Hắc Thiên Kim
Chương 19: Bài học của tú tài
Lão tú tài ngồi trước cửa nhà đợi mòn con mắt mới thấy hai bố con trở về.
Ông nhìn thấy bóng dáng Chu Mộc cầm tay đứa bé từ đằng xa liền cảm thấy rất yên tâm,3trên mặt không giấu nổi nụ cười. Cho đến khi Tiểu Chi Chi đi đến phía trước mặt ông, nụ cười ấy liền tắt ngấm. Nhìn thấy toàn thân Tiểu Chi Chi là máu, ngay cả trên2mặt cũng có vết máu, lão tú tài hoảng sợ đến suýt nữa ngất đi.
“Ông ơi, ông ơi. Buổi tối lại có thể làm món móng giò kho rồi.” Tiểu Chi Chi nhìn thấy lão tú tài0ở cửa nhà thì vội vàng cướp cái móng gió của con lợn rừng đang bị Nhị Hổ ngậm trong mồm. Cô bé hưng phấn đến nỗi xem cái móng giò đầy máu này như một món0cống phẩm quý giá dâng lên trước mặt ông.
Lão tú tài nhìn đứa bé nhỏ nhắn xinh xắn kia, đôi chân ngắn vì đi đường xa mà tập tễnh, loạng choạng thế nhưng cô bé vẫn kéo3theo chiếc móng giò lợn rừng cao gần bằng người. Ông cố gắng không để mình ngất đi, chỉ là mặt đã bắt đầu đen lại.
Buổi tối, Tiểu Chi Chi không được ăn món móng giò kho ngon tuyệt là bởi vì ông tú tài tức giận. Cũng bởi vì móng giò lợn rừng hơi khó kiếm, buổi tối ăn thịt lợn rừng khó tiêu hoá nên lão tú tài bèn đem phơi khô.
Sau khi chơi bời xả láng ở trên núi cả một ngày, tối nay Tiểu Chi Chi đi ngủ rất sớm. Cô bé không biết rằng, lúc mình đi ngủ, ông và bố lại cãi nhau.
“Sau này, để tôi dạy dỗ con bé. Tôi không quan tâm lúc cậu trong tù trải qua những gì. Tiểu Chi Chi không giống cậu, con bé chỉ là một đứa trẻ, cậu dạy con bé như vậy sẽ hại nó.” Lão tú tài lần này tuy không có hung dữ quát tháo hay đập bàn nhưng cơn giận dữ này không hề nhỏ, trên khuôn mặt cũng tỏ ra vô cùng nghiêm túc.
Chu Mộc cảm thấy anh ta nuôi con gái có chút khác người, thế nhưng cũng chẳng quá để tâm đến chuyện này. Nhìn thấy lão tú tài tức giận đến mức này, anh ta tự nhiên cảm thấy có chút ngượng ngùng.
Anh ta là một thanh niên vừa mới kết hôn, chưa có con, việc gì cũng không biết đã phải đi tù. Nhân sinh quan và thế giới quan của anh ta giống như được hình thành ở trong tù, được trở về xã hội nhưng bản thân lại tách rời ra khỏi xã hội này.
Nhưng vẫn may, anh ta gặp được Tiểu Chi Chi.
Anh ta tìm được Tiểu Chi Chi cũng như tìm được chính mình.
Sau một thời gian rất dài Chu Mộc cùng con gái nương tựa vào nhau thì anh ta không muốn tiếp xúc cùng với người ngoài nữa.
“Khụ khụ, tôi cảm thấy Chi Chi như vậy vẫn rất tốt.” Tuy rằng có chút chột dạ nhưng Chu Mộc vẫn không chấp nhận nghe người ta nói con gái anh ta không tốt.
“Lại còn rất tốt! Một đứa trẻ mới bốn năm tuổi mà đã có thể lên núi bắt lợn rừng, lại còn cướp đồ ăn với hổ, việc này là bình thường à? Tóm lại bắt đầu từ mai, cứ theo lời tôi dạy, cậu không được xen vào. Chắc cậu cũng không muốn con bé sau này cả đời đều phải sống trong cái nơi núi sâu này chứ.” Lão tú tài hừ một tiếng, không quan tâm đến Chu Mộc nữa. Ông tức giận đi về phòng mình.
Chu Mộc về phòng nhìn thầy Tiểu Chi Chi đang ngủ rất say, ngáy nhẹ mấy tiếng. Chiếc chăn bị cô bé đạp thẳng xuống dưới giường. Anh ta nhặt chăn lên đắp lại cho cô bé.
Cô bé ngoan ngoãn nằm ngủ lúc này khác với cô bé nghịch ngợm ầm ĩ như mọi khi. Lúc cô bé trở nên yên tĩnh, khuôn mặt trắng nhỏ bé tinh xảo, vô cùng xinh đẹp. Chu Mộc không dám tin rằng đây là con gái của mình, anh ta luôn sợ sẽ bị người khác cướp đi mất.
Tiểu Chi Chi là do anh ta nhặt về, nếu như thật sự có ngày có người đến đòi bé về, chỉ cần nghĩ đến lúc đó, Chu Mộc liền không giấu nổi vẻ độc ác giống như một con sói hung dữ.
Tiểu Chi Chi trở mình, chẳng biết cô bé mơ thấy gì mà lẩm bẩm kêu một tiếng: “Bố ơi.”
Con sói hung dữ kia trong chốc lát biến thành một con sói ấm áp, canh giữ bên cạnh cô con gái, ẩn mình trong màn đêm.
Tiểu Chi Chi ngủ một giấc thật ngon.
Chu Mộc và lão tú tài đều mang theo đôi mắt thâm.
…
Cơm sáng đã ăn xong.
Lão tú tài hùng hổ vứt bảng kế hoạch dạy trẻ do ông mất cả đêm vắt óc sắp xếp trong tay cho Chu Mộc.
Chu Mộc nhìn sự sắp xếp học tập dày kín trên bảng kế hoạch, lại nhìn đến cô bé nghịch ngợm đang đè đầu Nhị Hổ xuống đất mà đánh một trận ở ngoài sân kia, anh ta muốn nói gì đó nhưng cuối cùng lại vẫn im lặng.
Lão tú tài xoa tay, hạ quyết tâm phải dạy đứa bé này thành thục nữ, cầm kỳ thi hoạ đều phải tinh thông. Bây giờ cô bé mới chưa đến năm tuổi, bắt đầu từ bây giờ là vừa đúng, tất cả đều không quá muộn.
Chu Mộc ra khỏi nhà. Nhưng mới được một lúc, Chu Mộc đã chạy về, dặn dò một câu không đầu không cuối: “Tiểu Chi Chi mà không thích, ông đừng ép con bé. Tôi thà để cho con bé được vui vẻ cả đời này còn hơn.”
“Cậu mau đi đi, tôi nhìn thấy cậu là phiền. Tôi còn thích con bé hơn cậu, nếu không làm sao tôi lại chịu dạy dỗ nó.” Lão tú tài mắng một câu, chẳng thèm để ý đến Chu Mộc nữa.
Chu Mộc vẫn cứ vừa đi vừa ngoảnh đầu lại.
Lão tú tài đi đến phía sân, giả vờ như không nhìn thấy con hổ ngốc bị đè đánh ở dưới đất. Khuôn mặt ông tỏ vẻ dễ gần, hỏi một câu: “Tiểu Chi, con có muốn ăn khoai lang tẩm đường không? Khoai lang đó rất là thơm và ngọt, ở trên còn có đường quấn quanh, cắn vào trong miệng vừa giòn vừa ngọt, còn có vị đường nữa.”
Tiểu Chi Chi ngồi trên đầu Nhị Hổ, nghe lời ông miêu tả món ăn ngon kia thì rớt nước miếng.
“Muốn ạ.”
“Thế thì con phải đồng ý với ông một chuyện…” Lão tú tài còn chưa kịp nói hết câu Tiểu Chi Chi đã vội vàng gật đầu.
“Vâng ạ, vâng ạ.”
Cứ như vậy đã dễ dàng đạt được mục đích, lão tú tài ngược lại cảm thấy không yên tâm. Cô bé này quá dễ dỗ, Chu Mộc xấu tính như vậy làm sao có thể dạy một đứa trẻ thành ngốc như thế này chứ. Nhỡ nó bị lừa thì phải làm sao đây.
Trong bảng kế hoạch dạy trẻ của mình, lão tú tài lại viết thêm một điều nữa.
Buổi tối khi Chu Mộc về nhà, lần đầu tiên nhìn thấy con gái mình ngoan ngoãn ngồi viết chữ chứ không phải đi bắt kiến.
Ngày hôm sau, Chu Mộc lại nhận được bức tranh vẽ mình do tự tay Tiểu Chi Chi vẽ. Tuy anh ta không nhận ra, nhưng Chu Mộc vẫn rất vui vẻ, cẩn thận từng chút cất bức tranh ấy đi.
Đêm đó, anh ta mua cho lão tú tài một cái rương đồ do lão Bạch làm. Lão tú tài thì khỏi cần nói cũng biết ông rất đắc ý, hơn nữa là cảm thấy vô cùng tự tin.
Sau này, Chu Mộc mỗi ngày đều bận rộn, lão tú tài cũng rất bận. Ông không hề muốn Tiểu Chi Chi phải tập viết chữ hay vẽ tranh, dù sao con bé vẫn còn nhỏ, tay chân còn chưa phát triển rắn chắc. Ông không mong con bé có thể viết ra chữ thật đẹp, vẽ được tranh thật xuất sắc, việc này chỉ mong có thể mài dũa tính cách của con bé, tạo cho nó một nền tảng tốt.
Lão tú tài thích kể chuyện xưa với con bé này hơn.
Ông gần như lôi hết mấy đồ rách nát của mình ra, giống như bắt được câu chuyện liền nói chuyện cả ngày với Tiểu Chi Chi. Nào là điển cố, năm nào, tác giả, nguồn gốc, đặc điểm, khuyết điểm hay cả cách dùng từ và lối diễn đạt.
Từ sau khi không còn chân, ông gần như rất ít động vào mấy thứ này. Lão tú tài tưởng rằng mình có thể đem cái đống rách nát này xuống mồ, thế mà lại không nghĩ đến mấy đồ này sớm đã hoà trong xương máu của ông cho dù chân đã gãy. Thực ra, ông vẫn muốn nói, muốn đọc, muốn sờ, muốn động và muốn nhớ những thứ này.
Kể đến lúc hứng thú cao trào, lão tú tài dứt khoát đứng dậy nhặt lấy cành củi hoặc viên đá trong vườn, ông cầm theo con dao nhỏ, chặt vài phát. Đồ vật giống như nhân vật mà ông nói đến liền hiện ra một cách sống động.
Tiểu Chi Chi không hề say mê câu truyện mà ông kể nhưng cô bé lại yêu thích cách chơi dao. Bởi vì Tiểu Chi Chi phát hiện ra, con dao rất có ích. Trước kia nếu muốn xé đứt đoạn dây thừng thì phải có sức mới được, bây giờ có dao rồi, chỉ vài phát là có thể cắt đứt dây thừng. Hồi trước mà muốn bắt con xén tóc, có con xén tóc biết bay, nó bay mất thì mình không bắt được nữa. Thế nhưng khi có dao thì có thể đập nó xuống.
Bây giờ đi học trên nhà trẻ, Tiểu Chi Chi sẽ mang thêm một con dao nhỏ trong cặp sách. Cô bé chơi vô cùng mãn nguyện, cả ngày cứ cầm dao tung qua tung lại. Mà cô giáo Lý Hữu Mai phát hiện bản thân mình lại mang thai. Cô gái được gả về thôn Bình Khẩu cùng lúc với cô bụng vẫn còn chưa có tin gì.
Chơi dao đã là gì… Lý Hữu Mai hận không thể đội Tiểu Chi Chi lên đầu!
Ngay cả bàn học, tường, ghế hay khắp nơi quanh nhà trẻ đều gặp phải “họa” rồi. Tiểu Chi Chi say mê chơi dao, mỗi ngày đều cầm dao chạy khắp nơi khắc loạn lên. Lúc mới bắt đầu sẽ dùng mũi dao khắc những đường nét trên bàn, thế nhưng đường nét lại khắc không hề thẳng. Sau đó, khi đã quen thì cô bé dùng dao nhỏ vẽ vòng tròn, nhưng vòng tròn lại khắc không được tròn.
Thế nhưng Tiểu Chi Chi lại rất nhẫn nại, cô bé ở căn nhà cũ một mình suốt những ngày bé còn có thể chơi cả ngày với một con rắn (thương chú rắn ấy quá). Lúc đầu cô bé vẫn còn khắc những đường nét xiêu vẹo, nay đã dùng dao khắc những đường thẳng tắp. Kiên trì từ những vòng tròn bẹt, thủng hay vuông cho đến khi cô bé khắc chúng trở nên tròn trịa.
Tiểu Chi Chi càng ngày càng cầm chắc dao hơn.
Mỗi ngày lên lớp, cô bé dùng dao vẽ trên bàn, trên ghế, lúc tan học sẽ ra sân, con dao được vứt từ đầu tường bên này cho đến đầu tường bên kia của sân.
Lúc mới đầu thì cô bé hay làm rơi dao, tên béo Vương Tam Bình không biết mệt cứ chạy theo nhặt dao cho cô bé, thậm chí nó còn độc chiếm công việc này. Cứ tan học là nó sẽ chạy mười mấy lần, chạy đến đầu ướt đầm đìa mồ hôi, chạy xong thì buổi trưa nó sẽ càng phải ăn nhiều hơn, thế là lại càng béo hơn nữa.
Lý Hướng Tiến không phục, cậu nhóc xấu tính giống bố Lý Trường Canh. Không cho cậu nhặt dao giúp Tiểu Chi, cậu liền về nhà mang theo một đống dao con đến để Tiểu Chi Chi luyện tập phi dao, cho Vương Tam Bình kia mệt chết.
Đáng tiếc là âm mưu của bạn học Lý cũng không thành công bởi vì Tiểu Chi Chi càng luyện càng thuần thục. Cho đến nay con dao nhỏ không những không rơi xuống mà còn có thể cắm thẳng vào bên trong tường đất. Độ chính xác cũng dần dần tăng lên, Tiểu Chi Chi có thể phi thẳng dao vào trong vòng tròn, tên béo kia đi nhặt dao tiện hơn biết bao nhiêu, chẳng cần phải chạy đi chạy lại nữa.
Mỗi lần Tiểu Chi Chi vung dao cắm lên tường, các bạn học sẽ đều vỗ tay cổ vũ. Quá lợi hại, mọi người đều chơi dao thế nhưng có thể chơi dao tốt như vậy cũng chỉ có Chi Chi. Những người khác vẫn luôn dừng tại cấp độ khắc trên bàn học.
Hôm nay Chu Mộc về nhà sớm, anh ta cố tình đến nhà trẻ đón con gái tan học. Dạo gần đây người lạ ở thôn Bình Khẩu nhiều hơn một chút.
Từ xa anh ta đã nghe thấy tiếng bọn trẻ cười đùa, còn có tiếng gọi Chi Chi, Chi Chi.
Bước chân của Chu Mộc có chút nhẹ nhàng.
Ông nhìn thấy bóng dáng Chu Mộc cầm tay đứa bé từ đằng xa liền cảm thấy rất yên tâm,3trên mặt không giấu nổi nụ cười. Cho đến khi Tiểu Chi Chi đi đến phía trước mặt ông, nụ cười ấy liền tắt ngấm. Nhìn thấy toàn thân Tiểu Chi Chi là máu, ngay cả trên2mặt cũng có vết máu, lão tú tài hoảng sợ đến suýt nữa ngất đi.
“Ông ơi, ông ơi. Buổi tối lại có thể làm món móng giò kho rồi.” Tiểu Chi Chi nhìn thấy lão tú tài0ở cửa nhà thì vội vàng cướp cái móng gió của con lợn rừng đang bị Nhị Hổ ngậm trong mồm. Cô bé hưng phấn đến nỗi xem cái móng giò đầy máu này như một món0cống phẩm quý giá dâng lên trước mặt ông.
Lão tú tài nhìn đứa bé nhỏ nhắn xinh xắn kia, đôi chân ngắn vì đi đường xa mà tập tễnh, loạng choạng thế nhưng cô bé vẫn kéo3theo chiếc móng giò lợn rừng cao gần bằng người. Ông cố gắng không để mình ngất đi, chỉ là mặt đã bắt đầu đen lại.
Buổi tối, Tiểu Chi Chi không được ăn món móng giò kho ngon tuyệt là bởi vì ông tú tài tức giận. Cũng bởi vì móng giò lợn rừng hơi khó kiếm, buổi tối ăn thịt lợn rừng khó tiêu hoá nên lão tú tài bèn đem phơi khô.
Sau khi chơi bời xả láng ở trên núi cả một ngày, tối nay Tiểu Chi Chi đi ngủ rất sớm. Cô bé không biết rằng, lúc mình đi ngủ, ông và bố lại cãi nhau.
“Sau này, để tôi dạy dỗ con bé. Tôi không quan tâm lúc cậu trong tù trải qua những gì. Tiểu Chi Chi không giống cậu, con bé chỉ là một đứa trẻ, cậu dạy con bé như vậy sẽ hại nó.” Lão tú tài lần này tuy không có hung dữ quát tháo hay đập bàn nhưng cơn giận dữ này không hề nhỏ, trên khuôn mặt cũng tỏ ra vô cùng nghiêm túc.
Chu Mộc cảm thấy anh ta nuôi con gái có chút khác người, thế nhưng cũng chẳng quá để tâm đến chuyện này. Nhìn thấy lão tú tài tức giận đến mức này, anh ta tự nhiên cảm thấy có chút ngượng ngùng.
Anh ta là một thanh niên vừa mới kết hôn, chưa có con, việc gì cũng không biết đã phải đi tù. Nhân sinh quan và thế giới quan của anh ta giống như được hình thành ở trong tù, được trở về xã hội nhưng bản thân lại tách rời ra khỏi xã hội này.
Nhưng vẫn may, anh ta gặp được Tiểu Chi Chi.
Anh ta tìm được Tiểu Chi Chi cũng như tìm được chính mình.
Sau một thời gian rất dài Chu Mộc cùng con gái nương tựa vào nhau thì anh ta không muốn tiếp xúc cùng với người ngoài nữa.
“Khụ khụ, tôi cảm thấy Chi Chi như vậy vẫn rất tốt.” Tuy rằng có chút chột dạ nhưng Chu Mộc vẫn không chấp nhận nghe người ta nói con gái anh ta không tốt.
“Lại còn rất tốt! Một đứa trẻ mới bốn năm tuổi mà đã có thể lên núi bắt lợn rừng, lại còn cướp đồ ăn với hổ, việc này là bình thường à? Tóm lại bắt đầu từ mai, cứ theo lời tôi dạy, cậu không được xen vào. Chắc cậu cũng không muốn con bé sau này cả đời đều phải sống trong cái nơi núi sâu này chứ.” Lão tú tài hừ một tiếng, không quan tâm đến Chu Mộc nữa. Ông tức giận đi về phòng mình.
Chu Mộc về phòng nhìn thầy Tiểu Chi Chi đang ngủ rất say, ngáy nhẹ mấy tiếng. Chiếc chăn bị cô bé đạp thẳng xuống dưới giường. Anh ta nhặt chăn lên đắp lại cho cô bé.
Cô bé ngoan ngoãn nằm ngủ lúc này khác với cô bé nghịch ngợm ầm ĩ như mọi khi. Lúc cô bé trở nên yên tĩnh, khuôn mặt trắng nhỏ bé tinh xảo, vô cùng xinh đẹp. Chu Mộc không dám tin rằng đây là con gái của mình, anh ta luôn sợ sẽ bị người khác cướp đi mất.
Tiểu Chi Chi là do anh ta nhặt về, nếu như thật sự có ngày có người đến đòi bé về, chỉ cần nghĩ đến lúc đó, Chu Mộc liền không giấu nổi vẻ độc ác giống như một con sói hung dữ.
Tiểu Chi Chi trở mình, chẳng biết cô bé mơ thấy gì mà lẩm bẩm kêu một tiếng: “Bố ơi.”
Con sói hung dữ kia trong chốc lát biến thành một con sói ấm áp, canh giữ bên cạnh cô con gái, ẩn mình trong màn đêm.
Tiểu Chi Chi ngủ một giấc thật ngon.
Chu Mộc và lão tú tài đều mang theo đôi mắt thâm.
…
Cơm sáng đã ăn xong.
Lão tú tài hùng hổ vứt bảng kế hoạch dạy trẻ do ông mất cả đêm vắt óc sắp xếp trong tay cho Chu Mộc.
Chu Mộc nhìn sự sắp xếp học tập dày kín trên bảng kế hoạch, lại nhìn đến cô bé nghịch ngợm đang đè đầu Nhị Hổ xuống đất mà đánh một trận ở ngoài sân kia, anh ta muốn nói gì đó nhưng cuối cùng lại vẫn im lặng.
Lão tú tài xoa tay, hạ quyết tâm phải dạy đứa bé này thành thục nữ, cầm kỳ thi hoạ đều phải tinh thông. Bây giờ cô bé mới chưa đến năm tuổi, bắt đầu từ bây giờ là vừa đúng, tất cả đều không quá muộn.
Chu Mộc ra khỏi nhà. Nhưng mới được một lúc, Chu Mộc đã chạy về, dặn dò một câu không đầu không cuối: “Tiểu Chi Chi mà không thích, ông đừng ép con bé. Tôi thà để cho con bé được vui vẻ cả đời này còn hơn.”
“Cậu mau đi đi, tôi nhìn thấy cậu là phiền. Tôi còn thích con bé hơn cậu, nếu không làm sao tôi lại chịu dạy dỗ nó.” Lão tú tài mắng một câu, chẳng thèm để ý đến Chu Mộc nữa.
Chu Mộc vẫn cứ vừa đi vừa ngoảnh đầu lại.
Lão tú tài đi đến phía sân, giả vờ như không nhìn thấy con hổ ngốc bị đè đánh ở dưới đất. Khuôn mặt ông tỏ vẻ dễ gần, hỏi một câu: “Tiểu Chi, con có muốn ăn khoai lang tẩm đường không? Khoai lang đó rất là thơm và ngọt, ở trên còn có đường quấn quanh, cắn vào trong miệng vừa giòn vừa ngọt, còn có vị đường nữa.”
Tiểu Chi Chi ngồi trên đầu Nhị Hổ, nghe lời ông miêu tả món ăn ngon kia thì rớt nước miếng.
“Muốn ạ.”
“Thế thì con phải đồng ý với ông một chuyện…” Lão tú tài còn chưa kịp nói hết câu Tiểu Chi Chi đã vội vàng gật đầu.
“Vâng ạ, vâng ạ.”
Cứ như vậy đã dễ dàng đạt được mục đích, lão tú tài ngược lại cảm thấy không yên tâm. Cô bé này quá dễ dỗ, Chu Mộc xấu tính như vậy làm sao có thể dạy một đứa trẻ thành ngốc như thế này chứ. Nhỡ nó bị lừa thì phải làm sao đây.
Trong bảng kế hoạch dạy trẻ của mình, lão tú tài lại viết thêm một điều nữa.
Buổi tối khi Chu Mộc về nhà, lần đầu tiên nhìn thấy con gái mình ngoan ngoãn ngồi viết chữ chứ không phải đi bắt kiến.
Ngày hôm sau, Chu Mộc lại nhận được bức tranh vẽ mình do tự tay Tiểu Chi Chi vẽ. Tuy anh ta không nhận ra, nhưng Chu Mộc vẫn rất vui vẻ, cẩn thận từng chút cất bức tranh ấy đi.
Đêm đó, anh ta mua cho lão tú tài một cái rương đồ do lão Bạch làm. Lão tú tài thì khỏi cần nói cũng biết ông rất đắc ý, hơn nữa là cảm thấy vô cùng tự tin.
Sau này, Chu Mộc mỗi ngày đều bận rộn, lão tú tài cũng rất bận. Ông không hề muốn Tiểu Chi Chi phải tập viết chữ hay vẽ tranh, dù sao con bé vẫn còn nhỏ, tay chân còn chưa phát triển rắn chắc. Ông không mong con bé có thể viết ra chữ thật đẹp, vẽ được tranh thật xuất sắc, việc này chỉ mong có thể mài dũa tính cách của con bé, tạo cho nó một nền tảng tốt.
Lão tú tài thích kể chuyện xưa với con bé này hơn.
Ông gần như lôi hết mấy đồ rách nát của mình ra, giống như bắt được câu chuyện liền nói chuyện cả ngày với Tiểu Chi Chi. Nào là điển cố, năm nào, tác giả, nguồn gốc, đặc điểm, khuyết điểm hay cả cách dùng từ và lối diễn đạt.
Từ sau khi không còn chân, ông gần như rất ít động vào mấy thứ này. Lão tú tài tưởng rằng mình có thể đem cái đống rách nát này xuống mồ, thế mà lại không nghĩ đến mấy đồ này sớm đã hoà trong xương máu của ông cho dù chân đã gãy. Thực ra, ông vẫn muốn nói, muốn đọc, muốn sờ, muốn động và muốn nhớ những thứ này.
Kể đến lúc hứng thú cao trào, lão tú tài dứt khoát đứng dậy nhặt lấy cành củi hoặc viên đá trong vườn, ông cầm theo con dao nhỏ, chặt vài phát. Đồ vật giống như nhân vật mà ông nói đến liền hiện ra một cách sống động.
Tiểu Chi Chi không hề say mê câu truyện mà ông kể nhưng cô bé lại yêu thích cách chơi dao. Bởi vì Tiểu Chi Chi phát hiện ra, con dao rất có ích. Trước kia nếu muốn xé đứt đoạn dây thừng thì phải có sức mới được, bây giờ có dao rồi, chỉ vài phát là có thể cắt đứt dây thừng. Hồi trước mà muốn bắt con xén tóc, có con xén tóc biết bay, nó bay mất thì mình không bắt được nữa. Thế nhưng khi có dao thì có thể đập nó xuống.
Bây giờ đi học trên nhà trẻ, Tiểu Chi Chi sẽ mang thêm một con dao nhỏ trong cặp sách. Cô bé chơi vô cùng mãn nguyện, cả ngày cứ cầm dao tung qua tung lại. Mà cô giáo Lý Hữu Mai phát hiện bản thân mình lại mang thai. Cô gái được gả về thôn Bình Khẩu cùng lúc với cô bụng vẫn còn chưa có tin gì.
Chơi dao đã là gì… Lý Hữu Mai hận không thể đội Tiểu Chi Chi lên đầu!
Ngay cả bàn học, tường, ghế hay khắp nơi quanh nhà trẻ đều gặp phải “họa” rồi. Tiểu Chi Chi say mê chơi dao, mỗi ngày đều cầm dao chạy khắp nơi khắc loạn lên. Lúc mới bắt đầu sẽ dùng mũi dao khắc những đường nét trên bàn, thế nhưng đường nét lại khắc không hề thẳng. Sau đó, khi đã quen thì cô bé dùng dao nhỏ vẽ vòng tròn, nhưng vòng tròn lại khắc không được tròn.
Thế nhưng Tiểu Chi Chi lại rất nhẫn nại, cô bé ở căn nhà cũ một mình suốt những ngày bé còn có thể chơi cả ngày với một con rắn (thương chú rắn ấy quá). Lúc đầu cô bé vẫn còn khắc những đường nét xiêu vẹo, nay đã dùng dao khắc những đường thẳng tắp. Kiên trì từ những vòng tròn bẹt, thủng hay vuông cho đến khi cô bé khắc chúng trở nên tròn trịa.
Tiểu Chi Chi càng ngày càng cầm chắc dao hơn.
Mỗi ngày lên lớp, cô bé dùng dao vẽ trên bàn, trên ghế, lúc tan học sẽ ra sân, con dao được vứt từ đầu tường bên này cho đến đầu tường bên kia của sân.
Lúc mới đầu thì cô bé hay làm rơi dao, tên béo Vương Tam Bình không biết mệt cứ chạy theo nhặt dao cho cô bé, thậm chí nó còn độc chiếm công việc này. Cứ tan học là nó sẽ chạy mười mấy lần, chạy đến đầu ướt đầm đìa mồ hôi, chạy xong thì buổi trưa nó sẽ càng phải ăn nhiều hơn, thế là lại càng béo hơn nữa.
Lý Hướng Tiến không phục, cậu nhóc xấu tính giống bố Lý Trường Canh. Không cho cậu nhặt dao giúp Tiểu Chi, cậu liền về nhà mang theo một đống dao con đến để Tiểu Chi Chi luyện tập phi dao, cho Vương Tam Bình kia mệt chết.
Đáng tiếc là âm mưu của bạn học Lý cũng không thành công bởi vì Tiểu Chi Chi càng luyện càng thuần thục. Cho đến nay con dao nhỏ không những không rơi xuống mà còn có thể cắm thẳng vào bên trong tường đất. Độ chính xác cũng dần dần tăng lên, Tiểu Chi Chi có thể phi thẳng dao vào trong vòng tròn, tên béo kia đi nhặt dao tiện hơn biết bao nhiêu, chẳng cần phải chạy đi chạy lại nữa.
Mỗi lần Tiểu Chi Chi vung dao cắm lên tường, các bạn học sẽ đều vỗ tay cổ vũ. Quá lợi hại, mọi người đều chơi dao thế nhưng có thể chơi dao tốt như vậy cũng chỉ có Chi Chi. Những người khác vẫn luôn dừng tại cấp độ khắc trên bàn học.
Hôm nay Chu Mộc về nhà sớm, anh ta cố tình đến nhà trẻ đón con gái tan học. Dạo gần đây người lạ ở thôn Bình Khẩu nhiều hơn một chút.
Từ xa anh ta đã nghe thấy tiếng bọn trẻ cười đùa, còn có tiếng gọi Chi Chi, Chi Chi.
Bước chân của Chu Mộc có chút nhẹ nhàng.
Tác giả :
Tống Tượng Bạch