Hai Vạn Dặm Dưới Biển
Chương 19: Va-ni-cô-rô
Tai nạn thương tâm của tàu Phlo-ri-đa không phải là trường hợp đặc biệt gì lắm ngoài biển cả. Về sau này, khi tàu Nau-ti-lúx qua các vùng biển đông tàu bè, chúng tôi đã gặp nhiều xác tàu đắm mục nát trong nước. Còn dưới đáy thì nào súng lớn, nào neo, nào xích và hàng ngàn đồ vật khác bằng sắt đang gỉ ra. Ngày 11 tháng 12, chúng tôi tới gần quần đảo Pau-mô-tu rải rác khoảng năm trăm dặm từ đông -đông nam tới tây -tây bắc. Quần đảo này có diện tích ba trăm bảy mươi dặm vuông và gồm sáu mươi nhóm đảo san hô. Nhờ đó khối đất này sớm muộn sẽ nhập làm một với quần đảo kề bên, và giữa Niu Di-lơn và Tân Ca-lê-đô-ni sẽ xuất hiện lục địa thứ năm. Một hôm tôi đề cập vấn đề đó với thuyền trưởng Nê-mô, nhưng ông ta trả lời tôi một cách lạnh lùng:
-Cần những con người mới chứ cần gì những lục địa mới!
Vẫn theo hướng cũ, tàu Nau-ti-lúx chạy ngang qua đảo Cléc-mông Ton-ne, hòn đảo kỳ lạ nhất trong các nhóm đảo do thuyền trưởng Ben phát hiện ra năm 1822. ở đây tôi có dịp quan sát các quần thể san hô đã tạo nên các đảo ở miền biển Thái Bình Dương này... Khi tàu nổi lên mặt nước, tôi có thể nhìn bao quát cả đảo Cléc-mông Ton-ne chỉ hơi nhô lên một chút có rừng rậm phủ kín. Những cơn bão biển đã biến đất đá vôi ở đây thành màu mỡ. Hạt cây do bão đưa từ đất liền ra, một hôm nào đó rơi xuống đảo này, lại được bón bằng xác tôm cá và tảo thối rữa, đã làm nhú lên bao mầm xanh. Sóng biển đã ném lên bờ một quả dừa chín từ xa tới. Thế là cây cối mọc lên. Cây làm nước bốc hơi và tạo ra một con suối. Cây cối dần dần phủ kín đảo. Luồng nước biển đã đưa tới đây các vi sinh vật, côn trùng cùng với những thân cây bị nhổ bật lên từ những hòn đảo bên. Rùa bắt đầu tới đây đẻ trứng. Chim chóc bay tới làm tổ trên những cây non. Thế giới động vật dần dần phát triển sự sống ở đây. Tiếp đó con người xuất hiện. Anh ta bị màu xanh tươi của cây cối và đất đai phì nhiêu hấp dẫn. Những hòn đảo san hô -một sáng tạo vĩ đại của các sinh vật vô cùng nhỏ bé -đã được hình thành như vậy. Đến gần tối, đảo Cléc-mông Ton-ne khuất hẳn. Tàu Nau-ti-lúx thay đổi hẳn hướng đi. Vượt qua chí tuyến nam ở 135 độ kinh, tàu chạy về phía tây bắc. Mặc dù mặt trời nhiệt độ nóng bỏng, chúng tôi vẫn không cảm thấy nóng vì ở độ sâu ba mươi, bốn mươi mét, nhiệt độ nước không quá 10 -12 độ. Ngày 15 tháng 12, tàu đi ngang quần đảo Xô-xi-ê-tê và Ta-i-ti diễm lệ, hoàng hậu của Thái Bình Dương. Tàu đã đi được tám ngàn một trăm hải lý. Sau đó nó chạy vào khoảng giữa quần đảo Tôn-ga Ta-bu và quần đảo Người đi biển rồi vượt qua quần đảo Phít-gi. Quần đảo này được Ta-xman phát hiện ra năm 1643. Cùng năm đó, To-ri-xe-li phát minh ra phong vũ biểu và vua Lu-i 14 lên ngôi. Xin để bạn đọc phán xét xem sự kiện nào đó ích lợi hơn cho loài người...
Đã một tuần nay thuyền trưởng Nê-mô không xuất hiện. Cuối cùng, sáng 27 tháng 12, ông ta bước vào phòng khách, tự nhiên thoải mái tựa như chúng tôi vừa chia tay với ông ta năm phút trước đây. Lúc đó tôi đang tìm vị trí con tàu chạy trên bản đồ. Nê-mô đến chỗ tôi, chỉ vào một điểm trên bản đồ rồi nói:
-Va-ni-cô-rô. Địa danh này tác động đến tôi một cách thần kỳ. Đó là tên những hòn đảo, nơi đoàn tàu của La Pê-ru-dơ bị đắm. Tôi giật mình hỏi:
-Tàu Nau-ti-lúx chạy về phía Va-ni- cô-rô ư, thưa thuyền trưởng?
-Thưa giáo sư, vâng.
-Phải chăng tôi sẽ có dịp đến những hòn đảo nổi tiếng, nơi tàu Bút-xon và A-xtơ-rô-láp bị đắm?
-Vâng, nếu giáo sư muốn.
-Thế đến Va-ni-cô-rô còn xa không ạ?
-Thưa giáo sư, Va-ni-cô-rô đây rồi. Tôi cùng Nê-mô lên boong rồi chăm chú nhìn về chân trời ở phía đông bắc hiện lên hai hòn đảo to nhỏ khác nhau nhưng chắc cùng nguồn gốc núi lửa, có một hàng rào san hô bao quanh khoảng bốn mươi hải lý. Chúng tôi đã tới gần đảo, đúng hơn là tới cửa một vũng nhỏ. Cây cối xanh tươi phủ kín đảo, từ bờ biển tới đỉnh núi cao. Tàu vượt qua một eo biển hẹp để vào phía trong hàng rào san hô. Dưới bóng những cây sú, chúng tôi thấy rõ bóng những thổ dân đang hết sức ngạc nhiên theo dõi con tàu. Có lẽ họ tưởng tàu hình thoi là một con cá voi mà họ cần đề phòng. Thuyền trưởng Nê-mô hỏi tôi đã biết gì về cái chết của La Pê-ru-dơ.
-Thưa thuyền trưởng, tôi cũng biết như mọi người thôi.
-Giáo sư có thể thuật lại cho tôi những điều mọi người đều biết không?
-Nê-mô hỏi hơi mỉa mai.
-Thưa vâng! Và tôi bắt đầu kể lại cho ông ta nghe nội dung những tin tức cuối cùng do Đuy-mông Đuyếc-vin báo về. Sau đây là tóm tắt những tin tức đó. Năm 1785, La Pê-ru-dơ và trợ tá của ông ta là thuyền trưởng Đờ Lăng-glơ được vua Lu-i 16 phái đi vòng quanh trái đất trên hai chiếc tàu Bút-xon và A-xtơ-rô-láp và bị mất tích. Năm 1791, chính phủ Pháp lo lắng về số phận hai chiếc tàu chiến của La Pê-ru-dơ nên đã thành lập một đội tàu đi cứu gồm hai chiếc Rơ-séc-sơ và E-xpê -răng-xơ dưới quyền chỉ huy của Bru-ni Đăng-tơ-rơ-ca-xtô. Hai tàu này nhổ neo ở cảng Brét-xtơ ngày 28 tháng 9. Hai tháng sau, theo báo cáo của một người tên là Bô-đoanh, chỉ huy tàu An-béc-man, thì người ta đã thấy những mảnh tàu vỡ ở bờ biển Tân Giê-óc-gi. Nhưng Đăng-tơ-rơ-cát-xtô không biết tin đó -vả lại nó cũng khá mơ hồ -nên vẫn cho tàu chạy về đảo A-mi-rô-tê, theo báo cáo của thuyền trưởng Hơn-tơn, là nơi tàu La Pê-ru-dơ bị đắm. Nhưng cuộc tìm kiếm của Đăng-tơ-rơ Ca-xtô không đem lại kết quả gì. Hai tàu đi cứu đã đi qua Va-ni-cô-rô mà không dừng lại. Chuyến đi kết thúc một cách bi thảm vì chính Đăng-tơ-rơ-ca-xtô, hai thuyền phó và nhiều thủy thủ bị chết. Người đầu tiên dò ra đúng vết tích của đoàn tàu La Pê-ru-dơ là thuyền trưởng Đi-lông, một con sói biển lão luyện, rất thông thạo Thái Bình Dương. Ngày 15 tháng 5 năm 1824, tàu "Xanh Pa-tơ-ríc" của Đi-lông đi ngang qua đảo Ti-cô-pi-a thuộc nhóm đảo Tân ‰-brít. Tới đây, một thổ dân chèo thuyền độc mộc ra bán cho Đi-lông một cái chuôi kiếm bằng bạc trên có khắc chữ. Người này kể lại cho Đi-lông nghe rằng sáu năm trước đây, anh ta thấy trên đảo Va-ni-cô-rô có hai người Œu trong số thủy thủ của hai chiếc tàu bị đắm vì va phải dải đá ngầm gần đảo này. Đi-lông hiểu ngay đó là hai chiếc tàu của La Pê-ru-dơ bị mất tích và đã làm cho toàn thế giới xúc động. Đi-lông quyết định đến Va-ni-cô-rô, nơi theo lời người thổ dân hãy còn vết tích của tàu đắm. Nhưng gió và luồng nước không cho phép Đi-lông thực hiện được ý định ấy.
ạng ta quay về Can-cút-ta. ở đây Đi-lông đã làm cho Công ty châu á chú ý tới phát hiện của mình và giao cho ông ta một chiếc tàu cũng có tên là Rơ-séc-sơ. Ngày 23 tháng giêng năm 1827, Đi-lông cho tàu nhổ neo rời Can-cút-ta, có một đại diện Pháp đi theo. Sau nhiều lần ngừng lại ở Thái Bình Dương, ngày 7 tháng 7 năm 1827, tàu Rơ-séc-sơ thả neo ở chính cái vũng nơi tàu Nau-ti-lúx đang đỗ. Đi-lông tìm thấy ở đây nhiều di vật của tàu bị đắm: mấy cái neo, các loại dụng cụ hàng hải và một cái chuông bằng đồng đen có dòng chữ đề "Ba-danh-đúc" và nhãn hiệu của xưởng công binh Brét-xtơ năm 1785. Không còn nghi ngờ gì nữa! Đi-lông tiếp tục tìm kiếm di vật và đã ở nơi xảy ra tai nạn tới tháng 10. Sau đó ông ta cho tàu nhổ neo và về Can-cút-ta bằng đường Niu Di-lơn. Ngày 7 tháng 4 năm 1828, Đi-lông về tới Pháp và được vua Sác-lơ X tiếp đón ân cần. Cũng trong thời gian ấy, Đuy-mông Đuyếc-vin, chỉ huy tàu A-xtơ-rô-láp, chẳng hay biết gì về phát hiện của Đi-lông, nên vẫn lên đường tìm kiếm nơi tàu đắm. Lúc đó, một người thợ săn cá voi cho biết rằng thổ dân Lu-i-di-át và Tân Ca-lê-đô-ni hiện đang giữ một số huy chương và một huân chương chữ thập thánh Lu-i. Đuy-mông Đuyếc-vin lên đường và cho tàu thả neo ở Hô-bác Tao-nơ hai tháng sau khi Đi-lông rời Va-ni-cô-rô. Đến đây ông ta được biết về kết quả tìm kiếm của Đi-lông. Ngoài ra, ông ta còn nghe tin báo của một người tên là Giem Hốp-xơ, thuyền phó tàu I-u-ni-ơn từ Can-cút-ta đến khẳng định rằng khi tới một hòn đảo nằm ở độ vĩ 8,18 độ và độ kinh đông 156,30 độ, Hốp-xơ thấy thổ dân có những thanh sắt dài và những mảnh vải đỏ. Đuy-mông Đuyếc-vin lúng túng trước những tin tức trái ngược đó và không biết có nên tin không. Tuy vậy, ông ta vẫn cho tàu chạy theo đường Đi-lông đã đi. Ngày 9 tháng 2 năm 1828, tàu A-xtơ-rô-láp tới đảo Ti-cô-pi-a. Sau khi lấy một người trước là thủy thủ, nay sinh cơ lập nghiệp ở đây, lên tàu làm hoa tiêu và phiên dịch, tàu chạy về Va-ni-cô-rô. Ngày 20 tháng 2, tàu vượt qua hàng rào san hô rồi vào vũng. Ngày 23 tháng 2, thủy thủ tàu A-xtơ-rô-láp đi vòng quanh đảo và chỉ mang về một số mảnh tàu vỡ ít giá trị. Thổ dân từ chối không chỉ cho họ chỗ tàu đắm, lấy cớ là không hiểu. Thái độ của thổ dân thật đáng nghi ngờ. Có lẽ họ đã đối xử tàn tệ với những người bị đắm tàu và sợ Đuy-mông Đuyếc-vin đến để trả thù cho La Pê-ru-dơ và những người xấu số cùng đi. Cuối cùng, ngày 26 tháng 2, bị các tặng phẩm cám dỗ và hiểu rằng sẽ không bị trả thù, các thổ dân mới chỉ cho thuyền phó Gia-ki-nô nơi tàu đắm. ở đó, dưới độ sâu bảy, tám mét, neo, súng đại bác và các thứ khác bằng kim loại đã bị phủ một lớp vôi. Anh em thủy thủ vất vả lắm mới kéo lên được một chiếc neo nặng hơn bảy trăm ki-lô-gam, một khẩu đại bác và hai khẩu súng cối. Hỏi thổ dân, Đuy-mông Đuyếc-vin được biết thêm rằng, sau khi cả hai tàu vấp phải hàng rào san hô bị đắm, La Pê-ru-dơ nhặt những mảnh vỡ để đóng một chiếc thuyền nhỏ. ông ta lại lên đường để lại bị đắm một lần nữa. Nhưng ở đâu thì chẳng ai hay. Thuyền trưởng tàu A-xtơ-rô-láp dựng một đài kỷ niệm La Pê-ru-dơ và các thủy thủ dưới bóng cây sú. Đó là một hình tháp bốn cạnh, đơn giản, đặt trên bệ san hô. Đuy-mông Đuyếc-vin muốn nhổ neo ngay. Nhưng thủy thủ bị sốt rét kịch liệt và bản thân Đuy-mông cũng bị ốm. Mãi tới 17 tháng 3, ông ta mới lên đường về được... Đó là tất cả những gì tôi có thể thuật lại cho thuyền trưởng Nê-mô nghe. Nê-mô nói:
-Thế là cho tới nay vẫn chưa biết chiếc thuyền La Pê-ru-dơ đóng sau này bị đắm ở đâu à?
-Thưa không. Nê-mô không trả lời mà chỉ ra hiệu mời tôi theo vào phòng khách. Tàu Nau-ti-lúx lặn xuống mấy mét, cánh cửa sắt mở ra. Tôi chạy tới cửa, và giữa đám san hô, giữa ngàn vạn con cá nhỏ tuyệt đẹp, tôi nhận ra những mảnh tàu vỡ, những đại bác, neo... tóm lại, những bộ phận mà Đuy-mông Đuyếc-vin không lấy lên được. Tôi đang mải xem những di vật đáng buồn ấy thì thuyền trưởng Nê-mô nói:
-Thuyền trưởng La Pê-ru-dơ lên đường ngày 7 tháng 12 năm 1785 với hai tàu Bút-xon và A-xtơ-rô-láp. Thoạt tiên, ông ta lập căn cứ ở Bô-ta-ni Bây, sau đó đến quần đảo Xô-xi-ê-tê, Tân Ca-lê-đô-ni, Xan-ta, Crux rồi thả neo ở Na-mu-ca nằm trong nhóm đảo Ha-oai. Cuối cùng, tàu Bút-xon của La Pê-ru-dơ tiến gần đến hàng rào san hô, hồi đó các nhà đi biển chưa biết, va phải dải đá ngầm gần bờ biển phía nam. Tàu A-xtơ-rô-láp vội đến cứu và cũng vấp phải dải đá ngầm đó. Tàu Bút-xon bị đắm ngay tức khắc. Tàu A-xtơ-rô-láp bị mắc cạn còn đứng được mấy ngày. Thổ dân trên bờ đối xử với những người gặp nạn khá tốt. La Pê-ru-dơ lên bờ và bắt đầu đóng một chiếc thuyền nhỏ bằng những mảnh vỡ của hai chiếc tàu bị đắm. Một số thủy thủ tự nguyện ở lại Va-ni-cô-rô. Những người còn lại bị ốm đau kiệt quệ thì theo La Pê-ru-dơ đi về hướng quần đảo Xa-lô-mông và hy sinh hết ở gần bờ biển phía tây của hòn đảo chính của quần đảo này!
-Sao thuyền trưởng biết được điều đó?
-Tôi sửng sốt.
-Tôi tìm thấy vật này ở nơi đắm tàu cuối cùng đây!
Nê-mô cho tôi xem một cái tráp bằng sắt tây, trên nắp có quốc huy nước Pháp, đã bị gỉ trong nước biển mặn. Khi ông ta mở nắp ra, tôi thấy một tờ giấy cuộn tròn đã ngả màu vàng nhưng vẫn đọc được. Đó là chỉ thị của Bộ trưởng Hải quân Pháp gửi thuyền trưởng La Pê-ru-dơ có lời phê của chính vua Lu-i 16 viết ở lề!
-Đó là cái chết xứng đáng của một thủy thủ!
-Nê-mô nói.
-La Pê-ru-dơ đã an nghỉ dưới nấm mồ san hô. Còn cái gì yên tĩnh hơn nấm mồ đó nữa? Cầu thượng đế cho tôi và các bạn tôi cũng được như vậy!
-Cần những con người mới chứ cần gì những lục địa mới!
Vẫn theo hướng cũ, tàu Nau-ti-lúx chạy ngang qua đảo Cléc-mông Ton-ne, hòn đảo kỳ lạ nhất trong các nhóm đảo do thuyền trưởng Ben phát hiện ra năm 1822. ở đây tôi có dịp quan sát các quần thể san hô đã tạo nên các đảo ở miền biển Thái Bình Dương này... Khi tàu nổi lên mặt nước, tôi có thể nhìn bao quát cả đảo Cléc-mông Ton-ne chỉ hơi nhô lên một chút có rừng rậm phủ kín. Những cơn bão biển đã biến đất đá vôi ở đây thành màu mỡ. Hạt cây do bão đưa từ đất liền ra, một hôm nào đó rơi xuống đảo này, lại được bón bằng xác tôm cá và tảo thối rữa, đã làm nhú lên bao mầm xanh. Sóng biển đã ném lên bờ một quả dừa chín từ xa tới. Thế là cây cối mọc lên. Cây làm nước bốc hơi và tạo ra một con suối. Cây cối dần dần phủ kín đảo. Luồng nước biển đã đưa tới đây các vi sinh vật, côn trùng cùng với những thân cây bị nhổ bật lên từ những hòn đảo bên. Rùa bắt đầu tới đây đẻ trứng. Chim chóc bay tới làm tổ trên những cây non. Thế giới động vật dần dần phát triển sự sống ở đây. Tiếp đó con người xuất hiện. Anh ta bị màu xanh tươi của cây cối và đất đai phì nhiêu hấp dẫn. Những hòn đảo san hô -một sáng tạo vĩ đại của các sinh vật vô cùng nhỏ bé -đã được hình thành như vậy. Đến gần tối, đảo Cléc-mông Ton-ne khuất hẳn. Tàu Nau-ti-lúx thay đổi hẳn hướng đi. Vượt qua chí tuyến nam ở 135 độ kinh, tàu chạy về phía tây bắc. Mặc dù mặt trời nhiệt độ nóng bỏng, chúng tôi vẫn không cảm thấy nóng vì ở độ sâu ba mươi, bốn mươi mét, nhiệt độ nước không quá 10 -12 độ. Ngày 15 tháng 12, tàu đi ngang quần đảo Xô-xi-ê-tê và Ta-i-ti diễm lệ, hoàng hậu của Thái Bình Dương. Tàu đã đi được tám ngàn một trăm hải lý. Sau đó nó chạy vào khoảng giữa quần đảo Tôn-ga Ta-bu và quần đảo Người đi biển rồi vượt qua quần đảo Phít-gi. Quần đảo này được Ta-xman phát hiện ra năm 1643. Cùng năm đó, To-ri-xe-li phát minh ra phong vũ biểu và vua Lu-i 14 lên ngôi. Xin để bạn đọc phán xét xem sự kiện nào đó ích lợi hơn cho loài người...
Đã một tuần nay thuyền trưởng Nê-mô không xuất hiện. Cuối cùng, sáng 27 tháng 12, ông ta bước vào phòng khách, tự nhiên thoải mái tựa như chúng tôi vừa chia tay với ông ta năm phút trước đây. Lúc đó tôi đang tìm vị trí con tàu chạy trên bản đồ. Nê-mô đến chỗ tôi, chỉ vào một điểm trên bản đồ rồi nói:
-Va-ni-cô-rô. Địa danh này tác động đến tôi một cách thần kỳ. Đó là tên những hòn đảo, nơi đoàn tàu của La Pê-ru-dơ bị đắm. Tôi giật mình hỏi:
-Tàu Nau-ti-lúx chạy về phía Va-ni- cô-rô ư, thưa thuyền trưởng?
-Thưa giáo sư, vâng.
-Phải chăng tôi sẽ có dịp đến những hòn đảo nổi tiếng, nơi tàu Bút-xon và A-xtơ-rô-láp bị đắm?
-Vâng, nếu giáo sư muốn.
-Thế đến Va-ni-cô-rô còn xa không ạ?
-Thưa giáo sư, Va-ni-cô-rô đây rồi. Tôi cùng Nê-mô lên boong rồi chăm chú nhìn về chân trời ở phía đông bắc hiện lên hai hòn đảo to nhỏ khác nhau nhưng chắc cùng nguồn gốc núi lửa, có một hàng rào san hô bao quanh khoảng bốn mươi hải lý. Chúng tôi đã tới gần đảo, đúng hơn là tới cửa một vũng nhỏ. Cây cối xanh tươi phủ kín đảo, từ bờ biển tới đỉnh núi cao. Tàu vượt qua một eo biển hẹp để vào phía trong hàng rào san hô. Dưới bóng những cây sú, chúng tôi thấy rõ bóng những thổ dân đang hết sức ngạc nhiên theo dõi con tàu. Có lẽ họ tưởng tàu hình thoi là một con cá voi mà họ cần đề phòng. Thuyền trưởng Nê-mô hỏi tôi đã biết gì về cái chết của La Pê-ru-dơ.
-Thưa thuyền trưởng, tôi cũng biết như mọi người thôi.
-Giáo sư có thể thuật lại cho tôi những điều mọi người đều biết không?
-Nê-mô hỏi hơi mỉa mai.
-Thưa vâng! Và tôi bắt đầu kể lại cho ông ta nghe nội dung những tin tức cuối cùng do Đuy-mông Đuyếc-vin báo về. Sau đây là tóm tắt những tin tức đó. Năm 1785, La Pê-ru-dơ và trợ tá của ông ta là thuyền trưởng Đờ Lăng-glơ được vua Lu-i 16 phái đi vòng quanh trái đất trên hai chiếc tàu Bút-xon và A-xtơ-rô-láp và bị mất tích. Năm 1791, chính phủ Pháp lo lắng về số phận hai chiếc tàu chiến của La Pê-ru-dơ nên đã thành lập một đội tàu đi cứu gồm hai chiếc Rơ-séc-sơ và E-xpê -răng-xơ dưới quyền chỉ huy của Bru-ni Đăng-tơ-rơ-ca-xtô. Hai tàu này nhổ neo ở cảng Brét-xtơ ngày 28 tháng 9. Hai tháng sau, theo báo cáo của một người tên là Bô-đoanh, chỉ huy tàu An-béc-man, thì người ta đã thấy những mảnh tàu vỡ ở bờ biển Tân Giê-óc-gi. Nhưng Đăng-tơ-rơ-cát-xtô không biết tin đó -vả lại nó cũng khá mơ hồ -nên vẫn cho tàu chạy về đảo A-mi-rô-tê, theo báo cáo của thuyền trưởng Hơn-tơn, là nơi tàu La Pê-ru-dơ bị đắm. Nhưng cuộc tìm kiếm của Đăng-tơ-rơ Ca-xtô không đem lại kết quả gì. Hai tàu đi cứu đã đi qua Va-ni-cô-rô mà không dừng lại. Chuyến đi kết thúc một cách bi thảm vì chính Đăng-tơ-rơ-ca-xtô, hai thuyền phó và nhiều thủy thủ bị chết. Người đầu tiên dò ra đúng vết tích của đoàn tàu La Pê-ru-dơ là thuyền trưởng Đi-lông, một con sói biển lão luyện, rất thông thạo Thái Bình Dương. Ngày 15 tháng 5 năm 1824, tàu "Xanh Pa-tơ-ríc" của Đi-lông đi ngang qua đảo Ti-cô-pi-a thuộc nhóm đảo Tân ‰-brít. Tới đây, một thổ dân chèo thuyền độc mộc ra bán cho Đi-lông một cái chuôi kiếm bằng bạc trên có khắc chữ. Người này kể lại cho Đi-lông nghe rằng sáu năm trước đây, anh ta thấy trên đảo Va-ni-cô-rô có hai người Œu trong số thủy thủ của hai chiếc tàu bị đắm vì va phải dải đá ngầm gần đảo này. Đi-lông hiểu ngay đó là hai chiếc tàu của La Pê-ru-dơ bị mất tích và đã làm cho toàn thế giới xúc động. Đi-lông quyết định đến Va-ni-cô-rô, nơi theo lời người thổ dân hãy còn vết tích của tàu đắm. Nhưng gió và luồng nước không cho phép Đi-lông thực hiện được ý định ấy.
ạng ta quay về Can-cút-ta. ở đây Đi-lông đã làm cho Công ty châu á chú ý tới phát hiện của mình và giao cho ông ta một chiếc tàu cũng có tên là Rơ-séc-sơ. Ngày 23 tháng giêng năm 1827, Đi-lông cho tàu nhổ neo rời Can-cút-ta, có một đại diện Pháp đi theo. Sau nhiều lần ngừng lại ở Thái Bình Dương, ngày 7 tháng 7 năm 1827, tàu Rơ-séc-sơ thả neo ở chính cái vũng nơi tàu Nau-ti-lúx đang đỗ. Đi-lông tìm thấy ở đây nhiều di vật của tàu bị đắm: mấy cái neo, các loại dụng cụ hàng hải và một cái chuông bằng đồng đen có dòng chữ đề "Ba-danh-đúc" và nhãn hiệu của xưởng công binh Brét-xtơ năm 1785. Không còn nghi ngờ gì nữa! Đi-lông tiếp tục tìm kiếm di vật và đã ở nơi xảy ra tai nạn tới tháng 10. Sau đó ông ta cho tàu nhổ neo và về Can-cút-ta bằng đường Niu Di-lơn. Ngày 7 tháng 4 năm 1828, Đi-lông về tới Pháp và được vua Sác-lơ X tiếp đón ân cần. Cũng trong thời gian ấy, Đuy-mông Đuyếc-vin, chỉ huy tàu A-xtơ-rô-láp, chẳng hay biết gì về phát hiện của Đi-lông, nên vẫn lên đường tìm kiếm nơi tàu đắm. Lúc đó, một người thợ săn cá voi cho biết rằng thổ dân Lu-i-di-át và Tân Ca-lê-đô-ni hiện đang giữ một số huy chương và một huân chương chữ thập thánh Lu-i. Đuy-mông Đuyếc-vin lên đường và cho tàu thả neo ở Hô-bác Tao-nơ hai tháng sau khi Đi-lông rời Va-ni-cô-rô. Đến đây ông ta được biết về kết quả tìm kiếm của Đi-lông. Ngoài ra, ông ta còn nghe tin báo của một người tên là Giem Hốp-xơ, thuyền phó tàu I-u-ni-ơn từ Can-cút-ta đến khẳng định rằng khi tới một hòn đảo nằm ở độ vĩ 8,18 độ và độ kinh đông 156,30 độ, Hốp-xơ thấy thổ dân có những thanh sắt dài và những mảnh vải đỏ. Đuy-mông Đuyếc-vin lúng túng trước những tin tức trái ngược đó và không biết có nên tin không. Tuy vậy, ông ta vẫn cho tàu chạy theo đường Đi-lông đã đi. Ngày 9 tháng 2 năm 1828, tàu A-xtơ-rô-láp tới đảo Ti-cô-pi-a. Sau khi lấy một người trước là thủy thủ, nay sinh cơ lập nghiệp ở đây, lên tàu làm hoa tiêu và phiên dịch, tàu chạy về Va-ni-cô-rô. Ngày 20 tháng 2, tàu vượt qua hàng rào san hô rồi vào vũng. Ngày 23 tháng 2, thủy thủ tàu A-xtơ-rô-láp đi vòng quanh đảo và chỉ mang về một số mảnh tàu vỡ ít giá trị. Thổ dân từ chối không chỉ cho họ chỗ tàu đắm, lấy cớ là không hiểu. Thái độ của thổ dân thật đáng nghi ngờ. Có lẽ họ đã đối xử tàn tệ với những người bị đắm tàu và sợ Đuy-mông Đuyếc-vin đến để trả thù cho La Pê-ru-dơ và những người xấu số cùng đi. Cuối cùng, ngày 26 tháng 2, bị các tặng phẩm cám dỗ và hiểu rằng sẽ không bị trả thù, các thổ dân mới chỉ cho thuyền phó Gia-ki-nô nơi tàu đắm. ở đó, dưới độ sâu bảy, tám mét, neo, súng đại bác và các thứ khác bằng kim loại đã bị phủ một lớp vôi. Anh em thủy thủ vất vả lắm mới kéo lên được một chiếc neo nặng hơn bảy trăm ki-lô-gam, một khẩu đại bác và hai khẩu súng cối. Hỏi thổ dân, Đuy-mông Đuyếc-vin được biết thêm rằng, sau khi cả hai tàu vấp phải hàng rào san hô bị đắm, La Pê-ru-dơ nhặt những mảnh vỡ để đóng một chiếc thuyền nhỏ. ông ta lại lên đường để lại bị đắm một lần nữa. Nhưng ở đâu thì chẳng ai hay. Thuyền trưởng tàu A-xtơ-rô-láp dựng một đài kỷ niệm La Pê-ru-dơ và các thủy thủ dưới bóng cây sú. Đó là một hình tháp bốn cạnh, đơn giản, đặt trên bệ san hô. Đuy-mông Đuyếc-vin muốn nhổ neo ngay. Nhưng thủy thủ bị sốt rét kịch liệt và bản thân Đuy-mông cũng bị ốm. Mãi tới 17 tháng 3, ông ta mới lên đường về được... Đó là tất cả những gì tôi có thể thuật lại cho thuyền trưởng Nê-mô nghe. Nê-mô nói:
-Thế là cho tới nay vẫn chưa biết chiếc thuyền La Pê-ru-dơ đóng sau này bị đắm ở đâu à?
-Thưa không. Nê-mô không trả lời mà chỉ ra hiệu mời tôi theo vào phòng khách. Tàu Nau-ti-lúx lặn xuống mấy mét, cánh cửa sắt mở ra. Tôi chạy tới cửa, và giữa đám san hô, giữa ngàn vạn con cá nhỏ tuyệt đẹp, tôi nhận ra những mảnh tàu vỡ, những đại bác, neo... tóm lại, những bộ phận mà Đuy-mông Đuyếc-vin không lấy lên được. Tôi đang mải xem những di vật đáng buồn ấy thì thuyền trưởng Nê-mô nói:
-Thuyền trưởng La Pê-ru-dơ lên đường ngày 7 tháng 12 năm 1785 với hai tàu Bút-xon và A-xtơ-rô-láp. Thoạt tiên, ông ta lập căn cứ ở Bô-ta-ni Bây, sau đó đến quần đảo Xô-xi-ê-tê, Tân Ca-lê-đô-ni, Xan-ta, Crux rồi thả neo ở Na-mu-ca nằm trong nhóm đảo Ha-oai. Cuối cùng, tàu Bút-xon của La Pê-ru-dơ tiến gần đến hàng rào san hô, hồi đó các nhà đi biển chưa biết, va phải dải đá ngầm gần bờ biển phía nam. Tàu A-xtơ-rô-láp vội đến cứu và cũng vấp phải dải đá ngầm đó. Tàu Bút-xon bị đắm ngay tức khắc. Tàu A-xtơ-rô-láp bị mắc cạn còn đứng được mấy ngày. Thổ dân trên bờ đối xử với những người gặp nạn khá tốt. La Pê-ru-dơ lên bờ và bắt đầu đóng một chiếc thuyền nhỏ bằng những mảnh vỡ của hai chiếc tàu bị đắm. Một số thủy thủ tự nguyện ở lại Va-ni-cô-rô. Những người còn lại bị ốm đau kiệt quệ thì theo La Pê-ru-dơ đi về hướng quần đảo Xa-lô-mông và hy sinh hết ở gần bờ biển phía tây của hòn đảo chính của quần đảo này!
-Sao thuyền trưởng biết được điều đó?
-Tôi sửng sốt.
-Tôi tìm thấy vật này ở nơi đắm tàu cuối cùng đây!
Nê-mô cho tôi xem một cái tráp bằng sắt tây, trên nắp có quốc huy nước Pháp, đã bị gỉ trong nước biển mặn. Khi ông ta mở nắp ra, tôi thấy một tờ giấy cuộn tròn đã ngả màu vàng nhưng vẫn đọc được. Đó là chỉ thị của Bộ trưởng Hải quân Pháp gửi thuyền trưởng La Pê-ru-dơ có lời phê của chính vua Lu-i 16 viết ở lề!
-Đó là cái chết xứng đáng của một thủy thủ!
-Nê-mô nói.
-La Pê-ru-dơ đã an nghỉ dưới nấm mồ san hô. Còn cái gì yên tĩnh hơn nấm mồ đó nữa? Cầu thượng đế cho tôi và các bạn tôi cũng được như vậy!
Tác giả :
Jules Verne