Hạnh Phúc Không Mua Được Tiền
Chương 26 Chương 26
Tôi bước vào phòng thi cùng với sự mệt mỏi và cơn đau bao tử.Đêm qua, vì lo lắng cho kì thi hôm nay, tôi chẳng thể chợp mắt, cho nên đã thứctrắng để tiếp tục làm đề cùng với cơn đau quặn thắt từ bụng. Biết là trước khithi phải để cho cơ thể và đầu óc thoải mái, học bạt mạng không phải là cách,nhưng tôi chẳng thể dừng lại. Tôi buộc mình phải học, phải tập trung và ghi nhớ.Đây cũng chính là cách tôi buộc mình phải rời khỏi Quân.
Trường hôm nay tổ chức thi tốt nghiệp, các phòng đều đượcdùng vào mục đích này, cho nên chúng tôi làm bài ở thư viện, mỗi người có mộtgiám thị ngồi ngay bên cạnh. Đến giờ phút cuối cùng, Nhật vẫn chưa có mặt. Cậu ấytừng nói không muốn đi du học, có lẽ sẽ không đến. Bớt đi một người, bốn đứachúng tôi có thêm cơ hội, sự cạnh tranh cũng giảm đi.
Tiến vào thư viện vắng tanh, giám thị dùng ổ khóa bập cửa từbên trọng. Chúng tôi mỗi đứa ngồi một góc, cánh nhau rất xa. Giám thị phát đề,sau đó ngồi xuống ngay bên cạnh. Thật ra thì có để các thí sinh ngồi cạnh nhauthì cũng không sợ chỉ bài, vì chúng tôi đang là đối thủ của nhau. Giám thị có mặtở đây chủ yếu là để canh chừng việc sử dụng tài liệu thôi.
Trong lần ôn tập này, tôi từ chối học thuộc lại kiến thức,vì biết chắc mình vẫn nhớ như in. Trong suốt những tuần qua, tôi chỉ làm đề nhữngmôn tự nhiên, nắm rõ dạng bài thường ra, ghi nhớ công thức và hướng giải đề.Không rõ là gặp may hay ôn đúng hướng, tôi làm được toàn bộ đề thi dài nămtrang này. Ngẩng đầu lên nhìn, những bạn còn lại đều đang viết với phong thái rấttự tin. Cái tôi cần vượt qua không phải là đề thi, mà chính là ba người kia. Vềphía giám thị, họ đều đã chọn ình một cuốn sách, tách biệt khỏi xung quay,chìm đắm trong từng con chữ. Nhưng tôi biết, chỉ cần một động tĩnh nhỏ, họ sẽphát hiện ra ngay.
Tôi làm xong hết đề còn dư lại hơn nửa tiếng. Cuộc thi nàykhông cho phép nộp bài rồi ra về trước, bởi vì bên ngoài cũng đang thi, thầy côsợ chúng tôi làm ảnh hưởng đến các bạn khác. Lúc làm bài, thời gian trôi qua rấtnhanh, nhưng khi đợi ra về, kim đồng hồ nhích từng chút đến sốt ruột. Tôi thấymình phải nhọc nhằn lắm mới có thể ngồi đủ ba tiếng đồng hồ ở đây. Nóng lòngnhư vậy chẳng qua cũng là vì tôi quá mệt và đau mà thôi.
Ngóng chờ mãi, đọc đi đọc lại bài làm để kiểm tra, cuối cùngcũng hết giờ. Lúc giám thị thu bài, tôi thấy có bạn cố ghi chép thêm vài chữ,có lẽ không làm kịp, một bạn thì thả bút, vẻ mặt không tốt cho lắm. Tôi rất tựtin vào bài làm của mình, cho nên có thể khẳng định, đối thủ của tôi chỉ còn cómột. Đó là một nữ sinh có mái tóc dài được cột cao trên đỉnh đầu, gương mặt cóvẻ khó tính, mày liễu luôn chau lại.
Chúng tôi ra về, không ai nói hay hỏi han nhau tiếng nào. Ởbên ngoài, trường vắng lặng, các thí sinh đã ra về hết. Bốn đứa chúng tôi thitrước bọn họ đến một trăm hai mươi phút, nhưng họ chỉ làm đề có một môn, chonên đã rời khỏi trường từ lâu.
Tự nhiên lòng tôi trào lên suy nghĩ không biết Quân có làmbài được không. Sau buổi phát hỏa đó, anh nhốt mình trong phòng gần một hai tuần,mọi đồ ăn thức uống đều do Lam Anh mang đến. Có lần tôi nghe Lam Anh nói chuyệnđiện thoại, có nhắc đến chuyện Ngạo Quân muốn bỏ thi tốt nghiệp. Nhưng bằngcách nào đó, cô ấy đã làm cho anh chịu ra ngoài, đến trường và ôn tập với mọingười.
Nếu đã không thể cùng đường và dõi theo nhau, tôi hy vọng cảhai đều đi trên con đường trải đầy hoa nắng. Đã từng có lúc tôi ước ao sau nàycùng anh trải qua cuộc sống bình thường, có lúc khó khăn, khi bế tắc. Rồi tôi sẽcùng anh vượt qua, để sau đó hai đứa lại mỉm cười, tận hưởng hạnh phúc. Nhưnggiờ, điều đó đã quá xa vời, cho nên tôi mong anh sẽ có một cuộc sống suôn sẻ,bình an và lặng sóng. Mong rằng Lam Anh sẽ không làm anh buồn, sẽ yêu thương vàgắn kết với anh như hơi thở của chính mình.
*
Ngày công bố điểm tốt nghiệp cũng là ngày có điểm của tôi.Nhìn cái tên mình đứng đầu, chỉ hơn người thứ hai một điểm, tôi thở hắt ra. Thếlà có thể yên tâm ăn no ngủ say rồi. Từ hôm thi về đến giờ, người tôi như ngồitrên bàn chông, thấp thỏm mãi không yên. Dù không phải làm gì, nhưng lại chẳngthể ngủ, cả đêm cứ ngồi nghe hòa tấu, đến sáng chợp mắt vài ba tiếng rồi lại thứcdậy. Dần dần, tôi cũng tự ý thức được mình gầy đi rất nhiều. Trước khi ra về,tôi đi vào phòng y tế, nơi có một cái cân điện tử. Bốn hai ký làm con số hiện tại,thế là sút mất bảy ký. Không sao, sau này tôi sẽ ăn bù lại. Giờ có điểm rồi,người có thể thảnh thơi rồi, có còn vướng bận gì nữa đâu.
Lễ tốt nghiệp được diễn ra ngay sau hôm công bố điểm mộtngày. Nhà trường hân hoan thông báo cả khối tốt nghiệp hoàn toàn. Trong khi đó,đám học sinh mắt đã đỏ hoe từ bao giờ. Buổi lễ tốt nghiệp hôm nay thực ra làngày lễ tri ân. Bố mẹ học sinh đều nhận được giấy mời đến dự. Tại đây, một nữsinh đại diện cho toàn khối lên đọc lời phát biểu, cảm ơn ba mẹ đã nuôi dưỡngvà cho ăn học, để có được ngày hôm nay. Nhà trường còn thuê về rất nhiều thợ chụphình, ghi lại khoảnh khắc thiêng liêng chỉ có một trong đời này.
Trong cái sắc rực rỡ của hoa phương, mắt ai cũng nhòe nước,từ học sinh có đến phụ huynh. Từng nhóm bạn ôm nhau, khóc thành tiếng, giáoviên chủ nhiệm ở giữa vòng ôm đó, mặt cũng buồn đi nhiều. Đứng bên ngoài, nhữngông bố bà mẹ nhìn con mình, rồi nhìn nhau, mỉm cười. Thì ra, nụ cười hạnh phúcchính là khi nước mắt cứ rơi, nhưng môi thì tươi tắn.
Đến dự lễ tốt nghiệp của Quân là Lam Anh. Còn tôi, đươngnhiên không có ai. Dù chỉ một mình, ôm bó hoa do nhà trường tặng, tôi vẫn chụpvài tấm ảnh để kỷ niệm. Có thể ngày hôm nay tôi chẳng vui vẻ gì, nhưng đời ngườicũng chỉ qua một lần, cũng nên có gì đó ghi dấu.
- Anh với em chụp chung một tấm nhé! – Tiếng Quân bất ngờvang lên.
Tôi quay đầu nhìn anh, hồ nghi như không phải người đang đượcmời là mình.
- Được không? – Quân nhìn tôi, ánh mắt buồn thăm thẳm, lạicó chút mong chờ.
Tôi đảo mắt tìm Lam Anh, chẳng thấy bóng cô ấy đâu.
- Em sợ ai nhìn thấy à? – Quân trầm giọng.
Tôi lắc đầu.
- Thế chụp với anh được chứ?
Tôi chỉ gật đầu nhẹ.
Chúng tôi chụp chung một tấm hình. Có thể thấy, cả hai đềugượng gạo, dù đứng sát nhau, nhưng lại có một khoảng cách quá lớn để lấp đầy.Tôi vẫn ôm bó hoa và tấm bằng, còn Quân thì tay không, ôm hờ eo tôi.
Từ phía xa, tôi thấy bóng Nhật đứng đó, mắt nhìn tôi buồn lặng.Cậu ấy không tiến lại ngay, đợi tôi và Quân chụp hình xong mới chậm rãi đi tới.Nhìn Nhật hốc hác đi nhiều, vẻ tươi vui không còn nữa, cả nụ cười tỏa nắng cũngkhông còn. Mắt cậu ấy đỏ hoe, nhìn tôi như cố tìm kiếm gì đó.
- Cùng chụp một tấm được không? – Cái kiểu rụt rè này chẳnggiống Nhật chút nào. Trước đây, cậu ấy luôn tự ý quyết định vấn đề liên quan đếncả hai đứa.
Tôi nhìn sâu vào mắt Nhật, thầy mình chìm trong biển hoanghoải xa vắng ấy. Khẽ cắn môi, tôi gật đầu nhẹ. Trông cậu ấy tệ quá! Dù gì đâycũng là người bạn duy nhất của tôi ở Đông Anh, sao có thể không lo lắng, sao cóthể không xót xa.
Từ lúc tôi và Nhật nói chuyện đến giờ, Quân vẫn đứng nguyênbên cạnh.
Nhật cười mệt mỏi, giọng uể oải nói với Quân: Cho tớ chụpchung với em cậu một tấm.
Quân có vẻ không muốn, nhưng cuối cùng cũng tránh qua mộtbên, có điều không rời đi, đứng im đó nhìn chúng tôi chằm chằm.
Nhật không khoác vai hay ôm eo tôi, cậu ấy chỉnh lại để tôiôm hoa và bằng tốt nghiệp chỉ một tay, tay còn lại, cậu ấy nắm lấy, đan từngngón tay vào, siết chặt như muốn níu giữ.
Nỗi buồn của Nhật tự nhiên theo cái kết nối đó chạy sanglòng tôi. Sau tốt nghiệp hai tuần, tôi sẽ bay. Qua đó rồi, lạ nước lạ cái,không thể nói nên chắc cũng không có bạn, đường phố cũng xa lạ nữa, chắc là sẽbuồn và cô đơn lắm. Tôi sẽ rất nhớ Việt Nam, nhớ con xóm nhỏ của mình, nhớ thờithơ ấu, nhớ Ngọc, nhớ Nhật, và nhất là nhớ Quân.
- Mặt tươi lên nào hai đứa! Mới mất sổ gạo hay sao thế? –Chú thợ chụp hình vừa áp máy vào mắt vừa nói.
- Chú cứ chụp đi! Tụi cháu không vui nổi đâu. – Giọng Nhật rầurĩ.
Chú thợ im lặng, bấm máy, rồi nhìn lại hình: Mặt buồn quá!Chắc buồn nhất từ nãy giờ chú chụp. – Dứt lời, chú ấy bị một nhóm khác gọi đi.
Đến lúc này, Nhật vẫn chưa buông tay tôi ra, trái lại còn siếtchặt. Cậu ấy nhìn tôi, ánh mắt càng lúc càng thẫm buồn. Sự đau đớn chùng chìnhnhư màn sương, dày đặc và bướng bỉnh, không chịu rời khỏi đôi mắt ấy.
- Cậu qua đó nhớ giữ gìn sức khỏe nhé! – Giọng buồn da diết.
Tôi gật đầu.
- Mang nhiều áo ấm qua nhé! – Vẫn buồn.
Tôi lại gật đầu.
- Qua rồi, cho tớ số điện thoại, thỉnh thoảng tớ gọi, đượckhông? – Nhật nhìn tôi, ánh mắt vừa hy vọng, lại vừa ngập ngừng như sợ bị từ chối.
Tôi cười nhẹ, gật đầu chắc nịch.
- Rồi thỉnh thoảng, tớ qua đó thăm cậu, được không? – Cậu ấycười, nhưng mặt vẫn chưa tươi vui lên.
Tôi lại gật đầu. Cậu ấy đi đâu, sao tôi quản cho được.
Lúc này, mặt Nhật đã tươi tắn hơn, nụ cười thấp thoáng trongđáy mắt. Còn đang nhìn sâu vào đôi mắt ấy, tôi thấy người mình giật mạnh, sauđó bị lôi xềnh xệch lên sân thượng. Lên đây, đương nhiên chỉ có Quân, làm gìcòn ai khác.
Trời Đà Lạt hôm nay lộng gió, dự báo thời tiết nói đang cóbão. Gió hung bạo luồn vào da đầu, bật tung mái tóc. Quần áo chúng tôi cũng mạnhmẽ lay lắt.
Trước mặt tôi, mái tóc Quân tỏa đều trong gió, một số vươngtrên trán, như che đi đôi mắt hồ ly nhỏ dài, mà cũng như cố tình gây tò mò đểngười khác muốn nhìn thật kỹ. Chiếc áo tốt nghiệp đã bị Quân lột ra vất đâu đó,chỉ còn lại sơ mi trắng căng phồng nơi đầu ngọn gió. Anh đứng trước mặt tôi,caravat thắt hờ hững lay động mạnh theo đường gió đi qua. Tất cả vẹn nguyên nhưlần đầu tiên tôi gặp anh. Hoàng tử gió! Anh đúng là sinh ra để đứng ở những nơicao, hứng gió và tung cánh bay lên trong nó. Sự lạnh lùng và khó đoán ấy, cũnglà bản tính của gió mà ra. Có lẽ đây sẽ là hình ảnh ghi khắc vào tim tôi sâu nhất.Để sau này, ở nơi đất khách quê người, mỗi khi cô đơn, tôi sẽ lục tìm lại trongký ức, về một cơn gió đã từng bay qua đời mình, mang tới những tươi vui mới mẻ,những yêu thương nồng đậm, rồi vụt đi theo hướng của nó, cuốn theo tất cả nhữngêm đềm xưa cũ.
Hoàng tử gió, tạm biệt anh! Từ giờ, em sẽ đi theo hướng ngượcgió, để kí ức bị thổi bay về phía sau, để chúng ta chẳng bao giờ cùng chung mộtquỹ đạo nữa. Em sẽ nhớ anh, với tất cả những kỷ niệm đã có, với tất cả nhữngđau thương đang có, và tất cả những nuối tiếc sẽ có. Em hy vọng, cơn gió vô địnhlà anh sẽ có điểm dừng chân, níu giữ lại, rồi hiền hòa tan thành không khí, đừngmãi vô định. Vì nếu gió cứ đi trên một đường thẳng của riêng mình, thì sẽ rấtcô đơn.
Quân vẫn đứng bất động, cả người như hư ảo trong cái lay độngcủa gió. Sau lưng anh, tôi thấy như có một đôi cánh lớn trong suốt, mang anhbay lên, đi về miền tít tắp xa xôi mà tôi chẳng thể theo tới.
- Em sẽ rời khỏi anh sao? – Tiếng anh hòa vào gió, vang đếntai tôi, thật trầm và buồn bã.
Tôi nhìn anh, cái nhìn hiền hòa, dịu êm như ngày còn yêunhau. Là anh rời khỏi tôi đấy chứ. Tôi chỉ là đang tránh khỏi đường anh đi màthôi.
Gió vẫn giật mạnh, không ngần ngại quật vào người chúng tôi.Khoảng chống giữa tôi và anh, gió thổi vào, lấp đầy.
Chúng tôi nhìn nhau thật lâu. Dù mắt đau nhức do Quân đứngngược sáng, tôi vẫn mở to để nhìn anh. Trời không có nắng, tôi vãn có thể nhìnthấy thấp thoáng gương mặt anh, nhưng không nắm bắt được cảm xúc.
- Có điện thoại Quân ơi. – Lam Anh chạy đến cùng chiếc điệnthoại, cắt đứt khoảnh khắc cuối cùng của tôi và anh.
Quân đón lây, nhìn vào màn hình, sau đó áp lên tai: Con nghemẹ ơi.
Đầu dây bên kia nói gì đó tôi không rõ, nhưng một giây sau,anh vụt chạy khỏi sân thượng, rồi khuất bóng sau cánh cửa kia. Lam Anh chạytheo ngay sau đó. Sân thượng chỉ còn lại gió và tôi. Cũng nên đi xuống thôi. Nếutiếp tục ở lại đây, tôi sẽ nghẹt thở mất.
Xuống tới sân trường, cảnh tượng chia ly bịn rịn lại đập vàomắt tôi. Vẫn là những đôi mắt đỏ hoe, lâu lâu có tiếng thút thít bất lực, nhữngvòng ôm siết chặt hơn. Tôi thơ thẩn đi vòng quanh, nhìn ngắm một lượt, rồi đưamắt nhìn lại ngôi trường mình mới gắn bó không lâu. Đúng lúc này, có tiếng loatrường thông báo, tên tôi được xướng lên, yêu cầu đến phòng giám thị. Có lẽ làhoàn thành thủ tục du học.
Nhưng tôi đã lầm. Thủ tục du học, bên phía nhà trường sẽ làmcho tôi tất cả, đến phỏng vấn xin visa tôi cũng chẳng phải làm. Tôi bị gọi lênđấy là vì có người tìm. Thấy tôi, thầy giám thị tế nhị rời khỏi, để lại trongphòng mình tôi và một người đàn ông trung niên.
Tôi ngồi xuống ghế đối diện, mắt không rời khỏi gương mặt lạlẫm kia. Ông ta khá gầy, da ngăm đen, đôi mắt vàng vọt.
- Cháu là con của anh Thái đúng không? – Người đàn ông hỏitôi.
Tôi gật đầu.
- Chú là đồng nghiệp của ba cháu.
Tôi im lặng, trơ mắt nhìn. Nếu là người quen, hẳn ông ta biếtba tôi đã mất. Đến đây tìm tôi để làm gì?
- Vụ việc của ba cháu đã được điều tra kỹ lưỡng. Anh Tháihoàn toàn bị oan. Chú đã tìm cháu vài tuần nay, nhưng giờ mới tìm ra ngôi trườngnày. Cháu có muốn kiện người đã vu khống ba mình không? Chú sẽ giúp cháu đòi mộtkhoản bồi thường. – Người đàn ông nhìn tôi, chậm rã nói, giọng thâm trầm.
Tôi vẫn im lặng, tiếp tục trơ mắt nhìn. Ngay từ đâu tôi đãtin ba mình không làm ra những chuyện sai trái như thế. Nhưng thực tâm tronglòng, từ ngay ông mất, tôi không mong vụ này tiếp tục được điều tra, mà muốn nóvĩnh viễn khép lại. Người đã không còn, giờ làm rõ sự thật, chỉ càng làm chocái chết của ông trở nên tức tưởi, làm tôi thêm oán hận mà thôi.
- Cháu ơi! – Thấy tôi im lặng, người đàn ông lại gọi: Chúgiúp cháu khởi kiện nhé?
Tôi nhìn ông ấy hồi lâu, rồi chậm rãi lắc đầu. Chuyện nàynên khép lại ở đây. Tiền thì chẳng ai chê, nhưng tôi sắp đi rồi, hơn nữa, cũngkhông muốn làm cho cái chết của ba mình thêm cay đắng và oan ức. Chỉ cần công bốrõ rằng ông ấy trong sạch, rồi khép lại mọi thứ, để cho thời gian phát huy uy lựccủa mình, vùi lấp tất cả.
Tôi đứng lên khỏi ghế, trệu trạo đi ra khỏi phòng. Phía saulưng, người đàn ông vẫn gọi, nhưng tôi không quay lại.
Từ phòng giám thị, tôi đi thẳng ra nhà xe, xuyên qua sân trườngđông người. Xung quanh tôi lúc này, mọi thứ đều rời rạc, vô sắc vô âm, giốngnhư chỉ đang xem kịch câm từ một màn hình rộng lớn. Đó là một thước phim quaychậm, nhòe nhoẹt và mơ hồ.
Tôi lấy xe, chạy không mục đích trên đường. Có vài lần quađường, tôi nghe tiếng còi xe hoảng hốt réo ầm lên bên tai, rồi có tiếng ngườichửi mắng gì đó. Đường phố tấp nập là thế, nhưng lại rời rạc trong mắt tôi.
Bão về làm bầu trời xám xịt ảm đạm, gió như giận dữ gì đó, cứthế tốc mạnh, nghe vù vù bên tai. Hàng cây vẫn xanh chợt trở nên xơ xác đến buồnbã. Đường phố trôi nhanh hơn, dòng người lướt qua vô tình, mong tìm chỗ ấm áp,sợ cơn mưa sẽ ập đến bất cứ lúc nào.
Tôi cứ chạy vô định như thế, cuối cùng khi dừng lại, đã thấymình đứng trước căn nhà cũ. Đây chính là nơi gắn liền với tuổi thơ của tôi. Mớimột thời gian không gặp, nó đã thay đổi quá nhiều. Con đường đất đỏ được đổ nhựa,mặt đường đen đúa vô cảm. Những bụi cây mà lúc trước chúng tôi chơi trốn tìm giờmất tăm, có lẽ bị người ta phát đi hết để lấy chỗ làm cống. Ngôi nhà của tôicũng đã thay đổi. Từ màu trắng tinh khôi với dàn hoa giấy đỏ rực, nó đã chuyểnmình thành màu xanh rêu, chẳng còn dàn hoa nào hết. Vườn hoa trước nhà mà bachăm sóc giờ đã bị nhổ lên hết, sân đất tráng một lớp bê tông dày, vô hồn vàthô thiển. Lúc trước, bên cạnh nhà tôi còn trống một bãi đất, nhưng giờ nó ở đóđã xây lên một gara sửa xe. Nhìn lại tất cả sự thay đổi này, tôi phẫn nộ. Sao bọnhọ lại thay đổi hết tất cả mọi thứ thuộc về tuổi thơ của tôi thế này?
Tôi cứ đứng nhìn chằm chằm vào căn nhà như thế, dường như làrất lâu, vì trời đã bắt đầu chuyển tối. Mọi dư âm xưa cũ đều đã bị xua đi, thaythế bằng dáng vẻ nhức mắt hiện tại, chẳng còn tìm ra chút êm đềm thân quen nào,nhưng tôi vẫn cứ nhìn, không thể rời mắt đi.
Đêm nay bão về, những cơn gió lạnh càng lúc càng hung hãnhơn. Cảnh vật muốn tắc thở trong bóng đêm đen nghịt, đến một ánh sao lay lắtcũng không có. Cái lạnh như được bồi đắp thêm, càng lúc càng dày và đậm hơn. Tấmáo tốt nghiệp mỏng manh không thể giữ cho tôi ấm. Nếu bây giờ có một đống lửathì hay biết mấy.
Kí ức về đêm của tôi là những hôm khô ráo đẹp trời, ba nhómcho chúng tôi một đống lửa tại bãi đất trống bên cạnh nhà. Tôi, Thế Anh, và nhữngngười bạn háo hức ngồi đó, tay đứa nào cũng cầm một củ khoai lang sống. Đợi cholửa chạy lớn, đốt củi thành than, chúng tôi bắt đầu vùi khoai vào nướng. Cũngcó những hôm, bà Hạnh làm cho chúng tôi món kẹo dẻo nướng, rồi mỗi đứa lăm lămmột cái cây dài, châm viên kẹo vào đầu, hơ trên ngọn lửa nóng, chăm chú xoay trònđể không bị cháy. Khi ấy, đêm là sự ấm áp của ánh lửa linh hoạt vui mắt, bậpbùng như nhảy múa, uyển chuyển uốn quanh những khúc củi khẳng khiu, là mùi thơmnức mũi của khoai lang nướng, là vị ngọt tan đều trong miệng của kẹo dẻo, là nhữngvệt nhọ lem nhem trên mặt đám trẻ chúng tôi. Không như bây giờ, đêm là lúc rênsiết của thời gian, hằn những mệt mỏi vào tâm trí, bức người đến nghẹt thở, làlúc những nhung nhớ động cựa, vây lại quanh trái tim tù túng, dày vò nó. Nhữngcon người cô đơn thường không thích ánh sáng, trốn mình trong những chỗ âm u,nhưng thật sự lại rất sợ bóng đêm.
Gió giật ù ù bên tai như thổi những êm đềm ngọt ngào thơ bévề trong tôi. Tôi nhớ ba, nhớ căn nhà ấm áp của mình, nhớ những ván cờ chẳngbao giờ thắng. Tuổi thơ khi ấy êm đềm biết bao! Ngày đó, tôi nào đâu biết, trênđời này chỉ có ba mẹ tốt với mình, còn lòng người vốn nông sâu khó đoán, nhìnra được cũng chẳng chắc chắn. Khi ấy, hạnh phúc là một thứ gì đó thân thuộc nhưmột phần cuộc sống, chẳng như bây giờ, nhận ra rằng nó không phải là đồ vật,không thể cầm được, nắm được, có được cũng chưa chắc an toàn.
Có người từng nói, khi người ta cứ mãi nhung nhớ và hồi tưởngvề tuổi thơ, thì có nghĩa hiện tại đang quá mệt mỏi với họ. Tôi lúc này đúng làđã sức cùng lực kiệt. Càng vươn lên cao, càng đón gió lớn. Càng chọn ìnhcon đường thẳng, thì lại càng cô đơn. Lúc này tôi chỉ muốn được lặng thinh, cứthế ngồi im ở đây, nhìn về phía trước và hồi tưởng mọi thứ, giống như ngay đấylà một màn ảnh rộng, máy đang chiếu lại tuổi thơ của tôi.
Có những người, cố gắng lao về phía trước để chạy chốn quákhứ. Lại có những người, dù đang sống ở hiện tại, vẫn cứ đau xót cho những gìđã qua. Còn như tôi, tôi sống cho hiện tại và tương lai, nhưng sâu thẳm trongtim vẫn cứ tìm đường trở về với ấm êm tuổi thơ. Nơi đó không có những toantính, chỉ có gia đình và những người bạn. Ở nơi đó, thứ lạnh nhất vẫn là nướcđá, nơi xa nhất vẫn là nước Mỹ. Ở nơi đó, tôi là con nhóc hung hăng, bắt nạt nhữngngười bạn của mình, lại chẳng chịu thua ba trong bất cứ chuyện gì. Ở đó cũng cóbà Hạnh nữa. Hiện tại, bà ấy không còn có được tình cảm của tôi, nhưng lúc bé,đó là người phụ nữ tuyệt nhất mà tôi từng biết. Bà ấy có một sự nghiêm khắc củangười đi trước, những cũng có cả sự chu đáo của một người mẹ. Bà ấy dạy tôi ănkhông ngậm thìa, không gõ đũa vào chén, không chống đũa xuống bàn. Bà ấy dạytôi ngồi ghế không được vòng chân từ phía sau ra trước. Bà ấy giữ cho chân tôikhông bao giờ chạm vào đất bẩn. Bà ấy bảo tôi bước đi phải nhấc chân lên, tốtnhất đừng gây ra tiếng động, đừng kéo lê đôi dép như sợ nó không biết mòn.Trong tuổi thơ của tôi, bà ấy đóng vai một người mẹ hoàn hảo. Khi ấy, gia đìnhtôi đẹp biết bao! Mẹ thật chu đáo, ba thì thông thái và am hiểu, còn tôi, một đứatiểu quỷ luôn gây rắc rối, nhưng chưa bao giờ bị đánh đòn.
Nước mắt tôi chảy ra cũng là lúc cơn mưa nặng nề bắt đầu rơixuống. Từng hạt nước rất to, lạnh buốt. Ban đầu, mưa chỉ lộp độp, vài hạt nhưđi lạc, rồi cơn mưa dày dần, ào ào trút xuống, nghe ầm ĩ bên tai. Mưa phó mặccho gió, tạt mạnh từng cơn, như đang ấm ức hờn giận gì đó. Mưa táp vào ngườitôi lạnh toát, đau rát. Cái lạnh bám riết lấy từng sớ vải, thấm dần vào người.Mái tóc tôi bết lại, dẫn cho nước mưa chảy qua mặt, hòa vào dòng nước mắt đangkhông ngừng rơi.