Hào Môn Kinh Mộng III: Đừng Để Lỡ Nhau
Quyển 1 - Chương 25: Nỗi lo lắng từ khi còn trong bụng mẹ
“Từ giấc mơ của Lương Hiên, không khó nhận ra, đối với cơ thể người mẹ anh ta vừa có niềm khao khát hướng về vừa có tâm lý sợ hãi. Anh ta đã mơ thấy đường ống, mơ thấy những chuyện đáng sợ, rồi căn nhà tối tăm cỏ mọc đầy. Nội dung của những giấc mơ luôn u tối và mâu thuẫn. Sau đó em tìm hiểu mới được biết, thì ra khi Lương Hiên còn chưa ra đời, mẹ anh ta đã từng có ý định phá thai. Rất nhiều người lớn không biết rằng, tuy đó chỉ là ý nghĩ trong đầu nhưng cũng đủ khiến thai nhi xuất hiện ký ức. Đây chính là một loại ký ức tiềm thức hình thành ngay trong bụng mẹ, kỳ diệu tới mức khoa học cũng không thể giải thích và chứng minh được. Nhưng trên thực tế loại ký ức này đúng là có tồn tại. Sau này khi đã trưởng thành, đương nhiên Lương Hiên không biết được chuyện này, nhưng ký ức đó vẫn còn nguyên trong tiềm thức. Dưới một trạng thái tâm lý đặc biệt, những giấc mơ xuất hiện sẽ có thể biểu hiện nội dung này ra. Căn nhà tối đại diện cho nỗi sợ hãi thời kỳ còn trong bụng mẹ. Trong ký ức của bào thai, anh ta sợ sẽ bị mẹ bỏ đi, thế nên có thể nói việc thiếu cảm giác an toàn của Lương Hiên bắt nguồn từ cơ thể mẹ.”
“Mẹ là người có thể mang lại cho con người ta cảm giác an toàn nhất, nhưng tiềm thức của Lương Hiên đã mất đi cảm giác đó, vì vậy giấc mơ của anh ta sẽ có mâu thuẫn, điều này rất bình thường.” Đinh Tư Thừa đồng ý với phân tích của cô.
“Còn chứng lo âu của Lương Hiên có lẽ phát sinh từ thời niên thiếu.” Tố Diệp nói tiếp, ngữ khí cũng dần trở nên nặng nề: “Chiếc quan tài anh ta nhìn thấy trong giấc mơ và người em trai vỗ cánh bay đi là trường hợp điển hình cho những giấc mơ về cái chết của bạn bè thân thích. Chúng ta dù ít dù nhiều đều từng có những giấc mơ như vậy, mơ thấy bạn bè thân thiết qua đời hoặc bỗng mơ thấy một người thân đã mất từ lâu. Kiểu giấc mơ này ẩn chứa hai loại ý nghĩa. Một là muốn gặp lại người đã xa cách lâu ngày. Đây là ước nguyện trong tiềm thức. Còn một loại, theo phân tích thì, người đó đích thực có mong muốn người thân của mình chết đi. Thông qua việc phân tích giấc mơ của Lương Hiên không khó xác định, anh ta là loại thứ hai.”
“Mặc dù suy nghĩ anh ta là người thứ hai của em sẽ bị đa số phản đối, nhưng trên thực tế lý luận này vẫn thành lập. Sở dĩ Lương Hiên mơ thấy những chuyện này tất nhiên là trong một khoảng thời gian nào đó hoặc trong thời thơ ấu đã từng có mong muốn này.” Đinh Tư Thừa gật đầu, đứng dậy rót cho Tố Diệp một cốc nước. Sau khi ngồi xuống bên cạnh cô, anh thận trọng phân tích: “Trong tài liệu của mình, em đã nhắc tới việc Lương Hiên có một người em trai ruột. Nhưng người em này của anh ta cho đến giờ vẫn sống bình an. Vậy thì rõ ràng chúng ta có thể phân tích được một trạng thái nào đó khi anh ta còn nhỏ. Trên thực tế mỗi người đều từng có thái độ thù địch với anh chị em khác của mình. Quan hệ không thân thiết này có từ khi còn nhỏ, hơn nữa còn có tính duy trì nhất định. Mặc dù theo thời gian chúng ta lớn lên, tình cảm anh chị em sẽ ngày càng sâu đậm, nhưng thái độ đối địch ấy vẫn sẽ tồn tại tận sâu trong lòng, thậm chí là trong tiềm thức. Trẻ con luôn luôn coi mình là trung tâm. Chúng luôn thấy cảm thấy mình là cần thiết và muốn thỏa mãn cảm giác đó. Một khi có sự tồn tại của kẻ cạnh tranh, trong lòng chúng sẽ tràn đầy thù địch.”
Tố Diệp uống một hớp nước, mím môi: “Khi chúng ta dần khôn lớn, tư tưởng xã hội và đạo đức có thể sửa đổi những suy nghĩ sai lệch trước kia của chúng ta, kiềm chế cái tôi cá nhân lại, nhưng những tiềm thức đó không hề mất đi. Lương Hiên từ khi còn trong bụng mẹ đã thiếu hụt cảm giác an toàn, sau khi có em trai, tình cảm của mẹ đương nhiên sẽ bị giành mất một nửa. Trong lòng anh ta tồn tại sự thù địch với em trai cũng là chuyện bình thường. Anh ta mơ thấy cậu em vỗ cánh bay đi mất, bắt nguồn từ sự tưởng tượng về cái chết của anh ta khi còn bé. Anh ta cho rằng người bay lên trời có nghĩa là đã chết, thế nên anh ta mong em trai mình chết đi. Thời thơ ấu của Lương Hiên đã hình thành những tâm lý này, sau này khi anh ta đi làm lấy vợ, tâm lý ấy không những không giảm đi mà còn tăng cường. Tính độc chiếm của anh ta với vợ cũng giống như với mẹ lúc nhỏ vậy. Vì thế nhìn thấy vợ mình và Niên Bách Ngạn thân thiết anh ta càng thêm lo lắng và sợ hãi. Có điều Niên Bách Ngạn lại là một doanh nhân thành đạt, đối với Lương Hiên mà nói anh ấy mạnh hơn, bởi thế mà anh ta đã mơ thấy cô vợ và Niên Bách Ngạn đẩy mình xuống nước. Về lâu về dài, anh ta đã thật sự hình thành chứng hoang tưởng. Thêm nữa, những bộ phim mà anh ta thích xem đa phần là phim bạo lực và cưỡng bức. Việc này lâu dần cũng tích tụ cảm giác tự bảo vệ và khuynh hướng bạo lực của anh ta, cuối cùng mới ra tay giết chết vợ.”
Đinh Tư Thừa lật giở tập tài liệu xem xét, một lúc lâu sau mới nhìn Tố Diệp với ánh mắt đầy nghi hoặc: “Những bộ phim anh ta xem em không hề nhắc tới trong báo cáo, là phim gì vậy?”
“Mẹ là người có thể mang lại cho con người ta cảm giác an toàn nhất, nhưng tiềm thức của Lương Hiên đã mất đi cảm giác đó, vì vậy giấc mơ của anh ta sẽ có mâu thuẫn, điều này rất bình thường.” Đinh Tư Thừa đồng ý với phân tích của cô.
“Còn chứng lo âu của Lương Hiên có lẽ phát sinh từ thời niên thiếu.” Tố Diệp nói tiếp, ngữ khí cũng dần trở nên nặng nề: “Chiếc quan tài anh ta nhìn thấy trong giấc mơ và người em trai vỗ cánh bay đi là trường hợp điển hình cho những giấc mơ về cái chết của bạn bè thân thích. Chúng ta dù ít dù nhiều đều từng có những giấc mơ như vậy, mơ thấy bạn bè thân thiết qua đời hoặc bỗng mơ thấy một người thân đã mất từ lâu. Kiểu giấc mơ này ẩn chứa hai loại ý nghĩa. Một là muốn gặp lại người đã xa cách lâu ngày. Đây là ước nguyện trong tiềm thức. Còn một loại, theo phân tích thì, người đó đích thực có mong muốn người thân của mình chết đi. Thông qua việc phân tích giấc mơ của Lương Hiên không khó xác định, anh ta là loại thứ hai.”
“Mặc dù suy nghĩ anh ta là người thứ hai của em sẽ bị đa số phản đối, nhưng trên thực tế lý luận này vẫn thành lập. Sở dĩ Lương Hiên mơ thấy những chuyện này tất nhiên là trong một khoảng thời gian nào đó hoặc trong thời thơ ấu đã từng có mong muốn này.” Đinh Tư Thừa gật đầu, đứng dậy rót cho Tố Diệp một cốc nước. Sau khi ngồi xuống bên cạnh cô, anh thận trọng phân tích: “Trong tài liệu của mình, em đã nhắc tới việc Lương Hiên có một người em trai ruột. Nhưng người em này của anh ta cho đến giờ vẫn sống bình an. Vậy thì rõ ràng chúng ta có thể phân tích được một trạng thái nào đó khi anh ta còn nhỏ. Trên thực tế mỗi người đều từng có thái độ thù địch với anh chị em khác của mình. Quan hệ không thân thiết này có từ khi còn nhỏ, hơn nữa còn có tính duy trì nhất định. Mặc dù theo thời gian chúng ta lớn lên, tình cảm anh chị em sẽ ngày càng sâu đậm, nhưng thái độ đối địch ấy vẫn sẽ tồn tại tận sâu trong lòng, thậm chí là trong tiềm thức. Trẻ con luôn luôn coi mình là trung tâm. Chúng luôn thấy cảm thấy mình là cần thiết và muốn thỏa mãn cảm giác đó. Một khi có sự tồn tại của kẻ cạnh tranh, trong lòng chúng sẽ tràn đầy thù địch.”
Tố Diệp uống một hớp nước, mím môi: “Khi chúng ta dần khôn lớn, tư tưởng xã hội và đạo đức có thể sửa đổi những suy nghĩ sai lệch trước kia của chúng ta, kiềm chế cái tôi cá nhân lại, nhưng những tiềm thức đó không hề mất đi. Lương Hiên từ khi còn trong bụng mẹ đã thiếu hụt cảm giác an toàn, sau khi có em trai, tình cảm của mẹ đương nhiên sẽ bị giành mất một nửa. Trong lòng anh ta tồn tại sự thù địch với em trai cũng là chuyện bình thường. Anh ta mơ thấy cậu em vỗ cánh bay đi mất, bắt nguồn từ sự tưởng tượng về cái chết của anh ta khi còn bé. Anh ta cho rằng người bay lên trời có nghĩa là đã chết, thế nên anh ta mong em trai mình chết đi. Thời thơ ấu của Lương Hiên đã hình thành những tâm lý này, sau này khi anh ta đi làm lấy vợ, tâm lý ấy không những không giảm đi mà còn tăng cường. Tính độc chiếm của anh ta với vợ cũng giống như với mẹ lúc nhỏ vậy. Vì thế nhìn thấy vợ mình và Niên Bách Ngạn thân thiết anh ta càng thêm lo lắng và sợ hãi. Có điều Niên Bách Ngạn lại là một doanh nhân thành đạt, đối với Lương Hiên mà nói anh ấy mạnh hơn, bởi thế mà anh ta đã mơ thấy cô vợ và Niên Bách Ngạn đẩy mình xuống nước. Về lâu về dài, anh ta đã thật sự hình thành chứng hoang tưởng. Thêm nữa, những bộ phim mà anh ta thích xem đa phần là phim bạo lực và cưỡng bức. Việc này lâu dần cũng tích tụ cảm giác tự bảo vệ và khuynh hướng bạo lực của anh ta, cuối cùng mới ra tay giết chết vợ.”
Đinh Tư Thừa lật giở tập tài liệu xem xét, một lúc lâu sau mới nhìn Tố Diệp với ánh mắt đầy nghi hoặc: “Những bộ phim anh ta xem em không hề nhắc tới trong báo cáo, là phim gì vậy?”
Tác giả :
Ân Tầm