Giếng Thở Than
Chương 4: Bức tranh in khắc
Cách đây ít lâu, tôi có niềm vui được kể các bạn nghe cuộc phiêu lưu của một người bạn tôi tên là Dennistoun trong khi đi sưu tầm các công trình nghệ thuật cho bảo tàng Cambridge.
Dennistoun không cho in rộng rãi những chuyện mình đã trải qua sau khi chàng trở về Anh quốc, nhưng những chuyện này được rất nhiều bạn bè biết tới, trong đó có một vị quý phái cũng đang chủ trì một bảo tàng nghệ thuật ở một trường đại học khác. Câu chuyện gây ấn tượng khá mạnh cho ông ta vì thiên hướng của ông ta cũng giống của Dennistoun, ông hăm hở lắng nghe từng lời giải thích sự việc mà xem ra bản thân ông khó lòng gặp phải để được ứng xử một cách cấp bách và náo động như thế. Ông chỉ được an ủi vì rằng việc tìm kiếm các bản viết tay không phải việc của viện ông mà của thư viện Shelburnian. Các quan chức của thư viện này, nếu thích, tha hồ lùng sục các góc tăm tối nhất bên lục địa để mà tìm kiếm. Ông cũng mừng lúc này đang phải tập trung chú ý vào việc mở rộng bộ sưu tập, vốn đã được coi là lớn nhất Anh quốc, gồm các bản vẽ, bản in khắc về địa hình mà bảo tàng ông sở hữu. Ấy thế nhưng, sự việc lại xoay ra là, ngay cả ở một bộ phận chủ yếu chỉ ngồi nhà, cũng có những góc tối của nó, và một ông Williams nào đó đã bất ngờ được biết tới một trong những cái góc đó.
Những người cho dù ít quan tâm nhất đến việc thu thập các bức vẽ địa hình, cũng biết rằng ở London có một người chuyên bán loại tranh này và giúp ích không ít cho việc tìm kiếm của họ. Đó là ông J.W.Britnell, ông này cứ sau một thời gian ngắn lại in ra một cuốn catalog gồm một khối lượng lớn và luôn luôn thay đổi các tranh khắc, các bản đồ, phác thảo các toà nhà lớn, nhà thờ, thị trấn ở England và xứ Wales. Dĩ nhiên, những bản này chỉ là a, b, c đối với ông Williams, tuy nhiên vì bảo tàng ông đã thu thập được không biết cơ man nào là bản vẽ địa hình, ông là người mua hàng đêu đặn và mua nhiều của ông Britnell. Ông còn trông mong vào ông Britnell để lấp đầy các lỗ hổng về số liệu và mức độ bộ sưu tập của mình. Việc này nhiều hơn là cung cấp cho ông của hiếm.
Tháng hai năm ngoái, trên bàn ông xuất hiện một cuốn catalog ở của hàng ông Britnell, kèm theo một thư đánh máy của đích thân ông này, nội dung như sau:
Thưa ông kính mến,
Xin ông lưu ý số 978 trong cuốn catalog gửi kèm theo đây, chúng tôi sẽ vui lòng gửi tới ông để xem ông có thuận mua hay không.
Kính chào
J.W.Britnell
Giở tới số 978 của cuốn catalog đối với ông Williams chỉ là việc phút chốc, chỗ ấy bắt đầu như sau.
978: Không rõ là ở đâu. Bức tranh khắc thú vị, cảnh một thái ấp hồi nửa đầu thế kỷ, 15X10 inches. Khung đen, giá 2.25 bảng.
Xem ra chẳng có gì đặc biệt, giá lại cao, nhưng ông Britnell vốn biết người biết của mà lại không coi thường. vậy cho nên ông Williams bèn viết một tấm thiếp đề nghị gửi bức tranh ấy đến tận tay ông, thêm vài bức trong catalog nữa. Sau đó ông đi làm công việc thường ngày mà chẳng cảm thấy gì phấn khích.
Một gói hàng như vậy thường bao giờ cũng tới tay ta chậm hơn ta chờ đợi một ngày, gói hàng của ông Britnell cũng nằm trong quy luật ấy. Bưu điện chuỷên tới bảo tàng chiều thứ bảy sau giờ tan tầm. Người phục vụ đem tới tận phòng ở cho ông Williams ở trong trường để ông không phải đợi qua ngày chủ nhật mới có thể xem món hàng và trả lại món hàng ấy trong trường hợp ông không thích. Ông Williams thấy món hàng khi trở về nhà dùng trà cùng một ông bạn.
Điều tôi quan tâm ở bức tranh là cái khung đen của nó khá to – trong catalog mô tả chỉ ngắn gọn. Có thể có vài chi tiết nữa, nhưng trước hết tôi muốn các bạn hãy nhìn rõ bức tranh như nó đang ở trước mặt tôi lúc này. Bản sao của nó hệt các bản sao thường thấy trong hành lang một số quán trọ hoặc lối đi của một số toà nhà ở thôn quê thời ấy. Một bản khắc chỉ đem lại cảm giác thờ ơ, lạnh nhạt và một bản in khắc như thế thì không gì chán bằng. Ta nhìn thấy toàn bộ mặt tiền của một ngôi thái ấp ở thế kỷ trước với ba hàng cửa sổ lấp khung kính trượt, phần nề xây thô kệch, quê mùa, có một bức tường chắn mái mà góc nào cũng có quả cầu hoặc lọ hoa, chính giữa là cổng xây. Hai bên toàn cây cao,trước mặt là thảm cỏ khá rộng. Bên lề hẹp của bức tranh có chữ "Người khắc: A.W.F." không có gì khác. Toàn bộ tác phẩm nói lên tác giả là nghiệp dư. Không hiểu nổi vì sao ông Britnell định giá 2.25 bảng, ông Williams cứ lật đi lật lại bức tranh một cách khinh thường. Đàng sau nó có dán một cái nhãn đã bị xé rách, chỉ còn lại vết tích của hai dòng chữ, dòng đầu – ngley Hall, dòng sau – ssex.
Có lẽ cũng đáng để xác định đây là nơi nào, muốn vậy cũng dễ thôi, chỉ cần tra từ điển địa lý, sau đó gửi trả lại ông Britnell, kèm thêm vài nhận xét về đánh giá của ông ta.
Ông thắp nến lên vì trời đã tối, pha trà cho người bạn đã cùng chơi gôn với mình (lãnh đạo trường đại học thường thư giãn bằng cách đánh gôn) vừa uống trà, hai người vừa đàm luận những vấn đề mà chỉ những người chơi gôn mới hiểu được. Người viết có lương tâm không tiên nói ra đây sợ ảnh hưởng đến những người không chơi gôn.
Kết luận đi đến cho rằng, một vài cú đánh gôn như thế nào đó là hay hơn và rằng trong một số trường hợp khẩn cấp khó lòng có người chơi gôn nào gặp nhiều may mắn như mình mong đợi. Đến đấy thì ông bạn – ta hãy gọi ông là giáo sư Binks – cầm tấm khung ảnh in khắc lên và hỏi:
"Chỗ này là ở đâu vậy, Williams?"
"Chính là tôi đang định tìm cho ra đây" ông Williams nói, vừa đi đến chỗ giá sách để tìm quyển từ điển địa lý. "Anh nhìn đàng sau bức tranh xem, cái gì đó như ley Hall, hoặc ở Sussex, hoặc ở Essex. Mất nửa tên. Anh liệu có biết không nhỉ?"
"Tranh này là từ tay Britnell chứ gì?" Binks nói. "Mua cho bảo tàng à?"
"Phải, giá như năm sillings thì tôi cũng mua đấy" Williams đáp "nhưng chẳng hiểu vì lý do gì hắn đòi hai bảng. Tôi chịu không hiểu được. Một bức tranh khắc chẳng ra gì, lại không có lấy một hình người cho thêm sinh động"
"Tôi cũng nghĩ không đến hai bảng, nhưng tôi cho là khắc không đến nỗi tồi. Theo tôi, ánh trăng được vẽ khá đấy, và tôi thấy có hình người đấy chứ, ít nhất là một hình người, ở phía trước ấy, bên rìa ấy".
"Để xem nào" ông Williams nói "Phải, ánh sáng khắc khá là khéo. Hình người của anh đâu? Ồ đây rồi. Mỗi cái đầu, ngay phía dưới bức tranh".
Quả thật có một vết đen sát rìa bức tranh, khắc đầu một người đàn ông hoặc đàn bà, lờ mờ thôi, lưng quay về phía người xem, mặt hướng về toà nhà.
Trước đây Williams không thấy. Ông bảo
"Khéo hơn là tôi nghĩ đấy, thế nhưng dù sao tôi cũng không thể chi hai bảng của bảo tàng cho bức tranh vẽ một nơi tôi không biết là ở đâu".
Giáo sư Binks có việc phải đi, ông ta về ngay, còn Williams, cho tới tận giờ ăn cơm vẫn không sao xác định được bức tranh của mình. "Giả sử một nguyên âm trước chữ bị mất thì còn dễ" ông nghĩ "Nhưng tuởng Guestinley đến Langley, lại còn bao tên tận cùng giống như thế nữa, mà quyển sách khỉ gió này lại chẳng có chỉ dẫn nào về chữ tận cùng".
Giờ ăn ở trường của ông Williams là bảy giờ. Không cần kéo dài bữa ăn quá cũng đủ gặp được bạn bè cùng chơi gôn lúc chiều để trao đổi với nhau qua bàn ăn (toàn các ngôn từ về gôn cả, tôi phải nói ngay như vậy).
Mất độ một giờ hoặc hơn ở gian phòng chung sau cơm tối. Sau đó một số rút về buồng của Williams chơi bài whist hoặc hút thuốc lá. Trong một lúc tạm nghỉ, Williams nhặt bức tranh từ bàn lên, không nhìn vào nó, đưa cho một người bạn quan tâm vừa phải đến nghệ thuật bảo ông ta nó từ đâu tới, cùng một số đặc điểm như ta đã biết ở trên.
Vị quý khách này thận trọng cầm lấy bức tranh, nhìn vào đó rồi nói với giọng khá quan tâm
"Wiiliams, một công trình khá đấy chứ, gây cho người ta cảm giác của thời kỳ lãng mạn. Ánh sáng theo tôi xử lý rất tuyệt, hình người tuy thô nhưng gây ấn tượng".
"Thật ư?" Williams đang mang whisky sô đa cho các bạn không tới gần để nhìn vào bức tranh được.
Lúc này đã khá muộn, khách khứa lục tục ra về. Sau đó, Williams thành phố viết mấy bức thư giải quyết công việc. Quá nửa đêm ông định đi ngủ, tắt đèn, thắp nến trong phòng ngủ. Bức tranh được người xem cuối cùng đặt lật ngửa trên bàn khiến lúc tắt đèn ông chợt để mắt tới. Cái mà ông nhìn thấy làm ông suýt đánh rơi cây nến xuống đất. Ông cho biết giá lúc ấy hoàn toàn ở trong bóng tối hẳn ông phải lên một cơn thần kinh. Nhưng vì không phải vậy, ông đặt cây nến trên bàn ngắm kỹ bức tranh. Không nghi ngờ gì nữa mà hoàn toàn chắc chắn. Giữa thảm cỏ trước ngôi nhà không quen biết là một dáng hình người mà lúc năm giờ chưa có, hình người đó bò bằng cả tay, chân về phia ngôi nhà, trùm kín bằng áo đen kỳ quặc, lưng có chữ thập trắng. Tôi cũng không hiểu trong hoàn cảnh này làm gì là đúng nhất. Tôi đành chỉ nói với các bạn Wiliams đã làm gì. Ông cầm vào một góc bức tranh, mang nó qua hành lang sang dãy phòng trước mặt mà ông sở hữu, khóa nó trong một chiếc ngăn kéo, đóng cửa không tiếp khách cả hai dãy phòng rồi vào giường ngủ, nhưng trước hết ông ghi chép lại sự thay đổi của bức tranh, ký vào ô dưới, sự thay đổi mà bức tranh trải qua kể từ lúc nằm trong tay ông.
Mãi ông mới ngủ được, nhưng được an ủi với ý nghĩ diễn biến của bức tranh không phải chỉ có mình ông chứng kiến mà đều có người làm chứng cả. Rõ ràng người bạn lúc tối nhìn thấy một cái gì đó, cũng giống như ông, nếu không hẳn ông phải nghĩ mắt mình có vấn đề, hoặc trí não ông bất thường. May mắn không có khả năng này. Đến mai ông phải thực hiện hai việc. Một là giữ bức tranh thật cẩn thận và gọi thêm người đến làm chứng, hai là phải xác định ngôi nhà ở đâu. Vậy là phải gọi cho ông Nisbet ở bên cạnh sang ăn sáng, sau đó tìm thêm trong từ điển địa lý.
Nisbet không bận gì, đến lúc chín giờ ba mươi phút. Muộn vậy rồi mà chủ nhân còn chưa mặc quần áo xong. Trong bữa sáng Wiliams không nói gì về bức in khác cả, cứ để yên chờ ý kiến Nisbet thế nào. Những ai đã quen với cuộc sống trong trường đại học hẳn biết có nhiều đề tài hay ho và rộng lớn để hai người bạn đồng học ở trường đại học Canterbury trao đổi trong bữa sáng ngày chủ nhật, từ chơi gôn đến tennis trên sân cỏ. Nhưng Williams tỏ ra khá đãng trí bởi tâm trạng ông tập trung cả ở bức tranh đang nằm úp sấp trong ngăn kéo căn phòng đối diện.
Cuối cùng tẩu thuốc buổi sáng được châm, giờ phút trông đợi đã đến. với một niềm kích động đáng kể - hầu như phát run lên – ông chạy sang mở khóa ngăn kéo lấy bức tranh ra, lúc này vẫn nằm úp sấp, chạy về đưa nó vào tay Nisbet.
"Nào, Nisbet, tôi muốn anh nói tôi biết anh trông thấy chính xác trong bức tranh này là cái gì. Xin mô tả tỉ mỉ cho. Tôi sẽ nói lý do sau".
"Được" Nisbet nói "Tôi nhìn thấy một ngôi nhà Anh, tôi cho là vậy, ở miền quê, dưới ánh trăng"
"Ánh trăng? Anh chắc không?"
"Chắc chứ. Trăng có vẻ sắp tàn, nếu anh muốn biết chi tiết, nhiều mây trên bầu trời"
"Thôi được rồi, anh nói tiếp đi. Tôi xin thề lần đầu nhìn vào tôi không thấy trăNgười" Câu này Williams nói một mình.
"Chẳng còn gì hơn" Nisbet nói tiếp. "Nhà có một, hai, ba dãy cửa sổ, mỗi dãy năm cửa, trừ dãy dưới cùng ở giữa có một cái cổng đúng vào chỗ cửa sổ giữa, và…"
"Còn hình người thì sao?" Williams sốt ruột hỏi.
"Chẳng có người nào" Nisbet bảo "nhưng…"
"Sao lại không có người ở thảm cỏ phía trước?"
"Làm gì có!"
"Anh thề chứ?"
"Chắc chắn, tôi thề. Nhưng có một thứ…"
"Cái gì?"
"Một trong cửa sổ tầng trệt, bên trái cửa ra vào, mở"
"Thật ư? Lạy Chúa, Hẳn là hắn vào nhà rồi." Wiliams nói, kích động mạnh, và vội vã lại sau ghế sô pha nơi Nisbet ngồi, giật lấy bức tranh, tự mình xác định.
Đúng thật. Không người. Một cửa sổ mở. Sau ít phút ngạc nhiên không nói nên lời, Williams ra bàn giấy nguệch ngoạc mấy chữ không lâu, rồi đem cho Nisbet hai tờ giấy, bảo ông ta ký vào một tờ - là tờ ông mô tả giống những gì các bạn vừa nghe – rồi đọc cho Nisbet nghe tờ ông ghi chép tối hôm qua.
"Thế là thế nào nhỉ?" Nisbet nói.
"Chính thế đấy" Williams nói. "Có một việc tôi phải làm, hoặc là ba việc. Tôi phải hỏi lại Garwood, tức là vị khách tối hôm qua, xem ông ta nhìn thấy gì, rồi tôi phải chụp lại hình ảnh lúc này trước khi nó diễn biến thêm nữa, sau đó tìm ra nơi này ở đâu".
"Tôi chụp cho" Nisbet nói. "Nhưng này anh, cứ như thể ta đang chứng kiến sự diễn lại một bi kịch. Vấn đề là, nó đã xảy ra hay sắp xảy ra? Anh phải tìm ra địa điểm ngôi nhà ngay đi. Phải" ông ta ngắm lại bức tranh, "tôi nghĩ anh đoán đúng. Hắn đã vào trong nhà, và nếu tôi không nhầm, sẽ có sự trả thù của con quỷ ở trên gác".
Williams nói
"Để tôi bảo anh tôi sẽ làm gì nhé. Tôi sẽ mang bức tranh đến già Green (Uỷ viên ban giám đốc của trườngmùi trước kia đã từng làm ở phòng tài vụ trường trong nhiều năm) có thể ông ta biết, vì trường ta có cơ sở ở Essex và Sussex cơ mà, hai vùng này nhất định ông ta đã từng ở khá lâu".
"Đúng vậy đấy" Nisbet nói "nhưng để tôi chụp ảnh đã. Này nhưng hôm nay Green không có nhà, tối qua không thấy ở nhà ăn. Chủ nhật nghe nói ông ta mới xuống".
"Ừ phải" Williams nói "ông ta đi Brighton. Thôi được, anh chụp đi, tôi đến chỗ Garwook để nghe anh ta khai đã, anh trông bức tranh nhé, bây giờ tôi đã nghĩ hai bảng không phải là quá đáng rồi".
Một lúc sau Williams trở về cùng Garwood. Theo ông này thi khi nhìn vào bức tranh, ông thấy hình người rõ ràng là ở bên kia bức tranh, không xa thảm cỏ bao nhiêu. Đúng là có chấm trắng ở sau lưng nhưng ông không cho là hình chữ thập. Họ soạn thảo ra một tài liệu, ký vào, Nisbet chụp ảnh bức tranh.
"Bây giờ anh làm gì? Chẳng lẽ cả ngày ngồi nhìn nó?" Nisbet hỏi.
"Không" Wiliams nói "Tôi đang hình dung toàn bộ vấn đề.
Đây nhé, từ tối qua đến nay có thể xảy ra bao nhiêu chuyện mà hắn mới chỉ vào đến trong nhà. Hắn có thể làm xong việc rồi trở về, nhưng nếu cửa sổ mở thì hắn vẫn còn ở trong. Tôi yên tâm để đó đã. Hơn nữa tôi cho là ban ngày không có gì thay đổi đâu. Ta đi chơi, chiều về dùng trà, hoặc tối về cũng được. Tôi đặt bức tranh trên bàn, đóng cửa. Ông người làm của tôi có thể vào nhà nhưng không sao".
Cả ba thấy kế hoạch rất hay, mà nếu cả ba cùng đi chơi với nhau thì sẽ không ai có dịp nói câu chuyện ra với người khác. Lộ ra, hội Ma học sẽ nghe được mất.
Có lẽ chúng ta cứ để họ vui chơi đến năm giờ chiều.
Đến khoảng giờ đó, cả ba lần lên cầu thang nhà Williams. Williams hơi nản thấy cửa buồng mở nhưng sực nhớ ra chủ nhật người làm đến dọn dẹp sớm hơn ngày thường. Tuy nhiên, ba người ngạc nhiên quá. Bức tranh vẫn dựng ở trước một chồng sách như lúc họ đi, ông giúp việc ngồi đàng trước nó cứ nhìn chăm chăm vào nó vẻ hãi hùng. Sao thế nhỉ? Ông Filcher (tên thật chứ không phải tôi bịa ra) tuy là đầy tớ cao cấp, mẫu mực theo tiêu chủân quy ước, chẳng làm gì khác ngoài việc ngồi vào chỗ của chủ, không để ý gì đến chung quanh.
Ông ta giật bắn mình khi thấy mọi người vào, cố lắm mới đứng dậy được.
"Xin lỗi đã ngồi vào đây" ông ta nói.
"Không sao, Robert" Williams bảo. "Tôi đang định hỏi ông nghĩ như thế nào về bức tranh".
"Thưa ông dĩ nhiên tôi không dám có ý chống lại ý kiến ông , nhưng loại tranh như thế này tôi không thể treo ở chỗ mà con gái tôi xem được"
"Sao vậy?"
"Vì con bé con tội nghiệp, một lần nó nhìn thấy một quyển Kinh thánh trong có loại tranh chỉ bằng nửa như thế này mà chúng tôi phải thức với cháu mấy đêm liền, nó mà lại trông thấy hình ảnh một bộ xương, hay là cái gì đây không biết, mang đứa bé đi như thế này thì nó hết hồn. Ông biết bọn trẻ đấy, một chuyện nhỏ xíu cũng bồn chồn hốt hoảng. Thưa ông, chỉ xin nói một bức tranh như thế này mà cứ nằm vạ,vậy để ai vào cũng trông thấy thì không nên. Thưa, tối nay ông có cần gì không ạ? Không ạ? Xin cám ơn ông".
Ông ta về xong, cả ba lao vào nhìn bức tranh. Ngôi nhà vẫn như cũ, dưới ánh trăng tàn và những đám mây. Cửa sổ lúc nãy mở nay đã đóng lại, hình người lại một lần nữa xuất hiện trên thảm cỏ, lần này không thận trọng bò bằng tay chân nữa, mà đứng thẳng lên, bước những bước dài ra phía trước bức tranh. Trăng ở phía sau hắn, mặt hắn bị tấm vải đen che không nhìn rõ, chỉ thấy một cái trán dồ với vài sợi tóc thò ra. Đầu cúi xuống, hai cánh tay ôm một vật chỉ nhìn thấy mờ mờ, như là một đứa bé không rõ đã chết hay còn sống, chỉ thấy hai chân và hai cái chân đó gầy đến độ kinh khủng.
Từ năm giờ đến bảy giờ, ba người bạn cứ ngồi nhìn bức tranh. Không thấy thay đổi gì nữa. Cuối cùng họ yên tâm bỏ nó đấy định ăn cơm xong sẽ quay lại xem diễn biến ra sao.
Khi họ tập hợp lại vào thời gian nhanh nhất có thể thì bức tranh vẫn ở đó nhưng hình người không còn, ngôi nhà hoàn toàn yên tĩnh dưới ánh trăng. Họ chỉ còn việc tra cứu từ điển địa lý và các sách hướng dẫn du lịch. Cuối cùng Williams gặp may. Ông cũng xứng đáng với may mắn ấy. Vào mười một giờ ba mươi phút khuya, từ sách Hướng dẫn du lịch Essex của Mujjay, ông đọc được những dòng sau đây:
"16.5 dặm Anningley. Nhà thờ là toà nhà khá thú vị xây từ thời Norman, đã được xếp hạng trong thế kỷ trước. Có các ngôi mộ gia đình Francis mà toà thái ấp của họ, Anningley Hall, là một ngôi nhà chắc chắn xây từ thời nữ hoàng Anne, đứng ngay bên kia nhà thờ, trên diện tích 80 mẫu tây. Gia đình này đã tuyệt tự, người nối dõi cuối cùng đã mất tích một cách bí ẩn lúc còn bé vào năm 1802. Cha em bé, ông Arthur Francis là người có tài vẽ tranh khắc bằng bản in khắc nào. Sau khi mất tích đứa con, ông sống ẩn dật trong ngôi nhà, ba năm sau đúng vào ngày con ông mất tích, ông chết trong phòng học sau khi hoàn thành bản in khắc ngôi nhà mà người ta cho là của khá hiếm".
Xem ra đúng là phù hợp, ông Green từ Brighton về cũng xác định ngôi nhà trong tranh là Anningley Hall. Dĩ nhiên ông Williams hỏi:
"Có thể giải thích được hình người hiện ra trong tranh là ai không hả Green?"
"Tôi không chắc lắm. Nghe người ta nói hồi tôi mới biết ngôi nhà thì trước khi ông Francis rất ghét các kẻ săn trộm, nghi ai ông đuổi khỏi lãnh địa ngay, cuối cùng ông loại hết chỉ còn lại một. Ngày xưa thì quý tộc nông thôn làm đủ chuyện giờ không ai dám làm. Người này bản thân cũng là người cuối cùng của một dòng họ cổ, tôi cho là cơ thời từng là chúa công của thái ấp. Trong địa hạt tôi , tôi nhớ có một người như vậy".
"Như là người đàn ông trong cuốn Tess of the D'Urbervilles (Thomas Hardy) ấy à?" Williams hỏi
"Chắc thế, nhưng quyển ấy tôi chưa đọc. Nhưng anh chàng này có thể chỉ ra hàng dãy mộ của tổ tiên ở nhà thờ với chút niềm cay đắng, tuy nhiên Francis không sao tóm được anh ta, anh ta lúc nào cũng đúng luật, nhưng một ngày kia những người coi rừng bắt được anh ta trong khu rừng phía sau lãnh địa, tôi có thể chỉ cho anh nơi này được vì nó gần khu đất trước kia thuộc của chú tôi. Họ cãi nhau, anh chàng Gawdy (tên anh ta, đúng như vậy, tôi nhớ ra rồi) anh ta không may bắn chết một người gác rừng, tội nghiệp anh ta! Đúng là điều Francis muốn. Hồi ấy có đại bồi thẩm đoàn, mà đại bồi thẩm đoàn thì các anh đã hiểu họ như thế nào. Anh ta bị treo cổ rất nhanh, tôi được xem cả chỗ người ta chôn anh ta, phía tây bắc nhà thờ, là nơi chôn những người bị treo cổ hoặc tự tử. Có người nghe rằng một người bạn của Gawdy, anh ta không có họ hàng, con quỷ tội nghiệp ấy cũng là người cuối cùng của dòng họ anh ta mà, một loại spes ultima gentis (người cuối cùng của dòng họ), hắn đã bắt cóc con trai Francis để làm ông này cũng tuyệt tự luôn. Tôi cũng không biết nữa, đây là cách nghĩ khá khác thường của dân săn trộm vùng Essex, nhưng các anh biết đấy, đến bây giờ thì xem ra có vẻ như chính tay Gawdy làm việc này. Tôi thật ghét nghĩ đến chuyện đó! Thêm whisky vào, Williams!"
Sự việc được Williams kể lại cho Dennistoun, anh này kể lại cho cả đám gồm nhiều thành phần, trong đó có tôi và một giáo sư chuyên về rắn. Ông này nhận xét "Dân Brifgeford ấy thì họ chẳng bao giờ nói gì đâu" tình cảm này nhiều người cho là đúng.
Xin nói thêm bức tranh này hiện ở bảo tàng Ashleian, đòi được xử lý nhằm mục đích tìm xem loại mực dùng có phải mực hoá học hay không, nhưng không kết quả, ông Britnell không biết gì ngoài việc cho rằng bức tranh không thuộc loại thông thường, và sau đó có xem kỹ đến mấy cũng không thấy nó biến đổi nữa.
Dennistoun không cho in rộng rãi những chuyện mình đã trải qua sau khi chàng trở về Anh quốc, nhưng những chuyện này được rất nhiều bạn bè biết tới, trong đó có một vị quý phái cũng đang chủ trì một bảo tàng nghệ thuật ở một trường đại học khác. Câu chuyện gây ấn tượng khá mạnh cho ông ta vì thiên hướng của ông ta cũng giống của Dennistoun, ông hăm hở lắng nghe từng lời giải thích sự việc mà xem ra bản thân ông khó lòng gặp phải để được ứng xử một cách cấp bách và náo động như thế. Ông chỉ được an ủi vì rằng việc tìm kiếm các bản viết tay không phải việc của viện ông mà của thư viện Shelburnian. Các quan chức của thư viện này, nếu thích, tha hồ lùng sục các góc tăm tối nhất bên lục địa để mà tìm kiếm. Ông cũng mừng lúc này đang phải tập trung chú ý vào việc mở rộng bộ sưu tập, vốn đã được coi là lớn nhất Anh quốc, gồm các bản vẽ, bản in khắc về địa hình mà bảo tàng ông sở hữu. Ấy thế nhưng, sự việc lại xoay ra là, ngay cả ở một bộ phận chủ yếu chỉ ngồi nhà, cũng có những góc tối của nó, và một ông Williams nào đó đã bất ngờ được biết tới một trong những cái góc đó.
Những người cho dù ít quan tâm nhất đến việc thu thập các bức vẽ địa hình, cũng biết rằng ở London có một người chuyên bán loại tranh này và giúp ích không ít cho việc tìm kiếm của họ. Đó là ông J.W.Britnell, ông này cứ sau một thời gian ngắn lại in ra một cuốn catalog gồm một khối lượng lớn và luôn luôn thay đổi các tranh khắc, các bản đồ, phác thảo các toà nhà lớn, nhà thờ, thị trấn ở England và xứ Wales. Dĩ nhiên, những bản này chỉ là a, b, c đối với ông Williams, tuy nhiên vì bảo tàng ông đã thu thập được không biết cơ man nào là bản vẽ địa hình, ông là người mua hàng đêu đặn và mua nhiều của ông Britnell. Ông còn trông mong vào ông Britnell để lấp đầy các lỗ hổng về số liệu và mức độ bộ sưu tập của mình. Việc này nhiều hơn là cung cấp cho ông của hiếm.
Tháng hai năm ngoái, trên bàn ông xuất hiện một cuốn catalog ở của hàng ông Britnell, kèm theo một thư đánh máy của đích thân ông này, nội dung như sau:
Thưa ông kính mến,
Xin ông lưu ý số 978 trong cuốn catalog gửi kèm theo đây, chúng tôi sẽ vui lòng gửi tới ông để xem ông có thuận mua hay không.
Kính chào
J.W.Britnell
Giở tới số 978 của cuốn catalog đối với ông Williams chỉ là việc phút chốc, chỗ ấy bắt đầu như sau.
978: Không rõ là ở đâu. Bức tranh khắc thú vị, cảnh một thái ấp hồi nửa đầu thế kỷ, 15X10 inches. Khung đen, giá 2.25 bảng.
Xem ra chẳng có gì đặc biệt, giá lại cao, nhưng ông Britnell vốn biết người biết của mà lại không coi thường. vậy cho nên ông Williams bèn viết một tấm thiếp đề nghị gửi bức tranh ấy đến tận tay ông, thêm vài bức trong catalog nữa. Sau đó ông đi làm công việc thường ngày mà chẳng cảm thấy gì phấn khích.
Một gói hàng như vậy thường bao giờ cũng tới tay ta chậm hơn ta chờ đợi một ngày, gói hàng của ông Britnell cũng nằm trong quy luật ấy. Bưu điện chuỷên tới bảo tàng chiều thứ bảy sau giờ tan tầm. Người phục vụ đem tới tận phòng ở cho ông Williams ở trong trường để ông không phải đợi qua ngày chủ nhật mới có thể xem món hàng và trả lại món hàng ấy trong trường hợp ông không thích. Ông Williams thấy món hàng khi trở về nhà dùng trà cùng một ông bạn.
Điều tôi quan tâm ở bức tranh là cái khung đen của nó khá to – trong catalog mô tả chỉ ngắn gọn. Có thể có vài chi tiết nữa, nhưng trước hết tôi muốn các bạn hãy nhìn rõ bức tranh như nó đang ở trước mặt tôi lúc này. Bản sao của nó hệt các bản sao thường thấy trong hành lang một số quán trọ hoặc lối đi của một số toà nhà ở thôn quê thời ấy. Một bản khắc chỉ đem lại cảm giác thờ ơ, lạnh nhạt và một bản in khắc như thế thì không gì chán bằng. Ta nhìn thấy toàn bộ mặt tiền của một ngôi thái ấp ở thế kỷ trước với ba hàng cửa sổ lấp khung kính trượt, phần nề xây thô kệch, quê mùa, có một bức tường chắn mái mà góc nào cũng có quả cầu hoặc lọ hoa, chính giữa là cổng xây. Hai bên toàn cây cao,trước mặt là thảm cỏ khá rộng. Bên lề hẹp của bức tranh có chữ "Người khắc: A.W.F." không có gì khác. Toàn bộ tác phẩm nói lên tác giả là nghiệp dư. Không hiểu nổi vì sao ông Britnell định giá 2.25 bảng, ông Williams cứ lật đi lật lại bức tranh một cách khinh thường. Đàng sau nó có dán một cái nhãn đã bị xé rách, chỉ còn lại vết tích của hai dòng chữ, dòng đầu – ngley Hall, dòng sau – ssex.
Có lẽ cũng đáng để xác định đây là nơi nào, muốn vậy cũng dễ thôi, chỉ cần tra từ điển địa lý, sau đó gửi trả lại ông Britnell, kèm thêm vài nhận xét về đánh giá của ông ta.
Ông thắp nến lên vì trời đã tối, pha trà cho người bạn đã cùng chơi gôn với mình (lãnh đạo trường đại học thường thư giãn bằng cách đánh gôn) vừa uống trà, hai người vừa đàm luận những vấn đề mà chỉ những người chơi gôn mới hiểu được. Người viết có lương tâm không tiên nói ra đây sợ ảnh hưởng đến những người không chơi gôn.
Kết luận đi đến cho rằng, một vài cú đánh gôn như thế nào đó là hay hơn và rằng trong một số trường hợp khẩn cấp khó lòng có người chơi gôn nào gặp nhiều may mắn như mình mong đợi. Đến đấy thì ông bạn – ta hãy gọi ông là giáo sư Binks – cầm tấm khung ảnh in khắc lên và hỏi:
"Chỗ này là ở đâu vậy, Williams?"
"Chính là tôi đang định tìm cho ra đây" ông Williams nói, vừa đi đến chỗ giá sách để tìm quyển từ điển địa lý. "Anh nhìn đàng sau bức tranh xem, cái gì đó như ley Hall, hoặc ở Sussex, hoặc ở Essex. Mất nửa tên. Anh liệu có biết không nhỉ?"
"Tranh này là từ tay Britnell chứ gì?" Binks nói. "Mua cho bảo tàng à?"
"Phải, giá như năm sillings thì tôi cũng mua đấy" Williams đáp "nhưng chẳng hiểu vì lý do gì hắn đòi hai bảng. Tôi chịu không hiểu được. Một bức tranh khắc chẳng ra gì, lại không có lấy một hình người cho thêm sinh động"
"Tôi cũng nghĩ không đến hai bảng, nhưng tôi cho là khắc không đến nỗi tồi. Theo tôi, ánh trăng được vẽ khá đấy, và tôi thấy có hình người đấy chứ, ít nhất là một hình người, ở phía trước ấy, bên rìa ấy".
"Để xem nào" ông Williams nói "Phải, ánh sáng khắc khá là khéo. Hình người của anh đâu? Ồ đây rồi. Mỗi cái đầu, ngay phía dưới bức tranh".
Quả thật có một vết đen sát rìa bức tranh, khắc đầu một người đàn ông hoặc đàn bà, lờ mờ thôi, lưng quay về phía người xem, mặt hướng về toà nhà.
Trước đây Williams không thấy. Ông bảo
"Khéo hơn là tôi nghĩ đấy, thế nhưng dù sao tôi cũng không thể chi hai bảng của bảo tàng cho bức tranh vẽ một nơi tôi không biết là ở đâu".
Giáo sư Binks có việc phải đi, ông ta về ngay, còn Williams, cho tới tận giờ ăn cơm vẫn không sao xác định được bức tranh của mình. "Giả sử một nguyên âm trước chữ bị mất thì còn dễ" ông nghĩ "Nhưng tuởng Guestinley đến Langley, lại còn bao tên tận cùng giống như thế nữa, mà quyển sách khỉ gió này lại chẳng có chỉ dẫn nào về chữ tận cùng".
Giờ ăn ở trường của ông Williams là bảy giờ. Không cần kéo dài bữa ăn quá cũng đủ gặp được bạn bè cùng chơi gôn lúc chiều để trao đổi với nhau qua bàn ăn (toàn các ngôn từ về gôn cả, tôi phải nói ngay như vậy).
Mất độ một giờ hoặc hơn ở gian phòng chung sau cơm tối. Sau đó một số rút về buồng của Williams chơi bài whist hoặc hút thuốc lá. Trong một lúc tạm nghỉ, Williams nhặt bức tranh từ bàn lên, không nhìn vào nó, đưa cho một người bạn quan tâm vừa phải đến nghệ thuật bảo ông ta nó từ đâu tới, cùng một số đặc điểm như ta đã biết ở trên.
Vị quý khách này thận trọng cầm lấy bức tranh, nhìn vào đó rồi nói với giọng khá quan tâm
"Wiiliams, một công trình khá đấy chứ, gây cho người ta cảm giác của thời kỳ lãng mạn. Ánh sáng theo tôi xử lý rất tuyệt, hình người tuy thô nhưng gây ấn tượng".
"Thật ư?" Williams đang mang whisky sô đa cho các bạn không tới gần để nhìn vào bức tranh được.
Lúc này đã khá muộn, khách khứa lục tục ra về. Sau đó, Williams thành phố viết mấy bức thư giải quyết công việc. Quá nửa đêm ông định đi ngủ, tắt đèn, thắp nến trong phòng ngủ. Bức tranh được người xem cuối cùng đặt lật ngửa trên bàn khiến lúc tắt đèn ông chợt để mắt tới. Cái mà ông nhìn thấy làm ông suýt đánh rơi cây nến xuống đất. Ông cho biết giá lúc ấy hoàn toàn ở trong bóng tối hẳn ông phải lên một cơn thần kinh. Nhưng vì không phải vậy, ông đặt cây nến trên bàn ngắm kỹ bức tranh. Không nghi ngờ gì nữa mà hoàn toàn chắc chắn. Giữa thảm cỏ trước ngôi nhà không quen biết là một dáng hình người mà lúc năm giờ chưa có, hình người đó bò bằng cả tay, chân về phia ngôi nhà, trùm kín bằng áo đen kỳ quặc, lưng có chữ thập trắng. Tôi cũng không hiểu trong hoàn cảnh này làm gì là đúng nhất. Tôi đành chỉ nói với các bạn Wiliams đã làm gì. Ông cầm vào một góc bức tranh, mang nó qua hành lang sang dãy phòng trước mặt mà ông sở hữu, khóa nó trong một chiếc ngăn kéo, đóng cửa không tiếp khách cả hai dãy phòng rồi vào giường ngủ, nhưng trước hết ông ghi chép lại sự thay đổi của bức tranh, ký vào ô dưới, sự thay đổi mà bức tranh trải qua kể từ lúc nằm trong tay ông.
Mãi ông mới ngủ được, nhưng được an ủi với ý nghĩ diễn biến của bức tranh không phải chỉ có mình ông chứng kiến mà đều có người làm chứng cả. Rõ ràng người bạn lúc tối nhìn thấy một cái gì đó, cũng giống như ông, nếu không hẳn ông phải nghĩ mắt mình có vấn đề, hoặc trí não ông bất thường. May mắn không có khả năng này. Đến mai ông phải thực hiện hai việc. Một là giữ bức tranh thật cẩn thận và gọi thêm người đến làm chứng, hai là phải xác định ngôi nhà ở đâu. Vậy là phải gọi cho ông Nisbet ở bên cạnh sang ăn sáng, sau đó tìm thêm trong từ điển địa lý.
Nisbet không bận gì, đến lúc chín giờ ba mươi phút. Muộn vậy rồi mà chủ nhân còn chưa mặc quần áo xong. Trong bữa sáng Wiliams không nói gì về bức in khác cả, cứ để yên chờ ý kiến Nisbet thế nào. Những ai đã quen với cuộc sống trong trường đại học hẳn biết có nhiều đề tài hay ho và rộng lớn để hai người bạn đồng học ở trường đại học Canterbury trao đổi trong bữa sáng ngày chủ nhật, từ chơi gôn đến tennis trên sân cỏ. Nhưng Williams tỏ ra khá đãng trí bởi tâm trạng ông tập trung cả ở bức tranh đang nằm úp sấp trong ngăn kéo căn phòng đối diện.
Cuối cùng tẩu thuốc buổi sáng được châm, giờ phút trông đợi đã đến. với một niềm kích động đáng kể - hầu như phát run lên – ông chạy sang mở khóa ngăn kéo lấy bức tranh ra, lúc này vẫn nằm úp sấp, chạy về đưa nó vào tay Nisbet.
"Nào, Nisbet, tôi muốn anh nói tôi biết anh trông thấy chính xác trong bức tranh này là cái gì. Xin mô tả tỉ mỉ cho. Tôi sẽ nói lý do sau".
"Được" Nisbet nói "Tôi nhìn thấy một ngôi nhà Anh, tôi cho là vậy, ở miền quê, dưới ánh trăng"
"Ánh trăng? Anh chắc không?"
"Chắc chứ. Trăng có vẻ sắp tàn, nếu anh muốn biết chi tiết, nhiều mây trên bầu trời"
"Thôi được rồi, anh nói tiếp đi. Tôi xin thề lần đầu nhìn vào tôi không thấy trăNgười" Câu này Williams nói một mình.
"Chẳng còn gì hơn" Nisbet nói tiếp. "Nhà có một, hai, ba dãy cửa sổ, mỗi dãy năm cửa, trừ dãy dưới cùng ở giữa có một cái cổng đúng vào chỗ cửa sổ giữa, và…"
"Còn hình người thì sao?" Williams sốt ruột hỏi.
"Chẳng có người nào" Nisbet bảo "nhưng…"
"Sao lại không có người ở thảm cỏ phía trước?"
"Làm gì có!"
"Anh thề chứ?"
"Chắc chắn, tôi thề. Nhưng có một thứ…"
"Cái gì?"
"Một trong cửa sổ tầng trệt, bên trái cửa ra vào, mở"
"Thật ư? Lạy Chúa, Hẳn là hắn vào nhà rồi." Wiliams nói, kích động mạnh, và vội vã lại sau ghế sô pha nơi Nisbet ngồi, giật lấy bức tranh, tự mình xác định.
Đúng thật. Không người. Một cửa sổ mở. Sau ít phút ngạc nhiên không nói nên lời, Williams ra bàn giấy nguệch ngoạc mấy chữ không lâu, rồi đem cho Nisbet hai tờ giấy, bảo ông ta ký vào một tờ - là tờ ông mô tả giống những gì các bạn vừa nghe – rồi đọc cho Nisbet nghe tờ ông ghi chép tối hôm qua.
"Thế là thế nào nhỉ?" Nisbet nói.
"Chính thế đấy" Williams nói. "Có một việc tôi phải làm, hoặc là ba việc. Tôi phải hỏi lại Garwood, tức là vị khách tối hôm qua, xem ông ta nhìn thấy gì, rồi tôi phải chụp lại hình ảnh lúc này trước khi nó diễn biến thêm nữa, sau đó tìm ra nơi này ở đâu".
"Tôi chụp cho" Nisbet nói. "Nhưng này anh, cứ như thể ta đang chứng kiến sự diễn lại một bi kịch. Vấn đề là, nó đã xảy ra hay sắp xảy ra? Anh phải tìm ra địa điểm ngôi nhà ngay đi. Phải" ông ta ngắm lại bức tranh, "tôi nghĩ anh đoán đúng. Hắn đã vào trong nhà, và nếu tôi không nhầm, sẽ có sự trả thù của con quỷ ở trên gác".
Williams nói
"Để tôi bảo anh tôi sẽ làm gì nhé. Tôi sẽ mang bức tranh đến già Green (Uỷ viên ban giám đốc của trườngmùi trước kia đã từng làm ở phòng tài vụ trường trong nhiều năm) có thể ông ta biết, vì trường ta có cơ sở ở Essex và Sussex cơ mà, hai vùng này nhất định ông ta đã từng ở khá lâu".
"Đúng vậy đấy" Nisbet nói "nhưng để tôi chụp ảnh đã. Này nhưng hôm nay Green không có nhà, tối qua không thấy ở nhà ăn. Chủ nhật nghe nói ông ta mới xuống".
"Ừ phải" Williams nói "ông ta đi Brighton. Thôi được, anh chụp đi, tôi đến chỗ Garwook để nghe anh ta khai đã, anh trông bức tranh nhé, bây giờ tôi đã nghĩ hai bảng không phải là quá đáng rồi".
Một lúc sau Williams trở về cùng Garwood. Theo ông này thi khi nhìn vào bức tranh, ông thấy hình người rõ ràng là ở bên kia bức tranh, không xa thảm cỏ bao nhiêu. Đúng là có chấm trắng ở sau lưng nhưng ông không cho là hình chữ thập. Họ soạn thảo ra một tài liệu, ký vào, Nisbet chụp ảnh bức tranh.
"Bây giờ anh làm gì? Chẳng lẽ cả ngày ngồi nhìn nó?" Nisbet hỏi.
"Không" Wiliams nói "Tôi đang hình dung toàn bộ vấn đề.
Đây nhé, từ tối qua đến nay có thể xảy ra bao nhiêu chuyện mà hắn mới chỉ vào đến trong nhà. Hắn có thể làm xong việc rồi trở về, nhưng nếu cửa sổ mở thì hắn vẫn còn ở trong. Tôi yên tâm để đó đã. Hơn nữa tôi cho là ban ngày không có gì thay đổi đâu. Ta đi chơi, chiều về dùng trà, hoặc tối về cũng được. Tôi đặt bức tranh trên bàn, đóng cửa. Ông người làm của tôi có thể vào nhà nhưng không sao".
Cả ba thấy kế hoạch rất hay, mà nếu cả ba cùng đi chơi với nhau thì sẽ không ai có dịp nói câu chuyện ra với người khác. Lộ ra, hội Ma học sẽ nghe được mất.
Có lẽ chúng ta cứ để họ vui chơi đến năm giờ chiều.
Đến khoảng giờ đó, cả ba lần lên cầu thang nhà Williams. Williams hơi nản thấy cửa buồng mở nhưng sực nhớ ra chủ nhật người làm đến dọn dẹp sớm hơn ngày thường. Tuy nhiên, ba người ngạc nhiên quá. Bức tranh vẫn dựng ở trước một chồng sách như lúc họ đi, ông giúp việc ngồi đàng trước nó cứ nhìn chăm chăm vào nó vẻ hãi hùng. Sao thế nhỉ? Ông Filcher (tên thật chứ không phải tôi bịa ra) tuy là đầy tớ cao cấp, mẫu mực theo tiêu chủân quy ước, chẳng làm gì khác ngoài việc ngồi vào chỗ của chủ, không để ý gì đến chung quanh.
Ông ta giật bắn mình khi thấy mọi người vào, cố lắm mới đứng dậy được.
"Xin lỗi đã ngồi vào đây" ông ta nói.
"Không sao, Robert" Williams bảo. "Tôi đang định hỏi ông nghĩ như thế nào về bức tranh".
"Thưa ông dĩ nhiên tôi không dám có ý chống lại ý kiến ông , nhưng loại tranh như thế này tôi không thể treo ở chỗ mà con gái tôi xem được"
"Sao vậy?"
"Vì con bé con tội nghiệp, một lần nó nhìn thấy một quyển Kinh thánh trong có loại tranh chỉ bằng nửa như thế này mà chúng tôi phải thức với cháu mấy đêm liền, nó mà lại trông thấy hình ảnh một bộ xương, hay là cái gì đây không biết, mang đứa bé đi như thế này thì nó hết hồn. Ông biết bọn trẻ đấy, một chuyện nhỏ xíu cũng bồn chồn hốt hoảng. Thưa ông, chỉ xin nói một bức tranh như thế này mà cứ nằm vạ,vậy để ai vào cũng trông thấy thì không nên. Thưa, tối nay ông có cần gì không ạ? Không ạ? Xin cám ơn ông".
Ông ta về xong, cả ba lao vào nhìn bức tranh. Ngôi nhà vẫn như cũ, dưới ánh trăng tàn và những đám mây. Cửa sổ lúc nãy mở nay đã đóng lại, hình người lại một lần nữa xuất hiện trên thảm cỏ, lần này không thận trọng bò bằng tay chân nữa, mà đứng thẳng lên, bước những bước dài ra phía trước bức tranh. Trăng ở phía sau hắn, mặt hắn bị tấm vải đen che không nhìn rõ, chỉ thấy một cái trán dồ với vài sợi tóc thò ra. Đầu cúi xuống, hai cánh tay ôm một vật chỉ nhìn thấy mờ mờ, như là một đứa bé không rõ đã chết hay còn sống, chỉ thấy hai chân và hai cái chân đó gầy đến độ kinh khủng.
Từ năm giờ đến bảy giờ, ba người bạn cứ ngồi nhìn bức tranh. Không thấy thay đổi gì nữa. Cuối cùng họ yên tâm bỏ nó đấy định ăn cơm xong sẽ quay lại xem diễn biến ra sao.
Khi họ tập hợp lại vào thời gian nhanh nhất có thể thì bức tranh vẫn ở đó nhưng hình người không còn, ngôi nhà hoàn toàn yên tĩnh dưới ánh trăng. Họ chỉ còn việc tra cứu từ điển địa lý và các sách hướng dẫn du lịch. Cuối cùng Williams gặp may. Ông cũng xứng đáng với may mắn ấy. Vào mười một giờ ba mươi phút khuya, từ sách Hướng dẫn du lịch Essex của Mujjay, ông đọc được những dòng sau đây:
"16.5 dặm Anningley. Nhà thờ là toà nhà khá thú vị xây từ thời Norman, đã được xếp hạng trong thế kỷ trước. Có các ngôi mộ gia đình Francis mà toà thái ấp của họ, Anningley Hall, là một ngôi nhà chắc chắn xây từ thời nữ hoàng Anne, đứng ngay bên kia nhà thờ, trên diện tích 80 mẫu tây. Gia đình này đã tuyệt tự, người nối dõi cuối cùng đã mất tích một cách bí ẩn lúc còn bé vào năm 1802. Cha em bé, ông Arthur Francis là người có tài vẽ tranh khắc bằng bản in khắc nào. Sau khi mất tích đứa con, ông sống ẩn dật trong ngôi nhà, ba năm sau đúng vào ngày con ông mất tích, ông chết trong phòng học sau khi hoàn thành bản in khắc ngôi nhà mà người ta cho là của khá hiếm".
Xem ra đúng là phù hợp, ông Green từ Brighton về cũng xác định ngôi nhà trong tranh là Anningley Hall. Dĩ nhiên ông Williams hỏi:
"Có thể giải thích được hình người hiện ra trong tranh là ai không hả Green?"
"Tôi không chắc lắm. Nghe người ta nói hồi tôi mới biết ngôi nhà thì trước khi ông Francis rất ghét các kẻ săn trộm, nghi ai ông đuổi khỏi lãnh địa ngay, cuối cùng ông loại hết chỉ còn lại một. Ngày xưa thì quý tộc nông thôn làm đủ chuyện giờ không ai dám làm. Người này bản thân cũng là người cuối cùng của một dòng họ cổ, tôi cho là cơ thời từng là chúa công của thái ấp. Trong địa hạt tôi , tôi nhớ có một người như vậy".
"Như là người đàn ông trong cuốn Tess of the D'Urbervilles (Thomas Hardy) ấy à?" Williams hỏi
"Chắc thế, nhưng quyển ấy tôi chưa đọc. Nhưng anh chàng này có thể chỉ ra hàng dãy mộ của tổ tiên ở nhà thờ với chút niềm cay đắng, tuy nhiên Francis không sao tóm được anh ta, anh ta lúc nào cũng đúng luật, nhưng một ngày kia những người coi rừng bắt được anh ta trong khu rừng phía sau lãnh địa, tôi có thể chỉ cho anh nơi này được vì nó gần khu đất trước kia thuộc của chú tôi. Họ cãi nhau, anh chàng Gawdy (tên anh ta, đúng như vậy, tôi nhớ ra rồi) anh ta không may bắn chết một người gác rừng, tội nghiệp anh ta! Đúng là điều Francis muốn. Hồi ấy có đại bồi thẩm đoàn, mà đại bồi thẩm đoàn thì các anh đã hiểu họ như thế nào. Anh ta bị treo cổ rất nhanh, tôi được xem cả chỗ người ta chôn anh ta, phía tây bắc nhà thờ, là nơi chôn những người bị treo cổ hoặc tự tử. Có người nghe rằng một người bạn của Gawdy, anh ta không có họ hàng, con quỷ tội nghiệp ấy cũng là người cuối cùng của dòng họ anh ta mà, một loại spes ultima gentis (người cuối cùng của dòng họ), hắn đã bắt cóc con trai Francis để làm ông này cũng tuyệt tự luôn. Tôi cũng không biết nữa, đây là cách nghĩ khá khác thường của dân săn trộm vùng Essex, nhưng các anh biết đấy, đến bây giờ thì xem ra có vẻ như chính tay Gawdy làm việc này. Tôi thật ghét nghĩ đến chuyện đó! Thêm whisky vào, Williams!"
Sự việc được Williams kể lại cho Dennistoun, anh này kể lại cho cả đám gồm nhiều thành phần, trong đó có tôi và một giáo sư chuyên về rắn. Ông này nhận xét "Dân Brifgeford ấy thì họ chẳng bao giờ nói gì đâu" tình cảm này nhiều người cho là đúng.
Xin nói thêm bức tranh này hiện ở bảo tàng Ashleian, đòi được xử lý nhằm mục đích tìm xem loại mực dùng có phải mực hoá học hay không, nhưng không kết quả, ông Britnell không biết gì ngoài việc cho rằng bức tranh không thuộc loại thông thường, và sau đó có xem kỹ đến mấy cũng không thấy nó biến đổi nữa.
Tác giả :
Montague Rhodes James