Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 83: Lễ Thành Hôn
Đàn ông hoặc thiếu niên qua mười sáu tuổi đều có khăn quấn đầu. Ngày thường là dùng khăn nâu hay chàm, ngày lễ dùng khăn hồng hay lục.
Sau khi hong xong khăn vải, mợ hai mang đến cho bà ngoại. Mợ ngồi xuống phía trước để ngoại vấn khăn. Bên cạnh bà là chén đựng bột gạo hồ còn âm ấm và mấy cây kim nhỏ.
– Ngày mai bận rộn, ta hồ sẵn khăn.
Bà ngoại xếp vải thành dải rộng gần một gần một tấc. Bắt đầu từ sau ót bên dưới búi tóc vấn lên trên đỉnh đầu, từng vòng từng vòng chồng lên nhau, cứ mỗi vòng bà lấy kim cố định, trét một ít hồ gạo lên.
– Có chặt quá không?
– Dạ không nương.
– Lúc vấn phải đều tay, búi tóc chặt trước. Nếu mình tự vấn có thể lên cao gần trán chút, làm việc cũng không sợ xổ ra.
Đến vòng cuối ngoại ghim kim và dán chặt ở phía trong, chưa một khoảng đuôi vải lòn ra phía sau giấu vào búi tóc. Cách này làm khăn dính vào búi tóc khó rớt hoặc dịch qua lại trên đầu.
– Lúc vấn khăn cho trượng phu thì búi tóc cao lên. Phía trước ở trán xếp hình chữ nhất cho khéo, các nếp phải đều đặn, bề bản cỡ hai ba thốn tay là được.
Đúng là không dễ dàng. Mai còn nhỏ nên cô hay vuốt hết tóc ra sau gáy, buộc túm lại rồi xẻ đôi đuôi tóc qua hai vai là xong. Có hôm cô kéo tóc thắt thành bím để ở một bên, nương chỉ nhìn rồi cũng không quản.
Trời tối dần, chỉ còn vài người khách là hàng xóm được cha Mai, dượng năm tiếp đãi trước hiên. Nhóm này vừa nói chuyện vừa nhìn vào trong xem cậu hai dạy Sinh ca cách hành lễ trước bàn thờ tổ tiên ở nhà gái và nhà mình ngày mai. Ông ngoại ngồi tiếp Trưởng họ trên bộ ván gỗ quan sát. Chú rể phụ đứng sau lưng Sinh ca cùng nghe dạy. Nghe nói huynh ấy cũng đã đính hôn, tháng tư này sẽ thành hôn với cô dâu ở trấn trên.
Sáng nay mặt trời lên sớm. Giờ lành khởi hành rước dâu thật nhộn nhịp. Ai nấy vui vẻ hỏi nhau xem đã đầy đủ chưa, còn thiếu cái gì không. Rể phụ được trưởng họ báo giờ lành thì đốt phong pháo nhỏ trước cổng nhà rồi cụ ấy dẫn đầu đám rước ra cầu ván xuống ghe. Cha, dượng năm và ba người hàng xóm làm người chèo, năm chiếc ghe cột vải đỏ phất phơ theo con sông thẳng tiến.
Mai kéo tay không cho a Phúc chạy lại nhặt pháo. Lúc cô lớn lên thì không đốt pháo vào dịp lễ Tết nữa nhưng tai nạn của pháo cô vẫn có nghe. A Phúc nhăn nhó nhìn mấy đứa nhỏ khác hí hửng nhặt pháo lép. Đợi khi Mai buông tay hắn thì trên mặt đất chỉ còn lại xác pháo bằng giấy đỏ rải rác. Hai phong pháo dùng cho lễ rước dâu này không rẻ tiền chút nào. Chỉ có thương lái từ Chánh Dinh vào đây mới có.
Đám rước dâu đi thì những người ở nhà thở nhẹ một hơi, đã hoàn thành một phần lễ rồi. Giờ tiếp tục cho phần lễ tiệc cho nhà gái và khách. Gần hai canh giờ đám rước về đến, từ xa Hữu ca chống ghe nhanh về báo cho bà ngoại. Ghe đầu tiên có trưởng họ, người lớn hai họ và tân lang tân nương, bốn ghe sau có một ghe đàng trai, ba ghe đàng gái.
Tân nương mặc quần áo đỏ, đầu đội khăn đỏ được bà mai và dâu phụ dìu lên bờ. Tiếng pháo đùng đùng vang dội làm không khí thêm vui tươi. Ai cũng hiếu kỳ muốn xem mặt cô dâu. Thiếu nữ nhà nông cũng ra đồng làm việc, ra chợ mua bán nên nhiều người biết mặt. Tuy nhiên ngày cưới tân nương được trang điểm, ăn mặc khác ngày thường nên mọi người cũng muốn xem.
Hơn nữa việc cùng nhau trêu ghẹo tân lang tân nương trong ngày thành hôn đã thành lệ. Cặp đôi càng được yêu quí thì mới được trêu ghẹo, chúc mừng uyên ương phỉ thuý, cầm sắc hoà minh. Lễ bái bàn thờ tổ tiên diễn ra tuần tự, long trọng.
Mai bị nương kéo xuống nhà sau phụ việc lặt vặt không cho chen vào xem. Cô chỉ thấy thoảng trong không khí có mùi nhang trầm và tiếng nói chuyện giữa hai trưởng họ.
Tân nương được dẫn vàp phòng tân hôn thì Hữu ca xuống bếp nói với mợ:
– Nương, bắt đầu đãi khách đàng gái.
– Ừ, con nói Bằng ca xong rồi.
Bằng ca là rể phụ cũng là cháu họ của mợ hai. Phần nghi lễ đã xong, mọi người đều vui vẻ dự phần tiệc. Thức ăn, trà rượu được mang lên, theo vai vế của người đàng gái mà được xếp ngồi vào các bàn. Trong lễ thành hôn ngoài cô dâu và bà mai chỉ có sáu thiếu nữ bưng mâm quả, phụ dâu đàng gái đi theo, còn lại đều là đàn ông con trai. Đàng gái đưa dâu cũng không nhiều, một bàn nam, một bàn nữ và mấy vị đại diện như trưởng họ, ông, cha tân nương ngồi bàn chính nhà trên. Nhà gái dùng tiệc xong đứng dậy ra về, khách đàng trai cũng vừa đến.
Mai và mấy đứa nhỏ đói bụng được Cúc tỷ dọn một ít thức ăn trên cái chiếu lát sân sau. Thức ăn rất phong phú có thịt heo, gà, vịt, cá tôm. Bình ca, Hữu ca cũng chạy ra ăn chung. Hai người chạy việc vặt hai hôm nay đều mỏi rã rời; tuổi lại không đủ lớn để mời rượu khách hay ngồi mâm nên đương nhiên rất đói.
Lễ thành hôn thường đàng trai vất vả hơn, dù sao cũng là rước con dâu về. Sau này tân nương là người nhà mình, cả đời làm việc cho nhà mình, cái này có tính là mệt một lần lợi một đời không đây?
Ăn xong mấy đứa nhỏ cũng không vội lên nhà trên, An ca lôi mấy viên pháo nhặt được ra xem, mấy đứa con trai đều bu lại xem viên nào còn, viên nào hư. Cơ ca nói:
– Hôm Mùng một Tết, trấn trên có nhà đốt phong pháo lớn, dài gần hai thước đó.
– Thiệt?
– Thiệt, Sinh ca nói họ khai trương tửu lâu cũng đốt một phong dài, còn có múa lân nữa, nhưng mà cha nương không cho đi xem. Sinh ca đi bán gà có xem một chút. Haiz, mấy đứa nhỏ đều than thở tiếc nuối. Tụi nó mới chỉ nghe chưa được xem múa lân. Mai nghĩ lúc làm lễ thành hôn sẽ có trống lân nhưng cũng chỉ nhà giàu mới có.
Mặt trời vừa tắt là lúc bắt đầu lễ dâng trà rượu ra mắt song thân của tân lang tân nương. Ông bà ngoại ngồi hai ghế đầu, kế đến là cậu mợ hai, cha nương Mai, rồi dì dượng năm. Sinh ca lớn nhất nhà trong hàng cháu nên mấy đứa còn lại đều đứng sau lưng ghế.
Sinh ca dẫn tân nương từ tân phòng ra, đã tháo khăn đội đầu xuống, chỉ còn mặc trang phục tân nương màu đỏ. Gương mặt tân nương hơi ửng đỏ, là thẹn hay căng thẳng?
Ông ngoại bước lên đốt nhang bàn thờ, nói lớn:
– Hôm nay ngày lành, tháng tốt, đích tôn Nguyễn Văn Sinh cùng đích nữ Lâm thị kết thành phu phụ. Dâng cúng tổ tiên trà rượu, lễ bái. Cầu xin tổ tiên gia hộ hai trẻ vĩnh kết đồng tâm, trăm năm hảo hợp.
Nói rồi ông quay sang nói tân lang tân nương,
– Dâng hương rồi lạy tạ tổ tiên bốn lại.
Mai thấy Sinh ca phải đứng lên quỳ xuống liên tục bốn lạy rất vất vả. Cả ngày hôm nay cũng mấy chục lạy rồi. Tân nương thì đỡ hơn, tẩu ấy chỉ ngồi bên cạnh lạy cùng Sinh ca.
Sau đó là dâng trà cho ông ngoại, miếng trầu cho bà ngoại, quỳ nghe hai người răn dạy đạo hiếu, đạo làm chồng làm vợ. Tiếp là cha nương (cậu mợ hai) cũng nhận trà, trầu, cũng nói mấy câu; đến phiên hai gia đình cô dượng, cha và dượng chỉ đơn giản nói tân nương tân lang cố gắng làm tròn đạo hiếu với ông bà rồi đứng dậy để vào mâm trầu rượu hồng bao làm quà tặng. Đến phiên mấy đứa nhỏ vui vẻ chào tam tẩu (1). Lễ xong tân nương chính thức làm dâu trong nhà, thay hỉ phục rồi xuống bếp giúp dọn dẹp. Thật ra cũng không có gì nhiều, mọi việc đều tranh thủ làm lúc trời còn sáng.
Mợ hai chỉ mấy việc cần làm rồi nói:
– Làm xong con dọn mâm cơm, lúc chiều vội vã tam cô và ngũ cô chưa ăn no.
– Dạ nương.
Tân nương có giọng nói dịu dàng, dáng người thon cao. Mái tóc vẫn còn búi cầu kỳ theo kiểu tân nương, bộ quần áo vải xanh còn mới tinh. Cúc tỷ phụ dọn mâm cơm nói:
– Tẩu lên mời ông bà đi, cậu mợ, dì dượng nữa.
– Được.
Mời hết một vòng chỉ có mợ kéo nương Mai, dì năm, Cúc tỷ ngồi xuống ăn. Tân nương đứng sau lưng mợ giúp bới cơm. Cúc tỷ không quen nên tự mình bới cơm, ăn hết một chén cũng đứng dậy. Mợ hai nhìn về phía bà ngoai một chút rồi đằng hắng nói:
– A Cúc, ăn thêm chén nữa đi, con dâu cũng đói rồi, ngồi xuống ăn chung đi.
– Dạ con no rồi,
– Dạ con ăn sau.
Hai người Cúc tỷ và tân nương đều nói cùng lúc. Bà ngoại ngồi ở góc sạp tre chọn lá trầu nói:
– Nương cháu có xin với bà là không cần hầu hạ. Nhà mình nông dân cũng không nhiều lễ tiết gì. Ta nói cháu biết sau này hiếu thảo người lớn, chăm sóc đệ muội.
– Dạ, cháu nghe lời bà.
Tân nương lễ phép nói rồi từ từ ngồi xuống bàn ăn cơm.
Tính ra bà ngoại và mợ hai đã bàn trước rồi, không cần con dâu mới hầu hạ cơm nước như gia đình khác. Thật ra Mai không rõ ‘hầu hạ’ là làm những gì, có giống nô tỳ trong mấy phim cổ trang không. Nhưng lúc nãy thấy tẩu ấy đứng bới cơm trong khi người khác ngồi ăn cơm đã thấy khó chịu, cũng may là bà ngoại và mợ lên tiếng bỏ đi.(1): gọi là tam tẩu vì người ta vẫn tính đứa con trai đầu tên Nhân đã mất.
Sau khi hong xong khăn vải, mợ hai mang đến cho bà ngoại. Mợ ngồi xuống phía trước để ngoại vấn khăn. Bên cạnh bà là chén đựng bột gạo hồ còn âm ấm và mấy cây kim nhỏ.
– Ngày mai bận rộn, ta hồ sẵn khăn.
Bà ngoại xếp vải thành dải rộng gần một gần một tấc. Bắt đầu từ sau ót bên dưới búi tóc vấn lên trên đỉnh đầu, từng vòng từng vòng chồng lên nhau, cứ mỗi vòng bà lấy kim cố định, trét một ít hồ gạo lên.
– Có chặt quá không?
– Dạ không nương.
– Lúc vấn phải đều tay, búi tóc chặt trước. Nếu mình tự vấn có thể lên cao gần trán chút, làm việc cũng không sợ xổ ra.
Đến vòng cuối ngoại ghim kim và dán chặt ở phía trong, chưa một khoảng đuôi vải lòn ra phía sau giấu vào búi tóc. Cách này làm khăn dính vào búi tóc khó rớt hoặc dịch qua lại trên đầu.
– Lúc vấn khăn cho trượng phu thì búi tóc cao lên. Phía trước ở trán xếp hình chữ nhất cho khéo, các nếp phải đều đặn, bề bản cỡ hai ba thốn tay là được.
Đúng là không dễ dàng. Mai còn nhỏ nên cô hay vuốt hết tóc ra sau gáy, buộc túm lại rồi xẻ đôi đuôi tóc qua hai vai là xong. Có hôm cô kéo tóc thắt thành bím để ở một bên, nương chỉ nhìn rồi cũng không quản.
Trời tối dần, chỉ còn vài người khách là hàng xóm được cha Mai, dượng năm tiếp đãi trước hiên. Nhóm này vừa nói chuyện vừa nhìn vào trong xem cậu hai dạy Sinh ca cách hành lễ trước bàn thờ tổ tiên ở nhà gái và nhà mình ngày mai. Ông ngoại ngồi tiếp Trưởng họ trên bộ ván gỗ quan sát. Chú rể phụ đứng sau lưng Sinh ca cùng nghe dạy. Nghe nói huynh ấy cũng đã đính hôn, tháng tư này sẽ thành hôn với cô dâu ở trấn trên.
Sáng nay mặt trời lên sớm. Giờ lành khởi hành rước dâu thật nhộn nhịp. Ai nấy vui vẻ hỏi nhau xem đã đầy đủ chưa, còn thiếu cái gì không. Rể phụ được trưởng họ báo giờ lành thì đốt phong pháo nhỏ trước cổng nhà rồi cụ ấy dẫn đầu đám rước ra cầu ván xuống ghe. Cha, dượng năm và ba người hàng xóm làm người chèo, năm chiếc ghe cột vải đỏ phất phơ theo con sông thẳng tiến.
Mai kéo tay không cho a Phúc chạy lại nhặt pháo. Lúc cô lớn lên thì không đốt pháo vào dịp lễ Tết nữa nhưng tai nạn của pháo cô vẫn có nghe. A Phúc nhăn nhó nhìn mấy đứa nhỏ khác hí hửng nhặt pháo lép. Đợi khi Mai buông tay hắn thì trên mặt đất chỉ còn lại xác pháo bằng giấy đỏ rải rác. Hai phong pháo dùng cho lễ rước dâu này không rẻ tiền chút nào. Chỉ có thương lái từ Chánh Dinh vào đây mới có.
Đám rước dâu đi thì những người ở nhà thở nhẹ một hơi, đã hoàn thành một phần lễ rồi. Giờ tiếp tục cho phần lễ tiệc cho nhà gái và khách. Gần hai canh giờ đám rước về đến, từ xa Hữu ca chống ghe nhanh về báo cho bà ngoại. Ghe đầu tiên có trưởng họ, người lớn hai họ và tân lang tân nương, bốn ghe sau có một ghe đàng trai, ba ghe đàng gái.
Tân nương mặc quần áo đỏ, đầu đội khăn đỏ được bà mai và dâu phụ dìu lên bờ. Tiếng pháo đùng đùng vang dội làm không khí thêm vui tươi. Ai cũng hiếu kỳ muốn xem mặt cô dâu. Thiếu nữ nhà nông cũng ra đồng làm việc, ra chợ mua bán nên nhiều người biết mặt. Tuy nhiên ngày cưới tân nương được trang điểm, ăn mặc khác ngày thường nên mọi người cũng muốn xem.
Hơn nữa việc cùng nhau trêu ghẹo tân lang tân nương trong ngày thành hôn đã thành lệ. Cặp đôi càng được yêu quí thì mới được trêu ghẹo, chúc mừng uyên ương phỉ thuý, cầm sắc hoà minh. Lễ bái bàn thờ tổ tiên diễn ra tuần tự, long trọng.
Mai bị nương kéo xuống nhà sau phụ việc lặt vặt không cho chen vào xem. Cô chỉ thấy thoảng trong không khí có mùi nhang trầm và tiếng nói chuyện giữa hai trưởng họ.
Tân nương được dẫn vàp phòng tân hôn thì Hữu ca xuống bếp nói với mợ:
– Nương, bắt đầu đãi khách đàng gái.
– Ừ, con nói Bằng ca xong rồi.
Bằng ca là rể phụ cũng là cháu họ của mợ hai. Phần nghi lễ đã xong, mọi người đều vui vẻ dự phần tiệc. Thức ăn, trà rượu được mang lên, theo vai vế của người đàng gái mà được xếp ngồi vào các bàn. Trong lễ thành hôn ngoài cô dâu và bà mai chỉ có sáu thiếu nữ bưng mâm quả, phụ dâu đàng gái đi theo, còn lại đều là đàn ông con trai. Đàng gái đưa dâu cũng không nhiều, một bàn nam, một bàn nữ và mấy vị đại diện như trưởng họ, ông, cha tân nương ngồi bàn chính nhà trên. Nhà gái dùng tiệc xong đứng dậy ra về, khách đàng trai cũng vừa đến.
Mai và mấy đứa nhỏ đói bụng được Cúc tỷ dọn một ít thức ăn trên cái chiếu lát sân sau. Thức ăn rất phong phú có thịt heo, gà, vịt, cá tôm. Bình ca, Hữu ca cũng chạy ra ăn chung. Hai người chạy việc vặt hai hôm nay đều mỏi rã rời; tuổi lại không đủ lớn để mời rượu khách hay ngồi mâm nên đương nhiên rất đói.
Lễ thành hôn thường đàng trai vất vả hơn, dù sao cũng là rước con dâu về. Sau này tân nương là người nhà mình, cả đời làm việc cho nhà mình, cái này có tính là mệt một lần lợi một đời không đây?
Ăn xong mấy đứa nhỏ cũng không vội lên nhà trên, An ca lôi mấy viên pháo nhặt được ra xem, mấy đứa con trai đều bu lại xem viên nào còn, viên nào hư. Cơ ca nói:
– Hôm Mùng một Tết, trấn trên có nhà đốt phong pháo lớn, dài gần hai thước đó.
– Thiệt?
– Thiệt, Sinh ca nói họ khai trương tửu lâu cũng đốt một phong dài, còn có múa lân nữa, nhưng mà cha nương không cho đi xem. Sinh ca đi bán gà có xem một chút. Haiz, mấy đứa nhỏ đều than thở tiếc nuối. Tụi nó mới chỉ nghe chưa được xem múa lân. Mai nghĩ lúc làm lễ thành hôn sẽ có trống lân nhưng cũng chỉ nhà giàu mới có.
Mặt trời vừa tắt là lúc bắt đầu lễ dâng trà rượu ra mắt song thân của tân lang tân nương. Ông bà ngoại ngồi hai ghế đầu, kế đến là cậu mợ hai, cha nương Mai, rồi dì dượng năm. Sinh ca lớn nhất nhà trong hàng cháu nên mấy đứa còn lại đều đứng sau lưng ghế.
Sinh ca dẫn tân nương từ tân phòng ra, đã tháo khăn đội đầu xuống, chỉ còn mặc trang phục tân nương màu đỏ. Gương mặt tân nương hơi ửng đỏ, là thẹn hay căng thẳng?
Ông ngoại bước lên đốt nhang bàn thờ, nói lớn:
– Hôm nay ngày lành, tháng tốt, đích tôn Nguyễn Văn Sinh cùng đích nữ Lâm thị kết thành phu phụ. Dâng cúng tổ tiên trà rượu, lễ bái. Cầu xin tổ tiên gia hộ hai trẻ vĩnh kết đồng tâm, trăm năm hảo hợp.
Nói rồi ông quay sang nói tân lang tân nương,
– Dâng hương rồi lạy tạ tổ tiên bốn lại.
Mai thấy Sinh ca phải đứng lên quỳ xuống liên tục bốn lạy rất vất vả. Cả ngày hôm nay cũng mấy chục lạy rồi. Tân nương thì đỡ hơn, tẩu ấy chỉ ngồi bên cạnh lạy cùng Sinh ca.
Sau đó là dâng trà cho ông ngoại, miếng trầu cho bà ngoại, quỳ nghe hai người răn dạy đạo hiếu, đạo làm chồng làm vợ. Tiếp là cha nương (cậu mợ hai) cũng nhận trà, trầu, cũng nói mấy câu; đến phiên hai gia đình cô dượng, cha và dượng chỉ đơn giản nói tân nương tân lang cố gắng làm tròn đạo hiếu với ông bà rồi đứng dậy để vào mâm trầu rượu hồng bao làm quà tặng. Đến phiên mấy đứa nhỏ vui vẻ chào tam tẩu (1). Lễ xong tân nương chính thức làm dâu trong nhà, thay hỉ phục rồi xuống bếp giúp dọn dẹp. Thật ra cũng không có gì nhiều, mọi việc đều tranh thủ làm lúc trời còn sáng.
Mợ hai chỉ mấy việc cần làm rồi nói:
– Làm xong con dọn mâm cơm, lúc chiều vội vã tam cô và ngũ cô chưa ăn no.
– Dạ nương.
Tân nương có giọng nói dịu dàng, dáng người thon cao. Mái tóc vẫn còn búi cầu kỳ theo kiểu tân nương, bộ quần áo vải xanh còn mới tinh. Cúc tỷ phụ dọn mâm cơm nói:
– Tẩu lên mời ông bà đi, cậu mợ, dì dượng nữa.
– Được.
Mời hết một vòng chỉ có mợ kéo nương Mai, dì năm, Cúc tỷ ngồi xuống ăn. Tân nương đứng sau lưng mợ giúp bới cơm. Cúc tỷ không quen nên tự mình bới cơm, ăn hết một chén cũng đứng dậy. Mợ hai nhìn về phía bà ngoai một chút rồi đằng hắng nói:
– A Cúc, ăn thêm chén nữa đi, con dâu cũng đói rồi, ngồi xuống ăn chung đi.
– Dạ con no rồi,
– Dạ con ăn sau.
Hai người Cúc tỷ và tân nương đều nói cùng lúc. Bà ngoại ngồi ở góc sạp tre chọn lá trầu nói:
– Nương cháu có xin với bà là không cần hầu hạ. Nhà mình nông dân cũng không nhiều lễ tiết gì. Ta nói cháu biết sau này hiếu thảo người lớn, chăm sóc đệ muội.
– Dạ, cháu nghe lời bà.
Tân nương lễ phép nói rồi từ từ ngồi xuống bàn ăn cơm.
Tính ra bà ngoại và mợ hai đã bàn trước rồi, không cần con dâu mới hầu hạ cơm nước như gia đình khác. Thật ra Mai không rõ ‘hầu hạ’ là làm những gì, có giống nô tỳ trong mấy phim cổ trang không. Nhưng lúc nãy thấy tẩu ấy đứng bới cơm trong khi người khác ngồi ăn cơm đã thấy khó chịu, cũng may là bà ngoại và mợ lên tiếng bỏ đi.(1): gọi là tam tẩu vì người ta vẫn tính đứa con trai đầu tên Nhân đã mất.
Tác giả :
VRSS