Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite
Chương 64: Thời kì hòa hoãn
Quyển II: Anh hào tụ hội
Chương 64: Thời kỳ hòa hoãn
Trận đánh bất ngờ của Hoàng Anh Kiệt vừa rồi đã phá hủy hoàn toàn khu vực tập trung quân tốt nhất của quân Nam Bình. Sức mạnh áp đảo của binh chủng pháo binh mà quân Hồng Bàng vừa sở hữu cách đó không lâu: súng thần công, máy bắn đá, họ đã phá hủy được một mục tiêu có tới 3 ý nghĩa: phá hủy nơi tập kết quân đội tốt nhất cho hai đạo thủy bộ của quân Nam Bình tránh bị quân Hồng Bàng đánh tiêu hao, đánh phá một doanh trại đã tiêu hao một lượng lớn tiền của vào việc xây dựngvà quan trọng nhất, là việc chiếm giữ được kho cung ứng lương thảo tạm thời cho quân Nam Bình. Mất đi doanh trại này đã làm toàn bộ kế hoạch tấn công lên Hồng Bàng phải tạm dừng ít nhất 6 tháng để quân Nam Bình có thể điều động thêm một đợt lương thảo khác. Lương thảo không có mà dám điều quân không khác gì tìm đường chết, mà không phải kẻ thù vây chết thì cũng là bị quân mình chém chết để ra hàng.
Đánh được thì đánh, đánh không được thì hòa, đây cũng không phải chuyện nghiêm trọng gì. Đánh không được mà còn cố đánh, thiệt quân thiệt tướng, hao tiền tốn của vô ích, lúc đó mới là chuyện nghiêm trọng. Thực vậy, Trần Khảng không coi Hoàng Anh Kiệt là mối họa trong lòng, vì Kiệt với ông ta không có mâu thuẫn chính yếu gì hết, Kiệt muốn nổi loạn, muốn xưng vương, ông ta càng có cớ để tăng cường thêm quyền lực, thêm binh quyền,… Chỉ cần ông ta chưa bị hạ bệ, Kiệt là một bức bình phong cho việc ông ta lạm quyền.
Tất nhiên, nếu Kiệt mạnh tới mức nhổ bật được gốc rễ ông ta lên, thì đó lại là chuyện khác. Nhưng Trần Khảng chưa thấy được nguy cơ đó, vì Châu Nam Bình này mạn bắc giàu có, mạn nam đói khổ, kẻ nghèo nổi loạn chống người giàu mạnh, lúc đầu có thể dùng cái liều lĩnh mà thắng được mấy trận nhỏ, một khi Trần Khảng dốc hết sức mạnh cả Châu Nam bình vào đàn áp: chặn hết các đường tiếp vận, tuyển hết đinh các làng xã làm lính, liên tục gây chiến,… thì nhất định Kiệt và quân Hồng Bàng sẽ bị tiêu diệt.
Với Hoàng Anh Kiệt, sau một trận đại chiến trên cả ba mặt trận: Thượng Khu, Chính Khu và huyện Hồng, quân Hồng Bàng liên chiến liên thắng, nhưng nguyên khí đã quá mức hảo tổn: mất người, tốn lương thảo, nạn đói, mâu thuẫn dâng cao giữa những sắc dân cùng tồn tại trong vùng quân Hồng Bàng kiểm soát… Với những quyết sách rất quyết liệt và chính xác, Kiệt đã áp chế những vấn đề này ngay tức thì, nhưng để nó mất khả năng uy hiếp tới Hồng Bàng thì còn phải mất thời giờ và công sức điều chỉnh nhiều hơn nữa. Nếu tiếp tục một cuộc chiến quy mô, dưới áp lực chiến tranh thì quân Hồng Bàng sẽ không thể khống chế được những vấn đề kia.
Thứ hai, ưu thế hỏa lực hạng nặng của quân Hồng Bàng, thứ đã giúp họ kiểm soát hoàn toàn thế trận của cuộc tấn công là những súng thần công đã hết thuốc súng. Tất cả số thuốc súng dùng cho cuộc tấn công hầu hết là thu được từ trận phục kích Trần Khảng trên sông, khí đó Khảng tuy biết ném súng xuống sông, nhưng thuốc súng thì không động tới, lính canh sau đó cũng vội chạy hết, để lại cho Kiệt một lượng thuốc súng kha khá. Nhưng trong cuộc tấn công vào doanh trại địch lần này, nhằm đánh nhanh thắng nhanh, hỏa lực tung ra phải hùng hậu, nên súng thần công được dùng triệt để. Sau trận đánh này, muốn dùng súng thần công thì phải đợi khi nào chế được thêm thuốc súng đã.
Vì những khó khăn đó, hai bên đều đã quyết định hòa, và thậm chí còn làm một cách triệt để nhằm khiến cuộc chiến ít có cơ hội bùng phát trong thời gian tới. Bởi không có chiến tranh, họ đều rảnh tay làm một số việc quan trọng với mình.
Với Trần Khảng, việc tạm thời hòa hoãn sau khi bị mất một đại doanh không hoàn toàn có hại mà trái lại điều đó hóa ra lại thành lợi thế: an nội. Từ lâu này, Trần Khảng đã liên tục bị áp lực từ những kẻ chống đối ông ta: Phú Tăng An- cấp dưới và là kẻ muốn hất cẳng ông ta ra để đoạt chức, Thái Chí Phú- kẻ dưới trướng Phú Tăng An, cậy có Phú Tăng An bảo kê liên tục làm việc bậy bạ: bảo kê, cho vay nặng lãi, cướp bóc, lầu xanh,… và đặc biệt là tìm cách thâu tóm thị trường Nam Bình về bằng thủ đoạn đen, khiến dân cư Nam Bình dần bần cùng hóa, dân buôn thì ít dần đi, thuế má khó thu,…. Nhân cái sự việc bọn An, Phú phản đối xuất binh quá lâu khiến doanh trại mất vào tay Kiệt, ông ta tiến hành thanh lọc hàng ngũ. Danh chính thì ngôn thuận, ngôn thuận thì sự thành, và đã thế ông ta còn đang có hơn 30 000 quân trong tay- đội quân chuẩn bị dùng để đánh quân Hồng Bàng nên thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Khảng, thành ra muốn chống cũng chả chống được. Khảng mạnh tay lọai thẳng mấy kẻ từng về phe Thái Chí Phú chống ông ta khỏi quan trường, quân đội… và bổ nhiệm thân tín vào. Đồng thời, Trần Khảng cũng mạnh tay đánh bọn tay chân của Thái Chí Phú trong các thanh lâu, sòng bài, bảo kể,…với danh nghĩa dẹp loạn, thực chất là kế rút củi đáy nồi, suy giảm thực lực về kinh tế của Phú Tăng An.
Hoàng Anh Kiệt cũng vậy, sự hòa hoãn này là thời cơ tốt để giải quyết các điểm yếu còn tồn tại trong chính quyền Hồng Bàng: nền kinh tế yếu ớt, nguồn nhân lực hạn chế và sức mạnh quốc phòng kém cỏi.
Với Hồng Bàng, nền kinh tế của nó yếu ớt bởi nó tới bây giờ còn phụ thuộc mạnh vào nông nghiệp và rất hạn chế trong hai lĩnh vực thương mại và công nghiệp, hầu như chỉ đóng một vài trò nhỏ: haowjc trung gian, hoặc chế tạo sản phẩm. Không thể đi từ gốc tới ngọn trong vấn đề thương mại và công nghiệp, không chỉ làm tiền lãi thu được bị hạn chế, còn khiến họ bị phụ thuộc vào kẻ khác. Dù ràng họ Bùi đang là đồng minh thân cận, nhưng sự tự chủ vẫn là điều cần thiết. Nhân cơ hội Trần Khảng mở cuộc tấn công vào lực lượng của Thái Chí Phú, Hoàng Anh Kiệt cho người tìm cách tiếp quản những cơ sở làm ăn đang bị bỏ hoang, đồng thời tìm cách mua những thợ giỏi đang thất nghiệp về để đào tạo thêm thợ mới, mở xưởng sản xuất, tìm kiếm cải tiến kỹ thuật,… Dù rằng những việc này mới sơ khai, nhưng càng về lâu về dài, Kiệt tin rằng nó sẽ là thành phần kinh tế quan trọng.
Đi đôi với việc mở rộng thương mại xuống khu vực mà quân Nam Bình cai trị, Kiệt cũng xúc tiến thương mại với các nước xung quanh: Chiêm Thành, Chân Lạp, Xiêm, Ai Lao,… Dù rằng những tuyến đường đi còn là đường độc đạo, xa xôi hẻo lánh, tiêu tốn hàng tháng trời nhưng nhờ việc làm ăn rất công bằng chính trực, mang lại nhiều lợi nhuận cho các lái buôn nên họ cũng nhiệt tình lui tới làm ăn cùng Kiệt. Thông qua những cuộc mua bán với các nước này, chính quyền Hồng Bàng đồng thời giải quyết hai vấn nạn về nhân lực và vũ trang. Họ mua thêm nô lệ về để lao động, mua thêm vũ khí về để trang bị cho quân đội.
Dẫu vậy Kiệt vẫn không đánh giá cao những tuyến thương mại này: quá ít hàng. Kiệt rất muốn có một con đường thông thương ở đường biển, cho dù bão bùng rình rập, nhưng lượng hàng hóa trao đổi chắc chắn là nhiều hơn thế này hàng trăm lần. Mà thực ra cũng chả phải thám hiểm đâu xa, Chiêm Thành ở ngay phía nam Châu Nam BÌnh cũng là một khách hàng và chủ hàng cực lớn, tiếc rằng đạo quân của Lee Dea Si đang án ngữ hoàn toàn con đường này, nếu Kiệt dám đi thì e rằng lợi bất cập hại.
Đường biển cần khai thông, đây là chuyện không thể bàn luận thêm, vì Kiệt biết rằng có đường biển thì nguồn lợi thu được sẽ nhiều thế nào: muối, thương mại biển, đánh bắt hải sản, … mà muốn có đường ra biển, cảng Phù Na cần phải về sự kiểm soát của quân Hồng Bàng. Cường công là không có khả năng, chính quyền Hồng Bàng quyết định xây dựng những cơ sở làm ăn bí mật để thực hiện việc buôn bán, khai thác nguồn lợi biển cả. Sau thời gian ôn dưỡng, quân Hồng Bàng lại tiếp tục dùng biện pháp tằm ăn rỗi, cho du kích, cán bộ đi tới khắp những khu vực dân cư ở mạn nam Châu Nam Bình để tiến hành tuyên truyền vận động. Dù mục tiêu quan trọng họ muốn hướng tới là cảng Phù Na, nhưng để tránh bị phát hiện và ngăn chặn từ đầu, họ cho tuyên truyền đồng loạt. Đây nói chung cũng là hành động lợi nhiều cho họ: thành công thì họ có thêm cơ sở cho mình, thất bại thì là tạo hỏa mù che chắn cho mục đích thực sự- cảng Phù Na.
Tuy động thái này dã làm dấy lên mối lo của quân Nam Bình nhưng Trần Khảng, lúc này đang phải lo chống lại những cuộc phản công từ phe chống đối, chấp nhận bỏ mặc. Tất nhiên Trần Khảng cũng không ngu tới nối để yên cho Kiệt tùy ý lộng hành, ông ta cho Lee Dea Si điều thủy quân tới để đe dọa, khiến Kiệt không thể dùng binh tước đoạt mạn nam Châu Nam Bình.
Chương 64: Thời kỳ hòa hoãn
Trận đánh bất ngờ của Hoàng Anh Kiệt vừa rồi đã phá hủy hoàn toàn khu vực tập trung quân tốt nhất của quân Nam Bình. Sức mạnh áp đảo của binh chủng pháo binh mà quân Hồng Bàng vừa sở hữu cách đó không lâu: súng thần công, máy bắn đá, họ đã phá hủy được một mục tiêu có tới 3 ý nghĩa: phá hủy nơi tập kết quân đội tốt nhất cho hai đạo thủy bộ của quân Nam Bình tránh bị quân Hồng Bàng đánh tiêu hao, đánh phá một doanh trại đã tiêu hao một lượng lớn tiền của vào việc xây dựngvà quan trọng nhất, là việc chiếm giữ được kho cung ứng lương thảo tạm thời cho quân Nam Bình. Mất đi doanh trại này đã làm toàn bộ kế hoạch tấn công lên Hồng Bàng phải tạm dừng ít nhất 6 tháng để quân Nam Bình có thể điều động thêm một đợt lương thảo khác. Lương thảo không có mà dám điều quân không khác gì tìm đường chết, mà không phải kẻ thù vây chết thì cũng là bị quân mình chém chết để ra hàng.
Đánh được thì đánh, đánh không được thì hòa, đây cũng không phải chuyện nghiêm trọng gì. Đánh không được mà còn cố đánh, thiệt quân thiệt tướng, hao tiền tốn của vô ích, lúc đó mới là chuyện nghiêm trọng. Thực vậy, Trần Khảng không coi Hoàng Anh Kiệt là mối họa trong lòng, vì Kiệt với ông ta không có mâu thuẫn chính yếu gì hết, Kiệt muốn nổi loạn, muốn xưng vương, ông ta càng có cớ để tăng cường thêm quyền lực, thêm binh quyền,… Chỉ cần ông ta chưa bị hạ bệ, Kiệt là một bức bình phong cho việc ông ta lạm quyền.
Tất nhiên, nếu Kiệt mạnh tới mức nhổ bật được gốc rễ ông ta lên, thì đó lại là chuyện khác. Nhưng Trần Khảng chưa thấy được nguy cơ đó, vì Châu Nam Bình này mạn bắc giàu có, mạn nam đói khổ, kẻ nghèo nổi loạn chống người giàu mạnh, lúc đầu có thể dùng cái liều lĩnh mà thắng được mấy trận nhỏ, một khi Trần Khảng dốc hết sức mạnh cả Châu Nam bình vào đàn áp: chặn hết các đường tiếp vận, tuyển hết đinh các làng xã làm lính, liên tục gây chiến,… thì nhất định Kiệt và quân Hồng Bàng sẽ bị tiêu diệt.
Với Hoàng Anh Kiệt, sau một trận đại chiến trên cả ba mặt trận: Thượng Khu, Chính Khu và huyện Hồng, quân Hồng Bàng liên chiến liên thắng, nhưng nguyên khí đã quá mức hảo tổn: mất người, tốn lương thảo, nạn đói, mâu thuẫn dâng cao giữa những sắc dân cùng tồn tại trong vùng quân Hồng Bàng kiểm soát… Với những quyết sách rất quyết liệt và chính xác, Kiệt đã áp chế những vấn đề này ngay tức thì, nhưng để nó mất khả năng uy hiếp tới Hồng Bàng thì còn phải mất thời giờ và công sức điều chỉnh nhiều hơn nữa. Nếu tiếp tục một cuộc chiến quy mô, dưới áp lực chiến tranh thì quân Hồng Bàng sẽ không thể khống chế được những vấn đề kia.
Thứ hai, ưu thế hỏa lực hạng nặng của quân Hồng Bàng, thứ đã giúp họ kiểm soát hoàn toàn thế trận của cuộc tấn công là những súng thần công đã hết thuốc súng. Tất cả số thuốc súng dùng cho cuộc tấn công hầu hết là thu được từ trận phục kích Trần Khảng trên sông, khí đó Khảng tuy biết ném súng xuống sông, nhưng thuốc súng thì không động tới, lính canh sau đó cũng vội chạy hết, để lại cho Kiệt một lượng thuốc súng kha khá. Nhưng trong cuộc tấn công vào doanh trại địch lần này, nhằm đánh nhanh thắng nhanh, hỏa lực tung ra phải hùng hậu, nên súng thần công được dùng triệt để. Sau trận đánh này, muốn dùng súng thần công thì phải đợi khi nào chế được thêm thuốc súng đã.
Vì những khó khăn đó, hai bên đều đã quyết định hòa, và thậm chí còn làm một cách triệt để nhằm khiến cuộc chiến ít có cơ hội bùng phát trong thời gian tới. Bởi không có chiến tranh, họ đều rảnh tay làm một số việc quan trọng với mình.
Với Trần Khảng, việc tạm thời hòa hoãn sau khi bị mất một đại doanh không hoàn toàn có hại mà trái lại điều đó hóa ra lại thành lợi thế: an nội. Từ lâu này, Trần Khảng đã liên tục bị áp lực từ những kẻ chống đối ông ta: Phú Tăng An- cấp dưới và là kẻ muốn hất cẳng ông ta ra để đoạt chức, Thái Chí Phú- kẻ dưới trướng Phú Tăng An, cậy có Phú Tăng An bảo kê liên tục làm việc bậy bạ: bảo kê, cho vay nặng lãi, cướp bóc, lầu xanh,… và đặc biệt là tìm cách thâu tóm thị trường Nam Bình về bằng thủ đoạn đen, khiến dân cư Nam Bình dần bần cùng hóa, dân buôn thì ít dần đi, thuế má khó thu,…. Nhân cái sự việc bọn An, Phú phản đối xuất binh quá lâu khiến doanh trại mất vào tay Kiệt, ông ta tiến hành thanh lọc hàng ngũ. Danh chính thì ngôn thuận, ngôn thuận thì sự thành, và đã thế ông ta còn đang có hơn 30 000 quân trong tay- đội quân chuẩn bị dùng để đánh quân Hồng Bàng nên thuộc quyền chỉ huy trực tiếp của Khảng, thành ra muốn chống cũng chả chống được. Khảng mạnh tay lọai thẳng mấy kẻ từng về phe Thái Chí Phú chống ông ta khỏi quan trường, quân đội… và bổ nhiệm thân tín vào. Đồng thời, Trần Khảng cũng mạnh tay đánh bọn tay chân của Thái Chí Phú trong các thanh lâu, sòng bài, bảo kể,…với danh nghĩa dẹp loạn, thực chất là kế rút củi đáy nồi, suy giảm thực lực về kinh tế của Phú Tăng An.
Hoàng Anh Kiệt cũng vậy, sự hòa hoãn này là thời cơ tốt để giải quyết các điểm yếu còn tồn tại trong chính quyền Hồng Bàng: nền kinh tế yếu ớt, nguồn nhân lực hạn chế và sức mạnh quốc phòng kém cỏi.
Với Hồng Bàng, nền kinh tế của nó yếu ớt bởi nó tới bây giờ còn phụ thuộc mạnh vào nông nghiệp và rất hạn chế trong hai lĩnh vực thương mại và công nghiệp, hầu như chỉ đóng một vài trò nhỏ: haowjc trung gian, hoặc chế tạo sản phẩm. Không thể đi từ gốc tới ngọn trong vấn đề thương mại và công nghiệp, không chỉ làm tiền lãi thu được bị hạn chế, còn khiến họ bị phụ thuộc vào kẻ khác. Dù ràng họ Bùi đang là đồng minh thân cận, nhưng sự tự chủ vẫn là điều cần thiết. Nhân cơ hội Trần Khảng mở cuộc tấn công vào lực lượng của Thái Chí Phú, Hoàng Anh Kiệt cho người tìm cách tiếp quản những cơ sở làm ăn đang bị bỏ hoang, đồng thời tìm cách mua những thợ giỏi đang thất nghiệp về để đào tạo thêm thợ mới, mở xưởng sản xuất, tìm kiếm cải tiến kỹ thuật,… Dù rằng những việc này mới sơ khai, nhưng càng về lâu về dài, Kiệt tin rằng nó sẽ là thành phần kinh tế quan trọng.
Đi đôi với việc mở rộng thương mại xuống khu vực mà quân Nam Bình cai trị, Kiệt cũng xúc tiến thương mại với các nước xung quanh: Chiêm Thành, Chân Lạp, Xiêm, Ai Lao,… Dù rằng những tuyến đường đi còn là đường độc đạo, xa xôi hẻo lánh, tiêu tốn hàng tháng trời nhưng nhờ việc làm ăn rất công bằng chính trực, mang lại nhiều lợi nhuận cho các lái buôn nên họ cũng nhiệt tình lui tới làm ăn cùng Kiệt. Thông qua những cuộc mua bán với các nước này, chính quyền Hồng Bàng đồng thời giải quyết hai vấn nạn về nhân lực và vũ trang. Họ mua thêm nô lệ về để lao động, mua thêm vũ khí về để trang bị cho quân đội.
Dẫu vậy Kiệt vẫn không đánh giá cao những tuyến thương mại này: quá ít hàng. Kiệt rất muốn có một con đường thông thương ở đường biển, cho dù bão bùng rình rập, nhưng lượng hàng hóa trao đổi chắc chắn là nhiều hơn thế này hàng trăm lần. Mà thực ra cũng chả phải thám hiểm đâu xa, Chiêm Thành ở ngay phía nam Châu Nam BÌnh cũng là một khách hàng và chủ hàng cực lớn, tiếc rằng đạo quân của Lee Dea Si đang án ngữ hoàn toàn con đường này, nếu Kiệt dám đi thì e rằng lợi bất cập hại.
Đường biển cần khai thông, đây là chuyện không thể bàn luận thêm, vì Kiệt biết rằng có đường biển thì nguồn lợi thu được sẽ nhiều thế nào: muối, thương mại biển, đánh bắt hải sản, … mà muốn có đường ra biển, cảng Phù Na cần phải về sự kiểm soát của quân Hồng Bàng. Cường công là không có khả năng, chính quyền Hồng Bàng quyết định xây dựng những cơ sở làm ăn bí mật để thực hiện việc buôn bán, khai thác nguồn lợi biển cả. Sau thời gian ôn dưỡng, quân Hồng Bàng lại tiếp tục dùng biện pháp tằm ăn rỗi, cho du kích, cán bộ đi tới khắp những khu vực dân cư ở mạn nam Châu Nam Bình để tiến hành tuyên truyền vận động. Dù mục tiêu quan trọng họ muốn hướng tới là cảng Phù Na, nhưng để tránh bị phát hiện và ngăn chặn từ đầu, họ cho tuyên truyền đồng loạt. Đây nói chung cũng là hành động lợi nhiều cho họ: thành công thì họ có thêm cơ sở cho mình, thất bại thì là tạo hỏa mù che chắn cho mục đích thực sự- cảng Phù Na.
Tuy động thái này dã làm dấy lên mối lo của quân Nam Bình nhưng Trần Khảng, lúc này đang phải lo chống lại những cuộc phản công từ phe chống đối, chấp nhận bỏ mặc. Tất nhiên Trần Khảng cũng không ngu tới nối để yên cho Kiệt tùy ý lộng hành, ông ta cho Lee Dea Si điều thủy quân tới để đe dọa, khiến Kiệt không thể dùng binh tước đoạt mạn nam Châu Nam Bình.
Tác giả :
PTQDung