Giang Hồ Nghĩa Hiệp
Chương 2 Lê Kỳ
Ánh hoàng hôn đã lên cao, những tia sáng chiếu xuyên qua khe lá vẫn còn ẩm ướt trải dài trên mặt đất, tạo tác vô số đốm sáng lờ mờ dưới chân thành hình hài kỳ quái. Không gian trở nên lắng đọng thần bí lạ thường.
Cả bọn chợt như vội vàng hơn đi ra khỏi khu rừng.
Khi sương đọng trên lá rừng vừa ráo hẳn là lúc lũ thú dữ ở đây như bắt đầu thức tỉnh, bản tính của chúng trở nên dữ hơn rất nhiều nên mọi người ai cũng rất e ngại khi gặp chúng lúc này.
Phiệt trấn xem đây là khu rừng tuyệt đối cấm kỵ chỉ riêng trấn chủ mới được đến. Chẳng ai biết tại sao, nhưng nghe nói trong rừng có một con linh vật của phiệt trấn được Lê Vệ Cơ thuần hóa nuôi dưỡng cho đến khi ông qua đời thì con vật này vẫn sống lẩn quất trong khu rừng, ít ra nó cũng đến hơn hai trăm tuổi nhưng chưa từng ai thấy con linh vật đó bao giờ. Người thường vào rừng phải có Lệnh Phù của trấn chủ, linh vật sẽ không tấn công giết hại, nghe nói Lệnh Phù được làm bằng một mảnh tinh thạch được Lê Vệ Cơ chế tạo, chỉ có linh vật đó mới nhận ra xem đó là chủ nhân của mình mà không làm hại. Mảnh tinh thách chẳng gì khác chính là ấn tín của trấn chủ, lúc nào cũng ở trên người, nhưng về phần linh vật thì tuyệt trăm năm nay chưa ai từng thấy linh vật này ra sao.
Các đời trấn chủ sau này chưa từng thấy, nhưng điều lệnh của phiệt trấn là cấm bất cứ ai vào rừng khi chưa được phép vẫn là điều lệ. Về sau các trấn chủ đến đây để luyện công, vừa yên tĩnh vừa không bị ai quấy nhiễu làm phiền. Vì vậy mà khu rừng này chẳng khác gì nơi bế quan của họ, nhưng điều lệ của phiệt trấn vẫn được thực hiện, đến khi bình minh lên cao, sương khô thì phải lập tức rời khỏi khu rừng.
Phạm Nhất Lĩnh cùng đám thuộc hạ ra khỏi khu rừng đến hang động nơi hàng ngày mọi người vẫn túc trực và nấu cơm nước, y liền gọi lớn.
“Lê Hiểu Bình, nhà người bắt một ấm trà và làm thêm một ít thức ăn. Ta muốn cùng các ngươi uống một phen xem như lần cuối cùng ta lên đây vậy.”
Gã thiếu niên trẻ dìu y tên Lê Hiểu Bình, vẻ mặt ngạc nhiên đưa mắt nhìn y cùng đám thuộc binh của mình, họ cũng ngạc nhiên không kém gì gã vội hỏi.
“Trấn chủ, tại sao vậy ạ?” Gã họ Lệ ngạc nhiên nhưng không dám hỏi nhiều lập tức làm theo lệnh.
“Nhà ngươi cứ làm y theo ý ta đi!”
Lê Hiểu Bình tự tay nấu nước sôi, còn những người khác thì nhặt củi nấu cơm hâm lại rượu.
Sau một canh giờ thì tất cả họ ngồi quanh bếp ăn cơm uống rượu. Nói về vai vế thì Phạm Nhất Lĩnh vừa là trấn chủ một phiệt trấn vừa là sư phụ dạy võ cho Lê Hiểu Bình, chuyện ngồi cùng với đám thuộc hạ ăn uống nói chuyện tuy có hơi hạ mình nhưng tính cách của Phạm Nhất Lĩnh thoáng đạt, bề ngoài có vẻ lạnh đảm nhưng tâm tính y lại hòa đồng không xem vai vế làm trọng được đám thuộc hạ các tiểu trại rất yêu mến. Lê Hiểu Bình xem y như cha nên cách nói chuyện của hai người rất gần gũi, bề ngoài cách xưng hô chức phận nhưng trong lòng đã xem nhau như ruột thịt.
Phạm Nhất Lĩnh nhìn đám thuộc hạ ăn uống vui vẻ trong lòng bỗng thấy nổi buồn lại tràn đến. Y đứng dậy đi ra khỏi hang nhìn về hướng bắc hai tay chấp sau lưng trầm ngâm mà nghĩ. “Đã hơn mười năm mình chưa xuống núi một lần chỉ mong một ngày nào đó lại đến thành Thăng Long vui chơi một chuyến. Xem ra mười năm qua với mình thật phí phạm” Y còn đang nghĩ đến những ngày vui chơi trước kia ở kinh thành lại càng tiếc những gì đã trải qua với bản thân, thì Lê Hiểu Bình cầm vò rượu bước đến đưa cho y.
“Đúng là nhà ngươi hiểu ta!”
Y cầm vò uống một ngụm rồi thở dài sảng khoái.
“Nhà ngươi có nghĩ ta quá ngốc nghếch bỏ bao nhiêu năm để tu luyện, nhốt mình mãi ở đây không? Thật không đáng chút nào! Tranh đoạt hơn kém để được cái danh đệ nhất Nam Tranh Thiên Hạ Nam Quốc rồi được gì? Ngươi nhìn xem phía đó là kinh thành Thăng Long ở đó rất nhiều thứ đáng xem, mỹ nữ, tửu sắc, giàu sang đều có cả đâu như cái nơi khỉ ho cò gáy toàn núi đá, rừng rậm, cây cối um tùm đến chán mắt. Khi về bản doanh ta muốn cùng nhà ngươi đi một chuyến đến đất kinh đô” Phạm Nhất Lĩnh cười hả hả nhìn Lê Hiểu Bình vỗ tay nhẹ lên vai gã. “Hẳn rồi ngươi sẽ thích”.
Thật ra câu nói đó không phải điều lạ gì với Lê Hiểu Bình, chưa đầy nửa năm nữa là cuộc đại tỷ thí võ lâm Nam Tranh Thiên Hạ Nam Quốc sẽ diễn ra ở Thăng Long mà gã suốt ngày nghe kể đến, đương nhiên là rất quan trọng với trấn chủ, hẳn ai là người học võ mà chẳng muốn tham gia qua.
Lê Hiểu Bình gật gật đầu nhưng trong lòng gã biết rõ trấn chủ đang rất buồn bực vì chuyện suýt nguy tính mạng vừa rồi mà đâm ra chán nản nói bừa vậy thôi. Gã và đám huynh đệ ai cũng nghĩ vậy nên suốt bữa ăn chẳng ai dám đã động đến chuyện y ban bố trước đó, ‘y không bao giờ đặt chân đến đây nữa!’.
Lê Hiểu Bình cười gượng nói “Thuộc hạ thì chưa bao giờ được biết đến nơi nào như vậy”
Nghe Lê Hiểu Bình nói Phạm Nhất Lĩnh chột dạ không cười nữa mà thấy thương gã hơn bao giờ hết. Y lại nhớ đến chuyện đau lòng trước kia ở thôn Tây Giai *, khi trên đường về bản doanh y ghé qua thôn cách đó hơn năm mươi dặm thì thấy lửa đốt rụi thôn nhỏ chỉ còn tro tàn, già trẻ xác chết chất đầy. Y cho người tìm kiếm có ai còn sống và tra xét xem người nào đã gây ra chuyện này thì phát hiện duy nhất Lê Hiểu Bình còn sống sót dưới một cái giếng cạn, hỏi ra thì mới biết là một đám kỵ binh do quân của Chế Bồng Nga cải trang tặc khấu tập kích. Lúc đó trông Lê Hiểu Bình chỉ là một cậu bé nhỏ con, gầy còm được mẹ buộc dây thả xuống giếng. Cả nhà cha mẹ anh chị đều bị giết sạch Phạm Nhất Lĩnh thấy Lê Hiểu Bình vừa đói vừa cảm lạnh trong phút nguy cấp đem theo chữa trị và đưa gã lên núi nhận y làm đệ tử từ lúc đó. Vậy mà thấm thoát đã gần mười năm, nghĩ lại Phạm Nhất Lĩnh chỉ biết thở dài.
“Nhà ngươi năm nay cũng được mười bảy tuổi rồi nhỉ? Một nam đại trượng phu đương nhiên nên biết kinh đô như thế nào mới phải”
Lê Hiểu Bình nghe chẳng hiểu trấn chủ định nói cái gì, tuy là vậy gã cũng gật đầu hỏi đến một chuyện khác mà gã mãi còn đang nghĩ trong đầu.
“Thuộc hạ nghĩ còn chưa thông rõ xin hỏi trấn chủ về cuốn bí kiếp Hợp Phong Ngũ Đĩnh, chuyện lạ với đệ tử là tôn sư biên soạn ra cuốn bí kiếp vậy mà mãi chỉ có mỗi Lê Vệ Cơ là thông hiểu được, chắc phải có nguyên do gì còn lưu lại mà trấn chủ biết chứ ạ?”
Phạm Nhất Lĩnh nhìn gã ngẫm nghĩ, chính y cũng chưa từng nghĩ đến điều này mà thấy làm lạ, giờ chợt Lê Hiểu Bình nhắc y mới lưu tâm đến nói.
“Ta với trấn chủ tiền nhiệm lúc bấy giờ vốn không phải là quan hệ thân tình, năm ta hai mươi tuổi rời khỏi gia tộc họ Phạm ở Thăng Long đến Trấn Thanh Đô du ngoạn thấy cảnh đẹp nên lưu lại. Lúc trẻ vốn tính ta ham chơi ngông cuồn lại tự đại, sau tình cờ gặp trấn chủ ở núi Phu Pha Phong gây ra xích mích nhỏ, hai người dùng vũ lực tỷ thí võ công với nhau với điều kiện người thua cuộc phải làm theo ý nguyện của người thắng. Cuộc tỷ thí đương nhiên ta thua cuộc, thấy tư chất ta tốt muốn lưu ta ở lại, trấn chủ bấy giờ lấy lý do giữ ta ở lại phiệt trấn Ẩn Nam, dần dà ta không còn muốn về Thăng Long nữa. Cho đến khi ta được phong là trấn chủ đời thứ ba mươi tám của phiệt trấn, ta nhận lấy cuốn bí kiếp từ trấn chủ tiền nhiệm. Ta thật sự không biết chuyện này nhưng về lịch sử cuốn bí kiếp thì ta có đọc qua thư tịch trong bản doanh lúc đó. Cuốn bí kiếp xuất hiện đầu tiên từ kinh đô Thăng Long được Lê Kỳ một quan viên giữ chức ngân khố của triều đình tiền Lê lúc bấy giờ. Ông ta là một văn sĩ kiến thức uyên bác rất yêu thích thư tịch và chỉ biết làm thơ ca. Nhưng không hiểu vì một lý do gì lại đột nhiên trở thành đệ nhất thiên hạ võ học, giúp Lý Công Uẩn đánh giặc ngoại xâm bình định thiên hạ sau khi nhà Lý lên ngôi vua, ông từ quan về ở ẩn trên núi Phu Pha Phong này. Ta có đọc vài điều ngoài lề mà ta tin chắc vì lý do này mà ông từ một văn sĩ trở thành một đệ nhất võ học. Đó là năm cuối cùng nhà tiền Lê triều đình thối nát, vua tôi ăn chơi xa đọa quốc khố trống rỗng, nghĩ mình rồi sẽ không thoát tội Lê Kỳ cùng vợ con từ quan về quê Hoàng Giang**, trên đường gặp phải bọn tặc khấu cả nhà đều bị giết sạch, của cải mang theo đều bị cướp hết, ông ta không biết may mắn thế nào lại rơi xuống một vựt sâu, rồi mất tích từ đó không biết sống chết ra sao. Mãi cho đến khi nhà Tống xâm lăng lại thấy ông ta xuất hiện là một thuộc tướng dưới trướng của Lý Công Uẩn. Ta nghĩ phải gặp một kỳ tích nào đó ông mới có được võ học cao đến như vậy. Xem ra nguồn gốc cuốn bí kiếp võ học này thật khó mà hiểu nổi, ngay đến nhưng ký tự, chiêu thức đều dựa trên văn tự, đọc tuy suôn miệng nhưng ta phải mất rất nhiều thời gian mới hiểu được. Hiểu được thì lại khó thông suốt. Xem ra cần phải có kỳ duyên!”
Hai người vừa nói chuyện vừa uống rượu thì nghe phía xa xa dưới chân núi một tên đệ tử kêu lớn chỉ tay về phía con đường mòn xuống núi một người đang cố bò từng bước một lên, trông thì biết người này bị thương rất nặng. Phạm Nhất Lĩnh cùng Lê Hiểu Bình chạy về phía đó thì nhận ra ngay, hắn là người truyền tín của tiểu trại gần đây, một mũi tên đâm xuyên lưng máu ra rất nhiều xem ra không còn chi trì lâu hơn được nữa. Phạm Nhất Lĩnh đở hắn dậy hỏi rõ thì hắn chỉ mở miệng nói được chữ Chế rồi tắt thở.
Cả bọn nhìn nhau mặt đã tái ngắt, chỉ nghe đến chữ Chế thì ai cũng có thể đoán ra là Chế Bồng Nga nên đều lạnh hết cả sóng lưng.Chỉ là không biết thực hư chuyện này là như thế nào!
Phạm Nhất Lĩnh cùng đám thuộc hạ cấp tốc phi bộ về bản doanh.
Cước pháp của Phạm Nhất Lĩnh đương nhiên hơn hẳn bọn Lê Hiểu Bình, chỉ chưa đầy một canh giờ y đã về đến chân núi thì thấy rõ hàng tốp người ăn mặc kiểu giang hồ mang vũ khí cung nhẹ phục kích ở các con đường lớn. Nhìn kiểu trang phục thì không thể đoán được là người của ai nhưng nghĩ đến chữ Chế trong tên Chế Bồng Nga thì ai khác ngoài quân Chiêm cải trang!
Mấy năm nay quân đội của Chiêm Thành liên tục đánh phá Đại Việt, quân du kích thường mặc thường phục quấy nhiễu cướp bóc làng mạc. Nay lại nghe tin quân Chiêm sắp mang quân đánh Trấn Thanh Đô, lại xảy ra binh biến ở phủ châu Thanh Đô.Phạm Nhất Lĩnh đã ít nhiều hiểu được thế cục nhưng không làm sao đoán được ý đồ của quân Chiêm tại sao lại phục kích đến núi Phu Pha Phong. Nghĩ vậy y ra cước phi phong đi trên ngọn cây tán lá nhẹ như không về thẳng bản doanh mà chẳng một tên mai phục nào hay biết.
chú thích :
-Tây Giai {Vĩnh Tiến, Vĩnh Lộc,Thanh Hóa ngày nay}
-Hoàng Giang {một phần Hà Nam ngày nay}
-Chế Bồng Nga {vua Chiêm Thành}
Năm 1361.. tháng 3, Chiêm Thành vào cướp phủ Lâm Bình. Quan quân đánh bại được địch.
Năm 1365, tháng giêng, Chiêm Thành cướp bắt dân Hóa Châu.
Năm 1366... tháng 3, Chiêm Thành lấn cướp phủ Lâm Bình. Phạm A Song đánh phá được địch.
Năm 1373... tháng 3 nhuận. Chiêm Thành vào cướp kinh đô. Vua (Trần Nghệ Tông) chạy sang huyện Đông Ngàn. Người Chiêm bắt con trai, con gái, cướp bóc ngọc lụa, của cải, thiêu đốt cung điện, đồ thư và sổ sách. Kinh thành, vì thế, hết sạch sành sanh. Từ đấy, năm nào, Chiêm Thành cũng thường vào xâm lấn khuấy nhiễu; do đó biên giới mới xảy ra lắm việc.
Năm 1367...tháng 5. Chiêm Thành vào cướp Hóa Châu...Tháng 12, vua tự làm tướng, đi đánh Chiêm Thành."
Năm 1377 tháng 6. Chiêm Thành vào cướp kinh đô, mặc sức cướp bóc vơ vét.
Năm 1378, tháng 5, Chiêm Thành cướp kinh đô. Đỗ Tử Bình chống giữ, nhưng chống không nổi. Quân giặc xâm phạm kinh đô: cướp của, bắt người, rồi rút về.
Năm 1380 tháng 2, Chiêm Thành lấn cướp Nghệ An, Thanh Hóa. Tháng 5, Lê Quý Ly đánh bại được quân Chiêm. Chế Bồng Nga thua trận, trốn về.
Năm 1382 tháng 2, Chiêm Thành cướp Thanh Hóa. Quan quân đánh bại được giặc.
Năm 1383 tháng 6, Chiêm Thành cướp phủ Quảng Oai. Lê Mật Ôn đi chống giữ, nhưng bị thua. Thượng hoàng phải tránh sang Đông Ngàn. Quân Chiêm lại cướp phá Thăng Long.
Năm 1389 tháng 10, Chiêm Thành vào cướp Thanh Hóa. Sai Quý Ly đem quân đi chống cự. Bị thua, Quý Ly trốn về. Tháng 11. Quân Chiêm Thành xâm phạm đến Hoàng Giang. Trần Khát chân đem quân chống cự. Ngày 23 tháng giêng năm 1390, Trần Khát Chân nhờ hàng tướng Chiêm Thành là Ba Lậu Kê chỉ cho thuyền vua Chiêm, chĩa hết hỏa pháo bắn vào. Chế Bồng Nga bị trúng đạn tử trận.