Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 62: Sáo sậu
Hôm nay trời không nắng như hôm qua, vài đám mây đen lơ lửng trên đầu. Ông nội nói mang cơm ra ruộng ăn trưa, tranh thủ gặt lúa nhanh. Nhà Lưu tam bá chưa trồng lúa mùa này nên hai đứa con trai cỡ An ca không bận rộn, đi bẫy được mấy con vịt và le le.
Nương mua ba con vịt làm thức ăn hôm nay, buổi trưa là món vịt kho xả ăn với gạo nếp mới, thêm rau sống, rau luộc. Bà nội vẫn nấu thêm một nồi cơm, người lớn luôn ăn cơm ‘giằng bụng’. Đám nhỏ lâu lâu ăn gạo nếp dẻo rất thích. Nhất là An ca, hắn thích ăn gạo nếp nấu khét dưới đáy nồi.
Dưới gốc cây dừa, bà nội chỉ mấy đứa nhỏ kéo rơm lót, dọn chén đũa, thức ăn ra. Mùi rơm mới thơm nồng thật dễ chịu, làm lòng người thư thái.
Cha tranh thủ gom cây đậu khô nhóm lửa đốt, đám cỏ vừa mọc lên cũng bị cháy tách tách. Giữa trưa không có gió, khói bay lên rất lâu sau mới tản đi. Xung quanh cũng lơ lửng vài đám khói từ các đám ruộng trong làng.
Đúng như ông nội lo lắng, lúc mặt trời gần xuống núi thì trời mưa, không lớn lắm nhưng cũng làm mọi người khẩn trương lên. Tiếng í ới gọi nhau làm nhanh kẻo mưa ướt lúa.
Lúc sáng a Phúc cột con chó nhỏ ở cửa bếp, nó đang nằm liu thiu thì giật mình nhổm dậy nhìn mọi người nhanh tay cào lúa, quét lúa. Nó chạy qua lại, sủa nho nhỏ trong miệng như muốn tham gia.
Lúc hai anh em Hùng huynh về trời còn sớm, bà nội gói khô mực khô cá biếu rồi thất thúc chèo ghe tiễn một đoạn đường. Lúc quay vào bếp bà nội nhìn sau lưng Cúc tỷ hơi cười, xem ra bà vừa ý Hùng huynh rồi. Mấy người lớn trong nhà ai mà không biết ý La Hùng chứ. Mà huynh ấy cũng cố tình chọn ngày mùa đến giúp là có ý này. Cả ngày nay Cúc tỷ cúi đầu làm việc cũng không biết ý tỷ sao. Dù sao cũng phải lấy chồng, giúp tỷ ấy chủ động chọn người còn hơn bị động để người khác chọn cho mình.
Cơn mưa nhỏ như nhắc nhở mọi người, nhà nào cũng tranh thủ gặt đập thật nhanh, sáng ra ruộng lúc canh tư, chiều tối muộn mới về. Khuya hôm đó Mai giật mình dậy vì nghe tiếng gà gáy rất gần, là gà nhà mình gáy. Đám gà cũng nuôi hơn bốn tháng, hai con gà trống lớn rồi.
A Phúc ngủ mê không nghe, sáng dậy nghe Vĩnh ca nói, nhóc tức tốc chạy ra chuồng gà xăm soi con nào biết gáy. Hiểu ý hắn hai con gà trống đứng trên cành cây ra bộ rướn cổ cong đuôi ‘o o ó o’ nghe rất buồn cười.
Dù nhà nông tiếc từng hạt lúa, đập lúa rất kỹ nhưng thế nào cũng còn sót lại hạt lúa trên bó rơm, gà vịt tha hồ nhặt nhạnh. Mấy đàn chim cũng rủ nhau tham gia, chúng nhảy nhót trên những đống rơm vun cao, trên ruộng cao khan nước. Mấy con sáo, khúm núm dạn dĩ nhất, nhiều lúc còn đậu trên phên tre của cộ đập lúa.
Đập xong lúa tẻ, nhà Mai nghỉ một ngày. Cha và ông nội chọn lúa giống phơi trước, sàng sẩy kỹ càng để dành vụ sau. Thất thúc dẫn theo nhị bá, tam bá Vinh ca đi ra bìa rừng đốn gỗ ngâm nước chuẩn bị làm ghe. Bình ca chở nương đi chợ Sông Lớn bán hàng rồi đến nhận cái cưa lớn mang về.
Nửa mẫu lúa nếp chỉ cần một cộ đập một ngày là xong, ông nội và cha vác một cộ qua đập phụ nhà Đỗ lang y. Ông ấy làm ba mẫu ruộng, nhưng nhà ít người nên vẫn chưa đập xong. Nhà Lưu bá đã đập xong từ mấy hôm trước, giờ chỉ còn sàng, phơi lúa.
Năm nay trúng mùa, làm cực hơn vẫn được, người trong làng gặp nhau đều hỏi được bao nhiêu giạ một công, một mẫu. Phú hộ Từ cần người thu hoạch nên những nhà nào xong đều kết nhóm đến làm. Một nhóm là một đội đập gồm một cộ đập lúa, hai ba người gặt, hai người đập. Thu hoạch lúa không nhận tiền công mà chủ ruộng thường trả bằng lúa, tuỳ theo năm có khi mười bốn ăn hai, mười sáu ăn ba; nghĩa là nhóm đập được mười bốn giạ thì lấy hai giạ.
Thu hoạch xong lúa nếp thì tam bá về làng chài, đi lâu quá cũng không được. Nhị bá, Vinh ca rất khoẻ, việc cưa xẻ ván gỗ lớn đều do hai người làm. Cái cưa lớn và giàn gỗ cho hai người đứng thẳng khi xẻ rất hiệu quả, vừa nhanh vừa đỡ mệt. Ông nội và nhị bá đều nói làm cách này đứng xẻ gỗ cả ngày không mệt.
Mấy ngày cuối tháng mười nắng hanh, lúa khô vàng, từng hạt tròn mẩy. Ông bà nội nói không cần giã gạo:
– Nhà con trong này bận rộn, để ta ra kia giã gạo, không tốn bao nhiêu công. Lo đóng ghe xuồng, chăm gà vịt.
Lúc ông bà nội, nhà nhị bá đi về, lúa chất khẳm hai ghe. Thất thúc và Vinh ca chèo ghe mới, Vinh ca muốn vào đây học làm mộc, cha đương nhiên đồng ý. Mai ôm cánh tay bà nội nói:
– Nhà con có ghe rồi, mai mốt ngày nào cũng ra thăm nội.
– Chèo nổi không mà đòi ra, miệng ngọt dễ sợ.
Lục cô bên cạnh trêu chọc. Mắt bà nội đầy ý cười. Bà nhớ lại lúc con trai xin vào trong này ở, bà ngại xa xôi, một nhà con trai đơn chiếc. Bây giờ thì tốt rồi, nhìn xung quanh nhà cửa ruộng vườn, nơi nào cũng là màu xanh mướt, gà vịt theo đàn, lúa gạo đầy bồ. Chưa có lúc nào bà mãn ý như bây giờ. Cha nhìn bà nội lưu luyến không nỡ, bước tới.
– A Mai nói đúng, con sẽ ra thăm cha nương thường.
Bà gật đầu rồi dẫn theo lục cô xuống ghe.
Buổi chiều tứ Mi mang rổ khoai sọ qua cho, vui vẻ nói:
– Hôm qua Tương ca bắt được hai con sáo sậu. Nương nói dạy nó nói được.
– Thật?
Mai biết có mấy loài sáo, vẹt có khả năng bắt chước tiếng người nhưng chưa thấy thực bao giờ.
– Thật, nhưng mà dạy từ từ. Tương ca làm lồng cho hai con sáo rồi. Muội bắt sâu, rang gạo cho nó ăn nữa. Nghe nói ăn cái này nó sẽ mau biết nói.
Mấy đứa nhỏ nghe rất thích bèn rủ nhau chống ghe lườn qua nhà tứ Mi xem. Hai con sáo sậu nhỏ cỡ trái cóc, lông màu nâu, mỏ và chân màu vàng. Chúng bay nhảy linh hoạt, không sợ mấy đôi mắt đang nhìn mình chăm chú, còn có y khoe tài nữa.
Nuôi dạy bao lâu thì biết nói đây? Rồi có như câu ca bay sang sông đi mất không về không?
Đầu tháng mười một trôi qua trong niềm vui mùa gặt và những cơn mưa bất chợt, phiên chợ làng rộn ràng người mua người bán. Gần trăm mẫu đất của phú hộ Từ đã thu hoạch xong. Mấy nhà trong làng đi đập thuê vui vẻ chở lúa được trả công về nhà. Tương huynh bận rộn ngày mấy lượt chở thuê. Thỉnh thoảng huynh ấy còn đem theo lồng chim sáo treo trên mui dạy chúng nói.
Buổi chiều Vĩnh ca về nhà nói Đỗ lang y lại đi chữ bệnh con gái lớn Nguyễn bá. Tỷ ấy mang thai lại sinh bệnh nên rất nguy hiểm. Đoàn bá mẫu đi theo lang y qua đó thăm nom.
Chưa nói xong chuyện thì Lưu tam bá mẫu đến chơi. Bà vừa ngồi xuống sạp tre thì đã kể lể chuyện cả nhà đập lúa thuê nhà phú hộ vất và mà chẳng được bao nhiêu. Năm sau có ruộng nhà rồi sẽ không đi đập lúa thuê nữa. Nương chưa kịp nghe hết ý thì tam bá mẫu háo hức:
– Ta nhìn thấy vợ lẻ mới của phú hộ rồi, da trắng môi son giống như tiểu thư nhà quan. A, trẻ đẹp vậy mà đành làm lẻ, nghe nói gia cảnh sa sút, nhà cửa tan nát. Nghe nói bà mai ở Cù Lao phố đến nhà phú hộ hôm qua, chắc chuyện của Từ công tử có tin rồi. Không biết tiểu thư nào được về nhà đó, ruộng hơn trăm mẫu, nhà lớn, cả ngày không động móng tay.
Phú hộ Từ là nhà giàu nhất vùng này, không trách nhiều người tò mò chuyện trong nhà đó, Lưu tam bá mẫu xem ra rất để tâm. Con trai thứ ba là Ngạc huynh và Ngọc tỷ đều đến tuổi lập gia đình, nghe nương nói bá mẫu đang hỏi dò gia cảnh các nhà trong làng.
– A Vĩnh, sư huynh Đỗ Tầm của cháu có đi trị bệnh ở Cần Vọt không?
– Dạ có.
– Cháu ráng theo sư huynh học tập. Thím thấy a Tầm được không?
Tam bá mẫu quay sang hỏi nương, là có ý gì sao, Mai nghĩ bụng. Đỗ Tầm là con trai lớn nhà lang y. Từ nhỏ được ông dốc lòng truyền dạy y thuật. Đỗ Tầm huynh rất ít nói, năm nay mười chín tuổi, lẽ ra nên cưới vợ, chỉ là không hiểu sao chưa cưới. Nhà Đỗ lang y không giàu có như phú hộ hay Nguyễn gia. Nhưng cũng xem như dư ăn dư mặc, lại có nghề lang y càng quý giá hơn nhà khác.
– Ta ít gặp hắn, cũng không biết rõ lắm. Tẩu hỏi nhà ngoại a Mi xem.
Hình như nương Mai đoán được ý tứ của tam bá mẫu, trả lời rất kín kẽ. Thật ra nương nói cũng là sự thật. Nương ít gặp a Tầm mà bà cũng không thể nói sau lưng sư huynh của con trai. Nhà Mai rất cảm kích tình nghĩa Đỗ lang y.
Thấy không tìm hiểu được gì, tam bá mẫu rất nhanh đứng dậy ra về.
Nương mua ba con vịt làm thức ăn hôm nay, buổi trưa là món vịt kho xả ăn với gạo nếp mới, thêm rau sống, rau luộc. Bà nội vẫn nấu thêm một nồi cơm, người lớn luôn ăn cơm ‘giằng bụng’. Đám nhỏ lâu lâu ăn gạo nếp dẻo rất thích. Nhất là An ca, hắn thích ăn gạo nếp nấu khét dưới đáy nồi.
Dưới gốc cây dừa, bà nội chỉ mấy đứa nhỏ kéo rơm lót, dọn chén đũa, thức ăn ra. Mùi rơm mới thơm nồng thật dễ chịu, làm lòng người thư thái.
Cha tranh thủ gom cây đậu khô nhóm lửa đốt, đám cỏ vừa mọc lên cũng bị cháy tách tách. Giữa trưa không có gió, khói bay lên rất lâu sau mới tản đi. Xung quanh cũng lơ lửng vài đám khói từ các đám ruộng trong làng.
Đúng như ông nội lo lắng, lúc mặt trời gần xuống núi thì trời mưa, không lớn lắm nhưng cũng làm mọi người khẩn trương lên. Tiếng í ới gọi nhau làm nhanh kẻo mưa ướt lúa.
Lúc sáng a Phúc cột con chó nhỏ ở cửa bếp, nó đang nằm liu thiu thì giật mình nhổm dậy nhìn mọi người nhanh tay cào lúa, quét lúa. Nó chạy qua lại, sủa nho nhỏ trong miệng như muốn tham gia.
Lúc hai anh em Hùng huynh về trời còn sớm, bà nội gói khô mực khô cá biếu rồi thất thúc chèo ghe tiễn một đoạn đường. Lúc quay vào bếp bà nội nhìn sau lưng Cúc tỷ hơi cười, xem ra bà vừa ý Hùng huynh rồi. Mấy người lớn trong nhà ai mà không biết ý La Hùng chứ. Mà huynh ấy cũng cố tình chọn ngày mùa đến giúp là có ý này. Cả ngày nay Cúc tỷ cúi đầu làm việc cũng không biết ý tỷ sao. Dù sao cũng phải lấy chồng, giúp tỷ ấy chủ động chọn người còn hơn bị động để người khác chọn cho mình.
Cơn mưa nhỏ như nhắc nhở mọi người, nhà nào cũng tranh thủ gặt đập thật nhanh, sáng ra ruộng lúc canh tư, chiều tối muộn mới về. Khuya hôm đó Mai giật mình dậy vì nghe tiếng gà gáy rất gần, là gà nhà mình gáy. Đám gà cũng nuôi hơn bốn tháng, hai con gà trống lớn rồi.
A Phúc ngủ mê không nghe, sáng dậy nghe Vĩnh ca nói, nhóc tức tốc chạy ra chuồng gà xăm soi con nào biết gáy. Hiểu ý hắn hai con gà trống đứng trên cành cây ra bộ rướn cổ cong đuôi ‘o o ó o’ nghe rất buồn cười.
Dù nhà nông tiếc từng hạt lúa, đập lúa rất kỹ nhưng thế nào cũng còn sót lại hạt lúa trên bó rơm, gà vịt tha hồ nhặt nhạnh. Mấy đàn chim cũng rủ nhau tham gia, chúng nhảy nhót trên những đống rơm vun cao, trên ruộng cao khan nước. Mấy con sáo, khúm núm dạn dĩ nhất, nhiều lúc còn đậu trên phên tre của cộ đập lúa.
Đập xong lúa tẻ, nhà Mai nghỉ một ngày. Cha và ông nội chọn lúa giống phơi trước, sàng sẩy kỹ càng để dành vụ sau. Thất thúc dẫn theo nhị bá, tam bá Vinh ca đi ra bìa rừng đốn gỗ ngâm nước chuẩn bị làm ghe. Bình ca chở nương đi chợ Sông Lớn bán hàng rồi đến nhận cái cưa lớn mang về.
Nửa mẫu lúa nếp chỉ cần một cộ đập một ngày là xong, ông nội và cha vác một cộ qua đập phụ nhà Đỗ lang y. Ông ấy làm ba mẫu ruộng, nhưng nhà ít người nên vẫn chưa đập xong. Nhà Lưu bá đã đập xong từ mấy hôm trước, giờ chỉ còn sàng, phơi lúa.
Năm nay trúng mùa, làm cực hơn vẫn được, người trong làng gặp nhau đều hỏi được bao nhiêu giạ một công, một mẫu. Phú hộ Từ cần người thu hoạch nên những nhà nào xong đều kết nhóm đến làm. Một nhóm là một đội đập gồm một cộ đập lúa, hai ba người gặt, hai người đập. Thu hoạch lúa không nhận tiền công mà chủ ruộng thường trả bằng lúa, tuỳ theo năm có khi mười bốn ăn hai, mười sáu ăn ba; nghĩa là nhóm đập được mười bốn giạ thì lấy hai giạ.
Thu hoạch xong lúa nếp thì tam bá về làng chài, đi lâu quá cũng không được. Nhị bá, Vinh ca rất khoẻ, việc cưa xẻ ván gỗ lớn đều do hai người làm. Cái cưa lớn và giàn gỗ cho hai người đứng thẳng khi xẻ rất hiệu quả, vừa nhanh vừa đỡ mệt. Ông nội và nhị bá đều nói làm cách này đứng xẻ gỗ cả ngày không mệt.
Mấy ngày cuối tháng mười nắng hanh, lúa khô vàng, từng hạt tròn mẩy. Ông bà nội nói không cần giã gạo:
– Nhà con trong này bận rộn, để ta ra kia giã gạo, không tốn bao nhiêu công. Lo đóng ghe xuồng, chăm gà vịt.
Lúc ông bà nội, nhà nhị bá đi về, lúa chất khẳm hai ghe. Thất thúc và Vinh ca chèo ghe mới, Vinh ca muốn vào đây học làm mộc, cha đương nhiên đồng ý. Mai ôm cánh tay bà nội nói:
– Nhà con có ghe rồi, mai mốt ngày nào cũng ra thăm nội.
– Chèo nổi không mà đòi ra, miệng ngọt dễ sợ.
Lục cô bên cạnh trêu chọc. Mắt bà nội đầy ý cười. Bà nhớ lại lúc con trai xin vào trong này ở, bà ngại xa xôi, một nhà con trai đơn chiếc. Bây giờ thì tốt rồi, nhìn xung quanh nhà cửa ruộng vườn, nơi nào cũng là màu xanh mướt, gà vịt theo đàn, lúa gạo đầy bồ. Chưa có lúc nào bà mãn ý như bây giờ. Cha nhìn bà nội lưu luyến không nỡ, bước tới.
– A Mai nói đúng, con sẽ ra thăm cha nương thường.
Bà gật đầu rồi dẫn theo lục cô xuống ghe.
Buổi chiều tứ Mi mang rổ khoai sọ qua cho, vui vẻ nói:
– Hôm qua Tương ca bắt được hai con sáo sậu. Nương nói dạy nó nói được.
– Thật?
Mai biết có mấy loài sáo, vẹt có khả năng bắt chước tiếng người nhưng chưa thấy thực bao giờ.
– Thật, nhưng mà dạy từ từ. Tương ca làm lồng cho hai con sáo rồi. Muội bắt sâu, rang gạo cho nó ăn nữa. Nghe nói ăn cái này nó sẽ mau biết nói.
Mấy đứa nhỏ nghe rất thích bèn rủ nhau chống ghe lườn qua nhà tứ Mi xem. Hai con sáo sậu nhỏ cỡ trái cóc, lông màu nâu, mỏ và chân màu vàng. Chúng bay nhảy linh hoạt, không sợ mấy đôi mắt đang nhìn mình chăm chú, còn có y khoe tài nữa.
Nuôi dạy bao lâu thì biết nói đây? Rồi có như câu ca bay sang sông đi mất không về không?
Đầu tháng mười một trôi qua trong niềm vui mùa gặt và những cơn mưa bất chợt, phiên chợ làng rộn ràng người mua người bán. Gần trăm mẫu đất của phú hộ Từ đã thu hoạch xong. Mấy nhà trong làng đi đập thuê vui vẻ chở lúa được trả công về nhà. Tương huynh bận rộn ngày mấy lượt chở thuê. Thỉnh thoảng huynh ấy còn đem theo lồng chim sáo treo trên mui dạy chúng nói.
Buổi chiều Vĩnh ca về nhà nói Đỗ lang y lại đi chữ bệnh con gái lớn Nguyễn bá. Tỷ ấy mang thai lại sinh bệnh nên rất nguy hiểm. Đoàn bá mẫu đi theo lang y qua đó thăm nom.
Chưa nói xong chuyện thì Lưu tam bá mẫu đến chơi. Bà vừa ngồi xuống sạp tre thì đã kể lể chuyện cả nhà đập lúa thuê nhà phú hộ vất và mà chẳng được bao nhiêu. Năm sau có ruộng nhà rồi sẽ không đi đập lúa thuê nữa. Nương chưa kịp nghe hết ý thì tam bá mẫu háo hức:
– Ta nhìn thấy vợ lẻ mới của phú hộ rồi, da trắng môi son giống như tiểu thư nhà quan. A, trẻ đẹp vậy mà đành làm lẻ, nghe nói gia cảnh sa sút, nhà cửa tan nát. Nghe nói bà mai ở Cù Lao phố đến nhà phú hộ hôm qua, chắc chuyện của Từ công tử có tin rồi. Không biết tiểu thư nào được về nhà đó, ruộng hơn trăm mẫu, nhà lớn, cả ngày không động móng tay.
Phú hộ Từ là nhà giàu nhất vùng này, không trách nhiều người tò mò chuyện trong nhà đó, Lưu tam bá mẫu xem ra rất để tâm. Con trai thứ ba là Ngạc huynh và Ngọc tỷ đều đến tuổi lập gia đình, nghe nương nói bá mẫu đang hỏi dò gia cảnh các nhà trong làng.
– A Vĩnh, sư huynh Đỗ Tầm của cháu có đi trị bệnh ở Cần Vọt không?
– Dạ có.
– Cháu ráng theo sư huynh học tập. Thím thấy a Tầm được không?
Tam bá mẫu quay sang hỏi nương, là có ý gì sao, Mai nghĩ bụng. Đỗ Tầm là con trai lớn nhà lang y. Từ nhỏ được ông dốc lòng truyền dạy y thuật. Đỗ Tầm huynh rất ít nói, năm nay mười chín tuổi, lẽ ra nên cưới vợ, chỉ là không hiểu sao chưa cưới. Nhà Đỗ lang y không giàu có như phú hộ hay Nguyễn gia. Nhưng cũng xem như dư ăn dư mặc, lại có nghề lang y càng quý giá hơn nhà khác.
– Ta ít gặp hắn, cũng không biết rõ lắm. Tẩu hỏi nhà ngoại a Mi xem.
Hình như nương Mai đoán được ý tứ của tam bá mẫu, trả lời rất kín kẽ. Thật ra nương nói cũng là sự thật. Nương ít gặp a Tầm mà bà cũng không thể nói sau lưng sư huynh của con trai. Nhà Mai rất cảm kích tình nghĩa Đỗ lang y.
Thấy không tìm hiểu được gì, tam bá mẫu rất nhanh đứng dậy ra về.
Tác giả :
VRSS