Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite
Chương 13: Trận đánh đầu tiên
Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng
Chương 13: Trận đánh đầu tiên
Những đợt lợi tức lên đến vài trăm người mà họ Bùi trả cho Kiệt đã lần lượt đi lên trên miền thượng. Đất của Kiệt trên này không nhiều lên, nhưng độ sử dụng đã gấp nhiều lần khi trước. Nếu trước đây, với sức của riêng nhóm người Kiệt tự chiêu mộ cộng thêm anh em trong làng, thì chỉ riêng trồng cấy và nuôi voi, ngựa lấy sức kéo đã là hết thời gian lao động, thì bây giờ, công việc đã hết sức đa dạng, bao gồm trồng rau, nuôi gia súc gia cầm, đào ao thả cá, xây dựng hệ thống nhà cửa, đặc biệt là một số công sự để tập trận.
Đồng thời, trong số thợ mà họ Bùi cho lên, không nhiều người hữu ích cho Kiệt lắm, số thợ phần đông là thợ mộc, thợ xây, thợ gốm… chứ những thợ rèn, thợ đóng thuyền gần như không có, hoặc có thì là những người đã già, nếu muốn dùng họ làm thầy để đào tạo lứa khác thì sẽ tốn thời gian hơn. May mà Kiệt vẫn còn nhiều thời gian để dào tạo, đồng thời cũng nhờ là một người sinh ra trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kiệt cũng biết rằng yếu tố làm tăng tốc độ của công nghiệp có rất nhiều, nhưng chú trọng thì hoặc là máy móc hiện tốt, hai là tay nghề chuyên môn của thợ. Điều kiện hiện tại chưa thể có máy móc hoặc trang thiết bị hiện đại để đúc vũ khí như quân Đại Hoa, nên vấn đề chuyên môn hóa thợ sẽ là hướng đi chính. Kiệt thực hiện việc này bằng cách thiết kế dây chuyền sản xuất.
Dây chuyền sản xuất tức là mỗi người thợ chỉ phụ trách một khâu, làm đúng một chi tiết. Làm đi làm lại một chi tiết giúp cơ bắp sẽ quen đi, làm ít vấp váp. Ngoài ra, nó cũng khiến việc giữ bí mật được tốt, không ai biết người phụ trách khâu khác làm gì, làm thế nào, trừ phi bắt được toàn bộ dây chuyền còn không thì không tài nào có được sơ đồ thiết kế.
Điều kiện hạn chế và xác định rõ rằng trước mắt chỉ là luyện cho người dân quen việc binh đao, hiện tại vũ khí chủ yếu chế được: giáo, khiên, đoản đao, nỏ và tên. Giáo để đánh tầm trung, khiên che chắn, đoản đao cận chiến, nỏ bắn tên tầm xa. Đây đều là vũ khí cho một cuộc chiến phục kích hoặc phòng thủ phản công trên một mặt trận tương đối hẹp.
Cuộc chiến đầu tiên Kiệt muốn đánh, hoặc e rằng không đánh không được, có lẽ chính là ở trên đất thượng này. Từ bấy lâu, nhiều thành phần dân thượng đã thể hiện sự bất mãn với Kiệt. Không phải đa phần và sự khiêu khích không quá lớn nhưng chiến tranh là sự khó tránh.
Đối thủ, là Vua Gió K’ Brết. Nguyên nhân chính là vì sự phát triển của các buôn làng thần phục Vua Suối San Di đều là nhờ hợp tác với Kiệt. Ban đầu khi Kiệt ngỏ lời, Vua gió khước từ vì không muốn liên hệ với kẻ bắt tay với đối thủ lớn nhất của mình, còn giờ ông ta lo sợ Kiệt sẽ làm đồng minh với Vua Suối để hạ bệ mình. Chính vì lẽ đó, Vua Gió quyết định chuẩn bị lực lượng tấn công Hoàng Anh Kiệt trước tiên.
Vua Gió cho rằng mình đã rất khôn ngoan khi ra quyết định này, vì ông ta cho rằng cùng là người thượng, Vua Suối sẽ không thể ra tay cản tay Vua Gió khi ông ta đi đánh Anh Kiệt, cho dù Kiệt là bạn thân, vì như thế là phản bội lại người cùng dân tộc. Còn nếu ông ta đánh Vua Suối trước, Kiệt sẽ có thể liên hợp với Vua Suối đánh ông ta.
Vua Gió gửi chiến thư, hẹn Kiệt ra đánh một trận tại ngã ba dòng sông Pu Lan Ngọc. Quân của Vua Gió có tổng cộng 3000 người, 20 voi chiến, bên Kiệt có 2500 lính gồm cả 100 kị binh, có 10 con voi chiến, mà trong 10 con voi này, tình cả con Ki Ki chưa trưởng thành do Kiệt đích thân cưỡi ra thị sát mặt trận.
Dù chịu thiệt về quân số, song về trang bị, sĩ khí và chỉ huy thì quân của Kiệt trội hơn nhiều. Về trang bị, quân của Kiệt có vũ khí toàn làm từ thép tốt, tên cũng bọc thép, giáp vải và khiên mây tuy không cứng rắng như khiên kim loại nhưng cũng đủ che chắn phần nào trước cung tên và những cú đâm không quá mạnh. Quân của Kiệt tuy mới, nhưng đa phần khỏe mạnh, lại có quyết tâm đánh để giữ vững cuộc sống hiện tại, cuộc sống mà trước nay họ chưa từng được sống. Quan trọng nhất, họ có Hoàng Anh Kiệt chỉ huy.
Mở đầu trận, Kiệt cưỡi con Ki Ki, phất là cờ đỏ ba cái, Chỉ Huy Hoàng Mạnh Hưng, chú họ của Kiệt dẫn quân mình, 500 quân lao lên trước. Bên kia bờ sông, quân Vua Gió cũng nhanh chóng phản ứng lại. Lực lượng chiến đấu do chiến tướng K’ Tút, con trai của K’ Brết, tự thân cưỡi voi chỉ huy, chặn đánh.
Bên K’ Tút có lợi thế trên bờ, nên đồng loạt bắn nỏ. Trên khúc sông cạn có chừng 1 mét thôi, hàng chục người đã bị bắn hạ, chết có, bị thương có. Nhưng quân của Hoàng Mạnh Hưng vẫn ồ ạt xông lên, họ chỉ còn cách bờ có 2 mét, lúc này nỏ bắn rất rát, tưởng như có thể chặn đứng đợt tấn công này. Nhưng không, Hoàng Văn Hưng đã ra hiệu lệnh, tất cả lính của ông ta nhanh chóng tiến tới gần nhau, xếp khiên đè lên nhau, như một cái là chắn khổng lồ. Những mũi tên có thể bắn gục các chiến binh đơn độc giơ khiên, nhưng không thể bắn qua hàng chục cái khiên của những quân nhân đang đoàn kết che chắn cho nhau. Thậm chí, khi những mũi giáo mạnh mẽ nhất từ tay K’ Tút và đội binh sĩ thân cận có kịp phá nát một vài cái khiên, đánh chết một vài người lính, thì những vị trí đó cũng được thay thế bởi người khác tức thì.
Khi đã tới bờ sông, đội hình của Hoàng Mạnh Hưng biến đổi, những người lính nhanh chóng lao lên. Họ tấn công quân của K’ Tút nhanh chóng và mạnh mẽ, chỉ đâm giáo rồi bỏ luôn tay ra nếu thành công. Sau đó họ không dùng giáo nữa mà cứ đoản đao với khiên mây xông lên chém bừa. Trò này tỏ ra hiệu quả không ngờ, bị đánh xáp lá cà quá nhanh khiến quân của K’ Tút rồi như canh hẹ. Dù K’ Tút gào khản cổ và tự thân ra trận giết được vài người với ngọn giáo ném từ trên con voi của mình xuống, cũng chẳng thể đẩy quân của Hưng xuống sông. Trái lại, quân của Hưng dùng giáo chọc lên bụng voi, con voi đau quá lồng lên chạy, giẫm đạp cả vào quân mình.
Thấy con mình thất thế, K’ Brết lệnh toàn quân đánh lên. Thế là số quân còn lại ùa tới, Chỉ Huy Hưng không chút núng thế, hô hào anh em nhanh chóng tổ chức lại đội hình phòng ngự với giáo dài và khiên che. Đồng thời ngay lúc đó, số quân còn lại của Kiệt cũng bắt đầu sang sông, nhưng theo từng tốp nhỏ 50 người một.
Những nhóm lính nhỏ không xông vào hội quân với nhóm của Chỉ Huy Hưng, thay vào đó họ như những mũi tên đánh tạt sườn đội quân đông nhung nhúc của K’ Brết, chia nhỏ và khiến cho chúng phân tán ra để tiêu diệt họ chứ không tài nào tụ lại để đánh tan đội quân của Chỉ Huy Hưng.
Các nhóm này ró ràng kém hơn quân của Chỉ Huy Hưng nhiều, song họ được cái là nhỏ, nên co cụm tự vệ cũng dễ dàng, quân của K’ Brết nếu ham đánh họ thì còn mất nhiều thời gian hơn, nếu so với đánh cùng một vị trí vào đội quân của Chỉ Huy Hưng. Song cũng khó có ai có thể hiểu được điều đó, cứ thấy miếng mỡ là nhảy ngay vào.
Chính vì thế, đội quân của K’ Brết rõ ràng đông hơn hẳn, nhưng quá phân tán. Nếu K’ Brết mà cũng xuyên việt tới Việt Nam hiện nay, chắc ông ta sẽ hiểu rằng mình thua cũng đáng. Thế trận mà ông ta đang đối mặt, cũng là thứ khiến bao vị tướng người Pháp phải đau đầu khi đối mặt với thế trận của Đông Dương. Quân của Kiệt phân tán rải rác, giống như các đạo quân du kích địa phương, cho quân ra chặn thì tốn quân, mất lực lượng cơ động, mà nếu không cho, nhưng đạo quân này sẽ gây khó dễ, thậm chí chúng tụ lại thành thế lớn thì nguy. Còn đạo quân chủ lực giả của Chỉ Huy Hưng đã làm quá xuất sắc vai trò, khi câu thêm rất nhiều quân của K’ Brết ra vị trí sông.
Đến lúc này, Hoàng Anh Kiệt nhận thấy đội hình đối phương đã bị kéo dãn, cậu liền cho thổi tù và, đồng thời tự thúc voi và toàn bộ đội tượng binh tiến lên. Voi của Kiệt thì nhỏ, nên có hơi lùi lại so với đàn, nhưng vẫn cứ tiến đều. Đoàn tượng binh có thể coi là vũ khí chủ lực lao lên, nhanh chóng phá được phần lớn quân đang co cụm của bên K’ Brết. Để chống lại, đội tượng binh của Vua Gió cũng tiến lên. Hai đội voi nhanh chóng lao vào nhau, trên bành voi các tay xạ thủ cố gắng triệt hạ đối phương, nài voi chỉ huy voi đánh vào người kẻ địch, nhưng chiến thuật này thì bên Kiệt lợi hơn, vì quân K’ Brết đã đông, lại còn nằm ngay gần tượng binh của Kiệt, trong khi quân Kiệt phân tán quá, voi nếu lao vào mấy cái ổ nhỏ mà đánh thì không bõ.
Lúc này, lại một hồi tù và vang lên. Tiếng tù và rúc lên liên hồi này, không vang từ phía trước, mà lại ở đằng sau, làm cho vị Vua Gió của người thượng thấy bất an quá. Quả thực là đáng sợ, đội kị binh 100 người của Kiệt đã vòng ra đằng sau. Và hồi tù và Kiệt dùng vừa rồi, để lệnh cho tượng binh tiến lên là nghi binh, mục đích chính là để lệnh cho kị binh đánh vào.
Đội kị binh này do Xủ Lu, cậu bé người thượng năm nào từng dẫn Kiệt đi săn voi Ki Ki chỉ huy. Hóa ra Xủ Lu lớn hơn Kiệt nhiều, nhưng ở trên này ăn kham uống khổ nên vóc nhỏ, bây giờ đi theo Kiệt được ăn uống đầy đủ, nên trông như con gấu. Xủ Lu và các kị binh tay cầm giáo dài, cưỡi ngựa phi như điên, xông thẳng tới chỗ con voi của K’ Brết.
Thấy vua gặp nạn, binh sĩ vội ra chặn lại, nhưng tiếc cho họ, kị binh giáo dài mạnh không phải vì ngọn giáo, mà vì sức ngựa tích lũy từ trước. Chỉ khẽ chạm vào giáo, nhưng tấm khiên người bị đánh văng ra, kị binh đã mất giáo cũng lập tức tản nhanh ra, rút gươm chiến với kẻ khác, mở một đường cho kị binh lớp sau đánh thẳng vào. Từng kị binh lớp sau nối lớp trước xông tới, đâm vào con voi của K’ Brết.
Con voi tuy khỏe, nhưng chịu hơn chục nhát đâm từ những kị binh mạnh như sấm sét này, cũng phải chịu chết. Quân kị binh nhảy tới, chém bay đầu của K’ Brết ngay tắp lự. Bầy giờ, quân của Vua Gió mới tỉnh hồn, nhưng thế đã mất, nên chả mấy mà bị quân của Kiệt đánh tan và bắt sống hết.
Chương 13: Trận đánh đầu tiên
Những đợt lợi tức lên đến vài trăm người mà họ Bùi trả cho Kiệt đã lần lượt đi lên trên miền thượng. Đất của Kiệt trên này không nhiều lên, nhưng độ sử dụng đã gấp nhiều lần khi trước. Nếu trước đây, với sức của riêng nhóm người Kiệt tự chiêu mộ cộng thêm anh em trong làng, thì chỉ riêng trồng cấy và nuôi voi, ngựa lấy sức kéo đã là hết thời gian lao động, thì bây giờ, công việc đã hết sức đa dạng, bao gồm trồng rau, nuôi gia súc gia cầm, đào ao thả cá, xây dựng hệ thống nhà cửa, đặc biệt là một số công sự để tập trận.
Đồng thời, trong số thợ mà họ Bùi cho lên, không nhiều người hữu ích cho Kiệt lắm, số thợ phần đông là thợ mộc, thợ xây, thợ gốm… chứ những thợ rèn, thợ đóng thuyền gần như không có, hoặc có thì là những người đã già, nếu muốn dùng họ làm thầy để đào tạo lứa khác thì sẽ tốn thời gian hơn. May mà Kiệt vẫn còn nhiều thời gian để dào tạo, đồng thời cũng nhờ là một người sinh ra trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Kiệt cũng biết rằng yếu tố làm tăng tốc độ của công nghiệp có rất nhiều, nhưng chú trọng thì hoặc là máy móc hiện tốt, hai là tay nghề chuyên môn của thợ. Điều kiện hiện tại chưa thể có máy móc hoặc trang thiết bị hiện đại để đúc vũ khí như quân Đại Hoa, nên vấn đề chuyên môn hóa thợ sẽ là hướng đi chính. Kiệt thực hiện việc này bằng cách thiết kế dây chuyền sản xuất.
Dây chuyền sản xuất tức là mỗi người thợ chỉ phụ trách một khâu, làm đúng một chi tiết. Làm đi làm lại một chi tiết giúp cơ bắp sẽ quen đi, làm ít vấp váp. Ngoài ra, nó cũng khiến việc giữ bí mật được tốt, không ai biết người phụ trách khâu khác làm gì, làm thế nào, trừ phi bắt được toàn bộ dây chuyền còn không thì không tài nào có được sơ đồ thiết kế.
Điều kiện hạn chế và xác định rõ rằng trước mắt chỉ là luyện cho người dân quen việc binh đao, hiện tại vũ khí chủ yếu chế được: giáo, khiên, đoản đao, nỏ và tên. Giáo để đánh tầm trung, khiên che chắn, đoản đao cận chiến, nỏ bắn tên tầm xa. Đây đều là vũ khí cho một cuộc chiến phục kích hoặc phòng thủ phản công trên một mặt trận tương đối hẹp.
Cuộc chiến đầu tiên Kiệt muốn đánh, hoặc e rằng không đánh không được, có lẽ chính là ở trên đất thượng này. Từ bấy lâu, nhiều thành phần dân thượng đã thể hiện sự bất mãn với Kiệt. Không phải đa phần và sự khiêu khích không quá lớn nhưng chiến tranh là sự khó tránh.
Đối thủ, là Vua Gió K’ Brết. Nguyên nhân chính là vì sự phát triển của các buôn làng thần phục Vua Suối San Di đều là nhờ hợp tác với Kiệt. Ban đầu khi Kiệt ngỏ lời, Vua gió khước từ vì không muốn liên hệ với kẻ bắt tay với đối thủ lớn nhất của mình, còn giờ ông ta lo sợ Kiệt sẽ làm đồng minh với Vua Suối để hạ bệ mình. Chính vì lẽ đó, Vua Gió quyết định chuẩn bị lực lượng tấn công Hoàng Anh Kiệt trước tiên.
Vua Gió cho rằng mình đã rất khôn ngoan khi ra quyết định này, vì ông ta cho rằng cùng là người thượng, Vua Suối sẽ không thể ra tay cản tay Vua Gió khi ông ta đi đánh Anh Kiệt, cho dù Kiệt là bạn thân, vì như thế là phản bội lại người cùng dân tộc. Còn nếu ông ta đánh Vua Suối trước, Kiệt sẽ có thể liên hợp với Vua Suối đánh ông ta.
Vua Gió gửi chiến thư, hẹn Kiệt ra đánh một trận tại ngã ba dòng sông Pu Lan Ngọc. Quân của Vua Gió có tổng cộng 3000 người, 20 voi chiến, bên Kiệt có 2500 lính gồm cả 100 kị binh, có 10 con voi chiến, mà trong 10 con voi này, tình cả con Ki Ki chưa trưởng thành do Kiệt đích thân cưỡi ra thị sát mặt trận.
Dù chịu thiệt về quân số, song về trang bị, sĩ khí và chỉ huy thì quân của Kiệt trội hơn nhiều. Về trang bị, quân của Kiệt có vũ khí toàn làm từ thép tốt, tên cũng bọc thép, giáp vải và khiên mây tuy không cứng rắng như khiên kim loại nhưng cũng đủ che chắn phần nào trước cung tên và những cú đâm không quá mạnh. Quân của Kiệt tuy mới, nhưng đa phần khỏe mạnh, lại có quyết tâm đánh để giữ vững cuộc sống hiện tại, cuộc sống mà trước nay họ chưa từng được sống. Quan trọng nhất, họ có Hoàng Anh Kiệt chỉ huy.
Mở đầu trận, Kiệt cưỡi con Ki Ki, phất là cờ đỏ ba cái, Chỉ Huy Hoàng Mạnh Hưng, chú họ của Kiệt dẫn quân mình, 500 quân lao lên trước. Bên kia bờ sông, quân Vua Gió cũng nhanh chóng phản ứng lại. Lực lượng chiến đấu do chiến tướng K’ Tút, con trai của K’ Brết, tự thân cưỡi voi chỉ huy, chặn đánh.
Bên K’ Tút có lợi thế trên bờ, nên đồng loạt bắn nỏ. Trên khúc sông cạn có chừng 1 mét thôi, hàng chục người đã bị bắn hạ, chết có, bị thương có. Nhưng quân của Hoàng Mạnh Hưng vẫn ồ ạt xông lên, họ chỉ còn cách bờ có 2 mét, lúc này nỏ bắn rất rát, tưởng như có thể chặn đứng đợt tấn công này. Nhưng không, Hoàng Văn Hưng đã ra hiệu lệnh, tất cả lính của ông ta nhanh chóng tiến tới gần nhau, xếp khiên đè lên nhau, như một cái là chắn khổng lồ. Những mũi tên có thể bắn gục các chiến binh đơn độc giơ khiên, nhưng không thể bắn qua hàng chục cái khiên của những quân nhân đang đoàn kết che chắn cho nhau. Thậm chí, khi những mũi giáo mạnh mẽ nhất từ tay K’ Tút và đội binh sĩ thân cận có kịp phá nát một vài cái khiên, đánh chết một vài người lính, thì những vị trí đó cũng được thay thế bởi người khác tức thì.
Khi đã tới bờ sông, đội hình của Hoàng Mạnh Hưng biến đổi, những người lính nhanh chóng lao lên. Họ tấn công quân của K’ Tút nhanh chóng và mạnh mẽ, chỉ đâm giáo rồi bỏ luôn tay ra nếu thành công. Sau đó họ không dùng giáo nữa mà cứ đoản đao với khiên mây xông lên chém bừa. Trò này tỏ ra hiệu quả không ngờ, bị đánh xáp lá cà quá nhanh khiến quân của K’ Tút rồi như canh hẹ. Dù K’ Tút gào khản cổ và tự thân ra trận giết được vài người với ngọn giáo ném từ trên con voi của mình xuống, cũng chẳng thể đẩy quân của Hưng xuống sông. Trái lại, quân của Hưng dùng giáo chọc lên bụng voi, con voi đau quá lồng lên chạy, giẫm đạp cả vào quân mình.
Thấy con mình thất thế, K’ Brết lệnh toàn quân đánh lên. Thế là số quân còn lại ùa tới, Chỉ Huy Hưng không chút núng thế, hô hào anh em nhanh chóng tổ chức lại đội hình phòng ngự với giáo dài và khiên che. Đồng thời ngay lúc đó, số quân còn lại của Kiệt cũng bắt đầu sang sông, nhưng theo từng tốp nhỏ 50 người một.
Những nhóm lính nhỏ không xông vào hội quân với nhóm của Chỉ Huy Hưng, thay vào đó họ như những mũi tên đánh tạt sườn đội quân đông nhung nhúc của K’ Brết, chia nhỏ và khiến cho chúng phân tán ra để tiêu diệt họ chứ không tài nào tụ lại để đánh tan đội quân của Chỉ Huy Hưng.
Các nhóm này ró ràng kém hơn quân của Chỉ Huy Hưng nhiều, song họ được cái là nhỏ, nên co cụm tự vệ cũng dễ dàng, quân của K’ Brết nếu ham đánh họ thì còn mất nhiều thời gian hơn, nếu so với đánh cùng một vị trí vào đội quân của Chỉ Huy Hưng. Song cũng khó có ai có thể hiểu được điều đó, cứ thấy miếng mỡ là nhảy ngay vào.
Chính vì thế, đội quân của K’ Brết rõ ràng đông hơn hẳn, nhưng quá phân tán. Nếu K’ Brết mà cũng xuyên việt tới Việt Nam hiện nay, chắc ông ta sẽ hiểu rằng mình thua cũng đáng. Thế trận mà ông ta đang đối mặt, cũng là thứ khiến bao vị tướng người Pháp phải đau đầu khi đối mặt với thế trận của Đông Dương. Quân của Kiệt phân tán rải rác, giống như các đạo quân du kích địa phương, cho quân ra chặn thì tốn quân, mất lực lượng cơ động, mà nếu không cho, nhưng đạo quân này sẽ gây khó dễ, thậm chí chúng tụ lại thành thế lớn thì nguy. Còn đạo quân chủ lực giả của Chỉ Huy Hưng đã làm quá xuất sắc vai trò, khi câu thêm rất nhiều quân của K’ Brết ra vị trí sông.
Đến lúc này, Hoàng Anh Kiệt nhận thấy đội hình đối phương đã bị kéo dãn, cậu liền cho thổi tù và, đồng thời tự thúc voi và toàn bộ đội tượng binh tiến lên. Voi của Kiệt thì nhỏ, nên có hơi lùi lại so với đàn, nhưng vẫn cứ tiến đều. Đoàn tượng binh có thể coi là vũ khí chủ lực lao lên, nhanh chóng phá được phần lớn quân đang co cụm của bên K’ Brết. Để chống lại, đội tượng binh của Vua Gió cũng tiến lên. Hai đội voi nhanh chóng lao vào nhau, trên bành voi các tay xạ thủ cố gắng triệt hạ đối phương, nài voi chỉ huy voi đánh vào người kẻ địch, nhưng chiến thuật này thì bên Kiệt lợi hơn, vì quân K’ Brết đã đông, lại còn nằm ngay gần tượng binh của Kiệt, trong khi quân Kiệt phân tán quá, voi nếu lao vào mấy cái ổ nhỏ mà đánh thì không bõ.
Lúc này, lại một hồi tù và vang lên. Tiếng tù và rúc lên liên hồi này, không vang từ phía trước, mà lại ở đằng sau, làm cho vị Vua Gió của người thượng thấy bất an quá. Quả thực là đáng sợ, đội kị binh 100 người của Kiệt đã vòng ra đằng sau. Và hồi tù và Kiệt dùng vừa rồi, để lệnh cho tượng binh tiến lên là nghi binh, mục đích chính là để lệnh cho kị binh đánh vào.
Đội kị binh này do Xủ Lu, cậu bé người thượng năm nào từng dẫn Kiệt đi săn voi Ki Ki chỉ huy. Hóa ra Xủ Lu lớn hơn Kiệt nhiều, nhưng ở trên này ăn kham uống khổ nên vóc nhỏ, bây giờ đi theo Kiệt được ăn uống đầy đủ, nên trông như con gấu. Xủ Lu và các kị binh tay cầm giáo dài, cưỡi ngựa phi như điên, xông thẳng tới chỗ con voi của K’ Brết.
Thấy vua gặp nạn, binh sĩ vội ra chặn lại, nhưng tiếc cho họ, kị binh giáo dài mạnh không phải vì ngọn giáo, mà vì sức ngựa tích lũy từ trước. Chỉ khẽ chạm vào giáo, nhưng tấm khiên người bị đánh văng ra, kị binh đã mất giáo cũng lập tức tản nhanh ra, rút gươm chiến với kẻ khác, mở một đường cho kị binh lớp sau đánh thẳng vào. Từng kị binh lớp sau nối lớp trước xông tới, đâm vào con voi của K’ Brết.
Con voi tuy khỏe, nhưng chịu hơn chục nhát đâm từ những kị binh mạnh như sấm sét này, cũng phải chịu chết. Quân kị binh nhảy tới, chém bay đầu của K’ Brết ngay tắp lự. Bầy giờ, quân của Vua Gió mới tỉnh hồn, nhưng thế đã mất, nên chả mấy mà bị quân của Kiệt đánh tan và bắt sống hết.
Tác giả :
PTQDung