Giống Rồng
Chương 1-3: Chí lớn tương phùng
Hồi Thứ nhất:
Chốn sông thiêng, con dân chài trốn chạy.
Đất uy linh, kết bái những anh hùng.
Chương 1.3 Chí lớn tương phùng
Có tiếng mở cửa, ánh sáng le lói xiên qua kẽ lá rừng rọi thẳng vào chỗ cha con họ Đỗ kia đang nằm. Một chàng thanh niên cao lêu nghêu, đôi chân thẳng tắp như hai ống tre, dáng người mảnh khảnh, đầu búi củ hành nhô cao. Thủ Trừng nức nở trong lòng cha, miệng còn vương vài giọt nước khoe với cha:
- Cha ơi! Chú này, sáng cho con ăn cháo, còn có cả quả ngon lắm.
- Anh là…
- Tôi là Do Độc, làm bổ đầu huyện Cửu Chân. Ngày qua rẽ qua nhà thăm bố cái tôi thấy cha con anh bị ong đốt bên suối nên đã đưa anh về đây.
Tồn Thành nhìn lại một lượt từ trên xuống dưới anh ta, rồi ấp úng hỏi:
- Anh là, có phải là…
- Đúng rồi. Hai người đó là cha mẹ tôi. Cha tôi là thầy lang, người ta vẫn gọi là Lý Lang Mộc. Cũng thật may cho nhà anh và cậu bé.
Dáng đứng cao lớn, mặt mày khôi ngô như tranh vẽ khiến Tồn Thành không khỏi bỡ ngỡ. Duy chỉ có đôi mày rặm giống ông lang Lý kia, Tồn Thành thắc mắc:
- Lão lang Lý và bà Lô Thị kia trông thật khác.
Do Độc rút búi hành xõa tóc, rồi cười lớn:
- Quả nhiên, quả nhiên. Ta hiểu ý anh. Ta là con cha mẹ ta. Ấy vậy mà bao nhiêu kẻ rèm pha nói này nói kia khiến cha ta chẳng thể ở lại huyện thành chữa bệnh cứu dân. Mẹ ta bị câm điếc, ấy lại mang thêm cái tiếng ấy thật là tủi hổ mà.
Tồn Thành vẫn còn lấn cấn:
- Quả thực ta cũng không thể nhận ra.
Do Độc, ngồi xuống chiếc chõng còn vương đầy bụi rừng, giọng từ tốn với Tồn Thành:
- Cha ta Lang Mộc là người có y thuật uyên thâm. Ngày trước, Bố Cái đã từng mời cha ta làm lang trung quân khi mới mười bảy tuổi. Khi Phùng An bị diệt thì cha ta về trú lánh nơi huyện nghèo châu Ái này. Mẹ ta là người phụ nữ vùng Hoan di dân để tránh cái đói lũ năm ấy gặp cha ta. Vì lòng mến mộ mà bà nguyện ở lại với cha ta. Sinh ra ta mà cả cái thành Cửu ấy không tin ta là cốt nhục của cha ta. Lớn lên mỗi ngày ta một khác, từ cái khổ người cho đến khuôn mặt ấy nên cha ta phải đóng cửa tiệm thuốc về đây. Ngày ngày rong ruổi trên chiếc xe ngựa đi khắp Ái này bốc thuốc chữa bệnh cứu người, chẳng màng gì bổng tước, tiền tài.
Tồn Thành nghe như thông lỗ tai, mắt được rửa nước thần. Giọng thảng thốt:
- Vậy ra là… Quả nhiên phi phàm. Đêm qua, ta nghe giọng ông lão sang sảng thật chẳng giống kẻ phàm. Năm nay anh bao nhiêu tuổi rồi?
- Chẳng giấu gì anh. Sang tháng ba này mới tròn đôi mươi.
- Dáng dấp thư sinh nhưng đôi mắt phượng hoàng, mày báo cọp cũng thật lạ thường. Hai chục tuổi mà đã là bổ đầu huyện Cửu Chân này, chắc hẳn không phải tầm thường.
Do Độc cười lớn:
- Anh quá khen rồi. Huyện này, quan tước luân chuyển liên tục. Kể từ ngày Mã Tống làm quan sứ Giao Châu, dăm lần bảy lượt thay đổi quan sứ, ấy là bấy lần đổi thay bọn tay sai. Tên huyện lịnh ở đây cũng là tay sai của quan sứ Tượng Cổ. Trong vùng này duy chỉ có nhà ta họ Lý. Cũng là vì mang họ Lý, có chút nghệ công nên được gọi vào nha môn. Hai năm trước ta là lính, nay mới được cất nhắc làm bổ đầu…
Hai người hàn huyên từ sáng cho đến tận trưa. Do Độc lôi bình rượu quý dưới lòng đất từ sau bếp lên, rồi bắt lấy con gà mà nướng lên thơm lừng. Hai người ngồi với nhau, bày tỏ chí khí của mình ra khiến người kia hết thảy kinh ngạc. Tồn Thành hỏi:
- Do Độc tráng trí anh hùng. Bấy lâu ta đi tìm bấy lâu mới có người hay như vậy. Tại sao anh lại làm bổ đầu mà không phải là một tướng lĩnh trong quân?
- Nói ra thì chỉ sợ anh cười. Ta vốn không quen cầm gươm giáo, lại chẳng có cái uy của kẻ cầm quân. Chỉ thấy việc bất bình trong thiên hạ mà cứu giúp, làm bổ đầu cũng có thể thể hiện cái ý nguyện của mình vậy.
Tồn Thành rốc hũ rượu vào miệng, rồi cười một cái thật lớn:
- Cái chữ bất bình nghe thật hay. Nào chúng ta cùng hết hũ rượu này. Ta xưa còn nhỏ nghe chuyện Bố Cái mà thật ngưỡng mộ. Vì dân này, vì đất này làm trai tráng đâu thể cứ mãi cúi luồn dưới cái khinh rẻ của kẻ ngoại bang, người không cùng giống dòng. Chỉ vì cái phận nhỏ, làm chài dân thiện lương mà vác tội lớn với kẻ trên mà chưa thể làm gì được. Thật đáng tủi hổ.
Hai cha con họ Đỗ quá lâu rồi không được một bữa no chứ há chi đến rượu thịt ê chề như vậy. Ấy nên Thủ Trừng ăn uống no say lăn quay ra ngủ từ lúc nào chẳng hay. Tồn Thành trong cơn say ngẫu hứng:
“Tôi anh đôi đứa chẳng quen
Bão mưa nắng gió bao phen giữa rừng
Tôi anh qua vẫn người dưng
Đói no bạo bệnh cũng mừng cũng lo
Nay đây cơm nếp làm giò
Rượu thơm gà nướng ấy cho lễ thần
Mong được cứu nước giúp dân
Hai ta nguyện ước đôi thân chẳng rời!”
Do Độc vui khôn tả xiết:
- Tồn Thành thơ hay. Nay gặp được người chí cốt, sẵn có rượu thịt đây chi bằng chúng ta kết nghĩa anh em suốt đời này. Thân trai này đâu chỉ mãi cúi đầu.
Tồn Thành mừng rỡ, ôm lấy vai Do Độc:
- Được. Ta nay hăm sáu là anh. Do Độc trẻ hơn là em. Thủ Trừng con trai ta nay gọi em là chú. Không mong như Lưu – Quan – Trương, chỉ mong chí lớn toại lòng, giúp dân cứu nước. Ly này tế trời, tế đất. Cạn ly này anh em ta mãi mãi đồng lòng.
Nói xong, hai người cùng uống cạn chum rồi ném nó lên cao rơi xuống làm cái xoảng khiến trâu lợn nghe thấy mà kinh hãi, đất rung lên, cây cối quanh nhà lá rụng tả tơi. Hai người dùng dao khía lên vai hai chữ “Huynh đệ” rồi lấy máu ấy hòa với rượu cùng cạn hết.
Ngày rằm tháng ấy, Do Độc soạn bổn lễ gồm chín hộc gạo, chín con gà sống cùng chút vàng bạc tích góp được tiến cử Tồn Thành với huyện lịnh. Tên huyện lịnh họ Lý nhận Tồn Thành làm nha môn tướng. Do tính tình thẳng thắn mà lại dễ nóng giận, Tồn Thành không ít lần khiến tên huyện lịnh mất lòng nên Tồn Thành bị đám quan lại ở huyện Cửu Chân xa lánh. Ngày ngày người người qua lại chỗ Do Độc nhưng hễ đến cả tuần chỉ có vài tên lính đến báo tin qua nhà Tồn Thành.
Thấy điều không hay nên Tồn Thành bàn với Do Độc rằng:
- Này em trai. Chúng ta cứ như thế này ta e không được rồi. Em ở đây có quen có biết, mọi người còn hay qua. Còn ta thì ngày ngày luyện võ cho mấy trăm tên lính xong rồi lại về nhà, chẳng giao du được với ai. Như vậy có hơi hoài nhãng quá không?
Do Độc thương Tồn Thành lại nói:
- Anh à. Em đây cũng chẳng giấu gì. Ngày ngày kẻ qua, người lại qua chỗ em cũng chỉ toàn là những kẻ chẳng ra gì. Kẻ mở cửa hàng, người chốn tửu lầu, hạng cờ bạc, chủ nợ, đám quan lại cậy nhờ. Em còn trẻ, chẳng biết giải quyết sao. Huyện lịnh thì lại ỉ hết việc cho đám dưới chúng ta, chỉ ngồi một chỗ chờ đợi những kẻ ấy dâng biếu chút bạc hư. Nay anh có ý gì hay không?
Tồn Thành đắn đo:
- Ta vào đây cũng đã được ba tuần trăng rồi. Tên huyện lịnh này chẳng khác gì tên họ Lý ngày trước ở Yên Hưng, có ngày rồi ta cũng bị đè đầu mà chết như dân Đỗ Gia Trang. Chẳng thể như thế này mãi được em ạ. Hay là ngày mai chúng ta bái biệt song thân phụ mẫu rồi đến Nhật Nam tìm Đỗ Thứ sử để nương nhờ chờ thời cơ cứu dân giúp nước.
Do Độc chẳng lấy một nghi ngại, gật đầu đồng ý ngay. Sớm hôm sau, chẳng để lại một lời hai người rời khỏi nha môn huyện Cửu Chân đi về phía tây – huyện Nhật Nam để nương nhờ họ Đỗ. Thật không may, vừa đến nơi thì Đỗ Thứ sử đã bệnh nặng. Tồn Thành nhận là người con họ Đỗ đến thăm hỏi, bước vào phủ nơi Đỗ Thứ sử đương nằm chỉ thấy thoi thóp một người đang nằm trên giường, bên cạnh hông vạt áo kéo lên làm lộ ra hình xăm Long ngư. Chưa kịp nói lời nào thì tiếng khóc cất lên xe lòng từ giọng mấy người phụ nữ:
- Ông ơi! Xin đừng bỏ tôi đi! Cha ơi! Cha ơi!
Đâu đó từ phía cửa phủ vào là đám quan lại, vào phủ phục dưới trướng, giọng dứt lên từng cơn:
- Ối ơi là hỡi ơi. Đại nhân ơi! Đại nhân. Đại nhân ra đi bỏ lại đây Ái Châu dân khổ lầm than. Tấm gương soi sáng cho bọn quan chúng tôi. Người sao đã vội vàng đi như vậy?
Thấy vậy, Tồn Thành xin lui.
Cả thành Nhật Nam khi ấy tang thương, tấp nập toàn là xe ngựa phủ vải trắng. Do Độc và Tồn Thành phải nằm nghỉ nơi chuồng ngựa vì chẳng có lấy một quán trọ và nhà dân nào còn dư dả chỗ. Nào đám quan lại các huyện, nào là nha môn, tướng soái khắp Ái Châu này về tá túc để thăm viếng. Rồi cả những kẻ làm ăn, những chủ quán rượu, sòng bạc, thanh lâu nổi tiếng khắp Ái Châu này cũng đoàn đoàn xe xe liểng kiểng nào là rượu, là vàng bạc, vải trắng phủ đầy xếp hàng dài từ ba phía Cổng thành Nhật Nam.
Tồn Thành chỉ dám dâng nén nhang từ xa bái lạy viên Thứ sử xấu số kia. Tồn Thành bàn với Do Độc:
- Nay trời xanh đã ngả vàng nâu. Hai chúng ta tá túc lại vài ngày rồi chờ bái kiến tân Thứ sử vậy.
Hai người ngậm ngùi rồi bàn với nhau thì Thủ Trừng từ đâu chạy tới hát bài vè:
“Ve vẻ vè vè ve
Cái vè Châu Ái
Ái thê thì sái
Nam phái suy tàn
Cả thảy một bàn
Toàn là nữ nhân
Cái chết kệ gần
Nhường phần cho ai
Rể phần tướng soái
Bĩ cực nhân tài
Ghế để cho ai
Châu Ái ái châu.”
Nghe làm lạ, Tồn Thành bịt miệng cậu bé lại. Giọng nghiêm khắc:
- Con im lặng ngay. Con nghe được bài đó ở đâu?
- Dạ, đám trẻ con trong thành đứa nào cũng hát thế nên con hát theo thôi cha.
Do Độc nói với Tồn Thành:
- Ngày trước em có nghe nói Đỗ Thứ sử không có con trai. Các tướng soái, cận hầu đều là con rể và đám con cháu Thất trắc phu nhân Mã Thị. Mã Thị này có chút gọi là dữ dằn nhưng chẳng thể như Lã Hậu hay Võ Hậu. Phen này, sẽ có loạn lớn rồi.
Y lời Do Độc nói, một tháng sau khi Đỗ Thứ sử qua đời, các con rể của Đỗ thứ sử thi nhau bành trướng từ các phiên trấn thành trì của mình tranh giành đất đai. Ở Giao Châu khi ấy chẳng có chút động tĩnh nào để dẹp loạn ở Ái Châu. Tồn Thành nói với Do Độc:
- Quá tháng rồi. Ái Châu này đất nhỏ hẹp, thành trì không nhiều. Đất không chủ, các phiên trấn giành giật nhau từng chút đất. Trời chẳng thương nên ta mới em mới thế này. Ngày qua ta đi nghe ngóng thì đám quân Cửu Chân đang cát cứ ngay phía Đông thành Nhật Nam. Ở đó, quân lính ngày trước ta và em rèn vẫn là những người đó. Nay ta về liệu có được hay chăng?
Do Độc do dự:
- Thôi cực chẳng đã. Phen này gắng công lớn mà lập thân.
Nói xong, Do Độc tốc mã chạy ra ngoài thành chạy về phía Đông nơi quân Cửu Chân đang đóng dâng lên diệu kế chiếm lấy Nhật Nam. Con rể thứ hai của Đỗ Thứ sử là Đoàn Uyển cầm đầu cánh quân tiếp nhận ngay Do Độc và lệnh cho Tồn Thành trong ứng ngoài hợp chiếm lấy Nhật Nam.
Hai ngày sau, Tồn Thành và đám huynh đệ gây loạn trong thành. Trong lúc đang giải quyết Tồn Thành, nhân quan giữ thành không để ý Do Độc cùng năm trăm lính xông thẳng vào thành, bắt giết viên quan giữ thành. Lúc bấy giờ, đoàn quân của Đoàn Uyển từ phía sau khoảng năm nghìn tướng sĩ hừng hực chạy vào thành giết chết Mã Thị và hai người em rể. Đoàn Uyển tạm quyền nắm giữ toàn bộ Ái Châu. Các phiên trấn khác đều dâng thư hàng. Ái Châu được toàn vẹn về tay Uyển.
Bấy giờ, Tồn Thành và Do Độc được nắm quyền binh Nhật Nam và Cửu Chân. Tồn Thành bàn với Uyển: “Nay Ái Châu đã quy một mối. Chỉ là cái họa Giao Châu đang đợi ngài đó.”
Uyển nghĩ một hồi thì hỏi Thành: “Ý ngươi là quan sứ Tượng Cổ?”
Thành đáp: “Đúng rồi đấy.”
Uyển vẫn chưa thông thoáng đầu óc thì Thành tiếp lời:
“Đại nhân xem. Trước Đỗ Thứ sử lập công hiển hách nên được giao đất này. Phía Đỗ thứ sử đất Trường Châu, Dương thứ sử Hoan Châu, Vương thứ sử Phong Châu đều giành đất mà xưng nhưng đều được các quan sứ thừa nhận chỉ sau có một vài tuần, chậm trễ thì cũng chỉ một tháng. Bây giờ ngài giành đất này đã bấy lâu mà không được Tống Bình thừa nhận há chẳng phải là cái gai trong mắt ấy sao.”
Uyển tỏ ra lo lắng, rồi hỏi ý kiến Thành:
- Thế ngươi có mưu gì hay chăng?
- Mưu thì Thành tôi chẳng có, chỉ có kế hèn này xin đại nhân xem xét.
Uyển sốt sắng:
- Được. Nhà ngươi nói xem.
- Phía bắc Giao Châu, đất hiểm trở là đất người man, thượng nguồn dòng Cái, dòng Đà là đất người Nam Chiếu. Phía tây Tống Bình là khoảng đồng bằng mênh mông, qua sông Mã là đất của Ai Lao. Những đất ấy xưa nay không hề ưa các đời quan sứ. Nay Nam Chiếu hùng mạnh lấy đất Thục của vua Đường. Dân Man chiếm đến đất Quang, Chiêm châu Phong. Chi bằng ta sai sứ đến người người man thuyết phục họ cùng ta đánh Tống Bình, các Châu khác chỉ có Ái Châu ta là cận kệ Tống Bình nhất. Phía nam ta là đất Hoan, thứ sử nơi ấy cũng là dòng tông đất Nam ta. Ta thử viết thư thăm dò xem thế nào.
Uyển ưng lời Thành lắm liền cho người sai sứ đến đất Phong để khích dân man xuôi sông Đà, sông Cái về Tống Bình. Chuẩn bị quân lực được ba tháng thì quân man động đã chiếm toàn bộ Phong Châu, các cơ mi xung quanh Tống Bình và cả đất Đường Lâm cửa ngõ Tây Bắc Tống Bình. Các quân lính từ vùng Ái do Tồn Thành và Do Độc thống lĩnh đã chuẩn bị kỹ càng chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn.
Chốn sông thiêng, con dân chài trốn chạy.
Đất uy linh, kết bái những anh hùng.
Chương 1.3 Chí lớn tương phùng
Có tiếng mở cửa, ánh sáng le lói xiên qua kẽ lá rừng rọi thẳng vào chỗ cha con họ Đỗ kia đang nằm. Một chàng thanh niên cao lêu nghêu, đôi chân thẳng tắp như hai ống tre, dáng người mảnh khảnh, đầu búi củ hành nhô cao. Thủ Trừng nức nở trong lòng cha, miệng còn vương vài giọt nước khoe với cha:
- Cha ơi! Chú này, sáng cho con ăn cháo, còn có cả quả ngon lắm.
- Anh là…
- Tôi là Do Độc, làm bổ đầu huyện Cửu Chân. Ngày qua rẽ qua nhà thăm bố cái tôi thấy cha con anh bị ong đốt bên suối nên đã đưa anh về đây.
Tồn Thành nhìn lại một lượt từ trên xuống dưới anh ta, rồi ấp úng hỏi:
- Anh là, có phải là…
- Đúng rồi. Hai người đó là cha mẹ tôi. Cha tôi là thầy lang, người ta vẫn gọi là Lý Lang Mộc. Cũng thật may cho nhà anh và cậu bé.
Dáng đứng cao lớn, mặt mày khôi ngô như tranh vẽ khiến Tồn Thành không khỏi bỡ ngỡ. Duy chỉ có đôi mày rặm giống ông lang Lý kia, Tồn Thành thắc mắc:
- Lão lang Lý và bà Lô Thị kia trông thật khác.
Do Độc rút búi hành xõa tóc, rồi cười lớn:
- Quả nhiên, quả nhiên. Ta hiểu ý anh. Ta là con cha mẹ ta. Ấy vậy mà bao nhiêu kẻ rèm pha nói này nói kia khiến cha ta chẳng thể ở lại huyện thành chữa bệnh cứu dân. Mẹ ta bị câm điếc, ấy lại mang thêm cái tiếng ấy thật là tủi hổ mà.
Tồn Thành vẫn còn lấn cấn:
- Quả thực ta cũng không thể nhận ra.
Do Độc, ngồi xuống chiếc chõng còn vương đầy bụi rừng, giọng từ tốn với Tồn Thành:
- Cha ta Lang Mộc là người có y thuật uyên thâm. Ngày trước, Bố Cái đã từng mời cha ta làm lang trung quân khi mới mười bảy tuổi. Khi Phùng An bị diệt thì cha ta về trú lánh nơi huyện nghèo châu Ái này. Mẹ ta là người phụ nữ vùng Hoan di dân để tránh cái đói lũ năm ấy gặp cha ta. Vì lòng mến mộ mà bà nguyện ở lại với cha ta. Sinh ra ta mà cả cái thành Cửu ấy không tin ta là cốt nhục của cha ta. Lớn lên mỗi ngày ta một khác, từ cái khổ người cho đến khuôn mặt ấy nên cha ta phải đóng cửa tiệm thuốc về đây. Ngày ngày rong ruổi trên chiếc xe ngựa đi khắp Ái này bốc thuốc chữa bệnh cứu người, chẳng màng gì bổng tước, tiền tài.
Tồn Thành nghe như thông lỗ tai, mắt được rửa nước thần. Giọng thảng thốt:
- Vậy ra là… Quả nhiên phi phàm. Đêm qua, ta nghe giọng ông lão sang sảng thật chẳng giống kẻ phàm. Năm nay anh bao nhiêu tuổi rồi?
- Chẳng giấu gì anh. Sang tháng ba này mới tròn đôi mươi.
- Dáng dấp thư sinh nhưng đôi mắt phượng hoàng, mày báo cọp cũng thật lạ thường. Hai chục tuổi mà đã là bổ đầu huyện Cửu Chân này, chắc hẳn không phải tầm thường.
Do Độc cười lớn:
- Anh quá khen rồi. Huyện này, quan tước luân chuyển liên tục. Kể từ ngày Mã Tống làm quan sứ Giao Châu, dăm lần bảy lượt thay đổi quan sứ, ấy là bấy lần đổi thay bọn tay sai. Tên huyện lịnh ở đây cũng là tay sai của quan sứ Tượng Cổ. Trong vùng này duy chỉ có nhà ta họ Lý. Cũng là vì mang họ Lý, có chút nghệ công nên được gọi vào nha môn. Hai năm trước ta là lính, nay mới được cất nhắc làm bổ đầu…
Hai người hàn huyên từ sáng cho đến tận trưa. Do Độc lôi bình rượu quý dưới lòng đất từ sau bếp lên, rồi bắt lấy con gà mà nướng lên thơm lừng. Hai người ngồi với nhau, bày tỏ chí khí của mình ra khiến người kia hết thảy kinh ngạc. Tồn Thành hỏi:
- Do Độc tráng trí anh hùng. Bấy lâu ta đi tìm bấy lâu mới có người hay như vậy. Tại sao anh lại làm bổ đầu mà không phải là một tướng lĩnh trong quân?
- Nói ra thì chỉ sợ anh cười. Ta vốn không quen cầm gươm giáo, lại chẳng có cái uy của kẻ cầm quân. Chỉ thấy việc bất bình trong thiên hạ mà cứu giúp, làm bổ đầu cũng có thể thể hiện cái ý nguyện của mình vậy.
Tồn Thành rốc hũ rượu vào miệng, rồi cười một cái thật lớn:
- Cái chữ bất bình nghe thật hay. Nào chúng ta cùng hết hũ rượu này. Ta xưa còn nhỏ nghe chuyện Bố Cái mà thật ngưỡng mộ. Vì dân này, vì đất này làm trai tráng đâu thể cứ mãi cúi luồn dưới cái khinh rẻ của kẻ ngoại bang, người không cùng giống dòng. Chỉ vì cái phận nhỏ, làm chài dân thiện lương mà vác tội lớn với kẻ trên mà chưa thể làm gì được. Thật đáng tủi hổ.
Hai cha con họ Đỗ quá lâu rồi không được một bữa no chứ há chi đến rượu thịt ê chề như vậy. Ấy nên Thủ Trừng ăn uống no say lăn quay ra ngủ từ lúc nào chẳng hay. Tồn Thành trong cơn say ngẫu hứng:
“Tôi anh đôi đứa chẳng quen
Bão mưa nắng gió bao phen giữa rừng
Tôi anh qua vẫn người dưng
Đói no bạo bệnh cũng mừng cũng lo
Nay đây cơm nếp làm giò
Rượu thơm gà nướng ấy cho lễ thần
Mong được cứu nước giúp dân
Hai ta nguyện ước đôi thân chẳng rời!”
Do Độc vui khôn tả xiết:
- Tồn Thành thơ hay. Nay gặp được người chí cốt, sẵn có rượu thịt đây chi bằng chúng ta kết nghĩa anh em suốt đời này. Thân trai này đâu chỉ mãi cúi đầu.
Tồn Thành mừng rỡ, ôm lấy vai Do Độc:
- Được. Ta nay hăm sáu là anh. Do Độc trẻ hơn là em. Thủ Trừng con trai ta nay gọi em là chú. Không mong như Lưu – Quan – Trương, chỉ mong chí lớn toại lòng, giúp dân cứu nước. Ly này tế trời, tế đất. Cạn ly này anh em ta mãi mãi đồng lòng.
Nói xong, hai người cùng uống cạn chum rồi ném nó lên cao rơi xuống làm cái xoảng khiến trâu lợn nghe thấy mà kinh hãi, đất rung lên, cây cối quanh nhà lá rụng tả tơi. Hai người dùng dao khía lên vai hai chữ “Huynh đệ” rồi lấy máu ấy hòa với rượu cùng cạn hết.
Ngày rằm tháng ấy, Do Độc soạn bổn lễ gồm chín hộc gạo, chín con gà sống cùng chút vàng bạc tích góp được tiến cử Tồn Thành với huyện lịnh. Tên huyện lịnh họ Lý nhận Tồn Thành làm nha môn tướng. Do tính tình thẳng thắn mà lại dễ nóng giận, Tồn Thành không ít lần khiến tên huyện lịnh mất lòng nên Tồn Thành bị đám quan lại ở huyện Cửu Chân xa lánh. Ngày ngày người người qua lại chỗ Do Độc nhưng hễ đến cả tuần chỉ có vài tên lính đến báo tin qua nhà Tồn Thành.
Thấy điều không hay nên Tồn Thành bàn với Do Độc rằng:
- Này em trai. Chúng ta cứ như thế này ta e không được rồi. Em ở đây có quen có biết, mọi người còn hay qua. Còn ta thì ngày ngày luyện võ cho mấy trăm tên lính xong rồi lại về nhà, chẳng giao du được với ai. Như vậy có hơi hoài nhãng quá không?
Do Độc thương Tồn Thành lại nói:
- Anh à. Em đây cũng chẳng giấu gì. Ngày ngày kẻ qua, người lại qua chỗ em cũng chỉ toàn là những kẻ chẳng ra gì. Kẻ mở cửa hàng, người chốn tửu lầu, hạng cờ bạc, chủ nợ, đám quan lại cậy nhờ. Em còn trẻ, chẳng biết giải quyết sao. Huyện lịnh thì lại ỉ hết việc cho đám dưới chúng ta, chỉ ngồi một chỗ chờ đợi những kẻ ấy dâng biếu chút bạc hư. Nay anh có ý gì hay không?
Tồn Thành đắn đo:
- Ta vào đây cũng đã được ba tuần trăng rồi. Tên huyện lịnh này chẳng khác gì tên họ Lý ngày trước ở Yên Hưng, có ngày rồi ta cũng bị đè đầu mà chết như dân Đỗ Gia Trang. Chẳng thể như thế này mãi được em ạ. Hay là ngày mai chúng ta bái biệt song thân phụ mẫu rồi đến Nhật Nam tìm Đỗ Thứ sử để nương nhờ chờ thời cơ cứu dân giúp nước.
Do Độc chẳng lấy một nghi ngại, gật đầu đồng ý ngay. Sớm hôm sau, chẳng để lại một lời hai người rời khỏi nha môn huyện Cửu Chân đi về phía tây – huyện Nhật Nam để nương nhờ họ Đỗ. Thật không may, vừa đến nơi thì Đỗ Thứ sử đã bệnh nặng. Tồn Thành nhận là người con họ Đỗ đến thăm hỏi, bước vào phủ nơi Đỗ Thứ sử đương nằm chỉ thấy thoi thóp một người đang nằm trên giường, bên cạnh hông vạt áo kéo lên làm lộ ra hình xăm Long ngư. Chưa kịp nói lời nào thì tiếng khóc cất lên xe lòng từ giọng mấy người phụ nữ:
- Ông ơi! Xin đừng bỏ tôi đi! Cha ơi! Cha ơi!
Đâu đó từ phía cửa phủ vào là đám quan lại, vào phủ phục dưới trướng, giọng dứt lên từng cơn:
- Ối ơi là hỡi ơi. Đại nhân ơi! Đại nhân. Đại nhân ra đi bỏ lại đây Ái Châu dân khổ lầm than. Tấm gương soi sáng cho bọn quan chúng tôi. Người sao đã vội vàng đi như vậy?
Thấy vậy, Tồn Thành xin lui.
Cả thành Nhật Nam khi ấy tang thương, tấp nập toàn là xe ngựa phủ vải trắng. Do Độc và Tồn Thành phải nằm nghỉ nơi chuồng ngựa vì chẳng có lấy một quán trọ và nhà dân nào còn dư dả chỗ. Nào đám quan lại các huyện, nào là nha môn, tướng soái khắp Ái Châu này về tá túc để thăm viếng. Rồi cả những kẻ làm ăn, những chủ quán rượu, sòng bạc, thanh lâu nổi tiếng khắp Ái Châu này cũng đoàn đoàn xe xe liểng kiểng nào là rượu, là vàng bạc, vải trắng phủ đầy xếp hàng dài từ ba phía Cổng thành Nhật Nam.
Tồn Thành chỉ dám dâng nén nhang từ xa bái lạy viên Thứ sử xấu số kia. Tồn Thành bàn với Do Độc:
- Nay trời xanh đã ngả vàng nâu. Hai chúng ta tá túc lại vài ngày rồi chờ bái kiến tân Thứ sử vậy.
Hai người ngậm ngùi rồi bàn với nhau thì Thủ Trừng từ đâu chạy tới hát bài vè:
“Ve vẻ vè vè ve
Cái vè Châu Ái
Ái thê thì sái
Nam phái suy tàn
Cả thảy một bàn
Toàn là nữ nhân
Cái chết kệ gần
Nhường phần cho ai
Rể phần tướng soái
Bĩ cực nhân tài
Ghế để cho ai
Châu Ái ái châu.”
Nghe làm lạ, Tồn Thành bịt miệng cậu bé lại. Giọng nghiêm khắc:
- Con im lặng ngay. Con nghe được bài đó ở đâu?
- Dạ, đám trẻ con trong thành đứa nào cũng hát thế nên con hát theo thôi cha.
Do Độc nói với Tồn Thành:
- Ngày trước em có nghe nói Đỗ Thứ sử không có con trai. Các tướng soái, cận hầu đều là con rể và đám con cháu Thất trắc phu nhân Mã Thị. Mã Thị này có chút gọi là dữ dằn nhưng chẳng thể như Lã Hậu hay Võ Hậu. Phen này, sẽ có loạn lớn rồi.
Y lời Do Độc nói, một tháng sau khi Đỗ Thứ sử qua đời, các con rể của Đỗ thứ sử thi nhau bành trướng từ các phiên trấn thành trì của mình tranh giành đất đai. Ở Giao Châu khi ấy chẳng có chút động tĩnh nào để dẹp loạn ở Ái Châu. Tồn Thành nói với Do Độc:
- Quá tháng rồi. Ái Châu này đất nhỏ hẹp, thành trì không nhiều. Đất không chủ, các phiên trấn giành giật nhau từng chút đất. Trời chẳng thương nên ta mới em mới thế này. Ngày qua ta đi nghe ngóng thì đám quân Cửu Chân đang cát cứ ngay phía Đông thành Nhật Nam. Ở đó, quân lính ngày trước ta và em rèn vẫn là những người đó. Nay ta về liệu có được hay chăng?
Do Độc do dự:
- Thôi cực chẳng đã. Phen này gắng công lớn mà lập thân.
Nói xong, Do Độc tốc mã chạy ra ngoài thành chạy về phía Đông nơi quân Cửu Chân đang đóng dâng lên diệu kế chiếm lấy Nhật Nam. Con rể thứ hai của Đỗ Thứ sử là Đoàn Uyển cầm đầu cánh quân tiếp nhận ngay Do Độc và lệnh cho Tồn Thành trong ứng ngoài hợp chiếm lấy Nhật Nam.
Hai ngày sau, Tồn Thành và đám huynh đệ gây loạn trong thành. Trong lúc đang giải quyết Tồn Thành, nhân quan giữ thành không để ý Do Độc cùng năm trăm lính xông thẳng vào thành, bắt giết viên quan giữ thành. Lúc bấy giờ, đoàn quân của Đoàn Uyển từ phía sau khoảng năm nghìn tướng sĩ hừng hực chạy vào thành giết chết Mã Thị và hai người em rể. Đoàn Uyển tạm quyền nắm giữ toàn bộ Ái Châu. Các phiên trấn khác đều dâng thư hàng. Ái Châu được toàn vẹn về tay Uyển.
Bấy giờ, Tồn Thành và Do Độc được nắm quyền binh Nhật Nam và Cửu Chân. Tồn Thành bàn với Uyển: “Nay Ái Châu đã quy một mối. Chỉ là cái họa Giao Châu đang đợi ngài đó.”
Uyển nghĩ một hồi thì hỏi Thành: “Ý ngươi là quan sứ Tượng Cổ?”
Thành đáp: “Đúng rồi đấy.”
Uyển vẫn chưa thông thoáng đầu óc thì Thành tiếp lời:
“Đại nhân xem. Trước Đỗ Thứ sử lập công hiển hách nên được giao đất này. Phía Đỗ thứ sử đất Trường Châu, Dương thứ sử Hoan Châu, Vương thứ sử Phong Châu đều giành đất mà xưng nhưng đều được các quan sứ thừa nhận chỉ sau có một vài tuần, chậm trễ thì cũng chỉ một tháng. Bây giờ ngài giành đất này đã bấy lâu mà không được Tống Bình thừa nhận há chẳng phải là cái gai trong mắt ấy sao.”
Uyển tỏ ra lo lắng, rồi hỏi ý kiến Thành:
- Thế ngươi có mưu gì hay chăng?
- Mưu thì Thành tôi chẳng có, chỉ có kế hèn này xin đại nhân xem xét.
Uyển sốt sắng:
- Được. Nhà ngươi nói xem.
- Phía bắc Giao Châu, đất hiểm trở là đất người man, thượng nguồn dòng Cái, dòng Đà là đất người Nam Chiếu. Phía tây Tống Bình là khoảng đồng bằng mênh mông, qua sông Mã là đất của Ai Lao. Những đất ấy xưa nay không hề ưa các đời quan sứ. Nay Nam Chiếu hùng mạnh lấy đất Thục của vua Đường. Dân Man chiếm đến đất Quang, Chiêm châu Phong. Chi bằng ta sai sứ đến người người man thuyết phục họ cùng ta đánh Tống Bình, các Châu khác chỉ có Ái Châu ta là cận kệ Tống Bình nhất. Phía nam ta là đất Hoan, thứ sử nơi ấy cũng là dòng tông đất Nam ta. Ta thử viết thư thăm dò xem thế nào.
Uyển ưng lời Thành lắm liền cho người sai sứ đến đất Phong để khích dân man xuôi sông Đà, sông Cái về Tống Bình. Chuẩn bị quân lực được ba tháng thì quân man động đã chiếm toàn bộ Phong Châu, các cơ mi xung quanh Tống Bình và cả đất Đường Lâm cửa ngõ Tây Bắc Tống Bình. Các quân lính từ vùng Ái do Tồn Thành và Do Độc thống lĩnh đã chuẩn bị kỹ càng chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn.
Tác giả :
Nguyễn Khai Quốc