Hồi Ký Của Văn Lãm
Chương 1
Lãm sinh ra vào cuối thời nhà Trần, thời buổi đất nước đang rối ren suy tàn. Trên triều Hồ Quý Ly lộng quyền, ở phía Bắc một áng mây đen hung hãn khốc tàn đang chực chờ đổ ập đến.
Chàng chào đời trong một gia đình phú hào. Cha chàng có nhiều vợ và Lãm thật không may chỉ là con của một tỳ thiếp thấp kém. Chàng không được cha yêu thương, trong nhà không có tiếng nói. Các anh trai thì cực kì căm ghét chàng bởi vì Lãm khôi ngô và thông minh hơn họ. Đã vậy, thầy cứ đem tài hoa của Lãm khen trước mặt cha. Khiến cho ông càng ngày càng có cái nhìn tâm đắc về Lãm mà lơ là sự chú ý với các anh trai chàng.
Họ chướng mắt Lãm lắm, thường bày nhiều trò hiếp đáp hành hạ. Lãm cũng chịu nhiều tủi nhục thuở sinh thời. Dù văn tài lỗi lạc nhưng hết lần này đến lần khác không có cơ hội dự kinh ứng thí vì sự cản trở của những người anh xấu tính.
Thế rồi năm đó Minh Thành Tổ Chu Nguyên Chương đột nhiên đòi nhà Trần triều cống một số lượng lớn nam thanh khôi ngô để đưa về Kim Lăng [1] làm hoạn quan. Các anh của Lãm bày kế, trước là tìm cách dụ cha ra khỏi nhà sau đó đem Lãm đi nộp cho triều đình. Lãm là phận em út lại còn là con của vợ lẽ, không thể chống đối họ được. Với dung mạo xuất chúng, chàng nhanh chóng qua được vòng xét tuyển của quan lại địa phương và lọt vào danh sách cống phẩm.
Lãm bị nhốt vào một khu nhà tối tăm và chỉ biết vùi đầu vào gối. Chàng nghĩ rằng cuộc đời mình đến đây thôi là hết rồi. Chàng sẽ bị người ta tịnh thân, không còn được làm một người đàn ông chân chính đầu đội trời chân đạp đất nữa. Chàng sẽ bị đưa vào cung làm một hoạn quan, phải ngày ngày đổ uế canh cửa cho các cung tần. Chàng sẽ bị đưa đi khỏi cố hương, không còn được ở nước Việt nữa mà phải đi đến trời Bắc xa xôi, phục vụ cho bọn phương Bắc đốn mạt đó - Bọn giặc ngầm luôn tìm cách xâm lược và đồng hóa dân tộc mình. Một cuộc sống đầy khổ nhục.
Lãm chỉ muốn chết cho xong.
Với tâm trạng não nề u uất, Lãm tuyệt thực nhiều ngày. Khi các quan quản lý biết tin chàng tuyệt thực, chúng hiển nhiên không mang bát cơm đến rồi cười bảo "ăn đi, ăn cho ta vui nào" được rồi. Chúng một mặt không cấp thức ăn cho chàng nữa, thẳng tay bỏ đói chàng. Mặt khác chúng bắt đầu xem chàng là trò giải trí mới, buổi tối chúng đem chàng ra khoảnh đất trống sau khu nhà rồi thay phiên nhau trút giận.
Lãm bị chúng đánh đập rất dã man. Vì không thể làm tổn hại đến khuôn mặt chàng nên chúng chỉ hành hung ở các vị trí khác. Chúng không thương tiếc chà đạp lên hạ thân của chàng vì cho rằng kiểu gì nó cũng sẽ bị cắt đi thôi. Những đòn roi khiến cho Lãm không thể lết thân đi nổi, chỉ có thể nằm trên đất yếu ớt hít thở.
Lãm hận chứ. Chàng rất tức giận uẩn ức. Chàng đã bị hết kẻ này đến kẻ khác chà đạp, lăng mạ, hiển nhiên phải nảy sinh uất hận. Nhưng chàng còn có thể làm gì? Lãm thuở ấy chỉ là một con người bình thường. Luân lý của xã hội phong kiến cùng với mặc cảm về thân phận bọt bèo khiến chàng phải đành lòng nhẫn nhịn, nuốt uất ức vào trong. Thời đó thật khó để người ta bức ra khỏi những xiềng xích giai cấp và thân phận để đấu tranh cho thứ gọi là "quyền sống" hay "quyền con người". Những phận đời chìm trôi, bị giẫm đạp như cỏ rác. Lãm cũng chỉ là hạt cát bị lẫn vào cơn phong ba của thời cuộc thôi. Chàng cho rằng số phận mình luôn bị đặt trong tay người khác và chàng mãi mãi không thể định đoạt được nó.
Tổn thương do bị đánh đập và tâm trạng tuyệt vọng thống hận cuối cùng khiến Lãm qua đời. Chàng chết trong căn phòng tăm tối ngay sau đêm bị hành hung tàn bạo. Lãm chẳng biết sau khi chàng chết đi bọn quan lại kia sẽ tìm ai để thế vào vị trí của chàng. Đó đều là chuyện của kiếp trước rồi. Khi chàng lấy lại được ý thức, chàng thấy mình đang ngồi trong một căn phòng rộng lớn, xung quanh là hàng trăm con người, có cả nam lẫn nữ, ai cũng mặc áo trắng.
Trên bục cao ở trung tâm căn phòng có một vị quan mặc trang phục kì dị đang thao thao giảng giải. Thật ra đó chính là áo dài khăn đóng thế nhưng lúc đấy Lãm chưa biết về nó. Ở thời đại của chàng đàn ông không mặc áo dài. Nó được tạo ra ở thời nhà Nguyễn, cách thời đại mà Lãm sống đến tận mấy trăm năm sau.
Rất may, ông ấy vẫn nói tiếng Việt. Lãm chăm chú nghe và dần hiểu được sự tình. Hóa ra chàng đã được thăng đến thần giới Việt - Không gian tồn tại song song với thế giới hiện thực. Nơi mà thần linh và cư dân an lạc sinh sống.
Sau khi nghe phổ biến về các quy định Lãm được đưa đến một khu nhà lớn, nơi bao gồm các ngôi nhà năm gian quây quần vào nhau. Chàng có một căn phòng nhỏ, bên trong bố trí các vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt. Vị quan quản lý khu nhà nói với chàng rằng những phàm nhân được thăng về đây có hai sự lựa chọn, một là học nghề và hòa vào dòng chảy lao động của thần giới, trở thành một cư dân thần giới bình thường, hai là rèn luyện và thi tuyển vào hệ thống công chức của thần giới để trở thành phụ việc cho các vị thần. Lãm suy nghĩ nhiều ngày và chọn sẽ trở thành công chức. Chàng được đưa đến một khu nhà khác để tiếp nhận sự giảng dạy của các vị quan thần chuyên trách.
- o-
Chú thích:
[1] Còn gọi là Nam Kinh, kinh đô của nhà Minh.
Chàng chào đời trong một gia đình phú hào. Cha chàng có nhiều vợ và Lãm thật không may chỉ là con của một tỳ thiếp thấp kém. Chàng không được cha yêu thương, trong nhà không có tiếng nói. Các anh trai thì cực kì căm ghét chàng bởi vì Lãm khôi ngô và thông minh hơn họ. Đã vậy, thầy cứ đem tài hoa của Lãm khen trước mặt cha. Khiến cho ông càng ngày càng có cái nhìn tâm đắc về Lãm mà lơ là sự chú ý với các anh trai chàng.
Họ chướng mắt Lãm lắm, thường bày nhiều trò hiếp đáp hành hạ. Lãm cũng chịu nhiều tủi nhục thuở sinh thời. Dù văn tài lỗi lạc nhưng hết lần này đến lần khác không có cơ hội dự kinh ứng thí vì sự cản trở của những người anh xấu tính.
Thế rồi năm đó Minh Thành Tổ Chu Nguyên Chương đột nhiên đòi nhà Trần triều cống một số lượng lớn nam thanh khôi ngô để đưa về Kim Lăng [1] làm hoạn quan. Các anh của Lãm bày kế, trước là tìm cách dụ cha ra khỏi nhà sau đó đem Lãm đi nộp cho triều đình. Lãm là phận em út lại còn là con của vợ lẽ, không thể chống đối họ được. Với dung mạo xuất chúng, chàng nhanh chóng qua được vòng xét tuyển của quan lại địa phương và lọt vào danh sách cống phẩm.
Lãm bị nhốt vào một khu nhà tối tăm và chỉ biết vùi đầu vào gối. Chàng nghĩ rằng cuộc đời mình đến đây thôi là hết rồi. Chàng sẽ bị người ta tịnh thân, không còn được làm một người đàn ông chân chính đầu đội trời chân đạp đất nữa. Chàng sẽ bị đưa vào cung làm một hoạn quan, phải ngày ngày đổ uế canh cửa cho các cung tần. Chàng sẽ bị đưa đi khỏi cố hương, không còn được ở nước Việt nữa mà phải đi đến trời Bắc xa xôi, phục vụ cho bọn phương Bắc đốn mạt đó - Bọn giặc ngầm luôn tìm cách xâm lược và đồng hóa dân tộc mình. Một cuộc sống đầy khổ nhục.
Lãm chỉ muốn chết cho xong.
Với tâm trạng não nề u uất, Lãm tuyệt thực nhiều ngày. Khi các quan quản lý biết tin chàng tuyệt thực, chúng hiển nhiên không mang bát cơm đến rồi cười bảo "ăn đi, ăn cho ta vui nào" được rồi. Chúng một mặt không cấp thức ăn cho chàng nữa, thẳng tay bỏ đói chàng. Mặt khác chúng bắt đầu xem chàng là trò giải trí mới, buổi tối chúng đem chàng ra khoảnh đất trống sau khu nhà rồi thay phiên nhau trút giận.
Lãm bị chúng đánh đập rất dã man. Vì không thể làm tổn hại đến khuôn mặt chàng nên chúng chỉ hành hung ở các vị trí khác. Chúng không thương tiếc chà đạp lên hạ thân của chàng vì cho rằng kiểu gì nó cũng sẽ bị cắt đi thôi. Những đòn roi khiến cho Lãm không thể lết thân đi nổi, chỉ có thể nằm trên đất yếu ớt hít thở.
Lãm hận chứ. Chàng rất tức giận uẩn ức. Chàng đã bị hết kẻ này đến kẻ khác chà đạp, lăng mạ, hiển nhiên phải nảy sinh uất hận. Nhưng chàng còn có thể làm gì? Lãm thuở ấy chỉ là một con người bình thường. Luân lý của xã hội phong kiến cùng với mặc cảm về thân phận bọt bèo khiến chàng phải đành lòng nhẫn nhịn, nuốt uất ức vào trong. Thời đó thật khó để người ta bức ra khỏi những xiềng xích giai cấp và thân phận để đấu tranh cho thứ gọi là "quyền sống" hay "quyền con người". Những phận đời chìm trôi, bị giẫm đạp như cỏ rác. Lãm cũng chỉ là hạt cát bị lẫn vào cơn phong ba của thời cuộc thôi. Chàng cho rằng số phận mình luôn bị đặt trong tay người khác và chàng mãi mãi không thể định đoạt được nó.
Tổn thương do bị đánh đập và tâm trạng tuyệt vọng thống hận cuối cùng khiến Lãm qua đời. Chàng chết trong căn phòng tăm tối ngay sau đêm bị hành hung tàn bạo. Lãm chẳng biết sau khi chàng chết đi bọn quan lại kia sẽ tìm ai để thế vào vị trí của chàng. Đó đều là chuyện của kiếp trước rồi. Khi chàng lấy lại được ý thức, chàng thấy mình đang ngồi trong một căn phòng rộng lớn, xung quanh là hàng trăm con người, có cả nam lẫn nữ, ai cũng mặc áo trắng.
Trên bục cao ở trung tâm căn phòng có một vị quan mặc trang phục kì dị đang thao thao giảng giải. Thật ra đó chính là áo dài khăn đóng thế nhưng lúc đấy Lãm chưa biết về nó. Ở thời đại của chàng đàn ông không mặc áo dài. Nó được tạo ra ở thời nhà Nguyễn, cách thời đại mà Lãm sống đến tận mấy trăm năm sau.
Rất may, ông ấy vẫn nói tiếng Việt. Lãm chăm chú nghe và dần hiểu được sự tình. Hóa ra chàng đã được thăng đến thần giới Việt - Không gian tồn tại song song với thế giới hiện thực. Nơi mà thần linh và cư dân an lạc sinh sống.
Sau khi nghe phổ biến về các quy định Lãm được đưa đến một khu nhà lớn, nơi bao gồm các ngôi nhà năm gian quây quần vào nhau. Chàng có một căn phòng nhỏ, bên trong bố trí các vật dụng thiết yếu cho sinh hoạt. Vị quan quản lý khu nhà nói với chàng rằng những phàm nhân được thăng về đây có hai sự lựa chọn, một là học nghề và hòa vào dòng chảy lao động của thần giới, trở thành một cư dân thần giới bình thường, hai là rèn luyện và thi tuyển vào hệ thống công chức của thần giới để trở thành phụ việc cho các vị thần. Lãm suy nghĩ nhiều ngày và chọn sẽ trở thành công chức. Chàng được đưa đến một khu nhà khác để tiếp nhận sự giảng dạy của các vị quan thần chuyên trách.
- o-
Chú thích:
[1] Còn gọi là Nam Kinh, kinh đô của nhà Minh.
Tác giả :
Dye1002