Hiệp Giả Hệ Thống Dị Giới Hoành Hành
Chương 96: Từ tiên sinh nói chuyện Tam Quốc
‘Gia Cát Lượng…’
Từ Hiền bị hỏi khó, ý nghĩ trong đầu liên tục xoay chuyển, tìm cách giải thích sao cho hợp lý.
Bỗng hắn chợt nhớ lại, lúc ngồi xe ngựa vào trấn, khi đang ngang qua ‘thi thể’ của căn nhà tranh trên gò núi nhỏ, Bao Ngạo Thiên lộ vẻ mặt hậm hực mà bắt đầu kể khổ.
Theo những gì Từ Hiền nghe được, y và hai vị gia thần từng cố ý ghé qua tìm hắn, nhưng hai lần đều không gặp.
Đến hôm nay không cố ý tìm thì lại vô tình gặp được, còn đồng sinh cộng tử một trận, thật là vô tâm trồng liễu, liễu mọc xanh.
Bao Ngạo Thiên không phải Lưu Huyền Đức, Bạch Long Trấn không phải Ngọa Long Cương, bản thân Từ Hiền càng không phải bậc tuyệt trí như Khổng Minh.
Nhưng lần Thiên Thư Kỳ Cảnh trước đó trùng hợp rơi vào Tam Quốc, nay nhận lời mời chấp bút cho Giang Hồ Nhật Báo, lại thêm ba lần ghé nhà tranh, há chẳng phải ý trời nhắc nhở, muốn Từ Hiền để bộ danh tác này xuất hiện trên đời hay sao?
Thế là Từ Hiền liền nở nụ cười nhạt, cằm hơi ngước lên, ánh mắt ẩn chứa vài phần ý nhị, hướng lên trần nhà với cái nhìn xa xăm.
Âm thanh trầm ấm mà lại có phần thản nhiên tự đắc, hắn thong thả nói rằng: “Ngọa Long, Phượng Sồ, được một có thể an thiên hạ.”
Nghe câu nói có phần tinh tướng này, Bao Ngạo Thiên càng thêm chắc chắn Từ Hiền đã có tân tác, thế là cũng không vội hỏi tại sao đang bàn về Gia Cát Lượng mà lại Ngọa Long, Phượng Sồ gì ở đây, chỉ ôm mong đợi trong im lặng, chờ hắn tiếp tục.
Công Tôn Thư và Triển Ngọc Đường cũng thế, họ tò mò trong hồ lô của Từ Hiền bán thuốc gì.
Hắn cũng không để họ đợi lâu, nhẹ giọng nói tiếp:
“Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, thừa tướng Thục quốc, kẻ này có tài an bang tế thế, học phú năm xe, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, là một vị chính trị gia, quân sự gia, văn học gia, thư pháp gia, phát minh gia kiệt xuất, xưng hào Ngọa Long tiên sinh.”
Nghề【Cầm Sư】đã lên đến cấp sáu, chất giọng của Từ Hiền lại càng thêm thanh thoát cảm nhân.
Lúc chú tâm kể chuyện, âm thanh hắn phát ra khiến người khác bất tri bất giác bị hấp dẫn, ai nghe được đều thấy khoan khoái trong lòng, Bao Ngạo Thiên cũng không phải ngoại lệ.
‘Hóa ra Ngọa Long chính là Gia Cát Lượng, thiết lập nhân vật lợi hại như vậy, không biết Phượng Sồ kia lại được miêu tả thế nào.’
Từ Hiền chỉ mới miêu tả sơ qua về Ngọa Long, nhưng y đã bị cuốn vào, chỉ muốn tiếp tục nghe thêm, cực kì muốn biết Gia Cát Lượng đã làm gì mà lại được hình dung cao siêu như thế.
Triển Ngọc Đường cũng không khác mấy công tử nhà mình, chỉ có Công Tôn Thư tuy tinh thần cũng bị lời kể của Từ Hiền hấp dẫn, nhưng ý nghĩ của y thì vẫn linh hoạt như thường.
‘Tự Khổng Minh? Từ thời Đại Diễn đã không còn thấy phổ biến việc lấy biểu tự, trước đó cũng từng có không ít quốc gia gọi Thục, Gia Cát Lượng này lẽ nào là nhân vật thời cổ, nếu có tài như vậy sao ta chưa từng nghe qua, hay là Công Tôn Thư này cô lậu quả văn?’
Từ Hiền không biết trong đầu Công Tôn tiên sinh có nhiều nghi vấn như vậy, hắn nhấp một ngụm trà lạnh, giọng điệu truyền cảm, không gấp không vội mà nói:
“Khổng Minh niên thiếu trải nhiều khúc chiết…”
Từ Hiền bắt đầu nói rõ chi tiết lai lịch của Gia Cát Lượng, từ hoàn cảnh gia đình, cha chú anh em, cho đến biến cố thuở nhỏ, ba tuổi mẹ qua đời, tám tuổi để tang cha.
“…tuổi chưa hai mươi đã ẩn cư vùng Long Trung, trên một ngọn núi gọi Ngọa Long Cương, bởi vậy mới có cái xưng hào Ngọa Long tiên sinh do người đời gọi.”
“Gia Cát Lượng ẩn cư mười năm, xây nhà tranh, tự làm ruộng, ngày thường ngâm nga theo khúc Lương Phủ, lánh đời không ra. Thời điểm đó, Hán thất suy bại, quân chủ của Thục quốc sau này, Lưu Bị, khi đó tuy có lòng muốn tranh thiên hạ, nhưng khổ nỗi không có mưu thần trí giả phò tá, lăn lộn hơn hai mươi năm vẫn còn phải nương nhờ kẻ khác.”
Nói đến đây, Từ Hiền lại sơ lược qua về cuộc đời Lưu Bị, như hậu duệ hoàng thất, bện giày mà sống, bái sư Lô Thực, kết bạn Công Tôn Toản, v.v…
“Sau khi được kỳ nhân chỉ điểm, Lưu Bị mới đích thân tới nhà mời Lượng phò tá, nhưng phải đến lần thứ ba mới gặp được. Từ đây Bị như cá gặp nước, đại triển hồng đồ, tam phân thiên hạ, mất chưa đến mười lăm năm đã lập quốc xưng đế.”
“Trong đó, công lao của Gia Cát Lượng chắc chắn xếp ở cao nhất, quan bái thừa tướng, chủ trì triều chính, sau khi mất lại được truy phong Trung Võ Hầu.”
“Đó chính là Gia Cát Lượng.”
Từ Hiền nói xong, nâng chung trà lên uống thêm một ngụm, thầm than không hổ là trà của người có tiền, nguội lạnh mà vẫn thơm ngọt, dư vị vô cùng, nét mặt bất giác giãn ra, thần sắc có phần thư thái, hưởng thụ.
Công Tôn Thư thì không được như vậy, nhìn hắn như đang nhìn quái vật.
Y không ngờ rằng Từ Hiền chỉ là nghe được chuyện bọn họ ba lần ghé nhà tranh, thế mà chẳng mất bao lâu đã vẽ ra được lắm thứ đến thế.
Trong thời gian ngắn như vậy mà nghĩ ra nào là các loại niên hiệu như Quang Hòa, Kiến An, xuất sinh tại quận nào huyện nào, tiên tổ là ai, làm chức quan gì, dưới thời vua nào, song thân, thúc phụ, huynh đệ đều có danh tính, quan chức rõ ràng.
Đến Lưu Bị cũng thế, nào là thân cao bao nhiêu, tai to ra sao, nào là hậu nhân Trung Sơn Tĩnh Vương, nào là kết nghĩa huynh đệ Quan Trương, Đại Hán hoàng thúc, v.v… kể ra có lý có cứ rõ ràng.
Thậm chí lúc nhắc đến Lương Phủ Ngâm, Từ Hiền còn cao giọng ngâm “Nhất dạ bắc phong hàn, vạn lý đồng vân hậu, trường không tuyết loạn phiêu, cải tận giang sơn cựu”.
Nếu như tất cả đều do Từ Hiền hư cấu ra, vậy Công Tôn tiên sinh ngoại trừ bội phục cũng không biết phải làm gì hơn, chỉ có thể thán rằng trí tuệ yêu nghiệt.
Cảm thụ của Triển Ngọc Đường cũng gần như thế, hắn sợ là bản thân chỉ nói một câu “hôm nay, ta ăn chay”, Từ Hiền cũng có thể viết ra một bộ tiểu thuyết trường thiên gọi Triển Hộ Vệ Ăn Chay Ký.
Riêng Bao Ngạo Thiên là không tim không phổi, thứ y muốn nhất lúc này là được nghe toàn bộ câu chuyện, những thứ khác đều không quan trọng.
Vậy nên thấy Từ Hiền không nói tiếp, Bao công tử liền chồm người tới nắm lấy cánh tay của hắn, giọng điệu vừa hưng phấn vừa gấp gáp:
“Từ tiên sinh! Mau, mau nói cho Bao mỗ biết, Gia Cát Lượng làm sao giúp Lưu Bị kia hoàn thành bá nghiệp, Quan Vũ, Trương Phi kia sao lại kết nghĩa cùng Lưu Bị, Đại Hán kia sao lại suy vong, tam phân thiên hạ thì ngoài Thục còn hai nước nào? Phượng Sồ kia lại là nhân vật ra sao, dựa vào gì tề danh với Ngọa Long, còn có...”
Mười ngón tay của Bao Ngạo Thiên bấu chặt lấy cổ tay Từ Hiền, trông như một vị đọc giả đang đi trên đường tình cờ gặp được tên tác gia của bộ tiểu thuyết mà mình si mê như điên, ép hắn phải ói hết những chương đang giấu ra ngay.
Gặp phải con nghiện, Từ Hiền vẫn ung dung không vội, nhẹ nhàng gạt tay của Bao Ngạo Thiên ra.
Công Tôn Thư và Triển Ngọc Đường cũng nhìn không được, kéo công tử nhà mình trở lại, tránh mất thể diện.
Thấy công tử nhà mình còn muốn vồ tới, Công Tôn Thư ra hiệu cho Triển hộ vệ giữ lại, tuy dở khóc dở cười nhưng cũng không hề lấy làm lạ.
Việc Bao công tử đam mê nghe kể chuyện vốn đã quá quen thuộc với Công Tôn Thư, rất nhiều lúc y phải trở thành người thuyết thư bất đắc dĩ.
Minh chứng rõ ràng nhất là khi ở Dư Hàng Trấn đấy còn đâu, dù đã có nguyên quyển Bạch Xà Truyện để ngâm cứu, Bao Ngạo Thiên vẫn cứ bắt Công Tôn Thư phải đọc cho mình nghe.
Nhún vai một cái, Công Tôn tiên sinh cười khổ, chắp tay giả bộ cầu khẩn: “Từ tiên sinh nếu có giai thoại nào đặc sắc, xin kể ra cho Công Tôn được thỏa lòng hiếu kỳ, chớ có thả mồi ra nhử nữa!”
Cũng thật như vậy, tuy rằng không ‘đói khát’ như Bao Ngạo Thiên, nhưng Công Tôn Thư cũng có vài phần tò mò giống với công tử nhà mình.
“Đúng vậy.” Triển Ngọc Đường lần đầu lên tiếng kể từ khi đến lớp, tỏ ý tán đồng với Công Tôn tiên sinh.
Vẻ mặt hắn vẫn lạnh như tiền, không chút cảm xúc.
Vai phải được băng bó kỹ càng, vết thương ở đó hình như không hề hấn gì với Triển hộ vệ, sắc diện tươi tắn, ánh mắt nhìn Từ Hiền như thể không kể tiếp thì đừng trách mình rút kiếm.
Từ Hiền vừa gặp thái độ của ba người đối diện liền biết đêm nay lại là một đêm không ngủ, nhưng đối với kẻ sở hữu【Tọa Vong Kinh】như hắn lại có ngại ngần điều chi, rất sẵn lòng liều mình bồi quân tử.
Khuya khoắt thế này, lại trong học đường vắng vẻ, đáng lý phải kể chuyện ma quỷ mới hợp với thiên thời địa lợi, nhưng từ lúc biết đến sự tồn tại của quỷ hồn qua miệng Lý Nhất Nguyên, Từ Hiền cũng có phần kiêng kỵ.
Một cơn gió lạnh thổi qua, hắn lấy lại tinh thần, ngâm một bài Lâm Giang Tiên để khai cục, sau đó bắt đầu tiến vào chính đề, ém giọng xuống sao cho nghe có chút mùi vị cổ xưa, trầm lắng rồi mới cất tiếng:
“Thiên hạ đại thế, phân lâu tất hợp, hợp lâu tất phân. Thời Chu mạt, thất quốc phân tranh, sau lại về Tần. Tần diệt…”
Công Tôn Thư cho rằng dù Từ Hiền có yêu nghiệt tới đâu thì cũng chỉ vừa cấu tứ trong thời gian ngắn, cốt truyện hẳn còn nhiều thiếu thốn nên sẽ không kể được lâu, nào ngờ… ý định trải nghiệm lại cảm giác ngủ trong lớp học của công tử nhà y đã phá sản.
Nửa đêm thao thức nghe Tam Quốc, ngẩng đầu đã thấy thái dương lên.
~o0o~
Từ Hiền bị hỏi khó, ý nghĩ trong đầu liên tục xoay chuyển, tìm cách giải thích sao cho hợp lý.
Bỗng hắn chợt nhớ lại, lúc ngồi xe ngựa vào trấn, khi đang ngang qua ‘thi thể’ của căn nhà tranh trên gò núi nhỏ, Bao Ngạo Thiên lộ vẻ mặt hậm hực mà bắt đầu kể khổ.
Theo những gì Từ Hiền nghe được, y và hai vị gia thần từng cố ý ghé qua tìm hắn, nhưng hai lần đều không gặp.
Đến hôm nay không cố ý tìm thì lại vô tình gặp được, còn đồng sinh cộng tử một trận, thật là vô tâm trồng liễu, liễu mọc xanh.
Bao Ngạo Thiên không phải Lưu Huyền Đức, Bạch Long Trấn không phải Ngọa Long Cương, bản thân Từ Hiền càng không phải bậc tuyệt trí như Khổng Minh.
Nhưng lần Thiên Thư Kỳ Cảnh trước đó trùng hợp rơi vào Tam Quốc, nay nhận lời mời chấp bút cho Giang Hồ Nhật Báo, lại thêm ba lần ghé nhà tranh, há chẳng phải ý trời nhắc nhở, muốn Từ Hiền để bộ danh tác này xuất hiện trên đời hay sao?
Thế là Từ Hiền liền nở nụ cười nhạt, cằm hơi ngước lên, ánh mắt ẩn chứa vài phần ý nhị, hướng lên trần nhà với cái nhìn xa xăm.
Âm thanh trầm ấm mà lại có phần thản nhiên tự đắc, hắn thong thả nói rằng: “Ngọa Long, Phượng Sồ, được một có thể an thiên hạ.”
Nghe câu nói có phần tinh tướng này, Bao Ngạo Thiên càng thêm chắc chắn Từ Hiền đã có tân tác, thế là cũng không vội hỏi tại sao đang bàn về Gia Cát Lượng mà lại Ngọa Long, Phượng Sồ gì ở đây, chỉ ôm mong đợi trong im lặng, chờ hắn tiếp tục.
Công Tôn Thư và Triển Ngọc Đường cũng thế, họ tò mò trong hồ lô của Từ Hiền bán thuốc gì.
Hắn cũng không để họ đợi lâu, nhẹ giọng nói tiếp:
“Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, thừa tướng Thục quốc, kẻ này có tài an bang tế thế, học phú năm xe, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, là một vị chính trị gia, quân sự gia, văn học gia, thư pháp gia, phát minh gia kiệt xuất, xưng hào Ngọa Long tiên sinh.”
Nghề【Cầm Sư】đã lên đến cấp sáu, chất giọng của Từ Hiền lại càng thêm thanh thoát cảm nhân.
Lúc chú tâm kể chuyện, âm thanh hắn phát ra khiến người khác bất tri bất giác bị hấp dẫn, ai nghe được đều thấy khoan khoái trong lòng, Bao Ngạo Thiên cũng không phải ngoại lệ.
‘Hóa ra Ngọa Long chính là Gia Cát Lượng, thiết lập nhân vật lợi hại như vậy, không biết Phượng Sồ kia lại được miêu tả thế nào.’
Từ Hiền chỉ mới miêu tả sơ qua về Ngọa Long, nhưng y đã bị cuốn vào, chỉ muốn tiếp tục nghe thêm, cực kì muốn biết Gia Cát Lượng đã làm gì mà lại được hình dung cao siêu như thế.
Triển Ngọc Đường cũng không khác mấy công tử nhà mình, chỉ có Công Tôn Thư tuy tinh thần cũng bị lời kể của Từ Hiền hấp dẫn, nhưng ý nghĩ của y thì vẫn linh hoạt như thường.
‘Tự Khổng Minh? Từ thời Đại Diễn đã không còn thấy phổ biến việc lấy biểu tự, trước đó cũng từng có không ít quốc gia gọi Thục, Gia Cát Lượng này lẽ nào là nhân vật thời cổ, nếu có tài như vậy sao ta chưa từng nghe qua, hay là Công Tôn Thư này cô lậu quả văn?’
Từ Hiền không biết trong đầu Công Tôn tiên sinh có nhiều nghi vấn như vậy, hắn nhấp một ngụm trà lạnh, giọng điệu truyền cảm, không gấp không vội mà nói:
“Khổng Minh niên thiếu trải nhiều khúc chiết…”
Từ Hiền bắt đầu nói rõ chi tiết lai lịch của Gia Cát Lượng, từ hoàn cảnh gia đình, cha chú anh em, cho đến biến cố thuở nhỏ, ba tuổi mẹ qua đời, tám tuổi để tang cha.
“…tuổi chưa hai mươi đã ẩn cư vùng Long Trung, trên một ngọn núi gọi Ngọa Long Cương, bởi vậy mới có cái xưng hào Ngọa Long tiên sinh do người đời gọi.”
“Gia Cát Lượng ẩn cư mười năm, xây nhà tranh, tự làm ruộng, ngày thường ngâm nga theo khúc Lương Phủ, lánh đời không ra. Thời điểm đó, Hán thất suy bại, quân chủ của Thục quốc sau này, Lưu Bị, khi đó tuy có lòng muốn tranh thiên hạ, nhưng khổ nỗi không có mưu thần trí giả phò tá, lăn lộn hơn hai mươi năm vẫn còn phải nương nhờ kẻ khác.”
Nói đến đây, Từ Hiền lại sơ lược qua về cuộc đời Lưu Bị, như hậu duệ hoàng thất, bện giày mà sống, bái sư Lô Thực, kết bạn Công Tôn Toản, v.v…
“Sau khi được kỳ nhân chỉ điểm, Lưu Bị mới đích thân tới nhà mời Lượng phò tá, nhưng phải đến lần thứ ba mới gặp được. Từ đây Bị như cá gặp nước, đại triển hồng đồ, tam phân thiên hạ, mất chưa đến mười lăm năm đã lập quốc xưng đế.”
“Trong đó, công lao của Gia Cát Lượng chắc chắn xếp ở cao nhất, quan bái thừa tướng, chủ trì triều chính, sau khi mất lại được truy phong Trung Võ Hầu.”
“Đó chính là Gia Cát Lượng.”
Từ Hiền nói xong, nâng chung trà lên uống thêm một ngụm, thầm than không hổ là trà của người có tiền, nguội lạnh mà vẫn thơm ngọt, dư vị vô cùng, nét mặt bất giác giãn ra, thần sắc có phần thư thái, hưởng thụ.
Công Tôn Thư thì không được như vậy, nhìn hắn như đang nhìn quái vật.
Y không ngờ rằng Từ Hiền chỉ là nghe được chuyện bọn họ ba lần ghé nhà tranh, thế mà chẳng mất bao lâu đã vẽ ra được lắm thứ đến thế.
Trong thời gian ngắn như vậy mà nghĩ ra nào là các loại niên hiệu như Quang Hòa, Kiến An, xuất sinh tại quận nào huyện nào, tiên tổ là ai, làm chức quan gì, dưới thời vua nào, song thân, thúc phụ, huynh đệ đều có danh tính, quan chức rõ ràng.
Đến Lưu Bị cũng thế, nào là thân cao bao nhiêu, tai to ra sao, nào là hậu nhân Trung Sơn Tĩnh Vương, nào là kết nghĩa huynh đệ Quan Trương, Đại Hán hoàng thúc, v.v… kể ra có lý có cứ rõ ràng.
Thậm chí lúc nhắc đến Lương Phủ Ngâm, Từ Hiền còn cao giọng ngâm “Nhất dạ bắc phong hàn, vạn lý đồng vân hậu, trường không tuyết loạn phiêu, cải tận giang sơn cựu”.
Nếu như tất cả đều do Từ Hiền hư cấu ra, vậy Công Tôn tiên sinh ngoại trừ bội phục cũng không biết phải làm gì hơn, chỉ có thể thán rằng trí tuệ yêu nghiệt.
Cảm thụ của Triển Ngọc Đường cũng gần như thế, hắn sợ là bản thân chỉ nói một câu “hôm nay, ta ăn chay”, Từ Hiền cũng có thể viết ra một bộ tiểu thuyết trường thiên gọi Triển Hộ Vệ Ăn Chay Ký.
Riêng Bao Ngạo Thiên là không tim không phổi, thứ y muốn nhất lúc này là được nghe toàn bộ câu chuyện, những thứ khác đều không quan trọng.
Vậy nên thấy Từ Hiền không nói tiếp, Bao công tử liền chồm người tới nắm lấy cánh tay của hắn, giọng điệu vừa hưng phấn vừa gấp gáp:
“Từ tiên sinh! Mau, mau nói cho Bao mỗ biết, Gia Cát Lượng làm sao giúp Lưu Bị kia hoàn thành bá nghiệp, Quan Vũ, Trương Phi kia sao lại kết nghĩa cùng Lưu Bị, Đại Hán kia sao lại suy vong, tam phân thiên hạ thì ngoài Thục còn hai nước nào? Phượng Sồ kia lại là nhân vật ra sao, dựa vào gì tề danh với Ngọa Long, còn có...”
Mười ngón tay của Bao Ngạo Thiên bấu chặt lấy cổ tay Từ Hiền, trông như một vị đọc giả đang đi trên đường tình cờ gặp được tên tác gia của bộ tiểu thuyết mà mình si mê như điên, ép hắn phải ói hết những chương đang giấu ra ngay.
Gặp phải con nghiện, Từ Hiền vẫn ung dung không vội, nhẹ nhàng gạt tay của Bao Ngạo Thiên ra.
Công Tôn Thư và Triển Ngọc Đường cũng nhìn không được, kéo công tử nhà mình trở lại, tránh mất thể diện.
Thấy công tử nhà mình còn muốn vồ tới, Công Tôn Thư ra hiệu cho Triển hộ vệ giữ lại, tuy dở khóc dở cười nhưng cũng không hề lấy làm lạ.
Việc Bao công tử đam mê nghe kể chuyện vốn đã quá quen thuộc với Công Tôn Thư, rất nhiều lúc y phải trở thành người thuyết thư bất đắc dĩ.
Minh chứng rõ ràng nhất là khi ở Dư Hàng Trấn đấy còn đâu, dù đã có nguyên quyển Bạch Xà Truyện để ngâm cứu, Bao Ngạo Thiên vẫn cứ bắt Công Tôn Thư phải đọc cho mình nghe.
Nhún vai một cái, Công Tôn tiên sinh cười khổ, chắp tay giả bộ cầu khẩn: “Từ tiên sinh nếu có giai thoại nào đặc sắc, xin kể ra cho Công Tôn được thỏa lòng hiếu kỳ, chớ có thả mồi ra nhử nữa!”
Cũng thật như vậy, tuy rằng không ‘đói khát’ như Bao Ngạo Thiên, nhưng Công Tôn Thư cũng có vài phần tò mò giống với công tử nhà mình.
“Đúng vậy.” Triển Ngọc Đường lần đầu lên tiếng kể từ khi đến lớp, tỏ ý tán đồng với Công Tôn tiên sinh.
Vẻ mặt hắn vẫn lạnh như tiền, không chút cảm xúc.
Vai phải được băng bó kỹ càng, vết thương ở đó hình như không hề hấn gì với Triển hộ vệ, sắc diện tươi tắn, ánh mắt nhìn Từ Hiền như thể không kể tiếp thì đừng trách mình rút kiếm.
Từ Hiền vừa gặp thái độ của ba người đối diện liền biết đêm nay lại là một đêm không ngủ, nhưng đối với kẻ sở hữu【Tọa Vong Kinh】như hắn lại có ngại ngần điều chi, rất sẵn lòng liều mình bồi quân tử.
Khuya khoắt thế này, lại trong học đường vắng vẻ, đáng lý phải kể chuyện ma quỷ mới hợp với thiên thời địa lợi, nhưng từ lúc biết đến sự tồn tại của quỷ hồn qua miệng Lý Nhất Nguyên, Từ Hiền cũng có phần kiêng kỵ.
Một cơn gió lạnh thổi qua, hắn lấy lại tinh thần, ngâm một bài Lâm Giang Tiên để khai cục, sau đó bắt đầu tiến vào chính đề, ém giọng xuống sao cho nghe có chút mùi vị cổ xưa, trầm lắng rồi mới cất tiếng:
“Thiên hạ đại thế, phân lâu tất hợp, hợp lâu tất phân. Thời Chu mạt, thất quốc phân tranh, sau lại về Tần. Tần diệt…”
Công Tôn Thư cho rằng dù Từ Hiền có yêu nghiệt tới đâu thì cũng chỉ vừa cấu tứ trong thời gian ngắn, cốt truyện hẳn còn nhiều thiếu thốn nên sẽ không kể được lâu, nào ngờ… ý định trải nghiệm lại cảm giác ngủ trong lớp học của công tử nhà y đã phá sản.
Nửa đêm thao thức nghe Tam Quốc, ngẩng đầu đã thấy thái dương lên.
~o0o~
Tác giả :
Phàm Nhân Vọng Nguyệt