Hoàng Hậu Margot
Chương 19
Ngôi nhà của thầy René người bán hương phẩm cho Thái hậu
Vào cái thời xảy ra câu chuyện đang kể cho các đọc giả đây, Paris chỉ mới có năm cái cầu hoặc bằng gỗ, hoặc bằng đá để đi từ đầu này tới đầu kia thành phố, tất cả các cầu đó đều đổ về đảo Cité. Đó là các cây cầu Meuniers, Pont au Change, cầu Notre Dame ( Đức bà ), cầu Nhỏ và cầu Saint-Michel. Trong số các cầu này, mỗi cầu đều có lịch sử của nó. Lúc này đây, chúng ta sẽ chú trọng đặc biệt tới cầu Saint-Michel.
Cầu Saint Michel được cất lên bằng đá từ năm 1373, nhưng cầu cất không được chắc chắn lắm, nên mực nước sông Seine dâng lên ngập cầu từ 31 tháng giêng năm 1408 , đến năm 1416 cầu được xây lại bàng cây ván chắc, nhưng đến một đêm 16 tháng mười hai năm 154 , cầu lại bị hư hại, sập lần nữa, khoảng năm 1550, có nghĩa là hai mươi năm trước thời chúng ta đi tới, cầu được xây dựng lại bằnh gỗ , nhờ sự sửa chửa nên đến bây giờ cầu vẫn rắn chắc.
Giữa những ngôi nhà dọc hai bên mạn cầu đối diện với hòn đảo nhỏ nơi các tu sĩ dòng Templiers đã bị hoả thiêu và ngày nay là trụ đá mới của cầu Mới, người ta để ý tới một ngôi nhà có biển gỗ với cái mái rộng trùm lên như mi của một con mắt khổng lồ. Các cửa sổ và cửa tầng trệt đóng kín mít, chỉ có một cánh cửa sổ duy nhất trên tầng một là để mở. Một thứ ánh sáng đỏ nhờ nhờ từ chiếc cửa sổ đó thu hút cái nhìn của khách qua đường. Mặt trước ngôi nhà thấp, rộng, sơn xanh với những đường hoa văn thếp vàng. Mái bằng ngăn giữa tầng trệt và lầu một được vẽ đầy quỷ sứ trong các tư thế hết sức ngộ nghĩnh. Giữa cái mái đó và cửa sổ lầu một, người ta treo một tấm bảng màu xanh da trời, trên đó đề:
"René xứ Florence
Người cung cấp hương phẩm cho lệnh bà Thái hậu".
Như chúng tôi đã nói, cánh cửa của cửa hàng này được đóng kín. Nhưng hiệu nghiệm hơn cả các ổ khoá, để chống lại trộm cướp ban đêm là danh tiếng đáng hãi hùng của chủ ngôi nhà.
Đến nỗi khách đi đường qua cầu tới đoạn đó gần như bao giờ cũng vòng sang tới tận dãy nhà phía bên kia. Họ e rằng mùi các loại dầu hương sẽ rỉ qua tường nhà và bay tới tận chỗ họ vậy.
Hơn thế nữa: từ khi thấy René tới sinh cơ lập nghiệp trên cầu Saint-Michel, hàng xóm hai bên đường như sợ bị tai tiếng là láng giềng của thầy, đều đã chuồn khỏi nhà mình, khiến cho hai ngôi nhà cạnh nhà René đều đóng cửa bỏ không. Tuy có sự cô tịch hoang dã đó, khách qua đường về đêm vẫn nhìn thấy những tia sáng leo lét trong đó và còn đoán chắc là nghe được tiếng kêu rên trong đó, chứng tỏ rằng còn có chúng sinh lai vãng tới hai ngôi nhà này, duy có điều người ta không biết họ thuộc thế giới này hay thế giới bên ka.
Kết quả là những chủ nhà tiếp theo hai ngôi nhà hoang đã phải tự hỏi liệu họ có nên bắt chước theo hàng xóm hay không.
Do sự kinh hoàng mà thầy René đã công nhiên tạo ra ấy, thầy có được cái quyền là người duy nhất được thắp đèn sau giờ quy định. Vả chăng không đội tuần tra tuần phòng nào dám quấy nhiễu một nhân vật quá đỗi thân thiết với lệnh bà Thái hậu, vì y vừa là đồng hương vừa là người cung cấp dầu thơm cho bà ta.
Giả thiết rằng bạn đọc được trang bị đầy đủ thứ triết học quá lạm của thế kỷ mười tám, nghĩa là không còn tin vào ma thuật cũng như phù thuỷ nữa, nên xin mời bạn đọc quá bộ vào căn nhà đã gieo rắc quanh nó nỗi kinh hoàng sâu xa đến thế, ở vào thời buối còn đầy mê muội, dị đoan này.
Cửa hàng nằm ở tầng trệt thường xuyên trong cảnh tối tăm và vắng vẻ . Trong cái cửa hiệu vừa rộng vừa sâu hun hút, có hai cánh cửa dẫn tới hai cầu thang. Một cầu thang đục xuyên tường và nằm về một bên, còn cầu thang kia nằm lộ ra bên ngoài và người ta có thể nhìn thấy được nó từ chiếc kè ngày nay ta gọi là bờ cầu Augustin và từ bãi sông nay là bãi tàu Orfèvres. Cả hai cầu thang đều dẫn tới căn phòng ở tầng một.
Phòng này cũng rộng bằng phòng ở tầng trệt nhưng một tấm thảm treo ngăn nó ra làm hai. Ở cuối gian phía ngoài là cánh cửa dẫn ra cầu thang ngoài. Ở mặt bên của gian trong là cửa dẫn đến cầu thang bí mật. Cửa này không ai nhìn thấy vì khuất sau một chiếc tủ lớn có chạm trổ, gắn liền với cửa bằng những chiếc móc sắt và khi cửa mở thì cả tủ cũng bị đẩy luôn ra.
Chỉ có Catherine và René là hai người biết được cánh cửa bí mật này, Thái hậu lên xuống đều theo đường này và nhờ vào những lỗ trổ phía bên trong tủ, bà ta có thể áp tai hoặc ghé mắt nhìn và nghe thấy tất cả những gì xảy ra trong phòng.
Hai cánh cửa khác, hoàn toàn có thể nhìn thấy được, trổ ra hai bên của gian trong. Một cửa dẫn vào một căn phòng nhỏ được chiếu sáng từ trên mái và không có đồ đạc gì khác ngoài một cái lò lớn, những bình pha lê, bình chưng cất, nồi luyện kim. Đó là phòng thí nghiệm của nhà giả kim thuật. Cánh cửa kia đưa tới một căn buồng con kỳ dị hơn toàn bộ những gì có trong ngôi nhà. Buồng đó không được chiếu sáng, chẳng có thảm cũng chẳng có đồ đạc, nó chỉ có một thứ giống như bàn thờ bằng đá.
Sàn nhà là một tấm đá dốc thoải ra bốn phía. Ở bốn chân tưởng có rãnh chảy về một thứ phễu và qua lỗ ống phễu người ta nhìn thấy dòng nước đen ngầu của sông Seine. Trên các đinh đóng tưởng có treo nhiều dụng cụ dị dạng, tất cả đều sắc hoặc nhọn. Mũi chúng nhọn, nhỏ như mũi kim, lưỡi chúng sắc như lưỡi dao cạo, cái thì lấp lánh như gương, cái thì ngược lại xám xịt hoặc xanh sẫm.
Trong một góc, có hai con gà mái đen buộc chân vào nhau đang giãy giụa. Đó chính là điện dành cho pháp sư.
Bây giờ chúng ta hãy quay trở về với căn phòng ở giữa có hai gian.
Đây là nai dùng để tiếp đám người bình thường vẫn đến xem quẻ. Đây là nơi có những con hạc Ai Cập, những xác ướp với các dải băng óng vàng, những con cá sấu đang há mỏ trên trần nhà, những đầu lâu với hốc mắt trống rỗng và hàm răng lung lay và cuối cùng là những quyển sách bám đầy bụi được lũ chuột thường xuyên gặm nhấm, tất cả đều có vẻ hỗn độn khiến khách hàng bị những cảm xúc làm cho tư duy trở nên lệch lạc.
Đằng sau bức màn là những chiếc bình nhỏ, những chiếc hộp quái dị, những chiếc bình hai quái đảng xấu xí ghê sợ. Mọi vật chập chờn trong ánh sáng của hai ngọn đèn nhỏ giống nhau mà hình như đã bị lấy cắp từ một bàn thờ nào đó ở Santa Maria Novella hoặc ở nhà thờ Dei Servi ở xứ Florence. Hai ngọn đèn đó được thắp lên bằng một thứ dầu có tẩm hương thơm toả sáng vàng vọt từ trên trần xuống, nơi mỗi chiếc được treo lên bằng ba vòng xích ám khói.
Một mình hai tay khoanh lại, René vừa lắc đầu vừa bước những bước dài quanh gian thứ hai của căn phòng giữa. Sau một hồi suy tư có vẻ đau khổ, y dừng lại trước chiếc đồng hồ cát và tự nhủ:
"À, mình lại quên lật nó, có lẽ cát chảy hết từ lâu lắm rồi đây".
Y ngước lên ngắm mặt trăng đang chật vật thoát ra khỏi đám mây đen khổng lồ như đang đè nặng lên đỉnh tháp chuông nhà thờ Đức Bà và tiếp:
"Chín giờ rồi. Nếu bà ta đến thì chắc cũng sẽ như lệ thường tức là trong khoảng tiếng, tiếng rưỡi đồng hồ nữa. Vẫn còn đủ thì giờ".
Vừa lúc đó trên cầu có tiếng động. René áp tai vào cái lỗ nối với một ống dài đầu kia thông ra mặt phố dưới dạng một cái đầu Guivre.
"Không, chẳng phải bà ta, cũng chẳng phải các bà ấy. Đây là tiếng chân đàn ông.
Họ đang dừng lại trước cửa nhà mình".
Cùng lúc đó ba tiếng gõ vào cửa đánh vang lên.
René nhanh nhẹn xuống thang, nhưng y chỉ ghé tai vào cửa chứ không mở.
Vẫn ba tiếng gõ lại lặp lại.
- Ai đó? - René hỏi.
- Có cần phải nói tên chúng ta không? - Một giọng hỏi lại.
- Nhất thiết phải như thế - René trả lời.
- Vậy thì ta là bá tước Anibal de Coconnas - Vẫn giọng đó cất lên.
- Còn ta là bá tước Lerac de Mole - Một giọng khác vang lên lần đầu.
- Xin các ngài chờ cho, tôi ra đây!
René rút chốt cửa, kéo then ngang, mở cho hai chàng trai vào và khoá cửa lại bằng chìa. Rồi y dẫn hai người qua lối cầu thang ngoài tới gian thứ hai.
Vừa bước vào, De Mole vừa đưa tay làm dấu dưới áo khoát.
Mặt chàng tái xanh, tay chàng run rẩy. Chàng không sao chế ngự nổi sự yếu đuối đó.
Còn Coconnas thì nhìn hết cái nọ đến cái kia, trong lúc quan sát chàng thấy cánh cửa gian buồng nhỏ, chàng định mở nó ra.
- Xin phép ngài, thưa ngài quý tộc - René nghiêm giọng nói và đặt tay mình lên tay Coconnas - Những vị khách hạ cố tới thăm tệ xá đây chỉ được phép lưu lại trong gian này.
- À thế thì lại khác - Coconnas nói - Vả lại tôi cảm thấy cần phải ngồi.
Và chàng tới ngồi vào một chiếc ghế. Im lặng kéo dài. René thản nhiên chờ cho một trong hai chàng trai cất lời. Người ta nghe thấy cả tiếng thở khò khè của Coconnas vì chàng vẫn chưa khỏi hẳn.
- Thầy René này - cuối cùng chàng nói - Ông là người cơ trí, vậy ông hãy tiên đoán cho tôi biết liệu tôi có bị tàn tật hẳn vì cái vết thương của tôi không, tức là có phải lúc nào tôi cũng bị cái chứng thở gấp ngăn không cho tôi lên ngựa, dùng vũ khí và ăn món trứng chiên mãi không?
René áp tai vào ngực Coconnas và chăm chú lắng nghe hơi thở từ lồng ngực.
- Không, thưa bá tước, ngài sẽ khỏi - Y nói.
- Thật à?
- Tôi xin khẳng định với ngài.
- Ông làm tôi vui lòng đấy.
Lại một lát lặng yên.
- Thưa bá tước, ngài có muốn biết điều gì khác nữa không?
- Có chứ - Coconnas nói tiếp - Tôi muốn biết tôi có thực sự đang yêu không?
- Ngài đang yêu - René đáp.
- Làm sao ông biết được?
- Vì chính ngài hỏi như thế.
- Trời ạ! Tôi nghĩ là ông có lý. Nhưng yêu ai?
- Yêu người mà hiện nay thường xuyên thốt ra cái tiếng rủa mà ông vừa nói đó.
- Quả thế - Coconnas kinh ngạc nói - Thầy René này, ông đúng là một người cơ trí. Đến lượt cậu De Mole.
De Mole đỏ mặt lúng túng.
- Này! hãy nói đi chứ! - Coconnas bảo.
- Xin ngài hãy nói đi - Gã người xứ Florence động viên.
- Ông René ạ - De Mole ấp úng, nhưng rồi giọng chàng dần dần bình tĩnh lại - Tôi không muốn hỏi ông xem tôi có đang yêu không, vì tôi biết tôi đang yêu và không tự giấu mình điều đó. Nhưng xin ông hãy nói cho tôi biết liệu tôi có được yêu lại không. Vì thực ra những gì trước đây đối với tôi là niềm hy vọng mà nay quay lại chống lại tôi.
- Có thể là ngài chưa làm tất cả những gì cần phải làm.
- Ông ạ, còn điều gì phải làm nữa ngoài việc đem lòng tôn kính và tận tụy chứng tỏ với người đàn bà của lòng mình là nàng được yêu say đắm thực sự?
René nói:
- Ngài cũng biết rằng đôi khi những biểu hiện đó nhỏ nhoi lắm.
- Vậy là tuyệt vọng sao?
- Không, nhưng cần phải cầu viện tới học thuật. Trong bản chất con người có những mối dị cảm mà người ta có thể thắng được, có những thiện cảm mà người ta có thể ép được. Sắt không phải là nam châm, nhưng cho nó nhiễm từ thì chính nó sẽ lại hút được sắt.
- Hẳn là thế - De Mole lẩm bẩm - Hẳn là thế, nhưng tôi ghê những trò cầu đảo ấy lắm.
- À nếu ngài ghê tởm thì lẽ ra không nên đến đây mới phải.
- Thôi nào, thôi nào - Coconnas nói - Cậu sắp giở trò trẻ con ra đấy à? Ông René, ông có cho tôi xem những con quỷ sứ của ông được không?
- Thưa bá tước không!
- Bực nhỉ tôi muốn nói với nó vài câu. Có lẽ thế lại khuyến khích được De Mole đấy.
- Nào thôi được - De Mole nói - Ta cứ đi thẳng vào vấn đề.
Người ta có nói với tôi về những hình nhân bằng sáp được nặn giống người mình yêu. Đấy là một cách có phải không?
- Rất công hiệu!
Và trong thí nghiệm này không có gì hại tới sức khỏe cũng như sinh mạng của người mình yêu chứ?
- Không.
- Vậy chúng ta hãy thử.
- Cậu có muốn mình thử trước không? - Coconnas hỏi.
- Không - De Mole nói - Mình đã dấn vào rồi thì sẽ đi tới cùng.
- Ngài de Mole, ngài tha thiết mong muốn để biết rõ việc của ngài sẽ tới đâu phải không - René hỏi.
- Ôi! - La Mole thốt lên - Tôi mong muốn hơn như thế nữa đấy, thầy René ạ.
Cùng lúc đó có người nhè nhẹ gõ vào cánh cửa dưới phố, nhẹ đến nỗi chỉ có mỗi thầy René nghe thấy, mà chắc cũng là vì y đang chờ đợi nó.
Vừa đặt câu hỏi phù phiếm cho De Mole, René chẳng phải kiểu cách gì cứ ghé tai lại gần ống nghe và nhận ra tiếng nói khiến y tin chắc chắn.
- Bây giờ ngài hãy tóm lược lại mong muốn của ngài và gọi tên người mà ngài yêu - René nói.
De Mole quỳ xuống như thể chàng nói chuyện với một bậc thần linh, René sang gian đầu, lách ra cầu thang phía ngoài êm như ru, lát sau có tiếng bước chân nhẹ trên sàn cửa hiệu.
Khi đứng dậy, De Mole thấy thầy René đứng trước mặt mình.
Gã người xứ Florence cầm trong tay một hình nhân nhỏ bằng sáp nặn khá thô thiển. Hình nhân đó đội vương miện và mang một chiếc áo khoát ngoài.
- Vậy ngài vẫn muốn được một người trong dòng dõi hoàng tộc yêu ngài - Kẻ bán hương phẩm hỏi.
- Vâng, dù tôi có phải bỏ mạng, dù tôi có phải mất cả linh hồn - De Mole đáp.
- Được - Gã người xứ Florence vừa nói vừa dùng đầu ngón tay lấy vài giọt nước trong một chiếc bình rẩy lên đầu hình nhân và đọc vài câu tiếng Latinh.
De Mole rùng mình, chàng hiểu một việc phạm thánh đang xảy ra.
- Ông làm gì vậy? - Chàng hỏi.
- Tôi đặt tên cho hình nhân này là Marguerite.
- Nhưng để làm gì?
- Để tạo mối đồng cảm.
De Mole mở miệng toan ngăn René đừng đi xa hơn, nhưng cái nhìn giễu cợt của Coconnas ngăn chàng lại.
René nhận thấy hành động đó, ngừng lại chờ.
- Cần phải toàn tâm toàn ý - Y nói.
- Ông làm đi - De Mole trả lời.
René viết một vài chữ bí hiểm lên một băng giấy nhỏ màu đỏ, xọc băng giấy vào một chiếc kim thép và cắm chiếc kim đó vào tim bức tượng nhỏ.
Lạ thay, ở miệng vết thương rỉ ra một giọt máu nhỏ. René đốt mảnh giấy.
Hơi nóng của chiếc kim khiến sáp xung quanh kim tan chảy ra và làm khô giọt máu.
- Vậy là nhờ vào sức mạnh của đồng cảm - René nói - Tình yêu của ngài sẽ xuyên thủng và thiêu đốt trái tim người đàn bà mà ngài yêu.
Coconnas vốn là người có đầu óc vững vàng, nở nụ cười giễu cợt dưới bộ râu của mình. Nhưng De Mole vốn đa cảm và mê tín nên chàng cảm thấy mồ hôi lạnh giá úa ra chân tóc.
- Bây giờ - René nói - Hãy áp môi ngài lên môi bức tượng và nói: "Marguerite, anh yêu em, Marguerite hãy đến đây!"
De Mole theo lời.
Vừa lúc đó, người ta nghe có tiếng mở cánh cửa gian phòng thứ hai và tiếng bước chân nhẹ nhàng tiến lại. Coconnas vốn tò mò và nghi ngại bèn rút dao găm ra. Chàng sợ rằng nếu chàng nâng tấm thảm treo lên thì René lại sẽ nhận xét như lúc chàng muốn mở cánh cửa, bèn dùng dao rạch tấm thảm dày. Chàng ghé mắt vào lỗ thủng và thốt ra một tiếng kêu kinh ngạc. Đáp lại tiếng chàng có hai giọng đàn bà cùng kêu lên.
- Có chuyện gì vậy? - De Mole hỏi và suýt để rơi hình nhân bằng sáp khiến René phải nhặt lấy từ tay chàng.
- Quận chúa de Nervers và lệnh bà Marguerite đang ở đây - Coconnas đáp.
- Thế nào, những người đa nghi? - René nói với một nụ cười héo hắt - Các ngài còn nghi ngờ về sức mạnh của sự giao cảm nữa hay thôi?
De Mole đứng chết lặng khi nhìn thấy hoàng hậu của mình.
Coconnas choáng váng mất một lát khi nhận ra phu nhân de Nervers.
Một chàng thì tưởng rằng những trò phù thủy của thầy René đã gọi lên được hồn Marguerite, chàng kia thì do nhìn thấy cánh cửa mà các hồn ma dễ thương đó bước vào vẫn còn mở hé nên chẳng mấy chốc đã tìm ra được lời giải đáp cho sự kỳ diệu này trong thế giới vật chất tầm thường.
Trong khi De Mole làm dấu thánh và thờ dài thườn thượt não nùng khiến chảy đá tan vàng thì Coconnas có đủ thì giờ để tự đặt ra những câu hỏi có tính chất triết lý. Nhìn qua lỗ thủng ở chiếc màn còn khép kín, Coconnas thấy phu nhân de Nervers đang kinh ngạc còn Marguerite thì mỉm cười hơi chế nhạo, chàng thấy đây là lúc quyết định. Biết rằng người ta có thể nói cho bạn điều mà người ta không dám nói cho mình nên chàng đi thẳng tới Marguerite chứ không đi tới phu nhân de Nervers, quỳ một chân xuống theo kiểu Artaxerce vĩ đại vẫn thường biểu diễn ở hội chợ, chàng kêu lên với một giọng mà tiếng thở khò khè của vết thương làm gia tăng thêm một âm sắc mạnh mẽ:
- Thưa lệnh bà, mới vừa ngay đây thôi, thầy René đã gọi hồn lệnh bà theo yêu cầu của bá tước đa De Mole bạn tôi. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy hồn lệnh bà hiện ra cùng với một hình hài mà tôi vô cùng yêu quý và tôi xin phó thác cho bạn tôi. Hỡi linh hồn của lệnh bà Hoảng hậu Navarre, xin Người hãy bảo hình hài của bạn Người đi sang phía bên này bức màn.
Marguerite phì cười và ra hiệu cho Henriette đi sang phía bên kia.
- Anh bạn De Mole! - Coconnas nói - Cậu hãy hùng biện như Démosthène, như Cicéron, như quan chưởng ấn l Hospital! Hãy nhớ rằng đây là việc liên quan tới sinh mạng của mình nếu cậu không thuyết phục được phu nhân quận chúa de Nervers rằng mình là kẻ tôi tớ tận tụy nhất và cũng trung thành nhất của nàng.
- Nhưng... - De Mole ấp úng.
- Cử làm cái điều mình bảo cậu làm, còn ông, ông René, đừng cho ai quấy rầy bọn ta.
René làm theo yêu cầu của Coconnas.
- Quái quỷ thật! Thưa ông, ông quả là người có đầu óc - Marguerite nói - Tôi xin nghe ông. Nào, ông có điều gì cần nói với tôi nào?
- Thưa lệnh bà, tôi phải nói với lệnh bà rằng hồn bạn tôi đây, vì đó là một hồn ma, bằng chứng là nó không nói nổi một lời, tôi phải nói với lệnh bà rằng linh hồn đó khẩn cầu tôi sử dụng cái khả năng có thể nói năng rành mạch của các hình hài để nói với lệnh bà rằng: "Hỡi bóng hình xinh đẹp, người quý tộc đang xuất thần như thế này đây đã mất cả hình hài lẫn hơi thở vì đôi mắt nghiệt ngã của Người". Nếu lệnh bà còn ở dạng hình hài, tôi thà bảo thầy René cho tiêu hủy tôi đi trong một cái lò lưu huỳnh nào đó còn hơn là phải nói như thế với con gái đức vua Henri II, với em gái vua Charles IX và với hoàng hậu Navarre. Nhưng hình bóng không bị ràng buộc bởi những xa hoa trần thế, và chúng không giận hờn khi được người ta yêu. Vậy xin lệnh bà hãy cầu khẩn hình hài của Người đoái thương chút ít tới linh hồn anh bạn de Mole tội nghiệp đây đang chịu đau khổ. Đây là một linh hồn đã từng bị đoạ đày trong một tình bạn đã ba lần đâm kiếm vào sâu nhiều tấc trong người anh ta, đây là một linh hồn bị thiêu đốt bởi ánh lửa trong mắt lệnh bà, ngọn lửa ngàn lần cháy bỏng hơn lửa địa ngục. Xin hãy thương xót lấy linh hồn tội nghiệp đó, xin hãy yêu chút ít những gì còn sót lại của anh chàng De Mole đẹp trai, và nếu như lệnh bà không thể nói được nữa thì xin Người hãy dùng cử chỉ, dùng nụ cười.
Linh hồn bạn tôi rất thông minh và sẽ hiểu ra tất. Xin lệnh bà hãy sử dụng những thứ đó đi, mẹ kiếp! Nếu không, tôi sẽ dùng kiếm đâm xuyên qua người lão René vì đã dùng quyền lực đối với các hồn ma của lão để ép hồn lệnh bà, mà lão đã gọi tới đây rất đúng lúc, phải làm những điều không xứng với một linh hồn trung thực theo nhận xét của tôi.
Nghe tới lời kết luận của Coconnas đang đứng theo tư thế của chàng Enée(1) xuống âm phủ, Marguerite không nhịn được, cười phá lên, rồi nàng lại giữ im lặng như một hồn ma vương giả phải làm trong trường hợp này, nàng đưa tay cho Coconnas.
Coconnas tế nhị cầm tay nàng trong tay mình và gọi bạn:
- Hỡi hồn bạn ta - Chàng thốt lên - Xin hãy tới đây ngay lập tức De Mole đang rất đỗi bàng hoàng hồi hộp, bèn tuân lời.
- Được lắm - Coconnas vừa nói vừa túm lấy gáy bạn - Bây giờ anh hãy áp hình bóng gương mặt đẹp trai rám nắng của anh vào cái bàn tay nõn nà dễ tan biến này.
Coconnas miệng nói tay làm, áp bàn tay nhỏ nhắn đó vào môi De Mole và kính cẩn giữ chúng một lát sát vào nhau, dù cho bàn tay kia cố gỡ ra khỏi cái siết tay nhẹ nhàng ấy.
Marguerite vẫn mỉm cười, nhưng phu nhân de Nervers không cười, nàng vẫn còn run vì sự xuất hiện bất ngờ của hai anh chàng quý tộc. Nàng cảm thấy khó chịu vì một nỗi ghen mới chớm, vì nàng thấy dường như Coconnas không nên quên việc mình mà đi lo việc người như vậy.
De Mole nhìn thấy lông mày nàng nhíu lại, chợt nhận ra được tia nhìn đe doạ trong đôi mắt nàng, và mặc dầu say sưa run rẩy trong niềm lạc thú mà chàng muốn chìm đắm trong đó mãi, chàng vẫn hiểu được nỗi hiểm nguy của bạn mình và đoán ra được điều chàng phải làm để cứu bạn.
Chàng đứng dậy và buông tay Marguerite đang ở trong tay Coconnas, tiến tới nắm tay quận chúa de Nervers và quỳ chân xuống, chàng nói:
- Hỡi người đàn bà đẹp nhất và đáng yêu nhất trong những người đàn bà, đây tôi muốn nói những người đàn bà sống thực chứ không phải những hình bóng - Chàng nhìn Marguerite và mỉm cười - Xin hãy cho phép một linh hồn thoát khỏi thân xác thô thiển của nó được bù đắp lại sự vắng bóng của một hình hài đang quá bận tâm với một tình bạn. Ông de Coconnas mà đang thấy chỉ là một con người, một con người có thể chất vững vàng và táo tợn, một thể chất nhìn thì thấy đẹp nhưng như mọi xác thân khác sẽ không trường sinh bất tử. Dù người quý tộc đó vẫn suốt ngày nói với tôi về những lời cầu khẩn thành tâm nhất của ông ta đối với bà, dù bà đã được nhìn thấy người đó biểu diễn những ngón đòn mạnh me nhất chưa ai từng thấy ở nước Pháp, cái người biện hộ hùng hồn đến thế bên một hình bóng lại không dám nói thẳng với một người đàn bà. Chính vì thế, ông ta đã nói với hình bóng của hoàng hậu và giao cho tôi phải nói với hình hài xinh đẹp của bà rằng ông ta xin đặt dưới chân bà trái tim và linh hồn của ông ta. Rằng ông ta xin đôi mắt đẹp như thiên thần của bà hãy thương xót đoái nhìn ông ta, những ngón tay hồng nóng bỏng của bà hãy ra hiệu cho ông ta, giọng nói ngân lên êm ái của bà hãy nói với ông ta những lời không quên được. Nếu không thì ông ta cũng sẽ yêu cầu tôi một việc khác, tức là nếu ông ta không làm xiêu được lòng bà, thì chính tôi phải dùng thanh kiếm của tôi đâm suốt qua người ông ta một lần thứ hai, thanh kiếm của tôi là một thanh kiếm thực, ông ta sẽ không sống nổi nếu bà không cho phép ông ta sống chỉ vì bà.
Coconnas diễn thuyết nhiệt tình và hài hước bao nhiêu thì De Mole lại tỏ rõ được lòng mẫn cảm, sức mạnh đắm say và sự khiêm nhường âu yếm trong lời cầu xin của chàng bấy nhiêu.
Đôi mắt Henriette rời khỏi De Mole mà nàng đã nghe suốt lúc chàng nói để quay sang nhìn Coconnas xem vẻ mặt của chàng trai quý tộc có hoà hợp với bài diễn văn tình ái của bạn chàng không. Dường như nàng hài lòng, vì nàng đỏ mặt, hồi hộp, bị thuyết phục và tặng Coconnas một nụ cười tuyệt mỹ để lộ hàm răng ngọc ngà sau làn môi thắm như san hô.
- Thật không?
Coconnas bị thu hút bởi cặp mắt đó và trong lòng cháy bỏng lên cùng một ngọn lửa, chàng thốt lên - Thật thế!
- Ôi vâng, thật thế, thề có cuộc sống của nàng, thề có cái chết của tôi.
- Vậy thì chàng đến đây! - Henriette vừa nói, vừa buông tay chìa ra cho Coconnas với ánh mắt âu yếm.
Coconnas ném tung chiếc mũ nhung của chàng lên không và nhảy một bước tới gần người thiếu phụ, còn De Mole được Marguerite vẫy tay gọi lại tạo nên với bạn một bước hoán vị của tình yêu.
Vừa lúc đó thầy René hiện ra ở cánh cửa cuối gian phòng.
- Im lặng! - Y nói bằng một giọng khiến tất cả những ngọn lửa ái tình tắt ngấm - Im lặng!
Và ngay lập tức người ta nghe thấy trong tường có tiếng sột soạt, tiếng rít lên của cửa sắt nghỉến trong ổ khoá và tiếng kèn kẹt của một cánh cửa đang quay trên bản lề.
- Nhưng hình như không ai có quyền bước vào khi chúng ta đang ở đây! - Marguerite kiêu hãnh nói.
- Cả Thái hậu cũng vậy - René thì thầm vào tai nàng.
Tức thì Marguerite lao ra cầu thang phía ngoài kéo theo cả De Mole. Henriette và Coconnas gần như ôm lấy nhau cùng chạy trốn theo họ. Cả bốn người như những con chim duyên dáng đang đứng rỉa mỏ nhau trên một nhành cây đầy hoa thấy động liền bay vù đi.
Chú thích:
(1) Nhân vật chính trong sử thi Ênêtt của Viêcgin (ND)
Vào cái thời xảy ra câu chuyện đang kể cho các đọc giả đây, Paris chỉ mới có năm cái cầu hoặc bằng gỗ, hoặc bằng đá để đi từ đầu này tới đầu kia thành phố, tất cả các cầu đó đều đổ về đảo Cité. Đó là các cây cầu Meuniers, Pont au Change, cầu Notre Dame ( Đức bà ), cầu Nhỏ và cầu Saint-Michel. Trong số các cầu này, mỗi cầu đều có lịch sử của nó. Lúc này đây, chúng ta sẽ chú trọng đặc biệt tới cầu Saint-Michel.
Cầu Saint Michel được cất lên bằng đá từ năm 1373, nhưng cầu cất không được chắc chắn lắm, nên mực nước sông Seine dâng lên ngập cầu từ 31 tháng giêng năm 1408 , đến năm 1416 cầu được xây lại bàng cây ván chắc, nhưng đến một đêm 16 tháng mười hai năm 154 , cầu lại bị hư hại, sập lần nữa, khoảng năm 1550, có nghĩa là hai mươi năm trước thời chúng ta đi tới, cầu được xây dựng lại bằnh gỗ , nhờ sự sửa chửa nên đến bây giờ cầu vẫn rắn chắc.
Giữa những ngôi nhà dọc hai bên mạn cầu đối diện với hòn đảo nhỏ nơi các tu sĩ dòng Templiers đã bị hoả thiêu và ngày nay là trụ đá mới của cầu Mới, người ta để ý tới một ngôi nhà có biển gỗ với cái mái rộng trùm lên như mi của một con mắt khổng lồ. Các cửa sổ và cửa tầng trệt đóng kín mít, chỉ có một cánh cửa sổ duy nhất trên tầng một là để mở. Một thứ ánh sáng đỏ nhờ nhờ từ chiếc cửa sổ đó thu hút cái nhìn của khách qua đường. Mặt trước ngôi nhà thấp, rộng, sơn xanh với những đường hoa văn thếp vàng. Mái bằng ngăn giữa tầng trệt và lầu một được vẽ đầy quỷ sứ trong các tư thế hết sức ngộ nghĩnh. Giữa cái mái đó và cửa sổ lầu một, người ta treo một tấm bảng màu xanh da trời, trên đó đề:
"René xứ Florence
Người cung cấp hương phẩm cho lệnh bà Thái hậu".
Như chúng tôi đã nói, cánh cửa của cửa hàng này được đóng kín. Nhưng hiệu nghiệm hơn cả các ổ khoá, để chống lại trộm cướp ban đêm là danh tiếng đáng hãi hùng của chủ ngôi nhà.
Đến nỗi khách đi đường qua cầu tới đoạn đó gần như bao giờ cũng vòng sang tới tận dãy nhà phía bên kia. Họ e rằng mùi các loại dầu hương sẽ rỉ qua tường nhà và bay tới tận chỗ họ vậy.
Hơn thế nữa: từ khi thấy René tới sinh cơ lập nghiệp trên cầu Saint-Michel, hàng xóm hai bên đường như sợ bị tai tiếng là láng giềng của thầy, đều đã chuồn khỏi nhà mình, khiến cho hai ngôi nhà cạnh nhà René đều đóng cửa bỏ không. Tuy có sự cô tịch hoang dã đó, khách qua đường về đêm vẫn nhìn thấy những tia sáng leo lét trong đó và còn đoán chắc là nghe được tiếng kêu rên trong đó, chứng tỏ rằng còn có chúng sinh lai vãng tới hai ngôi nhà này, duy có điều người ta không biết họ thuộc thế giới này hay thế giới bên ka.
Kết quả là những chủ nhà tiếp theo hai ngôi nhà hoang đã phải tự hỏi liệu họ có nên bắt chước theo hàng xóm hay không.
Do sự kinh hoàng mà thầy René đã công nhiên tạo ra ấy, thầy có được cái quyền là người duy nhất được thắp đèn sau giờ quy định. Vả chăng không đội tuần tra tuần phòng nào dám quấy nhiễu một nhân vật quá đỗi thân thiết với lệnh bà Thái hậu, vì y vừa là đồng hương vừa là người cung cấp dầu thơm cho bà ta.
Giả thiết rằng bạn đọc được trang bị đầy đủ thứ triết học quá lạm của thế kỷ mười tám, nghĩa là không còn tin vào ma thuật cũng như phù thuỷ nữa, nên xin mời bạn đọc quá bộ vào căn nhà đã gieo rắc quanh nó nỗi kinh hoàng sâu xa đến thế, ở vào thời buối còn đầy mê muội, dị đoan này.
Cửa hàng nằm ở tầng trệt thường xuyên trong cảnh tối tăm và vắng vẻ . Trong cái cửa hiệu vừa rộng vừa sâu hun hút, có hai cánh cửa dẫn tới hai cầu thang. Một cầu thang đục xuyên tường và nằm về một bên, còn cầu thang kia nằm lộ ra bên ngoài và người ta có thể nhìn thấy được nó từ chiếc kè ngày nay ta gọi là bờ cầu Augustin và từ bãi sông nay là bãi tàu Orfèvres. Cả hai cầu thang đều dẫn tới căn phòng ở tầng một.
Phòng này cũng rộng bằng phòng ở tầng trệt nhưng một tấm thảm treo ngăn nó ra làm hai. Ở cuối gian phía ngoài là cánh cửa dẫn ra cầu thang ngoài. Ở mặt bên của gian trong là cửa dẫn đến cầu thang bí mật. Cửa này không ai nhìn thấy vì khuất sau một chiếc tủ lớn có chạm trổ, gắn liền với cửa bằng những chiếc móc sắt và khi cửa mở thì cả tủ cũng bị đẩy luôn ra.
Chỉ có Catherine và René là hai người biết được cánh cửa bí mật này, Thái hậu lên xuống đều theo đường này và nhờ vào những lỗ trổ phía bên trong tủ, bà ta có thể áp tai hoặc ghé mắt nhìn và nghe thấy tất cả những gì xảy ra trong phòng.
Hai cánh cửa khác, hoàn toàn có thể nhìn thấy được, trổ ra hai bên của gian trong. Một cửa dẫn vào một căn phòng nhỏ được chiếu sáng từ trên mái và không có đồ đạc gì khác ngoài một cái lò lớn, những bình pha lê, bình chưng cất, nồi luyện kim. Đó là phòng thí nghiệm của nhà giả kim thuật. Cánh cửa kia đưa tới một căn buồng con kỳ dị hơn toàn bộ những gì có trong ngôi nhà. Buồng đó không được chiếu sáng, chẳng có thảm cũng chẳng có đồ đạc, nó chỉ có một thứ giống như bàn thờ bằng đá.
Sàn nhà là một tấm đá dốc thoải ra bốn phía. Ở bốn chân tưởng có rãnh chảy về một thứ phễu và qua lỗ ống phễu người ta nhìn thấy dòng nước đen ngầu của sông Seine. Trên các đinh đóng tưởng có treo nhiều dụng cụ dị dạng, tất cả đều sắc hoặc nhọn. Mũi chúng nhọn, nhỏ như mũi kim, lưỡi chúng sắc như lưỡi dao cạo, cái thì lấp lánh như gương, cái thì ngược lại xám xịt hoặc xanh sẫm.
Trong một góc, có hai con gà mái đen buộc chân vào nhau đang giãy giụa. Đó chính là điện dành cho pháp sư.
Bây giờ chúng ta hãy quay trở về với căn phòng ở giữa có hai gian.
Đây là nai dùng để tiếp đám người bình thường vẫn đến xem quẻ. Đây là nơi có những con hạc Ai Cập, những xác ướp với các dải băng óng vàng, những con cá sấu đang há mỏ trên trần nhà, những đầu lâu với hốc mắt trống rỗng và hàm răng lung lay và cuối cùng là những quyển sách bám đầy bụi được lũ chuột thường xuyên gặm nhấm, tất cả đều có vẻ hỗn độn khiến khách hàng bị những cảm xúc làm cho tư duy trở nên lệch lạc.
Đằng sau bức màn là những chiếc bình nhỏ, những chiếc hộp quái dị, những chiếc bình hai quái đảng xấu xí ghê sợ. Mọi vật chập chờn trong ánh sáng của hai ngọn đèn nhỏ giống nhau mà hình như đã bị lấy cắp từ một bàn thờ nào đó ở Santa Maria Novella hoặc ở nhà thờ Dei Servi ở xứ Florence. Hai ngọn đèn đó được thắp lên bằng một thứ dầu có tẩm hương thơm toả sáng vàng vọt từ trên trần xuống, nơi mỗi chiếc được treo lên bằng ba vòng xích ám khói.
Một mình hai tay khoanh lại, René vừa lắc đầu vừa bước những bước dài quanh gian thứ hai của căn phòng giữa. Sau một hồi suy tư có vẻ đau khổ, y dừng lại trước chiếc đồng hồ cát và tự nhủ:
"À, mình lại quên lật nó, có lẽ cát chảy hết từ lâu lắm rồi đây".
Y ngước lên ngắm mặt trăng đang chật vật thoát ra khỏi đám mây đen khổng lồ như đang đè nặng lên đỉnh tháp chuông nhà thờ Đức Bà và tiếp:
"Chín giờ rồi. Nếu bà ta đến thì chắc cũng sẽ như lệ thường tức là trong khoảng tiếng, tiếng rưỡi đồng hồ nữa. Vẫn còn đủ thì giờ".
Vừa lúc đó trên cầu có tiếng động. René áp tai vào cái lỗ nối với một ống dài đầu kia thông ra mặt phố dưới dạng một cái đầu Guivre.
"Không, chẳng phải bà ta, cũng chẳng phải các bà ấy. Đây là tiếng chân đàn ông.
Họ đang dừng lại trước cửa nhà mình".
Cùng lúc đó ba tiếng gõ vào cửa đánh vang lên.
René nhanh nhẹn xuống thang, nhưng y chỉ ghé tai vào cửa chứ không mở.
Vẫn ba tiếng gõ lại lặp lại.
- Ai đó? - René hỏi.
- Có cần phải nói tên chúng ta không? - Một giọng hỏi lại.
- Nhất thiết phải như thế - René trả lời.
- Vậy thì ta là bá tước Anibal de Coconnas - Vẫn giọng đó cất lên.
- Còn ta là bá tước Lerac de Mole - Một giọng khác vang lên lần đầu.
- Xin các ngài chờ cho, tôi ra đây!
René rút chốt cửa, kéo then ngang, mở cho hai chàng trai vào và khoá cửa lại bằng chìa. Rồi y dẫn hai người qua lối cầu thang ngoài tới gian thứ hai.
Vừa bước vào, De Mole vừa đưa tay làm dấu dưới áo khoát.
Mặt chàng tái xanh, tay chàng run rẩy. Chàng không sao chế ngự nổi sự yếu đuối đó.
Còn Coconnas thì nhìn hết cái nọ đến cái kia, trong lúc quan sát chàng thấy cánh cửa gian buồng nhỏ, chàng định mở nó ra.
- Xin phép ngài, thưa ngài quý tộc - René nghiêm giọng nói và đặt tay mình lên tay Coconnas - Những vị khách hạ cố tới thăm tệ xá đây chỉ được phép lưu lại trong gian này.
- À thế thì lại khác - Coconnas nói - Vả lại tôi cảm thấy cần phải ngồi.
Và chàng tới ngồi vào một chiếc ghế. Im lặng kéo dài. René thản nhiên chờ cho một trong hai chàng trai cất lời. Người ta nghe thấy cả tiếng thở khò khè của Coconnas vì chàng vẫn chưa khỏi hẳn.
- Thầy René này - cuối cùng chàng nói - Ông là người cơ trí, vậy ông hãy tiên đoán cho tôi biết liệu tôi có bị tàn tật hẳn vì cái vết thương của tôi không, tức là có phải lúc nào tôi cũng bị cái chứng thở gấp ngăn không cho tôi lên ngựa, dùng vũ khí và ăn món trứng chiên mãi không?
René áp tai vào ngực Coconnas và chăm chú lắng nghe hơi thở từ lồng ngực.
- Không, thưa bá tước, ngài sẽ khỏi - Y nói.
- Thật à?
- Tôi xin khẳng định với ngài.
- Ông làm tôi vui lòng đấy.
Lại một lát lặng yên.
- Thưa bá tước, ngài có muốn biết điều gì khác nữa không?
- Có chứ - Coconnas nói tiếp - Tôi muốn biết tôi có thực sự đang yêu không?
- Ngài đang yêu - René đáp.
- Làm sao ông biết được?
- Vì chính ngài hỏi như thế.
- Trời ạ! Tôi nghĩ là ông có lý. Nhưng yêu ai?
- Yêu người mà hiện nay thường xuyên thốt ra cái tiếng rủa mà ông vừa nói đó.
- Quả thế - Coconnas kinh ngạc nói - Thầy René này, ông đúng là một người cơ trí. Đến lượt cậu De Mole.
De Mole đỏ mặt lúng túng.
- Này! hãy nói đi chứ! - Coconnas bảo.
- Xin ngài hãy nói đi - Gã người xứ Florence động viên.
- Ông René ạ - De Mole ấp úng, nhưng rồi giọng chàng dần dần bình tĩnh lại - Tôi không muốn hỏi ông xem tôi có đang yêu không, vì tôi biết tôi đang yêu và không tự giấu mình điều đó. Nhưng xin ông hãy nói cho tôi biết liệu tôi có được yêu lại không. Vì thực ra những gì trước đây đối với tôi là niềm hy vọng mà nay quay lại chống lại tôi.
- Có thể là ngài chưa làm tất cả những gì cần phải làm.
- Ông ạ, còn điều gì phải làm nữa ngoài việc đem lòng tôn kính và tận tụy chứng tỏ với người đàn bà của lòng mình là nàng được yêu say đắm thực sự?
René nói:
- Ngài cũng biết rằng đôi khi những biểu hiện đó nhỏ nhoi lắm.
- Vậy là tuyệt vọng sao?
- Không, nhưng cần phải cầu viện tới học thuật. Trong bản chất con người có những mối dị cảm mà người ta có thể thắng được, có những thiện cảm mà người ta có thể ép được. Sắt không phải là nam châm, nhưng cho nó nhiễm từ thì chính nó sẽ lại hút được sắt.
- Hẳn là thế - De Mole lẩm bẩm - Hẳn là thế, nhưng tôi ghê những trò cầu đảo ấy lắm.
- À nếu ngài ghê tởm thì lẽ ra không nên đến đây mới phải.
- Thôi nào, thôi nào - Coconnas nói - Cậu sắp giở trò trẻ con ra đấy à? Ông René, ông có cho tôi xem những con quỷ sứ của ông được không?
- Thưa bá tước không!
- Bực nhỉ tôi muốn nói với nó vài câu. Có lẽ thế lại khuyến khích được De Mole đấy.
- Nào thôi được - De Mole nói - Ta cứ đi thẳng vào vấn đề.
Người ta có nói với tôi về những hình nhân bằng sáp được nặn giống người mình yêu. Đấy là một cách có phải không?
- Rất công hiệu!
Và trong thí nghiệm này không có gì hại tới sức khỏe cũng như sinh mạng của người mình yêu chứ?
- Không.
- Vậy chúng ta hãy thử.
- Cậu có muốn mình thử trước không? - Coconnas hỏi.
- Không - De Mole nói - Mình đã dấn vào rồi thì sẽ đi tới cùng.
- Ngài de Mole, ngài tha thiết mong muốn để biết rõ việc của ngài sẽ tới đâu phải không - René hỏi.
- Ôi! - La Mole thốt lên - Tôi mong muốn hơn như thế nữa đấy, thầy René ạ.
Cùng lúc đó có người nhè nhẹ gõ vào cánh cửa dưới phố, nhẹ đến nỗi chỉ có mỗi thầy René nghe thấy, mà chắc cũng là vì y đang chờ đợi nó.
Vừa đặt câu hỏi phù phiếm cho De Mole, René chẳng phải kiểu cách gì cứ ghé tai lại gần ống nghe và nhận ra tiếng nói khiến y tin chắc chắn.
- Bây giờ ngài hãy tóm lược lại mong muốn của ngài và gọi tên người mà ngài yêu - René nói.
De Mole quỳ xuống như thể chàng nói chuyện với một bậc thần linh, René sang gian đầu, lách ra cầu thang phía ngoài êm như ru, lát sau có tiếng bước chân nhẹ trên sàn cửa hiệu.
Khi đứng dậy, De Mole thấy thầy René đứng trước mặt mình.
Gã người xứ Florence cầm trong tay một hình nhân nhỏ bằng sáp nặn khá thô thiển. Hình nhân đó đội vương miện và mang một chiếc áo khoát ngoài.
- Vậy ngài vẫn muốn được một người trong dòng dõi hoàng tộc yêu ngài - Kẻ bán hương phẩm hỏi.
- Vâng, dù tôi có phải bỏ mạng, dù tôi có phải mất cả linh hồn - De Mole đáp.
- Được - Gã người xứ Florence vừa nói vừa dùng đầu ngón tay lấy vài giọt nước trong một chiếc bình rẩy lên đầu hình nhân và đọc vài câu tiếng Latinh.
De Mole rùng mình, chàng hiểu một việc phạm thánh đang xảy ra.
- Ông làm gì vậy? - Chàng hỏi.
- Tôi đặt tên cho hình nhân này là Marguerite.
- Nhưng để làm gì?
- Để tạo mối đồng cảm.
De Mole mở miệng toan ngăn René đừng đi xa hơn, nhưng cái nhìn giễu cợt của Coconnas ngăn chàng lại.
René nhận thấy hành động đó, ngừng lại chờ.
- Cần phải toàn tâm toàn ý - Y nói.
- Ông làm đi - De Mole trả lời.
René viết một vài chữ bí hiểm lên một băng giấy nhỏ màu đỏ, xọc băng giấy vào một chiếc kim thép và cắm chiếc kim đó vào tim bức tượng nhỏ.
Lạ thay, ở miệng vết thương rỉ ra một giọt máu nhỏ. René đốt mảnh giấy.
Hơi nóng của chiếc kim khiến sáp xung quanh kim tan chảy ra và làm khô giọt máu.
- Vậy là nhờ vào sức mạnh của đồng cảm - René nói - Tình yêu của ngài sẽ xuyên thủng và thiêu đốt trái tim người đàn bà mà ngài yêu.
Coconnas vốn là người có đầu óc vững vàng, nở nụ cười giễu cợt dưới bộ râu của mình. Nhưng De Mole vốn đa cảm và mê tín nên chàng cảm thấy mồ hôi lạnh giá úa ra chân tóc.
- Bây giờ - René nói - Hãy áp môi ngài lên môi bức tượng và nói: "Marguerite, anh yêu em, Marguerite hãy đến đây!"
De Mole theo lời.
Vừa lúc đó, người ta nghe có tiếng mở cánh cửa gian phòng thứ hai và tiếng bước chân nhẹ nhàng tiến lại. Coconnas vốn tò mò và nghi ngại bèn rút dao găm ra. Chàng sợ rằng nếu chàng nâng tấm thảm treo lên thì René lại sẽ nhận xét như lúc chàng muốn mở cánh cửa, bèn dùng dao rạch tấm thảm dày. Chàng ghé mắt vào lỗ thủng và thốt ra một tiếng kêu kinh ngạc. Đáp lại tiếng chàng có hai giọng đàn bà cùng kêu lên.
- Có chuyện gì vậy? - De Mole hỏi và suýt để rơi hình nhân bằng sáp khiến René phải nhặt lấy từ tay chàng.
- Quận chúa de Nervers và lệnh bà Marguerite đang ở đây - Coconnas đáp.
- Thế nào, những người đa nghi? - René nói với một nụ cười héo hắt - Các ngài còn nghi ngờ về sức mạnh của sự giao cảm nữa hay thôi?
De Mole đứng chết lặng khi nhìn thấy hoàng hậu của mình.
Coconnas choáng váng mất một lát khi nhận ra phu nhân de Nervers.
Một chàng thì tưởng rằng những trò phù thủy của thầy René đã gọi lên được hồn Marguerite, chàng kia thì do nhìn thấy cánh cửa mà các hồn ma dễ thương đó bước vào vẫn còn mở hé nên chẳng mấy chốc đã tìm ra được lời giải đáp cho sự kỳ diệu này trong thế giới vật chất tầm thường.
Trong khi De Mole làm dấu thánh và thờ dài thườn thượt não nùng khiến chảy đá tan vàng thì Coconnas có đủ thì giờ để tự đặt ra những câu hỏi có tính chất triết lý. Nhìn qua lỗ thủng ở chiếc màn còn khép kín, Coconnas thấy phu nhân de Nervers đang kinh ngạc còn Marguerite thì mỉm cười hơi chế nhạo, chàng thấy đây là lúc quyết định. Biết rằng người ta có thể nói cho bạn điều mà người ta không dám nói cho mình nên chàng đi thẳng tới Marguerite chứ không đi tới phu nhân de Nervers, quỳ một chân xuống theo kiểu Artaxerce vĩ đại vẫn thường biểu diễn ở hội chợ, chàng kêu lên với một giọng mà tiếng thở khò khè của vết thương làm gia tăng thêm một âm sắc mạnh mẽ:
- Thưa lệnh bà, mới vừa ngay đây thôi, thầy René đã gọi hồn lệnh bà theo yêu cầu của bá tước đa De Mole bạn tôi. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy hồn lệnh bà hiện ra cùng với một hình hài mà tôi vô cùng yêu quý và tôi xin phó thác cho bạn tôi. Hỡi linh hồn của lệnh bà Hoảng hậu Navarre, xin Người hãy bảo hình hài của bạn Người đi sang phía bên này bức màn.
Marguerite phì cười và ra hiệu cho Henriette đi sang phía bên kia.
- Anh bạn De Mole! - Coconnas nói - Cậu hãy hùng biện như Démosthène, như Cicéron, như quan chưởng ấn l Hospital! Hãy nhớ rằng đây là việc liên quan tới sinh mạng của mình nếu cậu không thuyết phục được phu nhân quận chúa de Nervers rằng mình là kẻ tôi tớ tận tụy nhất và cũng trung thành nhất của nàng.
- Nhưng... - De Mole ấp úng.
- Cử làm cái điều mình bảo cậu làm, còn ông, ông René, đừng cho ai quấy rầy bọn ta.
René làm theo yêu cầu của Coconnas.
- Quái quỷ thật! Thưa ông, ông quả là người có đầu óc - Marguerite nói - Tôi xin nghe ông. Nào, ông có điều gì cần nói với tôi nào?
- Thưa lệnh bà, tôi phải nói với lệnh bà rằng hồn bạn tôi đây, vì đó là một hồn ma, bằng chứng là nó không nói nổi một lời, tôi phải nói với lệnh bà rằng linh hồn đó khẩn cầu tôi sử dụng cái khả năng có thể nói năng rành mạch của các hình hài để nói với lệnh bà rằng: "Hỡi bóng hình xinh đẹp, người quý tộc đang xuất thần như thế này đây đã mất cả hình hài lẫn hơi thở vì đôi mắt nghiệt ngã của Người". Nếu lệnh bà còn ở dạng hình hài, tôi thà bảo thầy René cho tiêu hủy tôi đi trong một cái lò lưu huỳnh nào đó còn hơn là phải nói như thế với con gái đức vua Henri II, với em gái vua Charles IX và với hoàng hậu Navarre. Nhưng hình bóng không bị ràng buộc bởi những xa hoa trần thế, và chúng không giận hờn khi được người ta yêu. Vậy xin lệnh bà hãy cầu khẩn hình hài của Người đoái thương chút ít tới linh hồn anh bạn de Mole tội nghiệp đây đang chịu đau khổ. Đây là một linh hồn đã từng bị đoạ đày trong một tình bạn đã ba lần đâm kiếm vào sâu nhiều tấc trong người anh ta, đây là một linh hồn bị thiêu đốt bởi ánh lửa trong mắt lệnh bà, ngọn lửa ngàn lần cháy bỏng hơn lửa địa ngục. Xin hãy thương xót lấy linh hồn tội nghiệp đó, xin hãy yêu chút ít những gì còn sót lại của anh chàng De Mole đẹp trai, và nếu như lệnh bà không thể nói được nữa thì xin Người hãy dùng cử chỉ, dùng nụ cười.
Linh hồn bạn tôi rất thông minh và sẽ hiểu ra tất. Xin lệnh bà hãy sử dụng những thứ đó đi, mẹ kiếp! Nếu không, tôi sẽ dùng kiếm đâm xuyên qua người lão René vì đã dùng quyền lực đối với các hồn ma của lão để ép hồn lệnh bà, mà lão đã gọi tới đây rất đúng lúc, phải làm những điều không xứng với một linh hồn trung thực theo nhận xét của tôi.
Nghe tới lời kết luận của Coconnas đang đứng theo tư thế của chàng Enée(1) xuống âm phủ, Marguerite không nhịn được, cười phá lên, rồi nàng lại giữ im lặng như một hồn ma vương giả phải làm trong trường hợp này, nàng đưa tay cho Coconnas.
Coconnas tế nhị cầm tay nàng trong tay mình và gọi bạn:
- Hỡi hồn bạn ta - Chàng thốt lên - Xin hãy tới đây ngay lập tức De Mole đang rất đỗi bàng hoàng hồi hộp, bèn tuân lời.
- Được lắm - Coconnas vừa nói vừa túm lấy gáy bạn - Bây giờ anh hãy áp hình bóng gương mặt đẹp trai rám nắng của anh vào cái bàn tay nõn nà dễ tan biến này.
Coconnas miệng nói tay làm, áp bàn tay nhỏ nhắn đó vào môi De Mole và kính cẩn giữ chúng một lát sát vào nhau, dù cho bàn tay kia cố gỡ ra khỏi cái siết tay nhẹ nhàng ấy.
Marguerite vẫn mỉm cười, nhưng phu nhân de Nervers không cười, nàng vẫn còn run vì sự xuất hiện bất ngờ của hai anh chàng quý tộc. Nàng cảm thấy khó chịu vì một nỗi ghen mới chớm, vì nàng thấy dường như Coconnas không nên quên việc mình mà đi lo việc người như vậy.
De Mole nhìn thấy lông mày nàng nhíu lại, chợt nhận ra được tia nhìn đe doạ trong đôi mắt nàng, và mặc dầu say sưa run rẩy trong niềm lạc thú mà chàng muốn chìm đắm trong đó mãi, chàng vẫn hiểu được nỗi hiểm nguy của bạn mình và đoán ra được điều chàng phải làm để cứu bạn.
Chàng đứng dậy và buông tay Marguerite đang ở trong tay Coconnas, tiến tới nắm tay quận chúa de Nervers và quỳ chân xuống, chàng nói:
- Hỡi người đàn bà đẹp nhất và đáng yêu nhất trong những người đàn bà, đây tôi muốn nói những người đàn bà sống thực chứ không phải những hình bóng - Chàng nhìn Marguerite và mỉm cười - Xin hãy cho phép một linh hồn thoát khỏi thân xác thô thiển của nó được bù đắp lại sự vắng bóng của một hình hài đang quá bận tâm với một tình bạn. Ông de Coconnas mà đang thấy chỉ là một con người, một con người có thể chất vững vàng và táo tợn, một thể chất nhìn thì thấy đẹp nhưng như mọi xác thân khác sẽ không trường sinh bất tử. Dù người quý tộc đó vẫn suốt ngày nói với tôi về những lời cầu khẩn thành tâm nhất của ông ta đối với bà, dù bà đã được nhìn thấy người đó biểu diễn những ngón đòn mạnh me nhất chưa ai từng thấy ở nước Pháp, cái người biện hộ hùng hồn đến thế bên một hình bóng lại không dám nói thẳng với một người đàn bà. Chính vì thế, ông ta đã nói với hình bóng của hoàng hậu và giao cho tôi phải nói với hình hài xinh đẹp của bà rằng ông ta xin đặt dưới chân bà trái tim và linh hồn của ông ta. Rằng ông ta xin đôi mắt đẹp như thiên thần của bà hãy thương xót đoái nhìn ông ta, những ngón tay hồng nóng bỏng của bà hãy ra hiệu cho ông ta, giọng nói ngân lên êm ái của bà hãy nói với ông ta những lời không quên được. Nếu không thì ông ta cũng sẽ yêu cầu tôi một việc khác, tức là nếu ông ta không làm xiêu được lòng bà, thì chính tôi phải dùng thanh kiếm của tôi đâm suốt qua người ông ta một lần thứ hai, thanh kiếm của tôi là một thanh kiếm thực, ông ta sẽ không sống nổi nếu bà không cho phép ông ta sống chỉ vì bà.
Coconnas diễn thuyết nhiệt tình và hài hước bao nhiêu thì De Mole lại tỏ rõ được lòng mẫn cảm, sức mạnh đắm say và sự khiêm nhường âu yếm trong lời cầu xin của chàng bấy nhiêu.
Đôi mắt Henriette rời khỏi De Mole mà nàng đã nghe suốt lúc chàng nói để quay sang nhìn Coconnas xem vẻ mặt của chàng trai quý tộc có hoà hợp với bài diễn văn tình ái của bạn chàng không. Dường như nàng hài lòng, vì nàng đỏ mặt, hồi hộp, bị thuyết phục và tặng Coconnas một nụ cười tuyệt mỹ để lộ hàm răng ngọc ngà sau làn môi thắm như san hô.
- Thật không?
Coconnas bị thu hút bởi cặp mắt đó và trong lòng cháy bỏng lên cùng một ngọn lửa, chàng thốt lên - Thật thế!
- Ôi vâng, thật thế, thề có cuộc sống của nàng, thề có cái chết của tôi.
- Vậy thì chàng đến đây! - Henriette vừa nói, vừa buông tay chìa ra cho Coconnas với ánh mắt âu yếm.
Coconnas ném tung chiếc mũ nhung của chàng lên không và nhảy một bước tới gần người thiếu phụ, còn De Mole được Marguerite vẫy tay gọi lại tạo nên với bạn một bước hoán vị của tình yêu.
Vừa lúc đó thầy René hiện ra ở cánh cửa cuối gian phòng.
- Im lặng! - Y nói bằng một giọng khiến tất cả những ngọn lửa ái tình tắt ngấm - Im lặng!
Và ngay lập tức người ta nghe thấy trong tường có tiếng sột soạt, tiếng rít lên của cửa sắt nghỉến trong ổ khoá và tiếng kèn kẹt của một cánh cửa đang quay trên bản lề.
- Nhưng hình như không ai có quyền bước vào khi chúng ta đang ở đây! - Marguerite kiêu hãnh nói.
- Cả Thái hậu cũng vậy - René thì thầm vào tai nàng.
Tức thì Marguerite lao ra cầu thang phía ngoài kéo theo cả De Mole. Henriette và Coconnas gần như ôm lấy nhau cùng chạy trốn theo họ. Cả bốn người như những con chim duyên dáng đang đứng rỉa mỏ nhau trên một nhành cây đầy hoa thấy động liền bay vù đi.
Chú thích:
(1) Nhân vật chính trong sử thi Ênêtt của Viêcgin (ND)
Tác giả :
Alexandre Dumas