Hình Đồ
Chương 377: Trong Hùng có một Lý Tả Xa (1)
Năm Triệu Vương Thiên thứ bảy (tức năm 229 trước Công Nguyên), nước Triệu bởi mấy năm liên tục chinh chiến đã tạo nên những chấn động lớn, vì vậy xuất hiện thiên tai trên diện rộng. Thủy Hoàng đế nhân cơ hội phái ra đại tướng Vương Tiễn đánh hạ, Dương Đoan Hòa lại suất bộ từ Hà Nội xuất kích, vây khốn thủ đô Hàm Đan của nước Triệu.
Lúc ấy Võ An Quân Lý Mục danh dương thiên hạ được bổ nhiệm làm Đại tướng quân nước Triệu, dốc toàn quốc lực chống lại quân Tần. Trên chiến trường, Lý Mục nhiều lần đánh bại quân Tần, cho nên Vương Tiễn vì tốc chiến tốc thắng, đã không bẩm báo Thủy Hoàng đế, sử dụng kế phản gián đối với nước Triệu.
Lúc này, người Tần đã mua chuộc cận thần Triệu Vương là Quách Khai năm xưa từng hãm hại Liêm Pha. Quách Khai bỏ mặc lời đồn, nói Lý Mục và phó tướng Tư Mã Thượng cấu kết với quân Tần, chuẩn bị phản bội nước Triệu. Mà Triệu Vương Thiên cũng lại một lần nữa rút lui, tin lời của Quách Khai, phái tôn thất Triệu Thông với Nhan Tụ tướng Tề đi lấy đầu của Lý Mục và Tư Mã Thượng. Lý Mục tính tình ngay thẳng, vì nước Triệu, lấy lý do không nhận được Quân Minh mà cự tuyệt tiếp nhận mệnh lệnh. Kết quả Triệu Vương Thiên bày kế chém giết Lý Mục. Rất nhiều người nói, Lý Mục chết bởi kế phản gián của người Tần.
Nhưng trên thực tế thì sao?
Trên thực tế mọi người đều hiểu rất rõ, từ trước tới giờ Triệu Vương Thiên không hề tín nhiệm Lý Mục, dù ông từng thề son săt tuyên bố với bên ngoài: Lý Mục là Bạch Khởi của nước Triệu.
Lúc phong Lý Mục làm Võ An Quân, Triệu Vương Thiên cũng chỉ coi Lý Mục là một quân cờ, bất cứ lúc nào cũng có thể vứt bỏ.
Bạch Khởi có kết cục gì?
Kết cục của Lý Mục và Bạch Khởi sao có thể giống nhau! Triện Thiên Vương trước nay chỉ tin bản thân mình, Lý Mục công cao chấn chủ, ông ta chỉ muốn tìm một cái cớ thích hợp để giết chết Lý Mục.
Làm con cháu của Lý Mục, cừu hận của Lý Tả Xa đối với Lão Tần không sâu, mà ngược lại, gã cực kỳ hận nước Triệu, thậm chí còn vượt xa cừu hận đối với Lão Tần. Trước loạn Tam Điền, Lý Tả Xa nhận lời mời của Sài tướng quân người Cức Bồ, đi quận Tế Bắc tương trợ Sài tướng quân, kết quả, gã thấy mình cũng bị người ta lừa gạt. Đối với sáu nước, lòng gã đã sớm tắt, cái gọi là phục quốc cũng chỉ là dã tâm của một số ít người mà thôi. Sau loạn Tam Điều, Lưu Khám thả Lý Tả Xa, với Lưu Khám mà nói, hắn kính nể Lý Mục tướng quân, vì vậy không đành lòng hạ thủ đối với Lý Tả Xa. Nhưng đối với Lý Tả Xa mà nói, gã lại cực kỳ hiếu kỳ đối với Lưu Khám.
Đây là một người khác hẳn với đại đa số Lão Tần Nhân, không cứng nhắc, có gan lớn, lại có dũng có mưu. Mà câu chuyện Lưu Khám tại Bắc Cương chém giết Tả hiền Vương và Tả Cốc Lễ Vương Hung Nô càng làm cho Lý Tả Xa sinh lòng hiếu kỳ đối với Lưu Khám. Đó là một người khởi nghiệp từ một dân thường, sản xuất Tứ Thủy Hoa Điêu, đến đảm nhiệm quan lại Đại Tần, hắn có thể chiến đấu, đồng thời còn có thể phát minh là giấy Trình Công, đối với người đọc sách mà nói, thứ này như thần vật...
Lý Tả Xa lúc ấy cũng chỉ đối mặt nói với Lưu Khám mấy câu, thật sự không nhận ra hắn có điểm gì hơn người. Sau khi rời khỏi Bình Dương, Lý Tả Xa du ngoạn khắp nơi, từ quận Tiết tới Cửu Nguyên, từ Cửu Nguyên lại tới Đại Quận, một năm sau, Lý Tả Xa rốt cuộc đã quyết tâm, đi Lâu Thương một lần xem thế nào. Mà lúc gã đến Lâu Thương, Lưu Khám đã nhận lệnh đi theo hộ giá Thủy Hoàng đế, vì vậy Lý Tả Xa ở lại Lâu Thương rất lâu, cũng bởi vậy mà phát hiện, trong trấn Lâu Thương nho nhỏ này là nơi ngọa hổ tàng long.
Nội chính ngay ngắn trật tự, võ bị chưa bao giờ thả lỏng. Theo lý mà nói, Lưu Khám là một nhân vật cường thế như vậy, hẳn là có thủ đoạn mạnh mẽ cứng rắn để thống trị Lâu Thương, nhưng trải qua một thời gian quan sát, Lý Tả Xa phát giác, Lâu Thương như một cỗ máy đồng nhất, người nào cũng được an bài một vị trí thích hợp, thỏa đáng.
Về phần Lưu Khám...
Theo như giới thiệu của người Lâu Thương, Lưu Khám rất ít khi ra ngoài xử lý công việc, ngược lại quản lý giống như là theo thuyết Vô Vi (tùy theo tự nhiên) của Hoàng Lão Thuật. Đương nhiên rồi, Vô Vi này được quản lý trong một nơi rất có quy phạm trật tự, phạm trù vẫn thuộc về Pháp gia như trước đây. Dưới một chuẩn mực đó, cuộc sống của người dân ở Lâu Thương rất vui vẻ thoải mái, tuy rằng không giàu có và đông đúc như những thành phố lớn, nhưng ở nơi này lại cảm nhận được cuộc sống dễ chịu hứng thú. Lý Tả Xa càng cảm thấy hứng thú đối với Lưu Khám. Vừa lúc Lâu Thương quân mộ binh, Lý Tả Xa liền nhập vào trong Lâu Thương Quân, được phân phối dưới trướng Quán Anh, đảm đương là một võ tốt Lâu Thương cực kỳ bình thường.
Nhưng là vàng thì sẽ sáng, Lý Tả Xa có tiếng là gia đình có truyền thống học giỏi thâm sâu, từng đọc Bách gia, lại thiện binh học, nhưng khác với tổ phụ Lý Mục của gã, Lý Tả Xa không am hiểu trị binh, ưu điểm của gã là chỉ huy lâm trận, còn từng nghiên cứu về phương diện chiến thuật. Nói một cách khác, Lý Tả Xa không thể trở thành một người cầm đầu ưu tú như Lý Mục, nhưng lại là một tham mưu giỏi.
Nhân số của Phi Hùng Vệ vốn không nhiều nên biểu hiện của Lý Tả Xa cũng rất dễ được Quán Anh để ý tới. Lúc này, người từng tham gia bình định loạn Tam Điền này lại hầu hết đều không ở Lâu Thương, Lý Tả Xa ở trong Phi Hùng quân được hơn nửa năm, nhưng lại không có một sơ hở gì. Quán Anh từng hoài nghi thân phận và lai lịch của Lý Tả Xa, nhưng sau đó lại phát hiện Lý Tả Xa căn bản không chút để tâm tới quân chức. Nói cách khác, Lý Tả Xa không có ý khống chế Phi Hùng quân. Đại đa số thời gian, gã thích đánh sa bàn trong trướng bồng, nhìn bức vẽ, nghiên cứu các loại chiến dịch năm trăm năm qua.
Cứ như vậy, Lý Tả Xa liền trở thành thân vệ của Quán Anh.
Còn Lưu Khám thật không ngờ trong tình cảnh ngày lại gặp được Lý Tả Xa, nhìn bề ngoài, gã tựa như vẫn giống như lần gặp ở Bình Dương, nhưng khí chất ổn trọng hơn, gầy hơn, cũng đen hơn, nhưng thần thái tinh ranh hơn, toát lên một khí chất oai hùng.
Thiếu Quân?
Đám người Quán Anh nghe thế thì lại càng hoảng sợ, đây là hậu duệ của vị quý nhân quan to nào đây?
Đợi Lúc Lưu Khám giới thiệu lai lịch của Lý Tả Xa với mọi người xong, Quán Anh cũng vậy, đám người Mông Tật, Đồ Đồ, Lý Thành cũng thế, đều lập tức nghiêm trang tỏ thái độ tôn kính. Dù cho năm xưa Lý Mục đã tạo nên đả kích lớn thế nào đối với quân Tần, nhưng đó là hai nước giao binh, vốn là chuyện thường tình, không có gì cừu hận cả. Ngược lại, đối với Lý Mục, đám người Mông Tật cũng vô cùng kính trọng. Muốn nói tới danh tướng đầu tiên khai chiến với Hung Nô, lại không phải là Mông Điềm. Chuẩn xác mà nói, người đầu tiên mở rộng lãnh thổ biên cương tại phía bắc chính là Lý Mục. Với tài nguyên cằn cỗi của nước Triệu, ông đã đoạt được Đại Quận từ trong miệng Hung Nô, đủ để xứng danh tiếng với đời.
Lúc ấy Võ An Quân Lý Mục danh dương thiên hạ được bổ nhiệm làm Đại tướng quân nước Triệu, dốc toàn quốc lực chống lại quân Tần. Trên chiến trường, Lý Mục nhiều lần đánh bại quân Tần, cho nên Vương Tiễn vì tốc chiến tốc thắng, đã không bẩm báo Thủy Hoàng đế, sử dụng kế phản gián đối với nước Triệu.
Lúc này, người Tần đã mua chuộc cận thần Triệu Vương là Quách Khai năm xưa từng hãm hại Liêm Pha. Quách Khai bỏ mặc lời đồn, nói Lý Mục và phó tướng Tư Mã Thượng cấu kết với quân Tần, chuẩn bị phản bội nước Triệu. Mà Triệu Vương Thiên cũng lại một lần nữa rút lui, tin lời của Quách Khai, phái tôn thất Triệu Thông với Nhan Tụ tướng Tề đi lấy đầu của Lý Mục và Tư Mã Thượng. Lý Mục tính tình ngay thẳng, vì nước Triệu, lấy lý do không nhận được Quân Minh mà cự tuyệt tiếp nhận mệnh lệnh. Kết quả Triệu Vương Thiên bày kế chém giết Lý Mục. Rất nhiều người nói, Lý Mục chết bởi kế phản gián của người Tần.
Nhưng trên thực tế thì sao?
Trên thực tế mọi người đều hiểu rất rõ, từ trước tới giờ Triệu Vương Thiên không hề tín nhiệm Lý Mục, dù ông từng thề son săt tuyên bố với bên ngoài: Lý Mục là Bạch Khởi của nước Triệu.
Lúc phong Lý Mục làm Võ An Quân, Triệu Vương Thiên cũng chỉ coi Lý Mục là một quân cờ, bất cứ lúc nào cũng có thể vứt bỏ.
Bạch Khởi có kết cục gì?
Kết cục của Lý Mục và Bạch Khởi sao có thể giống nhau! Triện Thiên Vương trước nay chỉ tin bản thân mình, Lý Mục công cao chấn chủ, ông ta chỉ muốn tìm một cái cớ thích hợp để giết chết Lý Mục.
Làm con cháu của Lý Mục, cừu hận của Lý Tả Xa đối với Lão Tần không sâu, mà ngược lại, gã cực kỳ hận nước Triệu, thậm chí còn vượt xa cừu hận đối với Lão Tần. Trước loạn Tam Điền, Lý Tả Xa nhận lời mời của Sài tướng quân người Cức Bồ, đi quận Tế Bắc tương trợ Sài tướng quân, kết quả, gã thấy mình cũng bị người ta lừa gạt. Đối với sáu nước, lòng gã đã sớm tắt, cái gọi là phục quốc cũng chỉ là dã tâm của một số ít người mà thôi. Sau loạn Tam Điều, Lưu Khám thả Lý Tả Xa, với Lưu Khám mà nói, hắn kính nể Lý Mục tướng quân, vì vậy không đành lòng hạ thủ đối với Lý Tả Xa. Nhưng đối với Lý Tả Xa mà nói, gã lại cực kỳ hiếu kỳ đối với Lưu Khám.
Đây là một người khác hẳn với đại đa số Lão Tần Nhân, không cứng nhắc, có gan lớn, lại có dũng có mưu. Mà câu chuyện Lưu Khám tại Bắc Cương chém giết Tả hiền Vương và Tả Cốc Lễ Vương Hung Nô càng làm cho Lý Tả Xa sinh lòng hiếu kỳ đối với Lưu Khám. Đó là một người khởi nghiệp từ một dân thường, sản xuất Tứ Thủy Hoa Điêu, đến đảm nhiệm quan lại Đại Tần, hắn có thể chiến đấu, đồng thời còn có thể phát minh là giấy Trình Công, đối với người đọc sách mà nói, thứ này như thần vật...
Lý Tả Xa lúc ấy cũng chỉ đối mặt nói với Lưu Khám mấy câu, thật sự không nhận ra hắn có điểm gì hơn người. Sau khi rời khỏi Bình Dương, Lý Tả Xa du ngoạn khắp nơi, từ quận Tiết tới Cửu Nguyên, từ Cửu Nguyên lại tới Đại Quận, một năm sau, Lý Tả Xa rốt cuộc đã quyết tâm, đi Lâu Thương một lần xem thế nào. Mà lúc gã đến Lâu Thương, Lưu Khám đã nhận lệnh đi theo hộ giá Thủy Hoàng đế, vì vậy Lý Tả Xa ở lại Lâu Thương rất lâu, cũng bởi vậy mà phát hiện, trong trấn Lâu Thương nho nhỏ này là nơi ngọa hổ tàng long.
Nội chính ngay ngắn trật tự, võ bị chưa bao giờ thả lỏng. Theo lý mà nói, Lưu Khám là một nhân vật cường thế như vậy, hẳn là có thủ đoạn mạnh mẽ cứng rắn để thống trị Lâu Thương, nhưng trải qua một thời gian quan sát, Lý Tả Xa phát giác, Lâu Thương như một cỗ máy đồng nhất, người nào cũng được an bài một vị trí thích hợp, thỏa đáng.
Về phần Lưu Khám...
Theo như giới thiệu của người Lâu Thương, Lưu Khám rất ít khi ra ngoài xử lý công việc, ngược lại quản lý giống như là theo thuyết Vô Vi (tùy theo tự nhiên) của Hoàng Lão Thuật. Đương nhiên rồi, Vô Vi này được quản lý trong một nơi rất có quy phạm trật tự, phạm trù vẫn thuộc về Pháp gia như trước đây. Dưới một chuẩn mực đó, cuộc sống của người dân ở Lâu Thương rất vui vẻ thoải mái, tuy rằng không giàu có và đông đúc như những thành phố lớn, nhưng ở nơi này lại cảm nhận được cuộc sống dễ chịu hứng thú. Lý Tả Xa càng cảm thấy hứng thú đối với Lưu Khám. Vừa lúc Lâu Thương quân mộ binh, Lý Tả Xa liền nhập vào trong Lâu Thương Quân, được phân phối dưới trướng Quán Anh, đảm đương là một võ tốt Lâu Thương cực kỳ bình thường.
Nhưng là vàng thì sẽ sáng, Lý Tả Xa có tiếng là gia đình có truyền thống học giỏi thâm sâu, từng đọc Bách gia, lại thiện binh học, nhưng khác với tổ phụ Lý Mục của gã, Lý Tả Xa không am hiểu trị binh, ưu điểm của gã là chỉ huy lâm trận, còn từng nghiên cứu về phương diện chiến thuật. Nói một cách khác, Lý Tả Xa không thể trở thành một người cầm đầu ưu tú như Lý Mục, nhưng lại là một tham mưu giỏi.
Nhân số của Phi Hùng Vệ vốn không nhiều nên biểu hiện của Lý Tả Xa cũng rất dễ được Quán Anh để ý tới. Lúc này, người từng tham gia bình định loạn Tam Điền này lại hầu hết đều không ở Lâu Thương, Lý Tả Xa ở trong Phi Hùng quân được hơn nửa năm, nhưng lại không có một sơ hở gì. Quán Anh từng hoài nghi thân phận và lai lịch của Lý Tả Xa, nhưng sau đó lại phát hiện Lý Tả Xa căn bản không chút để tâm tới quân chức. Nói cách khác, Lý Tả Xa không có ý khống chế Phi Hùng quân. Đại đa số thời gian, gã thích đánh sa bàn trong trướng bồng, nhìn bức vẽ, nghiên cứu các loại chiến dịch năm trăm năm qua.
Cứ như vậy, Lý Tả Xa liền trở thành thân vệ của Quán Anh.
Còn Lưu Khám thật không ngờ trong tình cảnh ngày lại gặp được Lý Tả Xa, nhìn bề ngoài, gã tựa như vẫn giống như lần gặp ở Bình Dương, nhưng khí chất ổn trọng hơn, gầy hơn, cũng đen hơn, nhưng thần thái tinh ranh hơn, toát lên một khí chất oai hùng.
Thiếu Quân?
Đám người Quán Anh nghe thế thì lại càng hoảng sợ, đây là hậu duệ của vị quý nhân quan to nào đây?
Đợi Lúc Lưu Khám giới thiệu lai lịch của Lý Tả Xa với mọi người xong, Quán Anh cũng vậy, đám người Mông Tật, Đồ Đồ, Lý Thành cũng thế, đều lập tức nghiêm trang tỏ thái độ tôn kính. Dù cho năm xưa Lý Mục đã tạo nên đả kích lớn thế nào đối với quân Tần, nhưng đó là hai nước giao binh, vốn là chuyện thường tình, không có gì cừu hận cả. Ngược lại, đối với Lý Mục, đám người Mông Tật cũng vô cùng kính trọng. Muốn nói tới danh tướng đầu tiên khai chiến với Hung Nô, lại không phải là Mông Điềm. Chuẩn xác mà nói, người đầu tiên mở rộng lãnh thổ biên cương tại phía bắc chính là Lý Mục. Với tài nguyên cằn cỗi của nước Triệu, ông đã đoạt được Đại Quận từ trong miệng Hung Nô, đủ để xứng danh tiếng với đời.
Tác giả :
Canh Tân