Giống Rồng
Chương 20-3: Nghĩa tình người quân tử
Tiếng trống ùng ùng hắt lại từ đằng xa, một đoàn quân ào ào kéo tới. Đi đầu là viên tướng da bủng beo, mặt tươi như hoa, miệng lúc nào cũng nở nụ cười như con trẻ ê a. Đám quân của Hàn Ước chạy vào bẩm với Đặng Khả. Khả sai quân lính đứng thành hàng lối chỉnh tề trước miếu để diện kiến quân tiếp viện.
Đặng Khả hồ hởi cúi chào viên tướng trên lưng ngựa:
- Nghe danh đã lâu, ghé ở miếu này cũng đã mấy ngày, nay mới được gặp tướng quân.
Giản Tâm hề hề vỗ bụng một cái thật lớn nói:
- Lão là…
Trông thấy Hàn Ước đứng cạnh, Giản Tâm vội vàng xuống ngựa, chắp tay trước ngực hành lễ, giọng nói từ tốn, chậm rãi khiến người ta nín thở chờ từng lời của Tâm phát ra:
- Kính chào quan đô hộ đại nhân! Nghe tin Tống Bình bị giặc nam nhiễu loạn, La Thành bị phá, tiểu tướng sai bọn lính đi đón ngài, chẳng hay đại nhân không gặp bọn chúng?
Hàn Ước quay mặt nhìn ngang thở dài, hai khuỷu tay chống lên gối, ngả người về phía trước vò chiếc lá thị trong tay. Ước giận mà cũng chẳng trách được Tâm nhưng vẫn buột miệng quát tháo:
- Mẹ cha cái lũ mất dạy khốn kiếp ấy. Ăn bổng lộc triều đình, lại còn nhạo báng ta ở trên thuyền. Nhà ngươi nghĩ mà xem, có tức không cơ chứ!
Giản Tâm cười không thấy mặt trời xua tay:
- Hiểu lầm rồi, hiểu lầm rồi. Đại nhân ơi. Xin quan đô hộ xá cho. Bọn tiểu tốt không có ý đấy. Bọn chúng về bẩm báo với tiểu tướng, tiểu tướng xử tội hết bọn chúng rồi. Xin đại nhân hả lòng hả dạ, tấm lòng quảng đại không chấp với mấy tên ấy làm gì. Đại nhân có kể hoạch gì chưa?
Ước nguôn cơn giận, ném lá thị vò trên tay đi đáp lời Giản Tâm:
- Từ lâu Giản Tâm vẫn là người ta tin tưởng, giao cho trọng trách lớn. Giản Tâm không nề hà cái tính nến đàn bà của Trần Khôn mà giữ vững được huyện Bình Đạo và cứ điểm Mê Linh. Nay An Nam đô hộ phủ rơi vào tay giặc nam. Anh xem ta sẽ phải nên thế nào?
Giản Tâm vỗ ngực tung hê:
- Đại nhân chớ có quá lo. Đại Đường rộng lớn biết nhường nào, các thế lực dẫu có hùng mạnh cỡ như đất Quy Nghĩa còn phải nể sợ đến vài phần. Bọn tép diu người nam ấy, chỉ là may mắn mà thắng được ở Giao Châu. Có Bạch Quỷ Đào này ở đây, nào có kẻ nào dám bén mảng tới chỗ này?
Ước đứng bật dậy, tay nắm chặt lấy bàn tay của họ Giản, ánh mắt mừng rỡ, sống mũi nở to hớn hở nói:
- Hay lắm! Có Giản Tâm ở đây, ta nào còn phải lấn cấn điều chi nữa. Lời nói của anh, ta nghe sao thật mát dạ.
Đặng Khả nãy giờ đứng ngoài nghe chuyện cũng mừng rỡ chúc tụng hai người đó. Bạch Quỷ Đào quay sang ôm lấy vai họ Đặng như thể anh em đồng trang lứa nói:
- Lão là Đặng Khả có phải chăng? Giản Tâm đã được nghe thơ ông tán tụng kẻ hèn tướng này. Lão quá khen mà dành lời thơm tho cho hèn tướng này rồi.
Nhật Dụ từ trên cây thị nằm ngủ nghe thấy tiếng cười hỉ hả phía dưới cùng nheo mắt, gác chân chữ ngũ rung rung, gối đầu lên tay huýt sao mừng rỡ. Có trái thị chín sắp rụng, chân anh rung mạnh khiến thị rơi trúng đầu Giản Tâm. Tâm cúi nhặt quả thị thơm toan ngửi rồi nếm một miếng nhỏ.
Bạch Quỷ Đào nhìn lên tán cây thị trông thấy có chàng thanh niên nằm vắt vẻo trên cây thì gọi anh chàng. Anh chàng tảng lơ không nghe thấy nhưng chân vẫn rung tít cành thị. Hàn Ước mới thốt lời:
- Này chàng trai trẻ. Cành thị anh nằm có con rắn lục màu xanh, anh rung khẽ chứ kẻo đánh động nó.
Nhật Dụ tá hoả ngồi phắt dậy, trong lúc loạng choạng chàng ta ngã xuống dưới đất một cái điếng người. Chỉ lát sau, đầu anh sưng to lên một cục bằng quả thị vừa rơi trúng Giản Tâm.
Tâm hỏi han vài câu chuyện biết được anh chàng này lớn hơn Tâm hai tuổi, tâm phúc của Đặng Khả suốt cả chục năm nay. Giản Tâm mời cả ba người trở về quân doanh phía bắc, nơi có lũy được đắp bằng bùn và tre tươi.
Trên đường đi, Giản Tâm liên tục hỏi về những chuyện đã xảy ra ở La Thành và Tống Bình. Trần Khôn tự treo cổ mà chết, dẫu không ưa gì họ Trần nhưng Tâm cũng không khỏi tiếc nuối, tiếc bởi hắn cũng có thực tài đấy chỉ nỗi là ích kỷ mà chết tức tưởi. Hàn Lâm sống chết thế nào Ước cũng chẳng hay. Chỉ biết rằng sau khi quân Nam vượt qua sông Nhuệ phá vỡ phòng tuyến thứ hai, Lâm bỏ quân chạy thục mạng về phía Bắc, có kẻ nói Lâm đường cùng gặp phải nghĩa quân người Nam đã bỏ mạng ở hồ Dâm Đàm, chỗ con Sông Cái đổ nước vào trong hồ.
Lại kể về nghĩa quân người Nam, sau khi chiếm được La Thành, Đỗ Sĩ Giao và Dương Chí Liệt gấp rút mang quân giữ phòng tuyến phía Bắc, tăng cường phá địch ở các thành trì phía đông. Ở La Thành, tạm thời chức huyện lệnh Tống Bình được phong cho họ Trương. Dương Chí Trinh sau một thời gian lánh trú cũng xuất hiện đường hoàng cùng với nghĩa quân với tư cách là thủ lĩnh thứ hai.
Nhắc lại chút chuyện đã qua, Chí Trinh thuở trước bị hai anh em họ Triệu ruột thịt với Triệu Cường lừa bắt trên sông Như Nguyệt, sau đó bị giam trong đại lao ở Tống Bình. Suốt thời gian bị giam cầm, dẫu mang tội phản trắc nhưng Lý Nguyên Gia không dám ho he động đến một cọng lông của Trinh. Có chăng cũng chỉ có bọn tay sai dưới quyền hống hách khiến Trinh thừa sống thiếu chết nhiều phen.
Cái sự lì lợm của kẻ rạn rĩ cả trăm trận đánh lớn nhỏ bắt đầu từ cái thuở còn hàn vi, Trinh cùng em trai vào trong núi Rú Thành bắt thổ phỉ chuyên trộm gà chó của dân chúng huyện Cửu Đức. Rồi cho đến khi một mình Trinh vật lộn nơi phía bắc châu Phong, phá thành phá lũy quân triều đình ở châu Bình Nguyên, đánh Nà Lữ, đột nhập thành Phục Hòa, xuôi theo Như Nguyệt uy hiếp huyện Bình Đạo. Tất thảy đã tôi rèn cái ý chí đanh thép của người làm tướng. Há chi mấy chuyện luân thường, roi vọt của những kẻ chỉ biết đi đe nẹt người mang tội hòng tư lợi cho mình.
Trinh trong ngục chừng sau tháng, chân tay rã rời, khuôn mặt chẳng còn hình thù vẹn nguyên. Khi Lý Nguyên Hỷ bỏ trốn khỏi La Thành cùng viên tướng Bục Đồ cũng là lúc La Thành rơi vào tay họ Vương. Chí Trinh trong ngục quen biết vài kẻ lưu manh trốn được khỏi nhà lao, Thăng Triều có cho người đi tìm Trinh nhưng không ai hay biết Trinh ở chốn nào từ lúc tiếp quản La Thành.
Bấy giờ có người kể lại cho Thăng Triều về chuyện Thăng Đức và Kiều Chung Tiềm lúc ở ngục lao được hai cha con họ Tô chăm chút cho từng bữa cơm, giấc ngủ chứ chẳng phải như lời đồn trước đó. Dần dà họ Vương mới biết, Vương Thăng Đức bị người của Dương Thanh bắt cóc đi, ra tay hạ sát Kiều Chung Tiềm. Chính đó, Dương Chí Trinh là kẻ bị vấy tội lên đầu. Ấy thế mới có chuyện Vương Thăng Triều trở mặt với họ Dương, dụng kế khích cho họ Dương mang quân đi đánh quân triều đình nhưng không sao qua mắt được phò tá Đỗ Sĩ Giao.
Vương Thăng Triều đành ngậm ngùi với số phận của mình, tự lực chống lại quân triều đình hùng mạnh. Đoạn có đám dân kể lại rằng trông thấy Vương Thăng Triều vượt sông nhưng gặp một đám cướp ở phía bắc thành Liên Hựu huyện Nam Định. Nghe đâu đứng đầu là một người họ Dương nên thứ sử mới phải quay lại vượt sông Cái sang tới đất Long Đàm trú nhờ họ Chử rồi sau đó bị Dương Thanh chèn ép.
Khi quân triều đình do Hàn Ước chỉ huy tới huyện Nam Định, toán cướp đó bỏ nghề trà trộn vào dân chúng. Cứ chờ đến tuần rằm mồng một, bọn quan lại khấn tế ở các đền đài miếu mạo hay ngày ba, ngày bảy bọn chúng đi thị sát dân tình, trong thành lại có một đám người quấy rối gây chú ý của bọn sai nha lính lệ. Ở phía trong các miếu mạo, đền đài họ Dương lại ra tay lấy lộc ấy ban phát cho dân nghèo ở ngoài thành.
Tiếng tăm toán cướp quan ở Liên Thụ vượt ra khỏi huyện Nam Định nhưng lúc chiến tranh, chẳng kẻ nào có thể lưu tâm về cái tên họ Dương ấy. Nào có ai ngờ rằng, chỉnh vì thế mà Chí Trinh dần dà lôi kéo được dân chúng quanh vùng, lật đổ được đám tham quan ở huyện Nam Định.
Sau đó, Trinh tìm được mối liên lạc cũ với kẻ đã cưu mang mình trong ngục thuở còn ở Tống Bình, thư từ qua là suốt mấy tháng nay mà chưa gặp nên nóng lòng tới Tống Bình. Trong một lần, Chí Trinh đi cùng đám bạn hữu tới Tống Bình để tìm người quen, đoạn tới cửa La Thành, Chí Trinh không mang theo bất cứ thứ gì trên người, lại có nhiều hành động đáng ngờ nên bị quan quân dò xét. Khi đó, mấy tên bạn hữu của Chí Trinh đã đi được tận sâu vào trong thành nên Trinh ngồi phệt xuống đất ăn vạ như trẻ con.
Thật may lúc ấy có anh chàng thanh niên miệng rộng, mắt to, đôi hàm răng khập khiễng cái thụt cái thò, dáng người hơi thấp nhưng khá đậm người cầm theo cái chảo lớn và muôi lớn bằng sắt ngồi trên chiếc xe được kéo bằng con lừa đi qua. Trinh nhanh trí nhảy lên xe nằm ngã ngửa trên ấy, ôm chặt lấy chân anh chàng. Anh chàng thoạt đầu giật mình, sau đó nhìn Trinh rồi sực nhớ ra điều gì đó liền giằng lấy tay Trinh thốt lên:
- Ối giời ơi, cái thằng mặt giặc Tình Tính Tinh là ngươi! May điên mày loạn mà mày theo ông vào thành làm cái gì cơ chứ. Để cho người ta bắt nhốt chẳng cho ông vào trong thành thế này hả giời.
Anh chàng nhảy xuống, cái cổ của anh ta bỗng dài ra trông thấy, miệng tớn hớn cười cợt với bọn lính gác:
- Các anh chấp với cái thằng ngốc ấy làm gì. Có chút gọi là các anh vào thành ăn bữa cơm trưa. Trời nắng thế này, tôi có tí rau mang vào cho nhà bếp quán của Trương Tính phục vụ cơm canh cho quan đô hộ. Tôi mà không mang vào thì chắc cái đầu tôi chẳng còn nữa mất. Các anh xem cho, cái thằng ngốc ấy nó chỉ đi theo tôi. Giờ nó mà đi lạc đâu mất, hễ có việc gì xảy ra, xem như nhà tôi mất phúc.
Có tên đội trưởng sai nha ra ngắm nghía chiếc xe lừa chở rau, xem ra đúng cái loại rau mà anh này vẫn ăn ở quán ấy. Mà nghe đâu quan đô hộ cũng thích ăn cái thứ rau này do họ Trương kia nấu. Trong La Thành người ta vẫn gọi là rau sam, chứ ở bên ngoài thành, dân nghèo chỉ biết là rau cỏ dại, đói mà lượm lấy ăn thôi. Tên đội trưởng biết chỉ có cái quán ấy làm cái món từ rau này. Vậy nên có bạc đút túi rồi cần gì phải làm khó cái tên khùng tên ngốc kia nữa.
Anh chàng cổ lại dài ra thêm chút nữa loẳng ngoằng như cổ ngỗng, chân ngắn thoăn thoắt, miệng rộng ngoác nói cười, nhảy lên xe mặt tươi rói, vút vào mông con lừa:
- Cái đồ giống lừa ưa nặng nhà ngươi. Còn không chịu đi mau, rau của tao trễ mất.
Đoạn qua góc đông nam La Thành, có một tán cây râm bụt mọc um tùm, anh chàng dáng hình kỳ dị kia mới xuống xe rồi vút roi vào người Chí Trinh đang ngáy khồng khộc. Trinh giật mình choảng dậy, chiếc xe mất thăng bằng lật nghiêng, Trinh bám vào bánh xe rồi ngã xước xác hết người.
Chí Trinh đứng dậy, phủi bụi chắp tay cúi chào anh chàng kia. Anh chàng thu xếp lại chỗ rau bị đổ xuống mặt đất, mặt lầm lì, má phụng phịu, đuôi mày cau có dài chớm khóe đuôi mắt chẳng nói chẳng rằng với họ Dương.
Chí Trinh tiến ra phía trước cúi chào anh chàng ấy thêm một lần nữa. Anh chàng nhìn Trinh, Trinh đối mắt nhìn lại. Rồi anh chàng cũng cúi thấp đầu xuống liếc mắt lên, Trinh cũng cúi đầu liếc mắt lên nhìn anh ta. Anh ta bất ngờ nhảy lên dùng cánh tay như cứng như cái dùi sắt đập trúng gáy Trinh. Trinh ôm gáy điếng người, ánh mắt e dè nhìn anh ta.
Anh ta chỉ tay về phía Trinh, bộ râu dê dài lọng thọng rung lên khi anh ta quát tháo Chí Trinh:
- Cái thằng khốn nạn. Chú ta và em rể ta giúp đỡ ngươi trong cơn hoạn nạn, ấy thế mà nhà ngươi xúi ta làm ra cái trò bẩn thỉu để mượn tay hai người ấy giết chết họ Vương, họ Kiều. Chú ta bị bắt ngục, khổ ải mà chết. Còn Trương Tính cũng bị vạ lây theo, trốn chui trốn lủi ở nhà chú Trực Hiến, cũng may chú ấy giờ được báo đền. Sau đó ta tìm nhà ngươi để hỏi tội thì nhà ngươi đã biệt tăm cùng đám thổ phỉ kia rồi.
Chí Trinh nhớ anh chàng này chứ, quên sao được cái tính nết cục cằn thô lỗ của anh ta. Bao nhiêu phen thừa sống thiếu chết, nhờ có anh chàng này mà Trinh chóng hồi phục lành lặn cho đến khi thoát được khói cái nhà lao đầy kinh hãi ấy. Cái ơn độ mạng của anh chàng, đường đường một đấng quân tử, Trinh nào có thể quên. Nay gặp ở đây, Trinh lại được nước thăm dò:
- Phúc của họ Dương là nhờ cả vào cha chú các anh đã dâng mình làm cái cớ để họ Kiều châu Phong đánh Tống Bình. Sau đấy, họ Vương suy yếu, quân triều đình đang trong cơn hỗn loạn, thế tôi mới dám vào La Thành này tìm người quen cũ. Thật may gặp được anh ở đây! Trung Trực vốn người đàng hoàng, tôi hiểu chứ. Có việc này anh hãy cứ nghe tôi, được lợi hơn là hại. Họ Dương tôi xin lấy cái đầu này để đảm bảo cho anh.
Trung Trực còn chưa hình dung hết những lời của Trinh vừa nói, ánh mắt lạ lẫm, miệng bâng quơ hỏi:
- Ý anh là muốn tôi giúp họ Dương các anh phản ấy hả?
- Đâu đâu có. Trinh tôi không có ý đó. Chỉ là gặp anh ở đây, ơn cũ chưa kịp báo đáp, xin anh thêm lần này nữa, khi nào có dịp tôi sẽ trả cho anh xứng đáng. Anh giúp tôi gặp Trương Tính. Người này tôi biết anh ta có thể làm được những chuyện mà người làm anh như anh cũng chẳng bao giờ biết tới đâu.
Trung Trực cười:
- Tôi làm anh nhưng không lẻo mép như nó, mà tài nghệ cũng kém hơn hẳn Tính một bậc. Tôi không biết mà cũng không muốn biết nó sẽ làm gì được cho anh. Tôi cũng không mong anh trả tôi gì cả. Chỉ cần đừng làm cho nhà họ Tô chúng tôi lại chao đảo thêm phen nữa mà hãy cho chúng tôi được sống yên ổn ở cái đất tổ nghiệp của cha anh chúng tôi. Anh hiểu chứ.
Họ Dương hiểu ý, liền nghe theo anh chàng họ Tô ấy. Trung Trực gói ghém rau, lấy từng cọng rơm bó thành nhiều bó rồi vội vã chở theo họ Dương trên chiếc xe lừa. Chí Trinh giả bộ tóc rũ rượi, lòa xòa, tay cầm rơm khô ngoáy ngoáy trước mũi nghịch ngợm như một tên ngốc tránh sự chú ý của quan quân La Thành.
Lúc gặp gỡ Trương Tính, Tính nhận ra họ Dương ngay. Chí Trinh trong mắt Tính là kẻ thù chứ chẳng phải người cũ nặng tình. Trinh cầm ngay con dao bầu trên tay chỉ trỏ dọa nạt Trinh. Dẫu Trinh có ngon ngọt đến tận tâm can cũng không thể vừa lòng họ Trương ấy. Cái bực tức của kẻ bị mất vợ, mất cha làm sao có thể dịu đi được ngay lúc bấy giờ chứ.
Rồi từ gác cao phía thanh lâu sát cạnh quán của họ Trương, có giọng người con gái trong veo như suối mùa hạ. Những lời lả lơi như cánh bướm ngoài đồng hoa, lúc thanh nhã cao vút như ngọn tre ngà, lúc lại tâm tình khe khẽ như tiếng lá rơi nghiêng. Có lúc tiếng đàn nhị ào ào như mưa đổ, lại có khi tiếng đàn bầu lắng xuống một tiếng êm đềm. Lời hát rằng:
“Giữa chốn nhân gian chàng có hay
Thiếp nơi gác tía giọt lệ cay
Bưởi sai nào có tay chăm bón
Mít ngọt nhựa rây thiếu kẻ bày
Múi mít dày sao còn ngắm nghía
Trái bòng thơm gió thổi rung cây
Ánh đèn khuya xót thương thân phận
Bạc mệnh hồng nhan những tháng ngày
***
Sớm tinh mơ chát phấn dày
Đàn ca sáo nhị gió mây hững hờ
Giữa trăm vui thiếp bơ vơ
Mẹ cha chẳng có nương nhờ đời ai
Xuân qua nay đã hăm hai
Tình qua gió thoảng mà ai oán lòng…”
Tính bỏ con dao bầu xuống, nghe lòng thấy rứt ruột rứt gan. Chí Trinh như đọc được tấm lòng của họ Trương, liền mở lời mời họ Trương qua bên ấy ngó nghiêng.
Đặng Khả hồ hởi cúi chào viên tướng trên lưng ngựa:
- Nghe danh đã lâu, ghé ở miếu này cũng đã mấy ngày, nay mới được gặp tướng quân.
Giản Tâm hề hề vỗ bụng một cái thật lớn nói:
- Lão là…
Trông thấy Hàn Ước đứng cạnh, Giản Tâm vội vàng xuống ngựa, chắp tay trước ngực hành lễ, giọng nói từ tốn, chậm rãi khiến người ta nín thở chờ từng lời của Tâm phát ra:
- Kính chào quan đô hộ đại nhân! Nghe tin Tống Bình bị giặc nam nhiễu loạn, La Thành bị phá, tiểu tướng sai bọn lính đi đón ngài, chẳng hay đại nhân không gặp bọn chúng?
Hàn Ước quay mặt nhìn ngang thở dài, hai khuỷu tay chống lên gối, ngả người về phía trước vò chiếc lá thị trong tay. Ước giận mà cũng chẳng trách được Tâm nhưng vẫn buột miệng quát tháo:
- Mẹ cha cái lũ mất dạy khốn kiếp ấy. Ăn bổng lộc triều đình, lại còn nhạo báng ta ở trên thuyền. Nhà ngươi nghĩ mà xem, có tức không cơ chứ!
Giản Tâm cười không thấy mặt trời xua tay:
- Hiểu lầm rồi, hiểu lầm rồi. Đại nhân ơi. Xin quan đô hộ xá cho. Bọn tiểu tốt không có ý đấy. Bọn chúng về bẩm báo với tiểu tướng, tiểu tướng xử tội hết bọn chúng rồi. Xin đại nhân hả lòng hả dạ, tấm lòng quảng đại không chấp với mấy tên ấy làm gì. Đại nhân có kể hoạch gì chưa?
Ước nguôn cơn giận, ném lá thị vò trên tay đi đáp lời Giản Tâm:
- Từ lâu Giản Tâm vẫn là người ta tin tưởng, giao cho trọng trách lớn. Giản Tâm không nề hà cái tính nến đàn bà của Trần Khôn mà giữ vững được huyện Bình Đạo và cứ điểm Mê Linh. Nay An Nam đô hộ phủ rơi vào tay giặc nam. Anh xem ta sẽ phải nên thế nào?
Giản Tâm vỗ ngực tung hê:
- Đại nhân chớ có quá lo. Đại Đường rộng lớn biết nhường nào, các thế lực dẫu có hùng mạnh cỡ như đất Quy Nghĩa còn phải nể sợ đến vài phần. Bọn tép diu người nam ấy, chỉ là may mắn mà thắng được ở Giao Châu. Có Bạch Quỷ Đào này ở đây, nào có kẻ nào dám bén mảng tới chỗ này?
Ước đứng bật dậy, tay nắm chặt lấy bàn tay của họ Giản, ánh mắt mừng rỡ, sống mũi nở to hớn hở nói:
- Hay lắm! Có Giản Tâm ở đây, ta nào còn phải lấn cấn điều chi nữa. Lời nói của anh, ta nghe sao thật mát dạ.
Đặng Khả nãy giờ đứng ngoài nghe chuyện cũng mừng rỡ chúc tụng hai người đó. Bạch Quỷ Đào quay sang ôm lấy vai họ Đặng như thể anh em đồng trang lứa nói:
- Lão là Đặng Khả có phải chăng? Giản Tâm đã được nghe thơ ông tán tụng kẻ hèn tướng này. Lão quá khen mà dành lời thơm tho cho hèn tướng này rồi.
Nhật Dụ từ trên cây thị nằm ngủ nghe thấy tiếng cười hỉ hả phía dưới cùng nheo mắt, gác chân chữ ngũ rung rung, gối đầu lên tay huýt sao mừng rỡ. Có trái thị chín sắp rụng, chân anh rung mạnh khiến thị rơi trúng đầu Giản Tâm. Tâm cúi nhặt quả thị thơm toan ngửi rồi nếm một miếng nhỏ.
Bạch Quỷ Đào nhìn lên tán cây thị trông thấy có chàng thanh niên nằm vắt vẻo trên cây thì gọi anh chàng. Anh chàng tảng lơ không nghe thấy nhưng chân vẫn rung tít cành thị. Hàn Ước mới thốt lời:
- Này chàng trai trẻ. Cành thị anh nằm có con rắn lục màu xanh, anh rung khẽ chứ kẻo đánh động nó.
Nhật Dụ tá hoả ngồi phắt dậy, trong lúc loạng choạng chàng ta ngã xuống dưới đất một cái điếng người. Chỉ lát sau, đầu anh sưng to lên một cục bằng quả thị vừa rơi trúng Giản Tâm.
Tâm hỏi han vài câu chuyện biết được anh chàng này lớn hơn Tâm hai tuổi, tâm phúc của Đặng Khả suốt cả chục năm nay. Giản Tâm mời cả ba người trở về quân doanh phía bắc, nơi có lũy được đắp bằng bùn và tre tươi.
Trên đường đi, Giản Tâm liên tục hỏi về những chuyện đã xảy ra ở La Thành và Tống Bình. Trần Khôn tự treo cổ mà chết, dẫu không ưa gì họ Trần nhưng Tâm cũng không khỏi tiếc nuối, tiếc bởi hắn cũng có thực tài đấy chỉ nỗi là ích kỷ mà chết tức tưởi. Hàn Lâm sống chết thế nào Ước cũng chẳng hay. Chỉ biết rằng sau khi quân Nam vượt qua sông Nhuệ phá vỡ phòng tuyến thứ hai, Lâm bỏ quân chạy thục mạng về phía Bắc, có kẻ nói Lâm đường cùng gặp phải nghĩa quân người Nam đã bỏ mạng ở hồ Dâm Đàm, chỗ con Sông Cái đổ nước vào trong hồ.
Lại kể về nghĩa quân người Nam, sau khi chiếm được La Thành, Đỗ Sĩ Giao và Dương Chí Liệt gấp rút mang quân giữ phòng tuyến phía Bắc, tăng cường phá địch ở các thành trì phía đông. Ở La Thành, tạm thời chức huyện lệnh Tống Bình được phong cho họ Trương. Dương Chí Trinh sau một thời gian lánh trú cũng xuất hiện đường hoàng cùng với nghĩa quân với tư cách là thủ lĩnh thứ hai.
Nhắc lại chút chuyện đã qua, Chí Trinh thuở trước bị hai anh em họ Triệu ruột thịt với Triệu Cường lừa bắt trên sông Như Nguyệt, sau đó bị giam trong đại lao ở Tống Bình. Suốt thời gian bị giam cầm, dẫu mang tội phản trắc nhưng Lý Nguyên Gia không dám ho he động đến một cọng lông của Trinh. Có chăng cũng chỉ có bọn tay sai dưới quyền hống hách khiến Trinh thừa sống thiếu chết nhiều phen.
Cái sự lì lợm của kẻ rạn rĩ cả trăm trận đánh lớn nhỏ bắt đầu từ cái thuở còn hàn vi, Trinh cùng em trai vào trong núi Rú Thành bắt thổ phỉ chuyên trộm gà chó của dân chúng huyện Cửu Đức. Rồi cho đến khi một mình Trinh vật lộn nơi phía bắc châu Phong, phá thành phá lũy quân triều đình ở châu Bình Nguyên, đánh Nà Lữ, đột nhập thành Phục Hòa, xuôi theo Như Nguyệt uy hiếp huyện Bình Đạo. Tất thảy đã tôi rèn cái ý chí đanh thép của người làm tướng. Há chi mấy chuyện luân thường, roi vọt của những kẻ chỉ biết đi đe nẹt người mang tội hòng tư lợi cho mình.
Trinh trong ngục chừng sau tháng, chân tay rã rời, khuôn mặt chẳng còn hình thù vẹn nguyên. Khi Lý Nguyên Hỷ bỏ trốn khỏi La Thành cùng viên tướng Bục Đồ cũng là lúc La Thành rơi vào tay họ Vương. Chí Trinh trong ngục quen biết vài kẻ lưu manh trốn được khỏi nhà lao, Thăng Triều có cho người đi tìm Trinh nhưng không ai hay biết Trinh ở chốn nào từ lúc tiếp quản La Thành.
Bấy giờ có người kể lại cho Thăng Triều về chuyện Thăng Đức và Kiều Chung Tiềm lúc ở ngục lao được hai cha con họ Tô chăm chút cho từng bữa cơm, giấc ngủ chứ chẳng phải như lời đồn trước đó. Dần dà họ Vương mới biết, Vương Thăng Đức bị người của Dương Thanh bắt cóc đi, ra tay hạ sát Kiều Chung Tiềm. Chính đó, Dương Chí Trinh là kẻ bị vấy tội lên đầu. Ấy thế mới có chuyện Vương Thăng Triều trở mặt với họ Dương, dụng kế khích cho họ Dương mang quân đi đánh quân triều đình nhưng không sao qua mắt được phò tá Đỗ Sĩ Giao.
Vương Thăng Triều đành ngậm ngùi với số phận của mình, tự lực chống lại quân triều đình hùng mạnh. Đoạn có đám dân kể lại rằng trông thấy Vương Thăng Triều vượt sông nhưng gặp một đám cướp ở phía bắc thành Liên Hựu huyện Nam Định. Nghe đâu đứng đầu là một người họ Dương nên thứ sử mới phải quay lại vượt sông Cái sang tới đất Long Đàm trú nhờ họ Chử rồi sau đó bị Dương Thanh chèn ép.
Khi quân triều đình do Hàn Ước chỉ huy tới huyện Nam Định, toán cướp đó bỏ nghề trà trộn vào dân chúng. Cứ chờ đến tuần rằm mồng một, bọn quan lại khấn tế ở các đền đài miếu mạo hay ngày ba, ngày bảy bọn chúng đi thị sát dân tình, trong thành lại có một đám người quấy rối gây chú ý của bọn sai nha lính lệ. Ở phía trong các miếu mạo, đền đài họ Dương lại ra tay lấy lộc ấy ban phát cho dân nghèo ở ngoài thành.
Tiếng tăm toán cướp quan ở Liên Thụ vượt ra khỏi huyện Nam Định nhưng lúc chiến tranh, chẳng kẻ nào có thể lưu tâm về cái tên họ Dương ấy. Nào có ai ngờ rằng, chỉnh vì thế mà Chí Trinh dần dà lôi kéo được dân chúng quanh vùng, lật đổ được đám tham quan ở huyện Nam Định.
Sau đó, Trinh tìm được mối liên lạc cũ với kẻ đã cưu mang mình trong ngục thuở còn ở Tống Bình, thư từ qua là suốt mấy tháng nay mà chưa gặp nên nóng lòng tới Tống Bình. Trong một lần, Chí Trinh đi cùng đám bạn hữu tới Tống Bình để tìm người quen, đoạn tới cửa La Thành, Chí Trinh không mang theo bất cứ thứ gì trên người, lại có nhiều hành động đáng ngờ nên bị quan quân dò xét. Khi đó, mấy tên bạn hữu của Chí Trinh đã đi được tận sâu vào trong thành nên Trinh ngồi phệt xuống đất ăn vạ như trẻ con.
Thật may lúc ấy có anh chàng thanh niên miệng rộng, mắt to, đôi hàm răng khập khiễng cái thụt cái thò, dáng người hơi thấp nhưng khá đậm người cầm theo cái chảo lớn và muôi lớn bằng sắt ngồi trên chiếc xe được kéo bằng con lừa đi qua. Trinh nhanh trí nhảy lên xe nằm ngã ngửa trên ấy, ôm chặt lấy chân anh chàng. Anh chàng thoạt đầu giật mình, sau đó nhìn Trinh rồi sực nhớ ra điều gì đó liền giằng lấy tay Trinh thốt lên:
- Ối giời ơi, cái thằng mặt giặc Tình Tính Tinh là ngươi! May điên mày loạn mà mày theo ông vào thành làm cái gì cơ chứ. Để cho người ta bắt nhốt chẳng cho ông vào trong thành thế này hả giời.
Anh chàng nhảy xuống, cái cổ của anh ta bỗng dài ra trông thấy, miệng tớn hớn cười cợt với bọn lính gác:
- Các anh chấp với cái thằng ngốc ấy làm gì. Có chút gọi là các anh vào thành ăn bữa cơm trưa. Trời nắng thế này, tôi có tí rau mang vào cho nhà bếp quán của Trương Tính phục vụ cơm canh cho quan đô hộ. Tôi mà không mang vào thì chắc cái đầu tôi chẳng còn nữa mất. Các anh xem cho, cái thằng ngốc ấy nó chỉ đi theo tôi. Giờ nó mà đi lạc đâu mất, hễ có việc gì xảy ra, xem như nhà tôi mất phúc.
Có tên đội trưởng sai nha ra ngắm nghía chiếc xe lừa chở rau, xem ra đúng cái loại rau mà anh này vẫn ăn ở quán ấy. Mà nghe đâu quan đô hộ cũng thích ăn cái thứ rau này do họ Trương kia nấu. Trong La Thành người ta vẫn gọi là rau sam, chứ ở bên ngoài thành, dân nghèo chỉ biết là rau cỏ dại, đói mà lượm lấy ăn thôi. Tên đội trưởng biết chỉ có cái quán ấy làm cái món từ rau này. Vậy nên có bạc đút túi rồi cần gì phải làm khó cái tên khùng tên ngốc kia nữa.
Anh chàng cổ lại dài ra thêm chút nữa loẳng ngoằng như cổ ngỗng, chân ngắn thoăn thoắt, miệng rộng ngoác nói cười, nhảy lên xe mặt tươi rói, vút vào mông con lừa:
- Cái đồ giống lừa ưa nặng nhà ngươi. Còn không chịu đi mau, rau của tao trễ mất.
Đoạn qua góc đông nam La Thành, có một tán cây râm bụt mọc um tùm, anh chàng dáng hình kỳ dị kia mới xuống xe rồi vút roi vào người Chí Trinh đang ngáy khồng khộc. Trinh giật mình choảng dậy, chiếc xe mất thăng bằng lật nghiêng, Trinh bám vào bánh xe rồi ngã xước xác hết người.
Chí Trinh đứng dậy, phủi bụi chắp tay cúi chào anh chàng kia. Anh chàng thu xếp lại chỗ rau bị đổ xuống mặt đất, mặt lầm lì, má phụng phịu, đuôi mày cau có dài chớm khóe đuôi mắt chẳng nói chẳng rằng với họ Dương.
Chí Trinh tiến ra phía trước cúi chào anh chàng ấy thêm một lần nữa. Anh chàng nhìn Trinh, Trinh đối mắt nhìn lại. Rồi anh chàng cũng cúi thấp đầu xuống liếc mắt lên, Trinh cũng cúi đầu liếc mắt lên nhìn anh ta. Anh ta bất ngờ nhảy lên dùng cánh tay như cứng như cái dùi sắt đập trúng gáy Trinh. Trinh ôm gáy điếng người, ánh mắt e dè nhìn anh ta.
Anh ta chỉ tay về phía Trinh, bộ râu dê dài lọng thọng rung lên khi anh ta quát tháo Chí Trinh:
- Cái thằng khốn nạn. Chú ta và em rể ta giúp đỡ ngươi trong cơn hoạn nạn, ấy thế mà nhà ngươi xúi ta làm ra cái trò bẩn thỉu để mượn tay hai người ấy giết chết họ Vương, họ Kiều. Chú ta bị bắt ngục, khổ ải mà chết. Còn Trương Tính cũng bị vạ lây theo, trốn chui trốn lủi ở nhà chú Trực Hiến, cũng may chú ấy giờ được báo đền. Sau đó ta tìm nhà ngươi để hỏi tội thì nhà ngươi đã biệt tăm cùng đám thổ phỉ kia rồi.
Chí Trinh nhớ anh chàng này chứ, quên sao được cái tính nết cục cằn thô lỗ của anh ta. Bao nhiêu phen thừa sống thiếu chết, nhờ có anh chàng này mà Trinh chóng hồi phục lành lặn cho đến khi thoát được khói cái nhà lao đầy kinh hãi ấy. Cái ơn độ mạng của anh chàng, đường đường một đấng quân tử, Trinh nào có thể quên. Nay gặp ở đây, Trinh lại được nước thăm dò:
- Phúc của họ Dương là nhờ cả vào cha chú các anh đã dâng mình làm cái cớ để họ Kiều châu Phong đánh Tống Bình. Sau đấy, họ Vương suy yếu, quân triều đình đang trong cơn hỗn loạn, thế tôi mới dám vào La Thành này tìm người quen cũ. Thật may gặp được anh ở đây! Trung Trực vốn người đàng hoàng, tôi hiểu chứ. Có việc này anh hãy cứ nghe tôi, được lợi hơn là hại. Họ Dương tôi xin lấy cái đầu này để đảm bảo cho anh.
Trung Trực còn chưa hình dung hết những lời của Trinh vừa nói, ánh mắt lạ lẫm, miệng bâng quơ hỏi:
- Ý anh là muốn tôi giúp họ Dương các anh phản ấy hả?
- Đâu đâu có. Trinh tôi không có ý đó. Chỉ là gặp anh ở đây, ơn cũ chưa kịp báo đáp, xin anh thêm lần này nữa, khi nào có dịp tôi sẽ trả cho anh xứng đáng. Anh giúp tôi gặp Trương Tính. Người này tôi biết anh ta có thể làm được những chuyện mà người làm anh như anh cũng chẳng bao giờ biết tới đâu.
Trung Trực cười:
- Tôi làm anh nhưng không lẻo mép như nó, mà tài nghệ cũng kém hơn hẳn Tính một bậc. Tôi không biết mà cũng không muốn biết nó sẽ làm gì được cho anh. Tôi cũng không mong anh trả tôi gì cả. Chỉ cần đừng làm cho nhà họ Tô chúng tôi lại chao đảo thêm phen nữa mà hãy cho chúng tôi được sống yên ổn ở cái đất tổ nghiệp của cha anh chúng tôi. Anh hiểu chứ.
Họ Dương hiểu ý, liền nghe theo anh chàng họ Tô ấy. Trung Trực gói ghém rau, lấy từng cọng rơm bó thành nhiều bó rồi vội vã chở theo họ Dương trên chiếc xe lừa. Chí Trinh giả bộ tóc rũ rượi, lòa xòa, tay cầm rơm khô ngoáy ngoáy trước mũi nghịch ngợm như một tên ngốc tránh sự chú ý của quan quân La Thành.
Lúc gặp gỡ Trương Tính, Tính nhận ra họ Dương ngay. Chí Trinh trong mắt Tính là kẻ thù chứ chẳng phải người cũ nặng tình. Trinh cầm ngay con dao bầu trên tay chỉ trỏ dọa nạt Trinh. Dẫu Trinh có ngon ngọt đến tận tâm can cũng không thể vừa lòng họ Trương ấy. Cái bực tức của kẻ bị mất vợ, mất cha làm sao có thể dịu đi được ngay lúc bấy giờ chứ.
Rồi từ gác cao phía thanh lâu sát cạnh quán của họ Trương, có giọng người con gái trong veo như suối mùa hạ. Những lời lả lơi như cánh bướm ngoài đồng hoa, lúc thanh nhã cao vút như ngọn tre ngà, lúc lại tâm tình khe khẽ như tiếng lá rơi nghiêng. Có lúc tiếng đàn nhị ào ào như mưa đổ, lại có khi tiếng đàn bầu lắng xuống một tiếng êm đềm. Lời hát rằng:
“Giữa chốn nhân gian chàng có hay
Thiếp nơi gác tía giọt lệ cay
Bưởi sai nào có tay chăm bón
Mít ngọt nhựa rây thiếu kẻ bày
Múi mít dày sao còn ngắm nghía
Trái bòng thơm gió thổi rung cây
Ánh đèn khuya xót thương thân phận
Bạc mệnh hồng nhan những tháng ngày
***
Sớm tinh mơ chát phấn dày
Đàn ca sáo nhị gió mây hững hờ
Giữa trăm vui thiếp bơ vơ
Mẹ cha chẳng có nương nhờ đời ai
Xuân qua nay đã hăm hai
Tình qua gió thoảng mà ai oán lòng…”
Tính bỏ con dao bầu xuống, nghe lòng thấy rứt ruột rứt gan. Chí Trinh như đọc được tấm lòng của họ Trương, liền mở lời mời họ Trương qua bên ấy ngó nghiêng.
Tác giả :
Nguyễn Khai Quốc