Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 126: Nước tương và tương hột
Về nhà quen thuộc, Mai ngủ rất sâu, rất ngon. Đàn gà đông, mấy con gà trống cứ gáy báo canh tư canh năm rộn ràng.
Lúc Mai đến rổ lấy hột vịt cho nương chiên trứng ăn sáng thì thấy cả rổ đầy gần cả trăm hột.
– Nương ơi, sao hột vịt nhiều vậy?
Ngũ cô đang canh nồi cơm nói:
– Hơn nửa tháng nay có mấy người thợ ăn phụ, còn cho hàng xóm rồi đó. Nếu không còn nhiều nữa. Ta không ấp thêm vịt con. Đàn vịt mình hơn hai trăm con rồi, không bán con lớn con nhỏ gì được hết.
Nghe ngũ cô than thở thật dài. Dạo này nương và ngũ cô cũng không đi chợ Sông Lớn được, việc nhà bà nội và lục cô kham không xuể. Hột vịt để lâu sẽ hư, phải qua đến tháng mười một thì mới bán vịt được. Mỗi ngày đàn vịt đều rớt ba bốn chục trứng, ăn làm sao hết.
– Đâu có làm khô, làm muối được như cá tôm.
Hả? Được chứ, làm hột vịt muối, hột vịt bách thảo đi. Mai biết cách làm hột vịt muối, hột vịt có thể để lâu, ăn từ từ, mà cách làm cũng không khó.
– Nương, con xin tro trong bếp nha,
– Ừ, con muốn làm gì?
– Dạ, con định làm trứng vịt muối tro.
– Được không? Ăn được.
Đương nhiên là ăn được rồi, Mai lại phải nói dóc là cô nhìn thấy đầu bếp nhà Bùi gia làm. Bùi đại nhân, bếp nhà ngài là thần thông nhất, tất cả các món ăn trong khoảng mấy trăm năm tới đều biết! Mai le lưỡi ôm cái chậu chạy đi. Cô phải xin thêm tro bếp nhà Lưu bá nữa mới đủ. Mai nhờ lục cô dùng vải âm lau sạch từng trứng hột vịt, để cho khô. Còn cô thì giã muối hột ra cho mịn. Sau đó hai cô cháu vừa lọc tro bếp vừa trộn với muội.
– Một phần muối, chín phần tro hả Mai?
– Dạ phải. Rát tay không cô?
Rát chứ, bình thường chỉ cần một trong hai thứ là đã xót tay rồi. Tay ai mà bị trầy hay cắt chắc không dám đụng vô.
– Mai mốt còn cực nhiều,
Bà nội thở dài nói không đầu không đuôi. Thật ra là ai cũng hiểu nội lo cho lục cô. Lần này lục cô vào đây sát cạnh bà nội để học làm việc; giống như Cúc tỷ đang học ở nhà ngoại. Những chuyện trước đây bà không nỡ để lục cô làm, bây giờ thì đành phải tập làm thôi. Thấy lục cô gắng nhịn đau rát bà lại càng đau lòng. Nuôi con gái lớn lên thì muốn nó được gả đi, lúc sắp đi thì cứ bịn rịn không yên.
Sáng ngày mười bốn tháng tám, Vĩnh ca và Mai theo cha qua chùa cúng dường. Sau đó cha dẫn Vĩnh ca mang quà biếu đến nhà Đỗ Lang y. Mai ở lại chùa phụ sư ông quét sân, dọn lá.
– Nghe nói cháu biết cách dưỡng trẻ sơ sanh sao?
– Dạ, con nhớ chuyện xưa có người làm, mình làm tương tự vậy.
A, không nghĩ là Đỗ lang y đem chuyện ở Bùi gia nói với sư ông. Sư ông thấy gương mặt cô gái nhỏ nhăn nhăn bất đắc dĩ thì nét mặt càng hiền hòa hơn, ông lẩm nhẩm niệm nhỏ:
– A Di Đà Phật! Cứu một mạng người bằng xây bảy tháp phù đồ.
Chuyện ông nhờ Vãi Pran đã sắp thành, mấy đứa nhỏ trong làng được học chữ, sẽ dần hiểu được đạo lý. Con người có tâm sáng thì cuộc sống sẽ an bình, thịnh vượng.
Mai ấp úng thưa:
– Bạch sư ông, con muốn xin học chữ, được không?
Ừ, ông quên mất chuyện con bé là con gái. Người Chân Lạp tuy coi trọng nữ giới nhưng cũng rất hiếm người được học chữ, đa số sẽ luyện nữ công gia chánh, múa hát.
– Ta sẽ hỏi chỗ sư đệ và thầy đồ.
Nhìn ánh mắt trông mong của con bé, ông không khỏi vui vẻ. Quyển chữ mẫu ông gởi nhà Lê tứ, chắc con bé đã học gần hết rồi. Nó sáng dạ linh mẫn như vậy, cũng nên có thầy chỉ dẫn sẽ càng phát huy, cũng tránh hiểu sai, lạc lối.
– Dạ. Đa tạ sư ông.
Trên đường về nhà, Mai nghĩ làm sao để báo đáp sư ông, còn “”hối lộ” Vãi Pran nữa. Thực tế nhất vẫn là nghĩ cách để cuộc sống sư ông thoải mái. Mấy món ngon trong nhà thì không thể cúng dường. Người ăn chay chủ yếu là gạo, ngũ cốc, đường muối, nhà cô và mấy nhà trong làng đều cúng dường. Sư ông cũng khai hoang một miếng ruộng sau chùa trồng rau cỏ, cây thuốc. Nhưng mà sư ông không bắt sâu diệt bọ nên mấy cây rau bị sâu ăn lổ chổ. A, có rồi là sữa đậu nành, nước tương và tương hột.
Sữa đậu nành là Tương huynh thấy người ta nấu nên lúc bán hột giống đã nói cho mọi người biết. Nhà Mai vừa hái đậu nành hôm kia. Ngày mai nhắc nương làm thử xem sao. Sữa đậu nành rồi tàu hủ, cô không biết cách làm tàu hủ, làm sao từ sữa để nó đặc lại, phải bỏ thêm cái gì nữa?
Nhưng mà nước tương và tương hột thì cô nhớ cách làm, không khó lắm. Hai món này chắc chắn sẽ làm sư ông và Vãi Pran vừa lòng. Vì chuyện được đi học, Mai sốt sắng hơn ngày thường. Cô vội lựa từng hột đậu nành no đủ, chắc hột rồi rửa sạch. Nước mưa giữa mùa vừa trong vừa ngọt. Mai nấu sôi, để nguội rồi ngâm đậu nành vào. Bây giờ cô rửa sạch hai cái bình đất, đem phơi cho ráo. Một bình là để cúng dường, một bình là để nhà mình ăn.
Phải chi có loại bình tráng men như bình rượu thì tốt qua. Hai bình rượu và gói quà Trương hộ vệ mang đến cậu hai đều mang về đây. Cha đã gởi một bình cho ông nội. Còn lại là bình rượu mang đến biết Đỗ lang y hôm nay. Mai mốt xin ông bà nội cái vỏ bình được không ta?
Công việc hôm nay là xong rồi, chờ đậu mềm sẽ làm tiếp. Nước tương đậu nành là món chay không thể thiếu, có đủ dinh dưỡng lại có vị thanh, ngọt bùi. Mấy tháng sau khi nước tương được chắt ra, thì phần xác hột đậu nành sẽ làm ra tương hột. Còn một cách khác để làm tương hột nhanh hơn, chỉ hai ngày là xong. Mai đợi vãi Pran đến sẽ làm, như vậy thì việc mình xin sẽ dễ dàng hơn.
Trên vũng Đông Hồ đã có thêm nhiều bè ra đánh lưới. Mấy ngôi nhà sàn phía bờ Tô Châu đợi nước kém cũng ra cồn đất đặt bẫy chim cò, giăng lưới.
Tiết Trung thu vừa qua thì trong gió đã cảm nhận được hơi nước dầy đặc, khí lạnh len lõi vào nhà. Người nông dân bắt đầu tới lui thăm chừng ruộng lúa hàng ngày. Lúa đã cao qua đầu Mai, bắt đầu trổ đòng, kết hột. Trong hơn tháng này ai cũng cầu mong mưa nhỏ nắng ấm để bông lúa trĩu hạt, chắc thân.
Mấy hôm nay Mai, a Phúc và a An vất vả hơn, ba đứa phải trông chừng không cho đàn vịt ùa vào ruộng rúa. Một phần sợ lúa ngả, một phần sợ bọn chúng bơi đi mất. Ruộng lúa đã cao, mấy con vịt mải miết theo dòng nước tìm thức ăn, vào trong đó như “ma trận” làm sao mà lùa về.
Ngày cậu hai, Sinh ca và thất thúc đem ba chiếc ghe thứ hai đi lại là ngày mưa dầm. Gió thổi ào ào làm ngả nghiêng mấy ngọn lá dừa nước.
“Như vầy thì nguy hiểm quá, mới được sáu cái, còn mười bốn cái nữa. Có nên nghĩ cách khác không?”
Mai lẩm nhẩm nho nhỏ. “Mình có nên chia ra các công đoạn cho phù hợp, an toàn hơn không? Sắp tới nước lên, ở mấy ngả ba sông rạch vòng xoáy càng nhiều, thì làm sao đưa ghe đi xa như vậy được?”
Buổi tối, ăn cơm xong Mai lại chỗ cha và nhị bá nghỉ ngơi nói:
– Cha, con nghĩ mình đổi cách đóng ghe.
Tiếp đó cô diễn giải cách cha đóng ghe hiện tại là cưa thân gỗ, xẻ ra thành tấm lớn, xẻ thành từng tấm nhỏ theo kích thước ván ghe, đáy ghe, làm cong, mấy chi tiết khác. Sau đó sẽ ghép lại, làm mộng, trát keo, sơn phết. Bây giờ mình có thể chia ra làm ở hai nơi. Cửa tiệm Phụng Hiệp cũng có làm mái lá rồi, vừng vách lá thành xưởng cũng nhanh. Công việc ở đây là cưa, xe gỗ lớn, xẻ thành ván, làm cong thôi. Xong phần việc này thì xếp lên ghe lớn chở đến Phụng Hiệp để ghép nối, trát rồi sơn phết.
– Cha, mình đóng ván đáy ghe nhỏ ở đây.
Lê tứ hiểu ý con gái, bí mật giữa hai lớp ván càng ít người biết càng tốt. Công việc này cũng do người nhà làm, không để thợ mới học lóm.
– Vậy phải làm khung ghép ghe ở nhà ngoại con trước.
Muốn ghép ván ghe phải có khung gỗ để giữ mấy tấm ván, đỡ tốn thêm một người đứng đỡ. Khung này cũng là Mai tỉ mỉ vẽ, mấy xưởng khác vẫn chưa thấy có.
– Ta thấy làm vậy an toàn hơn, sắp tới mùa gió chướng rồi.
Có nhị bá đồng ý rồi, cha gật đầu bắt đầu sắp xếp thợ ai đi ai ở. Những người thợ làm công việc đốn gỗ, cưa xẻ thì ở lại, do nhị bá và Hân ca, Vinh ca trông coi. Cha, Bình ca và thất thúc sẽ đi Phụng Hiệp lo phần ghép ván. Ở đó có Sinh ca và mấy người nhà ngoại hỗ trợ.
– A Hân, cháu và a Bình chuẩn bị gỗ làm khung ghép. Ngày mốt đi ra đó dựng trước.
– Dạ được.
– Ca, ca nhớ nói với cậu đừng để người lạ vào xưởng, làm vách ngăn khu ghép ván lại.
– Ừ, ta biết.
Ở Trấn Giang đã có xưởng đóng ghe, người ta hiếu kỳ đến xem rồi đồn đãi ra ngoài không tốt lắm. Nhà mình chưa đến lúc phô trương như vậy. Nhưng mà cha đi Phụng Hiệp thì chuyện ruộng lúa tính sao, bà nội thấy cha hơi nhíu mày nói:
– Mấy mẫu ruộng để nương trông chừng.
– Chàng lo việc đó đi, còn ta và ngũ muội nữa mà.
Còn có thêm một người chạy đến lo giúp, là Hùng huynh. Huynh ấy nói mùa này ít đi rừng nên La bá dặn qua đây phụ một tay. Chỉ là huynh ấy không rành việc ở xưởng, cũng chưa làm ruộng, thành ra suốt ngày bị sai sử làm chân chạy vặt. Thêm nữa Cúc tỷ vẫn còn ở nhà ngoại học nữ công, không biết trong lòng huynh ấy có hối hận không đây!
Lúc Mai đến rổ lấy hột vịt cho nương chiên trứng ăn sáng thì thấy cả rổ đầy gần cả trăm hột.
– Nương ơi, sao hột vịt nhiều vậy?
Ngũ cô đang canh nồi cơm nói:
– Hơn nửa tháng nay có mấy người thợ ăn phụ, còn cho hàng xóm rồi đó. Nếu không còn nhiều nữa. Ta không ấp thêm vịt con. Đàn vịt mình hơn hai trăm con rồi, không bán con lớn con nhỏ gì được hết.
Nghe ngũ cô than thở thật dài. Dạo này nương và ngũ cô cũng không đi chợ Sông Lớn được, việc nhà bà nội và lục cô kham không xuể. Hột vịt để lâu sẽ hư, phải qua đến tháng mười một thì mới bán vịt được. Mỗi ngày đàn vịt đều rớt ba bốn chục trứng, ăn làm sao hết.
– Đâu có làm khô, làm muối được như cá tôm.
Hả? Được chứ, làm hột vịt muối, hột vịt bách thảo đi. Mai biết cách làm hột vịt muối, hột vịt có thể để lâu, ăn từ từ, mà cách làm cũng không khó.
– Nương, con xin tro trong bếp nha,
– Ừ, con muốn làm gì?
– Dạ, con định làm trứng vịt muối tro.
– Được không? Ăn được.
Đương nhiên là ăn được rồi, Mai lại phải nói dóc là cô nhìn thấy đầu bếp nhà Bùi gia làm. Bùi đại nhân, bếp nhà ngài là thần thông nhất, tất cả các món ăn trong khoảng mấy trăm năm tới đều biết! Mai le lưỡi ôm cái chậu chạy đi. Cô phải xin thêm tro bếp nhà Lưu bá nữa mới đủ. Mai nhờ lục cô dùng vải âm lau sạch từng trứng hột vịt, để cho khô. Còn cô thì giã muối hột ra cho mịn. Sau đó hai cô cháu vừa lọc tro bếp vừa trộn với muội.
– Một phần muối, chín phần tro hả Mai?
– Dạ phải. Rát tay không cô?
Rát chứ, bình thường chỉ cần một trong hai thứ là đã xót tay rồi. Tay ai mà bị trầy hay cắt chắc không dám đụng vô.
– Mai mốt còn cực nhiều,
Bà nội thở dài nói không đầu không đuôi. Thật ra là ai cũng hiểu nội lo cho lục cô. Lần này lục cô vào đây sát cạnh bà nội để học làm việc; giống như Cúc tỷ đang học ở nhà ngoại. Những chuyện trước đây bà không nỡ để lục cô làm, bây giờ thì đành phải tập làm thôi. Thấy lục cô gắng nhịn đau rát bà lại càng đau lòng. Nuôi con gái lớn lên thì muốn nó được gả đi, lúc sắp đi thì cứ bịn rịn không yên.
Sáng ngày mười bốn tháng tám, Vĩnh ca và Mai theo cha qua chùa cúng dường. Sau đó cha dẫn Vĩnh ca mang quà biếu đến nhà Đỗ Lang y. Mai ở lại chùa phụ sư ông quét sân, dọn lá.
– Nghe nói cháu biết cách dưỡng trẻ sơ sanh sao?
– Dạ, con nhớ chuyện xưa có người làm, mình làm tương tự vậy.
A, không nghĩ là Đỗ lang y đem chuyện ở Bùi gia nói với sư ông. Sư ông thấy gương mặt cô gái nhỏ nhăn nhăn bất đắc dĩ thì nét mặt càng hiền hòa hơn, ông lẩm nhẩm niệm nhỏ:
– A Di Đà Phật! Cứu một mạng người bằng xây bảy tháp phù đồ.
Chuyện ông nhờ Vãi Pran đã sắp thành, mấy đứa nhỏ trong làng được học chữ, sẽ dần hiểu được đạo lý. Con người có tâm sáng thì cuộc sống sẽ an bình, thịnh vượng.
Mai ấp úng thưa:
– Bạch sư ông, con muốn xin học chữ, được không?
Ừ, ông quên mất chuyện con bé là con gái. Người Chân Lạp tuy coi trọng nữ giới nhưng cũng rất hiếm người được học chữ, đa số sẽ luyện nữ công gia chánh, múa hát.
– Ta sẽ hỏi chỗ sư đệ và thầy đồ.
Nhìn ánh mắt trông mong của con bé, ông không khỏi vui vẻ. Quyển chữ mẫu ông gởi nhà Lê tứ, chắc con bé đã học gần hết rồi. Nó sáng dạ linh mẫn như vậy, cũng nên có thầy chỉ dẫn sẽ càng phát huy, cũng tránh hiểu sai, lạc lối.
– Dạ. Đa tạ sư ông.
Trên đường về nhà, Mai nghĩ làm sao để báo đáp sư ông, còn “”hối lộ” Vãi Pran nữa. Thực tế nhất vẫn là nghĩ cách để cuộc sống sư ông thoải mái. Mấy món ngon trong nhà thì không thể cúng dường. Người ăn chay chủ yếu là gạo, ngũ cốc, đường muối, nhà cô và mấy nhà trong làng đều cúng dường. Sư ông cũng khai hoang một miếng ruộng sau chùa trồng rau cỏ, cây thuốc. Nhưng mà sư ông không bắt sâu diệt bọ nên mấy cây rau bị sâu ăn lổ chổ. A, có rồi là sữa đậu nành, nước tương và tương hột.
Sữa đậu nành là Tương huynh thấy người ta nấu nên lúc bán hột giống đã nói cho mọi người biết. Nhà Mai vừa hái đậu nành hôm kia. Ngày mai nhắc nương làm thử xem sao. Sữa đậu nành rồi tàu hủ, cô không biết cách làm tàu hủ, làm sao từ sữa để nó đặc lại, phải bỏ thêm cái gì nữa?
Nhưng mà nước tương và tương hột thì cô nhớ cách làm, không khó lắm. Hai món này chắc chắn sẽ làm sư ông và Vãi Pran vừa lòng. Vì chuyện được đi học, Mai sốt sắng hơn ngày thường. Cô vội lựa từng hột đậu nành no đủ, chắc hột rồi rửa sạch. Nước mưa giữa mùa vừa trong vừa ngọt. Mai nấu sôi, để nguội rồi ngâm đậu nành vào. Bây giờ cô rửa sạch hai cái bình đất, đem phơi cho ráo. Một bình là để cúng dường, một bình là để nhà mình ăn.
Phải chi có loại bình tráng men như bình rượu thì tốt qua. Hai bình rượu và gói quà Trương hộ vệ mang đến cậu hai đều mang về đây. Cha đã gởi một bình cho ông nội. Còn lại là bình rượu mang đến biết Đỗ lang y hôm nay. Mai mốt xin ông bà nội cái vỏ bình được không ta?
Công việc hôm nay là xong rồi, chờ đậu mềm sẽ làm tiếp. Nước tương đậu nành là món chay không thể thiếu, có đủ dinh dưỡng lại có vị thanh, ngọt bùi. Mấy tháng sau khi nước tương được chắt ra, thì phần xác hột đậu nành sẽ làm ra tương hột. Còn một cách khác để làm tương hột nhanh hơn, chỉ hai ngày là xong. Mai đợi vãi Pran đến sẽ làm, như vậy thì việc mình xin sẽ dễ dàng hơn.
Trên vũng Đông Hồ đã có thêm nhiều bè ra đánh lưới. Mấy ngôi nhà sàn phía bờ Tô Châu đợi nước kém cũng ra cồn đất đặt bẫy chim cò, giăng lưới.
Tiết Trung thu vừa qua thì trong gió đã cảm nhận được hơi nước dầy đặc, khí lạnh len lõi vào nhà. Người nông dân bắt đầu tới lui thăm chừng ruộng lúa hàng ngày. Lúa đã cao qua đầu Mai, bắt đầu trổ đòng, kết hột. Trong hơn tháng này ai cũng cầu mong mưa nhỏ nắng ấm để bông lúa trĩu hạt, chắc thân.
Mấy hôm nay Mai, a Phúc và a An vất vả hơn, ba đứa phải trông chừng không cho đàn vịt ùa vào ruộng rúa. Một phần sợ lúa ngả, một phần sợ bọn chúng bơi đi mất. Ruộng lúa đã cao, mấy con vịt mải miết theo dòng nước tìm thức ăn, vào trong đó như “ma trận” làm sao mà lùa về.
Ngày cậu hai, Sinh ca và thất thúc đem ba chiếc ghe thứ hai đi lại là ngày mưa dầm. Gió thổi ào ào làm ngả nghiêng mấy ngọn lá dừa nước.
“Như vầy thì nguy hiểm quá, mới được sáu cái, còn mười bốn cái nữa. Có nên nghĩ cách khác không?”
Mai lẩm nhẩm nho nhỏ. “Mình có nên chia ra các công đoạn cho phù hợp, an toàn hơn không? Sắp tới nước lên, ở mấy ngả ba sông rạch vòng xoáy càng nhiều, thì làm sao đưa ghe đi xa như vậy được?”
Buổi tối, ăn cơm xong Mai lại chỗ cha và nhị bá nghỉ ngơi nói:
– Cha, con nghĩ mình đổi cách đóng ghe.
Tiếp đó cô diễn giải cách cha đóng ghe hiện tại là cưa thân gỗ, xẻ ra thành tấm lớn, xẻ thành từng tấm nhỏ theo kích thước ván ghe, đáy ghe, làm cong, mấy chi tiết khác. Sau đó sẽ ghép lại, làm mộng, trát keo, sơn phết. Bây giờ mình có thể chia ra làm ở hai nơi. Cửa tiệm Phụng Hiệp cũng có làm mái lá rồi, vừng vách lá thành xưởng cũng nhanh. Công việc ở đây là cưa, xe gỗ lớn, xẻ thành ván, làm cong thôi. Xong phần việc này thì xếp lên ghe lớn chở đến Phụng Hiệp để ghép nối, trát rồi sơn phết.
– Cha, mình đóng ván đáy ghe nhỏ ở đây.
Lê tứ hiểu ý con gái, bí mật giữa hai lớp ván càng ít người biết càng tốt. Công việc này cũng do người nhà làm, không để thợ mới học lóm.
– Vậy phải làm khung ghép ghe ở nhà ngoại con trước.
Muốn ghép ván ghe phải có khung gỗ để giữ mấy tấm ván, đỡ tốn thêm một người đứng đỡ. Khung này cũng là Mai tỉ mỉ vẽ, mấy xưởng khác vẫn chưa thấy có.
– Ta thấy làm vậy an toàn hơn, sắp tới mùa gió chướng rồi.
Có nhị bá đồng ý rồi, cha gật đầu bắt đầu sắp xếp thợ ai đi ai ở. Những người thợ làm công việc đốn gỗ, cưa xẻ thì ở lại, do nhị bá và Hân ca, Vinh ca trông coi. Cha, Bình ca và thất thúc sẽ đi Phụng Hiệp lo phần ghép ván. Ở đó có Sinh ca và mấy người nhà ngoại hỗ trợ.
– A Hân, cháu và a Bình chuẩn bị gỗ làm khung ghép. Ngày mốt đi ra đó dựng trước.
– Dạ được.
– Ca, ca nhớ nói với cậu đừng để người lạ vào xưởng, làm vách ngăn khu ghép ván lại.
– Ừ, ta biết.
Ở Trấn Giang đã có xưởng đóng ghe, người ta hiếu kỳ đến xem rồi đồn đãi ra ngoài không tốt lắm. Nhà mình chưa đến lúc phô trương như vậy. Nhưng mà cha đi Phụng Hiệp thì chuyện ruộng lúa tính sao, bà nội thấy cha hơi nhíu mày nói:
– Mấy mẫu ruộng để nương trông chừng.
– Chàng lo việc đó đi, còn ta và ngũ muội nữa mà.
Còn có thêm một người chạy đến lo giúp, là Hùng huynh. Huynh ấy nói mùa này ít đi rừng nên La bá dặn qua đây phụ một tay. Chỉ là huynh ấy không rành việc ở xưởng, cũng chưa làm ruộng, thành ra suốt ngày bị sai sử làm chân chạy vặt. Thêm nữa Cúc tỷ vẫn còn ở nhà ngoại học nữ công, không biết trong lòng huynh ấy có hối hận không đây!
Tác giả :
VRSS