Giống Rồng
Chương 7-1: Tình yêu Gã Quỷ
Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ bảy:
Hội Phong Châu, Quỷ động Man rơi lệ.
Phủ Trường Châu, Đầm long tướng hàng Dương.
Chương 7.1 Tình yêu Gã Quỷ
Sau hai năm với nhiều bộn bề, thứ sử họ Vương châu Phong đã âm thầm vun vén, xây dựng đội quân người Mường, Mán lên đến hơn hai vạn người cùng hơn vạn lính phòng đông đủ sức chống lại đội quân hùng mạnh của các tộc người man phía Tây Bắc, vốn được hậu thuẫn rất lớn từ triều đình đất Quy Nghĩa. Dương Thanh vào đất Man Hoàng cùng với Do Độc huy động đám lính đi theo từ khi trốn khỏi đất Giao Châu, tháng ngày sát cánh với dân trong các khê động đắp đập, xẻ núi lập ruộng, dẫn nước từ chỗ cao đến chỗ thấp, điều hòa con nước dữ dội Đà Giang. Chỉ trong hai mùa lá rụng, dân chúng khắp các vùng xung quanh đều no đủ theo về thất động Đà Giang rất nhiều. Vùng thung lũng dải núi Hoàng Liên trở thành hậu phương cung cấp quân lương cho đội quân ba vạn người của Phong Châu cùng hơn ba mươi châu cơ mi lệ thuộc vào châu Phong.
Những đối sách mềm dẻo của Thăng Triều với chính quyền Tống Bình giúp họ Vương có chỗ đứng và ảnh hưởng rất lớn ở An Nam. Hàng tháng Phong Châu đều dâng nộp đầy đủ thuế sưu, lại cho người tìm sản vật, thú hiếm cống nạp thường xuyên khiến Tống Bình càng yên dạ mà không có chút mảy may nghi ngờ quân dân châu Phong. Kiều Chung Đạt sau khi dùng mưu đuổi viên tướng trẻ tuổi Do Độc tới miền biên ải đã được Vương Thăng Triều tín nhiệm làm đến phó thứ sử được tự do ra vào phủ thành, ăn cùng bàn, ngủ chung lều trại với Thăng Triều khi có chiến sự diễn ra. Thấy sự mềm dẻo của Thăng Triều với quan đô hộ, Chung Đạt hỏi Thăng Triều:
- Thuế sưu ta không phải có dư thừa để nộp cho Tống Bình. Trong khi đó các châu quận phía nam mấy vụ nay đều tỏ vẻ bất tuân. Vậy mà ngài còn sai người tìm kiếm sản vật quý hiểm, chim trĩ, chim công, kỳ thạch dị thảo để cống nạp chẳng phải là để bọn đó nhờ vậy mà giương giương tự đắc hay sao.
- Chung Đạt nói phải. Nhưng những thứ kỳ hoa dị thảo đó, dân ta đâu có thể mang ra mà ăn, đâu có thể khiến lương thực đầy kho. Chi bằng mang thứ đó dâng cho bọn chúng mà dân ta được yên, Phong Châu tránh được nghi kỵ của Tống Bình. Xưa bao gương vẫn còn đó, chỉ vì chút cống nạp không vừa lòng bọn đó mà dân chúng bị xéo giày, kẻ cầm đầu còn bị mang ra chém vì tội khi quân. Nay thóc lúa còn chưa thể an định quân tình, nuôi dân độ thế chúng sinh Phong Châu, dâng những thứ đó mà thay cho lương thảo, ấy là thượng sách.
Chung Đạt nhận thấy tấm lòng trượng nghĩa của Thăng Triều mà càng dốc lòng phò giúp Thăng Triều. Viên bổ đầu Hoa Tài là thân hữu của Chung Đạt nhờ đó mà được lãnh quân tinh nhuệ thành Bạch Hạc. Tài dẫn quân tinh nhuệ Bạch Hạc đã cùng quân đội Tống Bình đánh nhiều trận ác liệt bên bờ sông Lô diệt đám quân phản loạn người man từ dọc biên giới phía Bắc châu Bình Nguyên tràn xuống.
Phong châu bấy giờ trở thành tiền đồn chặn đánh mọi sự thâm nhập từ vùng biên ải phía bắc, một cứ điểm hậu phương vững chắc cũng là nơi mà An Nam đô hộ sứ Trọng Vũ hết mực tin tưởng. Lý Nguyên Gia tiếp nối cũng dựa vào sức Phong Châu mà lệnh các châu quận vùng châu thổ. Chỉ còn các châu quận phía nam phần nào còn nằm ngoài vùng kiểm soát của Tống Bình.
Hơn nửa năm trôi qua làm quan đô hộ đất An Nam, Lý Nguyên Hỷ thấy dân nam còn nhiều nơi hoang dã, thờ phụng thánh thần còn thiếu xót, chưa theo lệ người Hoa Hạ nên cứ dịp tiết lễ lại mở hội khắp nơi. Theo đó cứ ngày rằm, mồng một hàng tháng Nguyên Gia đến các huyện xung quanh Tống Bình cùng đám hương hào soạn sửa lễ vật, nhang đèn khấn vái sơn thần, thổ địa, hà bá. Các đền thờ, miếu mạo cho phục dựng trở lại thờ cúng như trước đây. Các quan địa phương, thổ hào phải để ra một phần sản vật cống nạp, thuế tô để làm lễ dâng lên thánh thần tại đất mình cai trị.
Ngày thất tịch mùa thu năm Quý Mão, đất Phong Châu, thành Bạch Hạc thứ sử Thăng Triều mở hội cho binh lính lâu ngày trở về đoàn tụ với vợ con, gia đình. Những người vợ có chồng đóng quân tại vùng biên ải xa xôi được đăng ký với quan địa phương mà tới gặp chồng. Tiếng trống hội tưng bừng, nô nức những khuôn mặt rạng ngời. Nước mắt, niềm vui vỡ òa tràn ngập không khí náo nhiệt vùng đất Phong thổ. Ai cũng kiếm cho mình một chỗ để hàn huyên, gắn kết thứ tình cảm mà bấy lâu nay chẳng có cơ hội được thể nguyện.
Biết bao nhiêu câu chuyện mà họ còn đang kể cho nhau nghe, bao nhiêu những món quà muốn gửi gắm tới người yêu thương. Tiếng cười nói huyên náo thành nhỏ Bạch Hạc. Những đôi dép gỗ, những chiếc áo gụ, khố bông, hay chỉ là cuộn chỉ màu, chiếc kim nhỏ làm tin. Tiếng vó ngựa, xe gỗ nườm nượp ra vào thành, ai cũng cố gắng bằng mọi cách thuê mướn dân trong thành và vùng lân cận một con ngựa hay chí ít cũng là một con lừa, con trâu để cùng người yêu thương tận hưởng ngày đoàn tụ.
Mấy cô gái đến tuổi cập kê cũng rủ nhau khâu áo mũ, túi thơm, khăn thổ cẩm, đan vỏ kiếm, bầu nước đến thành Bạch Hạc mong kiếm được một tấm nam nhi uy dũng. Một toán lính tráng chưa có gia đình tìm theo những điểm dấu mà đám con gái đó để lại. Bọn con gái mách nhau vào chơi mấy trò để tăm các anh lính nhìn khù khờ lơ ngơ thì bắn tiếng chạy đến bờ suối, bờ sông mà hẹn hò đôi lứa.
Trời gió mây vũ vần, đen kín bầu trời như thể sắp sập xuống. Có cô gái lặn lội một tuần trời, đội mưa đi từ đất huyện Thái Bình, tay xách nách mang nào mũ áo, khăn ấm, địu trên lưng đứa trẻ răng cửa còn chưa mọc đầy bốn chiếc. Ánh mắt cô long lanh, tiếng khóc nức nở nhìn thấy anh chồng mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh. Hai người ôm lấy đứa con trong buổi sáng lộng gió, mây đen kéo đến sầm trời như muốn ập cả trời nước xuống ngay.
Phía đông nam là những khuôn mặt sứt sẹo đẫm lệ, những đôi chân không còn vẹn nguyên, hay những cánh tay đâu đó bị thiếu khuyết của đám thương binh. Mấy bà, mẹ cùng lũ trẻ con dìu những người lính đó tìm hỏi xe ngựa hay dò xem có người nào chung đường về thì nhờ ké để về nhà. Những người khác, bám lấy bờ vai sờn chỉ, áo yếm vá chằng vá chịt, đầu quấn tóc tròn vành như bu thóc nặng trĩu, cà nhắc đi ra khỏi thành chẳng chút vấn vương.
Lặng lẽ một góc phía nam, ngồi cạnh chỗ con trẻ vui đùa có bà mẹ già dắt tay đứa cháu gái lơ thơ ánh mắt xa xăm nhìn len lỏi vào đám người mà ngóng trông người con, người cha của họ. Có anh lính nhìn thấy bà lão, anh ân cần hỏi:
- Bà tìm con trai hay chồng? Đóng quân ở nơi nào.
- Già tìm con trai. Lão dắt cháu từ Chu Diên tới đây. Ba năm trước nó bị bắt đi lính, quan huyện báo cho già là nó làm lính phòng đông, theo tướng họ Lý đóng ở đất Lâm Tây.
- Vậy già cùng bé hãy đến đằng kia. Chỗ có cây đu và đám người mặc áo thổ cẩm đó. Đấy là lính phòng đông, đất Lâm Tây.
Bà lão dắt đứa cháu mặt mày nhuốc nhem, đôi chân mảnh khảnh run run, bà đội nón rách, chống cây gậy đay kho giòn dắt đứa cháu đi. Đứa nhỏ nhìn xung quanh vui vẻ, nói cười, trẻ con nô nghịch mà đôi tay như muốn rời đi nhưng đôi tay cỗi già chẳng buông nên nó chỉ dám nhìn theo với ánh mắt thèm thuồng. Đôi chân nó lặng bước theo sức kéo của bà lão đang dắt nó đi phía trước. Bà nhìn thấy một vị tướng oai phong lẫm liệt, tóc tai lòa xòa như lông gấu, tay chân chằng chịt những thớ sẹo. Bà vỗ vai hỏi từ phía sau:
- Này vị tướng quân kia ơi. Cho già hỏi chút chuyện.
Vị tướng quân quay mặt lại, mặt mang miếng da bò, gớm ghiếc khiến bà lão cùng đứa trẻ kinh hãi. Đứa trẻ sụng sịu, sợ hãi thét lên:
- Bà ơi. Quỷ dữ.
Vị tướng quân nở nụ cười, mặt mũi càng thêm hung tợn. Bà lão lấy lại bình tĩnh mà hỏi:
- Tướng quân bớt giận. Trẻ con không biết điều, già xin về bảo ban nó.
- Bà lão có điều chi muốn hỏi ta.
- Già tìm con trai. Cha của đứa bé này. Ngài có phải tướng quân đất Lâm Tây họ Lý không.
- À, ta không phải họ Lý. Ta họ Đỗ tên là Thượng. Sinh ra có bớp dị dạng nên đeo miếng da bò, người ta gọi ta là Ngưu Diện. Già tìm ai, người đó tên gì. Mẹ đứa bé đâu mà lại để mình già đến đây.
Bà lão xin ngồi xuống để kể lại câu chuyện cho vị tướng quân. Bà lấy tay mà lau hai dòng nước mắt còn lăn dài trên má, miệng mếu máo lộ ra hàm răng đen lô nhô vài chiếc mọc xiên ngang dọc. Bà khóc như nhà có đám:
- Khổ thân cho già này lắm, tướng quân ơi. Cái giống gãi đĩ già mồm, lẳng lơ đó. Nghĩ đến thôi già chỉ muốn cầm dao giết quách nó đi. Con trai già là Lê Đáng, ba năm trước nó bị bắt đi lính. Quan huyện bảo nó đi lính ở đất Lâm Tây, theo vị tướng quân họ Lý. Mấy năm nay chiến tranh liên miên, chẳng có tin gì của nó. Người trong làng giải ngũ về thì báo nó chết rồi. Có người nói với già gặp nó ở thành Bạch Hạc khi quân họ Lý bị đám quân lính Dương gì đó giết. Rồi người trong làng bỏ đất mà đi, mẹ con bé không có chồng ở nhà gian dâm tư thông với thằng cường hào họ Cẩu, theo bọn chó ấy mà đi. Bỏ lại đứa con gái cho lão.
- Ta có người anh em làm điểm quân đất đó. Để ta hỏi giúp già. Mà chẳng hay lão có một người con trai đó thôi sao.
- Lão có cả thảy sáu đứa con gái, đến khi đẻ ra được mụn con trai thì ông nhà tôi bị cướp giết khi đi gánh hàng cho dân thương người Hoa Hạ đi qua đất huyện Nam Định. Mấy đứa chị của bố đứa bé này gả hết cho nhà người ta. Còn hai đứa con gái cũng đành phải bán chúng nó làm nô tỳ cho nhà người ta. Khi cha nó đi lính, chẳng đứa con gái nào về nhà thăm hỏi mẹ chúng nó lấy một lần. Mỗi lần dỗ cha chúng nó, bọn nó lại vác cái mồm về ăn xong lại cắp đít mà đi, đứa lớn ganh tỵ đứa nhỏ, đứa này đứa kia nói nhức đầu inh tai. Bấy giờ già đuổi hết chúng nó đi, cấm cửa chúng nó quay lại. Bây giờ con trai già chẳng biết chỗ nào. Lại có đứa con dâu mèo mả gà đồng, thân cũi cực mà chỉ muốn trầm mình xuống sông sâu cho xong cái mạng. Mà nghĩ thương con bé, hai bà cháu đi xin ăn ở huyện thành này đã hai năm nay. Chỉ mong tin từ cha nó.
- Bà lão thật tội nghiệp. Nếu già không chê thì ta giới thiệu già đến người bạn ta ở bên kia Đà Giang, ở núi Tản có một nông trang.
- Già lớn tuổi rồi, không làm được việc gánh nước, cấy cầy. Giờ chỉ mong tìm được cha con bé, thân già mới nhắm mắt nằm xuống được.
Có một người nhỏ con, miệng ngoạc như ếch, mắt treo như cáo, cưỡi ngựa chạy đến chỗ vị tướng quân mặt mày hung dữ. Bà lão nhìn người đó, chữ trên cờ vai áo in chữ nhìn quen quen. Bà chỉ tay hỏi:
- Vị đó có phải Lý tướng quân không.
- Lão ơi. Tay họ Lý đó đã bị Dương Thanh thiên tướng giết từ lâu rồi. Cờ trên vai áo người đó đúng là chữ Lý, nhưng không phải tướng họ Lý mà lão tìm đâu. Mà đúng rồi, đó là anh bạn mà ta vừa nhắc đến. Người đó quản binh đất Lâm Tây. Để ta dò hỏi giúp già.
Gã khệnh khạng chạy ra, tay giữ chắc cương ngựa, miệng hớn hở mừng hỏi:
- Anh ba. Có việc này muốn hỏi nhờ anh ba.
Anh chàng trên ngựa tay bám vào yên ngựa, mắt liếc láo xung quanh. Quay lại rón rén hỏi gã, đầu liên tục lắc về phía trái có đám lính tráng của viên cựu bổ đầu Hoa Tài. Gã hung dữ hiểu ý, kéo ngựa vào một chỗ kín đáo. Anh chàng xuống ngựa phía bên phải lưng ngựa. Chân trái bước thọt, cất giọng hỏi gã hung dữ:
- Ta với chú không quen. Có chuyện chi muốn hỏi.
- Khe khẽ thôi anh. Anh quản lính Lâm Tây, cho em hỏi chút chuyện. Bà lão cùng bé gái kia đi tìm một người tên là Lê Đáng. Hắn đi lính đến nay đã ba năm rồi.
- Để ta về dò hỏi rồi sẽ báo lại cho ngươi. Mà Lý Do Độc cho tìm ta cùng Lý Toàn có chuyện quân cần gấp. Nhà ngươi và tên Hoa Tài sẽ ở đây đôn đốc đám lính trở về quân ngũ sau khi mặt trời xuống bóng núi tây. Mà nhà ngươi chớ có quen miệng mà một lời anh ba, hai lời anh Hoàng. Ta là Đỗ Thương. Tiên phong trung tướng Lâm Tây Đỗ Thương. Tính ra cấp bậc thì nhà ngươi còn kém ta một bậc. Việc quân tình, không có anh em. Nhà ngươi cũng chớ có uống rượu mà buột miệng Dương Diện, Tồn Thăng. Kẻo đầu chẳng còn trên cổ.
- Anh ba nhớ giúp bà lão. Ta sẽ không uống rượu đâu.
Đỗ Thương dắt ngựa ra khỏi ngách nhỏ, oai dũng bước lên ngựa thúc ngựa thẳng về phía tây. Bà lão nhìn mặt người này mà cúi chào. Bóng ngựa xa dần lẫn vào đám người xô bồ phía đó, bà lão dắt đứa trẻ lầm lũi dò dầm những ánh nhìn mong tìm được con trai. Ngưu Diện bước ra, giọng hồ hởi:
- Lão cứ yên tâm. Anh ta là người quản binh đất Lâm Tây. Ắt sẽ có tin mừng báo cho lão. Lão và cháu nhỏ hãy cứ về dịch quán phía tây nam. Chút bạc lẻ này bà lão hãy mua cho đứa bé chiếc bánh nướng để nó ăn. Nếu xét kỹ mà ưng đất núi Tản thì nhắn tiếng cho ta, ta sẽ giúp lão đến trang đó.
Đỗ Thượng dốc trong túi ra vài đồng bạc lẻ, gã cười sảng khoái, lấy manh giáp trên người mặc vào thân gầy gò của đứa nhỏ. Đứa nhỏ môi chề ra, mắt long lanh sáng rực nhìn Gã quỷ. Môi nó lại mím lại như chẳng thể khóc được. Gã Quỷ bái biệt bà lão để đi quản số thương binh được ra quân cùng đám lính được về thăm nhà.
Bà lão đến góc chợ đông mua cho đứa nhỏ chiếc bánh nướng thơm phức mùi nếp, nhân đỗ bọc mật. Nó ăn ngấu nghiến, mắt bà lão nhòe đi vì nước mắt. Đứa nhỏ đưa lên cho bà nó mời bà:
- Bà ơi. Cháu ăn no rồi. Bà hãy ăn đi kẻo đói.
Bà lão mỉm cười thỏa lòng cầm lấy chiếc bánh còn một góc nhỏ bằng nắm tay của đứa cháu nhỏ. Bà dắt nó đi về dịch quán phía tây như lời Gã Quỷ. Gã Quỷ ngoái lại phía sau vẫy tay nở một nụ cười. Hắn cầm dao quắm thúc ngựa về bắc. Dặn dò giám quân điểm binh đầy đủ, gã sải bước trên phố, móc trong túi không có chút bạc nào, gã mượn mấy tên lính nhìn trong như đám ăn mày. Bọn đó lắc đầu, gã dọa dẫm chúng mới chịu đưa.
Gã cầm đống bạc vụn vội cho vào chiếc túi nhỏ trong tay áo. Có bóng người bước qua mùi thơm thoang thoảng. Hắn ngước lên nhìn vào xe ngựa, dáng người thướt tha, má đỏ hây hây, tóc bện cao ngồi trong xe ngựa. Nhìn qua tấm vải mỏng, gã quỷ sững sờ đứng lại nhìn theo. Một đứa nhỏ béo mập, tóc trái đào, mặc chiếc áo dài vải lụa màu gụ lao ra khỏi xe theo cây cù rơi ra từ trong xe ngựa. Cây cù lăn tới phía chân gã, xe ngựa dừng lại, đứa bé ngã dập mặt xuống nền đất. Đám gia nô xung quanh vội chạy tới ôm đứa trẻ dỗ dành. Nó không chịu nghe chạy tới chỗ Gã Quỷ cầm cây cù lên.
Gã Quỷ còn như trong cơn mê, đắm đuối nhìn theo chiếc xe ngựa. Cô gái quát mắng đám nô tỳ xung quanh. Giọng nói the thé, inh tai, gã quỷ mắt càng chăm chú nhìn theo cô gái. Vén màn vải nhìn ra, bốn mắt nhìn nhau như tóe lửa. Gã Quỷ vừa nhìn theo cô gái vừa cúi xuống nhặt cù cho đứa bé. Gã lại ôm đứa nhỏ lên vai tay quờ quạng phía dưới. Tay chàng chạm vào bãi phân ngựa. Đám nô tỳ khúc khích cười trêu ghẹo chàng. Chàng phủi phủi vội vào đám cỏ ven đường, mắt vẫn chăm chăm nhìn theo nhan sắc khiến hoa hờn kém hơn. Đứa nhỏ nhặt lấy cây cù lên đánh vào mặt gã, gã giật mình thả đứa nhỏ xuống khiến nó đau. Nó sụng sịu cầm cây dao Gã quỷ giắt bên hông đâm vào giầy chàng. Chàng cảm thấy máu chảy ướt chân mới giật mình tỉnh giấc. Tiếng cô gái nói vọng ra:
- Tồn Lăng, con đừng nghịch ngợm nữa. Mau đi theo cái đi về phủ.
Đứa trẻ cất tiếng nói ngây thơ:
- Con muốn đi xem hội. Muốn được quay cù như anh Thăng Bình.
- Con tránh xa gã đó ra ngay.
Thằng bé vẫn cầm chuôi dao đâm vào giày Gã Quỷ, miệng nói chọ chẹ vài chữ:
- Tên quỷ. Ta đâm một nhát. Lấy cù của ta.
Gã Quỷ để mặc cho đứa nhỏ giẫy giụa, chàng bế nó lên đưa tới xe ngựa. Đám nô tỳ thấy bộ dạng hắn mà sợ hãi không dám lại gần. Chàng đặt đứa trẻ lên xe, nhìn vào phía trong ánh mắt nặng trĩu, miệng không nói được thành lời. Nàng ta giục cho xe ngựa rời đi thật nhanh, Gã Quỷ nhìn theo mà không sao nói lên lời. Gã lẩm bẩm:
- Giá như… Ngựa đâu, ngựa đâu.
Gã vội vã lên lưng ngựa chạy đuổi theo cỗ xe phía trước. Chiếc xe đi thẳng về phủ thứ sử, đám nô tỳ dắt đứa trẻ còn đang nghịch ngợm, nằng nặc đòi đi xem hội vào phía trong. Nó giẫy nẩy, nằm lăn ra khóc lớn. Cô gái nhả những lời ngon ngọt dỗ dành nó, rồi tặng cho nó một chiếc trống cơm nó mới chịu vào. Nàng đứng lại, sai người dắt xe ngựa vào.
Nàng quay lại nhìn Gã. Con tim gã như nhảy ra ngoài, ánh mắt rưng rưng ngước theo. Gã bước xuống ngựa hụt chân mà lăn kềnh ra đất một cái thật điếng người. Nàng ta tiếng lại gần, gã đứng dậy cười hề hề. Nàng ngoảnh mặt quay đi về phía cửa phủ. Gã dồn hết sức bình sinh cho đứng vững, tay run run đôi chân ê mỏi bám vào cương ngựa. Đầu ngựa bị kéo xuống khiến ngựa ngoẹo đầu liên tục rồi lồng lên, chàng một lần nữa bị ngựa hất tung nằm kềnh dưới đất. Thân hình to lớn của chàng lúc bấy giờ như cành tre trước gió, ngả nghiêng mà chẳng thể cưỡng lại được. Nàng quay lại nhìn theo, lòng như muốn cười ghẹo gã mà lý trí nàng không cho nàng cười. Nàng lại cúi mặt bước đi, một mảnh vải hồng rơi xuống bay phất phơ trong gió.
Gã quỷ toàn thân mềm nhũn như sợi nếp vừa nhào, tiến tới nhặt mảnh vải lên. Hương thơm dịu dàng, bàn tay mềm mịn lụa tơ. Chàng cất tiếng gọi:
- Mai. Nàng ơi. Ta là Đỗ Thăng đây. Tồn Thăng đây. Mảnh vải này đây, nó giữ những nét chữ của nàng lưu tên ta và nàng trên đó. Chính nó chứng kiến giây phút ta và nàng ân ân ái ái, thề nguyện biết bao. Vậy mà nỡ lòng nào nàng đánh rơi nó đi.
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ bảy:
Hội Phong Châu, Quỷ động Man rơi lệ.
Phủ Trường Châu, Đầm long tướng hàng Dương.
Chương 7.1 Tình yêu Gã Quỷ
Sau hai năm với nhiều bộn bề, thứ sử họ Vương châu Phong đã âm thầm vun vén, xây dựng đội quân người Mường, Mán lên đến hơn hai vạn người cùng hơn vạn lính phòng đông đủ sức chống lại đội quân hùng mạnh của các tộc người man phía Tây Bắc, vốn được hậu thuẫn rất lớn từ triều đình đất Quy Nghĩa. Dương Thanh vào đất Man Hoàng cùng với Do Độc huy động đám lính đi theo từ khi trốn khỏi đất Giao Châu, tháng ngày sát cánh với dân trong các khê động đắp đập, xẻ núi lập ruộng, dẫn nước từ chỗ cao đến chỗ thấp, điều hòa con nước dữ dội Đà Giang. Chỉ trong hai mùa lá rụng, dân chúng khắp các vùng xung quanh đều no đủ theo về thất động Đà Giang rất nhiều. Vùng thung lũng dải núi Hoàng Liên trở thành hậu phương cung cấp quân lương cho đội quân ba vạn người của Phong Châu cùng hơn ba mươi châu cơ mi lệ thuộc vào châu Phong.
Những đối sách mềm dẻo của Thăng Triều với chính quyền Tống Bình giúp họ Vương có chỗ đứng và ảnh hưởng rất lớn ở An Nam. Hàng tháng Phong Châu đều dâng nộp đầy đủ thuế sưu, lại cho người tìm sản vật, thú hiếm cống nạp thường xuyên khiến Tống Bình càng yên dạ mà không có chút mảy may nghi ngờ quân dân châu Phong. Kiều Chung Đạt sau khi dùng mưu đuổi viên tướng trẻ tuổi Do Độc tới miền biên ải đã được Vương Thăng Triều tín nhiệm làm đến phó thứ sử được tự do ra vào phủ thành, ăn cùng bàn, ngủ chung lều trại với Thăng Triều khi có chiến sự diễn ra. Thấy sự mềm dẻo của Thăng Triều với quan đô hộ, Chung Đạt hỏi Thăng Triều:
- Thuế sưu ta không phải có dư thừa để nộp cho Tống Bình. Trong khi đó các châu quận phía nam mấy vụ nay đều tỏ vẻ bất tuân. Vậy mà ngài còn sai người tìm kiếm sản vật quý hiểm, chim trĩ, chim công, kỳ thạch dị thảo để cống nạp chẳng phải là để bọn đó nhờ vậy mà giương giương tự đắc hay sao.
- Chung Đạt nói phải. Nhưng những thứ kỳ hoa dị thảo đó, dân ta đâu có thể mang ra mà ăn, đâu có thể khiến lương thực đầy kho. Chi bằng mang thứ đó dâng cho bọn chúng mà dân ta được yên, Phong Châu tránh được nghi kỵ của Tống Bình. Xưa bao gương vẫn còn đó, chỉ vì chút cống nạp không vừa lòng bọn đó mà dân chúng bị xéo giày, kẻ cầm đầu còn bị mang ra chém vì tội khi quân. Nay thóc lúa còn chưa thể an định quân tình, nuôi dân độ thế chúng sinh Phong Châu, dâng những thứ đó mà thay cho lương thảo, ấy là thượng sách.
Chung Đạt nhận thấy tấm lòng trượng nghĩa của Thăng Triều mà càng dốc lòng phò giúp Thăng Triều. Viên bổ đầu Hoa Tài là thân hữu của Chung Đạt nhờ đó mà được lãnh quân tinh nhuệ thành Bạch Hạc. Tài dẫn quân tinh nhuệ Bạch Hạc đã cùng quân đội Tống Bình đánh nhiều trận ác liệt bên bờ sông Lô diệt đám quân phản loạn người man từ dọc biên giới phía Bắc châu Bình Nguyên tràn xuống.
Phong châu bấy giờ trở thành tiền đồn chặn đánh mọi sự thâm nhập từ vùng biên ải phía bắc, một cứ điểm hậu phương vững chắc cũng là nơi mà An Nam đô hộ sứ Trọng Vũ hết mực tin tưởng. Lý Nguyên Gia tiếp nối cũng dựa vào sức Phong Châu mà lệnh các châu quận vùng châu thổ. Chỉ còn các châu quận phía nam phần nào còn nằm ngoài vùng kiểm soát của Tống Bình.
Hơn nửa năm trôi qua làm quan đô hộ đất An Nam, Lý Nguyên Hỷ thấy dân nam còn nhiều nơi hoang dã, thờ phụng thánh thần còn thiếu xót, chưa theo lệ người Hoa Hạ nên cứ dịp tiết lễ lại mở hội khắp nơi. Theo đó cứ ngày rằm, mồng một hàng tháng Nguyên Gia đến các huyện xung quanh Tống Bình cùng đám hương hào soạn sửa lễ vật, nhang đèn khấn vái sơn thần, thổ địa, hà bá. Các đền thờ, miếu mạo cho phục dựng trở lại thờ cúng như trước đây. Các quan địa phương, thổ hào phải để ra một phần sản vật cống nạp, thuế tô để làm lễ dâng lên thánh thần tại đất mình cai trị.
Ngày thất tịch mùa thu năm Quý Mão, đất Phong Châu, thành Bạch Hạc thứ sử Thăng Triều mở hội cho binh lính lâu ngày trở về đoàn tụ với vợ con, gia đình. Những người vợ có chồng đóng quân tại vùng biên ải xa xôi được đăng ký với quan địa phương mà tới gặp chồng. Tiếng trống hội tưng bừng, nô nức những khuôn mặt rạng ngời. Nước mắt, niềm vui vỡ òa tràn ngập không khí náo nhiệt vùng đất Phong thổ. Ai cũng kiếm cho mình một chỗ để hàn huyên, gắn kết thứ tình cảm mà bấy lâu nay chẳng có cơ hội được thể nguyện.
Biết bao nhiêu câu chuyện mà họ còn đang kể cho nhau nghe, bao nhiêu những món quà muốn gửi gắm tới người yêu thương. Tiếng cười nói huyên náo thành nhỏ Bạch Hạc. Những đôi dép gỗ, những chiếc áo gụ, khố bông, hay chỉ là cuộn chỉ màu, chiếc kim nhỏ làm tin. Tiếng vó ngựa, xe gỗ nườm nượp ra vào thành, ai cũng cố gắng bằng mọi cách thuê mướn dân trong thành và vùng lân cận một con ngựa hay chí ít cũng là một con lừa, con trâu để cùng người yêu thương tận hưởng ngày đoàn tụ.
Mấy cô gái đến tuổi cập kê cũng rủ nhau khâu áo mũ, túi thơm, khăn thổ cẩm, đan vỏ kiếm, bầu nước đến thành Bạch Hạc mong kiếm được một tấm nam nhi uy dũng. Một toán lính tráng chưa có gia đình tìm theo những điểm dấu mà đám con gái đó để lại. Bọn con gái mách nhau vào chơi mấy trò để tăm các anh lính nhìn khù khờ lơ ngơ thì bắn tiếng chạy đến bờ suối, bờ sông mà hẹn hò đôi lứa.
Trời gió mây vũ vần, đen kín bầu trời như thể sắp sập xuống. Có cô gái lặn lội một tuần trời, đội mưa đi từ đất huyện Thái Bình, tay xách nách mang nào mũ áo, khăn ấm, địu trên lưng đứa trẻ răng cửa còn chưa mọc đầy bốn chiếc. Ánh mắt cô long lanh, tiếng khóc nức nở nhìn thấy anh chồng mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh. Hai người ôm lấy đứa con trong buổi sáng lộng gió, mây đen kéo đến sầm trời như muốn ập cả trời nước xuống ngay.
Phía đông nam là những khuôn mặt sứt sẹo đẫm lệ, những đôi chân không còn vẹn nguyên, hay những cánh tay đâu đó bị thiếu khuyết của đám thương binh. Mấy bà, mẹ cùng lũ trẻ con dìu những người lính đó tìm hỏi xe ngựa hay dò xem có người nào chung đường về thì nhờ ké để về nhà. Những người khác, bám lấy bờ vai sờn chỉ, áo yếm vá chằng vá chịt, đầu quấn tóc tròn vành như bu thóc nặng trĩu, cà nhắc đi ra khỏi thành chẳng chút vấn vương.
Lặng lẽ một góc phía nam, ngồi cạnh chỗ con trẻ vui đùa có bà mẹ già dắt tay đứa cháu gái lơ thơ ánh mắt xa xăm nhìn len lỏi vào đám người mà ngóng trông người con, người cha của họ. Có anh lính nhìn thấy bà lão, anh ân cần hỏi:
- Bà tìm con trai hay chồng? Đóng quân ở nơi nào.
- Già tìm con trai. Lão dắt cháu từ Chu Diên tới đây. Ba năm trước nó bị bắt đi lính, quan huyện báo cho già là nó làm lính phòng đông, theo tướng họ Lý đóng ở đất Lâm Tây.
- Vậy già cùng bé hãy đến đằng kia. Chỗ có cây đu và đám người mặc áo thổ cẩm đó. Đấy là lính phòng đông, đất Lâm Tây.
Bà lão dắt đứa cháu mặt mày nhuốc nhem, đôi chân mảnh khảnh run run, bà đội nón rách, chống cây gậy đay kho giòn dắt đứa cháu đi. Đứa nhỏ nhìn xung quanh vui vẻ, nói cười, trẻ con nô nghịch mà đôi tay như muốn rời đi nhưng đôi tay cỗi già chẳng buông nên nó chỉ dám nhìn theo với ánh mắt thèm thuồng. Đôi chân nó lặng bước theo sức kéo của bà lão đang dắt nó đi phía trước. Bà nhìn thấy một vị tướng oai phong lẫm liệt, tóc tai lòa xòa như lông gấu, tay chân chằng chịt những thớ sẹo. Bà vỗ vai hỏi từ phía sau:
- Này vị tướng quân kia ơi. Cho già hỏi chút chuyện.
Vị tướng quân quay mặt lại, mặt mang miếng da bò, gớm ghiếc khiến bà lão cùng đứa trẻ kinh hãi. Đứa trẻ sụng sịu, sợ hãi thét lên:
- Bà ơi. Quỷ dữ.
Vị tướng quân nở nụ cười, mặt mũi càng thêm hung tợn. Bà lão lấy lại bình tĩnh mà hỏi:
- Tướng quân bớt giận. Trẻ con không biết điều, già xin về bảo ban nó.
- Bà lão có điều chi muốn hỏi ta.
- Già tìm con trai. Cha của đứa bé này. Ngài có phải tướng quân đất Lâm Tây họ Lý không.
- À, ta không phải họ Lý. Ta họ Đỗ tên là Thượng. Sinh ra có bớp dị dạng nên đeo miếng da bò, người ta gọi ta là Ngưu Diện. Già tìm ai, người đó tên gì. Mẹ đứa bé đâu mà lại để mình già đến đây.
Bà lão xin ngồi xuống để kể lại câu chuyện cho vị tướng quân. Bà lấy tay mà lau hai dòng nước mắt còn lăn dài trên má, miệng mếu máo lộ ra hàm răng đen lô nhô vài chiếc mọc xiên ngang dọc. Bà khóc như nhà có đám:
- Khổ thân cho già này lắm, tướng quân ơi. Cái giống gãi đĩ già mồm, lẳng lơ đó. Nghĩ đến thôi già chỉ muốn cầm dao giết quách nó đi. Con trai già là Lê Đáng, ba năm trước nó bị bắt đi lính. Quan huyện bảo nó đi lính ở đất Lâm Tây, theo vị tướng quân họ Lý. Mấy năm nay chiến tranh liên miên, chẳng có tin gì của nó. Người trong làng giải ngũ về thì báo nó chết rồi. Có người nói với già gặp nó ở thành Bạch Hạc khi quân họ Lý bị đám quân lính Dương gì đó giết. Rồi người trong làng bỏ đất mà đi, mẹ con bé không có chồng ở nhà gian dâm tư thông với thằng cường hào họ Cẩu, theo bọn chó ấy mà đi. Bỏ lại đứa con gái cho lão.
- Ta có người anh em làm điểm quân đất đó. Để ta hỏi giúp già. Mà chẳng hay lão có một người con trai đó thôi sao.
- Lão có cả thảy sáu đứa con gái, đến khi đẻ ra được mụn con trai thì ông nhà tôi bị cướp giết khi đi gánh hàng cho dân thương người Hoa Hạ đi qua đất huyện Nam Định. Mấy đứa chị của bố đứa bé này gả hết cho nhà người ta. Còn hai đứa con gái cũng đành phải bán chúng nó làm nô tỳ cho nhà người ta. Khi cha nó đi lính, chẳng đứa con gái nào về nhà thăm hỏi mẹ chúng nó lấy một lần. Mỗi lần dỗ cha chúng nó, bọn nó lại vác cái mồm về ăn xong lại cắp đít mà đi, đứa lớn ganh tỵ đứa nhỏ, đứa này đứa kia nói nhức đầu inh tai. Bấy giờ già đuổi hết chúng nó đi, cấm cửa chúng nó quay lại. Bây giờ con trai già chẳng biết chỗ nào. Lại có đứa con dâu mèo mả gà đồng, thân cũi cực mà chỉ muốn trầm mình xuống sông sâu cho xong cái mạng. Mà nghĩ thương con bé, hai bà cháu đi xin ăn ở huyện thành này đã hai năm nay. Chỉ mong tin từ cha nó.
- Bà lão thật tội nghiệp. Nếu già không chê thì ta giới thiệu già đến người bạn ta ở bên kia Đà Giang, ở núi Tản có một nông trang.
- Già lớn tuổi rồi, không làm được việc gánh nước, cấy cầy. Giờ chỉ mong tìm được cha con bé, thân già mới nhắm mắt nằm xuống được.
Có một người nhỏ con, miệng ngoạc như ếch, mắt treo như cáo, cưỡi ngựa chạy đến chỗ vị tướng quân mặt mày hung dữ. Bà lão nhìn người đó, chữ trên cờ vai áo in chữ nhìn quen quen. Bà chỉ tay hỏi:
- Vị đó có phải Lý tướng quân không.
- Lão ơi. Tay họ Lý đó đã bị Dương Thanh thiên tướng giết từ lâu rồi. Cờ trên vai áo người đó đúng là chữ Lý, nhưng không phải tướng họ Lý mà lão tìm đâu. Mà đúng rồi, đó là anh bạn mà ta vừa nhắc đến. Người đó quản binh đất Lâm Tây. Để ta dò hỏi giúp già.
Gã khệnh khạng chạy ra, tay giữ chắc cương ngựa, miệng hớn hở mừng hỏi:
- Anh ba. Có việc này muốn hỏi nhờ anh ba.
Anh chàng trên ngựa tay bám vào yên ngựa, mắt liếc láo xung quanh. Quay lại rón rén hỏi gã, đầu liên tục lắc về phía trái có đám lính tráng của viên cựu bổ đầu Hoa Tài. Gã hung dữ hiểu ý, kéo ngựa vào một chỗ kín đáo. Anh chàng xuống ngựa phía bên phải lưng ngựa. Chân trái bước thọt, cất giọng hỏi gã hung dữ:
- Ta với chú không quen. Có chuyện chi muốn hỏi.
- Khe khẽ thôi anh. Anh quản lính Lâm Tây, cho em hỏi chút chuyện. Bà lão cùng bé gái kia đi tìm một người tên là Lê Đáng. Hắn đi lính đến nay đã ba năm rồi.
- Để ta về dò hỏi rồi sẽ báo lại cho ngươi. Mà Lý Do Độc cho tìm ta cùng Lý Toàn có chuyện quân cần gấp. Nhà ngươi và tên Hoa Tài sẽ ở đây đôn đốc đám lính trở về quân ngũ sau khi mặt trời xuống bóng núi tây. Mà nhà ngươi chớ có quen miệng mà một lời anh ba, hai lời anh Hoàng. Ta là Đỗ Thương. Tiên phong trung tướng Lâm Tây Đỗ Thương. Tính ra cấp bậc thì nhà ngươi còn kém ta một bậc. Việc quân tình, không có anh em. Nhà ngươi cũng chớ có uống rượu mà buột miệng Dương Diện, Tồn Thăng. Kẻo đầu chẳng còn trên cổ.
- Anh ba nhớ giúp bà lão. Ta sẽ không uống rượu đâu.
Đỗ Thương dắt ngựa ra khỏi ngách nhỏ, oai dũng bước lên ngựa thúc ngựa thẳng về phía tây. Bà lão nhìn mặt người này mà cúi chào. Bóng ngựa xa dần lẫn vào đám người xô bồ phía đó, bà lão dắt đứa trẻ lầm lũi dò dầm những ánh nhìn mong tìm được con trai. Ngưu Diện bước ra, giọng hồ hởi:
- Lão cứ yên tâm. Anh ta là người quản binh đất Lâm Tây. Ắt sẽ có tin mừng báo cho lão. Lão và cháu nhỏ hãy cứ về dịch quán phía tây nam. Chút bạc lẻ này bà lão hãy mua cho đứa bé chiếc bánh nướng để nó ăn. Nếu xét kỹ mà ưng đất núi Tản thì nhắn tiếng cho ta, ta sẽ giúp lão đến trang đó.
Đỗ Thượng dốc trong túi ra vài đồng bạc lẻ, gã cười sảng khoái, lấy manh giáp trên người mặc vào thân gầy gò của đứa nhỏ. Đứa nhỏ môi chề ra, mắt long lanh sáng rực nhìn Gã quỷ. Môi nó lại mím lại như chẳng thể khóc được. Gã Quỷ bái biệt bà lão để đi quản số thương binh được ra quân cùng đám lính được về thăm nhà.
Bà lão đến góc chợ đông mua cho đứa nhỏ chiếc bánh nướng thơm phức mùi nếp, nhân đỗ bọc mật. Nó ăn ngấu nghiến, mắt bà lão nhòe đi vì nước mắt. Đứa nhỏ đưa lên cho bà nó mời bà:
- Bà ơi. Cháu ăn no rồi. Bà hãy ăn đi kẻo đói.
Bà lão mỉm cười thỏa lòng cầm lấy chiếc bánh còn một góc nhỏ bằng nắm tay của đứa cháu nhỏ. Bà dắt nó đi về dịch quán phía tây như lời Gã Quỷ. Gã Quỷ ngoái lại phía sau vẫy tay nở một nụ cười. Hắn cầm dao quắm thúc ngựa về bắc. Dặn dò giám quân điểm binh đầy đủ, gã sải bước trên phố, móc trong túi không có chút bạc nào, gã mượn mấy tên lính nhìn trong như đám ăn mày. Bọn đó lắc đầu, gã dọa dẫm chúng mới chịu đưa.
Gã cầm đống bạc vụn vội cho vào chiếc túi nhỏ trong tay áo. Có bóng người bước qua mùi thơm thoang thoảng. Hắn ngước lên nhìn vào xe ngựa, dáng người thướt tha, má đỏ hây hây, tóc bện cao ngồi trong xe ngựa. Nhìn qua tấm vải mỏng, gã quỷ sững sờ đứng lại nhìn theo. Một đứa nhỏ béo mập, tóc trái đào, mặc chiếc áo dài vải lụa màu gụ lao ra khỏi xe theo cây cù rơi ra từ trong xe ngựa. Cây cù lăn tới phía chân gã, xe ngựa dừng lại, đứa bé ngã dập mặt xuống nền đất. Đám gia nô xung quanh vội chạy tới ôm đứa trẻ dỗ dành. Nó không chịu nghe chạy tới chỗ Gã Quỷ cầm cây cù lên.
Gã Quỷ còn như trong cơn mê, đắm đuối nhìn theo chiếc xe ngựa. Cô gái quát mắng đám nô tỳ xung quanh. Giọng nói the thé, inh tai, gã quỷ mắt càng chăm chú nhìn theo cô gái. Vén màn vải nhìn ra, bốn mắt nhìn nhau như tóe lửa. Gã Quỷ vừa nhìn theo cô gái vừa cúi xuống nhặt cù cho đứa bé. Gã lại ôm đứa nhỏ lên vai tay quờ quạng phía dưới. Tay chàng chạm vào bãi phân ngựa. Đám nô tỳ khúc khích cười trêu ghẹo chàng. Chàng phủi phủi vội vào đám cỏ ven đường, mắt vẫn chăm chăm nhìn theo nhan sắc khiến hoa hờn kém hơn. Đứa nhỏ nhặt lấy cây cù lên đánh vào mặt gã, gã giật mình thả đứa nhỏ xuống khiến nó đau. Nó sụng sịu cầm cây dao Gã quỷ giắt bên hông đâm vào giầy chàng. Chàng cảm thấy máu chảy ướt chân mới giật mình tỉnh giấc. Tiếng cô gái nói vọng ra:
- Tồn Lăng, con đừng nghịch ngợm nữa. Mau đi theo cái đi về phủ.
Đứa trẻ cất tiếng nói ngây thơ:
- Con muốn đi xem hội. Muốn được quay cù như anh Thăng Bình.
- Con tránh xa gã đó ra ngay.
Thằng bé vẫn cầm chuôi dao đâm vào giày Gã Quỷ, miệng nói chọ chẹ vài chữ:
- Tên quỷ. Ta đâm một nhát. Lấy cù của ta.
Gã Quỷ để mặc cho đứa nhỏ giẫy giụa, chàng bế nó lên đưa tới xe ngựa. Đám nô tỳ thấy bộ dạng hắn mà sợ hãi không dám lại gần. Chàng đặt đứa trẻ lên xe, nhìn vào phía trong ánh mắt nặng trĩu, miệng không nói được thành lời. Nàng ta giục cho xe ngựa rời đi thật nhanh, Gã Quỷ nhìn theo mà không sao nói lên lời. Gã lẩm bẩm:
- Giá như… Ngựa đâu, ngựa đâu.
Gã vội vã lên lưng ngựa chạy đuổi theo cỗ xe phía trước. Chiếc xe đi thẳng về phủ thứ sử, đám nô tỳ dắt đứa trẻ còn đang nghịch ngợm, nằng nặc đòi đi xem hội vào phía trong. Nó giẫy nẩy, nằm lăn ra khóc lớn. Cô gái nhả những lời ngon ngọt dỗ dành nó, rồi tặng cho nó một chiếc trống cơm nó mới chịu vào. Nàng đứng lại, sai người dắt xe ngựa vào.
Nàng quay lại nhìn Gã. Con tim gã như nhảy ra ngoài, ánh mắt rưng rưng ngước theo. Gã bước xuống ngựa hụt chân mà lăn kềnh ra đất một cái thật điếng người. Nàng ta tiếng lại gần, gã đứng dậy cười hề hề. Nàng ngoảnh mặt quay đi về phía cửa phủ. Gã dồn hết sức bình sinh cho đứng vững, tay run run đôi chân ê mỏi bám vào cương ngựa. Đầu ngựa bị kéo xuống khiến ngựa ngoẹo đầu liên tục rồi lồng lên, chàng một lần nữa bị ngựa hất tung nằm kềnh dưới đất. Thân hình to lớn của chàng lúc bấy giờ như cành tre trước gió, ngả nghiêng mà chẳng thể cưỡng lại được. Nàng quay lại nhìn theo, lòng như muốn cười ghẹo gã mà lý trí nàng không cho nàng cười. Nàng lại cúi mặt bước đi, một mảnh vải hồng rơi xuống bay phất phơ trong gió.
Gã quỷ toàn thân mềm nhũn như sợi nếp vừa nhào, tiến tới nhặt mảnh vải lên. Hương thơm dịu dàng, bàn tay mềm mịn lụa tơ. Chàng cất tiếng gọi:
- Mai. Nàng ơi. Ta là Đỗ Thăng đây. Tồn Thăng đây. Mảnh vải này đây, nó giữ những nét chữ của nàng lưu tên ta và nàng trên đó. Chính nó chứng kiến giây phút ta và nàng ân ân ái ái, thề nguyện biết bao. Vậy mà nỡ lòng nào nàng đánh rơi nó đi.
Tác giả :
Nguyễn Khai Quốc