Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 131: Chuẩn bị
Cha, Sinh ca và Bình ca đều đi, thêm Vọc bá nữa là bốn người. Mai nghĩ nghĩ rồi nói:
– Con sẽ đi theo,
– Không được!
Nhiều người đều lên tiếng, nhưng Mai chỉ chậm chậm giải thích vì sao cô nên đi cùng. Chuyện có thể ngăn trở cậu hai không quay về được thì hoặc là lạc đường, hoặc là bị thương. Thon bá rất rành đường đi nước bước ở quanh đó, cậu hai cũng biết đôi chút. Trước đây không phải cậu bị lạc trong rừng cả tháng vẫn quay về được đó sao? Nếu không nắm chắc thì cậu và Thon bá sẽ không đi ngay mà không chuẩn bị chu đáo.
Như vậy, lý do lớn nhất là cậu hai đã gặp nhóm của dượng, họ bị thương hoặc gặp nguy hiểm gì đó mà không thể quay về nhanh. Trong nhà mình, chỉ có cô biết cách trị thương, a Vĩnh chưa thành thục. Người bị thương được chữa trị càng sớm càng tốt, đặc biệt là trong rừng.
– Đường đi trong rừng không dễ dàng, sức con không kham nổi đâu.
– Có cha, Bình ca, con nhẹ hơn Vĩnh ca, cha cõng con cũng dễ dàng hơn.
– Cháu sẽ theo luôn.
A Sao thấy mọi người không đồng ý thì lên tiếng. Trong nhóm người ở đây, chỉ có cha con Lý thúc và Hùng huynh là kiếm ăn từ rừng. Chuyện bao nhiêu tổ ong bán nhà Mai đều do a Sao một mình đi lấy trong rừng. Nên hắn tuy nhỏ tuổi nhưng bản lĩnh đi rừng, nhất là rừng tràm ngập mặn không ít.
Nhắc mới nhớ, nãy giờ không nghe huynh đệ Hùng huynh lên tiếng. Lúc nãy a báo muốn nói gì đó thì bị Hùng huynh giằng lại. Đợi nghe xong sắp xếp của mọi người huynh ấy mới cáo từ, xin phép ra về.
Nhắc đến chuyện cậu hai có thể bị thương trong rừng làm mọi người càng lo lắng. Nương chuẩn bị hành trang gồm thức ăn, quần áo, mấy tấm nốp che mưa. Cha dặn dò việc ở xưởng gỗ để thất thúc, Vinh ca và Hân ca lo liệu. Lúc nãy ba người đòi đi theo nhưng ông ngoại lên tiếng không đồng ý. Chuyện nhà mình, đến làm phiền nhà con rể là chuyện bất đắc dĩ, đâu thể để nhà sui gia liên lụy.
– Các cháu giúp cáng đáng việc ở xưởng, không chậm trễ là ta đã cảm kích. Sau này ta sẽ đến nhà thông gia thăm hỏi. Đừng vì chuyện này mà sanh ra điều cản trở. Có thể nhà ta quá lo lắng thôi.
Cái uy của ông ngoại đến cha Mai còn phải sợ, huống hồ mấy thiếu niên này. Ba người dạ thưa rồi phụ tay đưa hai chiếc ghe hột vịt hạ thủy.
Lần này sẽ dùng một ghe lớn và hai ghe nhỏ tiến vào rừng. Lý thúc đưa cho cha cây mác của mình. Người đi rừng, đặc biệt là rừng rậm luôn có một số dụng cụ chuyên biệt. Giống như cây mác này, cán làm bằng gỗ, cầm rất thuận tay, lưỡi mác dài, sắc cạnh để mở đường trong rừng, cũng làm vũ khí lợi hại khi gặp thú dữ.
A Sao cũng có cây mác của riêng hắn, nhỏ hơn Lý thúc một chút, hình dáng tương tự.
Cha và Bình ca cũng chọn mang theo búa đốn gỗ và con dao mác nhà nông. Mai với a An và a Phúc tranh thủ chạy ra hai nhà sàn ở ven vũng Đông Hồ.
Chuyện hôm trước cô nhờ a Phúc “điều tra” xem hai nhà đó mua dầu đốt ở đâu. Kết quả thật kinh ngạc, họ không mua dầu đốt mà dùng một loại trái cây sống ven sông rạch, phơi khô rồi chẻ làm mấy phần đốt trong cái tô đất. Mai nhớ ra đó là trái mù u. Đúng rồi, những năm trước khi có đèn điện những nhà ở vùng quê muốn tiết kiệm dầu lửa sẽ dùng trái mù u để đốt. Thật không nghĩ tới, người ta đã biết dùng trái mù u từ thời này rồi. Ba đứa nhỏ chèo ghe ra đến cầu ván vào một nhà sàn thì hỏi vọng vào:
– Có ai ở nhà không?
Bên trong là một bé gái cỡ tuổi Mai đi ra. Cô bé hơi rụt rè hỏi:
– Cha nương ta vào rừng tràm rồi, tỷ có chuyện gì?
– A, nhà muội có còn trái mù u không? Bán cho tỷ được không?
– Mù u, là cái gì?
À, phải rồi, ở đây người ta có thể gọi tên khác.
– Là trái cây phơi khô để đốt lửa đó.
– A, là tỷ nói trái lửa hả?
Mai gật đầu, đặt tên cũng quá dễ nhớ, trái lửa. Cô bé thấy Mai gật đầu thì không nói gì mà đi vào nhà mang ra một chậu đất đựng đầy vụn khô của trái mù u.
– Muội có nhiều lắm, tỷ thích thì lấy đi. Chiều nay muội đi hái nữa. Mai hơi mỉm cười nhìn bé gái thật thà này.
– Tỷ lấy hết, cái này cho muội.
Cô bé nhìn một xâu tiền kẽm thì hơi giật mình, rồi xua xua tay.
– Không cần, cái này không bán, cho tỷ đó.
– Muội nhận đi, nếu không ta không lấy trái lửa đâu. À, khi nào rãnh muội đến nhà tỷ chơi. Ở cái quán có cây phướng đỏ bay cao đó.
Cô bé nhìn theo tay Mai chỉ, gật đầu, hơi mỉm cười nhưng vẫn không nhận tiền. Mai thấy giằng co sẽ trễ giờ nên bước lên cầu ván, nhét tiền vào trong tay cô bé, ôm chậu đất. Cô quay lại mỉm cười nói:
– Tỷ có việc gấp, nhớ rãnh thì đến nhà tỷ chơi. Mai mốt tỷ trả lại cái chậu này.
Cô bé cũng cầm xâu tiền, hơi cười nhìn chiếc ghe lướt đi. Bao nhiêu đây không biết đốt được trong bao lâu? Có thêm đuốc và đèn cầy nữa, mình cứ lo liệu tốt nhất có thể. Rồi tùy tình huống mà tính tiếp.
Mặt trời ngả bóng dài, nước lên nhanh thì xuống cũng nhanh. Nhưng mà do ở đây gần biển nên nước rút nhanh, ở miệt trong chắc vẫn còn lênh láng. Khi những nhà khác nổi lửa nấu cơm chiều thì mọi người đã chuẩn bị xong. Nương, ngũ cô và Cúc tỷ mang mấy cái nồi, chậu đất đựng thức ăn để lên ghe. Tranh thủ vừa đi vừa ăn cơm chiều trên ghe.
– Có bóng ai trong làng chạy tới kìa.
A Phúc la lên, chỉ bóng người đang chạy vội vã đến, phía trước còn có con chó lớn vằn vện đang chạy. Là Hùng huynh! Mai hơi thở ra, mày cũng dãn ra. Lúc trưa không nghe huynh ấy nói gì. Trong nhóm người thì huynh ấy vừa có sức khỏe, vừa có kinh nghiệm đi rừng, săn thú nhất. Nhưng nếu huynh ấy không tình nguyện hỗ trợ thì mình cũng không thể lên tiếng nhờ vả. Xem ra huynh ấy đã có suy tính, nhưng muốn về nhà xin phép nên chưa lên tiếng. Đúng là nên làm vậy, không vội vàng xốc nổi, không hứa hẹn khi chưa chắc mình làm được.
– Cháu xin phép bà nội và cha rồi.
La Hùng vừa thở vừa nói. Trên đường đã chạy hết sức, chỉ sợ không kịp.
– Nhưng mà, …
Cha còn đang phân vân thì Hùng huynh đã chắp tay trịnh trọng nói:
– Cha cháu nói là việc nên làm. Cháu theo cha đi rừng gần mười năm rồi. Chắc sẽ giúp được.
Nói rồi huynh ấy tháo gùi sau lưng mang lên ghe. Trong gùi có cây mác lớn, còn sắc bén hơn cả cây mác của Lý thúc. Có mấy gói lương khô và thịt rừng khô, ống tre đựng nước, mấy gói thuốc trị thương, cầm máu. Sau lưng huynh ấy còn có bộ cung tên.
– Cái này là a báo đưa muội, áo da trâu rừng. Mặc nó sẽ rất ấm. Cung tên này nó mới mua được đó. Trên đường đi ta sẽ dạy muội bắn.
Là đã chuẩn bị sẵn sàng hết rồi, còn chuyên nghiệp hơn nhà Mai nhiều. Ai nấy đều mở mắt nhìn mấy món huynh ấy mang theo, đúng là dân đi rừng chính hiệu.
Mai nhận hai món đồ, hơi mỉm cười nhìn cung tên, vậy mà cả buổi sáng không thấy hắn khoe, hỏng lẽ vừa mua về xong.
Trong làng lại có mấy dáng người đi về phía này. Hùng huynh huýt sáo gọi con Vện. Mọi người nhanh chóng lên ghe rời đi. Chuyện ở đây đã có ông ngoại đứng ra lo liệu.
Con Vện nhảy phóc lên ghe, ngóng cổ sủa mấy tiếng với con Mực đang chạy theo trên bờ rạch. Mai lại gần, vuốt cái đầu nó. Nó vẫn còn nhớ Mai, quẫy đuôi mừng rồi đánh một vòng cái ghe lớn như thám thính chỗ mới. Có con Vện thì chuyện lần theo dấu cậu hai sẽ nhanh hơn. Hùng huynh suy tính thật chu đáo.
Mặt trời bị mây che khuất, bầu trời vẫng sáng nhưng không có tia nắng nào. Gió bỗng như lạnh hơn. Mai sắp xếp lại các loại lá thuốc đem theo. Đêm nay mọi người sẽ nghỉ nhà a Sao, đến sáng thì đến a Vọc bá bá, sau đó sẽ đi về hướng chợ phiên Bàu Sen. Mấy lần đi lại con sông này, Mai chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thật sự đi vào trong những mảng rừng xanh bạt ngàn kia.
Nhìn từ bên ngoài thì cảnh rừng rất đẹp, nhưng khi vào trong thì nguy hiểm luôn cận kề, sẽ không có những con vật thân thiện hay hiền hòa nào cả. Rừng là lãnh địa của chúng, mình đi vào là đã xâm phạm rồi, bọn chúng làm sao “thân thiện, chào đón” được chứ!
Qua nửa đêm một chút thì mới đến nhà a Sao, Mai giật mình tỉnh giấc. Chiều tối cô đã mặc áo da trâu a Báo đưa, đúng là ấm thiệt. Mấy người lớn thay phiên nhau chèo ghe, cô vào trong mui ngủ. Trong làng chỉ còn vài đống lửa leo lét, than hồng cũng sắp tàn. Khí lạnh tràn ra, hơi ẩm nhiều dễ gây bệnh về xương khớp lắm, Mai tự nhủ.
A Sao dẫn đầu đi vào, cắm cây đuốc giữa sân, mở cửa gỗ. Mọi người lẳng lặng đi vào, để một ít đồ đạc lên cái bàn giữa nhà, rồi cũng chia nhau hai bộ ván ngủ nhanh giữ sức. Mai cầm chén đèn mù u đi vào căn phòng nhỏ, đốt một nắm cỏ xả rồi nhanh chóng chui vào tấm nốp ngủ tiếp. Mai cố gắng ru mình vào giấc ngủ, phải giữ sức. Mấy ngày tới không chắc có được ngủ hay không. Đếm đến con cừu thứ ba trăm thì cô ngủ luôn.
– Con sẽ đi theo,
– Không được!
Nhiều người đều lên tiếng, nhưng Mai chỉ chậm chậm giải thích vì sao cô nên đi cùng. Chuyện có thể ngăn trở cậu hai không quay về được thì hoặc là lạc đường, hoặc là bị thương. Thon bá rất rành đường đi nước bước ở quanh đó, cậu hai cũng biết đôi chút. Trước đây không phải cậu bị lạc trong rừng cả tháng vẫn quay về được đó sao? Nếu không nắm chắc thì cậu và Thon bá sẽ không đi ngay mà không chuẩn bị chu đáo.
Như vậy, lý do lớn nhất là cậu hai đã gặp nhóm của dượng, họ bị thương hoặc gặp nguy hiểm gì đó mà không thể quay về nhanh. Trong nhà mình, chỉ có cô biết cách trị thương, a Vĩnh chưa thành thục. Người bị thương được chữa trị càng sớm càng tốt, đặc biệt là trong rừng.
– Đường đi trong rừng không dễ dàng, sức con không kham nổi đâu.
– Có cha, Bình ca, con nhẹ hơn Vĩnh ca, cha cõng con cũng dễ dàng hơn.
– Cháu sẽ theo luôn.
A Sao thấy mọi người không đồng ý thì lên tiếng. Trong nhóm người ở đây, chỉ có cha con Lý thúc và Hùng huynh là kiếm ăn từ rừng. Chuyện bao nhiêu tổ ong bán nhà Mai đều do a Sao một mình đi lấy trong rừng. Nên hắn tuy nhỏ tuổi nhưng bản lĩnh đi rừng, nhất là rừng tràm ngập mặn không ít.
Nhắc mới nhớ, nãy giờ không nghe huynh đệ Hùng huynh lên tiếng. Lúc nãy a báo muốn nói gì đó thì bị Hùng huynh giằng lại. Đợi nghe xong sắp xếp của mọi người huynh ấy mới cáo từ, xin phép ra về.
Nhắc đến chuyện cậu hai có thể bị thương trong rừng làm mọi người càng lo lắng. Nương chuẩn bị hành trang gồm thức ăn, quần áo, mấy tấm nốp che mưa. Cha dặn dò việc ở xưởng gỗ để thất thúc, Vinh ca và Hân ca lo liệu. Lúc nãy ba người đòi đi theo nhưng ông ngoại lên tiếng không đồng ý. Chuyện nhà mình, đến làm phiền nhà con rể là chuyện bất đắc dĩ, đâu thể để nhà sui gia liên lụy.
– Các cháu giúp cáng đáng việc ở xưởng, không chậm trễ là ta đã cảm kích. Sau này ta sẽ đến nhà thông gia thăm hỏi. Đừng vì chuyện này mà sanh ra điều cản trở. Có thể nhà ta quá lo lắng thôi.
Cái uy của ông ngoại đến cha Mai còn phải sợ, huống hồ mấy thiếu niên này. Ba người dạ thưa rồi phụ tay đưa hai chiếc ghe hột vịt hạ thủy.
Lần này sẽ dùng một ghe lớn và hai ghe nhỏ tiến vào rừng. Lý thúc đưa cho cha cây mác của mình. Người đi rừng, đặc biệt là rừng rậm luôn có một số dụng cụ chuyên biệt. Giống như cây mác này, cán làm bằng gỗ, cầm rất thuận tay, lưỡi mác dài, sắc cạnh để mở đường trong rừng, cũng làm vũ khí lợi hại khi gặp thú dữ.
A Sao cũng có cây mác của riêng hắn, nhỏ hơn Lý thúc một chút, hình dáng tương tự.
Cha và Bình ca cũng chọn mang theo búa đốn gỗ và con dao mác nhà nông. Mai với a An và a Phúc tranh thủ chạy ra hai nhà sàn ở ven vũng Đông Hồ.
Chuyện hôm trước cô nhờ a Phúc “điều tra” xem hai nhà đó mua dầu đốt ở đâu. Kết quả thật kinh ngạc, họ không mua dầu đốt mà dùng một loại trái cây sống ven sông rạch, phơi khô rồi chẻ làm mấy phần đốt trong cái tô đất. Mai nhớ ra đó là trái mù u. Đúng rồi, những năm trước khi có đèn điện những nhà ở vùng quê muốn tiết kiệm dầu lửa sẽ dùng trái mù u để đốt. Thật không nghĩ tới, người ta đã biết dùng trái mù u từ thời này rồi. Ba đứa nhỏ chèo ghe ra đến cầu ván vào một nhà sàn thì hỏi vọng vào:
– Có ai ở nhà không?
Bên trong là một bé gái cỡ tuổi Mai đi ra. Cô bé hơi rụt rè hỏi:
– Cha nương ta vào rừng tràm rồi, tỷ có chuyện gì?
– A, nhà muội có còn trái mù u không? Bán cho tỷ được không?
– Mù u, là cái gì?
À, phải rồi, ở đây người ta có thể gọi tên khác.
– Là trái cây phơi khô để đốt lửa đó.
– A, là tỷ nói trái lửa hả?
Mai gật đầu, đặt tên cũng quá dễ nhớ, trái lửa. Cô bé thấy Mai gật đầu thì không nói gì mà đi vào nhà mang ra một chậu đất đựng đầy vụn khô của trái mù u.
– Muội có nhiều lắm, tỷ thích thì lấy đi. Chiều nay muội đi hái nữa. Mai hơi mỉm cười nhìn bé gái thật thà này.
– Tỷ lấy hết, cái này cho muội.
Cô bé nhìn một xâu tiền kẽm thì hơi giật mình, rồi xua xua tay.
– Không cần, cái này không bán, cho tỷ đó.
– Muội nhận đi, nếu không ta không lấy trái lửa đâu. À, khi nào rãnh muội đến nhà tỷ chơi. Ở cái quán có cây phướng đỏ bay cao đó.
Cô bé nhìn theo tay Mai chỉ, gật đầu, hơi mỉm cười nhưng vẫn không nhận tiền. Mai thấy giằng co sẽ trễ giờ nên bước lên cầu ván, nhét tiền vào trong tay cô bé, ôm chậu đất. Cô quay lại mỉm cười nói:
– Tỷ có việc gấp, nhớ rãnh thì đến nhà tỷ chơi. Mai mốt tỷ trả lại cái chậu này.
Cô bé cũng cầm xâu tiền, hơi cười nhìn chiếc ghe lướt đi. Bao nhiêu đây không biết đốt được trong bao lâu? Có thêm đuốc và đèn cầy nữa, mình cứ lo liệu tốt nhất có thể. Rồi tùy tình huống mà tính tiếp.
Mặt trời ngả bóng dài, nước lên nhanh thì xuống cũng nhanh. Nhưng mà do ở đây gần biển nên nước rút nhanh, ở miệt trong chắc vẫn còn lênh láng. Khi những nhà khác nổi lửa nấu cơm chiều thì mọi người đã chuẩn bị xong. Nương, ngũ cô và Cúc tỷ mang mấy cái nồi, chậu đất đựng thức ăn để lên ghe. Tranh thủ vừa đi vừa ăn cơm chiều trên ghe.
– Có bóng ai trong làng chạy tới kìa.
A Phúc la lên, chỉ bóng người đang chạy vội vã đến, phía trước còn có con chó lớn vằn vện đang chạy. Là Hùng huynh! Mai hơi thở ra, mày cũng dãn ra. Lúc trưa không nghe huynh ấy nói gì. Trong nhóm người thì huynh ấy vừa có sức khỏe, vừa có kinh nghiệm đi rừng, săn thú nhất. Nhưng nếu huynh ấy không tình nguyện hỗ trợ thì mình cũng không thể lên tiếng nhờ vả. Xem ra huynh ấy đã có suy tính, nhưng muốn về nhà xin phép nên chưa lên tiếng. Đúng là nên làm vậy, không vội vàng xốc nổi, không hứa hẹn khi chưa chắc mình làm được.
– Cháu xin phép bà nội và cha rồi.
La Hùng vừa thở vừa nói. Trên đường đã chạy hết sức, chỉ sợ không kịp.
– Nhưng mà, …
Cha còn đang phân vân thì Hùng huynh đã chắp tay trịnh trọng nói:
– Cha cháu nói là việc nên làm. Cháu theo cha đi rừng gần mười năm rồi. Chắc sẽ giúp được.
Nói rồi huynh ấy tháo gùi sau lưng mang lên ghe. Trong gùi có cây mác lớn, còn sắc bén hơn cả cây mác của Lý thúc. Có mấy gói lương khô và thịt rừng khô, ống tre đựng nước, mấy gói thuốc trị thương, cầm máu. Sau lưng huynh ấy còn có bộ cung tên.
– Cái này là a báo đưa muội, áo da trâu rừng. Mặc nó sẽ rất ấm. Cung tên này nó mới mua được đó. Trên đường đi ta sẽ dạy muội bắn.
Là đã chuẩn bị sẵn sàng hết rồi, còn chuyên nghiệp hơn nhà Mai nhiều. Ai nấy đều mở mắt nhìn mấy món huynh ấy mang theo, đúng là dân đi rừng chính hiệu.
Mai nhận hai món đồ, hơi mỉm cười nhìn cung tên, vậy mà cả buổi sáng không thấy hắn khoe, hỏng lẽ vừa mua về xong.
Trong làng lại có mấy dáng người đi về phía này. Hùng huynh huýt sáo gọi con Vện. Mọi người nhanh chóng lên ghe rời đi. Chuyện ở đây đã có ông ngoại đứng ra lo liệu.
Con Vện nhảy phóc lên ghe, ngóng cổ sủa mấy tiếng với con Mực đang chạy theo trên bờ rạch. Mai lại gần, vuốt cái đầu nó. Nó vẫn còn nhớ Mai, quẫy đuôi mừng rồi đánh một vòng cái ghe lớn như thám thính chỗ mới. Có con Vện thì chuyện lần theo dấu cậu hai sẽ nhanh hơn. Hùng huynh suy tính thật chu đáo.
Mặt trời bị mây che khuất, bầu trời vẫng sáng nhưng không có tia nắng nào. Gió bỗng như lạnh hơn. Mai sắp xếp lại các loại lá thuốc đem theo. Đêm nay mọi người sẽ nghỉ nhà a Sao, đến sáng thì đến a Vọc bá bá, sau đó sẽ đi về hướng chợ phiên Bàu Sen. Mấy lần đi lại con sông này, Mai chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thật sự đi vào trong những mảng rừng xanh bạt ngàn kia.
Nhìn từ bên ngoài thì cảnh rừng rất đẹp, nhưng khi vào trong thì nguy hiểm luôn cận kề, sẽ không có những con vật thân thiện hay hiền hòa nào cả. Rừng là lãnh địa của chúng, mình đi vào là đã xâm phạm rồi, bọn chúng làm sao “thân thiện, chào đón” được chứ!
Qua nửa đêm một chút thì mới đến nhà a Sao, Mai giật mình tỉnh giấc. Chiều tối cô đã mặc áo da trâu a Báo đưa, đúng là ấm thiệt. Mấy người lớn thay phiên nhau chèo ghe, cô vào trong mui ngủ. Trong làng chỉ còn vài đống lửa leo lét, than hồng cũng sắp tàn. Khí lạnh tràn ra, hơi ẩm nhiều dễ gây bệnh về xương khớp lắm, Mai tự nhủ.
A Sao dẫn đầu đi vào, cắm cây đuốc giữa sân, mở cửa gỗ. Mọi người lẳng lặng đi vào, để một ít đồ đạc lên cái bàn giữa nhà, rồi cũng chia nhau hai bộ ván ngủ nhanh giữ sức. Mai cầm chén đèn mù u đi vào căn phòng nhỏ, đốt một nắm cỏ xả rồi nhanh chóng chui vào tấm nốp ngủ tiếp. Mai cố gắng ru mình vào giấc ngủ, phải giữ sức. Mấy ngày tới không chắc có được ngủ hay không. Đếm đến con cừu thứ ba trăm thì cô ngủ luôn.
Tác giả :
VRSS