Hoa Tulip Đen
Chương 3: Cornelius van Baerle
Người yêu hoa tuylíp Khi các thị dân La Haye xé ra thành từng mảnh thi hài anh em De Witt, khi Guillaume d’ Orange chắc chắn hai địch thủ của mình đã chết thực sự, Hoàng thân đang cùng viên đại tá Van Deken tháp tùng rong ruổi trên con đường đi Leyde thì Craeke, người đày tớ trung thành của Jean cũng cưỡi một con ngựa ngoan cường chạy trên con đường hai bên trồng cây.
Craeke nhìn thấy từ xa thành phố vui tươi Dor-drecht nằm dưới chân đồi đó đây có vài cái cối xay bột. Anh thấy những nhà mái đỏ đẹp đẽ với những bức tường trắng phau.
Và sau cùng anh nhận thấy ở dốc đồi thoai thoải có một mái nhà màu trắng và hồng, đó là đích chuyến đi của anh. Nóc nhà lẫn trong tấm màn lá màu vàng của các hàng cây dương và nổi bật trên nền xanh tối của các hàng cây du.
Đó là nhà của bác sĩ Cornélius Van Baerle, con đỡ đầu của Corneille. Thân sinh ra Cornélius đã khuyên con trai chớ theo gương cha đỡ đầu là Cornélius de Witt, nghĩa là đừng làm chính trị.
Khi cha chết, Cornélius Van Baerle được hưởng gia tài cái nhà và nhiều tiền bạc nhưng các thứ đó anh chẳng quan tâm.
Cha đỡ đầu kiếm việc làm cho anh ở các công sở nhưng anh từ chối; ông muốn cho anh được nếm mùi vinh quang, anh cũng không thiết.
Anh muốn tạo dựng một hạnh phúc theo ý riêng của mình; anh bắt đầu nghiên cứu cây cỏ và côn trùng, thu lượm và xếp loại các hoa lá trên đảo - đề tài này anh viết thành một chuyên đề kèm theo các bản minh họa do chính tay anh vẽ - và sau cùng chẳng biết dùng thì giờ và nhất là tiền bạc để làm gì, anh bắt đầu chọn trong cả mớ những cái điên rồ trong nước và trong thời đại anh lấy cái điên rồ thanh lịch nhất và đắt tiền nhất: Anh yêu hoa tuylíp.
Chẳng bao lâu, từ Dordrecht đến Mons, chỉ có mỗi vấn đề hoa tuylíp của Van Baerle là nổi lên cả.
Van Baerle bắt đầu dùng tiền thu nhập năm để làm bộ sưu tập và hoàn thiện nó. Do đó anh thu được một kết quả tuyệt vời; anh tìm ra được năm loại hoa khác nhau, một loại anh gọi là Jeanne, tên mẹ anh, một loại là Baerle, tên cha anh và một loại.là Corneille, tên cha đỡ đầu của anh; còn những loại hoa tuylíp khác, chúng tôi không tỏ nhưng nếu các vị yêu quý hoa tuylíp, tra cứu các catalo thời đó hẳn là thấy.
Corneille de Witt khi reo bao nhiêu hạt giống có hại mà người ta gọi là những thú say mê chính trị đã làm nảy sinh bao nhiêu những hằn thù tai hại; còn Van Baerle khi bỏ qua các hoạt động chính trị để đi sâu vào việc trồng hoa tuylíp thì thu hút được bấy nhiêu cảm tình chan chứa.
Do đó, anh được các người giúp việc và các người thợ làm công rất yêu mến.
Tuy nhiên Cornélius Van Baerle cũng có một kẻ thù mà anh không biết, mối thù của tên này thì kín đáo sâu xa và dai dẳng, khác hẳn cách thù của các orangistes dữ dằn nhất đối xử với Corneille và Jean de Witt.
Vào lúc Cornélius bắt đầu quan tâm đến hoa tuylíp thì ở Dordrecht cũng có một người say mê như thế; hắn tên là Isaac Boxtel, một thị dân, nhà ở đối diện ngay với nhà của Cornélius; khi hắn bắt đầu trưởng thành cũng là lúc hắn bắt đầu yêu hoa.
Boxtel không có cái may mắn được giàu sang như Van Baerle. Bởi vậy phải thật vất vả, cố gắng và kiên nhẫn trăm đường hắn mới tạo dựng được cho mình ở quê nhà một mảnh vườn để trồng hoa.
Hắn đã cuốc xới theo hướng dẫn và đã ủ các luống hoa theo mức độ nóng mát khác nhau như sách của các nhà làm vườn căn dặn.
Isaac đo được nhiệt độ trong khung nhà kính của mình đúng sai đến một phần hai mươi của một độ. Do vậy các sản phẩm do hắn tạo ra bắt đầu được ưa chuộng. Nhiều người chơi hoa đến thăm vườn của hắn. Sau cùng Boxtel đã tung ra một loại hoa tuylíp lấy tên hắn. Thứ hoa này là một thành công; nó được xuất sang Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; đến ông vua nước này là Alphonse VI đã bị truất khỏi kinh thành Lisbonne và về ẩn dật ở đảo Terceire lấy việc trồng hoa tuylíp làm thú vui, khi ngắm thứ hoa của Boxtel nói trên cũng phải khen "không phải là tồi".
Bỗng nhiên, một sự say mê tương tự cũng bắt đầu xâm chiếm tâm hồn Van Baerle. Anh liền tu sửa lại nhà ở Dordrecht, xây thêm một tầng ở nhà cũ trên sân; như vậy nhà lên cao đã giảm nóng được nửa độ và ngược lại cũng tăng từng ấy độ lạnh trong vườn của Boxtel.
Tuy nhiên anh láng giềng Isaac không coi điều tai hại trên là quan trọng. Van Baerle chỉ là một anh họa sĩ, nghĩa là một anh thuộc loại điên rồ cứ định tái hiện lên vải bằng cách bóp méo những cái diệu kỳ của thiên nhiên. Chẳng qua anh họa sĩ lên.thêm một tầng để xưởng vẽ của anh được thêm ánh sáng là quyền của anh ta chứ có gì đâu.
Vả lại, Boxtel nhận ra rằng nhiều nắng quá sẽ có hại cho hoa tuylíp; thứ hoa này mọc khỏe và rực rỡ với nắng ấm buổi sáng hay buổi chiều hơn là với nắng bỏng giữa trưa.
Thế là gần như hắn biết ơn Cornélius Van Baerle đã xây cái lọng che cho vườn hắn mà không tính tiền.
Chao ôi! Cái anh chàng Boxtel hẩm hiu ấy cụt hứng khi thấy hiện ra qua cửa kính của tầng mới xây nào củ, nào mầm, nào hoa, hoa trồng trên đất, hoa trồng trong chậu, thôi thì đủ thứ liên quan đến nghề nghiệp của một người trồng hoa tuylíp say mê cuồng tín.
Boxtel nhớ ra ngay con người thông thái kia có 400.000 florins tiền vốn, 10.000 florins tiền lãi, đã dùng hết khả năng về tinh thần và vật chất của mình để trồng đại trà hoa tuylíp.
Hắn nhìn trước sự thành công của người này trong tương lai và hắn tái mặt vì ghen tị.
Vậy ra để chăm hoa của mình, Van Baerle đã lấy đi mất của Boxtel nửa độ nhiệt. Van Baerle sắp có một nơi đẹp nhất để hứng ánh sáng mặt trời; ngoài ra còn có một buồng rộng rãi, sáng sủa và thông gió để bảo quản củ và mầm tuylíp. Boxtel không thể nào có được một buồng như thế. Bó buộc hắn phải dùng ngay phòng ngủ của mình để làm một việc như thế. Gần đây hắn đành lên ngủ ở gian chứa lúa mì để tránh hơi người ngày đêm ở chung với mầm và củ sẽ làm hư hại chúng.
Như vậy, cửa đối cửa, tường đối tường, Boxtel sắp có một địch thủ và địch thủ này không phải là một người làm vườn tầm thường không ai biết đến, trái lại là con đỡ đầu của Cornélius de Witt, một người có tiếng tăm.
Như người ta có thể thấy được: khi đã say mê công việc, lại sẵn có trí thông minh trời phú, Van Baerle dễ dàng trồng được những bông hoa tuylíp đẹp nhất, đa dạn g về màu sắc, tạo được nhiều kiểu dáng và lai được nhiều giống khác nhau.
Van Baerle đạt được nhiều thành công, nhiều người nhắc đến tên anh khiến tên tuổi của Boxtel vĩnh viễn biến mất trong danh sách những người trồng hoa tuylíp kỳ cựu nhất của đất nước Hà Lan.
Do vậy phải xem xét Boxtel suốt trong thời kỳ này. Trong khi Van Baerle bón, xới, tưới các luống hoa, trong khi anh quỳ xuống bờ cỏ để phân tích từng gân hoa đang nở, suy ngẫm về sự thay đổi có thể làm được, về các màu sắc có thể thí nghiệm được thì Boxtel trèo lên núp trên cây thích trắng trồng dọc bờ tường, mắt căng ra, mồm nhúm lại,.theo dõi từng bước đi, từng cử chỉ một của Van Baerle và khi nhìn người bạn hàng xóm có vẻ vui tươi, hay khi bắt gặp trên môi hay trong mắt anh thoáng một nụ cười, hay một tia hạnh phúc là anh ta văng về phía nhà bạn những lời nguyền rủa hay dọa nạt giận dữ, khiến người ta không hiểu sao những hơi độc sặc mùi ghen tị và căm hờn kia thấm sâu vào các cây hoa lại không để lại ở đấy những nguyên nhân hay mầm mống của sự thoái hóa và cái chết.
Boxtel mua một cái ống nhòm tuyệt vời để theo dõi những tiến triển trong công việc tìm tòi và nghiên cứu của Van Baerle.
Ôi đã bao lần con người ghen tị khốn khổ kia trèo lên cây, thấy những bông hoa tuylíp nhà bên kia nở mà vẻ đẹp và sự hoàn hảo của chúng làm cho anh ta hoa mắt và nghẹt thở.
Thế là sau một thời gian chiêm ngưỡng không đừng được, hắn phát ốm vì ghen tức, cái ghen nó gậm nhấm người hắn, biến trái tim hắn thành muôn vàn con rắn nhỏ xoắn tít vào nhau, cắn xé lẫn nhau, đó là nguồn gốc gớm ghiếc của những đau đớn kinh hoàng.
Chính vào thời kỳ đó, hội những người trồng hoa tuylíp ở thành phố Harlem đặt một giải thưởng cho ai phát hiện - chúng tôi không dám nói cho ai trồng được - một bông hoa tuylíp màu đen, xin nhấn mạnh màu đen, thật là một vấn đề không dễ giải quyết thậm chí không tài nào giải quyết nổi vì hồi đó chưa có giống tuylíp nào màu nâu sẫm huống hồ màu đen.
Thế có nghĩa là các vị treo giải thưởng có thể đặt giải hai triệu hay một trăm nghìn livres cũng thế thôi, vì vấn đề coi như không ai làm nổi, tức không giật được giải.
Tuy nhiên không vì thế mà giới trồng hoa không xáo động.
Van Baerle thuộc hàng ngũ những người trồng hoa tuylíp quan tâm đến việc phát minh đó; anh bắt đầu chọn các hạt giống từ từ, cẩn thận và tiến hành các biện pháp cần thiết để chuyển màu những cánh hoa anh trồng từ trước đến nay, từ đỏ sang nâu và từ màu nâu non sang màu nâu sẫm.
Tới đầu năm sau, anh đã có được những bông hoa đúng màu nâu hoàn hảo trong khi Boxtel mới chỉ tìm thấy một màu nâu nhàn nhạt.
Boxtel bị địch thủ của mình bỏ xa liền chán công việc trồng trọt; hắn gần như điên dồn hết sức lực ra dò xét mảnh vườn hàng xóm để củ giống của hắn thối rữa trên luống ủ, để hoa của hắn tàn tạ trên luống ươm, để đời hắn qua đi khi chỉ nhìn.sang nhà bên không quan tâm gì khác ngoài những gì diễn ra ở bên ấy.
Chính vì vậy, hắn đã bắt gặp cuộc trao đổi giữa Corneille de Witt với người con đỡ đầu vào một ngày tháng giêng năm 1672.
Vào thời kỳ đó Corneille có đến nhà Van Baerle và muốn gặp riêng anh. Hai cha con dẫn nhau lên buồng sấy có cửa kính, nơi lúc nào Boxtel cũng chiếu ống nhòm nhìn sang. ở đấy, Corneille đã trao cho con đỡ đầu một gói đồ mà Boxtel nhanh chóng đoán ra rằng trong đó có những giấy tờ liên quan đến chính trị.
Kẻ ghen ăn không hề nhầm lẫn trong suy đoán của mình. Gói đồ của Ruart trao cho con đỡ đầu chính là những bức thư trao đổi giữa ông Jean và ông De Louvois người Pháp. Baerle đỡ lấy cẩn thận và ôm trên ngực.
Có điều Corneille không hề lộ cho Baerle biết đó là các tài liệu chính trị quan trọng, đúng như Corneille kể lại với người em trai mình.
Ông chỉ căn dặn con là chỉ được trao lại tận tay cho ông hoặc có chữ ký của ông còn tuyệt đối không đưa cho ai dù người đó có yêu cầu.
Và Cornélius đã cất gói đồ trong tủ đựng những mầm hoa quý hiếm.
Ông Ruart đi khỏi, đèn đã tắt và cửa đã đóng, Baerle không nghĩ đến gói đồ nữa. Trái lại, như một hoa tiêu lành nghề, Boxtel nhìn bọc gửi như một đám mây đen đằng xa đang lớn dần và chứa đựng trong nó sấm sét và bão táp.
Không biết chuyện gì nên Baerle yên tâm tiếp tục đi làm công việc của mình với mong muốn đoạt được giải thưởng của Hội trồng vườn Harlem. Anh đã qua được giai đoạn biến bông hoa tuylíp màu nâu sẫm sang màu cà phê rang; vào chính ngày ở La Haye xảy ra sự kiện khủng khiếp chúng tôi đã kể ở chương đầu thì một giờ trưa ở quê anh, Baerle nhấc những mắt mầm của một củ hoa màu cà phê rang lên khỏi lớp đất. Đến một ngày nào đó nhất định nó sẽ cho ra cây tuylíp có hoa màu đen vĩ đại.
Đúng ngày 20 tháng tám 1672, hồi một giờ trưa, Cornélius ở trong buồng sấy ngây ngất ngắm nhìn ba mắt mầm anh vừa tách ra khỏi củ hoa giống anh ươm. Vừa tách mầm anh vừa tự nhủ:
- Ta sẽ tìm ra giống hoa tuylíp đen. Ta sẽ đoạt giải thưởng trăm nghìn florins của Hội trồng vườn. Ta sẽ phân phát cho dân nghèo Dordrecht.
Người ta sẽ đặt tên con gái ta, con gái của những buổi ta thức thâu đêm, của công lao động miệt mài, của trí tuệ ta là gì nhỉ? Tulipa nigra barlaensis.
Barlaensis, một tên đẹp, được đấy! Cả châu Âu của hoa.tuylíp có nghĩa là cả châu âu trí tuệ sẽ giật mình khi tin này được tung ra bốn biển năm châu. hoa tuylíp đen vĩ đại! Tên nó là gì? Những người yêu hoa hỏi. - Tulipa nigra barlaensis - Sao gọi là Barlaensis? Vì người phát minh ra nó là Van Baerle, có người trả lời - Van Baerle là ai? - Đó là tên người đã tìm ra năm loại hoa mới; hoa Jeanne, hoa Jean de Witt, hoa Corneille v. v... Đó mới là tham vọng của ta. Nó không làm ai phải trả giá bằng nước mắt. Và có lẽ người ta còn nói đến hoa Tulipa nigra barlaensis khi cha đỡ đầu của ta, nhà chính trị lỗi lạc, còn được biết đến là do ta mượn tên ông đặt cho hoa. ôi! Những mầm giống này mới đẹp làm sao!
Thế là Cornélius thích thú ngắm nghía những mắt mầm hoa; Cornélius đắm mình trong những mộng mơ đẹp đẽ.
Bỗng nhiên chuông ở buồng anh kêu gấp gáp.
Baerle giật mình, úp tay lên mấy mắt hoa rồi ngoái đầu lại hỏi:
- Ai ngoài đó?
- Thưa ông, tôi là Craeke ạ.
- Craeke ở nhà ông Jean đấy hả? Được! Chờ một tí.
- Thưa, tôi không thể chờ được.
Cùng lúc bất chấp tập tục, Craeke nhảy xổ vào buồng sấy.
- Chết chửa! - Cornélius nói. - Có chuyện gì thế Craeke?
- Thưa ông, có chuyện, - Craeke vừa đặt một mảnh giấy lên chiếc bàn rộng vừa nói. - ông đọc ngay giấy này đi cho.
Vì Craeke cho rằng ở Dordrecht mình cũng thấy những dấu hiệu hỗn loạn như ở La Haye liền chuồn ngay không ngoái cổ lại.
- Được! Được, ta sẽ đọc ngay đây. - Cornélius nói.
Đúng lúc ấy, cánh cửa buồng sấy lay chuyển rất dữ rồi bật tung, Cornélius đỏ mặt tía tai quát:
- Gì thế nữa! Nhà này điên cả rồi hay sao?
- Thưa ông, thưa ông! - Một gia nhân chạy vội vào, mặt tái mét vì sợ còn hơn cả Craeke lúc nãy.
- Gì thế? - Cornélius hỏi. Lúc này anh cũng cảm thấy một tai họa.
- Dạ, xin ông chạy trốn ngay, chạy trốn mau lên! - Người đày tớ nói.
- Trốn, làm sao phải trốn?
- Thưa ông, quân chính phủ đến đầy nhà.
- Họ muốn gì?
- Họ tìm bắt ông..- Bắt ta?
- Thưa ông đúng vậy. Có một viên quan hành chính đi trước.
- Thế nghĩa là gì? - Van Baerle vừa hỏi vừa nắm chặt hai mắt mầm hoa; anh hốt hoảng nhìn ra cầu thang.
- Họ lên đấy ạ. - Người đày tớ nói to.
- ôi! Cậu ơi! Cậu ơi! - Đến lượt người vú nuôi chạy vào nói. - Xin cậu lấy tiền vàng, lấy tư trang chạy đi, chạy đi mau lên!
Vừa lúc đó, qua các chắn song cầu thang người ta thấy những mũi nhọn của giáo mác binh lính nhô lên.
Về phần Cornélius Van Baerle, điều quan tâm duy nhất là những mắt mầm hoa quý giá.
Anh đưa mắt nhìn quanh xem có mảnh giấy nào không để gói chúng nhưng chỉ thấy có tờ giấy từ sách Kinh Thánh xé ra do Craeke để lại; anh cầm lấy song vì tinh thần rối loạn anh không nhớ ra tờ giấy ấy ở đâu ra. Anh lấy ba mắt mầm củ hoa gói lại, giấu trong ngực và đứng đợi. Các binh lính do viên quan hành chính đi đầu cùng lúc bước vào.
- ông có phải là bác sĩ Cornélius van Baerle không?
- Viên quan hỏi mặc dầu biết rõ người mình hỏi là ai, nhưng làm vậy là ông tiến hành đúng luật định?
- Thưa ngài Van Spennen, chính là tôi, ngài thừa biết tôi là ai. - Van Baerle nói, rồi cúi chào ông thẩm phán một cách lịch sự.
- Thế thì ông hãy đem nộp ra đây những giấy tờ phản loạn ông cất giấu trong nhà.
- Thưa ngài Van Spennen. - Cornélius trả lời.
- Tôi cam đoan với ngài tôi hoàn toàn không hiểu ý ngài nói gì.
Viên quan nói:
- Thế thì tôi nói ông rõ: ông hãy nộp những giấy tờ của tên phản bội Corneille de Witt gửi ở nhà ông tháng giêng năm trước.
Cornélius chợt hiểu ra.
- ồ ! ồ ! - Van Spennen nói tiếp, - ông nhớ ra rồi có phải không?
- Có lẽ thế, nhưng ngài bảo là giấy phản loạn thì tôi không có thứ giấy ấy.
- à, thế ông chối à?
- Tôi không chối, tôi chỉ không công nhận.
Viên quan quay người nhìn khắp gian buồng một lượt.
- Buồng nào ở nhà ông gọi là buồng sấy? -Viên quan hỏi.
- Chính buồng này đây, thưa ngài.
Viên quan liếc nhìn tờ giấy con cầm trong tay..- Thế thì được. - ông nói kiểu người hiểu rõ công việc mình làm.
Ông quay sang nhìn Cornélius.
- ông có nộp cho tôi những giấy tờ đó không?
- Thưa ngài Van Spennen, tôi không thể làm thế được. Những giấy tờ đó không phải của tôi, đó là giấy tờ người ta gửi mà đã là đồ gửi là đồ thiêng liêng.
- ông Cornélius! - ông thẩm phán nói. - Lấy danh nghĩa Nhà nước tôi ra lệnh cho ông mở tủ nộp các giấy tờ cất trong đó.
Ông thẩm phán chỉ ngăn kéo thứ ba ở chiếc tủ kê gần lò sưởi.
Quả nhiên trong ngăn kéo có gói đồ của Ruart de Pulten gửi con đỡ đầu giữ hộ, điều đó chứng tỏ cảnh sát đã được báo rõ ràng.
Thấy Cornélius đứng im vì ngạc nhiên, Van Spennen nói:
- ông không định giao hả? Tôi sẽ tự mở lấy.
Mở hết ngăn kéo ra, trước tiên viên quan trông thấy chừng hai mươi củ hoa được sắp xếp và ghi ký hiệu cẩn thận; rồi đến bọc gửi để đúng nguyên tình trạng như khi cha đỡ đầu ngày thất bại gửi con Van Baerle cất giữ.
Viên quan bẻ xi gắn, xé bì bọc, hau háu nhìn những trang giấy đầu tiên hiện ra trước mặt rồi nói to một câu nghe khiếp sợ:
- A! Tin báo cho cảnh sát không phải là một tin bịa đặt.
- Thế nào! Tin báo gì? - Cornélius hỏi.
Viên quan nói:
- Thôi đi ông Van Baerle ạ! Đừng có giả vờ nữa. ông hãy theo tôi.
- Thế này là thế nào, sao tôi phải theo ông? -Bác sĩ kêu lên.
- Phải! Lấy danh nghĩa Nhà nước, tôi bắt ông.
- Bắt tôi? - Cornélius kêu lên. - Tôi phạm tội gì kia chứ?
- Điều đó không liên quan đến tôi, ông bác sĩ ạ. ông sẽ được giải thích trước tòa.
- Tòa nào?
- Tòa án thành phố La Haye.
Cornélius ngạc nhiên, ôm hôn người vú nuôi, bắt tay các gia nhân, rồi theo viên quan lên xe chở tù của Nhà nước; viên quan cho xe chạy nước đại dẫn anh về La Haye..
Craeke nhìn thấy từ xa thành phố vui tươi Dor-drecht nằm dưới chân đồi đó đây có vài cái cối xay bột. Anh thấy những nhà mái đỏ đẹp đẽ với những bức tường trắng phau.
Và sau cùng anh nhận thấy ở dốc đồi thoai thoải có một mái nhà màu trắng và hồng, đó là đích chuyến đi của anh. Nóc nhà lẫn trong tấm màn lá màu vàng của các hàng cây dương và nổi bật trên nền xanh tối của các hàng cây du.
Đó là nhà của bác sĩ Cornélius Van Baerle, con đỡ đầu của Corneille. Thân sinh ra Cornélius đã khuyên con trai chớ theo gương cha đỡ đầu là Cornélius de Witt, nghĩa là đừng làm chính trị.
Khi cha chết, Cornélius Van Baerle được hưởng gia tài cái nhà và nhiều tiền bạc nhưng các thứ đó anh chẳng quan tâm.
Cha đỡ đầu kiếm việc làm cho anh ở các công sở nhưng anh từ chối; ông muốn cho anh được nếm mùi vinh quang, anh cũng không thiết.
Anh muốn tạo dựng một hạnh phúc theo ý riêng của mình; anh bắt đầu nghiên cứu cây cỏ và côn trùng, thu lượm và xếp loại các hoa lá trên đảo - đề tài này anh viết thành một chuyên đề kèm theo các bản minh họa do chính tay anh vẽ - và sau cùng chẳng biết dùng thì giờ và nhất là tiền bạc để làm gì, anh bắt đầu chọn trong cả mớ những cái điên rồ trong nước và trong thời đại anh lấy cái điên rồ thanh lịch nhất và đắt tiền nhất: Anh yêu hoa tuylíp.
Chẳng bao lâu, từ Dordrecht đến Mons, chỉ có mỗi vấn đề hoa tuylíp của Van Baerle là nổi lên cả.
Van Baerle bắt đầu dùng tiền thu nhập năm để làm bộ sưu tập và hoàn thiện nó. Do đó anh thu được một kết quả tuyệt vời; anh tìm ra được năm loại hoa khác nhau, một loại anh gọi là Jeanne, tên mẹ anh, một loại là Baerle, tên cha anh và một loại.là Corneille, tên cha đỡ đầu của anh; còn những loại hoa tuylíp khác, chúng tôi không tỏ nhưng nếu các vị yêu quý hoa tuylíp, tra cứu các catalo thời đó hẳn là thấy.
Corneille de Witt khi reo bao nhiêu hạt giống có hại mà người ta gọi là những thú say mê chính trị đã làm nảy sinh bao nhiêu những hằn thù tai hại; còn Van Baerle khi bỏ qua các hoạt động chính trị để đi sâu vào việc trồng hoa tuylíp thì thu hút được bấy nhiêu cảm tình chan chứa.
Do đó, anh được các người giúp việc và các người thợ làm công rất yêu mến.
Tuy nhiên Cornélius Van Baerle cũng có một kẻ thù mà anh không biết, mối thù của tên này thì kín đáo sâu xa và dai dẳng, khác hẳn cách thù của các orangistes dữ dằn nhất đối xử với Corneille và Jean de Witt.
Vào lúc Cornélius bắt đầu quan tâm đến hoa tuylíp thì ở Dordrecht cũng có một người say mê như thế; hắn tên là Isaac Boxtel, một thị dân, nhà ở đối diện ngay với nhà của Cornélius; khi hắn bắt đầu trưởng thành cũng là lúc hắn bắt đầu yêu hoa.
Boxtel không có cái may mắn được giàu sang như Van Baerle. Bởi vậy phải thật vất vả, cố gắng và kiên nhẫn trăm đường hắn mới tạo dựng được cho mình ở quê nhà một mảnh vườn để trồng hoa.
Hắn đã cuốc xới theo hướng dẫn và đã ủ các luống hoa theo mức độ nóng mát khác nhau như sách của các nhà làm vườn căn dặn.
Isaac đo được nhiệt độ trong khung nhà kính của mình đúng sai đến một phần hai mươi của một độ. Do vậy các sản phẩm do hắn tạo ra bắt đầu được ưa chuộng. Nhiều người chơi hoa đến thăm vườn của hắn. Sau cùng Boxtel đã tung ra một loại hoa tuylíp lấy tên hắn. Thứ hoa này là một thành công; nó được xuất sang Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; đến ông vua nước này là Alphonse VI đã bị truất khỏi kinh thành Lisbonne và về ẩn dật ở đảo Terceire lấy việc trồng hoa tuylíp làm thú vui, khi ngắm thứ hoa của Boxtel nói trên cũng phải khen "không phải là tồi".
Bỗng nhiên, một sự say mê tương tự cũng bắt đầu xâm chiếm tâm hồn Van Baerle. Anh liền tu sửa lại nhà ở Dordrecht, xây thêm một tầng ở nhà cũ trên sân; như vậy nhà lên cao đã giảm nóng được nửa độ và ngược lại cũng tăng từng ấy độ lạnh trong vườn của Boxtel.
Tuy nhiên anh láng giềng Isaac không coi điều tai hại trên là quan trọng. Van Baerle chỉ là một anh họa sĩ, nghĩa là một anh thuộc loại điên rồ cứ định tái hiện lên vải bằng cách bóp méo những cái diệu kỳ của thiên nhiên. Chẳng qua anh họa sĩ lên.thêm một tầng để xưởng vẽ của anh được thêm ánh sáng là quyền của anh ta chứ có gì đâu.
Vả lại, Boxtel nhận ra rằng nhiều nắng quá sẽ có hại cho hoa tuylíp; thứ hoa này mọc khỏe và rực rỡ với nắng ấm buổi sáng hay buổi chiều hơn là với nắng bỏng giữa trưa.
Thế là gần như hắn biết ơn Cornélius Van Baerle đã xây cái lọng che cho vườn hắn mà không tính tiền.
Chao ôi! Cái anh chàng Boxtel hẩm hiu ấy cụt hứng khi thấy hiện ra qua cửa kính của tầng mới xây nào củ, nào mầm, nào hoa, hoa trồng trên đất, hoa trồng trong chậu, thôi thì đủ thứ liên quan đến nghề nghiệp của một người trồng hoa tuylíp say mê cuồng tín.
Boxtel nhớ ra ngay con người thông thái kia có 400.000 florins tiền vốn, 10.000 florins tiền lãi, đã dùng hết khả năng về tinh thần và vật chất của mình để trồng đại trà hoa tuylíp.
Hắn nhìn trước sự thành công của người này trong tương lai và hắn tái mặt vì ghen tị.
Vậy ra để chăm hoa của mình, Van Baerle đã lấy đi mất của Boxtel nửa độ nhiệt. Van Baerle sắp có một nơi đẹp nhất để hứng ánh sáng mặt trời; ngoài ra còn có một buồng rộng rãi, sáng sủa và thông gió để bảo quản củ và mầm tuylíp. Boxtel không thể nào có được một buồng như thế. Bó buộc hắn phải dùng ngay phòng ngủ của mình để làm một việc như thế. Gần đây hắn đành lên ngủ ở gian chứa lúa mì để tránh hơi người ngày đêm ở chung với mầm và củ sẽ làm hư hại chúng.
Như vậy, cửa đối cửa, tường đối tường, Boxtel sắp có một địch thủ và địch thủ này không phải là một người làm vườn tầm thường không ai biết đến, trái lại là con đỡ đầu của Cornélius de Witt, một người có tiếng tăm.
Như người ta có thể thấy được: khi đã say mê công việc, lại sẵn có trí thông minh trời phú, Van Baerle dễ dàng trồng được những bông hoa tuylíp đẹp nhất, đa dạn g về màu sắc, tạo được nhiều kiểu dáng và lai được nhiều giống khác nhau.
Van Baerle đạt được nhiều thành công, nhiều người nhắc đến tên anh khiến tên tuổi của Boxtel vĩnh viễn biến mất trong danh sách những người trồng hoa tuylíp kỳ cựu nhất của đất nước Hà Lan.
Do vậy phải xem xét Boxtel suốt trong thời kỳ này. Trong khi Van Baerle bón, xới, tưới các luống hoa, trong khi anh quỳ xuống bờ cỏ để phân tích từng gân hoa đang nở, suy ngẫm về sự thay đổi có thể làm được, về các màu sắc có thể thí nghiệm được thì Boxtel trèo lên núp trên cây thích trắng trồng dọc bờ tường, mắt căng ra, mồm nhúm lại,.theo dõi từng bước đi, từng cử chỉ một của Van Baerle và khi nhìn người bạn hàng xóm có vẻ vui tươi, hay khi bắt gặp trên môi hay trong mắt anh thoáng một nụ cười, hay một tia hạnh phúc là anh ta văng về phía nhà bạn những lời nguyền rủa hay dọa nạt giận dữ, khiến người ta không hiểu sao những hơi độc sặc mùi ghen tị và căm hờn kia thấm sâu vào các cây hoa lại không để lại ở đấy những nguyên nhân hay mầm mống của sự thoái hóa và cái chết.
Boxtel mua một cái ống nhòm tuyệt vời để theo dõi những tiến triển trong công việc tìm tòi và nghiên cứu của Van Baerle.
Ôi đã bao lần con người ghen tị khốn khổ kia trèo lên cây, thấy những bông hoa tuylíp nhà bên kia nở mà vẻ đẹp và sự hoàn hảo của chúng làm cho anh ta hoa mắt và nghẹt thở.
Thế là sau một thời gian chiêm ngưỡng không đừng được, hắn phát ốm vì ghen tức, cái ghen nó gậm nhấm người hắn, biến trái tim hắn thành muôn vàn con rắn nhỏ xoắn tít vào nhau, cắn xé lẫn nhau, đó là nguồn gốc gớm ghiếc của những đau đớn kinh hoàng.
Chính vào thời kỳ đó, hội những người trồng hoa tuylíp ở thành phố Harlem đặt một giải thưởng cho ai phát hiện - chúng tôi không dám nói cho ai trồng được - một bông hoa tuylíp màu đen, xin nhấn mạnh màu đen, thật là một vấn đề không dễ giải quyết thậm chí không tài nào giải quyết nổi vì hồi đó chưa có giống tuylíp nào màu nâu sẫm huống hồ màu đen.
Thế có nghĩa là các vị treo giải thưởng có thể đặt giải hai triệu hay một trăm nghìn livres cũng thế thôi, vì vấn đề coi như không ai làm nổi, tức không giật được giải.
Tuy nhiên không vì thế mà giới trồng hoa không xáo động.
Van Baerle thuộc hàng ngũ những người trồng hoa tuylíp quan tâm đến việc phát minh đó; anh bắt đầu chọn các hạt giống từ từ, cẩn thận và tiến hành các biện pháp cần thiết để chuyển màu những cánh hoa anh trồng từ trước đến nay, từ đỏ sang nâu và từ màu nâu non sang màu nâu sẫm.
Tới đầu năm sau, anh đã có được những bông hoa đúng màu nâu hoàn hảo trong khi Boxtel mới chỉ tìm thấy một màu nâu nhàn nhạt.
Boxtel bị địch thủ của mình bỏ xa liền chán công việc trồng trọt; hắn gần như điên dồn hết sức lực ra dò xét mảnh vườn hàng xóm để củ giống của hắn thối rữa trên luống ủ, để hoa của hắn tàn tạ trên luống ươm, để đời hắn qua đi khi chỉ nhìn.sang nhà bên không quan tâm gì khác ngoài những gì diễn ra ở bên ấy.
Chính vì vậy, hắn đã bắt gặp cuộc trao đổi giữa Corneille de Witt với người con đỡ đầu vào một ngày tháng giêng năm 1672.
Vào thời kỳ đó Corneille có đến nhà Van Baerle và muốn gặp riêng anh. Hai cha con dẫn nhau lên buồng sấy có cửa kính, nơi lúc nào Boxtel cũng chiếu ống nhòm nhìn sang. ở đấy, Corneille đã trao cho con đỡ đầu một gói đồ mà Boxtel nhanh chóng đoán ra rằng trong đó có những giấy tờ liên quan đến chính trị.
Kẻ ghen ăn không hề nhầm lẫn trong suy đoán của mình. Gói đồ của Ruart trao cho con đỡ đầu chính là những bức thư trao đổi giữa ông Jean và ông De Louvois người Pháp. Baerle đỡ lấy cẩn thận và ôm trên ngực.
Có điều Corneille không hề lộ cho Baerle biết đó là các tài liệu chính trị quan trọng, đúng như Corneille kể lại với người em trai mình.
Ông chỉ căn dặn con là chỉ được trao lại tận tay cho ông hoặc có chữ ký của ông còn tuyệt đối không đưa cho ai dù người đó có yêu cầu.
Và Cornélius đã cất gói đồ trong tủ đựng những mầm hoa quý hiếm.
Ông Ruart đi khỏi, đèn đã tắt và cửa đã đóng, Baerle không nghĩ đến gói đồ nữa. Trái lại, như một hoa tiêu lành nghề, Boxtel nhìn bọc gửi như một đám mây đen đằng xa đang lớn dần và chứa đựng trong nó sấm sét và bão táp.
Không biết chuyện gì nên Baerle yên tâm tiếp tục đi làm công việc của mình với mong muốn đoạt được giải thưởng của Hội trồng vườn Harlem. Anh đã qua được giai đoạn biến bông hoa tuylíp màu nâu sẫm sang màu cà phê rang; vào chính ngày ở La Haye xảy ra sự kiện khủng khiếp chúng tôi đã kể ở chương đầu thì một giờ trưa ở quê anh, Baerle nhấc những mắt mầm của một củ hoa màu cà phê rang lên khỏi lớp đất. Đến một ngày nào đó nhất định nó sẽ cho ra cây tuylíp có hoa màu đen vĩ đại.
Đúng ngày 20 tháng tám 1672, hồi một giờ trưa, Cornélius ở trong buồng sấy ngây ngất ngắm nhìn ba mắt mầm anh vừa tách ra khỏi củ hoa giống anh ươm. Vừa tách mầm anh vừa tự nhủ:
- Ta sẽ tìm ra giống hoa tuylíp đen. Ta sẽ đoạt giải thưởng trăm nghìn florins của Hội trồng vườn. Ta sẽ phân phát cho dân nghèo Dordrecht.
Người ta sẽ đặt tên con gái ta, con gái của những buổi ta thức thâu đêm, của công lao động miệt mài, của trí tuệ ta là gì nhỉ? Tulipa nigra barlaensis.
Barlaensis, một tên đẹp, được đấy! Cả châu Âu của hoa.tuylíp có nghĩa là cả châu âu trí tuệ sẽ giật mình khi tin này được tung ra bốn biển năm châu. hoa tuylíp đen vĩ đại! Tên nó là gì? Những người yêu hoa hỏi. - Tulipa nigra barlaensis - Sao gọi là Barlaensis? Vì người phát minh ra nó là Van Baerle, có người trả lời - Van Baerle là ai? - Đó là tên người đã tìm ra năm loại hoa mới; hoa Jeanne, hoa Jean de Witt, hoa Corneille v. v... Đó mới là tham vọng của ta. Nó không làm ai phải trả giá bằng nước mắt. Và có lẽ người ta còn nói đến hoa Tulipa nigra barlaensis khi cha đỡ đầu của ta, nhà chính trị lỗi lạc, còn được biết đến là do ta mượn tên ông đặt cho hoa. ôi! Những mầm giống này mới đẹp làm sao!
Thế là Cornélius thích thú ngắm nghía những mắt mầm hoa; Cornélius đắm mình trong những mộng mơ đẹp đẽ.
Bỗng nhiên chuông ở buồng anh kêu gấp gáp.
Baerle giật mình, úp tay lên mấy mắt hoa rồi ngoái đầu lại hỏi:
- Ai ngoài đó?
- Thưa ông, tôi là Craeke ạ.
- Craeke ở nhà ông Jean đấy hả? Được! Chờ một tí.
- Thưa, tôi không thể chờ được.
Cùng lúc bất chấp tập tục, Craeke nhảy xổ vào buồng sấy.
- Chết chửa! - Cornélius nói. - Có chuyện gì thế Craeke?
- Thưa ông, có chuyện, - Craeke vừa đặt một mảnh giấy lên chiếc bàn rộng vừa nói. - ông đọc ngay giấy này đi cho.
Vì Craeke cho rằng ở Dordrecht mình cũng thấy những dấu hiệu hỗn loạn như ở La Haye liền chuồn ngay không ngoái cổ lại.
- Được! Được, ta sẽ đọc ngay đây. - Cornélius nói.
Đúng lúc ấy, cánh cửa buồng sấy lay chuyển rất dữ rồi bật tung, Cornélius đỏ mặt tía tai quát:
- Gì thế nữa! Nhà này điên cả rồi hay sao?
- Thưa ông, thưa ông! - Một gia nhân chạy vội vào, mặt tái mét vì sợ còn hơn cả Craeke lúc nãy.
- Gì thế? - Cornélius hỏi. Lúc này anh cũng cảm thấy một tai họa.
- Dạ, xin ông chạy trốn ngay, chạy trốn mau lên! - Người đày tớ nói.
- Trốn, làm sao phải trốn?
- Thưa ông, quân chính phủ đến đầy nhà.
- Họ muốn gì?
- Họ tìm bắt ông..- Bắt ta?
- Thưa ông đúng vậy. Có một viên quan hành chính đi trước.
- Thế nghĩa là gì? - Van Baerle vừa hỏi vừa nắm chặt hai mắt mầm hoa; anh hốt hoảng nhìn ra cầu thang.
- Họ lên đấy ạ. - Người đày tớ nói to.
- ôi! Cậu ơi! Cậu ơi! - Đến lượt người vú nuôi chạy vào nói. - Xin cậu lấy tiền vàng, lấy tư trang chạy đi, chạy đi mau lên!
Vừa lúc đó, qua các chắn song cầu thang người ta thấy những mũi nhọn của giáo mác binh lính nhô lên.
Về phần Cornélius Van Baerle, điều quan tâm duy nhất là những mắt mầm hoa quý giá.
Anh đưa mắt nhìn quanh xem có mảnh giấy nào không để gói chúng nhưng chỉ thấy có tờ giấy từ sách Kinh Thánh xé ra do Craeke để lại; anh cầm lấy song vì tinh thần rối loạn anh không nhớ ra tờ giấy ấy ở đâu ra. Anh lấy ba mắt mầm củ hoa gói lại, giấu trong ngực và đứng đợi. Các binh lính do viên quan hành chính đi đầu cùng lúc bước vào.
- ông có phải là bác sĩ Cornélius van Baerle không?
- Viên quan hỏi mặc dầu biết rõ người mình hỏi là ai, nhưng làm vậy là ông tiến hành đúng luật định?
- Thưa ngài Van Spennen, chính là tôi, ngài thừa biết tôi là ai. - Van Baerle nói, rồi cúi chào ông thẩm phán một cách lịch sự.
- Thế thì ông hãy đem nộp ra đây những giấy tờ phản loạn ông cất giấu trong nhà.
- Thưa ngài Van Spennen. - Cornélius trả lời.
- Tôi cam đoan với ngài tôi hoàn toàn không hiểu ý ngài nói gì.
Viên quan nói:
- Thế thì tôi nói ông rõ: ông hãy nộp những giấy tờ của tên phản bội Corneille de Witt gửi ở nhà ông tháng giêng năm trước.
Cornélius chợt hiểu ra.
- ồ ! ồ ! - Van Spennen nói tiếp, - ông nhớ ra rồi có phải không?
- Có lẽ thế, nhưng ngài bảo là giấy phản loạn thì tôi không có thứ giấy ấy.
- à, thế ông chối à?
- Tôi không chối, tôi chỉ không công nhận.
Viên quan quay người nhìn khắp gian buồng một lượt.
- Buồng nào ở nhà ông gọi là buồng sấy? -Viên quan hỏi.
- Chính buồng này đây, thưa ngài.
Viên quan liếc nhìn tờ giấy con cầm trong tay..- Thế thì được. - ông nói kiểu người hiểu rõ công việc mình làm.
Ông quay sang nhìn Cornélius.
- ông có nộp cho tôi những giấy tờ đó không?
- Thưa ngài Van Spennen, tôi không thể làm thế được. Những giấy tờ đó không phải của tôi, đó là giấy tờ người ta gửi mà đã là đồ gửi là đồ thiêng liêng.
- ông Cornélius! - ông thẩm phán nói. - Lấy danh nghĩa Nhà nước tôi ra lệnh cho ông mở tủ nộp các giấy tờ cất trong đó.
Ông thẩm phán chỉ ngăn kéo thứ ba ở chiếc tủ kê gần lò sưởi.
Quả nhiên trong ngăn kéo có gói đồ của Ruart de Pulten gửi con đỡ đầu giữ hộ, điều đó chứng tỏ cảnh sát đã được báo rõ ràng.
Thấy Cornélius đứng im vì ngạc nhiên, Van Spennen nói:
- ông không định giao hả? Tôi sẽ tự mở lấy.
Mở hết ngăn kéo ra, trước tiên viên quan trông thấy chừng hai mươi củ hoa được sắp xếp và ghi ký hiệu cẩn thận; rồi đến bọc gửi để đúng nguyên tình trạng như khi cha đỡ đầu ngày thất bại gửi con Van Baerle cất giữ.
Viên quan bẻ xi gắn, xé bì bọc, hau háu nhìn những trang giấy đầu tiên hiện ra trước mặt rồi nói to một câu nghe khiếp sợ:
- A! Tin báo cho cảnh sát không phải là một tin bịa đặt.
- Thế nào! Tin báo gì? - Cornélius hỏi.
Viên quan nói:
- Thôi đi ông Van Baerle ạ! Đừng có giả vờ nữa. ông hãy theo tôi.
- Thế này là thế nào, sao tôi phải theo ông? -Bác sĩ kêu lên.
- Phải! Lấy danh nghĩa Nhà nước, tôi bắt ông.
- Bắt tôi? - Cornélius kêu lên. - Tôi phạm tội gì kia chứ?
- Điều đó không liên quan đến tôi, ông bác sĩ ạ. ông sẽ được giải thích trước tòa.
- Tòa nào?
- Tòa án thành phố La Haye.
Cornélius ngạc nhiên, ôm hôn người vú nuôi, bắt tay các gia nhân, rồi theo viên quan lên xe chở tù của Nhà nước; viên quan cho xe chạy nước đại dẫn anh về La Haye..
Tác giả :
Alexander Dumas