Giống Rồng
Chương 15-3: Cánh diều hy vọng
Giống Rồng
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ mười lăm
Thành Bạch Hạc, cô thôn nữ trầm tư
Sông Tam Đái, Triệu Công truyền thơ sấm
Chương 15.3 Cánh diều hy vọng
Chẳng là cái tết năm Bính Thìn, bà lão sức chẳng thể quần quật phục vụ quán xá trong cái tháng củ mật. Đỗ Nam Hoàng Y thấy bà lão chẳng làm được tích sự gì nên có ý muốn tống cổ bà lão ra khỏi quán rượu.
Bấy giờ Lê Thị còn nhỏ làm con ở, hầu hạ cho nhũ mẫu trong phủ thứ sử. Không muốn liên lụy đến cháu, bà lão xin với Lão Đỗ kiếm công việc ở quán rượu Hoàng Y.
Nào ngờ đâu, cái tên Đỗ Nam kia tráo trở. Một hôm trước ngày cúng táo quân về trời, quán đông nghịt khách, kẻ ra người vào quán như trẩy hội. Có tên trọc phú họ Hoàng người Thừa Hóa tới quán tìm cách tiếp cận quan thứ sử đút lót, biếu xén nhân ngày tết sắp đến. Tên này gói ghém túi lớn túi bé chừng đến cả hai mươi nén bạc.
Hoàng Y đánh mắt từ xa trông thấy đã sáng cả hai con mắt, sai bà lão tới gần để hỏi chuyện. Nhân lúc không để ý, Hoàng Y nháy mắt cho thằng tiểu nhị đứng gần đó tráo lấy túi bạc của hắn. Khi hỏi việc xong, bà lão đi tới chỗ Hoàng Y nói lại lời của tên trọc phú họ Hoàng ấy. Đỗ Nam gật đầu rồi bỗng nhiên hôm đó Hoàng Y đó hiền đến kỳ lạ, hắn cho bà được nghỉ sớm trong lúc quán đông khách ghé nhất.
Bà lão cả mừng, trở về gian xó xỉnh hôi rình gần chuồng gà của quán. Lúc đặt lưng xuống bà thấy trong chiếc chăn mỏng giấu một tay nải toàn là bạc trắng. Trong đời bà, bà chưa bao giờ nhìn thấy nhiều bạc nén như vậy.
Bà cẩn thận mở túm đó ra, rồi gói ghém nó lại một cách cẩn thận. Bà nghĩ "Chắc lại có thằng nào ăn chia với khách lại giấu trong gian phòng của lão rồi. Ta cứ cất đi cho nó, kẻo mất mát lại mang tiếng."
Bà đang lúi húi cất túi bạc đi thì từ phía ngoài hai tên to béo đạp sầm cửa xông vào giằng tay nải bà lão đang định cất đi. Bà lão lớ ngớ ngã nhào ra đất, túi bạc văng tung tóe khắp phòng.
Tên trọc phú họ Hoàng cùng với Đỗ Nam xông vào gian phòng, thấy bà lão sõng soài dưới nền cùng đống bạc trắng. Đỗ Nam tiến lại gần, nhặt một nén bạc lên rồi lắc đầu, môi chìa ra khinh bỉ. Hắn nạt nộ bà lão:
- Ta không ngờ lão lại có thể làm ra chuyện này.
Bà lão ú ớ, nước mặt giàn giụa:
- Các ngài hiểu lầm rồi. Lão không biết gì hết.
Tên bặm trợn vừa xông vào đạp cửa giọng gằn lên:
- Con quỷ cái. Mụ còn chối nữa hả. Khi nãy, chỉ có mụ tới gần ông chủ Hoàng. Chỉ loắng cái đã không thấy mụ cùng túi bạc đâu nữa.
Bá Nam chậc lưỡi thất vọng:
- Lão thật khiến ta mất mặt quá.
Hoàng Y quay ra nhìn tên trọc phú rồi giả cúi thấp mình trước hắn:
- Lão ca ca thứ cho. Việc này do ta không quản được người của ta. Việc của ca ca ta sẽ hết lòng làm chu đáo cho ca ca.
Nói rồi mấy tên tai to mặt lớn đứng đó được nước mắng chửi bà một cách thậm tệ, dùng hết thảy những "mỹ từ hoa lệ" dành cho bà. Đám ấy cười sung sướng trong cái tủi nhục của bà lão, Hoàng Y cũng nhăn mặt cười theo.
Bà lão tức tưởi, quẫn tiết lao vào lò bếp trong sự hả hê của đám quan gia lắm tiền nhiều của ấy. Chẳng một ai quan tâm đến bà lão. Mãi cho tới khi có thằng phụ bếp hô hào lên thì mọi sự đã rồi. Tối ngày hôm ấy, tên trọc phú kia cũng được Đỗ Nam dạy cho bài học nhớ đời vì cái tội dám hống hách ta đây ở quán rượu của họ Đỗ.
Đỗ Nam dùng cái uy của kẻ làm chủ cùng ít bạc lẻ bịt mồm đám tiểu nhị, người làm trong quán. Không hề ai hay biết cho đến một ngày, Mai tới quán rượu ngà ngà say nghe được hai tên tiểu nhị nói chuyện với nhau.
Mai cả giận gọi Hoàng Y đến thì hắn lẻo mép chối biệt. Vương Thăng Hùng biết chuyện đứng ra hòa giải, lão Đỗ hay lui tới quán cũng bênh vực cho tên mặc áo vàng đó. Lê Thị từ đó ấm ức họ Đỗ đó mà chẳng có quyền thế trong tay để hỏi tội họ Đỗ.
Cho đến lúc họ Đỗ trốn theo hai anh em Sĩ Giao, Sĩ Hoàng, Mai đã dăm lần bảy lượt giúp con gái minh oan cho bà mà không thể làm gì được họ Đỗ. Nàng đành ngậm ngùi nuốt hận vào trong.
Khi Mai nhắc tới bà lão, Lê Thị nước mắt không ngừng, nhòe nhoẹt cả khuôn mặt tội nghiệp của nàng. Từng cơn nấc càng khiến hai người phụ nữ đó siết chặt vào nhau hơn. Mai ôm lấy bờ vai cho Lê Thị tựa vào như đứa trẻ trong lòng mẹ.
Tiếng cửa mở toang, ánh sáng hắt vào khiến Lê Thị giật mình. Một cậu nhóc chừng mười tuổi, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, đi giày vải màu tím, áo lụa tơ tằm, da trắng, dỏng người đi theo sau là hai tên người hầu khúm núm. Nó chạy vào, tay chắp trước mặt, cúi đầu chào Mai:
- Nhũ mẫu. Nghe nói người định dắt con chạy trốn?
Mai quay ra, lau đi hàng lệ còn dính ướt trên khóe mi. Mai hẹm giọng:
- Ý tiểu Vương Công thế nào? Con trai? Con sẽ đi cùng mọi người chứ.
Nó hất mặt vênh váo, chỉ thẳng vào mặt hai người đang ngồi trên chõng tre:
- Đúng là cái đồ con gái. Hễ tí là khóc nhè. Ông nội con mới chết chưa được nửa năm, cha con vẫn còn chưa nguội hẳn vậy mà nhũ mẫu bảo con phải bỏ hết cơ nghiệp tổ tông bỏ trốn đi sao?
Mai giọng nói ngọt ngào như rót mật vào tai:
- Trai của mẹ à. Con còn nhỏ chưa hiểu hết được chuyện đâu. Nghe lời ta và ông Đỗ. Tránh đi, Triệu thúc đó không phải là người tốt con ạ.
Thăng Bình nói giọng của bậc tôn trưởng, ra lệnh:
- Hai người cứ chạy trốn. Con nhất quyết phải ở lại Bạch Hạc, giữ lấy châu Phong. Không thể để cơ đồ họ Vương chìm xuống vực sâu như vậy.
Mai nhắm mắt thở dài:
- Đừng cứng đầu, cứng cổ nữa trai ngoan của Cái.
Thăng Bình dang rộng hai chân, tay chống hông, tay chỉ thẳng mặt Mai:
- Đừng xưng Cái với Thăng Bình. Thăng Bình biết Thăng Bình không phải con trai của nhũ mẫu. Nhũ mẫu hãy cứ dắt Tồn Lăng và ông Đỗ trốn đi. Con sẽ ở lại đây, lớn lên con sẽ theo nghiệp ông cha, đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi châu Phong.
Hai người con gái chưa biết nói lời nào với chàng nhóc thiếu gia kia thế nào thì từ phía ngoài, Tồn Lăng lon ton chạy vào, lấy tay gạt tay Thăng Bình xuống:
- Anh Thăng Bình thật là hỗn láo. Cái đâu phải để anh chống tay ngang hông, chỉ tay vào mặt như vậy.
Thăng Bình gầm gừ, quay ra liếc nhìn Tồn Lăng. Thằng bé cau có, nắm tay, đấm thẳng vào mặt của Tồn Lăng. Tồn Lăng ôm mũi ngã xuống, dáng người phốp pháp của cậu nhỏ không thể khiến nó ngồi dậy được ngay. Nó lê lưng lại, chằm chằm nhìn mắt Thăng Bình, tay chống bật dậy lao vào ôm lấy Thăng Bình. Thăng Bình đứng tấn, hóp bụng dùng tay đánh trúng gáy Tồn Lăng khiến Tồn Lăng ngã sấp mặt xuống đất.
Mai chạy ra ôm lấy Tồn Lăng kéo nó đứng dậy. Thăng Bình cau mày, chỉ trỏ về phía Mai và cậu con trai của nàng:
- Tồn Lăng mới là con trai của nhũ mẫu. Người cứ mang theo nó đi. Cứ để mặc con.
Mai ôm chặt lấy Tồn Lăng, nàng dịu dàng tiến lại gần Thăng Bình định vỗ về nó. Tồn Lăng mặt dí sát người mẹ nó, cố quay ra nói với Thăng Bình:
- Anh Thăng Bình. Nghe lời Cái, đừng làm Cái buồn. Cha ở trên trời nhìn thấy anh sẽ không vui đâu. Cả ông Vương nữa.
Thăng Bình nhảy chồm chồm lên, mặt nó giận giữ như cha nó lúc lên cơn điên. Nó gào thét rồi chạy ra phía ngoài vườn. Tồn Lăng đẩy Mai ra, chạy theo gọi í ới Thăng Bình.
Lão Đỗ nghe tiếng gào thét của hai đứa trẻ liền lom khom chạy tới vườn sau chỗ ba ông cháu hay ngồi kể chuyện cho nhau nghe. Thăng Bình nằm ngửa trên phiến đá phẳng lỳ, gối lên tay ngước mắt lên trời xanh trong vắt. Nước mắt nó cứ ứa ra rồi quay ra ôm lấy lão Đỗ. Lão Đỗ ôm lấy nó, thấu từng nhịp thở, từng tiếng nấc của nó mà dùng cánh tay nhẹ nhàng vỗ lưng an ủi nó.
Tồn Lăng nhìn anh trai khóc mà ôm lấy chân Thăng Bình, gạt đi cơn đau khi nãy Thăng Bình vừa gây cho Lăng, thằng bé vỗ về anh nó:
- Tồn Lăng còn đây, nhất định lớn lên hai anh em mình sẽ làm tướng quân lừng lẫy, trả thù cho ông Vương, chú Đức và cha Hùng.
Thăng Bình càng cố dặn ra cho tan hết những nức nở trong lòng, khóc mỗi lúc một lớn hơn. Nước mắt chảy long tong từ đuôi mắt xuống quá cằm, Thăng Bình nỉ non:
- Ông Đỗ ơi. Ra ngoài kia mọi người cứ chỉ trỏ cháu rằng cháu là thằng mồ côi, không cha không mẹ. Ông làm cách nào cho cha cháu sống lại đi ông.
Từng tiếng nói, từng nhịp khóc khiến lão Đỗ quặn lòng, xé nát tâm can. Lão nghĩ đến bản thân mình, thân cô thế quạnh, vợ con không còn mà xung quanh là máu thịt của những kẻ khác. Lấy hết bình sinh, Lão cố nén chắt những buồn đau, giọng nói run run truyền từ lồng ngực đã chỉ còn trơ khung xương của lão tới màng nhĩ của Thăng Bình đang áp chặt vào:
- Cháu à. Hãy đi theo chúng ta. Chúng ta chính là gia đình của cháu. Ta là ông của cháu, có mẹ Mai, có Tồn Lăng là em của cháu. Cháu không hề cô đơn trên cõi đời này. Cháu hãy trông bụi tre đăng kia. Thân tre kia dẫu có bị hạ xuống thì vẫn còn đó là gốc là rễ, từ cái mầm đang vươn lên từ gốc ấy rồi sẽ trở thành cây lớn. Cháu cũng sẽ như vậy. Chúng ta là những cành tre vẫn đang còn đó, sẽ là chỗ để cho Tồn Thăng bé nhỏ dựa vào.
Thăng Bình càng núp chặt vào người lão Đỗ, lão kéo nó lại gần rồi ôm lấy nó, ru hời những lời tha thiết. Hai thằng nhóc ngủ ngon lành trong vòng tay ông lão. Lão dựa lưng vào gốc cây hồng, duỗi thẳng chân, khẽ mỉm cười rồi thả mình vào cơn gió thoảng qua, nhâm nhi bầu rượu nhạt.
Mai nhẹ nhàng bước tới, mang theo cánh diều hình chim màu vàng đượm cho ba ông cháu. Mai khẽ lay Thăng Bình dậy, cậu bé ngáp ngắn ngáp vươn vai trong vòng tay Lão Đỗ. Lão nở nụ cười hiền từ, hàm răng móm móm phả ra đầy hơi rượu nói với cậu bé:
- Diều này. Mẹ Mai làm nó tặng cho con đấy.
Mai đứng gần ba ông cháu nhoen miệng cười. Tồn Lăng nghe tiếng ông lão cũng ti hí mắt rồi nhảy cẫng lên sung sướng khi thấy lất phất cánh diều đập vào khuôn mặt bé nhỏ của nó. Nó tuột khỏi vòng tay của Lão Đỗ, tụt xuống hòn đá, cầm diều chạy tung tăng. Nó hò reo:
- Hoan hô mẹ Mai. Cuối cùng thì cũng có cái diều mới để chơi rồi. Anh Thăng Bình ra đây chơi với em.
Mai gọi Tồn Lăng quay lại, khẽ nói vào tai Thăng Bình:
- Bây giờ con muốn nói gì với cha Hùng? Con hãy viết lên cánh diều này rồi hai anh em thả lên bầu trời, cha Hùng ở trên cao sẽ đọc được.
- Thật sao hả Cái? Cha con sẽ đọc được thật chứ? – Thăng Bình hỏi Mai.
Lão Đỗ cười khà khà:
- Đúng đó con trai. Con hãy viết mấy lời cho cha con lên cánh diều rồi thả nó lên trời, trên cao cha con sẽ trông thấy được.
Thăng Bình ngây ngô hỏi hai người:
- Vậy là cha con ở trên cao đó phải không?
Mai đáp:
- Phải rồi trai yêu của Cái.
Thăng Bình hỏi tiếp:
- Vậy là cả Cái của con cũng ở trên đó với cha. Hai người bỏ con mà lên đó chơi sao ạ?
Nét mặt nó bỗng trĩu xuống, Mai tiếp lời nó:
- Con hãy viết lên cánh diều đó, Bố Cái đọc được sẽ cảm thấy vui. Con phải cho Bố Cái thấy con ở dưới này vẫn có thể sống tốt, không để Bố Cái trên ấy phiền lòng.
Ở cái tuổi của Thăng Bình, nó có thể biết nhưng vẫn cố tỏ ra ngây ngô hỏi Mai:
- Vậy sao chúng ta không lên trên đó với Bố Cái của con?
- Ở đó cao và xa lắm.
- Cao thế nào hả Cái?
- Cao hơn cả diều đó con. Con chỉ có thể thả diều lên cha mới trông thấy được.
Thăng Bình chống cằm trông ra con diều rồi nhìn lên bầu trời, nó suy suy nghĩ nghĩ điều gì đó rồi reo lên:
- Vậy con biết có một chỗ cao hơn cả cánh diều bay đó. Lên trên chắc chắn sẽ gần cha con hơn.
Lão Đỗ nhìn Mai rồi trông theo cậu bé với ánh mắt dò dẫm, Lão hỏi:
- Ở đâu? Con có biết ở trên đó cao lắm hay không? Người bình thường sẽ không tới đó được đâu.
Nó hớn hở chỉ về phía tây, phía sau bức tường thành chắn ngang cao hơn cả nóc nhà:
- Là núi Hy Cương ở phía kia đó ông. Cha con từng nói với con núi đó cao ngang với trời, người thường đặt chân tới đó sẽ không tìm thấy lối về. Có phải cha con trốn lên núi đó hay không?
Mai nhìn lão Đỗ, quay ra dặn nó:
- Đúng là núi Hy Cương cao nhưng chẳng phải người bình thường không tới đó được mà con trai.
Cậu bé nằng nặc:
- Cha con đâu phải người thường, ai trong thành cũng đều nói vậy mà. Con cũng đâu có phải người thường, con là con trai của cha, cháu của thứ sử châu Phong đấy nhé.
Mai ôm lấy vai Thăng Bình, ngồi xuống chỉ tay lên phía bầu trời:
- Cha con ở phía này, không phải ở phía núi ấy. Nghe lời Cái, viết gì cho cha được nhỉ?
Thăng Bình gạt đi suy nghĩ rằng cha nó vẫn ở trên núi Hy Cương để chăm lo miếu tổ. Nó ngoan ngoãn cầm lấy cánh diều mà Tồn Lăng chuyển cho.
Nghiên mực đã đầy, bút lông đã sắp đủ, từng nét uốn lượn rồng bay phượng múa, thoăn thoắt bàn tay nhỏ xíu nó viết lên trên cánh diều. Xong rồi nó giõng giạc đọc lớn cho mọi người cùng nghe:
“Cha à. Ở trên đó gần với ông trời chắc cha sẽ nóng, Cha hãy mặc áo, đội nón đầy đủ. Cha nhớ về thăm con và mọi người. Con nhớ cha nhiều lắm. Nếu mà cha có gặp Cái thì hãy nói với Cái về gặp con, con muốn trông thấy khuôn mặt của Cái. Con sẽ sớm tới chỗ của hai người để gặp hai người.”
Mai hỏi Tồn Lăng có viết gì không. Lăng lon ton chạy lạy nguệch ngoạc viết: “Tồn Lăng yêu cha”.
Thăng Bình cười dí dủm:
- Cha là cha của anh. Không phải cha của Tồn Lăng đâu.
Mai liếc mắt nhìn Thăng Bình, nó quay ngoắt đi. Mai xoa ngực Tồn Lăng vỗ về:
- Cha của Tồn Lăng cũng ở trên đó cùng cha Hùng mà.
Lão Đỗ thấy lời của Mai gượng gạo mà hẹm giọng. Hai đứa trẻ cầm lấy dây diều thả lên trên cao.
Cánh diều no gió mới chỉ trong chốc lát đã căng bung hết cả trăm thước dây. Thăng Bình dặn Tồn Lăng giữ chặt lấy diều. Thăng Bình quanh quẩn tìm thứ gì đó rồi chạy vào bên trong gian phòng của Mai đang dang dở khâu áo, lấy chiếc kéo ra ngoài.
Thăng Bình cắt đứt dây diều, Tồn Lăng đuổi theo rồi ngồi phệt xuống duỗi thẳng chân khóc nhè.
Tác giả: Nguyễn Khai Quốc
Hồi thứ mười lăm
Thành Bạch Hạc, cô thôn nữ trầm tư
Sông Tam Đái, Triệu Công truyền thơ sấm
Chương 15.3 Cánh diều hy vọng
Chẳng là cái tết năm Bính Thìn, bà lão sức chẳng thể quần quật phục vụ quán xá trong cái tháng củ mật. Đỗ Nam Hoàng Y thấy bà lão chẳng làm được tích sự gì nên có ý muốn tống cổ bà lão ra khỏi quán rượu.
Bấy giờ Lê Thị còn nhỏ làm con ở, hầu hạ cho nhũ mẫu trong phủ thứ sử. Không muốn liên lụy đến cháu, bà lão xin với Lão Đỗ kiếm công việc ở quán rượu Hoàng Y.
Nào ngờ đâu, cái tên Đỗ Nam kia tráo trở. Một hôm trước ngày cúng táo quân về trời, quán đông nghịt khách, kẻ ra người vào quán như trẩy hội. Có tên trọc phú họ Hoàng người Thừa Hóa tới quán tìm cách tiếp cận quan thứ sử đút lót, biếu xén nhân ngày tết sắp đến. Tên này gói ghém túi lớn túi bé chừng đến cả hai mươi nén bạc.
Hoàng Y đánh mắt từ xa trông thấy đã sáng cả hai con mắt, sai bà lão tới gần để hỏi chuyện. Nhân lúc không để ý, Hoàng Y nháy mắt cho thằng tiểu nhị đứng gần đó tráo lấy túi bạc của hắn. Khi hỏi việc xong, bà lão đi tới chỗ Hoàng Y nói lại lời của tên trọc phú họ Hoàng ấy. Đỗ Nam gật đầu rồi bỗng nhiên hôm đó Hoàng Y đó hiền đến kỳ lạ, hắn cho bà được nghỉ sớm trong lúc quán đông khách ghé nhất.
Bà lão cả mừng, trở về gian xó xỉnh hôi rình gần chuồng gà của quán. Lúc đặt lưng xuống bà thấy trong chiếc chăn mỏng giấu một tay nải toàn là bạc trắng. Trong đời bà, bà chưa bao giờ nhìn thấy nhiều bạc nén như vậy.
Bà cẩn thận mở túm đó ra, rồi gói ghém nó lại một cách cẩn thận. Bà nghĩ "Chắc lại có thằng nào ăn chia với khách lại giấu trong gian phòng của lão rồi. Ta cứ cất đi cho nó, kẻo mất mát lại mang tiếng."
Bà đang lúi húi cất túi bạc đi thì từ phía ngoài hai tên to béo đạp sầm cửa xông vào giằng tay nải bà lão đang định cất đi. Bà lão lớ ngớ ngã nhào ra đất, túi bạc văng tung tóe khắp phòng.
Tên trọc phú họ Hoàng cùng với Đỗ Nam xông vào gian phòng, thấy bà lão sõng soài dưới nền cùng đống bạc trắng. Đỗ Nam tiến lại gần, nhặt một nén bạc lên rồi lắc đầu, môi chìa ra khinh bỉ. Hắn nạt nộ bà lão:
- Ta không ngờ lão lại có thể làm ra chuyện này.
Bà lão ú ớ, nước mặt giàn giụa:
- Các ngài hiểu lầm rồi. Lão không biết gì hết.
Tên bặm trợn vừa xông vào đạp cửa giọng gằn lên:
- Con quỷ cái. Mụ còn chối nữa hả. Khi nãy, chỉ có mụ tới gần ông chủ Hoàng. Chỉ loắng cái đã không thấy mụ cùng túi bạc đâu nữa.
Bá Nam chậc lưỡi thất vọng:
- Lão thật khiến ta mất mặt quá.
Hoàng Y quay ra nhìn tên trọc phú rồi giả cúi thấp mình trước hắn:
- Lão ca ca thứ cho. Việc này do ta không quản được người của ta. Việc của ca ca ta sẽ hết lòng làm chu đáo cho ca ca.
Nói rồi mấy tên tai to mặt lớn đứng đó được nước mắng chửi bà một cách thậm tệ, dùng hết thảy những "mỹ từ hoa lệ" dành cho bà. Đám ấy cười sung sướng trong cái tủi nhục của bà lão, Hoàng Y cũng nhăn mặt cười theo.
Bà lão tức tưởi, quẫn tiết lao vào lò bếp trong sự hả hê của đám quan gia lắm tiền nhiều của ấy. Chẳng một ai quan tâm đến bà lão. Mãi cho tới khi có thằng phụ bếp hô hào lên thì mọi sự đã rồi. Tối ngày hôm ấy, tên trọc phú kia cũng được Đỗ Nam dạy cho bài học nhớ đời vì cái tội dám hống hách ta đây ở quán rượu của họ Đỗ.
Đỗ Nam dùng cái uy của kẻ làm chủ cùng ít bạc lẻ bịt mồm đám tiểu nhị, người làm trong quán. Không hề ai hay biết cho đến một ngày, Mai tới quán rượu ngà ngà say nghe được hai tên tiểu nhị nói chuyện với nhau.
Mai cả giận gọi Hoàng Y đến thì hắn lẻo mép chối biệt. Vương Thăng Hùng biết chuyện đứng ra hòa giải, lão Đỗ hay lui tới quán cũng bênh vực cho tên mặc áo vàng đó. Lê Thị từ đó ấm ức họ Đỗ đó mà chẳng có quyền thế trong tay để hỏi tội họ Đỗ.
Cho đến lúc họ Đỗ trốn theo hai anh em Sĩ Giao, Sĩ Hoàng, Mai đã dăm lần bảy lượt giúp con gái minh oan cho bà mà không thể làm gì được họ Đỗ. Nàng đành ngậm ngùi nuốt hận vào trong.
Khi Mai nhắc tới bà lão, Lê Thị nước mắt không ngừng, nhòe nhoẹt cả khuôn mặt tội nghiệp của nàng. Từng cơn nấc càng khiến hai người phụ nữ đó siết chặt vào nhau hơn. Mai ôm lấy bờ vai cho Lê Thị tựa vào như đứa trẻ trong lòng mẹ.
Tiếng cửa mở toang, ánh sáng hắt vào khiến Lê Thị giật mình. Một cậu nhóc chừng mười tuổi, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, đi giày vải màu tím, áo lụa tơ tằm, da trắng, dỏng người đi theo sau là hai tên người hầu khúm núm. Nó chạy vào, tay chắp trước mặt, cúi đầu chào Mai:
- Nhũ mẫu. Nghe nói người định dắt con chạy trốn?
Mai quay ra, lau đi hàng lệ còn dính ướt trên khóe mi. Mai hẹm giọng:
- Ý tiểu Vương Công thế nào? Con trai? Con sẽ đi cùng mọi người chứ.
Nó hất mặt vênh váo, chỉ thẳng vào mặt hai người đang ngồi trên chõng tre:
- Đúng là cái đồ con gái. Hễ tí là khóc nhè. Ông nội con mới chết chưa được nửa năm, cha con vẫn còn chưa nguội hẳn vậy mà nhũ mẫu bảo con phải bỏ hết cơ nghiệp tổ tông bỏ trốn đi sao?
Mai giọng nói ngọt ngào như rót mật vào tai:
- Trai của mẹ à. Con còn nhỏ chưa hiểu hết được chuyện đâu. Nghe lời ta và ông Đỗ. Tránh đi, Triệu thúc đó không phải là người tốt con ạ.
Thăng Bình nói giọng của bậc tôn trưởng, ra lệnh:
- Hai người cứ chạy trốn. Con nhất quyết phải ở lại Bạch Hạc, giữ lấy châu Phong. Không thể để cơ đồ họ Vương chìm xuống vực sâu như vậy.
Mai nhắm mắt thở dài:
- Đừng cứng đầu, cứng cổ nữa trai ngoan của Cái.
Thăng Bình dang rộng hai chân, tay chống hông, tay chỉ thẳng mặt Mai:
- Đừng xưng Cái với Thăng Bình. Thăng Bình biết Thăng Bình không phải con trai của nhũ mẫu. Nhũ mẫu hãy cứ dắt Tồn Lăng và ông Đỗ trốn đi. Con sẽ ở lại đây, lớn lên con sẽ theo nghiệp ông cha, đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi châu Phong.
Hai người con gái chưa biết nói lời nào với chàng nhóc thiếu gia kia thế nào thì từ phía ngoài, Tồn Lăng lon ton chạy vào, lấy tay gạt tay Thăng Bình xuống:
- Anh Thăng Bình thật là hỗn láo. Cái đâu phải để anh chống tay ngang hông, chỉ tay vào mặt như vậy.
Thăng Bình gầm gừ, quay ra liếc nhìn Tồn Lăng. Thằng bé cau có, nắm tay, đấm thẳng vào mặt của Tồn Lăng. Tồn Lăng ôm mũi ngã xuống, dáng người phốp pháp của cậu nhỏ không thể khiến nó ngồi dậy được ngay. Nó lê lưng lại, chằm chằm nhìn mắt Thăng Bình, tay chống bật dậy lao vào ôm lấy Thăng Bình. Thăng Bình đứng tấn, hóp bụng dùng tay đánh trúng gáy Tồn Lăng khiến Tồn Lăng ngã sấp mặt xuống đất.
Mai chạy ra ôm lấy Tồn Lăng kéo nó đứng dậy. Thăng Bình cau mày, chỉ trỏ về phía Mai và cậu con trai của nàng:
- Tồn Lăng mới là con trai của nhũ mẫu. Người cứ mang theo nó đi. Cứ để mặc con.
Mai ôm chặt lấy Tồn Lăng, nàng dịu dàng tiến lại gần Thăng Bình định vỗ về nó. Tồn Lăng mặt dí sát người mẹ nó, cố quay ra nói với Thăng Bình:
- Anh Thăng Bình. Nghe lời Cái, đừng làm Cái buồn. Cha ở trên trời nhìn thấy anh sẽ không vui đâu. Cả ông Vương nữa.
Thăng Bình nhảy chồm chồm lên, mặt nó giận giữ như cha nó lúc lên cơn điên. Nó gào thét rồi chạy ra phía ngoài vườn. Tồn Lăng đẩy Mai ra, chạy theo gọi í ới Thăng Bình.
Lão Đỗ nghe tiếng gào thét của hai đứa trẻ liền lom khom chạy tới vườn sau chỗ ba ông cháu hay ngồi kể chuyện cho nhau nghe. Thăng Bình nằm ngửa trên phiến đá phẳng lỳ, gối lên tay ngước mắt lên trời xanh trong vắt. Nước mắt nó cứ ứa ra rồi quay ra ôm lấy lão Đỗ. Lão Đỗ ôm lấy nó, thấu từng nhịp thở, từng tiếng nấc của nó mà dùng cánh tay nhẹ nhàng vỗ lưng an ủi nó.
Tồn Lăng nhìn anh trai khóc mà ôm lấy chân Thăng Bình, gạt đi cơn đau khi nãy Thăng Bình vừa gây cho Lăng, thằng bé vỗ về anh nó:
- Tồn Lăng còn đây, nhất định lớn lên hai anh em mình sẽ làm tướng quân lừng lẫy, trả thù cho ông Vương, chú Đức và cha Hùng.
Thăng Bình càng cố dặn ra cho tan hết những nức nở trong lòng, khóc mỗi lúc một lớn hơn. Nước mắt chảy long tong từ đuôi mắt xuống quá cằm, Thăng Bình nỉ non:
- Ông Đỗ ơi. Ra ngoài kia mọi người cứ chỉ trỏ cháu rằng cháu là thằng mồ côi, không cha không mẹ. Ông làm cách nào cho cha cháu sống lại đi ông.
Từng tiếng nói, từng nhịp khóc khiến lão Đỗ quặn lòng, xé nát tâm can. Lão nghĩ đến bản thân mình, thân cô thế quạnh, vợ con không còn mà xung quanh là máu thịt của những kẻ khác. Lấy hết bình sinh, Lão cố nén chắt những buồn đau, giọng nói run run truyền từ lồng ngực đã chỉ còn trơ khung xương của lão tới màng nhĩ của Thăng Bình đang áp chặt vào:
- Cháu à. Hãy đi theo chúng ta. Chúng ta chính là gia đình của cháu. Ta là ông của cháu, có mẹ Mai, có Tồn Lăng là em của cháu. Cháu không hề cô đơn trên cõi đời này. Cháu hãy trông bụi tre đăng kia. Thân tre kia dẫu có bị hạ xuống thì vẫn còn đó là gốc là rễ, từ cái mầm đang vươn lên từ gốc ấy rồi sẽ trở thành cây lớn. Cháu cũng sẽ như vậy. Chúng ta là những cành tre vẫn đang còn đó, sẽ là chỗ để cho Tồn Thăng bé nhỏ dựa vào.
Thăng Bình càng núp chặt vào người lão Đỗ, lão kéo nó lại gần rồi ôm lấy nó, ru hời những lời tha thiết. Hai thằng nhóc ngủ ngon lành trong vòng tay ông lão. Lão dựa lưng vào gốc cây hồng, duỗi thẳng chân, khẽ mỉm cười rồi thả mình vào cơn gió thoảng qua, nhâm nhi bầu rượu nhạt.
Mai nhẹ nhàng bước tới, mang theo cánh diều hình chim màu vàng đượm cho ba ông cháu. Mai khẽ lay Thăng Bình dậy, cậu bé ngáp ngắn ngáp vươn vai trong vòng tay Lão Đỗ. Lão nở nụ cười hiền từ, hàm răng móm móm phả ra đầy hơi rượu nói với cậu bé:
- Diều này. Mẹ Mai làm nó tặng cho con đấy.
Mai đứng gần ba ông cháu nhoen miệng cười. Tồn Lăng nghe tiếng ông lão cũng ti hí mắt rồi nhảy cẫng lên sung sướng khi thấy lất phất cánh diều đập vào khuôn mặt bé nhỏ của nó. Nó tuột khỏi vòng tay của Lão Đỗ, tụt xuống hòn đá, cầm diều chạy tung tăng. Nó hò reo:
- Hoan hô mẹ Mai. Cuối cùng thì cũng có cái diều mới để chơi rồi. Anh Thăng Bình ra đây chơi với em.
Mai gọi Tồn Lăng quay lại, khẽ nói vào tai Thăng Bình:
- Bây giờ con muốn nói gì với cha Hùng? Con hãy viết lên cánh diều này rồi hai anh em thả lên bầu trời, cha Hùng ở trên cao sẽ đọc được.
- Thật sao hả Cái? Cha con sẽ đọc được thật chứ? – Thăng Bình hỏi Mai.
Lão Đỗ cười khà khà:
- Đúng đó con trai. Con hãy viết mấy lời cho cha con lên cánh diều rồi thả nó lên trời, trên cao cha con sẽ trông thấy được.
Thăng Bình ngây ngô hỏi hai người:
- Vậy là cha con ở trên cao đó phải không?
Mai đáp:
- Phải rồi trai yêu của Cái.
Thăng Bình hỏi tiếp:
- Vậy là cả Cái của con cũng ở trên đó với cha. Hai người bỏ con mà lên đó chơi sao ạ?
Nét mặt nó bỗng trĩu xuống, Mai tiếp lời nó:
- Con hãy viết lên cánh diều đó, Bố Cái đọc được sẽ cảm thấy vui. Con phải cho Bố Cái thấy con ở dưới này vẫn có thể sống tốt, không để Bố Cái trên ấy phiền lòng.
Ở cái tuổi của Thăng Bình, nó có thể biết nhưng vẫn cố tỏ ra ngây ngô hỏi Mai:
- Vậy sao chúng ta không lên trên đó với Bố Cái của con?
- Ở đó cao và xa lắm.
- Cao thế nào hả Cái?
- Cao hơn cả diều đó con. Con chỉ có thể thả diều lên cha mới trông thấy được.
Thăng Bình chống cằm trông ra con diều rồi nhìn lên bầu trời, nó suy suy nghĩ nghĩ điều gì đó rồi reo lên:
- Vậy con biết có một chỗ cao hơn cả cánh diều bay đó. Lên trên chắc chắn sẽ gần cha con hơn.
Lão Đỗ nhìn Mai rồi trông theo cậu bé với ánh mắt dò dẫm, Lão hỏi:
- Ở đâu? Con có biết ở trên đó cao lắm hay không? Người bình thường sẽ không tới đó được đâu.
Nó hớn hở chỉ về phía tây, phía sau bức tường thành chắn ngang cao hơn cả nóc nhà:
- Là núi Hy Cương ở phía kia đó ông. Cha con từng nói với con núi đó cao ngang với trời, người thường đặt chân tới đó sẽ không tìm thấy lối về. Có phải cha con trốn lên núi đó hay không?
Mai nhìn lão Đỗ, quay ra dặn nó:
- Đúng là núi Hy Cương cao nhưng chẳng phải người bình thường không tới đó được mà con trai.
Cậu bé nằng nặc:
- Cha con đâu phải người thường, ai trong thành cũng đều nói vậy mà. Con cũng đâu có phải người thường, con là con trai của cha, cháu của thứ sử châu Phong đấy nhé.
Mai ôm lấy vai Thăng Bình, ngồi xuống chỉ tay lên phía bầu trời:
- Cha con ở phía này, không phải ở phía núi ấy. Nghe lời Cái, viết gì cho cha được nhỉ?
Thăng Bình gạt đi suy nghĩ rằng cha nó vẫn ở trên núi Hy Cương để chăm lo miếu tổ. Nó ngoan ngoãn cầm lấy cánh diều mà Tồn Lăng chuyển cho.
Nghiên mực đã đầy, bút lông đã sắp đủ, từng nét uốn lượn rồng bay phượng múa, thoăn thoắt bàn tay nhỏ xíu nó viết lên trên cánh diều. Xong rồi nó giõng giạc đọc lớn cho mọi người cùng nghe:
“Cha à. Ở trên đó gần với ông trời chắc cha sẽ nóng, Cha hãy mặc áo, đội nón đầy đủ. Cha nhớ về thăm con và mọi người. Con nhớ cha nhiều lắm. Nếu mà cha có gặp Cái thì hãy nói với Cái về gặp con, con muốn trông thấy khuôn mặt của Cái. Con sẽ sớm tới chỗ của hai người để gặp hai người.”
Mai hỏi Tồn Lăng có viết gì không. Lăng lon ton chạy lạy nguệch ngoạc viết: “Tồn Lăng yêu cha”.
Thăng Bình cười dí dủm:
- Cha là cha của anh. Không phải cha của Tồn Lăng đâu.
Mai liếc mắt nhìn Thăng Bình, nó quay ngoắt đi. Mai xoa ngực Tồn Lăng vỗ về:
- Cha của Tồn Lăng cũng ở trên đó cùng cha Hùng mà.
Lão Đỗ thấy lời của Mai gượng gạo mà hẹm giọng. Hai đứa trẻ cầm lấy dây diều thả lên trên cao.
Cánh diều no gió mới chỉ trong chốc lát đã căng bung hết cả trăm thước dây. Thăng Bình dặn Tồn Lăng giữ chặt lấy diều. Thăng Bình quanh quẩn tìm thứ gì đó rồi chạy vào bên trong gian phòng của Mai đang dang dở khâu áo, lấy chiếc kéo ra ngoài.
Thăng Bình cắt đứt dây diều, Tồn Lăng đuổi theo rồi ngồi phệt xuống duỗi thẳng chân khóc nhè.
Tác giả :
Nguyễn Khai Quốc