Hẹn Ước Nơi Thiên Đường
Chương 20
Ông Ngô Trường Thiên từ Cát Hải lên Bắc Kinh trưa hôm qua. Ông đem theo toàn bộ tư liệu phân tích về quyền sở hữu tài sản của tập đoàn Trường Thiên và phương án phân định cụ thể về quan hệ quyền sở hữu khối tài sản này. Phương án đã được thảo luận, điều chỉnh nhiều lần trong mấy tháng qua, cuối cùng có thể trình cơ quan chủ quản để thẩm tra, xem xét. Trước khi trình thẩm tra, ông Thiên nghĩ, nên đưa lên Bắc Kinh để ông Mai Khởi Lương đang học ở Trường Đảng xem.
Xuống máy bay, ông bảo người cùng đi đưa phương án này từ sân bay thẳng đến Trường Đảng, một mình ông về Công ty. Suốt cả buổi chiều ông ở trong văn phòng tập đoàn Trường Thiên tại Bắc Kinh để xử lý hồ sơ, văn kiện, nghe mấy vị chủ chốt của Công ty tại Bắc Kinh báo cáo. Nghe báo cáo xong, người thư ký vào hỏi ông có nhận một cú điện thoại không rõ người gọi không. Theo thông lệ, ông Thiên không nhận những cú điện thoại không rõ tên người gọi. Ông vẫn không ngước lên, nói: “Bảo với họ, tôi không có nhà.” Người thư ký ra, hai phút sau lại vào, báo cáo lại có điện thoại, nghe giọng nói hình như vẫn là người gọi vừa rồi, bảo có việc khẩn cấp, nhất định phải nói chuyện với ông.
Ông Thiên cau mày, nói: “Anh ghi lại tên người ấy, bảo tôi lúc này không có nhà.” Người thư ký nói: “Người ấy vừa xưng tên, tên là Hân.”
Ông kêu lên một tiếng, tưởng như vừa gặp ma, chợt ngồi ngây ra.
Hân? Trước mặt ông hiện lên khuôn mặt tái nhợt, đôi mắt khép hờ, ướt lướt thướt. Đầu óc ông rất nhanh chóng quyết định có nhận cú điện thoại này không. Tất nhiên đấy là cú điện phải nhận, nhưng cái tên Hân đã in vào đầu óc người thư ký mà không sao gỡ ra nổi. Nếu như ông nhận, một khi chuyện kia bị bại lộ, người thư ký sẽ trở thành nhân chứng bất lợi. Ông chỉ nghĩ trong giây lát, rồi tỏ thái độ không quen biết người kia và giữ nguyên mệnh lệnh.
“Bảo tôi không có nhà. Sau này, tất cả những cú điện tôi không nhận, các anh phải ghi lại số điện của họ.”
Ông cố tình không nhắc người thư ký ghi lại số điện của người có tên Hân, đề phòng tạo ấn tượng cho người thư ký. Thư ký vừa ra, ông bấm điện thoại gọi ông Tường ông Công đến ngay văn phòng. Trước khi họ đến, người thư ký đưa vào mấy số điện thoại anh ta vừa ghi lại, để lên bàn làm việc của ông. Người thư ký vừa quay ra ông cầm lên xem, trên đó có tên Hân, để lại số máy nhắn tin. Vừa trông thấy chữ “Hân”, ông đã rùng mình, mồ hôi đẫm trán.
Ông Tường và ông Công đến, họ vừa bước vào cái văn phòng rộng lớn đã trông thấy ngay bộ mặt tái nhợt của ông Thiên. Ông Công hỏi: “Thưa anh, anh khó ở ạ?” Ông Thiên không trả lời, ra hiệu cho họ đóng cửa, sau đấy nói thẳng:
“Vừa rồi có người gọi điện cho tôi, tự xưng là Hân.”
Câu nói làm cho ông Tường và ông Công cùng sững sờ, định ngồi nhưng rồi vẫn đứng trơ ra. Ông Tường sợ tai vách mạch rừng, liền hạ thấp giọng:
“Người ấy muốn gì ạ?”
Ông Thiên nói: “Tôi không nhận điện. Anh ta để số máy nhắn tin lại.”
Ông Thiên đưa số máy cho hai người. Ông Tường và ông Công nhìn nhau, không ai biết đã có chuyện gì, đồng thời ai cũng biết sẽ có chuyện gì.
Ông Tường nói: “Có cần gọi cho anh ta để biết đấy là ai không?”
Ông Thiên gật đầu. Ông Công rất sốt ruột cầm ngay cái máy điện thoại ở bàn lên, ông Tường giữ lại: “Anh đừng gọi máy này.”
Ba người cùng ra khỏi tòa nhà của Công ty, ông Công lái xe đến biệt thự Kinh Tây. Điện thoại ở dọc đường, nhưng họ gọi bằng máy di động của ông Công. Chỉ một lúc sau, đối phương gọi lại. Quả nhiên, một người đàn ông, nói tiếng Bắc Kinh, giọng hơi nặng, hỏi ai gọi. Nghe giọng nói có thể đoán là một người đã đứng tuổi. Ông Tường nhận điện, hỏi:
“Xin hỏi, ông muốn gặp ông Thiên à?”
Người kia: “Vâng, ông Thiên đấy à?”
Ông Tường không trả lời, hỏi lại: “Xin hỏi, ông là ai?”
Đối phương không trả lời, tỏ ra không tin, hỏi lại: “Ông là ông Ngô Trường Thiên đấy à?”
Giọng ông Tường khẳng định: “Tôi đây! Xin hỏi ông là ai?”
Đối phương im lặng giây lát, hỏi: “Ông có biết cô Hân không?”
Ông Tường cố tình chưa nhận ra: “Ai? Cô Hân?” Ông Thiên đã biết ý đồ của đối phương. Ông lắc đầu ra hiệu cho ông Tường, ông Tường trả lời: “Tôi không biết.”
Người kia cười trong máy điện thoại, nhưng vẫn chưa vạch trần sự dối trá của ông ta, ngược lại nói thẳng: “Cô Hân không được khỏe. Cô ấy nhờ tôi vay ông ít tiền, ông có cho vay không?”
Tất nhiên ông Thiên đã hiểu chuyện gì. Đúng như câu nói: không có tường nào gió không lọt qua. Rõ ràng họ đang phải đối mặt với một vụ tống tiền.
Thái độ của ông Tường rất cứng rắn, nhưng khẩu khí hòa nhã: “Xin lỗi, ông nói gì mà tôi không hiểu. Xin hỏi, phải chăng ông đã nhầm người?”
Ngay cả ông Thiên cũng nhận ra giọng điệu thiếu hẳn sự mềm dẻo tự tin. Đối phương vẫn cười hì hì: “Tôi vay ba triệu, với ông chỉ là con số không đáng kể. Mấy tháng trước ông làm một cú áp-phe cổ phiếu kiếm được mấy trăm triệu.” Ông Tường đổi giọng, giọng nói nghiêm khắc, vẫn là giả vờ: “Xin hỏi ông là ai?”
Thái độ của đối phương vẫn rất ôn hòa, trong đó có chút hài hước, có chút thách thức: “Tôi là thảo dân, là kẻ trọc đầu, không sợ làm to chuyện. Các ông chuẩn bị ba triệu, ngày mai tôi sẽ gọi điện lại. Các ông phải mở máy, đừng làm phiền tôi.”
Nói xong, người ấy tắt máy. Ông Tường nhìn ông Thiên, mặt rầu rĩ như cha chết. Ông Công nhìn hai vị Chủ tịch và Phó chủ tịch cùng im lặng, liền đánh xe vào con đường vắng người, dừng lại, quay về hàng ghế sau, hỏi: “Chúng ta phải làm thế nào?”
Làm thế nào?
Không ai nghĩ được phải làm thế nào. Ông Tường nghĩ không ra: “Làm sao có thể lộ chuyện, chỉ có mấy người chúng ta biết? Giọng người này nghe quen quen.”
Ôn Thiên hỏi: “Hắn đòi tiền à? Đòi bao nhiêu?”
Ông Tường nói: “Cái miệng sư tử, đòi những ba triệu.”
Ông Công kinh ngạc kêu lên: “Ba triệu!”
Ông Tường nói: “Không cho! Cho, có nghĩa là chúng ta thừa nhận sự việc. Nếu hắn lấy ba triệu mà câm miệng, còn có thể. Nhưng rồi hắn đòi lần này đến lần khác coi như chúng ta vào bẫy của hắn.”
Ông Công như thảo luận công việc: “Nếu để mặc hắn, ngộ nhỡ hắn tố giác, chúng ta càng khó lòng đối phó, cho tiền còn có hy vọng, không cho coi như nước cờ đi đến thế bí.”
Nỗi lo của ông Công, ông Tường cũng không sao giải đáp nổi. Hai người cùng nhìn ông Thiên. Mỗi lần cấp dưới đưa ánh mắt dựa dẫm nhìn ông, chắc chắn ông tỏ ra quyết đoán, đưa ra quyết định của mình. Ông nêu lên hai điểm:
“Thứ nhất, cho hắn tiền, đến nước này rồi không thể chờ may mắn. Tiền lấy trong khoản tiết kiệm của tôi. Thứ hai, thông qua việc cho tiền, nhất định phải làm rõ hắn ta là ai. Không thấy người, không đưa tiền.” Còn một chuyện khác ông Thiên vẫn để bụng, không nói ra. Xem ra chuyện đã đến lúc phải tính đến trường hợp xấu nhất, cho nên ông chợt nghĩ đến một người, đó là Lâm Tinh, cô bạn gái của con trai.
Ông chợt nhớ cái buổi tối xảy ra sự việc, Lâm Tinh đến, ông gặp mặt cô. Ông nhớ, lúc ấy ông bảo với cô ông vừa đi ngủ, cô ngồi ở phòng khách chừng bốn, năm phút mới đi. Lúc ấy, hình như ông vẫn rất bình tĩnh, không để lộ dấu vết. Lúc cô ta đi, ông còn cảm ơn cô đã chọn quà sinh nhật cho ông. Tất nhiên ông không nghĩ, cô gái không hẹn mà đến rất có thể trở thành nhân chứng sau này.
Đến tối, ông suy nghĩ, cho rằng rất cần thiết gặp Lâm Tinh. Ông định thông qua Ngô Hiểu để hẹn gặp, nhưng lại sợ Ngô Hiểu cùng đến, nói chuyện rất không tiện. Vì bất cứ thế nào ông cũng không để Ngô Hiểu biết chuyện, làm không khéo sẽ dính đến tội danh tạo chứng cứ giả, ông sẽ biết nói với vợ dưới chín suối thế nào?
Vậy là ông gọi điện đến tòa soạn tạp chí nơi Lâm Tinh làm việc, sáng sớm hôm sau, ông tự lái xe đến cửa tòa soạn để đón cô. Đấy là cách thô thiển nhất, ngộ nhỡ cô không đi làm, chẳng hóa ra công toi? Nhưng không dùng cách ấy cũng không còn cách nào khác, cho nên ông phải đến. Không ngờ, vừa chờ nửa tiếng đồng hồ thì cô gái kia đã xuất hiện nơi đầu phố. Điều này chứng tỏ số ông còn may mắn. Ông xuống xe, định chào cô. Ông chưa kịp nói thì cô gái đã trông thấy ông, tỏ ra ngạc nhiên và đứng lại.
Ông cũng nở nụ cười ngạc nhiên chào lại, thoát khỏi sự lúng túng: “Ôi, chúng ta lại gặp nhau, cháu vẫn đi làm ở đây à?”
Nắng rực rỡ trên đường phố, nắng khiến vẻ mặt cô gái rạng rỡ, tuy trông cô vẫn có nét mệt nhọc, nhưng tinh thần khá hơn hai lần ông gặp ở chùa Đàm Chá và biệt thự Kinh Tây, trông cô tươi tỉnh, mạnh khỏe hơn nhiều. Cô nghi ngờ nhìn ông, không biết mình nên nghiêm túc hay nên thân tình. Cô hỏi: “Tại sao bác lại ở đây ạ? Bác có việc tìm cháu?”
Ông Thiên gật đầu: “Đúng.” Ông ngừng lại, không biết nên nói thế nào về việc mình đến đây: “Ờ..., bác nói chuyện với cháu mươi phút được chứ? Lúc này có gì trở ngại cho cháu không?”
Cô gái gật đầu dưới nắng, động tác ấy khiến ông Thiên phải mềm lòng. Ấn tượng trong ông về cô phóng viên nghênh ngang đắc ý, kiêu ngạo, bỗng trở thành thiện cảm với cô gái nhu mì, ngoan ngoãn. Vẻ nhu mì ngoan ngoãn khiến đường nét khuôn mặt cô càng thanh tú, nước da non tơ trong suốt. Ông nhìn quanh, nói:
“Chúng ta ngồi đâu để nói chuyện nhỉ?”
Cô gái chỉ tay về phía trước: “Ở kia có một vườn hoa, có được không ạ?”
Ông quay lại nhìn, được lắm. Một vườn hoa nhỏ yên tĩnh, có hàng rào, một ngôi đình hóng mát màu xanh, hành lang thấp, có hàng cây cao thấp xen kẽ. Hai người cùng vào vườn hoa, trong con mắt người đi đường giống như hai bố con đi dạo sau bữa ăn.
Vào trong vườn hoa, rất tự nhiên, hai người ngồi ở đình hóng mát hình tròn ở giữa. Tất nhiên ông Thiên không vào đề ngay. Ông tuần tự bài bản, đầu tiên hỏi về con trai của mình.
“Dạo này Hiểu bận gì hả cháu?”
Nhắc đến Ngô Hiểu, cô gái định nói gì nhưng rồi thôi. Điều ông Thiên không ngờ là, vẻ mặt cô vẫn còn đôi chút bẽn lẽn, xấu hổ, không có cái vẻ kích động và cứng rắn như hôm ở chùa Đàm Chá. Cô trả lời: “Thưa bác, anh Hiểu rất muốn về thăm bác, nhưng mấy hôm nay bác không ở Bắc Kinh. Có phải bác tìm cháu để hỏi tình hình anh Hiểu không ạ. Có thể lúc này anh ấy mới ngủ dậy, bác có cần để cháu bảo anh ấy về thăm bác không?”
Ông Thiên vội xua tay: “À, không cần, bác muốn tìm cháu để bàn một việc khác.”
Cô gái nhìn ông, chờ đợi.
“Này... cháu còn nhớ, hình như một tuần lễ trước, một hôm vào buổi tối, cháu đến nhà bác tìm Hiểu. Bác với cháu còn nói chuyện với nhau, cháu còn nhớ không nhỉ?”
Cô gái ngập ngừng rồi gật đầu: “Cháu nhớ, sau đấy cháu đến quán bar Ánh Trăng thì gặp anh Hiểu.”
Ông Thiên vẫn bình tĩnh, làm ra vẻ không chú ý, nhưng trong bụng lại đang cố tìm lời lẽ. “Hôm ấy, tối hôm ấy, Hiểu và mấy người bạn của bác, mừng sinh nhật bác. Mọi người cùng ăn cơm, ăn xong thì Hiểu đi ngay, sau đấy người của Công ty bác có mời mấy cô gái đến tổ chức khiêu vũ gia đình. Hai cô bạn của cháu, bác nhớ một người tên là Aly, một người tên là... là gì ấy nhỉ, à, tên là Hân cũng đến, cùng nhảy. Bác không thích khiêu vũ, với lại hôm ấy cũng mệt, nên đi nghỉ sớm. Bác đi nghỉ thì họ cũng giải tán. Nhưng hai hôm nay bác nghe nói, hai cô bạn của cháu hình như có chuỵện gì, cháu có nghe nói không? Hình như không tìm thấy cái cô tên là Hân, không biết có phải ai dụ dỗ rồi đem bán. Có người nghi đã xảy ra chuyện gì ở chỗ bác... thật kỳ lạ! Hiểu đi, bác cũng đi nghỉ, bác đi nghỉ thì vũ hội cũng tan, các cô ấy về, sau đấy cháu đến ngay. Bác muốn cháu nhớ lại, hôm ấy cháu đến lúc mấy giờ?”
Trong câu chuyện, ông Thiên đã tính kỹ. Ông cố tình ngụy trang không để lộ tung tích, xem ra tìm Lâm Tinh chỉ để xác minh thời gian cô đến vào buổi tối hôm ấy. Nhưng khi nói ông lại lần lượt kể đầu đuôi sự việc, thời gian từng người đến dự và ra về, trên thực tế lại hướng dẫn người sắp ra làm chứng, hơn nữa rất kín đáo ghi vào ký ức cô một ấn tượng nào đó. Lâm Tinh không cảnh giác, trả lời theo câu nói của ông:
“Cháu đến chỗ bác khoảng mười giờ, có lẽ hơn mười giờ một chút. Vì sau đấy, từ nhà bác ra, cháu đến bar Ánh Trăng đã gần mười một giờ. Anh Hiểu và ban nhạc đang biểu diễn, cháu nhớ rõ lắm.”
Ông Thiên nói: “Phải phải, cháu đến lúc ấy gần mười giờ. Bác với cháu còn nói chuyện ở phòng khách, nói đến món quà của cháu mừng sinh nhật bác, cháu nhớ không? Đúng đúng, cái áo ngủ ấy bác rất thích. Hôm ấy hai bác cháu nói chuyện hơn nửa tiếng đồng hồ.”
Tất nhiên đấy là sự hướng dẫn sai lầm đã được tính toán tỉ mỉ, tuy không hoàn toàn ý thức, nhưng cô xác nhận thời gian, rõ ràng vượt quá rất xa so với thời gian hai người nói chuyện hôm đó...
“Không ạ, hôm ấy cháu với bác chỉ nói chuyện chừng mười lăm phút. Cháu thấy bác có vẻ mệt, cho nên cháu không ngồi lâu.”
Ông Thiên làm như cố nhớ lại: “À, thế à?” Câu chuyện đến đây hình như ông đã thỏa mãn, có thể đã đạt được mục đích thống nhất mọi tình tiết sự việc. Nhân đây, ông nêu một yêu cầu, và cũng là mục đích hôm nay ông đến:
“Cháu ạ, sau này nếu có cơ quan nào đến tìm hiểu tình hình bác, bác có thể tìm cháu giúp đỡ. Bây giờ trí nhớ của bác kém lắm, cháu nói rõ ràng hơn bác. Nếu có người đến tìm hiểu, cháu hãy nói giúp, coi như cháu là người làm chứng, được không?”
Lâm Tinh gật đầu, nhưng vẻ mặt nghi hoặc: “Bác có biết cô Aly và cô Hân đã xảy ra chuyện gì không ạ? Hình như hai cô ấy đã rời Bắc Kinh và xảy ra chuyện gì đó.”
Ông Thiên nói, lời lẽ lộn xộn: “Bác cũng nghe các anh trong Công ty nói, hình như hai hôm nay người của bên Công an gọi điện đến hỏi chuyện tối hôm ấy hai cô đến chỗ bác khiêu vũ. Hôm ấy chuyện ra sao bác cũng không nhớ rõ, vậy là nhớ đến cháu. Sáng nay trên đường đi làm, tiện đường ghé qua xem cháu có nhà không, muốn nhớ cháu nhớ lại, rất may gặp được cháu. Bệnh tình của cháu có đỡ chút nào không?”
Ông Thiên vội vàng kết thúc câu chuyện, sợ rằng nếu tiếp tục, trong lúc nói chuyện để lộ một tình tiết bất lợi nào đó, cho nên ông chuyển sang hỏi về sức khỏe của Lâm Tinh. Nhưng ông lập tức ý thức được rằng, hỏi thăm bệnh tật của cô vẫn chưa thỏa đáng, vì mấy hôm nay Ngô Hiểu gọi điện về Cát Hải, khẩu khí rất bức xúc xin tiền ông để chữa bệnh cho cô. Ông không cho, kiên quyết chờ con trai về để bố con gặp mặt sẽ nói sau, con trai bực mình cúp ngay máy. Nếu hôm qua không có vụ tống tiền bí mật kia làm cho ông đứng ngồi không yên, hôm nay ông sẽ gặp con trai để nói chuyện. Ông muốn thuyết phục con trai hãy thận trọng suy nghĩ. Ông có thể đồng ý để con trai làm bạn với Lâm Tinh, bây giờ thanh niên có xu hướng kết bạn khác giới không nhất thiết đạt mục đích yêu và lấy nhau. Nhưng cho dù thời đại khác nhau, việc lớn cũng không thể quyết định vội vã. Con trai ông còn trẻ, mấy năm nữa mới tính đến chuyện yêu và lấy vợ cũng chưa muộn. Mấy năm nữa con trai ông và Lâm Tinh có thể không còn rung động như bây giờ. Hơn nữa, nói một câu có phần tàn nhẫn: mấy năm nữa bệnh tình của cô gái này tốt xấu ra sao, sống hay chết, cũng chưa biết đâu.
Nhắc đến bệnh tật, vẻ mặt cô gái như có rất nhiều cảm xúc, muốn khóc, nhưng nén lại, cô cười để che giấu: “Thưa bác vẫn ổn ạ.” Lại nói: “Cảm ơn bác đã hỏi thăm.”
Xuống máy bay, ông bảo người cùng đi đưa phương án này từ sân bay thẳng đến Trường Đảng, một mình ông về Công ty. Suốt cả buổi chiều ông ở trong văn phòng tập đoàn Trường Thiên tại Bắc Kinh để xử lý hồ sơ, văn kiện, nghe mấy vị chủ chốt của Công ty tại Bắc Kinh báo cáo. Nghe báo cáo xong, người thư ký vào hỏi ông có nhận một cú điện thoại không rõ người gọi không. Theo thông lệ, ông Thiên không nhận những cú điện thoại không rõ tên người gọi. Ông vẫn không ngước lên, nói: “Bảo với họ, tôi không có nhà.” Người thư ký ra, hai phút sau lại vào, báo cáo lại có điện thoại, nghe giọng nói hình như vẫn là người gọi vừa rồi, bảo có việc khẩn cấp, nhất định phải nói chuyện với ông.
Ông Thiên cau mày, nói: “Anh ghi lại tên người ấy, bảo tôi lúc này không có nhà.” Người thư ký nói: “Người ấy vừa xưng tên, tên là Hân.”
Ông kêu lên một tiếng, tưởng như vừa gặp ma, chợt ngồi ngây ra.
Hân? Trước mặt ông hiện lên khuôn mặt tái nhợt, đôi mắt khép hờ, ướt lướt thướt. Đầu óc ông rất nhanh chóng quyết định có nhận cú điện thoại này không. Tất nhiên đấy là cú điện phải nhận, nhưng cái tên Hân đã in vào đầu óc người thư ký mà không sao gỡ ra nổi. Nếu như ông nhận, một khi chuyện kia bị bại lộ, người thư ký sẽ trở thành nhân chứng bất lợi. Ông chỉ nghĩ trong giây lát, rồi tỏ thái độ không quen biết người kia và giữ nguyên mệnh lệnh.
“Bảo tôi không có nhà. Sau này, tất cả những cú điện tôi không nhận, các anh phải ghi lại số điện của họ.”
Ông cố tình không nhắc người thư ký ghi lại số điện của người có tên Hân, đề phòng tạo ấn tượng cho người thư ký. Thư ký vừa ra, ông bấm điện thoại gọi ông Tường ông Công đến ngay văn phòng. Trước khi họ đến, người thư ký đưa vào mấy số điện thoại anh ta vừa ghi lại, để lên bàn làm việc của ông. Người thư ký vừa quay ra ông cầm lên xem, trên đó có tên Hân, để lại số máy nhắn tin. Vừa trông thấy chữ “Hân”, ông đã rùng mình, mồ hôi đẫm trán.
Ông Tường và ông Công đến, họ vừa bước vào cái văn phòng rộng lớn đã trông thấy ngay bộ mặt tái nhợt của ông Thiên. Ông Công hỏi: “Thưa anh, anh khó ở ạ?” Ông Thiên không trả lời, ra hiệu cho họ đóng cửa, sau đấy nói thẳng:
“Vừa rồi có người gọi điện cho tôi, tự xưng là Hân.”
Câu nói làm cho ông Tường và ông Công cùng sững sờ, định ngồi nhưng rồi vẫn đứng trơ ra. Ông Tường sợ tai vách mạch rừng, liền hạ thấp giọng:
“Người ấy muốn gì ạ?”
Ông Thiên nói: “Tôi không nhận điện. Anh ta để số máy nhắn tin lại.”
Ông Thiên đưa số máy cho hai người. Ông Tường và ông Công nhìn nhau, không ai biết đã có chuyện gì, đồng thời ai cũng biết sẽ có chuyện gì.
Ông Tường nói: “Có cần gọi cho anh ta để biết đấy là ai không?”
Ông Thiên gật đầu. Ông Công rất sốt ruột cầm ngay cái máy điện thoại ở bàn lên, ông Tường giữ lại: “Anh đừng gọi máy này.”
Ba người cùng ra khỏi tòa nhà của Công ty, ông Công lái xe đến biệt thự Kinh Tây. Điện thoại ở dọc đường, nhưng họ gọi bằng máy di động của ông Công. Chỉ một lúc sau, đối phương gọi lại. Quả nhiên, một người đàn ông, nói tiếng Bắc Kinh, giọng hơi nặng, hỏi ai gọi. Nghe giọng nói có thể đoán là một người đã đứng tuổi. Ông Tường nhận điện, hỏi:
“Xin hỏi, ông muốn gặp ông Thiên à?”
Người kia: “Vâng, ông Thiên đấy à?”
Ông Tường không trả lời, hỏi lại: “Xin hỏi, ông là ai?”
Đối phương không trả lời, tỏ ra không tin, hỏi lại: “Ông là ông Ngô Trường Thiên đấy à?”
Giọng ông Tường khẳng định: “Tôi đây! Xin hỏi ông là ai?”
Đối phương im lặng giây lát, hỏi: “Ông có biết cô Hân không?”
Ông Tường cố tình chưa nhận ra: “Ai? Cô Hân?” Ông Thiên đã biết ý đồ của đối phương. Ông lắc đầu ra hiệu cho ông Tường, ông Tường trả lời: “Tôi không biết.”
Người kia cười trong máy điện thoại, nhưng vẫn chưa vạch trần sự dối trá của ông ta, ngược lại nói thẳng: “Cô Hân không được khỏe. Cô ấy nhờ tôi vay ông ít tiền, ông có cho vay không?”
Tất nhiên ông Thiên đã hiểu chuyện gì. Đúng như câu nói: không có tường nào gió không lọt qua. Rõ ràng họ đang phải đối mặt với một vụ tống tiền.
Thái độ của ông Tường rất cứng rắn, nhưng khẩu khí hòa nhã: “Xin lỗi, ông nói gì mà tôi không hiểu. Xin hỏi, phải chăng ông đã nhầm người?”
Ngay cả ông Thiên cũng nhận ra giọng điệu thiếu hẳn sự mềm dẻo tự tin. Đối phương vẫn cười hì hì: “Tôi vay ba triệu, với ông chỉ là con số không đáng kể. Mấy tháng trước ông làm một cú áp-phe cổ phiếu kiếm được mấy trăm triệu.” Ông Tường đổi giọng, giọng nói nghiêm khắc, vẫn là giả vờ: “Xin hỏi ông là ai?”
Thái độ của đối phương vẫn rất ôn hòa, trong đó có chút hài hước, có chút thách thức: “Tôi là thảo dân, là kẻ trọc đầu, không sợ làm to chuyện. Các ông chuẩn bị ba triệu, ngày mai tôi sẽ gọi điện lại. Các ông phải mở máy, đừng làm phiền tôi.”
Nói xong, người ấy tắt máy. Ông Tường nhìn ông Thiên, mặt rầu rĩ như cha chết. Ông Công nhìn hai vị Chủ tịch và Phó chủ tịch cùng im lặng, liền đánh xe vào con đường vắng người, dừng lại, quay về hàng ghế sau, hỏi: “Chúng ta phải làm thế nào?”
Làm thế nào?
Không ai nghĩ được phải làm thế nào. Ông Tường nghĩ không ra: “Làm sao có thể lộ chuyện, chỉ có mấy người chúng ta biết? Giọng người này nghe quen quen.”
Ôn Thiên hỏi: “Hắn đòi tiền à? Đòi bao nhiêu?”
Ông Tường nói: “Cái miệng sư tử, đòi những ba triệu.”
Ông Công kinh ngạc kêu lên: “Ba triệu!”
Ông Tường nói: “Không cho! Cho, có nghĩa là chúng ta thừa nhận sự việc. Nếu hắn lấy ba triệu mà câm miệng, còn có thể. Nhưng rồi hắn đòi lần này đến lần khác coi như chúng ta vào bẫy của hắn.”
Ông Công như thảo luận công việc: “Nếu để mặc hắn, ngộ nhỡ hắn tố giác, chúng ta càng khó lòng đối phó, cho tiền còn có hy vọng, không cho coi như nước cờ đi đến thế bí.”
Nỗi lo của ông Công, ông Tường cũng không sao giải đáp nổi. Hai người cùng nhìn ông Thiên. Mỗi lần cấp dưới đưa ánh mắt dựa dẫm nhìn ông, chắc chắn ông tỏ ra quyết đoán, đưa ra quyết định của mình. Ông nêu lên hai điểm:
“Thứ nhất, cho hắn tiền, đến nước này rồi không thể chờ may mắn. Tiền lấy trong khoản tiết kiệm của tôi. Thứ hai, thông qua việc cho tiền, nhất định phải làm rõ hắn ta là ai. Không thấy người, không đưa tiền.” Còn một chuyện khác ông Thiên vẫn để bụng, không nói ra. Xem ra chuyện đã đến lúc phải tính đến trường hợp xấu nhất, cho nên ông chợt nghĩ đến một người, đó là Lâm Tinh, cô bạn gái của con trai.
Ông chợt nhớ cái buổi tối xảy ra sự việc, Lâm Tinh đến, ông gặp mặt cô. Ông nhớ, lúc ấy ông bảo với cô ông vừa đi ngủ, cô ngồi ở phòng khách chừng bốn, năm phút mới đi. Lúc ấy, hình như ông vẫn rất bình tĩnh, không để lộ dấu vết. Lúc cô ta đi, ông còn cảm ơn cô đã chọn quà sinh nhật cho ông. Tất nhiên ông không nghĩ, cô gái không hẹn mà đến rất có thể trở thành nhân chứng sau này.
Đến tối, ông suy nghĩ, cho rằng rất cần thiết gặp Lâm Tinh. Ông định thông qua Ngô Hiểu để hẹn gặp, nhưng lại sợ Ngô Hiểu cùng đến, nói chuyện rất không tiện. Vì bất cứ thế nào ông cũng không để Ngô Hiểu biết chuyện, làm không khéo sẽ dính đến tội danh tạo chứng cứ giả, ông sẽ biết nói với vợ dưới chín suối thế nào?
Vậy là ông gọi điện đến tòa soạn tạp chí nơi Lâm Tinh làm việc, sáng sớm hôm sau, ông tự lái xe đến cửa tòa soạn để đón cô. Đấy là cách thô thiển nhất, ngộ nhỡ cô không đi làm, chẳng hóa ra công toi? Nhưng không dùng cách ấy cũng không còn cách nào khác, cho nên ông phải đến. Không ngờ, vừa chờ nửa tiếng đồng hồ thì cô gái kia đã xuất hiện nơi đầu phố. Điều này chứng tỏ số ông còn may mắn. Ông xuống xe, định chào cô. Ông chưa kịp nói thì cô gái đã trông thấy ông, tỏ ra ngạc nhiên và đứng lại.
Ông cũng nở nụ cười ngạc nhiên chào lại, thoát khỏi sự lúng túng: “Ôi, chúng ta lại gặp nhau, cháu vẫn đi làm ở đây à?”
Nắng rực rỡ trên đường phố, nắng khiến vẻ mặt cô gái rạng rỡ, tuy trông cô vẫn có nét mệt nhọc, nhưng tinh thần khá hơn hai lần ông gặp ở chùa Đàm Chá và biệt thự Kinh Tây, trông cô tươi tỉnh, mạnh khỏe hơn nhiều. Cô nghi ngờ nhìn ông, không biết mình nên nghiêm túc hay nên thân tình. Cô hỏi: “Tại sao bác lại ở đây ạ? Bác có việc tìm cháu?”
Ông Thiên gật đầu: “Đúng.” Ông ngừng lại, không biết nên nói thế nào về việc mình đến đây: “Ờ..., bác nói chuyện với cháu mươi phút được chứ? Lúc này có gì trở ngại cho cháu không?”
Cô gái gật đầu dưới nắng, động tác ấy khiến ông Thiên phải mềm lòng. Ấn tượng trong ông về cô phóng viên nghênh ngang đắc ý, kiêu ngạo, bỗng trở thành thiện cảm với cô gái nhu mì, ngoan ngoãn. Vẻ nhu mì ngoan ngoãn khiến đường nét khuôn mặt cô càng thanh tú, nước da non tơ trong suốt. Ông nhìn quanh, nói:
“Chúng ta ngồi đâu để nói chuyện nhỉ?”
Cô gái chỉ tay về phía trước: “Ở kia có một vườn hoa, có được không ạ?”
Ông quay lại nhìn, được lắm. Một vườn hoa nhỏ yên tĩnh, có hàng rào, một ngôi đình hóng mát màu xanh, hành lang thấp, có hàng cây cao thấp xen kẽ. Hai người cùng vào vườn hoa, trong con mắt người đi đường giống như hai bố con đi dạo sau bữa ăn.
Vào trong vườn hoa, rất tự nhiên, hai người ngồi ở đình hóng mát hình tròn ở giữa. Tất nhiên ông Thiên không vào đề ngay. Ông tuần tự bài bản, đầu tiên hỏi về con trai của mình.
“Dạo này Hiểu bận gì hả cháu?”
Nhắc đến Ngô Hiểu, cô gái định nói gì nhưng rồi thôi. Điều ông Thiên không ngờ là, vẻ mặt cô vẫn còn đôi chút bẽn lẽn, xấu hổ, không có cái vẻ kích động và cứng rắn như hôm ở chùa Đàm Chá. Cô trả lời: “Thưa bác, anh Hiểu rất muốn về thăm bác, nhưng mấy hôm nay bác không ở Bắc Kinh. Có phải bác tìm cháu để hỏi tình hình anh Hiểu không ạ. Có thể lúc này anh ấy mới ngủ dậy, bác có cần để cháu bảo anh ấy về thăm bác không?”
Ông Thiên vội xua tay: “À, không cần, bác muốn tìm cháu để bàn một việc khác.”
Cô gái nhìn ông, chờ đợi.
“Này... cháu còn nhớ, hình như một tuần lễ trước, một hôm vào buổi tối, cháu đến nhà bác tìm Hiểu. Bác với cháu còn nói chuyện với nhau, cháu còn nhớ không nhỉ?”
Cô gái ngập ngừng rồi gật đầu: “Cháu nhớ, sau đấy cháu đến quán bar Ánh Trăng thì gặp anh Hiểu.”
Ông Thiên vẫn bình tĩnh, làm ra vẻ không chú ý, nhưng trong bụng lại đang cố tìm lời lẽ. “Hôm ấy, tối hôm ấy, Hiểu và mấy người bạn của bác, mừng sinh nhật bác. Mọi người cùng ăn cơm, ăn xong thì Hiểu đi ngay, sau đấy người của Công ty bác có mời mấy cô gái đến tổ chức khiêu vũ gia đình. Hai cô bạn của cháu, bác nhớ một người tên là Aly, một người tên là... là gì ấy nhỉ, à, tên là Hân cũng đến, cùng nhảy. Bác không thích khiêu vũ, với lại hôm ấy cũng mệt, nên đi nghỉ sớm. Bác đi nghỉ thì họ cũng giải tán. Nhưng hai hôm nay bác nghe nói, hai cô bạn của cháu hình như có chuỵện gì, cháu có nghe nói không? Hình như không tìm thấy cái cô tên là Hân, không biết có phải ai dụ dỗ rồi đem bán. Có người nghi đã xảy ra chuyện gì ở chỗ bác... thật kỳ lạ! Hiểu đi, bác cũng đi nghỉ, bác đi nghỉ thì vũ hội cũng tan, các cô ấy về, sau đấy cháu đến ngay. Bác muốn cháu nhớ lại, hôm ấy cháu đến lúc mấy giờ?”
Trong câu chuyện, ông Thiên đã tính kỹ. Ông cố tình ngụy trang không để lộ tung tích, xem ra tìm Lâm Tinh chỉ để xác minh thời gian cô đến vào buổi tối hôm ấy. Nhưng khi nói ông lại lần lượt kể đầu đuôi sự việc, thời gian từng người đến dự và ra về, trên thực tế lại hướng dẫn người sắp ra làm chứng, hơn nữa rất kín đáo ghi vào ký ức cô một ấn tượng nào đó. Lâm Tinh không cảnh giác, trả lời theo câu nói của ông:
“Cháu đến chỗ bác khoảng mười giờ, có lẽ hơn mười giờ một chút. Vì sau đấy, từ nhà bác ra, cháu đến bar Ánh Trăng đã gần mười một giờ. Anh Hiểu và ban nhạc đang biểu diễn, cháu nhớ rõ lắm.”
Ông Thiên nói: “Phải phải, cháu đến lúc ấy gần mười giờ. Bác với cháu còn nói chuyện ở phòng khách, nói đến món quà của cháu mừng sinh nhật bác, cháu nhớ không? Đúng đúng, cái áo ngủ ấy bác rất thích. Hôm ấy hai bác cháu nói chuyện hơn nửa tiếng đồng hồ.”
Tất nhiên đấy là sự hướng dẫn sai lầm đã được tính toán tỉ mỉ, tuy không hoàn toàn ý thức, nhưng cô xác nhận thời gian, rõ ràng vượt quá rất xa so với thời gian hai người nói chuyện hôm đó...
“Không ạ, hôm ấy cháu với bác chỉ nói chuyện chừng mười lăm phút. Cháu thấy bác có vẻ mệt, cho nên cháu không ngồi lâu.”
Ông Thiên làm như cố nhớ lại: “À, thế à?” Câu chuyện đến đây hình như ông đã thỏa mãn, có thể đã đạt được mục đích thống nhất mọi tình tiết sự việc. Nhân đây, ông nêu một yêu cầu, và cũng là mục đích hôm nay ông đến:
“Cháu ạ, sau này nếu có cơ quan nào đến tìm hiểu tình hình bác, bác có thể tìm cháu giúp đỡ. Bây giờ trí nhớ của bác kém lắm, cháu nói rõ ràng hơn bác. Nếu có người đến tìm hiểu, cháu hãy nói giúp, coi như cháu là người làm chứng, được không?”
Lâm Tinh gật đầu, nhưng vẻ mặt nghi hoặc: “Bác có biết cô Aly và cô Hân đã xảy ra chuyện gì không ạ? Hình như hai cô ấy đã rời Bắc Kinh và xảy ra chuyện gì đó.”
Ông Thiên nói, lời lẽ lộn xộn: “Bác cũng nghe các anh trong Công ty nói, hình như hai hôm nay người của bên Công an gọi điện đến hỏi chuyện tối hôm ấy hai cô đến chỗ bác khiêu vũ. Hôm ấy chuyện ra sao bác cũng không nhớ rõ, vậy là nhớ đến cháu. Sáng nay trên đường đi làm, tiện đường ghé qua xem cháu có nhà không, muốn nhớ cháu nhớ lại, rất may gặp được cháu. Bệnh tình của cháu có đỡ chút nào không?”
Ông Thiên vội vàng kết thúc câu chuyện, sợ rằng nếu tiếp tục, trong lúc nói chuyện để lộ một tình tiết bất lợi nào đó, cho nên ông chuyển sang hỏi về sức khỏe của Lâm Tinh. Nhưng ông lập tức ý thức được rằng, hỏi thăm bệnh tật của cô vẫn chưa thỏa đáng, vì mấy hôm nay Ngô Hiểu gọi điện về Cát Hải, khẩu khí rất bức xúc xin tiền ông để chữa bệnh cho cô. Ông không cho, kiên quyết chờ con trai về để bố con gặp mặt sẽ nói sau, con trai bực mình cúp ngay máy. Nếu hôm qua không có vụ tống tiền bí mật kia làm cho ông đứng ngồi không yên, hôm nay ông sẽ gặp con trai để nói chuyện. Ông muốn thuyết phục con trai hãy thận trọng suy nghĩ. Ông có thể đồng ý để con trai làm bạn với Lâm Tinh, bây giờ thanh niên có xu hướng kết bạn khác giới không nhất thiết đạt mục đích yêu và lấy nhau. Nhưng cho dù thời đại khác nhau, việc lớn cũng không thể quyết định vội vã. Con trai ông còn trẻ, mấy năm nữa mới tính đến chuyện yêu và lấy vợ cũng chưa muộn. Mấy năm nữa con trai ông và Lâm Tinh có thể không còn rung động như bây giờ. Hơn nữa, nói một câu có phần tàn nhẫn: mấy năm nữa bệnh tình của cô gái này tốt xấu ra sao, sống hay chết, cũng chưa biết đâu.
Nhắc đến bệnh tật, vẻ mặt cô gái như có rất nhiều cảm xúc, muốn khóc, nhưng nén lại, cô cười để che giấu: “Thưa bác vẫn ổn ạ.” Lại nói: “Cảm ơn bác đã hỏi thăm.”
Tác giả :
Hải Nham