Hoàng Lan Trong Mưa
Chương 8: Đường chiều hoa nắng
Cô bạn thân chơi với Phương Thảo đã tròn một năm, nhìn nụ cười ẩn ý và sắc mặt lạnh lùng của cô, tự nhiên không khỏi rùng mình một cái. Phương Thảo không nói rõ, cô cũng không hiểu hết chuyện, chỉ là bản thân thấy có điều gì không đúng đang xảy ra ở đây. Ngước mặt lên nhìn trời, mùa đông hoàng hôn đến mau, đèn vàng đã leo lét trên phố.
Bảo Nhi dựa vào lưng tôi, cô ấy mải ăn không nói chuyện, nhìn cái bóng nắng chiếu trải dài trên đường đang tung tăng lắc lư… tôi biết cô ấy đang rất vui. Nắng trốn vội, ánh đèn vàng lờ mờ chiếu vào ánh chiều còn chưa tắt hẳn. Bảo Nhi mờ ám thò tay vào trong áo xoa xoa lưng tôi, cô ấy cười tinh quái, tôi quay lại nhìn cô ấy cũng khẽ cười.
Bảo Nhi nhìn ánh chiều đỏ nhạt với những đám mây mỡ gà đang tan biến ở cuối trời, hai cái má phồng phồng dựa vào tôi, khe khẽ hỏi:
“Anh còn nhớ hồi còn nhỏ đã hứa gì với em không?”
Đương nhiên là tôi nhớ, từng kỷ niệm nhỏ giữa hai chúng tôi đều đã in sâu vào trí nhớ của tôi, tôi cười trêu:
“Hồi nhỏ là hồi nhỏ cỡ nào? Anh quên mất rồi!”
Bảo Nhi phụng phịu rút tay ra đấm tui mấy cái nói:
“Anh dám quên! Em sẽ nhắc để anh nhớ!” Ánh mắt mộng mơ cô ấy gửi vào hoa nắng, tay lại ôm chặt, má áp vào lưng tôi thủ thỉ: “Hồi học lớp 7 anh hứa sẽ chở em về nhà đủ ba vạn buổi hoàng hôn. Nếu anh không thực hiện mỗi ngày sẽ thiếu nợ em đấy!”
Tôi cười ở trong lòng tự tin đáp:
“Anh đã chở em được một ngàn lăm trăm buổi rồi, giờ chỉ còn thiếu nợ hai vạn tám ngàn lăm trăm buổi nữa thôi.”
Tôi còn nhớ hôm đấy Bảo Nhi bị mấy đứa bạn trêu ác là “con hoang” nên đã khóc sướt mướt. Tôi dỗ mãi mà cô ấy không nín, cô ấy phụng phịu bảo:
“Sau này anh Phong cũng sẽ không ở bên Bảo Nhi nữa!”
Tôi xoa đầu cô ấy hứa:
“Anh sẽ chở Bảo Nhi về đủ ba vạn buổi hoàng hôn.”
Bảo Nhi vừa nấc nấc vừa bấm ngón tay tính tính, một lát đã nín bặt, nghiêm mặt đưa ngón tay út xinh xinh ra nói:
“Anh hứa rồi đó, phải ngoắc tay làm bằng.”
Ngoắc tay thì ngoắc tay, tôi gật đầu lia lịa đưa tay ra.
Lời hứa ấy không đơn thuần chỉ là một lời hứa trẻ con, mà nó còn là ước mơ lớn nhất của tôi. Ba vạn buổi hoàng hôn là thời gian tôi muốn được cùng trải qua với Bảo Nhi, mỗi ngày tôi đều đón Bảo Nhi trở về. Tình yêu cũng bắt đầu nảy mầm và sinh sôi từ trong chính lời hứa ngây ngô đó.
Tôi nhìn về phía những đám mây màu mỡ gà đang mờ dần cuối trời lòng ngập tràn hạnh phúc, vậy là một ngày nữa tôi thực hiện được lời hứa của mình. Chiếc Jaguar F đi chầm chậm dần bỏ xa chúng tôi.
Chúng tôi về đến nhà, cô Tâm Phương chưa về, tôi cũng thở phào nhẹ nhõm. Tôi không lo bị cô mắng, mà lo cho Bảo Nhi, cô ấy dường như chẳng chú ý đến việc này, còn đứng mãi ở cửa vẫy tay. Tôi đứng đến mấy phút chờ cái di đô bên trong cửa không còn rung mới dắt xe vào nhà.
Tôi hơi giật mình vì mẹ đứng lặng ở trong sân, mẹ không nói gì, khẽ quay đầu vào nhà. Tôi có cảm giác mẹ buồn, tôi dắt xe cất vội, rồi vào trong nhà theo mẹ. Mẹ đang nấu cơm chờ bố và em Sương về, tôi xông xuống bếp xắn tay áo nhặt rau cho mẹ. Mẹ nhìn tôi khẽ hỏi:
“Con với Bảo Nhi hai đứa là thế nào…?”
“Chúng con yêu nhau.” Tôi trả lời như một phản xạ từ trái tim, trong lòng tôi đó là cả tự hào lẫn hạnh phúc.
Mẹ buông tay, thẫn thờ nhìn tôi, tôi vẫn nhặt rau trong niềm hân hoan, không hề biết đến sự bất thường của mẹ.
“Phong này! Mẹ có chuyện này muốn nói với con.”
Tôi ngẩng lên nhìn vẻ mặt nghiêm túc của mẹ có phần lo lắng, tôi khẽ đáp:
“Vâng ạ!”
“Con và Bảo Nhi hai đứa còn ít tuổi, việc học hành vẫn là quan trọng nhất, theo mẹ thấy…”
Tôi cười ngắt ngang lời mẹ.
“Mẹ làm con giật mình, chúng con lớn cả rồi, cũng biết chừng mực thế nào là đúng mà mẹ.”
Mẹ có vẻ vẫn buồn, mẹ nhìn tôi rất lâu, tự nhiên tôi linh cảm thấy có gì đó không phải, trong lòng cứ lao xao.
“Thực ra mẹ…”
“Mẹ ơi Sương về rồi!”
Là giọng của em Sương, năm nay nó mười hai tuổi rồi mà vẫn có cái thói xưng tên với mẹ. Nó chạy ùa vào bếp phá ngang câu chuyện, mắt nó lia láu, cái miệng hau háu nhìn rõ là ghét.
“Mẹ ơi có gì ăn không?”
Mẹ xoa đầu nó cười.
“Chờ chút sắp có rồi, con đói vậy sao?”
Em Sương toe toét nó không nói được thêm lời nào, gật đầu mấy cái liền. Tôi nhớ đến hai xiên thịt nướng mới mua, liền vào lấy ra cho nó, mắt nó híp lại nhìn tôi, chắc chắn nó sắp nói:
“Anh Phong tối hảo nha! ”
Tôi không thích mấy câu Tàu ta lẫn lộn, cương quyết tôi chặn nó lại:
“Nếu em định cảm ơn thì không cần đâu!”
Nó níu lấy tay tôi gian xảo nói:
“Đại ca thật tốt à nha!”
Ặc, tôi chịu thua, mỉm cười với nó.
Bố dắt chiếc Cúp 82 cũ vào nhà, mẹ đã nhanh ra đón bố, mẹ đón cặp tài liệu trong cái túi da bự mang vào nhà. Tôi chào bố mẹ và em Sương rong xe ra đi cho kịp làm.
“Con lại không ăn cơm tối sao?” Mẹ gọi với theo tôi.
Tôi không kịp ngoảnh lại chỉ kịp nói với cho mẹ an lòng:
“Lát con ăn luôn ở chỗ làm.”
Mẹ chợt buồn, lo lắng mắt dõi theo tôi, bố khẽ vỗ vỗ vai mẹ, đỡ cái cặp da trên tay mẹ mang lên lầu.
Bảo Nhi đứng trên ban công, mặc chiếc áo len rộng màu ghi sáng cũng dõi mắt theo bóng tôi. Tôi biết Bảo Nhi luôn đứng đó lúc tôi đi làm, và vui vẻ vẫy tay chào mỗi khi tôi về đến nhà. Cô ấy cũng lo lắng cho tôi giống y như mẹ vậy, đó cũng chính là động lực là sức mạnh và niềm vui của tôi.
***
Hoàng Nam phóng xe vào trong Gara, mặt lầm lũi bước lên từng bậc thang, cái vẻ mặt đáng sợ của hắn khiến mấy con cá cảnh trong cái bể lớn dựng theo hình cầu thang hình xoắn ốc cũng phải tránh xa. Lúc này nếu hắn thấy một con cá vàng nhởn nhơ bơi bơi trước mặt, không chừng sẽ nổi trận cuồng phong tung ra một thần chưởng thì đúng là cá nước lên mây. Đi qua căn phòng nhỏ tập thể thao cạnh phòng khách, lãng tử đang mặc bộ vest âu kẻ caro liếc nhìn thấy bao đấm boxing. Cơn thịnh nộ vượt lên đến đỉnh điểm, hắn nhìn nó thành hình gì không rõ, tự nhiên lao vào đấm đá túi bụi.
Ông Nguyễn Hoàng Tuấn – Bố của Hoàng Nam đang nhâm nhi tách cà phê đi qua, nhìn thấy cảnh tượng lạ dừng lại hỏi châm một câu:
“Hôm nay con mặc vest tập thể thao đấy à?”
Chàng công tử bột mồ hôi đã nhễ nhại, giật cái khăn lau ngồi bệt xuống chiếc ghế tập tạ, không nói câu nào. Ông Tuấn rất hiểu tính Hoàng Nam, con trai ông trước giờ tuy có chút kiêu ngạo nhưng cũng khá là người điềm đạm, chuyện có thể khiến nó bực tức như thế, xem ra cũng không phải chuyện nhỏ, bèn hỏi:
“Có chuyện gì với con sao?”
Hoàng Nam quay sang nhìn ông Tuấn có phần gắt gỏng:
“Ngày mai con sẽ không đón con nhóc đó nữa đâu. Cô ta nghĩ cô ta là ai chứ?”
Hoàng Nam dứt lời đẩy cửa kính bước ra cái chòi bát giác hóng gió ngoài sân sau. Ông Hoàng Tuấn cười đắc chí, ông gọi cô giúp việc:
“Cô An! Cô mang ra vườn cho cậu Nam một ly cà phê đá!”
Bên dưới chòi bát giác là dòng suối nhân tạo trong vắt, mấy con cá chép Nhật Bản sặc sỡ bơi giữa làn nước biếc. Hoàng Nam vắt cái khăn lên ghế, tựa lưng nhìn ra phía hồ và sân gôn mênh mông cỏ xanh. Hắn thư thái suy nghĩ, tự nhiên thấy mình cũng hơi quá lố. Hoa nắng rơi ở cuối sân gôn, chẳng hiểu vì sao mái tóc vàng óng như mây trời, nụ cười mỏng manh và cái thái độ bướng bỉnh của cô nhóc đó lại hiện ra trong mắt hắn. Hoàng Nam thiu thiu chìm vào giấc ngủ, cho đến khi ly cà phê thơm nồng của cô An để bên cạnh ghế dài, Hoàng Nam mới giật mình tỉnh dậy.
Cậu ta uống một hơi hết sạch trước sự ngỡ ngàng của cô giúp việc, bình thường cậu ta uống cà phê phải mất đến cả nửa giờ, mà trong cốc kiểu gì cũng còn đến một phần ba, thấy lần này cậu ta tục uống như vậy, cô An mừng mừng bảo:
“Nếu cậu thấy ngon tôi đi pha cho cậu ly nữa.”
Hoàng Nam tròn miệng, quay xuống nhìn cốc cà phê chỉ còn mấy viên đá trong vắt, tự nhiên không hiểu vừa xảy ra chuyện gì, hắn cười nhạt nhạt nói:
“Không cần đâu cô, cháu đủ rồi!”
Hoàng Nam bỏ chiếc khăn bên ghế, lười nhác đi lên phòng tắm, cô An chỉ biết lắc đầu.
***
Em Sương ôm quyển truyện tranh Naruko ngủ từ lúc nào, bố ru em Sương ngủ rồi cũng trở về phòng cùng mẹ. Mẹ ngồi bên ban công nước mắt đã rơi ướt hai má, mẹ nhớ lại những chuyện đã qua, bao nhiêu năm giữa cuộc sống vất vả mẹ đã bao lần rơi nước mắt, nhưng không ai thấy mẹ khóc cả. Bố bước vào phòng đứng lặng nhìn mẹ, bố hiểu chính bố đã khiến mẹ buồn. Mẹ chưa bao giờ trách bố, mẹ gục vào vai bố tiếp tục khóc.
Ngoài trời sương lạnh phủ mờ lẫn trong ánh đèn, tôi cũng vừa đi làm về. Ngoái nhìn lên ban công, tôi đã thấy Bảo Nhi đứng đó vẫy tay. Tôi mỉm cười giơ hai cái bánh tôm Tây Hồ ra hiệu cho cô ấy xuống. Cô ấy nhón gót mở cổng ra ngoài, chúng tôi ngồi dưới gốc hoàng lan, Bảo Nhi dựa lưng vào lưng tôi ăn bánh tôm, chốc chốc lại cười rất tươi.
Bảo Nhi dựa vào lưng tôi, cô ấy mải ăn không nói chuyện, nhìn cái bóng nắng chiếu trải dài trên đường đang tung tăng lắc lư… tôi biết cô ấy đang rất vui. Nắng trốn vội, ánh đèn vàng lờ mờ chiếu vào ánh chiều còn chưa tắt hẳn. Bảo Nhi mờ ám thò tay vào trong áo xoa xoa lưng tôi, cô ấy cười tinh quái, tôi quay lại nhìn cô ấy cũng khẽ cười.
Bảo Nhi nhìn ánh chiều đỏ nhạt với những đám mây mỡ gà đang tan biến ở cuối trời, hai cái má phồng phồng dựa vào tôi, khe khẽ hỏi:
“Anh còn nhớ hồi còn nhỏ đã hứa gì với em không?”
Đương nhiên là tôi nhớ, từng kỷ niệm nhỏ giữa hai chúng tôi đều đã in sâu vào trí nhớ của tôi, tôi cười trêu:
“Hồi nhỏ là hồi nhỏ cỡ nào? Anh quên mất rồi!”
Bảo Nhi phụng phịu rút tay ra đấm tui mấy cái nói:
“Anh dám quên! Em sẽ nhắc để anh nhớ!” Ánh mắt mộng mơ cô ấy gửi vào hoa nắng, tay lại ôm chặt, má áp vào lưng tôi thủ thỉ: “Hồi học lớp 7 anh hứa sẽ chở em về nhà đủ ba vạn buổi hoàng hôn. Nếu anh không thực hiện mỗi ngày sẽ thiếu nợ em đấy!”
Tôi cười ở trong lòng tự tin đáp:
“Anh đã chở em được một ngàn lăm trăm buổi rồi, giờ chỉ còn thiếu nợ hai vạn tám ngàn lăm trăm buổi nữa thôi.”
Tôi còn nhớ hôm đấy Bảo Nhi bị mấy đứa bạn trêu ác là “con hoang” nên đã khóc sướt mướt. Tôi dỗ mãi mà cô ấy không nín, cô ấy phụng phịu bảo:
“Sau này anh Phong cũng sẽ không ở bên Bảo Nhi nữa!”
Tôi xoa đầu cô ấy hứa:
“Anh sẽ chở Bảo Nhi về đủ ba vạn buổi hoàng hôn.”
Bảo Nhi vừa nấc nấc vừa bấm ngón tay tính tính, một lát đã nín bặt, nghiêm mặt đưa ngón tay út xinh xinh ra nói:
“Anh hứa rồi đó, phải ngoắc tay làm bằng.”
Ngoắc tay thì ngoắc tay, tôi gật đầu lia lịa đưa tay ra.
Lời hứa ấy không đơn thuần chỉ là một lời hứa trẻ con, mà nó còn là ước mơ lớn nhất của tôi. Ba vạn buổi hoàng hôn là thời gian tôi muốn được cùng trải qua với Bảo Nhi, mỗi ngày tôi đều đón Bảo Nhi trở về. Tình yêu cũng bắt đầu nảy mầm và sinh sôi từ trong chính lời hứa ngây ngô đó.
Tôi nhìn về phía những đám mây màu mỡ gà đang mờ dần cuối trời lòng ngập tràn hạnh phúc, vậy là một ngày nữa tôi thực hiện được lời hứa của mình. Chiếc Jaguar F đi chầm chậm dần bỏ xa chúng tôi.
Chúng tôi về đến nhà, cô Tâm Phương chưa về, tôi cũng thở phào nhẹ nhõm. Tôi không lo bị cô mắng, mà lo cho Bảo Nhi, cô ấy dường như chẳng chú ý đến việc này, còn đứng mãi ở cửa vẫy tay. Tôi đứng đến mấy phút chờ cái di đô bên trong cửa không còn rung mới dắt xe vào nhà.
Tôi hơi giật mình vì mẹ đứng lặng ở trong sân, mẹ không nói gì, khẽ quay đầu vào nhà. Tôi có cảm giác mẹ buồn, tôi dắt xe cất vội, rồi vào trong nhà theo mẹ. Mẹ đang nấu cơm chờ bố và em Sương về, tôi xông xuống bếp xắn tay áo nhặt rau cho mẹ. Mẹ nhìn tôi khẽ hỏi:
“Con với Bảo Nhi hai đứa là thế nào…?”
“Chúng con yêu nhau.” Tôi trả lời như một phản xạ từ trái tim, trong lòng tôi đó là cả tự hào lẫn hạnh phúc.
Mẹ buông tay, thẫn thờ nhìn tôi, tôi vẫn nhặt rau trong niềm hân hoan, không hề biết đến sự bất thường của mẹ.
“Phong này! Mẹ có chuyện này muốn nói với con.”
Tôi ngẩng lên nhìn vẻ mặt nghiêm túc của mẹ có phần lo lắng, tôi khẽ đáp:
“Vâng ạ!”
“Con và Bảo Nhi hai đứa còn ít tuổi, việc học hành vẫn là quan trọng nhất, theo mẹ thấy…”
Tôi cười ngắt ngang lời mẹ.
“Mẹ làm con giật mình, chúng con lớn cả rồi, cũng biết chừng mực thế nào là đúng mà mẹ.”
Mẹ có vẻ vẫn buồn, mẹ nhìn tôi rất lâu, tự nhiên tôi linh cảm thấy có gì đó không phải, trong lòng cứ lao xao.
“Thực ra mẹ…”
“Mẹ ơi Sương về rồi!”
Là giọng của em Sương, năm nay nó mười hai tuổi rồi mà vẫn có cái thói xưng tên với mẹ. Nó chạy ùa vào bếp phá ngang câu chuyện, mắt nó lia láu, cái miệng hau háu nhìn rõ là ghét.
“Mẹ ơi có gì ăn không?”
Mẹ xoa đầu nó cười.
“Chờ chút sắp có rồi, con đói vậy sao?”
Em Sương toe toét nó không nói được thêm lời nào, gật đầu mấy cái liền. Tôi nhớ đến hai xiên thịt nướng mới mua, liền vào lấy ra cho nó, mắt nó híp lại nhìn tôi, chắc chắn nó sắp nói:
“Anh Phong tối hảo nha! ”
Tôi không thích mấy câu Tàu ta lẫn lộn, cương quyết tôi chặn nó lại:
“Nếu em định cảm ơn thì không cần đâu!”
Nó níu lấy tay tôi gian xảo nói:
“Đại ca thật tốt à nha!”
Ặc, tôi chịu thua, mỉm cười với nó.
Bố dắt chiếc Cúp 82 cũ vào nhà, mẹ đã nhanh ra đón bố, mẹ đón cặp tài liệu trong cái túi da bự mang vào nhà. Tôi chào bố mẹ và em Sương rong xe ra đi cho kịp làm.
“Con lại không ăn cơm tối sao?” Mẹ gọi với theo tôi.
Tôi không kịp ngoảnh lại chỉ kịp nói với cho mẹ an lòng:
“Lát con ăn luôn ở chỗ làm.”
Mẹ chợt buồn, lo lắng mắt dõi theo tôi, bố khẽ vỗ vỗ vai mẹ, đỡ cái cặp da trên tay mẹ mang lên lầu.
Bảo Nhi đứng trên ban công, mặc chiếc áo len rộng màu ghi sáng cũng dõi mắt theo bóng tôi. Tôi biết Bảo Nhi luôn đứng đó lúc tôi đi làm, và vui vẻ vẫy tay chào mỗi khi tôi về đến nhà. Cô ấy cũng lo lắng cho tôi giống y như mẹ vậy, đó cũng chính là động lực là sức mạnh và niềm vui của tôi.
***
Hoàng Nam phóng xe vào trong Gara, mặt lầm lũi bước lên từng bậc thang, cái vẻ mặt đáng sợ của hắn khiến mấy con cá cảnh trong cái bể lớn dựng theo hình cầu thang hình xoắn ốc cũng phải tránh xa. Lúc này nếu hắn thấy một con cá vàng nhởn nhơ bơi bơi trước mặt, không chừng sẽ nổi trận cuồng phong tung ra một thần chưởng thì đúng là cá nước lên mây. Đi qua căn phòng nhỏ tập thể thao cạnh phòng khách, lãng tử đang mặc bộ vest âu kẻ caro liếc nhìn thấy bao đấm boxing. Cơn thịnh nộ vượt lên đến đỉnh điểm, hắn nhìn nó thành hình gì không rõ, tự nhiên lao vào đấm đá túi bụi.
Ông Nguyễn Hoàng Tuấn – Bố của Hoàng Nam đang nhâm nhi tách cà phê đi qua, nhìn thấy cảnh tượng lạ dừng lại hỏi châm một câu:
“Hôm nay con mặc vest tập thể thao đấy à?”
Chàng công tử bột mồ hôi đã nhễ nhại, giật cái khăn lau ngồi bệt xuống chiếc ghế tập tạ, không nói câu nào. Ông Tuấn rất hiểu tính Hoàng Nam, con trai ông trước giờ tuy có chút kiêu ngạo nhưng cũng khá là người điềm đạm, chuyện có thể khiến nó bực tức như thế, xem ra cũng không phải chuyện nhỏ, bèn hỏi:
“Có chuyện gì với con sao?”
Hoàng Nam quay sang nhìn ông Tuấn có phần gắt gỏng:
“Ngày mai con sẽ không đón con nhóc đó nữa đâu. Cô ta nghĩ cô ta là ai chứ?”
Hoàng Nam dứt lời đẩy cửa kính bước ra cái chòi bát giác hóng gió ngoài sân sau. Ông Hoàng Tuấn cười đắc chí, ông gọi cô giúp việc:
“Cô An! Cô mang ra vườn cho cậu Nam một ly cà phê đá!”
Bên dưới chòi bát giác là dòng suối nhân tạo trong vắt, mấy con cá chép Nhật Bản sặc sỡ bơi giữa làn nước biếc. Hoàng Nam vắt cái khăn lên ghế, tựa lưng nhìn ra phía hồ và sân gôn mênh mông cỏ xanh. Hắn thư thái suy nghĩ, tự nhiên thấy mình cũng hơi quá lố. Hoa nắng rơi ở cuối sân gôn, chẳng hiểu vì sao mái tóc vàng óng như mây trời, nụ cười mỏng manh và cái thái độ bướng bỉnh của cô nhóc đó lại hiện ra trong mắt hắn. Hoàng Nam thiu thiu chìm vào giấc ngủ, cho đến khi ly cà phê thơm nồng của cô An để bên cạnh ghế dài, Hoàng Nam mới giật mình tỉnh dậy.
Cậu ta uống một hơi hết sạch trước sự ngỡ ngàng của cô giúp việc, bình thường cậu ta uống cà phê phải mất đến cả nửa giờ, mà trong cốc kiểu gì cũng còn đến một phần ba, thấy lần này cậu ta tục uống như vậy, cô An mừng mừng bảo:
“Nếu cậu thấy ngon tôi đi pha cho cậu ly nữa.”
Hoàng Nam tròn miệng, quay xuống nhìn cốc cà phê chỉ còn mấy viên đá trong vắt, tự nhiên không hiểu vừa xảy ra chuyện gì, hắn cười nhạt nhạt nói:
“Không cần đâu cô, cháu đủ rồi!”
Hoàng Nam bỏ chiếc khăn bên ghế, lười nhác đi lên phòng tắm, cô An chỉ biết lắc đầu.
***
Em Sương ôm quyển truyện tranh Naruko ngủ từ lúc nào, bố ru em Sương ngủ rồi cũng trở về phòng cùng mẹ. Mẹ ngồi bên ban công nước mắt đã rơi ướt hai má, mẹ nhớ lại những chuyện đã qua, bao nhiêu năm giữa cuộc sống vất vả mẹ đã bao lần rơi nước mắt, nhưng không ai thấy mẹ khóc cả. Bố bước vào phòng đứng lặng nhìn mẹ, bố hiểu chính bố đã khiến mẹ buồn. Mẹ chưa bao giờ trách bố, mẹ gục vào vai bố tiếp tục khóc.
Ngoài trời sương lạnh phủ mờ lẫn trong ánh đèn, tôi cũng vừa đi làm về. Ngoái nhìn lên ban công, tôi đã thấy Bảo Nhi đứng đó vẫy tay. Tôi mỉm cười giơ hai cái bánh tôm Tây Hồ ra hiệu cho cô ấy xuống. Cô ấy nhón gót mở cổng ra ngoài, chúng tôi ngồi dưới gốc hoàng lan, Bảo Nhi dựa lưng vào lưng tôi ăn bánh tôm, chốc chốc lại cười rất tươi.
Tác giả :
Phong Nhi