Hoàng Quyền
Chương 27: Quốc sĩ vô song
*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Khi yên ắng bị dồn nén đến nghẹt thở, khi tất thảy đều chồn chân dợm xông lên đài thì thái giám mới hoàn được hồn, bước tới chỗ Tri Vi, khom lưng hành lễ.
“Xin mời—-“
“Quốc sĩ!”
Ninh Dịch lặng nhìn thiếu niên phí phách đó đứng bật dậy, cất tiếng hô vang rồi quay người rạng rỡ cười tươi với hắn, cuối cùng hiên ngang thẳng tiến lên đài.
Không rõ tại sao, thứ cảm giác bất an kỳ lạ lại choán trọn tâm tư, không phải sự phẫn nộ sôi trào khi cáo con vuột khỏi móng vuốt mà là cảm giác trông thấy chú chim non vụt sổ lồng, tung cánh chao nghiêng, đến lưng chừng trời thì trút bỏ thân cánh, hóa thành phượng hoàng bay vút lên muôn ngàn tầng mây. Hoặc giả, đó vốn là một con chim ưng luôn thu mình giấu cánh, đợi thời cơ đến thì chớp lấy, lao vút lên không, giữa chừng đảo hướng, xé gió xuyên mây lao thẳng xuống dưới, mổ trả kẻ rắp tâm hãm hại nó.
Lắc đầu gạt hết mọi ý niệm hoang đường đó đi rồi ngả người tựa vào thành ghế, nheo mắt dõi theo dáng hình nhỏ nhắn mảnh khảnh như vầng trăng khuyết đang từng bước tiến lên nơi treo kim bảng.
Tự đâm đầu vào chỗ chết, vậy cũng hay.
Đáng lẽ vui vẻ khoan khoái phải tìm về bên môi, ngờ đâu mây mù che phủ giăng mờ mi tâm.
…
Tri Vi bước lên đài, láng máng nghe thấy có kẻ hốt hoảng xông lên, ngoái đầu nhìn lại thì thấy Lâm Thiều, song rất mau đã có người phụ trách ghìm chân kéo hắn đi.
Nghìn con mắt đổ dồn nơi cô, không còn ghen ghét bỉ bai lúc đầu, chỉ còn thương hại hòa lẫn cả kinh – Cả kinh vì có kẻ biết chết vẫn liều mạng xông pha.
Trạc Anh quyển, ngót nghét sáu trăm năm lịch sử vẫn luôn bỏ ngỏ không ai thấu tỏ, vốn đã thành quan niệm thâm căn cố đế hằn sâu trong tiềm thức của mỗi người, vì rằng, thiên thư huyền diệu, người phàm sao hiểu?
Tri Vi khoan thai đứng giữa đài, chăm chú nhìn vào kim bảng, coi những ánh nhìn xét nét bên dưới tựa hồ không khí.
Sau rèm bỗng vang lên tiếng thốt se sẽ. Hoàng thân quốc thích vốn đang chán ngán quay ra rôm rả trò chuyện chợt bỏ dở giữa chừng, tò mò đưa mắt ngó ra ngoài, đánh giá kĩ lưỡng chàng thiếu niên bạo gan dám bước lên nhận giải đáp Trạc Anh quyển sáu trăm năm vẫn còn là lời thách đố kia.
“Biết quy định không?” Thái giám giương kim bảng kéo dài thanh điệu, liếc xéo hỏi Tri Vi.
“Không giải được, nguyện chịu chết!” Tri Vi cười tươi đáp lại.
Ngữ khí nhẹ tựa lông hồng, hàm nghĩa bên trong hãi hùng người nghe.
Ninh Dịch đang tựa lưng ngồi dưới trướng quan bèn ngồi thẳng dậy, mày kiếm nhíu chau, đăm chiêu nghĩ ngợi.
Mưa thuận gió hòa can đảm đối đầu với chớp giật sấm rền, phong thái này, rất giống với một kẻ…
Thái giám quay đầu nhìn vào mành trướng, nhận được chỉ thị bèn giở cuộn vải vàng nhám trong trường quyển kim tơ ra.
Trường quyển gấp làm ba đoạn, mỗi đoạn là một câu đố, trước giờ bao người ham hố đứng ra nhận giải, tuy được chiêm ngưỡng nội dung nhưng triều đình có chỉ, phàm là những kẻ đã xem qua đều phải im hơi lặng tiếng thề chết bảo vệ huyền cơ, vì thế người trong thiên hạ chẳng ai biết được bên trong kỳ quyển rốt cuộc đánh đố thứ gì.
Lúc này, vô số con mắt hiếu kỳ đều phóng lên chỗ cô.
Tri Vi ghé mắt nhìn vào, thần sắc trên mặt…cực kỳ lí thú.
Câu thứ nhất.
“Tại sao Tùng Hạ không mạnh bằng Sách Ni?”
(Dịch:Tại sao Panasonic lại không mạnh bằng Sony? Tùng Hạ là tên tiếng Trung của Panasonic, Sách Ni là tên tiếng Trung của Sony)
….
Phải dằn mãi, cô mới nhịn được tiếng cười ha hả phát ra.
Đây mà là thiên thư sáu trăm năm chấn danh thiên hạ, lừng lẫy bốn phương á? Đây mà là Trạc Anh quyển, giải được thì phong làm Quốc sĩ vô song á?
Đúng thế, có thể giải được, quả thực phải rất vô song – Vì câu hỏi này có thuộc về thế giới họ đang sống đâu.
Ai nấy đều đăm đăm quan sát thần thái của cô, thoáng thấy cô bặm môi giật miệng, ra chiều cố nén nhịn, tưởng cô thấy đề khó thì run lẩy bẩy, liền cảm thấy mọi chuyện quả đúng như mình dự đoán, bất giác chán nản thất vọng cùng cực, những tưởng hôm nay sẽ được mở mang tầm mắt, hồi hộp đón chờ kỳ tích xuất hiện, ai dè…
Ninh Dịch chống cằm, dõi mắt nom Tri Vi, kết quả thế này âu cũng nằm trong tính toán, thế nhưng lòng lại bấn loạn, thứ cảm xúc mông lung lạc lõng, nặng trĩu khó hiểu lại lần nữa trào dâng.
Cẩm bào trúc bạc khẽ rủ, lọn gió ưu ái ve vuốt vờn quanh, lạnh lẽo – mềm mỏng, như tâm tư của hắn hiện giờ…Tên nhóc xảo quyệt, láu cá cơ trí này lại có thể dễ dàng bị hắn dồn đến phát cuồng, lao đầu vào chỗ chết thế sao?
Vốn đang trầm ngâm, chợt kinh ngạc ngẩng lên khi thấy tên đó mặt mày rạng rỡ, hưng phấn cười rộ.
Nụ cười bất chợt hiện trên khuôn mặt thanh tú có phần cứng ngắc kia lại rạng ngời như nắng trời biển Đông, thiêu cháy tất thảy ánh nhìn, rọi sáng khoảng không tối tăm, khiến dung nhan bình phàm thoáng chốc hóa thành tuyệt đại phong hoa.
Ninh Dịch đờ đẫn si dại trong ánh mắt tươi cười hấp háy ấy, thẫn thờ nhìn kẻ đó điềm nhiên tiến lên, vén ống tay áo, chấm bút vào nghiên mực đã mài sẵn, roèn roẹt viết vài từ ‘gà bay lợn múa’ ra tờ giấy trắng phau, đoạn nhếch mép cười ruồi, chậm rãi lui xuống.
Thái giám há hốc kinh ngạc, lật đật chạy tới cầm lấy đáp án, không dám ngó qua chỉ cung kính khom lưng dâng vào tận trong. Sau rèm, từ đại học sĩ đến thứ cát sĩ có nhiệm vụ chấm thi đều luân phiên nhau truyền tờ đáp án, ngắm ngược ngắm xuôi một hồi mà chẳng hiểu gì. (Thứ cát sĩ: chức quan ngắn hạn trong Hàn Lâm viện)
Đáp án cực đơn giản, song cũng cực quái lạ, quái hơn cả câu đố, là một dòng ‘ký hiệu’ viết hoa: PANASONIC!
(Đây là một câu đố mẹo của người Tàu, tại sao Panasonic lại không mạnh bằng Sony, lý giải: vì sợ anh Sony. Mà câu này trong tiếng Trung đọc là: Palesuonige – đồng âm với từ Panasonic theo cách đọc của người Tàu, vậy nên đáp án chính là: Panasonic.)
Căng mắt chau mày cả buổi, cuối cùng chịu thua, đồng loạt quay ra cầu cứu Thiên hạ đệ nhất tài tử – Tân Tử Nghiên. Tân Tử Nghiên cau có dung nhan phong tình vạn chủng, đoạn bực bội lên tiếng: “Tôi không phải đạo sĩ, không hiểu được mấy câu chú gà bới này!”
Đành phải sai người tức tốc phi ngựa về cung lấy đáp án đã chôn vùi suốt mấy trăm năm ra so sánh – Do đó giờ chẳng ai giải được nên khinh suất quên đem theo đáp án!
Qua một hồi lâu, trong rèm mới rộ lên tiếng kinh hô khó tưởng.
Trên cuốn đáp án khảm vàng, cũng là một dòng ‘câu chú’ viết hoa y hệt như thế, thậm chí chữ viết còn láu hơn cả Tri Vi. Ai nấy đều đau đáu đem ra đối chiếu, thộn mặt một lúc mới truyền đáp án vào sau bình phong.
Sau bình phong, thái tử đang nhâm nhi ly trà hảo hạng, nghe người bẩm báo xong bèn ngó mắt ra ngoài, đoạn mỉm cười bảo: “Phụ hoàng, chẳng ngờ hôm nay lại có sĩ tử giải được kỳ quyển!”
Hoàng đế gầy guộc già nua trong bộ long bào vàng chói, nghe thế bèn ‘Ồ’ một tiếng, đáp: “Mấy năm nay, Thanh Minh do con phụ trách chủ quản, lớp lớp xuất hiện kỳ tài. Chẳng phí hoài công sức như lần trẫm đích thân quản sự.”
Thái tử được khen thì hí hửng ra mặt, nhớ mấy ngày trước cùng bàn bạc với lão lục, lão lục bảo rằng: gần đây Đại Việt lại xâm lấn bờ cõi, Hải Phận Kim Sa bắt bớ cướp bóc của dân, bạo loạn tranh chấp xảy ra liên miên khiến bệ hạ đau đầu ngày đêm muộn phiền, chi bằng khuyên người xuất cung giải khuây đích thân ngự lãm khảo thí một chuyến. Thanh Minh mấy năm nay kỳ tài sẵn có, bệ hạ thấy rồi cũng được an ủi phần nào, đừng ngại tổ chức linh đình long trọng, khuếch trương thanh thế rầm rộ. Làm thế vừa phô trương quốc uy của Thiên Thịnh: nhân tài sẵn có như sao sa, lại vừa vỗ yên lòng dân, thuận đà khiến đám loạn thần tặc tử kinh hãi lo sợ. Giờ xem ra, quả thực đã khiến long nhan phấn chấn phần nào, nhưng công lao này hắn lại muốn giữ cho riêng mình, lời phân giải dợm đến môi lại nuốt vào, cười hềnh hệch tiếp lời: “Phụ hoàng bao năm dốc lòng vì nước, Thiên Thịnh ta được thiên gia ban thịnh vượng, nhân tài sĩ tử đều tựu trung tại Đế Kinh, giờ Quốc sĩ của Trạc Anh quyển lại xuất thế, vừa hay khiến đám loạn thần tặc tử nơm nớp lo sợ, biết điều an phận mà rút lui.”
Hoàng đế vuốt râu gật đầu hài lòng, đoạn nom thái tử bảo: “Tuy vậy, mới một câu đố được giải, nói là Quốc sĩ e còn quá sớm.”
“Không phải cũng thành phải ạ!” Thái tử đắc ý ra mặt, nhấp một ngụm trà rồi sang sảng nói: “Chỉ cần phụ hoàng công nhận thì hắn chính là Quốc sĩ!”
Hoàng đế nhàn nhạt liếc hắn, ý cười trầm ngưng bên môi một thoáng rồi phất tay ra hiệu cho thái giám tiếp tục.
Thái giám hiểu ý vội vàng lui xuống, đoạn bước ra ngoài, gân cổ, eo éo truyền lệnh: “Câu thứ hai.”
Tức thì, cả quảng trường rộng lớn liền ồn ã rộ vang, ai nấy đều há mồm tròn mắt kinh ngạc như sét đánh giữa trời quang – Câu thứ nhất đã qua rồi sao?
Ninh Dịch đang nâng ly trà, nghe thấy tuyên cáo, tay thoáng run rẩy, thứ nước vàng nhợt liền sánh vài giọt ra cẩm bào trắng ngà, lại chẳng để tâm lau đi, chỉ ngước lên chằm chằm nhìn Tri Vi, tinh quang vụt lóe qua đáy mắt.
Câu đố thứ hai.
“A và B có thể chuyển hóa cho nhau, B có thể thành C trong nước sôi, C có thể ô xy hóa thành D trong không khí, biết D có mùi trứng thối, hỏi A,B,C,D là gì?”
Lần này, Tri Vi chỉ điềm nhiên viết ra lời giải. Lúc đứng từ xa nom thấy nét chữ quen thuộc trên trường quyển kim tơ, bỗng thấy ngờ ngợ, khi giải được câu đố thứ nhất thì mới vỡ lẽ. Trạc Anh quyển danh chấn bốn phương gì gì đó, Quốc sĩ vô song được bao người thèm khát gì gì đó, một là bị ngộ nhận, hai là do chính chủ nhân của cuốn vở đã cố ý bày ra trò cười lớn nhất thiên hạ suốt sáu trăm năm nay.
Bất luận thế nào, trò đùa này tuy mang tính bôi bác thiên hạ nhưng lại giúp cô giải nguy kịp thời.
Đáp án thứ hai lại được dâng vào trong. Dưới quảng trường, ai nấy đều sốt sắng bồn chồn kiễng chân nghển cổ ngó lên nơi treo mành bạc ngân tơ, qua một lúc, rèm được vén lên, Thái giám bỗng dưng hăng hái đột xuất, the thé truyền vang, tiếng truyền kích động đánh thẳng vào tâm can của kẻ chực chờ: “Câu thứ ba.”
Lập tức xuất hiện một màn nhốn nháo thi nhau chen lấn xô đẩy dồn lên hàng đầu hòng đích mục sở thị Quốc sĩ vô song lần đầu xuất thế suốt sáu trăm năm.
Ninh Dịch cũng chẳng thể bình tâm ngồi dưới quan sát, bèn đứng dậy bước thẳng lên trên.
Lúc hai người chạm vai trên đài, đầu hắn ngoảnh lại, mắt phóng hàn băng về phía cô, cô chỉ cúi mặt thu mày, thần thái ôn hòa ra vẻ cung kính, nhưng khi chân hắn dợm đi thì khẽ khọt châm chọc: “Điện hạ, sắp tới đây, thảo dân sẽ có diễm phúc được bầu bạn với người trên triều. Công danh vinh hiển thế này, đều là nhờ vào điện hạ cả.”
Vai hắn cứng đờ, rất mau đã lấy lại trấn tĩnh, đoạn rảo bước, tiến vào trong mành trướng, chung vui góp mặt cùng các vị hoàng tử.
Tri Vi dõi theo bóng hắn, lòng vui phơi phới như hoa mừng đón xuân!
Bị hắn bắt nạt ức hiếp lâu như thế, lần nào cũng bị thất thố, dồn vào bước đường cùng, lần này thì trời đứng về phía cô rồi!
Câu thứ ba.
“Một viên thiên mệnh thần thạch có khả năng quyết định vận mệnh của cả quốc gia được lấy từ thần điện Khung Thương Trường Thanh, nếu ném xuống vùng biển Ngạc Hải La Sát Đảo vào giờ Thìn ba khắc trong đêm Nguyệt thực thì sẽ xảy ra chuyện gì?”
Các vị sư trưởng trong Hàn Lâm viện cùng Khâm Thiên giám (phụ trách về mảng thiên văn) thoáng nom thấy đề mục, liền trầm ngâm vuốt râu suy ngẫm, vận dụng đủ mọi kiến thức tinh thông bác học, trau dồi tích lũy cả đời ra để suy luận, từ tử vi, thiên văn, kinh dịch đến phong thủy…tất tần tật những khía cạnh huyền bí thâm sâu vi diệu đều được lôi ra lý luận giải đố, cuối cùng một vị trưởng bối thuộc Khâm Thiên giám ủ tay trong ống áo, run rẩy đáp: “Quả là sâu không thể lường, sâu không thể lường…”
Vẻ mặt đăm chiêu thường trực liền lan ra sau trướng. Ba câu đố, trước đó vài triều đại, có một nhà thông thái học vấn cao thâm đã dùng cả đời để nghiên cứu cắt nghĩa lý giải từng câu, cuối cùng đã rút ra kết luận: đề mục tưởng chừng cổ quái ấu trĩ, nhưng hàm nghĩa bên trong lại thâm sâu khó dò. Ba câu đố này bao hàm cách hoán đổi trận pháp, tính toán tử vi, quy kết số mệnh cùng nhiều triết lý huyền diệu cao siêu vượt ngoài sức tưởng tượng của người phàm. Đừng nói là đưa ra đáp án mà ngay cả việc cắt nghĩa đề mục cũng đã ngốn mất thời gian cả đời của ông ta. Năm đó, nhà đại thông thái râu tóc bạc phơ, răng rụng lưa thưa ngồi vỗ đùi mà rằng: quả không hổ là Thánh đế Đại Thành tuyệt diễm kỳ tài bậc nhất thiên hạ, nếu người giải không được xưng tụng là Quốc sĩ vô song thì không để đâu hết lòng kính ngưỡng thần phục này được!
Đọc xong câu đố, Tri Vi cũng nghệt mặt ra đứng một lúc. Chết thật! Câu này cô chưa xem tới!
Thế nhưng, qua hai câu đố vừa rồi, Tri Vi đã hoàn toàn nắm được lối suy luận quỷ quyệt của chủ nhân nó, cứ đơn giản mà suy, chỉ cần đưa ra đáp án ai xem cũng té là được!
Đáp án của cô lại được mang vào trong.
Lát sau, trong trướng liền lúc vang lên mấy tiếng huỳnh huỵch, mông rụng như sung…
Trướng mành vén lên, thái giám túa mồ hôi hột, run rẩy đứng giữa đài, há miệng lấy hơi vài cái, mãi chưa hoàn hồn để lên tiếng công cáo.
Thành bại chỉ chờ vào một lời quyết định, ai nấy đều hồi hộp đau đáu ngước lên đài, chờ đợi tiếng tuyên cáo eo éo của hắn, đợi chờ thời khắc Quốc sĩ vô song xuất thế hạ phàm.
Cả ngàn người chen chúc đứng ngợp quảng trường bỗng chốc nhất loạt im lặng bồn chồn chờ mong.
Tri Vi chắp tay sau lưng, ung dung đứng trước đài, cong môi cười mỉm. Trường quyển kim tơ bề dài ba thước rằn rặt tung bay giữa đầu ngón tay trắng muốt, như tiếng khúc khích văng vẳng phía bên kia bầu trời.
Ninh Dịch quay người, thần thái đa mang phức tạp chằm chặp nhìn chàng thiếu niên vô danh tiểu tốt đó.
Khi yên ắng bị dồn nén đến nghẹt thở, khi tất thảy đều chồn chân dợm xông lên đài thì thái giám mới hoàn được hồn, bước tới chỗ Tri Vi, khom lưng hành lễ.
“Xin mời—-“
“Quốc sĩ!”
P/s: Mấy câu đố này nghe ‘bưa nặng’ quá, nhưng nó có nguyên do cả, thời Phù Diêu hoàng hậu và Trưởng Tôn Vô Cực Thánh đế, hai người họ được muôn dân xưng tụng là Thánh đế vô song và Thần anh hoàng hậu, mọi thứ liên quan tới họ đều được thần thánh hóa lên. Chúng ta đọc mấy câu đố trên thì chép miệng kêu ‘vớ vẩn’ nhưng nếu không phải là dạng câu đố ‘vớ vẩn’ này mà là kiểu câu đối uyên thâm hay những luận đề về văn học, lịch sử thì chắc chắn đã được nhân tài thời xưa giải hết rồi chứ chẳng còn cho Tri Vi giải như bây giờ. Vì trình văn thơ của thời trước luôn hơn đứt thời sau mà. Vậy nên, khi đọc qua mấy câu đố thì thấy ‘ngớ ngẩn’ nhưng ngẫm kĩ mới thấy được độ thâm thúy của nó.
Khi yên ắng bị dồn nén đến nghẹt thở, khi tất thảy đều chồn chân dợm xông lên đài thì thái giám mới hoàn được hồn, bước tới chỗ Tri Vi, khom lưng hành lễ.
“Xin mời—-“
“Quốc sĩ!”
Ninh Dịch lặng nhìn thiếu niên phí phách đó đứng bật dậy, cất tiếng hô vang rồi quay người rạng rỡ cười tươi với hắn, cuối cùng hiên ngang thẳng tiến lên đài.
Không rõ tại sao, thứ cảm giác bất an kỳ lạ lại choán trọn tâm tư, không phải sự phẫn nộ sôi trào khi cáo con vuột khỏi móng vuốt mà là cảm giác trông thấy chú chim non vụt sổ lồng, tung cánh chao nghiêng, đến lưng chừng trời thì trút bỏ thân cánh, hóa thành phượng hoàng bay vút lên muôn ngàn tầng mây. Hoặc giả, đó vốn là một con chim ưng luôn thu mình giấu cánh, đợi thời cơ đến thì chớp lấy, lao vút lên không, giữa chừng đảo hướng, xé gió xuyên mây lao thẳng xuống dưới, mổ trả kẻ rắp tâm hãm hại nó.
Lắc đầu gạt hết mọi ý niệm hoang đường đó đi rồi ngả người tựa vào thành ghế, nheo mắt dõi theo dáng hình nhỏ nhắn mảnh khảnh như vầng trăng khuyết đang từng bước tiến lên nơi treo kim bảng.
Tự đâm đầu vào chỗ chết, vậy cũng hay.
Đáng lẽ vui vẻ khoan khoái phải tìm về bên môi, ngờ đâu mây mù che phủ giăng mờ mi tâm.
…
Tri Vi bước lên đài, láng máng nghe thấy có kẻ hốt hoảng xông lên, ngoái đầu nhìn lại thì thấy Lâm Thiều, song rất mau đã có người phụ trách ghìm chân kéo hắn đi.
Nghìn con mắt đổ dồn nơi cô, không còn ghen ghét bỉ bai lúc đầu, chỉ còn thương hại hòa lẫn cả kinh – Cả kinh vì có kẻ biết chết vẫn liều mạng xông pha.
Trạc Anh quyển, ngót nghét sáu trăm năm lịch sử vẫn luôn bỏ ngỏ không ai thấu tỏ, vốn đã thành quan niệm thâm căn cố đế hằn sâu trong tiềm thức của mỗi người, vì rằng, thiên thư huyền diệu, người phàm sao hiểu?
Tri Vi khoan thai đứng giữa đài, chăm chú nhìn vào kim bảng, coi những ánh nhìn xét nét bên dưới tựa hồ không khí.
Sau rèm bỗng vang lên tiếng thốt se sẽ. Hoàng thân quốc thích vốn đang chán ngán quay ra rôm rả trò chuyện chợt bỏ dở giữa chừng, tò mò đưa mắt ngó ra ngoài, đánh giá kĩ lưỡng chàng thiếu niên bạo gan dám bước lên nhận giải đáp Trạc Anh quyển sáu trăm năm vẫn còn là lời thách đố kia.
“Biết quy định không?” Thái giám giương kim bảng kéo dài thanh điệu, liếc xéo hỏi Tri Vi.
“Không giải được, nguyện chịu chết!” Tri Vi cười tươi đáp lại.
Ngữ khí nhẹ tựa lông hồng, hàm nghĩa bên trong hãi hùng người nghe.
Ninh Dịch đang tựa lưng ngồi dưới trướng quan bèn ngồi thẳng dậy, mày kiếm nhíu chau, đăm chiêu nghĩ ngợi.
Mưa thuận gió hòa can đảm đối đầu với chớp giật sấm rền, phong thái này, rất giống với một kẻ…
Thái giám quay đầu nhìn vào mành trướng, nhận được chỉ thị bèn giở cuộn vải vàng nhám trong trường quyển kim tơ ra.
Trường quyển gấp làm ba đoạn, mỗi đoạn là một câu đố, trước giờ bao người ham hố đứng ra nhận giải, tuy được chiêm ngưỡng nội dung nhưng triều đình có chỉ, phàm là những kẻ đã xem qua đều phải im hơi lặng tiếng thề chết bảo vệ huyền cơ, vì thế người trong thiên hạ chẳng ai biết được bên trong kỳ quyển rốt cuộc đánh đố thứ gì.
Lúc này, vô số con mắt hiếu kỳ đều phóng lên chỗ cô.
Tri Vi ghé mắt nhìn vào, thần sắc trên mặt…cực kỳ lí thú.
Câu thứ nhất.
“Tại sao Tùng Hạ không mạnh bằng Sách Ni?”
(Dịch:Tại sao Panasonic lại không mạnh bằng Sony? Tùng Hạ là tên tiếng Trung của Panasonic, Sách Ni là tên tiếng Trung của Sony)
….
Phải dằn mãi, cô mới nhịn được tiếng cười ha hả phát ra.
Đây mà là thiên thư sáu trăm năm chấn danh thiên hạ, lừng lẫy bốn phương á? Đây mà là Trạc Anh quyển, giải được thì phong làm Quốc sĩ vô song á?
Đúng thế, có thể giải được, quả thực phải rất vô song – Vì câu hỏi này có thuộc về thế giới họ đang sống đâu.
Ai nấy đều đăm đăm quan sát thần thái của cô, thoáng thấy cô bặm môi giật miệng, ra chiều cố nén nhịn, tưởng cô thấy đề khó thì run lẩy bẩy, liền cảm thấy mọi chuyện quả đúng như mình dự đoán, bất giác chán nản thất vọng cùng cực, những tưởng hôm nay sẽ được mở mang tầm mắt, hồi hộp đón chờ kỳ tích xuất hiện, ai dè…
Ninh Dịch chống cằm, dõi mắt nom Tri Vi, kết quả thế này âu cũng nằm trong tính toán, thế nhưng lòng lại bấn loạn, thứ cảm xúc mông lung lạc lõng, nặng trĩu khó hiểu lại lần nữa trào dâng.
Cẩm bào trúc bạc khẽ rủ, lọn gió ưu ái ve vuốt vờn quanh, lạnh lẽo – mềm mỏng, như tâm tư của hắn hiện giờ…Tên nhóc xảo quyệt, láu cá cơ trí này lại có thể dễ dàng bị hắn dồn đến phát cuồng, lao đầu vào chỗ chết thế sao?
Vốn đang trầm ngâm, chợt kinh ngạc ngẩng lên khi thấy tên đó mặt mày rạng rỡ, hưng phấn cười rộ.
Nụ cười bất chợt hiện trên khuôn mặt thanh tú có phần cứng ngắc kia lại rạng ngời như nắng trời biển Đông, thiêu cháy tất thảy ánh nhìn, rọi sáng khoảng không tối tăm, khiến dung nhan bình phàm thoáng chốc hóa thành tuyệt đại phong hoa.
Ninh Dịch đờ đẫn si dại trong ánh mắt tươi cười hấp háy ấy, thẫn thờ nhìn kẻ đó điềm nhiên tiến lên, vén ống tay áo, chấm bút vào nghiên mực đã mài sẵn, roèn roẹt viết vài từ ‘gà bay lợn múa’ ra tờ giấy trắng phau, đoạn nhếch mép cười ruồi, chậm rãi lui xuống.
Thái giám há hốc kinh ngạc, lật đật chạy tới cầm lấy đáp án, không dám ngó qua chỉ cung kính khom lưng dâng vào tận trong. Sau rèm, từ đại học sĩ đến thứ cát sĩ có nhiệm vụ chấm thi đều luân phiên nhau truyền tờ đáp án, ngắm ngược ngắm xuôi một hồi mà chẳng hiểu gì. (Thứ cát sĩ: chức quan ngắn hạn trong Hàn Lâm viện)
Đáp án cực đơn giản, song cũng cực quái lạ, quái hơn cả câu đố, là một dòng ‘ký hiệu’ viết hoa: PANASONIC!
(Đây là một câu đố mẹo của người Tàu, tại sao Panasonic lại không mạnh bằng Sony, lý giải: vì sợ anh Sony. Mà câu này trong tiếng Trung đọc là: Palesuonige – đồng âm với từ Panasonic theo cách đọc của người Tàu, vậy nên đáp án chính là: Panasonic.)
Căng mắt chau mày cả buổi, cuối cùng chịu thua, đồng loạt quay ra cầu cứu Thiên hạ đệ nhất tài tử – Tân Tử Nghiên. Tân Tử Nghiên cau có dung nhan phong tình vạn chủng, đoạn bực bội lên tiếng: “Tôi không phải đạo sĩ, không hiểu được mấy câu chú gà bới này!”
Đành phải sai người tức tốc phi ngựa về cung lấy đáp án đã chôn vùi suốt mấy trăm năm ra so sánh – Do đó giờ chẳng ai giải được nên khinh suất quên đem theo đáp án!
Qua một hồi lâu, trong rèm mới rộ lên tiếng kinh hô khó tưởng.
Trên cuốn đáp án khảm vàng, cũng là một dòng ‘câu chú’ viết hoa y hệt như thế, thậm chí chữ viết còn láu hơn cả Tri Vi. Ai nấy đều đau đáu đem ra đối chiếu, thộn mặt một lúc mới truyền đáp án vào sau bình phong.
Sau bình phong, thái tử đang nhâm nhi ly trà hảo hạng, nghe người bẩm báo xong bèn ngó mắt ra ngoài, đoạn mỉm cười bảo: “Phụ hoàng, chẳng ngờ hôm nay lại có sĩ tử giải được kỳ quyển!”
Hoàng đế gầy guộc già nua trong bộ long bào vàng chói, nghe thế bèn ‘Ồ’ một tiếng, đáp: “Mấy năm nay, Thanh Minh do con phụ trách chủ quản, lớp lớp xuất hiện kỳ tài. Chẳng phí hoài công sức như lần trẫm đích thân quản sự.”
Thái tử được khen thì hí hửng ra mặt, nhớ mấy ngày trước cùng bàn bạc với lão lục, lão lục bảo rằng: gần đây Đại Việt lại xâm lấn bờ cõi, Hải Phận Kim Sa bắt bớ cướp bóc của dân, bạo loạn tranh chấp xảy ra liên miên khiến bệ hạ đau đầu ngày đêm muộn phiền, chi bằng khuyên người xuất cung giải khuây đích thân ngự lãm khảo thí một chuyến. Thanh Minh mấy năm nay kỳ tài sẵn có, bệ hạ thấy rồi cũng được an ủi phần nào, đừng ngại tổ chức linh đình long trọng, khuếch trương thanh thế rầm rộ. Làm thế vừa phô trương quốc uy của Thiên Thịnh: nhân tài sẵn có như sao sa, lại vừa vỗ yên lòng dân, thuận đà khiến đám loạn thần tặc tử kinh hãi lo sợ. Giờ xem ra, quả thực đã khiến long nhan phấn chấn phần nào, nhưng công lao này hắn lại muốn giữ cho riêng mình, lời phân giải dợm đến môi lại nuốt vào, cười hềnh hệch tiếp lời: “Phụ hoàng bao năm dốc lòng vì nước, Thiên Thịnh ta được thiên gia ban thịnh vượng, nhân tài sĩ tử đều tựu trung tại Đế Kinh, giờ Quốc sĩ của Trạc Anh quyển lại xuất thế, vừa hay khiến đám loạn thần tặc tử nơm nớp lo sợ, biết điều an phận mà rút lui.”
Hoàng đế vuốt râu gật đầu hài lòng, đoạn nom thái tử bảo: “Tuy vậy, mới một câu đố được giải, nói là Quốc sĩ e còn quá sớm.”
“Không phải cũng thành phải ạ!” Thái tử đắc ý ra mặt, nhấp một ngụm trà rồi sang sảng nói: “Chỉ cần phụ hoàng công nhận thì hắn chính là Quốc sĩ!”
Hoàng đế nhàn nhạt liếc hắn, ý cười trầm ngưng bên môi một thoáng rồi phất tay ra hiệu cho thái giám tiếp tục.
Thái giám hiểu ý vội vàng lui xuống, đoạn bước ra ngoài, gân cổ, eo éo truyền lệnh: “Câu thứ hai.”
Tức thì, cả quảng trường rộng lớn liền ồn ã rộ vang, ai nấy đều há mồm tròn mắt kinh ngạc như sét đánh giữa trời quang – Câu thứ nhất đã qua rồi sao?
Ninh Dịch đang nâng ly trà, nghe thấy tuyên cáo, tay thoáng run rẩy, thứ nước vàng nhợt liền sánh vài giọt ra cẩm bào trắng ngà, lại chẳng để tâm lau đi, chỉ ngước lên chằm chằm nhìn Tri Vi, tinh quang vụt lóe qua đáy mắt.
Câu đố thứ hai.
“A và B có thể chuyển hóa cho nhau, B có thể thành C trong nước sôi, C có thể ô xy hóa thành D trong không khí, biết D có mùi trứng thối, hỏi A,B,C,D là gì?”
Lần này, Tri Vi chỉ điềm nhiên viết ra lời giải. Lúc đứng từ xa nom thấy nét chữ quen thuộc trên trường quyển kim tơ, bỗng thấy ngờ ngợ, khi giải được câu đố thứ nhất thì mới vỡ lẽ. Trạc Anh quyển danh chấn bốn phương gì gì đó, Quốc sĩ vô song được bao người thèm khát gì gì đó, một là bị ngộ nhận, hai là do chính chủ nhân của cuốn vở đã cố ý bày ra trò cười lớn nhất thiên hạ suốt sáu trăm năm nay.
Bất luận thế nào, trò đùa này tuy mang tính bôi bác thiên hạ nhưng lại giúp cô giải nguy kịp thời.
Đáp án thứ hai lại được dâng vào trong. Dưới quảng trường, ai nấy đều sốt sắng bồn chồn kiễng chân nghển cổ ngó lên nơi treo mành bạc ngân tơ, qua một lúc, rèm được vén lên, Thái giám bỗng dưng hăng hái đột xuất, the thé truyền vang, tiếng truyền kích động đánh thẳng vào tâm can của kẻ chực chờ: “Câu thứ ba.”
Lập tức xuất hiện một màn nhốn nháo thi nhau chen lấn xô đẩy dồn lên hàng đầu hòng đích mục sở thị Quốc sĩ vô song lần đầu xuất thế suốt sáu trăm năm.
Ninh Dịch cũng chẳng thể bình tâm ngồi dưới quan sát, bèn đứng dậy bước thẳng lên trên.
Lúc hai người chạm vai trên đài, đầu hắn ngoảnh lại, mắt phóng hàn băng về phía cô, cô chỉ cúi mặt thu mày, thần thái ôn hòa ra vẻ cung kính, nhưng khi chân hắn dợm đi thì khẽ khọt châm chọc: “Điện hạ, sắp tới đây, thảo dân sẽ có diễm phúc được bầu bạn với người trên triều. Công danh vinh hiển thế này, đều là nhờ vào điện hạ cả.”
Vai hắn cứng đờ, rất mau đã lấy lại trấn tĩnh, đoạn rảo bước, tiến vào trong mành trướng, chung vui góp mặt cùng các vị hoàng tử.
Tri Vi dõi theo bóng hắn, lòng vui phơi phới như hoa mừng đón xuân!
Bị hắn bắt nạt ức hiếp lâu như thế, lần nào cũng bị thất thố, dồn vào bước đường cùng, lần này thì trời đứng về phía cô rồi!
Câu thứ ba.
“Một viên thiên mệnh thần thạch có khả năng quyết định vận mệnh của cả quốc gia được lấy từ thần điện Khung Thương Trường Thanh, nếu ném xuống vùng biển Ngạc Hải La Sát Đảo vào giờ Thìn ba khắc trong đêm Nguyệt thực thì sẽ xảy ra chuyện gì?”
Các vị sư trưởng trong Hàn Lâm viện cùng Khâm Thiên giám (phụ trách về mảng thiên văn) thoáng nom thấy đề mục, liền trầm ngâm vuốt râu suy ngẫm, vận dụng đủ mọi kiến thức tinh thông bác học, trau dồi tích lũy cả đời ra để suy luận, từ tử vi, thiên văn, kinh dịch đến phong thủy…tất tần tật những khía cạnh huyền bí thâm sâu vi diệu đều được lôi ra lý luận giải đố, cuối cùng một vị trưởng bối thuộc Khâm Thiên giám ủ tay trong ống áo, run rẩy đáp: “Quả là sâu không thể lường, sâu không thể lường…”
Vẻ mặt đăm chiêu thường trực liền lan ra sau trướng. Ba câu đố, trước đó vài triều đại, có một nhà thông thái học vấn cao thâm đã dùng cả đời để nghiên cứu cắt nghĩa lý giải từng câu, cuối cùng đã rút ra kết luận: đề mục tưởng chừng cổ quái ấu trĩ, nhưng hàm nghĩa bên trong lại thâm sâu khó dò. Ba câu đố này bao hàm cách hoán đổi trận pháp, tính toán tử vi, quy kết số mệnh cùng nhiều triết lý huyền diệu cao siêu vượt ngoài sức tưởng tượng của người phàm. Đừng nói là đưa ra đáp án mà ngay cả việc cắt nghĩa đề mục cũng đã ngốn mất thời gian cả đời của ông ta. Năm đó, nhà đại thông thái râu tóc bạc phơ, răng rụng lưa thưa ngồi vỗ đùi mà rằng: quả không hổ là Thánh đế Đại Thành tuyệt diễm kỳ tài bậc nhất thiên hạ, nếu người giải không được xưng tụng là Quốc sĩ vô song thì không để đâu hết lòng kính ngưỡng thần phục này được!
Đọc xong câu đố, Tri Vi cũng nghệt mặt ra đứng một lúc. Chết thật! Câu này cô chưa xem tới!
Thế nhưng, qua hai câu đố vừa rồi, Tri Vi đã hoàn toàn nắm được lối suy luận quỷ quyệt của chủ nhân nó, cứ đơn giản mà suy, chỉ cần đưa ra đáp án ai xem cũng té là được!
Đáp án của cô lại được mang vào trong.
Lát sau, trong trướng liền lúc vang lên mấy tiếng huỳnh huỵch, mông rụng như sung…
Trướng mành vén lên, thái giám túa mồ hôi hột, run rẩy đứng giữa đài, há miệng lấy hơi vài cái, mãi chưa hoàn hồn để lên tiếng công cáo.
Thành bại chỉ chờ vào một lời quyết định, ai nấy đều hồi hộp đau đáu ngước lên đài, chờ đợi tiếng tuyên cáo eo éo của hắn, đợi chờ thời khắc Quốc sĩ vô song xuất thế hạ phàm.
Cả ngàn người chen chúc đứng ngợp quảng trường bỗng chốc nhất loạt im lặng bồn chồn chờ mong.
Tri Vi chắp tay sau lưng, ung dung đứng trước đài, cong môi cười mỉm. Trường quyển kim tơ bề dài ba thước rằn rặt tung bay giữa đầu ngón tay trắng muốt, như tiếng khúc khích văng vẳng phía bên kia bầu trời.
Ninh Dịch quay người, thần thái đa mang phức tạp chằm chặp nhìn chàng thiếu niên vô danh tiểu tốt đó.
Khi yên ắng bị dồn nén đến nghẹt thở, khi tất thảy đều chồn chân dợm xông lên đài thì thái giám mới hoàn được hồn, bước tới chỗ Tri Vi, khom lưng hành lễ.
“Xin mời—-“
“Quốc sĩ!”
P/s: Mấy câu đố này nghe ‘bưa nặng’ quá, nhưng nó có nguyên do cả, thời Phù Diêu hoàng hậu và Trưởng Tôn Vô Cực Thánh đế, hai người họ được muôn dân xưng tụng là Thánh đế vô song và Thần anh hoàng hậu, mọi thứ liên quan tới họ đều được thần thánh hóa lên. Chúng ta đọc mấy câu đố trên thì chép miệng kêu ‘vớ vẩn’ nhưng nếu không phải là dạng câu đố ‘vớ vẩn’ này mà là kiểu câu đối uyên thâm hay những luận đề về văn học, lịch sử thì chắc chắn đã được nhân tài thời xưa giải hết rồi chứ chẳng còn cho Tri Vi giải như bây giờ. Vì trình văn thơ của thời trước luôn hơn đứt thời sau mà. Vậy nên, khi đọc qua mấy câu đố thì thấy ‘ngớ ngẩn’ nhưng ngẫm kĩ mới thấy được độ thâm thúy của nó.
Tác giả :
Thiên Hạ Quy Nguyên