Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 48: Chân trời
Chúng ta dường như nhìn thấy một Tsangyang Gyatso hoàn toàn mới, Ngài sớm đã thoát thai hoán cốt, tựa một đóa sen, khi cánh hoa cuối cùng rụng xuống, Ngài cũng tìm được quả cuối cùng cho mình.
Tin rằng tất cả mọi người đều từng xao xuyến bởi một bài hát, vì giai điệu của nó, vì lời ca nào đó, hoặc chẳng có nguyên do, chỉ là cảm động đơn thuần. Nhớ nhung một người, hay hoài tưởng một người, luôn không nhịn được tự hỏi, rốt cuộc phải lúc nào mới có thể biển người gặp gỡ? Đúng vậy, biển người mênh mang, chúng ta sơ ý lạc mất nhau, một ngày kia đôi bên mưa gió quay về, phải chăng dung nhan đã thay đổi? Phải chăng vẫn có thể nắm được tay nhau?
Đêm nay tình cờ nghe được bài hát “Hóa ra anh cũng ở đây” của Lưu Nhược Anh[1], vì sự trùng hợp của một câu ca mà khiến tôi cảm động không thôi. “Gặp nhau trong biển người ngàn núi muôn sông, hóa ra anh cũng ở đây.” Tôi biết không nhiều về Lưu Nhược Anh, nhưng từng nghe nói, cô là một cô gái cảm tính, đã viết nhiều câu văn cảm tính. Sau đó xem phim “Dòng chảy thời gian” về Ô Trấn, bị nó lay động sâu sắc. Chỉ cảm thấy cô có một vẻ đẹp gột hết phấn son, giống Như cổ trấn vùng sông nước đó, bình tĩnh một cách từ tốn dưới mặt trời lặn.
[1] Lưu Nhược Anh (Rene Liu, sinh năm 1970): diễn viên, ca sĩ Đài Loan.
Cho em lắng đọng bụi trần,
Chôn vùi dĩ vãng âm thầm ngày xưa.
Từ biển, dãi gió dầm mưa,
Đến nơi sa mạc thớt thưa bóng người.
Ẩn tình đã rõ mười mươi,
Muôn ngàn ngôn ngữ không lời nói ra.
Yêu là trời đất bao la,
Hóa ra anh ở bên ta chốn này.
Người xưa giờ ở đâu đây,
Phải chăng chỉ có sum vầy trong mơ.
Tận sức liễu yếu đào tơ,
Đổi về hồi ức bâng quơ nửa đời.
Mắt anh khát vọng ngời ngời,
Tâm tình cứu rỗi em thời trông mong.
Biển người ngàn núi muôn sông,
Hóa ra lại gặp anh trong chốn này.
Có lẽ nhiều người sẽ hỏi, lời bài hát này và Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso có liên quan gì hay sao? Đúng, có liên quan. Kỳ thực vạn vật trên đời đều có liên quan, tình cảm con người cũng tương thông. Chẳng qua là yêu hận tình thù, tụ tan ly hợp, ngoài ra, còn có thứ gì? Nhưng có lúc, lại cảm thấy giữa người và người vốn chẳng chút dây mơ rễ má, bạn có tiền nhân của bạn, hắn có quả báo của hắn. Ai cũng không thể thay thế cuộc đời của ai, ai cũng không thể thay đổi số mệnh của ai.
Tsangyang Gyatso thần bí mất tích tại hồ Thanh Hải, cũng được xem là bụi trần lắng đọng, dùng trầm mặc chôn vùi tất cả quá khứ. Nếu không phải xuất phát từ tưởng tượng hư ảo, không phải vì một quyển “Bí truyện” của Ngawang Lhundrup Daji, ai biết Tsangyang Gyatso phải chăng vẫn còn ở chốn nhân gian, ai biết Ngài cuối cùng ẩn tích đến nơi nào? Hoặc ẩn cư ở chốn núi rừng hoang dã tịnh không khói bếp nào đó, hoặc đã bắt đầu một chặng hành trình nhân sinh chẳng có mục đích. Còn cái tên này, sẽ mãi mãi tồn tại trong cảnh mộng của chúng ta, từ đây không rời không bỏ.
Bao nhiêu người truy tìm, khao khát gặp gỡ Tsangyang Gyatso giữa biển người, khao khát được Ngài cứu rỗi. Lại không biết, rời khỏi cung Potala, Ngài không còn là vị Phật sống chí cao vô thượng, phóng khoáng giang hồ, thậm chí Ngài còn không thể giải cứu bản thân, làm sao cứu rỗi được bạn và tôi. Trong “Bí truyện” viết Tsangyang Gyatso lưu lạc dân gian, trải qua đủ loại cảnh ngộ lưu lạc cùng khốn, cũng sắp xếp cho Ngài vô số truyền kỳ siêu việt khác thường. Kiếp sống lưu lạc đã trở thành thử thách của cao xanh đối với Ngài, trong hành trình gian nan này, Ngài trước sau không quên tu luyện Phật pháp, không quên giúp đời cứu người.
Chúng ta dường như nhìn thấy một Tsangyang Gyatso hoàn toàn mới, Ngài sớm đã thoát thai hoán cốt, tựa một đóa sen, khi cánh hoa cuối cùng rụng xuống, Ngài cũng tìm được quả cuối cùng cho mình. Duy có nếm hết khói lửa nhân gian, mới hiểu rõ gió sương tình đời, mới biết chúng sinh cần gì, biết ruốt cuộc phải làm thế nào, họ mới có thể hưởng hạnh phúc chân chính. Phiêu bạt ở thế gian, Tsangyang Gyatso vừa đi, vừa nghỉ, vừa nhặt nhạnh, cũng vừa đánh mất. Số mệnh đột nhiên biến đổi, khiến ngài từ trong chìm nổi dần dần học được bình tĩnh, từ đó đã có lòng dạ rộng rãi như Phật, đã có vẻ ung dung và điềm đạm của Phật.
Năm 1715, Tsangyang Gyatso ba mươi ba tuổi lần nữa bí mật trở về Lhasa, rốt cuộc có thứ gì mà Ngài không buông xuống được? Tòa thành này đã chẳng còn non sông thuộc về Ngài, chẳng còn cô gái Ngài yêu thương, nhưng Ngài trước sau vẫn nhung nhớ không quên mảnh đất này. Còn người đã thay thế địa vị Phật sống của Ngài sống trong cung Potala kia, chẳng có chút dây mơ rễ má với Ngài. Đạt Lai thứ 6 Yeshey Gyatso[2], một cái tên xa lạ, chẳng qua là con rối Lha-bzang Khan tìm đến, vai trò giữa họ cũng như Đệ Ba Sangye Gyatso và Tsangyang Gyatso năm xưa. Càng buồn cười là, Yeshey Gyasto đã là Đạt Lai thứ 6, thế thì Yeshey cũng chính là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 5 chăng? So với Tsangyang Gyatso, Yeshey mới là một Đạt Lai giả hoàn toàn.
[2] Yeshey Gyatso (Y Hi Gia Mục Thố): Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 không chính thức do Lha-bzang Khan lập nên vào năm 1707.
Lại ngắm thành Lhasa, nghe nói năm xưa khi Ngài rời đi, nhiều cô gái thầm yêu trộm nhớ Ngài đã sơn phòng mình thành màu vàng, giờ đây những phòng ốc ấy lại được tô trát một màu sơn mới. Không ai si ngốc chờ đợi một tình cảm vô vọng, không ai sẽ tưởng nhớ cả đời một người chẳng quen biết mình. Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso chẳng qua chỉ là một truyền kỳ thất lạc của thành Lhasa, điều nên quên cuối cùng vẫn phải quên. Duy có tình ca của Ngài vẫn như khói lửa bảng lảng, quanh quẩn trên bầu trời của thành Lhasa. Nếu nói còn có điều gì đáng để người hoài niệm, có lẽ cũng chỉ còn lại mấy bài thơ tình ấy.
Phiêu bạt chân trời gần mười năm, Tsangyang Gyatso cảm thấy mình đã xem khắp tình đời, cũng cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Ngài hy vọng tìm một nơi thích hợp để dừng chân, tịnh tâm ngồi thiền, đồng thời bắt đầu xây dựng xứ Phật lý tưởng của Ngài, truyền dương Phật pháp tinh thâm, phổ độ chúng sinh. Quá trình rong ruổi, xác thực đã cho Tsangyang Gyatso sự từng trải và rèn luyện trước đó chưa từng có. Ngài thâm nhập hồng trần, lĩnh ngộ cảnh giới bồ đề, hiểu được đời người duyên khởi duyên diệt không thể cưỡng cầu. Do đó mới vứt bỏ tình yêu, không cầm bút viết bài thơ khiến bản thân đau lòng, khiến người xem rơi lệ nữa.
Mãi đến một hôm, khi Tsangyang Gyatso dẫn mười sáu nhà sư của tu viện Mulu Lhasa từ Lhasa qua Thanh Hải đến Alxa, Ngài bị vùng đất rộng lớn mà yên bình này thu hút sâu sắc. Gặp gỡ giữa người và người là do duyên phận, gặp gỡ giữa người và phong cảnh cũng là do duyên phận, Tsangyang Gyatso lần đầu tiên đến Alxa, liền hiểu rõ duyên xưa của mình với nơi đây rất sâu đậm. Chốn này sắc núi tươi đẹp, thảo nguyên bao la, mây lành quấn quýt, khiến tâm linh Ngài tìm được một chốn về bình yên.
Alxa nằm ở đầu cực Tây khu tự trị Nội Mông Cổ, cách xa Lhasa, sự tranh đấu thế lực, loại trừ lẫn nhau của Tây Tạng không liên quan đến nơi này. Chính trị của Alxa ổn định, phong tục dân gian chất phác, lãnh thổ rộng lớn, giống như một vùng thế ngoại đào nguyên cách xa phân tranh. Vương gia A Bảo, người thống trị cao nhất đời thứ hai của miền đất này có chiến công lớn lao, được Khang Hy chọn làm ngạch phò[3], rất được nhà vua sủng hạnh, càng có thể khẳng định nơi này bình yên hơn những nơi khác. Hơn nữa mấy năm nay, Lha-Bzang Khan tuy đã chiến thắng Đệ Ba Sangye Gyatso, đuổi được Tsangyang Gyatso đi, nhưng Đạt Lai thứ 6 Yeshey Gyatso do y lập lên trước giờ không được tín đồ Tây Tạng khẳng định. Lha-bzang Khan đã đánh mất lòng người, bị các bộ lạc liên kết đối kháng, y không rảnh rỗi để ý đến khu vực Alxa. Do đó, Tsangyang Gyatso ở đây là an toàn nhất, không cần lo lắng và e sợ gì cả, Ngài có thể an cư ở đây, hoằng dương Phật pháp, mưu cầu hạnh phúc cho chúng sinh.
[3] Thời nhà Thanh, chồng của công chúa gọi là “ngạch phò”, tương đương với “phò mã” các thời trước.
Tsangyang Gyatso ba mươi tư tuổi cuối cùng đã kết thúc hành trình gió mưa mười năm của Ngài, dừng chân ở vùng đất tươi đẹp Alxa, và lưu lại đây suốt ba mươi năm. Tuy trong khoảng thời gian đó cũng có nhiều lần rời đi, nhưng cuối cùng vẫn trở về chốn này, Alxa đã trở thành quê hương kiếp sau của Tsangyang Gyatso. Monyu và Lhasa đều đã là kiếp trước của Ngài. Ngài lưu luyến mảnh đất này, là vì Ngài từ đầu đến cuối đều hướng đến hòa bình và yên ổn, mà Alxa đã cho Ngài một cảm giác có thể yên thân gửi phận. Cuối cùng Tsangyang Gyatso tọa hóa và được chôn cất ở nơi này, đến nay ở Alxa vẫn lưu truyền thánh tích và công đức về Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso.
Lần đầu đến Alxa, Tsangyang Gyatso dừng chân ở nhà Banzier Zhabu[4] quý tộc Alxa. Banzier Zhabu chính là cha của Ngawang Lhundrup Daji, tình duyên thầy trò giữa Tsangyang Gyatso và Ngawang Lhundrup Daji chính là kết nên ở đây. Lúc đó Ngawang Lhundrup Daji mới hai tuổi, từ nhỏ theo Tsangyang Gyatso xuất gia làm sư, dốc lòng học tập kinh Phật, sau đó đến Tây Tạng chuyên tu, trình độ cao thâm. Về sau lại được Tsangyang Gyatso xác định là linh đồng chuyển thế của Đệ Ba Sangye Gyatso, chỗ huyền diệu trong đó, nhiều người không thể lý giải.
[4] Ban Tử Nhĩ Trát Bố.
Chuyện trên đời luôn không tách rời nhân quả luân hồi. Lúc xưa Đệ Ba Sangye Gyatso gần như nắm giữ cuộc đời hai mươi lăm năm của Tsangyang Gyatso, nhưng không lường trước được Ngawang Lhundrup Daji, linh đồng chuyển thế của y về sau sẽ trở thành đệ tử thủ tọa của Tsangyang Gyatso. Duyên phận đan xen phức tạp như thế, rốt cuộc nên xem là nghiệt duyên hay là thiện duyên? Cũng chính Ngawang Lhundrup Daji, vị cao tăng đầu tiên người Alxa Mông Cổ này, vì ân sư Tsangyang Gyatso của mình mà viết nên quyển “Tsangyang Gyatso bí truyện”, chỉ dẫn phương hướng cho những người tìm kiếm Tsangyang Gyatso trong màn sương dày đặc. Nhưng sách của ông chứa đựng quá nhiều điều thần kỳ, đã cho người đọc ảo tưởng vô tận, nhiều câu chuyện khiến người khó phân thật giả.
Dòng sông lịch sử dài mênh mông không bờ bến, sâu không thể dò, trừ phi chính mình là người đích thân trải qua, nếu không chẳng ai có thể kể lại chính xác cuộc đời của ai. Tsangyang Gyatso thực sự từng tồn tại trong lịch sử, Ngawang Lhundrup Daji cũng vậy, nhưng trong lịch sử lại ghi chép Tsangyang Gyatso hai mươi lăm tuổi đã qua đời. Nếu Ngài không chết, sư phụ của Ngawang Lhundrup Daji thật sự là Tsangyang Gyatso ư? Nếu Ngài quả thật chết bên hồ Thanh Hải, thế thì sư phụ của Ngawang Lhundrup Daji lại là người nào? Chẳng lẽ Ngawang Lhundrup Daji vì viết một quyển “Bí truyện” mà hư cấu sư phụ của mình thành Tsangyang Gyatso sao?
Chuyện đời mênh mang, còn chúng ta từ khi sinh ra đã mang một câu đố, đi lại trong cõi mênh mang đó. Biết bao truyền kỳ phong nhã hào hoa đều tan thành mây khói, biết bao vua chúa, đại thần văn võ đều biến mất không còn tăm tích. Mỗi một ngọn núi xanh, mỗi một dòng sông chảy, đều có câu chuyện không thể nói thành lời; mỗi một ngọn cỏ gốc cây, mỗi một hòn đá đều có câu đố không thể giải đáp. Chúng ta còn có thể dựa vào những vết tích vụn vặt năm tháng để lại, tìm được những gì? Nói cách khác, non sông không ngừng dời đổi này còn có thể lưu lại những gì cho chúng ta?
Tin rằng tất cả mọi người đều từng xao xuyến bởi một bài hát, vì giai điệu của nó, vì lời ca nào đó, hoặc chẳng có nguyên do, chỉ là cảm động đơn thuần. Nhớ nhung một người, hay hoài tưởng một người, luôn không nhịn được tự hỏi, rốt cuộc phải lúc nào mới có thể biển người gặp gỡ? Đúng vậy, biển người mênh mang, chúng ta sơ ý lạc mất nhau, một ngày kia đôi bên mưa gió quay về, phải chăng dung nhan đã thay đổi? Phải chăng vẫn có thể nắm được tay nhau?
Đêm nay tình cờ nghe được bài hát “Hóa ra anh cũng ở đây” của Lưu Nhược Anh[1], vì sự trùng hợp của một câu ca mà khiến tôi cảm động không thôi. “Gặp nhau trong biển người ngàn núi muôn sông, hóa ra anh cũng ở đây.” Tôi biết không nhiều về Lưu Nhược Anh, nhưng từng nghe nói, cô là một cô gái cảm tính, đã viết nhiều câu văn cảm tính. Sau đó xem phim “Dòng chảy thời gian” về Ô Trấn, bị nó lay động sâu sắc. Chỉ cảm thấy cô có một vẻ đẹp gột hết phấn son, giống Như cổ trấn vùng sông nước đó, bình tĩnh một cách từ tốn dưới mặt trời lặn.
[1] Lưu Nhược Anh (Rene Liu, sinh năm 1970): diễn viên, ca sĩ Đài Loan.
Cho em lắng đọng bụi trần,
Chôn vùi dĩ vãng âm thầm ngày xưa.
Từ biển, dãi gió dầm mưa,
Đến nơi sa mạc thớt thưa bóng người.
Ẩn tình đã rõ mười mươi,
Muôn ngàn ngôn ngữ không lời nói ra.
Yêu là trời đất bao la,
Hóa ra anh ở bên ta chốn này.
Người xưa giờ ở đâu đây,
Phải chăng chỉ có sum vầy trong mơ.
Tận sức liễu yếu đào tơ,
Đổi về hồi ức bâng quơ nửa đời.
Mắt anh khát vọng ngời ngời,
Tâm tình cứu rỗi em thời trông mong.
Biển người ngàn núi muôn sông,
Hóa ra lại gặp anh trong chốn này.
Có lẽ nhiều người sẽ hỏi, lời bài hát này và Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso có liên quan gì hay sao? Đúng, có liên quan. Kỳ thực vạn vật trên đời đều có liên quan, tình cảm con người cũng tương thông. Chẳng qua là yêu hận tình thù, tụ tan ly hợp, ngoài ra, còn có thứ gì? Nhưng có lúc, lại cảm thấy giữa người và người vốn chẳng chút dây mơ rễ má, bạn có tiền nhân của bạn, hắn có quả báo của hắn. Ai cũng không thể thay thế cuộc đời của ai, ai cũng không thể thay đổi số mệnh của ai.
Tsangyang Gyatso thần bí mất tích tại hồ Thanh Hải, cũng được xem là bụi trần lắng đọng, dùng trầm mặc chôn vùi tất cả quá khứ. Nếu không phải xuất phát từ tưởng tượng hư ảo, không phải vì một quyển “Bí truyện” của Ngawang Lhundrup Daji, ai biết Tsangyang Gyatso phải chăng vẫn còn ở chốn nhân gian, ai biết Ngài cuối cùng ẩn tích đến nơi nào? Hoặc ẩn cư ở chốn núi rừng hoang dã tịnh không khói bếp nào đó, hoặc đã bắt đầu một chặng hành trình nhân sinh chẳng có mục đích. Còn cái tên này, sẽ mãi mãi tồn tại trong cảnh mộng của chúng ta, từ đây không rời không bỏ.
Bao nhiêu người truy tìm, khao khát gặp gỡ Tsangyang Gyatso giữa biển người, khao khát được Ngài cứu rỗi. Lại không biết, rời khỏi cung Potala, Ngài không còn là vị Phật sống chí cao vô thượng, phóng khoáng giang hồ, thậm chí Ngài còn không thể giải cứu bản thân, làm sao cứu rỗi được bạn và tôi. Trong “Bí truyện” viết Tsangyang Gyatso lưu lạc dân gian, trải qua đủ loại cảnh ngộ lưu lạc cùng khốn, cũng sắp xếp cho Ngài vô số truyền kỳ siêu việt khác thường. Kiếp sống lưu lạc đã trở thành thử thách của cao xanh đối với Ngài, trong hành trình gian nan này, Ngài trước sau không quên tu luyện Phật pháp, không quên giúp đời cứu người.
Chúng ta dường như nhìn thấy một Tsangyang Gyatso hoàn toàn mới, Ngài sớm đã thoát thai hoán cốt, tựa một đóa sen, khi cánh hoa cuối cùng rụng xuống, Ngài cũng tìm được quả cuối cùng cho mình. Duy có nếm hết khói lửa nhân gian, mới hiểu rõ gió sương tình đời, mới biết chúng sinh cần gì, biết ruốt cuộc phải làm thế nào, họ mới có thể hưởng hạnh phúc chân chính. Phiêu bạt ở thế gian, Tsangyang Gyatso vừa đi, vừa nghỉ, vừa nhặt nhạnh, cũng vừa đánh mất. Số mệnh đột nhiên biến đổi, khiến ngài từ trong chìm nổi dần dần học được bình tĩnh, từ đó đã có lòng dạ rộng rãi như Phật, đã có vẻ ung dung và điềm đạm của Phật.
Năm 1715, Tsangyang Gyatso ba mươi ba tuổi lần nữa bí mật trở về Lhasa, rốt cuộc có thứ gì mà Ngài không buông xuống được? Tòa thành này đã chẳng còn non sông thuộc về Ngài, chẳng còn cô gái Ngài yêu thương, nhưng Ngài trước sau vẫn nhung nhớ không quên mảnh đất này. Còn người đã thay thế địa vị Phật sống của Ngài sống trong cung Potala kia, chẳng có chút dây mơ rễ má với Ngài. Đạt Lai thứ 6 Yeshey Gyatso[2], một cái tên xa lạ, chẳng qua là con rối Lha-bzang Khan tìm đến, vai trò giữa họ cũng như Đệ Ba Sangye Gyatso và Tsangyang Gyatso năm xưa. Càng buồn cười là, Yeshey Gyasto đã là Đạt Lai thứ 6, thế thì Yeshey cũng chính là linh đồng chuyển thế của Đạt Lai thứ 5 chăng? So với Tsangyang Gyatso, Yeshey mới là một Đạt Lai giả hoàn toàn.
[2] Yeshey Gyatso (Y Hi Gia Mục Thố): Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 không chính thức do Lha-bzang Khan lập nên vào năm 1707.
Lại ngắm thành Lhasa, nghe nói năm xưa khi Ngài rời đi, nhiều cô gái thầm yêu trộm nhớ Ngài đã sơn phòng mình thành màu vàng, giờ đây những phòng ốc ấy lại được tô trát một màu sơn mới. Không ai si ngốc chờ đợi một tình cảm vô vọng, không ai sẽ tưởng nhớ cả đời một người chẳng quen biết mình. Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso chẳng qua chỉ là một truyền kỳ thất lạc của thành Lhasa, điều nên quên cuối cùng vẫn phải quên. Duy có tình ca của Ngài vẫn như khói lửa bảng lảng, quanh quẩn trên bầu trời của thành Lhasa. Nếu nói còn có điều gì đáng để người hoài niệm, có lẽ cũng chỉ còn lại mấy bài thơ tình ấy.
Phiêu bạt chân trời gần mười năm, Tsangyang Gyatso cảm thấy mình đã xem khắp tình đời, cũng cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Ngài hy vọng tìm một nơi thích hợp để dừng chân, tịnh tâm ngồi thiền, đồng thời bắt đầu xây dựng xứ Phật lý tưởng của Ngài, truyền dương Phật pháp tinh thâm, phổ độ chúng sinh. Quá trình rong ruổi, xác thực đã cho Tsangyang Gyatso sự từng trải và rèn luyện trước đó chưa từng có. Ngài thâm nhập hồng trần, lĩnh ngộ cảnh giới bồ đề, hiểu được đời người duyên khởi duyên diệt không thể cưỡng cầu. Do đó mới vứt bỏ tình yêu, không cầm bút viết bài thơ khiến bản thân đau lòng, khiến người xem rơi lệ nữa.
Mãi đến một hôm, khi Tsangyang Gyatso dẫn mười sáu nhà sư của tu viện Mulu Lhasa từ Lhasa qua Thanh Hải đến Alxa, Ngài bị vùng đất rộng lớn mà yên bình này thu hút sâu sắc. Gặp gỡ giữa người và người là do duyên phận, gặp gỡ giữa người và phong cảnh cũng là do duyên phận, Tsangyang Gyatso lần đầu tiên đến Alxa, liền hiểu rõ duyên xưa của mình với nơi đây rất sâu đậm. Chốn này sắc núi tươi đẹp, thảo nguyên bao la, mây lành quấn quýt, khiến tâm linh Ngài tìm được một chốn về bình yên.
Alxa nằm ở đầu cực Tây khu tự trị Nội Mông Cổ, cách xa Lhasa, sự tranh đấu thế lực, loại trừ lẫn nhau của Tây Tạng không liên quan đến nơi này. Chính trị của Alxa ổn định, phong tục dân gian chất phác, lãnh thổ rộng lớn, giống như một vùng thế ngoại đào nguyên cách xa phân tranh. Vương gia A Bảo, người thống trị cao nhất đời thứ hai của miền đất này có chiến công lớn lao, được Khang Hy chọn làm ngạch phò[3], rất được nhà vua sủng hạnh, càng có thể khẳng định nơi này bình yên hơn những nơi khác. Hơn nữa mấy năm nay, Lha-Bzang Khan tuy đã chiến thắng Đệ Ba Sangye Gyatso, đuổi được Tsangyang Gyatso đi, nhưng Đạt Lai thứ 6 Yeshey Gyatso do y lập lên trước giờ không được tín đồ Tây Tạng khẳng định. Lha-bzang Khan đã đánh mất lòng người, bị các bộ lạc liên kết đối kháng, y không rảnh rỗi để ý đến khu vực Alxa. Do đó, Tsangyang Gyatso ở đây là an toàn nhất, không cần lo lắng và e sợ gì cả, Ngài có thể an cư ở đây, hoằng dương Phật pháp, mưu cầu hạnh phúc cho chúng sinh.
[3] Thời nhà Thanh, chồng của công chúa gọi là “ngạch phò”, tương đương với “phò mã” các thời trước.
Tsangyang Gyatso ba mươi tư tuổi cuối cùng đã kết thúc hành trình gió mưa mười năm của Ngài, dừng chân ở vùng đất tươi đẹp Alxa, và lưu lại đây suốt ba mươi năm. Tuy trong khoảng thời gian đó cũng có nhiều lần rời đi, nhưng cuối cùng vẫn trở về chốn này, Alxa đã trở thành quê hương kiếp sau của Tsangyang Gyatso. Monyu và Lhasa đều đã là kiếp trước của Ngài. Ngài lưu luyến mảnh đất này, là vì Ngài từ đầu đến cuối đều hướng đến hòa bình và yên ổn, mà Alxa đã cho Ngài một cảm giác có thể yên thân gửi phận. Cuối cùng Tsangyang Gyatso tọa hóa và được chôn cất ở nơi này, đến nay ở Alxa vẫn lưu truyền thánh tích và công đức về Đạt Lai thứ 6 Tsangyang Gyatso.
Lần đầu đến Alxa, Tsangyang Gyatso dừng chân ở nhà Banzier Zhabu[4] quý tộc Alxa. Banzier Zhabu chính là cha của Ngawang Lhundrup Daji, tình duyên thầy trò giữa Tsangyang Gyatso và Ngawang Lhundrup Daji chính là kết nên ở đây. Lúc đó Ngawang Lhundrup Daji mới hai tuổi, từ nhỏ theo Tsangyang Gyatso xuất gia làm sư, dốc lòng học tập kinh Phật, sau đó đến Tây Tạng chuyên tu, trình độ cao thâm. Về sau lại được Tsangyang Gyatso xác định là linh đồng chuyển thế của Đệ Ba Sangye Gyatso, chỗ huyền diệu trong đó, nhiều người không thể lý giải.
[4] Ban Tử Nhĩ Trát Bố.
Chuyện trên đời luôn không tách rời nhân quả luân hồi. Lúc xưa Đệ Ba Sangye Gyatso gần như nắm giữ cuộc đời hai mươi lăm năm của Tsangyang Gyatso, nhưng không lường trước được Ngawang Lhundrup Daji, linh đồng chuyển thế của y về sau sẽ trở thành đệ tử thủ tọa của Tsangyang Gyatso. Duyên phận đan xen phức tạp như thế, rốt cuộc nên xem là nghiệt duyên hay là thiện duyên? Cũng chính Ngawang Lhundrup Daji, vị cao tăng đầu tiên người Alxa Mông Cổ này, vì ân sư Tsangyang Gyatso của mình mà viết nên quyển “Tsangyang Gyatso bí truyện”, chỉ dẫn phương hướng cho những người tìm kiếm Tsangyang Gyatso trong màn sương dày đặc. Nhưng sách của ông chứa đựng quá nhiều điều thần kỳ, đã cho người đọc ảo tưởng vô tận, nhiều câu chuyện khiến người khó phân thật giả.
Dòng sông lịch sử dài mênh mông không bờ bến, sâu không thể dò, trừ phi chính mình là người đích thân trải qua, nếu không chẳng ai có thể kể lại chính xác cuộc đời của ai. Tsangyang Gyatso thực sự từng tồn tại trong lịch sử, Ngawang Lhundrup Daji cũng vậy, nhưng trong lịch sử lại ghi chép Tsangyang Gyatso hai mươi lăm tuổi đã qua đời. Nếu Ngài không chết, sư phụ của Ngawang Lhundrup Daji thật sự là Tsangyang Gyatso ư? Nếu Ngài quả thật chết bên hồ Thanh Hải, thế thì sư phụ của Ngawang Lhundrup Daji lại là người nào? Chẳng lẽ Ngawang Lhundrup Daji vì viết một quyển “Bí truyện” mà hư cấu sư phụ của mình thành Tsangyang Gyatso sao?
Chuyện đời mênh mang, còn chúng ta từ khi sinh ra đã mang một câu đố, đi lại trong cõi mênh mang đó. Biết bao truyền kỳ phong nhã hào hoa đều tan thành mây khói, biết bao vua chúa, đại thần văn võ đều biến mất không còn tăm tích. Mỗi một ngọn núi xanh, mỗi một dòng sông chảy, đều có câu chuyện không thể nói thành lời; mỗi một ngọn cỏ gốc cây, mỗi một hòn đá đều có câu đố không thể giải đáp. Chúng ta còn có thể dựa vào những vết tích vụn vặt năm tháng để lại, tìm được những gì? Nói cách khác, non sông không ngừng dời đổi này còn có thể lưu lại những gì cho chúng ta?
Tác giả :
Bạch Lạc Mai