi xuống nước khi ông ngất đi. Nước đầy mũi và cơn ho khốn khổ khiến ông tỉnh lại.
Mặt trăng kéo nước dâng cao thêm. Với một tiếng oạp ẩm ướt, cái cống bị tách khỏi dòng sông bên ngoài. Căn phòng tối om. Ông nghe thấy tiếng gầm gừ của những con sóng và tiếng rên rỉ đau đớn của chính mình.
Ông biết mình đã chết, biết mình chẳng thể giữ đầu cao hơn mặt nước nhầy nhụa được quá vài phút nữa. Ông nhắm mắt, úp mặt vào cây cột đen đúa, trơn tuột.
Tác giả :
Jeffery Deaver