Giống Rồng
Chương 19-1: Ba lần quân châu Phong truy đuổi, Thi Nguyên bạt vía kinh hồn
Lại nói về Nga Tú Du Thủy, viên tướng lưng gù sau trận đánh với Quách Thôi đã dẫn theo hơn nghìn quân đóng trên núi Tam Đảo. Đám Quách Thôi, Thi Nguyên vốn nghĩ họ Lý thua trận đường cùng đã trốn vào châu Phong đi theo họ Triệu mà lơi là cảnh giác.
Lý Toàn thường ngày cho một đám lính mang theo thú rừng, rau cỏ xuống núi vào trong dân đổi lấy thóc gạo nuôi binh. Lý Toàn còn bí mật liên lạc với Triệu Cường liên tục quấy phá quân Hàn đóng ở hồ Điển Triệt khiến quân Tống Bình nhiều phen kinh hãi.
Lục bọn Quách Thôi, Thi Nguyên hạ được thành Bạch Hạc, Lý Toàn đã chủ động cho quân lính chia thành nhiều nhóm xuống núi trà trộn vào trong doanh trại quân Tống Bình. Ấy thế mới có chuyện đám quân Tống Bình bị chia rẽ, nhiều tin đồn thổi không hay ho gì về Thi Nguyên khiến Quách Thôi bất an. Họ Quách muốn tranh công với họ Thi mà vội vàng kéo quân vượt sông Tam Đái hợp binh phá huyện Gia Ninh.
Ngay cả Thi Nguyên nhiều năm đối đầu với nghĩa quân người Nam mà chẳng thể lường được kế mưu của Triệu Cường. Đôi lúc họ Thi có nghi ngờ nhưng chính vì Triệu Cường hết sức khôn ngoan dùng bọn tiểu tốt khéo đưa họ Thi vào bẫy.
Triệu Cường sai người tới báo cho Lý Toàn hẹn ngày cúng trăm ngày của Long Trạch thì xuất binh phá địch từ phía đông. Nhân lúc Quách Thôi mang binh vượt sông Tam Đái, Lý Toàn lập tức cho quân đánh phá cứ điểm Mê Linh khiến quân Tống Bình không còn đường tháo lui về phía đông.
Bấy giờ, Lại Sử Văn và Trịnh Tắc cho quân phao tin trong huyện Gia Ninh khiến họ Thi chủ quan không ngờ vực hai người đó tới Bạch Hạc đầu hàng. Triệu Cường lại dụng kế "nhốt hổ đói lâu ngày" để bọn Đỗ Tồn Thăng, Liêu Đức Thinh phá địch từ bên trong.
Cũng vừa khéo với ý đồ của Cường, Thi Nguyên không hay đám tù trọng tội kia phân nửa chính là lính của Dương Thanh bị bắt vào ngục lúc Liêu Đức Thinh tới châu Phong tìm Gã Quỷ. Những rối loạn ở Bạch Hạc phải chăng là toan tính của họ Triệu cho kết cục ngày hôm nay của quân Hàn tại châu Phong? Thi Nguyên chẳng thể ngờ được nên mới mang về mình thất bại ê chề dẫu họ Thi đâu có phải kẻ ngu dốt.
Lúc tháo chạy ở đèo Hà Nhì, Thi Nguyên ôm ngực thổ huyết nói lời oán hận:
- Đám giặc Nam quỷ kế đa đoan. Thù này không trả chẳng đáng mặt họ Thi này.
Thi Nguyên cùng đám tàn quân chạy về phía nam lòng vòng suốt mấy ngọn núi, phải hết một đêm đám bại binh ấy mới tới đoạn bờ sông Cái đối ngạn với chân núi Tản thì gặp Cao Văn Trác đứng bên bờ sông quát tháo:
- Giặc họ Thi ăn ở hai lòng. Nhà ngươi chạy đâu cho thoát.
Đám tàn binh nghe tiếng quát của viên tướng người nam đứa nào đứa nấy kinh hồn bạt vía vội vàng rẽ về phía đông đi men theo tả ngạn con sông Cái. Cao Văn Trác ở phía bên này sông sai lính đuổi theo bắn nỏ suốt dọc đường tháo chạy của họ Thi.
Đám tàn quân hoảng loạn, tưởng như đã bị cùng đường. Thi Nguyên sai đám lính dừng chân nghỉ cho đỡ mệt mặc cho quân lính của Cao Văn Trác vẫn hò reo đuổi theo phía bờ đối diện.
Thi Nguyên sai một tên lính lên sườn núi nhìn về phía thành Bạch Hạc xem có quân lính người Nam không. Một lát sau, tên lính quay về báo rằng phía thành Bạch Hạc im ắng lạ thường, không có dấu hiệu của đoàn người nào đang sắp tới. Thi Nguyên thở phào nhẹ nhõm lệnh cho quân lính thay nhau nghỉ ngơi trong một canh giờ.
Đang lơ mơ trong giấc mộng ban trưa đong đưa trên chiếc võng, Thi Nguyên giật mình ngã lộn cổ xuống đất. Mắt mũi tèm nhèm, Thi Nguyên nheo mắt dưới cái nắng hanh của mùa đông mà trong luôn miệng chửi bới đám quân lính và nghĩa quân người Nam Việt.
Họ Thi lại đong đưa trên võng nhìn một đám lính vẫn đang gân cổ hò hét cãi cọ với Cao Văn Trác ở phía bờ sông. Họ Thi lại lẩm nhẩm trách than trời đất, trách than Trần Khôn, Quách Thôi đã không chịu nghe lời họ Thi nên châu Phong mới có kết cục như vậy.
Giữa ban trưa mùa đông, có thứ âm thanh như tiếng ve sầu cất lên inh tai. Thi Nguyên vội vàng cầm cây gậy nửa rồng nửa rắn lên nhìn xung quanh. Một tên lính đi tuần chạy tới:
- Bẩm tướng quân! Từ thành Bạch Hạc có chừng hơn một trăm tên cầm gậy gộc đi tới. Đi đầu là một thằng gầy gò, tóc buộc cao, khuôn mặt dị dạng thổi tiêu nghe nhức óc.
Một tên lính khác cũng chạy tới báo:
- Bẩm tướng quân! Phía tây bắc núi này có một đám người hùng hổ kéo tới, bọn chúng cầm dao quắm, liềm cắt trên tay. Bụi khói rợp trời, tiểu nhân không sao đếm hết được số người.
Thi Nguyên sốt sắng lệnh toàn quân chính đốn đội ngũ thì từ phía bờ sông tắt hẳn tiếng chửi bới từ quân của Cao Văn Trác. Bọn lính bên này cũng nháo nhác rời xa chỗ bờ sông. Thi Nguyên lấy làm kỳ lạ tự mình cưỡi ngựa ra đến bờ sông Cái.
Ngựa nhảy lên hý vang, Thi Nguyên có phần kinh hãi kéo cương ngựa quay đầu. Một đàn rắn hổ từ dưới nước ngoi lên bủa vây khắp hai bờ sông Cái.
Chạy tới chân núi cũng một đàn rắn ráo xông ra. Toàn quân của Thi Nguyên đứa nào đứa nấy dùng kiếm chém chết cả trăm con. Nhiều tên bị rắn cắn trúng độc, tím tái mặt mũi lên cơn co giật chết đến cả chục.
Từ lưng chừng núi có một người dáng thư sinh, mặt quắt chằng chịt là sẹo, buông tóc trong cơn gió heo may, cầm cây tiêu nói vọng xuống:
- Chắc hẳn nhà ngươi nhớ ra Lưu Trình ta rồi chứ? Chuyện ở bến sông Tô Lịch cách đây bảy năm trước, ngươi cùng đám gian tham họ Thôi, họ Quế giết người Đỗ Động thiện lương, săn bằng được dòng dõi Liêu gia.
Thi Nguyên mắt quáng trông lên. Họ Thi lẩm nhẩm rồi sực nhớ ra:
- Ra là thằng khốn nạn họ Liêu. Khuôn mặt mày kinh tởm khác nào con quỷ cái! Chính mày gây họa giết đám dân Đỗ Động và bọn chủ quán ấy. Đêm ấy, nếu bắt được mày tao đã chẳng phải động đến bọn dân đen ấy cho bẩn tay.
Chàng thanh niên dùng tiêu chỉ về phía họ Thi, lời nói đầy những oán giận. Từ phía chân núi phía tây bắc, Gã Quỷ cầm dao quắm hô hào đám lâu la là những kẻ dị hợm trong ngục tù xông lên đuổi theo đám lính họ Thi.
Liêu Đức Thinh cầm tiêu thổi vang một giai điệu mang những âm thanh kỳ quái. Tất cả lính tráng, lâu la hai bên đều thấy nhức óc. Bấy giờ, lại thêm một đàn rắn đuôi chuông từ phía núi ào ào trườn ra, bọn lính Tống Bình ra sức dùng giáo gươm giết chúng.
Thi Nguyên ra lệnh toàn quân rút theo bờ sông về đến ngã ba Tam Đái. Nghìn quân theo Thi Nguyên ba chân bốn cẳng tháo chạy bỏ lại hết cả nồi niêu, võng màn.
Đoạn đi gần tới sông Tam Đái, tiếng tiêu đã tắt lịm, âm thanh hô hào của đám lâu la Gã Quỷ cũng vãn dần. Thi Nguyên mệt nhoài, toàn thân ướt sũng mồ hôi nằm ngửa ra bãi sông nhìn lên trời xanh, ngâm mình dưới làn nước lạnh cóng mà chẳng hề thấy giá buốt.
Nguyên gọi tên phó tướng bị gãy mất cánh tay phải tới hỏi han, viên phó tướng báo cáo về số binh mã còn sót lại. Thi Nguyên ngồi dậy thở than:
- Cả đời ta đánh trận. Chưa khi nào lại thấy oải như thế này. Thật là khôn tả xiết. Thật đáng hận bọn châu Phong ấy lắm thay. Ta cứ nghĩ thắng được bọn Chí Liệt vài lần, lừa được tên hủ nho Sĩ Giao kia mấy bận thế mà bị tên Triệu Cường kia khiến cho ta thật ê chề.
Viên phó tướng vỗ về họ Thi:
- Thắng thua là chuyện thường tình. Chẳng phải Trần Khôn kia lưỡng lự, Quách Thôi kia ngu xuẩn thì tướng quân đâu có nên lỗi.
Thi Nguyên nhìn viên phó tướng, máu vẫn còn đầm đìa trên khuôn mặt. Trông bộ dạng què quặt của hắn, Thi Nguyên thấy tội cho hắn mà hắt nước lên mặt hắn rồi lau đi vết máu trên khuôn mặt đầy khắc khổ ấy. Một cái vỗ điếng người, Thi Nguyên khen ngợi hắn:
- Chỉ có anh Xuân là hiểu ta thôi. Giá như quân triều đình mà có…
Chưa dứt lời khen, từ nhánh sông Cái phía đông nam có đoàn thuyền treo cờ mang chữ Hàn đi tới. Thi Nguyên đứng hẳn dạy, gió thổi khiến họ Thi cóng người, toàn thân run run. Tiếng gọi từ trên thuyền vọng tới:
- Ta nghe lệnh đại nhân Trần Khôn tới châu Phong để tiếp ứng cho các anh.
Tiếng từ bờ sông phía đông đổ xuống như sóng vỗ:
- Lũ giặc gian tham! Đừng hòng chạy thoát.
Thi Nguyên vội vàng sai lính chen chúc nhau lên hết các thuyền rồi xuôi về Tống Bình. Hai bờ sông phía sau đoàn thuyền, lính châu Phong hô hào truy quét đến cùng quân Tống Bình rồi dùng cung, nỏ phóng tên như mưa xuống phía dưới sông.
Đoàn thuyền đi tới Hát Môn bỗng trời nổi cơn gió lớn, họ Thi đứng ở trên thuyền lớn bị trúng gió ngã lăn ra sàn. Bọn quân lính kéo Thi Nguyên vào phía trong nhưng cơ thể họ Thi bữa nay sao nặng trĩu hễ phải đến cả nghìn cân, dẫu đám quân cả chục đứa mà không tài nào nhấc lên được.
Viên tướng cầm binh tiếp viện là chính là Định Hòa, một kẻ tâm phúc của Trần Khôn. Vốn chẳng ưa gì họ Thi liền đi tới hỏi như trù úm Nguyên:
- Liệu Thi Nguyên tướng quân có chết không? Ta e hắn bị trúng gió nặng đấy.
Cả đám quân trên thuyền nhí nháu bàn tán, bỗng họ Thi đập tay xuống sàn thuyền, cười khanh khách đứng dậy rút gươm của Định Hòa. Chân giậm mạnh xuống thuyền lớn như voi chiến uỳnh oàng, khiến thuyền lớn chao đảo. Thi Nguyên cúi thấp lưng, tay chống gối rồi nhìn toàn quân một lượt với cái ánh mắt long sòng sọc, đỏ ửng, mặt tái mét.
Họ Thi từ kéo cổ mình về sau, hất cằm chỉ trỏ vào Định Hòa. Họ Thi lấy mảnh lụa trên đòn giáo xếp ở mạn thuyền tung ra phía trước, tay cầm kiếm lia tới lia lui, nói giọng oai nghiêm:
- Đám giặc cỏ phương bắc các ngươi. Dân nam ta oán hận nghìn đời. Đừng bao giờ mong rằng nòi giống Rồng Tiên người Nam ta sẽ khuất phục. Đi qua chỗ linh thiêng mà tỏ ra bất kính. Sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp cho đám gian tham phương bắc các ngươi.
Định Hòa trợn ngược mắt vênh mặt nói với họ Thi:
- Cái tên họ Thi nhà ngươi. Trần đại nhân biết nhà ngươi có ý đồ làm phản từ lâu. Nay ta phải thay mặt chủ tướng giết chết ngươi làm gương cho kẻ khác.
Gió lớn lại nổi lên, thuyền lớn tiếp tục chao đảo một phen. Định Hòa ôm lấy cột buồm như đứa trẻ bám chân cha mẹ lúc dạy con. Thi Nguyên môi trề ra, hất tóc lên rồi nói giọng đàn bà vừa lanh lảnh lại vừa uy phong:
- Giặc tham ác các ngươi. Hãy nhận lấy một kiếm của nữ vương.
Đường kiếm bay đi vun vút lao tới thẳng chỗ họ Định đang há hốc mồm nhìn Nguyên. Định Hòa trốn ra phía sau lưng đám lính né được những đường kiếm vừa mềm mại vừa dứt khoát. Múa kiếm xong, họ Thi cúi gằm mặt xuống sàn gỗ, tay chống kiếm mắt ngước lên hung tợn.
Thấy vậy một tên lính người nam lấy cong nước tiểu dùng roi mây quất mạnh xuống sàn, nước tiểu khai rình hắt về phía Thi Nguyên. Bấy giờ họ Thi người mềm nhũn, chân tay bủn rùn nằm sõng soài.
Đám lính người nam xôn xao, tên cầm roi mây nói với Định Hòa:
- Bẩm đại nhân nơi này sông nước hiền hòa, chưa bao giờ thấy sóng giữ gió to. Chính chỗ này xưa có hai vị nữ vương, thời Đông Hán đã trầm mình giữ tiết. Xin đại nhân cho ghé vào bờ, thắp nén nhang tỏ lòng thành kính.
Định Hòa sắc mặt không vui, cho đám lính cập nhanh vào bờ.
Hòa nhảy xuống bãi sông mà chân trĩu nặng tựa cả nghìn bàn tay dưới chân đang víu chặt chân họ Định. Hòa hoảng hốt, trông từ xa đã thấy bóng oai linh, Định Hòa cúi thấp mình kính cẩn:
- Xin hai đại vương thứ cho kẻ trần mắt thịt. Đã vô tình đắc tội với các ngài.
Hết tuần nhang mà chân họ Định không hề nhúc nhích, một tên lính người nam thấy Hòa đứng yên một chỗ đã lâu chạy tới hỏi han. Hòa phân trần mà lòng đầy oán giận. Tên lính người nam lẩm nhẩm tế lên vương:
- Chủ tướng tôi họ Định tên Hòa, chẳng phải tướng Tô Định năm xưa. Xin nhị vị nữ vương xá cho đám quân tướng chúng tôi người trần mắt thịt, đã không hay vô lễ với bậc tôn thần.
Nói rồi Định Hòa cảm thấy trong người khoan khoái, bước chân nhẹ lướt trên bãi cát nâu đen chạy vào phía trong đền bái lạy, dâng lễ. Chỗ đất này có thành đất cao, đêm trước bị Lý Toàn bất ngờ tấn công, sau đó quân từ Cổ Loa kéo tới giải vây và chiếm lại.
Sau này nhắc lại chuyện ở cửa Hát Môn, quân Tống Bình vẫn thường truyền tai nhau rằng:
“Mê Linh cát cuộn bay
Thành quách bụi mù dày
Cửa Hát êm êm sóng
Hạ Lôi gió tháng ngày
Ào ào quân tháo chạy
Nhòe nhoẹt mắt cay cay
Giặc dữ nào đâu biết
Hồn Trưng vương chốn này
Thi Nguyên tay nhức mỏi
Loạng choạng tựa người say
Kiếm lụa nhanh thoăn thoắt
Quân hồn phách hóa mây
Uy linh bao trận chiến
Quét sạch cướp, ơn dày
Kính cẩn nghiêng mình cúi
Danh hùng khắp đó đây”
Lại kể Định Hòa bước chân lên bờ đối diện với Hát Môn, Hòa e dè sai lính lên mặt đê sông Cái quan sát rồi mới dám mon men từng bước vào phía trong ngôi đền. Từ lũy đất Mê Linh, Hòa nghe tiếng quân hò hét luyện binh mà thất kinh, mắt trợn ngược hỏi:
- Các ngươi quan sát thế nào? Ta nghe thấy tiếng quân thao binh vọng lại từ lũy đất cao cao kia? Phải chăng là địch đang ở chỗ đấy? Ta nhận lệnh của Trần Khôn tới đây tiếp ứng, lúc tới Hát Môn có tin báo chỗ này bị một tên lưng gù chiếm phá từ chiều qua nên ta phải mang thủy quân đi tránh chỗ này.
Một tên mặt mày lấm lét, miệng lắp bắp báo:
- Bẩm tướng quân. Tiểu nhân ngu dốt, mong tướng quân tha cho. Đúng là có trại binh ở phía lũy đất. Gió lớn quá, lá cờ bay mất, bọn tiểu nhân không rõ là quân lính của ai. Chi bằng tướng quân cứ cho hết quân lên thuyền, qua đất Chim Phượng Đỏ tránh địch.
Hòa nghiến răng, chỉ tay vào đầu hắn ấn mạnh hất ngã hắn ra phía sau:
- Quân ngu dốt. Gió lớn thế nào mà cờ bay. Bọn chúng là quân Nam, định bỏ cờ xí để không cho bọn ta không đề phòng đây mà. Ta còn lạ gì, mấy lần đánh nhau với đám quân họ Đỗ ở đất đồng bằng ta thừa hiểu cái bọn này kế mưu nham hiểm. Đừng hòng lừa được Định Hòa này.
Hòa hoảng hồn vội vã lên thuyền. Thi Nguyên bấy giờ mới tỉnh dậy, hai tay ôm lấy đầu còn đang chếnh choáng, Nguyên ngơ ngác hỏi:
- Đã tới Hát Môn rồi. Sao các ngươi lại cho thuyền dừng lại? Chiều qua khi Quách Thôi vượt sông Tam Đái, chẳng phái giặc Lý Toàn đã chiếm đất ấy rồi sao? Quân giặc còn đuổi theo thổi tiêu bắn nỏ nữa hay không?
Định Hòa cười lớn, mặt vênh váo:
- Thi Nguyên thần hồn nát thần tính rồi. Nào còn tiếng sáo tiêu, nào còn cung nỏ nào…
Chưa dứt lời, từ trên bờ, bụi cát cuốn cao, phía thành lũy Mê Linh khói bụi mù trời. Ấm ầm như vũ bão, quân từ thành Mê Linh bất ngờ ập tới bao vây ngôi đền thánh của dân Nam. Định Hòa liền vội khua thuyền xuôi về phía Đông Nam.
Đội quân từ thành huyện Mê Linh chẳng mấy chốc đã đứng kín đặc phía tả ngạn sông Cái đứng thành một hàng dài lấp ló sau rặng tre ngà. Thi Nguyên nheo mắt nhìn về bờ ấy, không có mũi tên nào bắn ra hòng dọa nạt. Bỗng có một giọng nói lớn nói vọng xuống lòng sông, sóng nước đang nhẹ êm êm bỗng nổi cơn dữ vỗ mạn trái thuyền khiến thuyền chao đảo.
Định Hòa hoảng hốt trốn vào sau đám lính cầm khiên gỗ nhìn về phía bờ sông đầy quân lính hỏi Thi Nguyên:
- Có phải bọn địch không? Ta nhìn thấy áo giáp giấy, giáp gỗ, chỉ e địch chiếm thành dụng kế lừa ta.
Thi Nguyên nãy giờ vẫn nheo mắt nhìn. Trông thấy bóng cờ xí ghi chữ “Giản”, chữ “Hàn.”, Nguyền cũng tự hỏi:
- Chẳng biết là địch hay ta. Định Hòa nói cũng phải. Rất có thế là địch chiếm được hòng dụ quân ta. Cái tên Triệu Cường này mưu mô xảo quyệt.
Gió heo may thổi lớn, tiếng từ phía bờ sông vọng xuống:
- Thuyền kia là địch ta thế nào? Cớ sao lại rình rập ở cửa sông? Phải chăng là có ý đồ với quân của Giản Tâm ta.
Giản Tâm kia là ai mà trên bờ cho quân thét lớn? Liệu rằng quân Tống Bình có đường để thoái lui? Mời các bạn cùng đón đọc trong chương kế...
Lý Toàn thường ngày cho một đám lính mang theo thú rừng, rau cỏ xuống núi vào trong dân đổi lấy thóc gạo nuôi binh. Lý Toàn còn bí mật liên lạc với Triệu Cường liên tục quấy phá quân Hàn đóng ở hồ Điển Triệt khiến quân Tống Bình nhiều phen kinh hãi.
Lục bọn Quách Thôi, Thi Nguyên hạ được thành Bạch Hạc, Lý Toàn đã chủ động cho quân lính chia thành nhiều nhóm xuống núi trà trộn vào trong doanh trại quân Tống Bình. Ấy thế mới có chuyện đám quân Tống Bình bị chia rẽ, nhiều tin đồn thổi không hay ho gì về Thi Nguyên khiến Quách Thôi bất an. Họ Quách muốn tranh công với họ Thi mà vội vàng kéo quân vượt sông Tam Đái hợp binh phá huyện Gia Ninh.
Ngay cả Thi Nguyên nhiều năm đối đầu với nghĩa quân người Nam mà chẳng thể lường được kế mưu của Triệu Cường. Đôi lúc họ Thi có nghi ngờ nhưng chính vì Triệu Cường hết sức khôn ngoan dùng bọn tiểu tốt khéo đưa họ Thi vào bẫy.
Triệu Cường sai người tới báo cho Lý Toàn hẹn ngày cúng trăm ngày của Long Trạch thì xuất binh phá địch từ phía đông. Nhân lúc Quách Thôi mang binh vượt sông Tam Đái, Lý Toàn lập tức cho quân đánh phá cứ điểm Mê Linh khiến quân Tống Bình không còn đường tháo lui về phía đông.
Bấy giờ, Lại Sử Văn và Trịnh Tắc cho quân phao tin trong huyện Gia Ninh khiến họ Thi chủ quan không ngờ vực hai người đó tới Bạch Hạc đầu hàng. Triệu Cường lại dụng kế "nhốt hổ đói lâu ngày" để bọn Đỗ Tồn Thăng, Liêu Đức Thinh phá địch từ bên trong.
Cũng vừa khéo với ý đồ của Cường, Thi Nguyên không hay đám tù trọng tội kia phân nửa chính là lính của Dương Thanh bị bắt vào ngục lúc Liêu Đức Thinh tới châu Phong tìm Gã Quỷ. Những rối loạn ở Bạch Hạc phải chăng là toan tính của họ Triệu cho kết cục ngày hôm nay của quân Hàn tại châu Phong? Thi Nguyên chẳng thể ngờ được nên mới mang về mình thất bại ê chề dẫu họ Thi đâu có phải kẻ ngu dốt.
Lúc tháo chạy ở đèo Hà Nhì, Thi Nguyên ôm ngực thổ huyết nói lời oán hận:
- Đám giặc Nam quỷ kế đa đoan. Thù này không trả chẳng đáng mặt họ Thi này.
Thi Nguyên cùng đám tàn quân chạy về phía nam lòng vòng suốt mấy ngọn núi, phải hết một đêm đám bại binh ấy mới tới đoạn bờ sông Cái đối ngạn với chân núi Tản thì gặp Cao Văn Trác đứng bên bờ sông quát tháo:
- Giặc họ Thi ăn ở hai lòng. Nhà ngươi chạy đâu cho thoát.
Đám tàn binh nghe tiếng quát của viên tướng người nam đứa nào đứa nấy kinh hồn bạt vía vội vàng rẽ về phía đông đi men theo tả ngạn con sông Cái. Cao Văn Trác ở phía bên này sông sai lính đuổi theo bắn nỏ suốt dọc đường tháo chạy của họ Thi.
Đám tàn quân hoảng loạn, tưởng như đã bị cùng đường. Thi Nguyên sai đám lính dừng chân nghỉ cho đỡ mệt mặc cho quân lính của Cao Văn Trác vẫn hò reo đuổi theo phía bờ đối diện.
Thi Nguyên sai một tên lính lên sườn núi nhìn về phía thành Bạch Hạc xem có quân lính người Nam không. Một lát sau, tên lính quay về báo rằng phía thành Bạch Hạc im ắng lạ thường, không có dấu hiệu của đoàn người nào đang sắp tới. Thi Nguyên thở phào nhẹ nhõm lệnh cho quân lính thay nhau nghỉ ngơi trong một canh giờ.
Đang lơ mơ trong giấc mộng ban trưa đong đưa trên chiếc võng, Thi Nguyên giật mình ngã lộn cổ xuống đất. Mắt mũi tèm nhèm, Thi Nguyên nheo mắt dưới cái nắng hanh của mùa đông mà trong luôn miệng chửi bới đám quân lính và nghĩa quân người Nam Việt.
Họ Thi lại đong đưa trên võng nhìn một đám lính vẫn đang gân cổ hò hét cãi cọ với Cao Văn Trác ở phía bờ sông. Họ Thi lại lẩm nhẩm trách than trời đất, trách than Trần Khôn, Quách Thôi đã không chịu nghe lời họ Thi nên châu Phong mới có kết cục như vậy.
Giữa ban trưa mùa đông, có thứ âm thanh như tiếng ve sầu cất lên inh tai. Thi Nguyên vội vàng cầm cây gậy nửa rồng nửa rắn lên nhìn xung quanh. Một tên lính đi tuần chạy tới:
- Bẩm tướng quân! Từ thành Bạch Hạc có chừng hơn một trăm tên cầm gậy gộc đi tới. Đi đầu là một thằng gầy gò, tóc buộc cao, khuôn mặt dị dạng thổi tiêu nghe nhức óc.
Một tên lính khác cũng chạy tới báo:
- Bẩm tướng quân! Phía tây bắc núi này có một đám người hùng hổ kéo tới, bọn chúng cầm dao quắm, liềm cắt trên tay. Bụi khói rợp trời, tiểu nhân không sao đếm hết được số người.
Thi Nguyên sốt sắng lệnh toàn quân chính đốn đội ngũ thì từ phía bờ sông tắt hẳn tiếng chửi bới từ quân của Cao Văn Trác. Bọn lính bên này cũng nháo nhác rời xa chỗ bờ sông. Thi Nguyên lấy làm kỳ lạ tự mình cưỡi ngựa ra đến bờ sông Cái.
Ngựa nhảy lên hý vang, Thi Nguyên có phần kinh hãi kéo cương ngựa quay đầu. Một đàn rắn hổ từ dưới nước ngoi lên bủa vây khắp hai bờ sông Cái.
Chạy tới chân núi cũng một đàn rắn ráo xông ra. Toàn quân của Thi Nguyên đứa nào đứa nấy dùng kiếm chém chết cả trăm con. Nhiều tên bị rắn cắn trúng độc, tím tái mặt mũi lên cơn co giật chết đến cả chục.
Từ lưng chừng núi có một người dáng thư sinh, mặt quắt chằng chịt là sẹo, buông tóc trong cơn gió heo may, cầm cây tiêu nói vọng xuống:
- Chắc hẳn nhà ngươi nhớ ra Lưu Trình ta rồi chứ? Chuyện ở bến sông Tô Lịch cách đây bảy năm trước, ngươi cùng đám gian tham họ Thôi, họ Quế giết người Đỗ Động thiện lương, săn bằng được dòng dõi Liêu gia.
Thi Nguyên mắt quáng trông lên. Họ Thi lẩm nhẩm rồi sực nhớ ra:
- Ra là thằng khốn nạn họ Liêu. Khuôn mặt mày kinh tởm khác nào con quỷ cái! Chính mày gây họa giết đám dân Đỗ Động và bọn chủ quán ấy. Đêm ấy, nếu bắt được mày tao đã chẳng phải động đến bọn dân đen ấy cho bẩn tay.
Chàng thanh niên dùng tiêu chỉ về phía họ Thi, lời nói đầy những oán giận. Từ phía chân núi phía tây bắc, Gã Quỷ cầm dao quắm hô hào đám lâu la là những kẻ dị hợm trong ngục tù xông lên đuổi theo đám lính họ Thi.
Liêu Đức Thinh cầm tiêu thổi vang một giai điệu mang những âm thanh kỳ quái. Tất cả lính tráng, lâu la hai bên đều thấy nhức óc. Bấy giờ, lại thêm một đàn rắn đuôi chuông từ phía núi ào ào trườn ra, bọn lính Tống Bình ra sức dùng giáo gươm giết chúng.
Thi Nguyên ra lệnh toàn quân rút theo bờ sông về đến ngã ba Tam Đái. Nghìn quân theo Thi Nguyên ba chân bốn cẳng tháo chạy bỏ lại hết cả nồi niêu, võng màn.
Đoạn đi gần tới sông Tam Đái, tiếng tiêu đã tắt lịm, âm thanh hô hào của đám lâu la Gã Quỷ cũng vãn dần. Thi Nguyên mệt nhoài, toàn thân ướt sũng mồ hôi nằm ngửa ra bãi sông nhìn lên trời xanh, ngâm mình dưới làn nước lạnh cóng mà chẳng hề thấy giá buốt.
Nguyên gọi tên phó tướng bị gãy mất cánh tay phải tới hỏi han, viên phó tướng báo cáo về số binh mã còn sót lại. Thi Nguyên ngồi dậy thở than:
- Cả đời ta đánh trận. Chưa khi nào lại thấy oải như thế này. Thật là khôn tả xiết. Thật đáng hận bọn châu Phong ấy lắm thay. Ta cứ nghĩ thắng được bọn Chí Liệt vài lần, lừa được tên hủ nho Sĩ Giao kia mấy bận thế mà bị tên Triệu Cường kia khiến cho ta thật ê chề.
Viên phó tướng vỗ về họ Thi:
- Thắng thua là chuyện thường tình. Chẳng phải Trần Khôn kia lưỡng lự, Quách Thôi kia ngu xuẩn thì tướng quân đâu có nên lỗi.
Thi Nguyên nhìn viên phó tướng, máu vẫn còn đầm đìa trên khuôn mặt. Trông bộ dạng què quặt của hắn, Thi Nguyên thấy tội cho hắn mà hắt nước lên mặt hắn rồi lau đi vết máu trên khuôn mặt đầy khắc khổ ấy. Một cái vỗ điếng người, Thi Nguyên khen ngợi hắn:
- Chỉ có anh Xuân là hiểu ta thôi. Giá như quân triều đình mà có…
Chưa dứt lời khen, từ nhánh sông Cái phía đông nam có đoàn thuyền treo cờ mang chữ Hàn đi tới. Thi Nguyên đứng hẳn dạy, gió thổi khiến họ Thi cóng người, toàn thân run run. Tiếng gọi từ trên thuyền vọng tới:
- Ta nghe lệnh đại nhân Trần Khôn tới châu Phong để tiếp ứng cho các anh.
Tiếng từ bờ sông phía đông đổ xuống như sóng vỗ:
- Lũ giặc gian tham! Đừng hòng chạy thoát.
Thi Nguyên vội vàng sai lính chen chúc nhau lên hết các thuyền rồi xuôi về Tống Bình. Hai bờ sông phía sau đoàn thuyền, lính châu Phong hô hào truy quét đến cùng quân Tống Bình rồi dùng cung, nỏ phóng tên như mưa xuống phía dưới sông.
Đoàn thuyền đi tới Hát Môn bỗng trời nổi cơn gió lớn, họ Thi đứng ở trên thuyền lớn bị trúng gió ngã lăn ra sàn. Bọn quân lính kéo Thi Nguyên vào phía trong nhưng cơ thể họ Thi bữa nay sao nặng trĩu hễ phải đến cả nghìn cân, dẫu đám quân cả chục đứa mà không tài nào nhấc lên được.
Viên tướng cầm binh tiếp viện là chính là Định Hòa, một kẻ tâm phúc của Trần Khôn. Vốn chẳng ưa gì họ Thi liền đi tới hỏi như trù úm Nguyên:
- Liệu Thi Nguyên tướng quân có chết không? Ta e hắn bị trúng gió nặng đấy.
Cả đám quân trên thuyền nhí nháu bàn tán, bỗng họ Thi đập tay xuống sàn thuyền, cười khanh khách đứng dậy rút gươm của Định Hòa. Chân giậm mạnh xuống thuyền lớn như voi chiến uỳnh oàng, khiến thuyền lớn chao đảo. Thi Nguyên cúi thấp lưng, tay chống gối rồi nhìn toàn quân một lượt với cái ánh mắt long sòng sọc, đỏ ửng, mặt tái mét.
Họ Thi từ kéo cổ mình về sau, hất cằm chỉ trỏ vào Định Hòa. Họ Thi lấy mảnh lụa trên đòn giáo xếp ở mạn thuyền tung ra phía trước, tay cầm kiếm lia tới lia lui, nói giọng oai nghiêm:
- Đám giặc cỏ phương bắc các ngươi. Dân nam ta oán hận nghìn đời. Đừng bao giờ mong rằng nòi giống Rồng Tiên người Nam ta sẽ khuất phục. Đi qua chỗ linh thiêng mà tỏ ra bất kính. Sẽ chẳng có kết cục tốt đẹp cho đám gian tham phương bắc các ngươi.
Định Hòa trợn ngược mắt vênh mặt nói với họ Thi:
- Cái tên họ Thi nhà ngươi. Trần đại nhân biết nhà ngươi có ý đồ làm phản từ lâu. Nay ta phải thay mặt chủ tướng giết chết ngươi làm gương cho kẻ khác.
Gió lớn lại nổi lên, thuyền lớn tiếp tục chao đảo một phen. Định Hòa ôm lấy cột buồm như đứa trẻ bám chân cha mẹ lúc dạy con. Thi Nguyên môi trề ra, hất tóc lên rồi nói giọng đàn bà vừa lanh lảnh lại vừa uy phong:
- Giặc tham ác các ngươi. Hãy nhận lấy một kiếm của nữ vương.
Đường kiếm bay đi vun vút lao tới thẳng chỗ họ Định đang há hốc mồm nhìn Nguyên. Định Hòa trốn ra phía sau lưng đám lính né được những đường kiếm vừa mềm mại vừa dứt khoát. Múa kiếm xong, họ Thi cúi gằm mặt xuống sàn gỗ, tay chống kiếm mắt ngước lên hung tợn.
Thấy vậy một tên lính người nam lấy cong nước tiểu dùng roi mây quất mạnh xuống sàn, nước tiểu khai rình hắt về phía Thi Nguyên. Bấy giờ họ Thi người mềm nhũn, chân tay bủn rùn nằm sõng soài.
Đám lính người nam xôn xao, tên cầm roi mây nói với Định Hòa:
- Bẩm đại nhân nơi này sông nước hiền hòa, chưa bao giờ thấy sóng giữ gió to. Chính chỗ này xưa có hai vị nữ vương, thời Đông Hán đã trầm mình giữ tiết. Xin đại nhân cho ghé vào bờ, thắp nén nhang tỏ lòng thành kính.
Định Hòa sắc mặt không vui, cho đám lính cập nhanh vào bờ.
Hòa nhảy xuống bãi sông mà chân trĩu nặng tựa cả nghìn bàn tay dưới chân đang víu chặt chân họ Định. Hòa hoảng hốt, trông từ xa đã thấy bóng oai linh, Định Hòa cúi thấp mình kính cẩn:
- Xin hai đại vương thứ cho kẻ trần mắt thịt. Đã vô tình đắc tội với các ngài.
Hết tuần nhang mà chân họ Định không hề nhúc nhích, một tên lính người nam thấy Hòa đứng yên một chỗ đã lâu chạy tới hỏi han. Hòa phân trần mà lòng đầy oán giận. Tên lính người nam lẩm nhẩm tế lên vương:
- Chủ tướng tôi họ Định tên Hòa, chẳng phải tướng Tô Định năm xưa. Xin nhị vị nữ vương xá cho đám quân tướng chúng tôi người trần mắt thịt, đã không hay vô lễ với bậc tôn thần.
Nói rồi Định Hòa cảm thấy trong người khoan khoái, bước chân nhẹ lướt trên bãi cát nâu đen chạy vào phía trong đền bái lạy, dâng lễ. Chỗ đất này có thành đất cao, đêm trước bị Lý Toàn bất ngờ tấn công, sau đó quân từ Cổ Loa kéo tới giải vây và chiếm lại.
Sau này nhắc lại chuyện ở cửa Hát Môn, quân Tống Bình vẫn thường truyền tai nhau rằng:
“Mê Linh cát cuộn bay
Thành quách bụi mù dày
Cửa Hát êm êm sóng
Hạ Lôi gió tháng ngày
Ào ào quân tháo chạy
Nhòe nhoẹt mắt cay cay
Giặc dữ nào đâu biết
Hồn Trưng vương chốn này
Thi Nguyên tay nhức mỏi
Loạng choạng tựa người say
Kiếm lụa nhanh thoăn thoắt
Quân hồn phách hóa mây
Uy linh bao trận chiến
Quét sạch cướp, ơn dày
Kính cẩn nghiêng mình cúi
Danh hùng khắp đó đây”
Lại kể Định Hòa bước chân lên bờ đối diện với Hát Môn, Hòa e dè sai lính lên mặt đê sông Cái quan sát rồi mới dám mon men từng bước vào phía trong ngôi đền. Từ lũy đất Mê Linh, Hòa nghe tiếng quân hò hét luyện binh mà thất kinh, mắt trợn ngược hỏi:
- Các ngươi quan sát thế nào? Ta nghe thấy tiếng quân thao binh vọng lại từ lũy đất cao cao kia? Phải chăng là địch đang ở chỗ đấy? Ta nhận lệnh của Trần Khôn tới đây tiếp ứng, lúc tới Hát Môn có tin báo chỗ này bị một tên lưng gù chiếm phá từ chiều qua nên ta phải mang thủy quân đi tránh chỗ này.
Một tên mặt mày lấm lét, miệng lắp bắp báo:
- Bẩm tướng quân. Tiểu nhân ngu dốt, mong tướng quân tha cho. Đúng là có trại binh ở phía lũy đất. Gió lớn quá, lá cờ bay mất, bọn tiểu nhân không rõ là quân lính của ai. Chi bằng tướng quân cứ cho hết quân lên thuyền, qua đất Chim Phượng Đỏ tránh địch.
Hòa nghiến răng, chỉ tay vào đầu hắn ấn mạnh hất ngã hắn ra phía sau:
- Quân ngu dốt. Gió lớn thế nào mà cờ bay. Bọn chúng là quân Nam, định bỏ cờ xí để không cho bọn ta không đề phòng đây mà. Ta còn lạ gì, mấy lần đánh nhau với đám quân họ Đỗ ở đất đồng bằng ta thừa hiểu cái bọn này kế mưu nham hiểm. Đừng hòng lừa được Định Hòa này.
Hòa hoảng hồn vội vã lên thuyền. Thi Nguyên bấy giờ mới tỉnh dậy, hai tay ôm lấy đầu còn đang chếnh choáng, Nguyên ngơ ngác hỏi:
- Đã tới Hát Môn rồi. Sao các ngươi lại cho thuyền dừng lại? Chiều qua khi Quách Thôi vượt sông Tam Đái, chẳng phái giặc Lý Toàn đã chiếm đất ấy rồi sao? Quân giặc còn đuổi theo thổi tiêu bắn nỏ nữa hay không?
Định Hòa cười lớn, mặt vênh váo:
- Thi Nguyên thần hồn nát thần tính rồi. Nào còn tiếng sáo tiêu, nào còn cung nỏ nào…
Chưa dứt lời, từ trên bờ, bụi cát cuốn cao, phía thành lũy Mê Linh khói bụi mù trời. Ấm ầm như vũ bão, quân từ thành Mê Linh bất ngờ ập tới bao vây ngôi đền thánh của dân Nam. Định Hòa liền vội khua thuyền xuôi về phía Đông Nam.
Đội quân từ thành huyện Mê Linh chẳng mấy chốc đã đứng kín đặc phía tả ngạn sông Cái đứng thành một hàng dài lấp ló sau rặng tre ngà. Thi Nguyên nheo mắt nhìn về bờ ấy, không có mũi tên nào bắn ra hòng dọa nạt. Bỗng có một giọng nói lớn nói vọng xuống lòng sông, sóng nước đang nhẹ êm êm bỗng nổi cơn dữ vỗ mạn trái thuyền khiến thuyền chao đảo.
Định Hòa hoảng hốt trốn vào sau đám lính cầm khiên gỗ nhìn về phía bờ sông đầy quân lính hỏi Thi Nguyên:
- Có phải bọn địch không? Ta nhìn thấy áo giáp giấy, giáp gỗ, chỉ e địch chiếm thành dụng kế lừa ta.
Thi Nguyên nãy giờ vẫn nheo mắt nhìn. Trông thấy bóng cờ xí ghi chữ “Giản”, chữ “Hàn.”, Nguyền cũng tự hỏi:
- Chẳng biết là địch hay ta. Định Hòa nói cũng phải. Rất có thế là địch chiếm được hòng dụ quân ta. Cái tên Triệu Cường này mưu mô xảo quyệt.
Gió heo may thổi lớn, tiếng từ phía bờ sông vọng xuống:
- Thuyền kia là địch ta thế nào? Cớ sao lại rình rập ở cửa sông? Phải chăng là có ý đồ với quân của Giản Tâm ta.
Giản Tâm kia là ai mà trên bờ cho quân thét lớn? Liệu rằng quân Tống Bình có đường để thoái lui? Mời các bạn cùng đón đọc trong chương kế...
Tác giả :
Nguyễn Khai Quốc