Giống Rồng
Chương 21-4: Phán án Phạm Đan hành sự
Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ hai mươi mốt
Họ Phạm xuôi dòng Đáy giết tham quan
Tồn Thành bỏ Ái về Hoan dựng trại
Chương 21.4 Phán án Phạm Đan hành sự
Tiếng van nài của cậu bé vọng lại khiến lão Trực Hiến và Trung Trực không khỏi giật mình. Một giọng nói vừa xa lạ lại vừa như mới đây đã từng nghe. Chắc có lẽ là cậu bé mới ngày hôm trước nhận lão Trực Hiến là thầy ở bên bờ sông Thiên Đức. Hai bác cháu nghĩ bụng vậy chứ cũng chẳng dám thốt lên lời nào.
Chỉ khi đứa bé giãy giụa, gào thét van xin thì lão Trực Hiến mới thúc giục người cháu ra xin tội cho cậu bé. Cái mạng già này nào còn có đáng kể gì nữa, cùng với chí khí của người Long Đỗ sao mà có thể cứ để mặc kệ cho những tên quan binh kia làm bừa bắt nạt kẻ thường dân.
Lão họ khụ khụ tiến lại gần, ánh đuốc lập lòe, hiện lên là khuôn mặt đầy vết đòn roi của cậu bé. Áo sống chẳng có, đầu tóc rũ rượi, cậu bé hổn hển thở từng nhịp trơ hết giàn xương sườn, xương bả vai như những chiếc que đời lắp ghép với nhau bằng lớp da nhăn nhúm. Đám quan binh nhí nháu rồi kẻ hỏi người đáp, cũng nào có ai biết mặt mũi hai bác cháu lão Tô Trực Hiến ra sao.
Rà hỏi suốt hơn nửa canh giờ, bọn quan binh mới chịu nhận đó là hai người họ cần tìm. Hơn nữa chẳng phải bọn chúng đi truy lùng phạm nhân mà là nghe lệnh vị Tân Liễu tá ở phủ Tống Bình đi tìm hai người về.
Thật may cho hai người, nhưng cũng chẳng vui lên được. Trong lồng ngực lão Trực Hiến mỗi ngày một nhức nhối hơn, dường như cú ngã ngựa hôm trước khiến lão khó có thể mà qua khỏi. Lão ngất lịm vì lả vì đói, vì những cơn đau nhức trong người và vì cả những con người xung quanh ông nữa.
Nước mắt lão trào ngược, đoàn ngựa tức tốc vượt sông trở về Tống Bình. Đêm khuya canh ba, trận rét cuối mùa khiến con người thấy run người. Lão Trực Hiến vừa qua cơn nguy kịch, một chậu máu đen trích ra từ dưới sườn phải khiến lão chìm sâu vào cơn mê sảng. Không biết rồi đây ông trời có còn trao cho ông thêm chút cơ hội nào ở lại nơi dương gian này nữa hay không?
Sáng ngày ra, lão mấp máy mắt, tay quờ quạng nắm chặt lấy Trung Trực mà dặn dò:
- Cháu của ta. Suốt một đời này ta chỉ có lão Tô Hiền cùng các cháu luôn luôn ở cạnh ta. Số phận ta hiu hắt, vợ con chẳng có một người. Nay số ta đã tận, đất Nam ta hãy còn khổ ải, chưa thể thoát ngay được cảnh tham tàn, chèn ép. Các cháu được ra làm quan hãy nhớ cho kỹ “dân còn loạn xã tắc chưa yên”. Chỉ mong sau họ Dương sẽ là một người có đủ tâm đức như họ Đỗ kia mới mong đất nam này được an nhiên. Chức huyện lệnh Vũ Bình, cháu hãy xin với Dương tướng chủ cậy một kẻ có đức độ mới mong dân xứ ấy yên được.
Dứt lời, Trương Tính dắt cậu bé kia vào chào lão Trực Hiến. Lão lại níu lấy cánh tay Trương Tính mà dặn:
- Cháu và Tình Xuân cũng mới ngỏ tình ý. Tô Thị và lão Tô Hiền đã qua bên kia cũng gần được hai năm rồi. Dân Nam ta vốn chẳng có tục kiêng kỵ tang chay mà theo tục của người Bắc nên mới có việc đại tang ba năm. Cháu cứ lựa lễ pháp và tình cảm mà làm, đừng quá khắt khe với bản thân mình. Còn cậu bé này, dẫu còn nhỏ tuổi nhưng cũng biết lẽ phải trái, được dạy dỗ ắt sẽ thành người hay. Nếu cháu không chê thì nhận thằng nhỏ làm con nuôi. Cho thằng nhỏ một cái tên để sau này dưới suối vàng ta sẽ luôn dõi theo.
Cậu bé nước mắt ngắn dài rưng rức từng cơn ôm lấy ông lão:
- Thầy ơi. Chắc thầy không nhớ, cháu chính là cậu bé năm trước lấy trộm củ khoai của bà lão ở góc chợ. Cháu trốn bà ấy len lén ngồi vào tiệm của ông nghe ông đọc sách cùng đám trẻ con. Bà ta hỏi ông có thấy một tên oắt con trộm khoai vào đây không, ông còn nói với bà ta là chỗ của ông đọc sách không có chỗ cho kẻ lưu manh. Thế cháu mới thoát được khỏi bà ta đấy ông.
Lão nhoen miệng cười:
- Phải, ta nhớ. Chỉ là bọn trẻ con tới cái thành Tống Bình này cũng nhiều đứa trẻ như con, lang thang, cơ nhỡ, chẳng thân chẳng thích. Ta cũng không ít lần làm như vậy với những đứa trẻ khác. Nay ta thấy chỉ có con mới gọi ta là thầy, mà tấm lòng trong sáng của con khiến ta nhớ lại tuổi trẻ ta và Tô Hiền cũng vậy. Thấm thoắt cũng đã hết cả một đời người rồi. Vậy, ta tặng con một cái tên. Khành Tông.
Sấm rền ba hồi, gió thổi rin rít qua khe cửa sổ, mưa xối xả hắt xuống. Giờ dần ba khắc, lão nhắm mắt mãi mãi không còn nghe tiếng nỉ non chốn bụi trần. Lão sẽ chẳng còn được nhâm nhi tách trà ngẫm chuyện nhân gian, kể chuyện đọc thơ cho lũ trẻ đầu đường xó chợ nữa…
Hết cả rồi sao? Cuộc đời con người ta trôi qua nhanh như một cơn gió thoảng vậy sao? Chẳng phải vẫn đầy lúc dữ dội, bão tố đấy thôi, sao lại chỉ như cơn gió thoảng. Lúc lão ra đi vẫn còn cận kề với những đòn roi giáo mác. Ôi kể sao cho hết những đắng cay, ngọt nhạt của cuộc đời lão. Lão đi trong thanh thản, lão ơi!
Vậy là cậu bé kia cũng đã có một cái tên, cũng có một danh xưng để gọi. Người đã ra đi, còn lại cái tên cho hậu thế về sau và nhiều hơn như thế nữa.
Tang trắng phủ kín căn nhà nhỏ ở phía Tây Nam La Thành. Tiếng ngựa hý vang, từng đoàn người xếp hàng thắp nén nhang tiễn người ông, người bác, người thầy đáng kính. Chẳng phải những đoàn kiệu rước xa hoa, cũng chẳng phải là những bạc vàng châu báu. Chất đầy cánh cửa gian nhà nhỏ ở một góc khiêm tốn ấy là những thẻ tre, những cuốn sách cũ mới được xếp ngay ngắn gọn gàng. Không có chỗ cho những kẻ xô bồ, dẫu hàng dài xếp hàng thăm viếng nhưng ai nấy đều cảm thấy bình tâm, chẳng có chút cáu giận, chen lấn xô đẩy.
Ông lão chống gậy hom hem cầm bàn cờ trước cửa, bà lão bán xôi, bán trầu bên cạnh gian nhỏ nhà ông, chú gánh hàng rong bán tò he, bánh đúc, rồi cô hàng cháo, thím bán hành… Những đứa trẻ tinh ranh nơi đầu đường xó chợ, tất cả đều lặng lẽ đứng nhìn vào phía bên trong một cách đầy tôn kính và nghiêm trang.
Lăn trên má những người dân chợ búa thường ngày ấy là giọt thương cảm xót xa. Tống Bình xưa nay loạn lạc chỉ có gian nhà của lão và góc chợ này là chẳng hề hấn gì sau những trận can qua. Không quá nhiều nhang khói, chỉ một tấm bài vị mà viên quân sư họ Đỗ tận tay chu đáo từng nét, hai bức trướng và hai cây phủ phất. Đơn giản thôi nhưng ngoài cánh cửa là đầy ắp những tình cảm chứa chan.
Không ai khóc lớn xé da xe thịt, chỉ có những ánh mắt đỏ hau, những giọt nước mắt khẽ lăn trên má ẩn giấu vào bên trong tâm can của mỗi người dân nơi góc phố nhỏ ấy. Đám trẻ con lần lượt viết lên cột cửa nhà một chữ. Chẳng bấy lâu sắp thành một bài thơ:
“Chiều chiều góc phố phía tây nam
Ngay ngắn trẻ con đứng xếp hàng
Chăm chú tai nghe chuyện đất nước
Miệng cười rôm rả cợt tham gian
Ngày ngày ngóng ngóng một ông lão
Sáng sớm tinh mơ ghế với bàn
Thần tích truyện xưa thuở dựng nước
Bao gương nằm xuống giữ bình an”
Người buồn níu cảnh không vui, ai đi qua góc phố nhà lão thấy nhiều người xếp hàng thăm viếng lão đều xuống ngựa hỏi dò. Có kẻ áo mũ tinh tươm hỏi dăm ba câu rồi biến, có kẻ cảm thương thì cúi đầu bái lão từ đằng xa.
Một chiếc xe ngựa đi qua, mình trần quần rộng, tóc vấn cao khôi ngô, râu rậm da dám cho ngựa dừng lại trước gian nhà. Anh chàng đứng lại nheo mắt trông vào phía trong. Dường như có thứ linh cảm nào đó níu chân anh lại chẳng để cho anh đi.
Anh hỏi ra thì biết được đây là nhà của lão Trực Hiến, anh trai của lão Tô Hiền, người mà đã từng cứu mạng anh chàng Liêu Đức Thinh ngày trước. Lão chết ấm ức trước ngày đi nhậm chức huyện lệnh Vũ Bình. Tiếc thay cho một tấm lòng cao cả, yêu trẻ thơ, yêu người già, thương những kẻ tha hương.
Chẳng lễ vật nhang đèn, chàng vội vào lục trong xe ngựa một mảnh vải choàng lên người. Vốn quen tự tại cái thuở còn lênh đênh trên sông nên chẳng hàng lối, anh bước vào bên trong gian nhà nhỏ. Thắp nén nhang, anh kéo họ Trương ra một góc rồi nói:
- Là huyện lệnh ở Giao Châu mà sơ sài đơn giản thế thôi sao? Mà nhà anh còn là một Liễu tá trong phủ. Trông mà xót xa quá!
Trương Tính thở dài:
- Bọn chúng tôi thiện lương ở đất này, ấm ức mà chẳng biết kêu ai. Giờ ra làm quan làm tướng, cũng chẳng có thế lực nào chống đỡ. Còn trông thấy xác là còn may.
Phạm Đan đập bàn đập ghế:
- Trên có quốc pháp, dưới có quan lệnh, chúng dân có thiện lương lễ giáo. Anh lại nói những lời như vậy. Là kẻ nào dám to gan? Giao Châu mới bình định, hà cớ nào lại có kẻ hà hiếp người có công?
Trương Tính thường ngày vẫn miệng ngon lưỡi ngọt với bất kể đó là ai. Phạm Đan cũng bị kéo vào câu chuyện của Tính. Tính thuật lại hết những gì đã xảy ra với lão Trực Hiến và Trung Trực, con trai của lão Tô Hiền. Đan mím môi, lấy dao cắt lấy sợi râu đặt lên bàn nói lời thẳng:
- Để Đan tôi tìm Đỗ Sĩ Giao hỏi cho ra lẽ.
Trương Tính cản:
- Ấy ấy! Anh đừng nông nổi! Chuyện này không có liên quan đến ngài ấy.
Có lẽ trời xanh sắp đặt thật khéo nhưng chẳng phải là chuyện gì hay ho cả. Tên hương trưởng hương Thụy Gia tên Quảng là kẻ được lòng rất nhiều đám quan chức ở phủ đô hộ cũ. Nay còn nhiều kẻ vẫn được họ Dương giữ lại để giúp sức họ Dương. Những kẻ này dẫu chẳng có công lao chém lấy một đầu người nào nhưng Sĩ Giao có khuyên họ Dương nên dùng, trước là để lấy được lòng đám hương hào địa chủ, huyện lệnh trước đây, sau là kế sách bền lâu để dùng vào việc dưỡng binh lâu dài.
Việc này nghĩ đi nghĩ lại Phạm Đan chưa thấu hết liền tới chỗ họ Liêu hỏi chuyện sắp xếp chức quan từ Giao Châu trở vào đến Phúc Lộc. Nghe Đức Thinh kể lại thì việc phân chia quyền tước, ruộng đất, chẳng phải Đỗ Sỹ Giao là người trực tiếp nắm quyền. Có một tên vô lại họ Tiêu, người huyện Long Biên là quan cũ ở phủ đô hộ ghi chép cùng với Dương Chí Trinh về việc ban chức tước.
Chí Trinh phần nhiều nghe theo sắp xếp của Sỹ Giao, ban cho những người đi theo nghĩa quân ruộng đất đề huề, chức tước kẻ thấp nhất cũng làm bổ đầu huyện nha, người cao nhất cũng thuộc phẩm cấp tứ phẩm triều đình. Gã họ Tiêu cũng giữ nguyên phần lớn chức tước của đám quan lại cũ. So với lần trước, nhiều kẻ đã yên bề trong sự kiểm soát của họ Dương hơn. Nhưng kỳ thực phía sau chính sách đó vẫn còn nhiều kẻ trong nghĩa quân không hề dễ chịu cho lắm.
Sau đó Sỹ Giao thay mặt họ Dương viết sớ gửi về Trường An xưng thần với “thiên tử” phương Bắc ấy. Trước là để tấu trình việc ở An Nam sau cũng vừa để thăm dò phản ứng của giới cầm quyền phương bắc.
Hai tháng sau, cái tên Lỗ Hạo lần trước lại trở lại cầm theo một bản “thánh chỉ” của Đường Văn Tông Lý Ngang. Nghe lời họ Vi, lần này Lý Ngang gạt hết lời xàm tấu của bọn Vương Thủ Trừng, Sử Hiến Thành mà đồng ý chấp thuận việc xưng thần, ban cho Dương Thanh làm An Nam Kinh lược sứ, Giao Châu thứ sử. Lại nói thêm về bọn Vương, Sử vốn không còn nhiều ảnh hưởng từ lúc Lý Phùng Cát chết đi, bọn này không ưa Vi Xử Hậu nhưng thế thời đổi thay biết làm sao được. Thời tể tưởng Lý Phùng Cát, bọn này thường ăn của đút lót nên không còn tiếng nói dưới thời Vi Xử Hậu. Việc ở đất cương vực phía nam bọn này càng không thể bàn tới khi lần lượt bọn Lý Nguyên Hỷ, Hàn Ước đều đã bị thất bại ê chề trước họ Dương. Việc ở xứ nam từ đây, dường như bước sang một trang mới?
Đối chứng lại với câu chữ mà Sỹ Giao nằm mộng thấy ở chân núi Lạn Kha thì có vẻ như điểm báo ấy đang không còn đúng nữa. Sỹ Giao có lần rượu say, nước mắt ròng với Phạm Đan và Liêu Đức Thinh nhắc lại dòng chữ kia “Dương Tử Tiền Cao Hưng Bá Ngô Vương Chủ”. Ý tứ rất rõ ràng, kẻ nào họ Dương sẽ có chuyện chẳng lành.
Xem ra Sỹ Giao vì lẽ ấy mà có kẻ rèm pha dẫu được phong Kinh lược phán quan nhưng kỳ thực chẳng có quyền hành gì trong tay, chỉ thay Kinh lược sứ ban lời, phát văn. Sỹ Giao dẫu vậy cũng thấy mừng hơn ở trong lòng vì lời sấm rền tai vạ kia chắc sẽ chẳng thể nào thành hiện thực được. Ngày chúng dân đất Nam an nhiên, tự chủ chắc sẽ chẳng xa nữa.
Về phía họ Dương, có được phong tước từ triều đình phương bắc cũng coi như một bước chuyển mình của họ Dương, Dương Thanh lại phong cho con trai trưởng Chí Liệt làm Phong Châu mục, con trai Chí Trinh làm Trường Châu thứ sử, các tông thân họ Dương được trở về Hoan, Diễn làm các chức quan lớn nhỏ như trước khi Dương Thanh bị triệu về Tống Bình. Những người theo nghĩa quân ai nấy đều hứng khởi mừng vui, duy chỉ có Đỗ Sỹ Giao là vậy và Phạm Đan bị lật lại án ở trong quân nên bị tước đi mất hai phần bổng lộc.
Sau khi nghe chuyện của Trương Tính, Đan tính xin với Sỹ Giao làm cho ra lẽ vụ án của lão Trực Hiến để răn đe bọn quan lại cũ của thời quan đô hộ trước đó. Sỹ Giao nghĩ tới nghĩ lui liền ghé phủ hỏi chuyện Chí Liệt thì người anh trưởng cho là chưa phải thời điểm thích hợp. Bọn này vẫn còn mối liên hệ với đám quan lại ở Trung Nguyên, chưa thể hành động ngay. Nếu rút dây động rừng e lại có một Triệu Hoằng, Thôi Kết, Quế Trọng Vũ thứ hai.
Lần này triều đình đã xuống nước, phó mặc Giao Châu vô chủ cho đám thủ lĩnh người nam ta cầm quyền. Bản thân tên Lỗ Hạo cũng không dám nhắc tới chuyện thuyên chuyển Dương Thanh tới Quỳnh Châu để thăm dò nữa. Xem ra tình thế này, ý của Phạm Đan muốn cư xử công bằng với đám quan lại cũ là câu chuyện rất khó khăn. Một khi bọn ấy có ý không tốt, đất nam lại một phen nữa lao đao.
Phạm Đan nghe lời Sỹ Giao thuật lại mà thấy không vui, hẹn với Đặng Hoài kể lại chuyện nhà họ Tô. Đặng nghe mà đáp lại lời như Sỹ Giao, chưa phải lúc. Đan không hay khéo với bọn quan gia, ghé thăm từng nhà hỏi chuyện đều bị chối từ hết thảy.
Một tuần sau, phủ Liễu tá bị cháy, Trương Tính thoát chết nhưng cũng bị phạt tội giáng xuống hai chức. Phạm Đan bấy giờ làm nhập viện phán án, chức dưới Sỹ Giao hai phẩm bậc thấy họ Trương vừa tội vừa thương cho vào phủ đô hộ giúp việc có ý nâng đỡ họ Trương trở lại làm Liễu tá.
Tang bác chưa tròn trăm ngày, Trương Tính lại nghe ở Vũ Bình, Tô Trung Trực bị bọn huyện nha cũ bắt nạt, nhốt vào lao ngục vì tội thua bạc, lại nhục mạ bọn chúng nên bị đánh cho nhừ tử. Vết cũ chưa lành, vết mới lại hằn lên, từng thớ thịt của kẻ tội nhân lại càng thêm đau rát, không sao mà gượng dậy được.
Liêu Đức Thinh được phân làm thanh tra châu ở huyện quê cũ thường ngày vẫn thường thấy tên cổ dài đó đến ghé thăm, mấy ngày không thấy hắn ghé thì hỏi huyện lệnh họ Mao về tung tích của Trung Trực. Hắn bảo đâu quản được chuyện bọn áp nha. Có tội tự chịu, làm sư gia không tốt thì phải làm áp nha, làm áp nha phạm tội thì làm phó thường dân là tốt lắm rồi lại còn lên tiếng nhục mạ bọn chúng, quỵt tiền của bọn cùng làm, chúng xử tội là đúng. Đức Thinh tức giận đem lòng oán bọn nha huyện cũ này. Hàng ngày thầm cho người vào trong nhà lao chăm ăn uống, lại cho tâm phúc vào canh gác cho con trai lão ân nhân cứu mạng họ Liêu và ghi chép lại những chuyện đã xảy ra tấu với Kinh lược phán án Bá Nam quân sư.
Tiếng đến tai Trương Tính, Tính nói với Đan. Ngày rằm tháng chín năm ấy, Dương Thanh đi thị sát châu Phong, thăm viếng đất tổ người Nam, Phạm Đan xin họ Đỗ xuôi dòng Đáy trở về thăm ấp cũ ở suối Yến, Động Đỗ. Sỹ Giao mấy hôm trước có nghe chuyện bàn ra bàn vào của bọn người trong phủ nên biết ý họ Phạm sẽ qua huyện Vũ Bình sợ là sẽ làm loạn ở nha huyện nên không đồng ý, lại viện rằng “Anh trai Chử Thị là Chử Thoán lâu rồi chưa gặp hai người em và các cháu, sao anh Đan không dẫn Chử Thị và hai anh em thằng Minh về đất Long Đàm?”.
Biết ý của Sỹ Giao, Phạm Đan xin nghỉ việc phủ Đô hộ vài ngày để trở về Long Đàm cùng gia quyến. Sỹ Giao sai Trương Tính ở trong phủ đô hộ trong coi, còn tự mình qua đất Long Biên để gặp bạn cũ. Tính đang có ý ngầm đi theo họ Phạm thì bị dội gáo nước lạnh liền thất vọng tuân lời ở lại phủ.
Phạm Đan hẹn Trương Tính ở bến sông Tô mà không thấy hắn đến liền cho người vào trong thành hỏi dò. Biết Tính không tới được nên Phạm Đan tự mình vượt sông Tô đi bộ về phía tây nam, còn gia quyến để Chử Thị dẫn về Long Đàm bằng chiếc xe ngựa.
Sáng ngày sau, Phạm Đan có mặt ở thành Đỗ Động. Lúc chờ ngoài phủ huyện nha, Phạm Đan trông thấy một tên khuôn mặt bóng bẩy, áo quần bảnh bao, mắt luyến thoắng nhìn xung quanh. Trông thấy Đan quê kệch đứng ngoài phủ huyện, hắn buông lời suồng sã:
- Thằng quê mùa. Mày chưa thấy phủ quan bao giờ à? Chỗ này không phải chỗ để mày đứng con ạ. Xê ra, xê ra!
Phạm Đan mắt nháy nháy lặng yên xem hắn định giở trò gì. Hắn thấy họ Phạm không nói không rằng lại thóa mạ, chân đạp thẳng vào sống lưng. Lạnh gáy, Đan dùng tay vặn gẫy chân hắn một cái khựng thật lớn. Điếng người, hắn kêu bọn lâu la dùng gậy gộc xông tới.
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ hai mươi mốt
Họ Phạm xuôi dòng Đáy giết tham quan
Tồn Thành bỏ Ái về Hoan dựng trại
Chương 21.4 Phán án Phạm Đan hành sự
Tiếng van nài của cậu bé vọng lại khiến lão Trực Hiến và Trung Trực không khỏi giật mình. Một giọng nói vừa xa lạ lại vừa như mới đây đã từng nghe. Chắc có lẽ là cậu bé mới ngày hôm trước nhận lão Trực Hiến là thầy ở bên bờ sông Thiên Đức. Hai bác cháu nghĩ bụng vậy chứ cũng chẳng dám thốt lên lời nào.
Chỉ khi đứa bé giãy giụa, gào thét van xin thì lão Trực Hiến mới thúc giục người cháu ra xin tội cho cậu bé. Cái mạng già này nào còn có đáng kể gì nữa, cùng với chí khí của người Long Đỗ sao mà có thể cứ để mặc kệ cho những tên quan binh kia làm bừa bắt nạt kẻ thường dân.
Lão họ khụ khụ tiến lại gần, ánh đuốc lập lòe, hiện lên là khuôn mặt đầy vết đòn roi của cậu bé. Áo sống chẳng có, đầu tóc rũ rượi, cậu bé hổn hển thở từng nhịp trơ hết giàn xương sườn, xương bả vai như những chiếc que đời lắp ghép với nhau bằng lớp da nhăn nhúm. Đám quan binh nhí nháu rồi kẻ hỏi người đáp, cũng nào có ai biết mặt mũi hai bác cháu lão Tô Trực Hiến ra sao.
Rà hỏi suốt hơn nửa canh giờ, bọn quan binh mới chịu nhận đó là hai người họ cần tìm. Hơn nữa chẳng phải bọn chúng đi truy lùng phạm nhân mà là nghe lệnh vị Tân Liễu tá ở phủ Tống Bình đi tìm hai người về.
Thật may cho hai người, nhưng cũng chẳng vui lên được. Trong lồng ngực lão Trực Hiến mỗi ngày một nhức nhối hơn, dường như cú ngã ngựa hôm trước khiến lão khó có thể mà qua khỏi. Lão ngất lịm vì lả vì đói, vì những cơn đau nhức trong người và vì cả những con người xung quanh ông nữa.
Nước mắt lão trào ngược, đoàn ngựa tức tốc vượt sông trở về Tống Bình. Đêm khuya canh ba, trận rét cuối mùa khiến con người thấy run người. Lão Trực Hiến vừa qua cơn nguy kịch, một chậu máu đen trích ra từ dưới sườn phải khiến lão chìm sâu vào cơn mê sảng. Không biết rồi đây ông trời có còn trao cho ông thêm chút cơ hội nào ở lại nơi dương gian này nữa hay không?
Sáng ngày ra, lão mấp máy mắt, tay quờ quạng nắm chặt lấy Trung Trực mà dặn dò:
- Cháu của ta. Suốt một đời này ta chỉ có lão Tô Hiền cùng các cháu luôn luôn ở cạnh ta. Số phận ta hiu hắt, vợ con chẳng có một người. Nay số ta đã tận, đất Nam ta hãy còn khổ ải, chưa thể thoát ngay được cảnh tham tàn, chèn ép. Các cháu được ra làm quan hãy nhớ cho kỹ “dân còn loạn xã tắc chưa yên”. Chỉ mong sau họ Dương sẽ là một người có đủ tâm đức như họ Đỗ kia mới mong đất nam này được an nhiên. Chức huyện lệnh Vũ Bình, cháu hãy xin với Dương tướng chủ cậy một kẻ có đức độ mới mong dân xứ ấy yên được.
Dứt lời, Trương Tính dắt cậu bé kia vào chào lão Trực Hiến. Lão lại níu lấy cánh tay Trương Tính mà dặn:
- Cháu và Tình Xuân cũng mới ngỏ tình ý. Tô Thị và lão Tô Hiền đã qua bên kia cũng gần được hai năm rồi. Dân Nam ta vốn chẳng có tục kiêng kỵ tang chay mà theo tục của người Bắc nên mới có việc đại tang ba năm. Cháu cứ lựa lễ pháp và tình cảm mà làm, đừng quá khắt khe với bản thân mình. Còn cậu bé này, dẫu còn nhỏ tuổi nhưng cũng biết lẽ phải trái, được dạy dỗ ắt sẽ thành người hay. Nếu cháu không chê thì nhận thằng nhỏ làm con nuôi. Cho thằng nhỏ một cái tên để sau này dưới suối vàng ta sẽ luôn dõi theo.
Cậu bé nước mắt ngắn dài rưng rức từng cơn ôm lấy ông lão:
- Thầy ơi. Chắc thầy không nhớ, cháu chính là cậu bé năm trước lấy trộm củ khoai của bà lão ở góc chợ. Cháu trốn bà ấy len lén ngồi vào tiệm của ông nghe ông đọc sách cùng đám trẻ con. Bà ta hỏi ông có thấy một tên oắt con trộm khoai vào đây không, ông còn nói với bà ta là chỗ của ông đọc sách không có chỗ cho kẻ lưu manh. Thế cháu mới thoát được khỏi bà ta đấy ông.
Lão nhoen miệng cười:
- Phải, ta nhớ. Chỉ là bọn trẻ con tới cái thành Tống Bình này cũng nhiều đứa trẻ như con, lang thang, cơ nhỡ, chẳng thân chẳng thích. Ta cũng không ít lần làm như vậy với những đứa trẻ khác. Nay ta thấy chỉ có con mới gọi ta là thầy, mà tấm lòng trong sáng của con khiến ta nhớ lại tuổi trẻ ta và Tô Hiền cũng vậy. Thấm thoắt cũng đã hết cả một đời người rồi. Vậy, ta tặng con một cái tên. Khành Tông.
Sấm rền ba hồi, gió thổi rin rít qua khe cửa sổ, mưa xối xả hắt xuống. Giờ dần ba khắc, lão nhắm mắt mãi mãi không còn nghe tiếng nỉ non chốn bụi trần. Lão sẽ chẳng còn được nhâm nhi tách trà ngẫm chuyện nhân gian, kể chuyện đọc thơ cho lũ trẻ đầu đường xó chợ nữa…
Hết cả rồi sao? Cuộc đời con người ta trôi qua nhanh như một cơn gió thoảng vậy sao? Chẳng phải vẫn đầy lúc dữ dội, bão tố đấy thôi, sao lại chỉ như cơn gió thoảng. Lúc lão ra đi vẫn còn cận kề với những đòn roi giáo mác. Ôi kể sao cho hết những đắng cay, ngọt nhạt của cuộc đời lão. Lão đi trong thanh thản, lão ơi!
Vậy là cậu bé kia cũng đã có một cái tên, cũng có một danh xưng để gọi. Người đã ra đi, còn lại cái tên cho hậu thế về sau và nhiều hơn như thế nữa.
Tang trắng phủ kín căn nhà nhỏ ở phía Tây Nam La Thành. Tiếng ngựa hý vang, từng đoàn người xếp hàng thắp nén nhang tiễn người ông, người bác, người thầy đáng kính. Chẳng phải những đoàn kiệu rước xa hoa, cũng chẳng phải là những bạc vàng châu báu. Chất đầy cánh cửa gian nhà nhỏ ở một góc khiêm tốn ấy là những thẻ tre, những cuốn sách cũ mới được xếp ngay ngắn gọn gàng. Không có chỗ cho những kẻ xô bồ, dẫu hàng dài xếp hàng thăm viếng nhưng ai nấy đều cảm thấy bình tâm, chẳng có chút cáu giận, chen lấn xô đẩy.
Ông lão chống gậy hom hem cầm bàn cờ trước cửa, bà lão bán xôi, bán trầu bên cạnh gian nhỏ nhà ông, chú gánh hàng rong bán tò he, bánh đúc, rồi cô hàng cháo, thím bán hành… Những đứa trẻ tinh ranh nơi đầu đường xó chợ, tất cả đều lặng lẽ đứng nhìn vào phía bên trong một cách đầy tôn kính và nghiêm trang.
Lăn trên má những người dân chợ búa thường ngày ấy là giọt thương cảm xót xa. Tống Bình xưa nay loạn lạc chỉ có gian nhà của lão và góc chợ này là chẳng hề hấn gì sau những trận can qua. Không quá nhiều nhang khói, chỉ một tấm bài vị mà viên quân sư họ Đỗ tận tay chu đáo từng nét, hai bức trướng và hai cây phủ phất. Đơn giản thôi nhưng ngoài cánh cửa là đầy ắp những tình cảm chứa chan.
Không ai khóc lớn xé da xe thịt, chỉ có những ánh mắt đỏ hau, những giọt nước mắt khẽ lăn trên má ẩn giấu vào bên trong tâm can của mỗi người dân nơi góc phố nhỏ ấy. Đám trẻ con lần lượt viết lên cột cửa nhà một chữ. Chẳng bấy lâu sắp thành một bài thơ:
“Chiều chiều góc phố phía tây nam
Ngay ngắn trẻ con đứng xếp hàng
Chăm chú tai nghe chuyện đất nước
Miệng cười rôm rả cợt tham gian
Ngày ngày ngóng ngóng một ông lão
Sáng sớm tinh mơ ghế với bàn
Thần tích truyện xưa thuở dựng nước
Bao gương nằm xuống giữ bình an”
Người buồn níu cảnh không vui, ai đi qua góc phố nhà lão thấy nhiều người xếp hàng thăm viếng lão đều xuống ngựa hỏi dò. Có kẻ áo mũ tinh tươm hỏi dăm ba câu rồi biến, có kẻ cảm thương thì cúi đầu bái lão từ đằng xa.
Một chiếc xe ngựa đi qua, mình trần quần rộng, tóc vấn cao khôi ngô, râu rậm da dám cho ngựa dừng lại trước gian nhà. Anh chàng đứng lại nheo mắt trông vào phía trong. Dường như có thứ linh cảm nào đó níu chân anh lại chẳng để cho anh đi.
Anh hỏi ra thì biết được đây là nhà của lão Trực Hiến, anh trai của lão Tô Hiền, người mà đã từng cứu mạng anh chàng Liêu Đức Thinh ngày trước. Lão chết ấm ức trước ngày đi nhậm chức huyện lệnh Vũ Bình. Tiếc thay cho một tấm lòng cao cả, yêu trẻ thơ, yêu người già, thương những kẻ tha hương.
Chẳng lễ vật nhang đèn, chàng vội vào lục trong xe ngựa một mảnh vải choàng lên người. Vốn quen tự tại cái thuở còn lênh đênh trên sông nên chẳng hàng lối, anh bước vào bên trong gian nhà nhỏ. Thắp nén nhang, anh kéo họ Trương ra một góc rồi nói:
- Là huyện lệnh ở Giao Châu mà sơ sài đơn giản thế thôi sao? Mà nhà anh còn là một Liễu tá trong phủ. Trông mà xót xa quá!
Trương Tính thở dài:
- Bọn chúng tôi thiện lương ở đất này, ấm ức mà chẳng biết kêu ai. Giờ ra làm quan làm tướng, cũng chẳng có thế lực nào chống đỡ. Còn trông thấy xác là còn may.
Phạm Đan đập bàn đập ghế:
- Trên có quốc pháp, dưới có quan lệnh, chúng dân có thiện lương lễ giáo. Anh lại nói những lời như vậy. Là kẻ nào dám to gan? Giao Châu mới bình định, hà cớ nào lại có kẻ hà hiếp người có công?
Trương Tính thường ngày vẫn miệng ngon lưỡi ngọt với bất kể đó là ai. Phạm Đan cũng bị kéo vào câu chuyện của Tính. Tính thuật lại hết những gì đã xảy ra với lão Trực Hiến và Trung Trực, con trai của lão Tô Hiền. Đan mím môi, lấy dao cắt lấy sợi râu đặt lên bàn nói lời thẳng:
- Để Đan tôi tìm Đỗ Sĩ Giao hỏi cho ra lẽ.
Trương Tính cản:
- Ấy ấy! Anh đừng nông nổi! Chuyện này không có liên quan đến ngài ấy.
Có lẽ trời xanh sắp đặt thật khéo nhưng chẳng phải là chuyện gì hay ho cả. Tên hương trưởng hương Thụy Gia tên Quảng là kẻ được lòng rất nhiều đám quan chức ở phủ đô hộ cũ. Nay còn nhiều kẻ vẫn được họ Dương giữ lại để giúp sức họ Dương. Những kẻ này dẫu chẳng có công lao chém lấy một đầu người nào nhưng Sĩ Giao có khuyên họ Dương nên dùng, trước là để lấy được lòng đám hương hào địa chủ, huyện lệnh trước đây, sau là kế sách bền lâu để dùng vào việc dưỡng binh lâu dài.
Việc này nghĩ đi nghĩ lại Phạm Đan chưa thấu hết liền tới chỗ họ Liêu hỏi chuyện sắp xếp chức quan từ Giao Châu trở vào đến Phúc Lộc. Nghe Đức Thinh kể lại thì việc phân chia quyền tước, ruộng đất, chẳng phải Đỗ Sỹ Giao là người trực tiếp nắm quyền. Có một tên vô lại họ Tiêu, người huyện Long Biên là quan cũ ở phủ đô hộ ghi chép cùng với Dương Chí Trinh về việc ban chức tước.
Chí Trinh phần nhiều nghe theo sắp xếp của Sỹ Giao, ban cho những người đi theo nghĩa quân ruộng đất đề huề, chức tước kẻ thấp nhất cũng làm bổ đầu huyện nha, người cao nhất cũng thuộc phẩm cấp tứ phẩm triều đình. Gã họ Tiêu cũng giữ nguyên phần lớn chức tước của đám quan lại cũ. So với lần trước, nhiều kẻ đã yên bề trong sự kiểm soát của họ Dương hơn. Nhưng kỳ thực phía sau chính sách đó vẫn còn nhiều kẻ trong nghĩa quân không hề dễ chịu cho lắm.
Sau đó Sỹ Giao thay mặt họ Dương viết sớ gửi về Trường An xưng thần với “thiên tử” phương Bắc ấy. Trước là để tấu trình việc ở An Nam sau cũng vừa để thăm dò phản ứng của giới cầm quyền phương bắc.
Hai tháng sau, cái tên Lỗ Hạo lần trước lại trở lại cầm theo một bản “thánh chỉ” của Đường Văn Tông Lý Ngang. Nghe lời họ Vi, lần này Lý Ngang gạt hết lời xàm tấu của bọn Vương Thủ Trừng, Sử Hiến Thành mà đồng ý chấp thuận việc xưng thần, ban cho Dương Thanh làm An Nam Kinh lược sứ, Giao Châu thứ sử. Lại nói thêm về bọn Vương, Sử vốn không còn nhiều ảnh hưởng từ lúc Lý Phùng Cát chết đi, bọn này không ưa Vi Xử Hậu nhưng thế thời đổi thay biết làm sao được. Thời tể tưởng Lý Phùng Cát, bọn này thường ăn của đút lót nên không còn tiếng nói dưới thời Vi Xử Hậu. Việc ở đất cương vực phía nam bọn này càng không thể bàn tới khi lần lượt bọn Lý Nguyên Hỷ, Hàn Ước đều đã bị thất bại ê chề trước họ Dương. Việc ở xứ nam từ đây, dường như bước sang một trang mới?
Đối chứng lại với câu chữ mà Sỹ Giao nằm mộng thấy ở chân núi Lạn Kha thì có vẻ như điểm báo ấy đang không còn đúng nữa. Sỹ Giao có lần rượu say, nước mắt ròng với Phạm Đan và Liêu Đức Thinh nhắc lại dòng chữ kia “Dương Tử Tiền Cao Hưng Bá Ngô Vương Chủ”. Ý tứ rất rõ ràng, kẻ nào họ Dương sẽ có chuyện chẳng lành.
Xem ra Sỹ Giao vì lẽ ấy mà có kẻ rèm pha dẫu được phong Kinh lược phán quan nhưng kỳ thực chẳng có quyền hành gì trong tay, chỉ thay Kinh lược sứ ban lời, phát văn. Sỹ Giao dẫu vậy cũng thấy mừng hơn ở trong lòng vì lời sấm rền tai vạ kia chắc sẽ chẳng thể nào thành hiện thực được. Ngày chúng dân đất Nam an nhiên, tự chủ chắc sẽ chẳng xa nữa.
Về phía họ Dương, có được phong tước từ triều đình phương bắc cũng coi như một bước chuyển mình của họ Dương, Dương Thanh lại phong cho con trai trưởng Chí Liệt làm Phong Châu mục, con trai Chí Trinh làm Trường Châu thứ sử, các tông thân họ Dương được trở về Hoan, Diễn làm các chức quan lớn nhỏ như trước khi Dương Thanh bị triệu về Tống Bình. Những người theo nghĩa quân ai nấy đều hứng khởi mừng vui, duy chỉ có Đỗ Sỹ Giao là vậy và Phạm Đan bị lật lại án ở trong quân nên bị tước đi mất hai phần bổng lộc.
Sau khi nghe chuyện của Trương Tính, Đan tính xin với Sỹ Giao làm cho ra lẽ vụ án của lão Trực Hiến để răn đe bọn quan lại cũ của thời quan đô hộ trước đó. Sỹ Giao nghĩ tới nghĩ lui liền ghé phủ hỏi chuyện Chí Liệt thì người anh trưởng cho là chưa phải thời điểm thích hợp. Bọn này vẫn còn mối liên hệ với đám quan lại ở Trung Nguyên, chưa thể hành động ngay. Nếu rút dây động rừng e lại có một Triệu Hoằng, Thôi Kết, Quế Trọng Vũ thứ hai.
Lần này triều đình đã xuống nước, phó mặc Giao Châu vô chủ cho đám thủ lĩnh người nam ta cầm quyền. Bản thân tên Lỗ Hạo cũng không dám nhắc tới chuyện thuyên chuyển Dương Thanh tới Quỳnh Châu để thăm dò nữa. Xem ra tình thế này, ý của Phạm Đan muốn cư xử công bằng với đám quan lại cũ là câu chuyện rất khó khăn. Một khi bọn ấy có ý không tốt, đất nam lại một phen nữa lao đao.
Phạm Đan nghe lời Sỹ Giao thuật lại mà thấy không vui, hẹn với Đặng Hoài kể lại chuyện nhà họ Tô. Đặng nghe mà đáp lại lời như Sỹ Giao, chưa phải lúc. Đan không hay khéo với bọn quan gia, ghé thăm từng nhà hỏi chuyện đều bị chối từ hết thảy.
Một tuần sau, phủ Liễu tá bị cháy, Trương Tính thoát chết nhưng cũng bị phạt tội giáng xuống hai chức. Phạm Đan bấy giờ làm nhập viện phán án, chức dưới Sỹ Giao hai phẩm bậc thấy họ Trương vừa tội vừa thương cho vào phủ đô hộ giúp việc có ý nâng đỡ họ Trương trở lại làm Liễu tá.
Tang bác chưa tròn trăm ngày, Trương Tính lại nghe ở Vũ Bình, Tô Trung Trực bị bọn huyện nha cũ bắt nạt, nhốt vào lao ngục vì tội thua bạc, lại nhục mạ bọn chúng nên bị đánh cho nhừ tử. Vết cũ chưa lành, vết mới lại hằn lên, từng thớ thịt của kẻ tội nhân lại càng thêm đau rát, không sao mà gượng dậy được.
Liêu Đức Thinh được phân làm thanh tra châu ở huyện quê cũ thường ngày vẫn thường thấy tên cổ dài đó đến ghé thăm, mấy ngày không thấy hắn ghé thì hỏi huyện lệnh họ Mao về tung tích của Trung Trực. Hắn bảo đâu quản được chuyện bọn áp nha. Có tội tự chịu, làm sư gia không tốt thì phải làm áp nha, làm áp nha phạm tội thì làm phó thường dân là tốt lắm rồi lại còn lên tiếng nhục mạ bọn chúng, quỵt tiền của bọn cùng làm, chúng xử tội là đúng. Đức Thinh tức giận đem lòng oán bọn nha huyện cũ này. Hàng ngày thầm cho người vào trong nhà lao chăm ăn uống, lại cho tâm phúc vào canh gác cho con trai lão ân nhân cứu mạng họ Liêu và ghi chép lại những chuyện đã xảy ra tấu với Kinh lược phán án Bá Nam quân sư.
Tiếng đến tai Trương Tính, Tính nói với Đan. Ngày rằm tháng chín năm ấy, Dương Thanh đi thị sát châu Phong, thăm viếng đất tổ người Nam, Phạm Đan xin họ Đỗ xuôi dòng Đáy trở về thăm ấp cũ ở suối Yến, Động Đỗ. Sỹ Giao mấy hôm trước có nghe chuyện bàn ra bàn vào của bọn người trong phủ nên biết ý họ Phạm sẽ qua huyện Vũ Bình sợ là sẽ làm loạn ở nha huyện nên không đồng ý, lại viện rằng “Anh trai Chử Thị là Chử Thoán lâu rồi chưa gặp hai người em và các cháu, sao anh Đan không dẫn Chử Thị và hai anh em thằng Minh về đất Long Đàm?”.
Biết ý của Sỹ Giao, Phạm Đan xin nghỉ việc phủ Đô hộ vài ngày để trở về Long Đàm cùng gia quyến. Sỹ Giao sai Trương Tính ở trong phủ đô hộ trong coi, còn tự mình qua đất Long Biên để gặp bạn cũ. Tính đang có ý ngầm đi theo họ Phạm thì bị dội gáo nước lạnh liền thất vọng tuân lời ở lại phủ.
Phạm Đan hẹn Trương Tính ở bến sông Tô mà không thấy hắn đến liền cho người vào trong thành hỏi dò. Biết Tính không tới được nên Phạm Đan tự mình vượt sông Tô đi bộ về phía tây nam, còn gia quyến để Chử Thị dẫn về Long Đàm bằng chiếc xe ngựa.
Sáng ngày sau, Phạm Đan có mặt ở thành Đỗ Động. Lúc chờ ngoài phủ huyện nha, Phạm Đan trông thấy một tên khuôn mặt bóng bẩy, áo quần bảnh bao, mắt luyến thoắng nhìn xung quanh. Trông thấy Đan quê kệch đứng ngoài phủ huyện, hắn buông lời suồng sã:
- Thằng quê mùa. Mày chưa thấy phủ quan bao giờ à? Chỗ này không phải chỗ để mày đứng con ạ. Xê ra, xê ra!
Phạm Đan mắt nháy nháy lặng yên xem hắn định giở trò gì. Hắn thấy họ Phạm không nói không rằng lại thóa mạ, chân đạp thẳng vào sống lưng. Lạnh gáy, Đan dùng tay vặn gẫy chân hắn một cái khựng thật lớn. Điếng người, hắn kêu bọn lâu la dùng gậy gộc xông tới.
Tác giả :
Nguyễn Khai Quốc