Hà Tiên - Cuộc Sống Điền Viên
Chương 105: Dương ông mang về tin tốt
Mưa rả rít đến lúc chạng vạng mới dứt, không khí ẩm ướt làm món canh mướp nấu ếch thêm ngon. Sạp tre đặt gần bếp rất ấm áp, dì năm vừa ăn vừa kể chuyện ở nhà ngoại và mấy chuyện lạ các nơi.
– Nhớ chợ phiên Đầm Sen không? Có hai người tìm được miếng trầm lớn, bây giờ nhiều người đổ về đó tìm. Trầm đâu không thấy mà có người bị cá sấu cắn ở bìa rừng. Người ta xúm nhau giết nó; tìm thấy trong bụng nó hai vòng tay bằng bạc.
– Trời, có biết là của nhà ai không?
– Không, không nghe xung quanh đó có người bị cắn tay. Người ta nói con sấu đó từ nơi khác đến. Mới đầu mùa bọn chúng đã xuôi về hạ nguồn rồi. Ai cũng đồn năm nay nước lớn.
Sinh vật nhạy với thay đổi của môi trường hơn. Người lớn tuổi hay nhìn phản ứng của động vật xung quanh để dự đoán thời tiết. Kinh nghiệm truyền miệng từ đời này sang đời khác, thành những câu thành ngữ như ‘chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm’ hay ‘tháng bảy kiến đàn là đại nàn hồng thuỷ’.
Lúc cả nhà ngồi cùng nhau trên hai bộ ván nhà trên, dì năm mới nói chuyện nhà ngoại chuẩn bị mở tiệm bán ghe.
– Cha xin đất ở ngã bảy gần chợ phiên, gần một quan cho một công đất ruộng (1). Mùng chín rồi là ngày tốt, cha cúng dựng nhà nhỏ và cầu nước neo ghe rồi.
– Vậy cha có nói khi nào xuống lấy ghe không? ở đây có một nghe lớn, làm thêm hai ba ngày nữa là được ba ghe nhỏ.
– Không nghe cha nói, nhà tỷ phu tính sao?
Nghe cha nói tình hình đóng ghe, Dượng năm hỏi tiếp. Cha chưa trả lời mà nhìn nương có ý hỏi. Thật ra chuyện bán ghe nương không rành, cha hỏi theo thói quen làm nương ngẩn ra.
– A Mai, con muốn nói gì?
Trời, Mai đâu có ‘giơ tay’ xin phát biểu đâu, dượng năm thật là!
– Dì dượng có nghe ông ngoại nói ai ở tiệm bán ghe không?
Mai hỏi như vậy để không nói thẳng tính toán đã có từ lâu của mình. Trước đây khi nói chuyện với cậu hai Mai đã tính sẵn các bước thực hiện.
– Ban đầu cậu hai cháu bán, sau đó a Sinh sẽ lo.
Đúng như Mai đoán, ông bà ngoại sẽ không buông việc làm ruộng. Việc này là để Sinh ca và mấy biểu ca có thêm đường mưu sinh sau này.
– Cha, việc bán ghe không dễ, có người lớn giống ông nội mới bán được. Còn phải hiểu biết mấy loại ghe này nữa. Để Bình ca và con vô nhà ngoại mấy ngày, có cha đi nữa mới được.
– Phải, phải.
“Lời a Mai nói đúng, mấy lần cha mời khách đến xem ghe đều dễ dàng mua bán, phần lớn là tin tưởng lời cha nói. Mua ghe là chuyện lớn trong nhà, không ai khinh suất”, Lê tứ không khỏi vui vẻ trong lòng nghĩ. Suy nghĩ cẩn thận xong ông nói.
– Vậy đóng xong cái ghe nhỏ dở dang này thì đem một lớn hai nhỏ đi vô đó.
Nói xong, cha quay sang nói Vinh ca:
– Mấy ngày này cháu chạy về Tô Châu thăm con đi. Lúc ta đi thì ở đây coi sóc chuyện trong xưởng.
– Dạ, cháu biết.
Nhị tẩu đã sanh em bé được gần tháng, là con gái. Nhà nội ai cũng vui mừng, Vinh ca thì khỏi nói rồi. Cứ mười bữa nửa tháng ca ấy lại chạy về nhà mẹ nhị tẩu thăm con thăm vợ. Đường từ đây về đó đi hơn một buổi, mỗi lần đi về gần hai ngày.
– Vợ cháu sanh rồi à, ta chưa biết. Ta có khúc vải nhỏ, gửi cháu để dành may quần áo cho con.
– Dạ, cảm ơn cô.
Dì năm nghe tin hỏi thăm thêm mấy câu chuyện con gái Vinh ca. Nương đã đi thăm một lần lúc vừa sanh xong nên góp thêm mấy lời. Vinh ca đâu có để ý chuyện lặt lặt lúc đàn bà ở cử hay con nít khóc la gì.
Dượng thấy mọi người nói xong thì quay qua chuyện bạch lạp.
– Trưa mai ta cũng đi, tiền bán lần này đây. Nghe dượng nói, dì năm mang túi tiền giao ra, nương đưa An ca đếm. Chuyện mua bán bạch lạp không ngờ êm xuôi như vậy. Trong thời gian này chưa có ai biết cách làm, mình tranh thủ kiếm tiền vốn.
Thấy Mai nháy mắt, nương nói chuyện ‘đặt hàng’ cho cửa tiệm như đã bàn. Hai hôm trước, nương đã dẫn An ca và Mai đến thăm nhà Tiêu Ân thúc, may là thúc ấy có ở nhà. Bé gái hơn sáu tháng tuổi sổ sữa tròn vo, bắp tay thịt săn chắc nhìn thấy cưng. Nương có mang theo hai bộ quần áo nhỏ xíu cho bé.
Tiêu Ân thúc làm mua bán vùng Lũng Kỳ, Cần Vọt chủ yếu là dầu đốt, vải bông, xạ hương và các trang sức bằng gỗ, bạc, đồng. Đôi khi là răng thú, da lông quí giá. Cân nhắc tính toán một hồi, Mai chỉ dám đặt thúc ấy hai loại vải trơn rẻ tiền. Làng Đông Hồ còn nghèo so với các làng lâu đời khác nên mấy món trang sức sẽ ít có người mua.
Vậy nên nhà Mai mua mấy món giống lần trước từ dì dượng.
– Ta thấy mua bán cây giống rất tốt, ta sẽ để ý các loại giống mới xem sao.
Lúc nghe kể chuyện bán cây giống của Tương huynh dượng rất hứng thú, gật đầu nói.
Sáng hôm sau, Mai thấy cha đứng nói chuyện riêng với dượng ở cổng trước. Cha muốn hỏi thăm tin tức mới đang truyền đi. Chắc cha sợ mấy đứa nhỏ trong nhà lo lắng nên mới hỏi riêng. Ha, Mai thấy người quá lo lắng cần trấn an là cha mới đúng. Mấy đứa con trai, kể cả Vinh ca đã lớn, cũng chẳng để tâm chút nào.
Qua ngày rằm cha đã làm xong chiếc ghe nhỏ thứ ba, chuẩn bị đem vào nhà ngoại. Cha dặn dò Vinh ca, Hân ca và thất thúc tiếp tục cưa xẻ gỗ cho ghe lớn, ghe nhỏ; và vẫn có ý chờ Dương ông về nên chần chừ thêm ba ngày nữa.
Lần này Dương ông được mọi người chờ đón từ lúc rẽ vào con rạch vào làng. Ông cũng hơi bất ngờ, kêu mọi người cùng vào nhà. Ông ngồi xuống bộ bàn ghế dài rồi nói ngay.
– Có tin tốt, Tân Quốc Vương có lệnh ban vùng này và miệt trong cho Mạc đại nhân. Không, bây giờ Mạc đại quan cai quản. Hiện giờ đang dựng dinh ở Lũng Kỳ. Trước mắt thuế ruộng đất được miễn ba năm. Sản vật phải nộp hai năm nay thì đợi qua mùa lúa sẽ có lệnh gửi đến.
– Tốt,
– Được rồi.
Nghe tin xong mỗi người một phản ứng, nhẹ nhõm vì kết cục đã định xuống, vui vẻ đươc miễn thuế ruộng đất, lo lắng vì chuyện nộp sản vật còn treo lơ lửng. Đợi tiếng bàn luận giảm xuống, Dương ông nói tiếp:
– Ta có gặp Vãi lần trước đến đây, nói chuyện tìm không được thầy đồ. Vãi hứa sẽ tìm giúp, còn có thể nói giúp chỗ Mạc đại quan nữa, rất nhanh sẽ có tin. Chúng ta cần chuẩn bị chỗ dạy học và nghỉ ngơi cho thầy đồ.
Có người đàn ông trung niên nói:
– Lúa vừa ra lá cụm, mấy ngày này đang dặm. Hay là đợi qua đợt này, Dương thúc chọn chỗ dựng nhà, chúng ta mỗi nhà phụ một tay.
– Phải, phải.
Thấy mọi người đều gật đầu Dương ông không phản đối, ông cũng phải ra thăm ruộng nhà mình. Mấy ngày nay đi mà trong lòng ông lo lắng không thôi. Nhóm người giải tán, về nhà lo việc nhà mình.
Cha kể lại cho cả nhà nghe lúc ăn cơm chiều, nói với nương.
– Sáng mai ta tranh thủ dặm lúa, giờ ngọ thì đi, nàng lo tiếp được không?
– Được, chàng đi đi.
– Ca, còn nhiều người ở nhà mà.
Thất thúc lên tiếng, mấy người ở nhà cũng hô phải. Lúc sạ lúa không đều tay hoặc hạt lúa bị mưa trôi đi, côn trùng ăn mất nên sẽ mọc không đều. Người nông dân sẽ nhổ mạ từ chỗ mọc dày sang cấy vào chỗ mọc thưa. Cả ruộng lúa mới đều, cây lúa phát triển đều, thuận lợi lúc làm đòng, thu hoạch.
Nghe tin về chuyện được miễn giảm thuế ai cũng vui mừng. Mai tự nhẩm trong lòng. Năm rồi mình “lạc” đến đây đúng vào năm 1698 theo dương lịch. Những năm tiếp theo vùng đất này sẽ càng phồn thịnh, mua bán trong vùng rất phát triển. Đặc biệt vị Mạc gia này có tài giao thương, xuất khẩu đi các nước rất tốt. Nhà mình cần chuẩn bị kỹ càng đón cơ hội này.
Haiz, đến lúc đó thì cũng cách mấy năm, vốn liếng tiếng Anh của cô còn được bao nhiêu đây? Học ngoại ngữ là phải ôn luyện mỗi ngày. Cả năm nay cô chỉ lẩm nhẩm trong đầu, quên đi nhiều rồi. Cô lại đang lo học chữ Hán Nôm nữa.(1): 1 công đất ngày xưa = 600m2
– Nhớ chợ phiên Đầm Sen không? Có hai người tìm được miếng trầm lớn, bây giờ nhiều người đổ về đó tìm. Trầm đâu không thấy mà có người bị cá sấu cắn ở bìa rừng. Người ta xúm nhau giết nó; tìm thấy trong bụng nó hai vòng tay bằng bạc.
– Trời, có biết là của nhà ai không?
– Không, không nghe xung quanh đó có người bị cắn tay. Người ta nói con sấu đó từ nơi khác đến. Mới đầu mùa bọn chúng đã xuôi về hạ nguồn rồi. Ai cũng đồn năm nay nước lớn.
Sinh vật nhạy với thay đổi của môi trường hơn. Người lớn tuổi hay nhìn phản ứng của động vật xung quanh để dự đoán thời tiết. Kinh nghiệm truyền miệng từ đời này sang đời khác, thành những câu thành ngữ như ‘chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm’ hay ‘tháng bảy kiến đàn là đại nàn hồng thuỷ’.
Lúc cả nhà ngồi cùng nhau trên hai bộ ván nhà trên, dì năm mới nói chuyện nhà ngoại chuẩn bị mở tiệm bán ghe.
– Cha xin đất ở ngã bảy gần chợ phiên, gần một quan cho một công đất ruộng (1). Mùng chín rồi là ngày tốt, cha cúng dựng nhà nhỏ và cầu nước neo ghe rồi.
– Vậy cha có nói khi nào xuống lấy ghe không? ở đây có một nghe lớn, làm thêm hai ba ngày nữa là được ba ghe nhỏ.
– Không nghe cha nói, nhà tỷ phu tính sao?
Nghe cha nói tình hình đóng ghe, Dượng năm hỏi tiếp. Cha chưa trả lời mà nhìn nương có ý hỏi. Thật ra chuyện bán ghe nương không rành, cha hỏi theo thói quen làm nương ngẩn ra.
– A Mai, con muốn nói gì?
Trời, Mai đâu có ‘giơ tay’ xin phát biểu đâu, dượng năm thật là!
– Dì dượng có nghe ông ngoại nói ai ở tiệm bán ghe không?
Mai hỏi như vậy để không nói thẳng tính toán đã có từ lâu của mình. Trước đây khi nói chuyện với cậu hai Mai đã tính sẵn các bước thực hiện.
– Ban đầu cậu hai cháu bán, sau đó a Sinh sẽ lo.
Đúng như Mai đoán, ông bà ngoại sẽ không buông việc làm ruộng. Việc này là để Sinh ca và mấy biểu ca có thêm đường mưu sinh sau này.
– Cha, việc bán ghe không dễ, có người lớn giống ông nội mới bán được. Còn phải hiểu biết mấy loại ghe này nữa. Để Bình ca và con vô nhà ngoại mấy ngày, có cha đi nữa mới được.
– Phải, phải.
“Lời a Mai nói đúng, mấy lần cha mời khách đến xem ghe đều dễ dàng mua bán, phần lớn là tin tưởng lời cha nói. Mua ghe là chuyện lớn trong nhà, không ai khinh suất”, Lê tứ không khỏi vui vẻ trong lòng nghĩ. Suy nghĩ cẩn thận xong ông nói.
– Vậy đóng xong cái ghe nhỏ dở dang này thì đem một lớn hai nhỏ đi vô đó.
Nói xong, cha quay sang nói Vinh ca:
– Mấy ngày này cháu chạy về Tô Châu thăm con đi. Lúc ta đi thì ở đây coi sóc chuyện trong xưởng.
– Dạ, cháu biết.
Nhị tẩu đã sanh em bé được gần tháng, là con gái. Nhà nội ai cũng vui mừng, Vinh ca thì khỏi nói rồi. Cứ mười bữa nửa tháng ca ấy lại chạy về nhà mẹ nhị tẩu thăm con thăm vợ. Đường từ đây về đó đi hơn một buổi, mỗi lần đi về gần hai ngày.
– Vợ cháu sanh rồi à, ta chưa biết. Ta có khúc vải nhỏ, gửi cháu để dành may quần áo cho con.
– Dạ, cảm ơn cô.
Dì năm nghe tin hỏi thăm thêm mấy câu chuyện con gái Vinh ca. Nương đã đi thăm một lần lúc vừa sanh xong nên góp thêm mấy lời. Vinh ca đâu có để ý chuyện lặt lặt lúc đàn bà ở cử hay con nít khóc la gì.
Dượng thấy mọi người nói xong thì quay qua chuyện bạch lạp.
– Trưa mai ta cũng đi, tiền bán lần này đây. Nghe dượng nói, dì năm mang túi tiền giao ra, nương đưa An ca đếm. Chuyện mua bán bạch lạp không ngờ êm xuôi như vậy. Trong thời gian này chưa có ai biết cách làm, mình tranh thủ kiếm tiền vốn.
Thấy Mai nháy mắt, nương nói chuyện ‘đặt hàng’ cho cửa tiệm như đã bàn. Hai hôm trước, nương đã dẫn An ca và Mai đến thăm nhà Tiêu Ân thúc, may là thúc ấy có ở nhà. Bé gái hơn sáu tháng tuổi sổ sữa tròn vo, bắp tay thịt săn chắc nhìn thấy cưng. Nương có mang theo hai bộ quần áo nhỏ xíu cho bé.
Tiêu Ân thúc làm mua bán vùng Lũng Kỳ, Cần Vọt chủ yếu là dầu đốt, vải bông, xạ hương và các trang sức bằng gỗ, bạc, đồng. Đôi khi là răng thú, da lông quí giá. Cân nhắc tính toán một hồi, Mai chỉ dám đặt thúc ấy hai loại vải trơn rẻ tiền. Làng Đông Hồ còn nghèo so với các làng lâu đời khác nên mấy món trang sức sẽ ít có người mua.
Vậy nên nhà Mai mua mấy món giống lần trước từ dì dượng.
– Ta thấy mua bán cây giống rất tốt, ta sẽ để ý các loại giống mới xem sao.
Lúc nghe kể chuyện bán cây giống của Tương huynh dượng rất hứng thú, gật đầu nói.
Sáng hôm sau, Mai thấy cha đứng nói chuyện riêng với dượng ở cổng trước. Cha muốn hỏi thăm tin tức mới đang truyền đi. Chắc cha sợ mấy đứa nhỏ trong nhà lo lắng nên mới hỏi riêng. Ha, Mai thấy người quá lo lắng cần trấn an là cha mới đúng. Mấy đứa con trai, kể cả Vinh ca đã lớn, cũng chẳng để tâm chút nào.
Qua ngày rằm cha đã làm xong chiếc ghe nhỏ thứ ba, chuẩn bị đem vào nhà ngoại. Cha dặn dò Vinh ca, Hân ca và thất thúc tiếp tục cưa xẻ gỗ cho ghe lớn, ghe nhỏ; và vẫn có ý chờ Dương ông về nên chần chừ thêm ba ngày nữa.
Lần này Dương ông được mọi người chờ đón từ lúc rẽ vào con rạch vào làng. Ông cũng hơi bất ngờ, kêu mọi người cùng vào nhà. Ông ngồi xuống bộ bàn ghế dài rồi nói ngay.
– Có tin tốt, Tân Quốc Vương có lệnh ban vùng này và miệt trong cho Mạc đại nhân. Không, bây giờ Mạc đại quan cai quản. Hiện giờ đang dựng dinh ở Lũng Kỳ. Trước mắt thuế ruộng đất được miễn ba năm. Sản vật phải nộp hai năm nay thì đợi qua mùa lúa sẽ có lệnh gửi đến.
– Tốt,
– Được rồi.
Nghe tin xong mỗi người một phản ứng, nhẹ nhõm vì kết cục đã định xuống, vui vẻ đươc miễn thuế ruộng đất, lo lắng vì chuyện nộp sản vật còn treo lơ lửng. Đợi tiếng bàn luận giảm xuống, Dương ông nói tiếp:
– Ta có gặp Vãi lần trước đến đây, nói chuyện tìm không được thầy đồ. Vãi hứa sẽ tìm giúp, còn có thể nói giúp chỗ Mạc đại quan nữa, rất nhanh sẽ có tin. Chúng ta cần chuẩn bị chỗ dạy học và nghỉ ngơi cho thầy đồ.
Có người đàn ông trung niên nói:
– Lúa vừa ra lá cụm, mấy ngày này đang dặm. Hay là đợi qua đợt này, Dương thúc chọn chỗ dựng nhà, chúng ta mỗi nhà phụ một tay.
– Phải, phải.
Thấy mọi người đều gật đầu Dương ông không phản đối, ông cũng phải ra thăm ruộng nhà mình. Mấy ngày nay đi mà trong lòng ông lo lắng không thôi. Nhóm người giải tán, về nhà lo việc nhà mình.
Cha kể lại cho cả nhà nghe lúc ăn cơm chiều, nói với nương.
– Sáng mai ta tranh thủ dặm lúa, giờ ngọ thì đi, nàng lo tiếp được không?
– Được, chàng đi đi.
– Ca, còn nhiều người ở nhà mà.
Thất thúc lên tiếng, mấy người ở nhà cũng hô phải. Lúc sạ lúa không đều tay hoặc hạt lúa bị mưa trôi đi, côn trùng ăn mất nên sẽ mọc không đều. Người nông dân sẽ nhổ mạ từ chỗ mọc dày sang cấy vào chỗ mọc thưa. Cả ruộng lúa mới đều, cây lúa phát triển đều, thuận lợi lúc làm đòng, thu hoạch.
Nghe tin về chuyện được miễn giảm thuế ai cũng vui mừng. Mai tự nhẩm trong lòng. Năm rồi mình “lạc” đến đây đúng vào năm 1698 theo dương lịch. Những năm tiếp theo vùng đất này sẽ càng phồn thịnh, mua bán trong vùng rất phát triển. Đặc biệt vị Mạc gia này có tài giao thương, xuất khẩu đi các nước rất tốt. Nhà mình cần chuẩn bị kỹ càng đón cơ hội này.
Haiz, đến lúc đó thì cũng cách mấy năm, vốn liếng tiếng Anh của cô còn được bao nhiêu đây? Học ngoại ngữ là phải ôn luyện mỗi ngày. Cả năm nay cô chỉ lẩm nhẩm trong đầu, quên đi nhiều rồi. Cô lại đang lo học chữ Hán Nôm nữa.(1): 1 công đất ngày xưa = 600m2
Tác giả :
VRSS