Gặp Lại Chốn Hồng Trần Sâu Nhất
Chương 47: Đơn độc
Đời người thịnh suy đã định, năm tháng ảo diệt khôn lường. Có lẽ Ngài sống chỉ là vì mơ trọn giấc mơ nửa đời trước, thành toàn một câu chuyện không có kết cuộc. Những nguyên nhân khác đều không phải.
Đời người chính là một chuyến du lịch, dù đeo tay nải mải miết phiêu bạt trên đường, hay có chỗ ở yên thân, đều là đang nhàn du. Thời gian xưa nay đều không dừng lại, dẫu chúng ta nấp ở một chốn thế ngoại đào nguyên không có rối ren, cũng vẫn phải xem hết hoa xuân trăng thu, phải trải qua sinh lão bệnh tử. Một ngày kia, phồn hoa cuối cùng sẽ trôi xa, một ngày kia, chúng ta đều sẽ cô độc già đi. Ngắm xong mùa xuân muôn hồng ngàn tía cuối cùng trong sinh mệnh, hạt bụi trần nhỏ bé này nên trở về chốn nào?
Biển người trôi nổi, ngày ngày đều có nhiều cuộc gặp gỡ và tương phùng như thế, vì sao người đi lướt qua nhau lại là bạn và tôi? Ngày ngày đều có nhiều duyên phận ước hẹn như thế, vì sao người chờ đợi ngày này qua ngày nọ vẫn là bạn và tôi. Chúng ta luôn mong mỏi người khác đến cứu rỗi, lại không biết con người chỉ có tự cứu mình rồi mới có thể cứu người. Chúng ta luôn ở trong biển biếc của mình, kể chuyện nương dâu của người ta, lại không biết có một ngày, nương dâu của mình vừa khéo là biển biếc của người khác. Ván cờ nhân sinh này, nếu cố chấp phải đi tiếp theo cách nghĩ của mình, kết quả sẽ là cả ván đều thua, non sông đều mất.
Khi phiêu bạt, tôi thường nhớ đến Tsangyang Gyatso. Trước giờ tôi không mong mỏi vị tình tăng nhu nhược này có thể cứu rỗi tôi từ hồng trần, vượt qua sông nước mênh mang của đời người, cập bến bờ bên kia sen nở. Vì tôi biết, Ngài và chúng ta không có khác biệt. Từ sau khi Ngài rơi vào phàm trần, chọn lựa tình yêu, tôi đã biết Ngài không quay về được nữa. Trong thơ ca thắm thiết cảm động lòng người của Ngài, tôi đã đọc ra kiếp trước đời này của Ngài, một người vì Phật mà say mê hông trần, lại định sẵn phải gìn giữ trọn đời vì tình yêu. Ngài là Phật sống, ai có thể phê duyệt số mệnh cho Ngài, nói với Ngài đến cuối cùng phải chọn lựa tư thế nào mới sống được thật tốt chốn nhân gian khói lửa?
Nếu nói quãng thời gian trước mười lăm tuổi của Tsangyang Gyatso là kiếp trước của Ngài, thế thì quãng thời gian Ngài vào trong cung Potala chính là kiếp này, còn trong “Bí truyện” của Ngawang Lhundrup Daji là kiếp sau của Ngài. Ngài của kiếp trước chỉ là một thiếu niên làng quê lặng lẽ không ai hay biết, chẳng có bao nhiêu ham muốn, nhàn nhã tự tại. Ngài của kiếp này thì có mấy kiểu cực đoan, từ thiếu niên vô danh lắc mình biến thành Phật sống. Ngài đã sở hữu quyền lực cao nhất, tình yêu đẹp nhất, cũng mất đi tự do của người bình thường. Có người nói, là vì kiếp này Ngài phung phí bằng hết mọi thứ tốt đẹp, do đó mới có kiếp sau lưu lạc cùng khốn.
Có lẽ trong lòng mỗi người đều có một tâm trạng hoài niệm, phảng phất gặp gỡ ban sơ mãi mãi đều là đẹp nhất. Dù già đi bao nhiêu tuổi, điều chúng ta có thể nhớ được vẫn chỉ là ngày hôm qua ố vàng. Có lúc, lật mở một cuốn sách, nhìn thấy trong trang bìa kẹp một phiến lá rụng ta sẽ vui mừng khôn xiết, vì trên gân lá chạm khắc dấu ấn của tháng năm, cũng lưu giữ những tình cảm ấm áp của ngày xưa. Đi qua chặng đường nhân sinh dài dằng dặc, cuối cùng thứ hoài tưởng vẫn là những dĩ vãng xanh rì ấy. Kỳ thực thuở ban đầu chưa chắc đã là tốt đẹp nhất, nhưng tính cố chấp sẽ khiến bạn và tôi luôn chẳng quên được sự tốt đẹp của ngày hôm qua.
Tsangyang Gyatso lưu lạc ở dân gian, cũng từng vô số lần không thể tự chủ hoài niệm quá khứ. Dù Ngài tự nhủ, hồ Thanh Hải là khởi điểm cuộc đời của Ngài, thành Lhasa là cố hương Ngài không về được. Nhưng nhiều ngày lênh đênh không nương tựa, nhiều lần nửa đêm nằm mơ, Ngài vẫn sẽ nhớ nhung quán rượu nhỏ Makye Ame, sẽ tưởng nhớ người đẹp Qonggyai Dawa Dolma của Ngài, thậm chí không quên được con chó vàng già trung thành của cung Potala. Nhưng Ngài không viết được thơ tình nữa, tình ca buồn thương trăm mối ngày xưa, nay đọc lên, thật là ngôn từ lộn xộn. Có những cảm giác, một khi mất đi thì chẳng bao giờ tìm lại được nữa.
Những năm này, Tsangyang gyatso là một hành giả cô độc, nếm đủ chua xót và bất lực. Nhưng dọc đường Ngài đều giúp đời cứu người, thực hiện lời hứa của bản thân. Lại chưa từng dùng thân phận thật sự trước mọi người, nếu có ai hỏi đến cùng chỉ giả vờ không biết. Chỉ nói với người khác, mình từ nhỏ lưu lạc, không biết quê cũ ở đâu, cũng không biết cha mẹ là ai. Người dân hiền lành chất phác, xưa nay không hỏi nhiều, chỉ xem Ngài là khách qua đường phiêu bạt giang hồ như họ, vì miếng cơm manh áo, ăn mày chốn nhân gian. Cũng có người hiểu chuyện biết Ngài không phải là người phàm, nhưng chúng sinh vạn tướng, ai mà có thể chú ý đến nhiều như thế.
Năm 1709, Tsangyang Gyatso đã lưu vong bốn năm, từ Litang đi qua Batang[1], bí mật trở về Lhasa. Lhasa, đối với Tsangyang Gyatso, là một tòa thành số mệnh, một tòa thành đời này kiếp này đều chẳng thể lãng quên. Tòa thành này đã ban cho Ngài thân phận Thần Phật, cũng cho Ngài gặp gỡ người con gái định mệnh.
[1] Litang (Lý Đường), Batang (Ba Đường): hai huyện thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Garzê (Cam Tư), tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Tòa thành này, khiến Ngài sở hữu tất cả, cũng hủy diệt tất cả của Ngài. Lần đó từ biệt cùng chúng sinh và cỏ cây trong thành, cho rằng suốt đời này không có duyên trở lại nữa, nhưng không ngờ Ngài lại chân thực đứng trong thành Lhasa, nhìn dòng người phàm trần hối hả lại qua.
Tòa thành này không mảy may biến đổi vì sự ra đi của Ngài. Từng cho rằng, Ngài thân là thủ lĩnh chính giáo Tây Tạng, trong một ngày lưu lạc làm tên tù dưới thềm, tòa thành này sẽ có những thay đổi long trời lở đất. Thế nhưng biến động ngày ấy không hề có nghĩa tương lai sẽ gió mây biến ảo. Có lẽ các tín đồ trước giờ chưa hề quên Ngài, nhưng họ rốt cuộc cũng chỉ là người dân bình thường, chỉ hy vọng gìn giữ một phần năm tháng tĩnh lặng, sống cuộc sống bình dị nhất. Xưa nay triều đại thay đổi, chỉ thay đổi vua chúa trên ngai báu, còn non sông muôn dặm vẫn trước sau như một, nào đã có nửa phần thay đổi. Có lẽ trên đời này, chẳng ai nên xem bản thân quá quan trọng. Vì bất cứ ai ra đi đều không thể khiến đất trời đổi sắc, nhật nguyệt mất màu, núi xanh vẫn còn đó, nước biếc vẫn chảy về đông.
Tsangyang Gyatso trở về thành Lhasa không dám phô trương qua phố, Ngài ẩn giấu thân phận của mình, gặp gỡ Thượng Sư của tu viện Drepung và tu viện Sera[2], trăm nỗi cảm xúc, vui mừng khôn tả. Họ cùng nhau bế quan tu luyện Phật pháp, không còn chàng lãng tử vì tình đêm khuya lẻn đi năm xưa nữa. Bế quan một năm, sau khi xuất quan, cuối cùng do thân phận đặc thù của Tsangyang Gyatso, không tiện ở lâu trong thành Lhasa. Bởi chỉ cần đôi chút sơ sẩy là có thể bị tai mắt của Lha-bzang Khan phát giác, đem đến cho Ngài tai nạn cực lớn lần nữa.
[2] Tu viện Sera (Sắc Lạp): cách Lhasa khoảng 5km về phía bắc, được xây năm 1419 bởi một đệ tử của Tsongkhapa.
Gặp lại thành Lhasa lần này giống như cách biệt một đời, chỉ đến lúc ly biệt, Tsangyang Gyatso mới biết hóa ra mình quyến luyến tòa thành này thế nào. Ngài không nỡ rời một nhành cây ngọn cỏ, từng mái bếp, nếp nhà trong thành, càng không quên được đoạn tình dang dở của kiếp này. Vấn vương hơn nữa cuối cùng cũng phải biệt ly, Ngài một mình đi trên đường phố Lhasa, vì ăn mặc giản dị mà không ai nhận ra Ngài là chàng Dangsang Wangpo phong lưu tiêu sái năm xưa. Ngắm một thoáng quán rượu nhỏ Makye Ame, một ngôi nhà nhỏ màu vàng rất đỗi bắt mắt. Bên trong vẫn khách khứa nườm nượp, họ vẫn là giang hồ của hôm qua, duy chỉ có Ngài không quay về được biển biếc năm đó.
Rời khỏi Lhasa, Tsangyang Gyatso tiếp tục lênh đênh biển trần, bốn bể là nhà. Năm 1712, Tsangyang Gyatso ba mươi tuổi, đã đến Kathmandu[3] của Nepal, ở đây chiêm ngưỡng biểu tượng Linga[4] của thần Shiva. Sau đó, lại theo quốc vương Nepal đến Ấn Độ hành hương. Tháng tư năm sau, Tsangyang Gyatso đã leo lên núi Linh Thứu[5], đây là nơi năm xưa Thích Ca Mâu Ni giảng kinh. Ở vùng tịnh thổ núi thiêng, chuyên tâm tu luyện một ngày mà đã hơn tu luyện ở đất Tạng một năm. Tsangyang Gyatso lúc đó một lòng hướng Phật, cũng đã có lĩnh ngộ sâu sắc đối với Phật pháp bao la tinh thâm. Ra khỏi núi Linh Thứu, Tsangyang Gyatso còn gặp được voi trắng trăm năm mới xuất hiện một lần của Ấn Độ.
[3] Kathmandu: thủ đô Nepal
[4] Linga là một biểu tượng thờ phụng của vị thần Ấn Độ giáo Shiva. Phái Shiva của Ấn Độ giáo coi Shiva là vị Thượng đế tối cao. Trong phái Smarta, Shiva là một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế. Trong một số trường phái Ấn Độ giáo khác, Brahma, Vishnu và Shiva đại diện cho ba khía cạnh thần thánh của Ấn Độ giáo và hợp chung thành bộ tam thần Trimurti: Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ, còn Shiva là đấng hủy diệt hoặc biến đổi.
[5] Núi Linh Thứu (Gijjhakūta): nằm ở Rajgir, Bihar, Ấn Độ.
Năm 1714, Tsangyang Gyatso ba mươi hai tuổi, lần nữa trở về Lhoka, tu hành ở tu viện Tabu thuộc huyện Nang[6], Lhoka, được người bản địa tôn xưng là Đại su Tabu. Trong “Bí truyện”, Tsangyang Gyatso đã thực sự trở thành một vị cao tăng đắc đạo vân du bốn phương, đủ loại kỳ ngộ mà mọi người không sao tưởng tượng nổi. Dường như chỉ có như thế mới xứng với thân phận Phật sống của Ngài, chỉ có như thế, mới có thể viết tiếp truyền kỳ đời sau của Ngài.
[6] Nang: trước là một huyện của địa khu Lhoka. Năm 1982 địa khu Nyingchi thành lập, huyện Nang cắt về Nyingchi quản lý cho đến nay. “Nang” tiếng Tạng nghĩa là hiển hiện, tưởng tượng.
Đời người thịnh suy đã định, năm tháng ảo diệt không lời. Có lẽ Ngài sống chỉ là để mơ trọn giấc mơ nửa đời trước, thành toàn một câu chuyện không có kết cuộc. Những nguyên nhân khác đều không phải. Có lẽ Ngài đã dâng cho Phật tổ thời gian quãng đời còn lại, nhưng rốt cuộc vẫn phải bội bạc giai nhân. Kỳ thực chuyện của đời trước, đi qua cầu Nại Hà là đã quên sạch sành sanh, không rõ vì sao còn có nhiều nợ cũ khó hết, giục giã hoàn trả.
Đời người chính là một chuyến du lịch, dù đeo tay nải mải miết phiêu bạt trên đường, hay có chỗ ở yên thân, đều là đang nhàn du. Thời gian xưa nay đều không dừng lại, dẫu chúng ta nấp ở một chốn thế ngoại đào nguyên không có rối ren, cũng vẫn phải xem hết hoa xuân trăng thu, phải trải qua sinh lão bệnh tử. Một ngày kia, phồn hoa cuối cùng sẽ trôi xa, một ngày kia, chúng ta đều sẽ cô độc già đi. Ngắm xong mùa xuân muôn hồng ngàn tía cuối cùng trong sinh mệnh, hạt bụi trần nhỏ bé này nên trở về chốn nào?
Biển người trôi nổi, ngày ngày đều có nhiều cuộc gặp gỡ và tương phùng như thế, vì sao người đi lướt qua nhau lại là bạn và tôi? Ngày ngày đều có nhiều duyên phận ước hẹn như thế, vì sao người chờ đợi ngày này qua ngày nọ vẫn là bạn và tôi. Chúng ta luôn mong mỏi người khác đến cứu rỗi, lại không biết con người chỉ có tự cứu mình rồi mới có thể cứu người. Chúng ta luôn ở trong biển biếc của mình, kể chuyện nương dâu của người ta, lại không biết có một ngày, nương dâu của mình vừa khéo là biển biếc của người khác. Ván cờ nhân sinh này, nếu cố chấp phải đi tiếp theo cách nghĩ của mình, kết quả sẽ là cả ván đều thua, non sông đều mất.
Khi phiêu bạt, tôi thường nhớ đến Tsangyang Gyatso. Trước giờ tôi không mong mỏi vị tình tăng nhu nhược này có thể cứu rỗi tôi từ hồng trần, vượt qua sông nước mênh mang của đời người, cập bến bờ bên kia sen nở. Vì tôi biết, Ngài và chúng ta không có khác biệt. Từ sau khi Ngài rơi vào phàm trần, chọn lựa tình yêu, tôi đã biết Ngài không quay về được nữa. Trong thơ ca thắm thiết cảm động lòng người của Ngài, tôi đã đọc ra kiếp trước đời này của Ngài, một người vì Phật mà say mê hông trần, lại định sẵn phải gìn giữ trọn đời vì tình yêu. Ngài là Phật sống, ai có thể phê duyệt số mệnh cho Ngài, nói với Ngài đến cuối cùng phải chọn lựa tư thế nào mới sống được thật tốt chốn nhân gian khói lửa?
Nếu nói quãng thời gian trước mười lăm tuổi của Tsangyang Gyatso là kiếp trước của Ngài, thế thì quãng thời gian Ngài vào trong cung Potala chính là kiếp này, còn trong “Bí truyện” của Ngawang Lhundrup Daji là kiếp sau của Ngài. Ngài của kiếp trước chỉ là một thiếu niên làng quê lặng lẽ không ai hay biết, chẳng có bao nhiêu ham muốn, nhàn nhã tự tại. Ngài của kiếp này thì có mấy kiểu cực đoan, từ thiếu niên vô danh lắc mình biến thành Phật sống. Ngài đã sở hữu quyền lực cao nhất, tình yêu đẹp nhất, cũng mất đi tự do của người bình thường. Có người nói, là vì kiếp này Ngài phung phí bằng hết mọi thứ tốt đẹp, do đó mới có kiếp sau lưu lạc cùng khốn.
Có lẽ trong lòng mỗi người đều có một tâm trạng hoài niệm, phảng phất gặp gỡ ban sơ mãi mãi đều là đẹp nhất. Dù già đi bao nhiêu tuổi, điều chúng ta có thể nhớ được vẫn chỉ là ngày hôm qua ố vàng. Có lúc, lật mở một cuốn sách, nhìn thấy trong trang bìa kẹp một phiến lá rụng ta sẽ vui mừng khôn xiết, vì trên gân lá chạm khắc dấu ấn của tháng năm, cũng lưu giữ những tình cảm ấm áp của ngày xưa. Đi qua chặng đường nhân sinh dài dằng dặc, cuối cùng thứ hoài tưởng vẫn là những dĩ vãng xanh rì ấy. Kỳ thực thuở ban đầu chưa chắc đã là tốt đẹp nhất, nhưng tính cố chấp sẽ khiến bạn và tôi luôn chẳng quên được sự tốt đẹp của ngày hôm qua.
Tsangyang Gyatso lưu lạc ở dân gian, cũng từng vô số lần không thể tự chủ hoài niệm quá khứ. Dù Ngài tự nhủ, hồ Thanh Hải là khởi điểm cuộc đời của Ngài, thành Lhasa là cố hương Ngài không về được. Nhưng nhiều ngày lênh đênh không nương tựa, nhiều lần nửa đêm nằm mơ, Ngài vẫn sẽ nhớ nhung quán rượu nhỏ Makye Ame, sẽ tưởng nhớ người đẹp Qonggyai Dawa Dolma của Ngài, thậm chí không quên được con chó vàng già trung thành của cung Potala. Nhưng Ngài không viết được thơ tình nữa, tình ca buồn thương trăm mối ngày xưa, nay đọc lên, thật là ngôn từ lộn xộn. Có những cảm giác, một khi mất đi thì chẳng bao giờ tìm lại được nữa.
Những năm này, Tsangyang gyatso là một hành giả cô độc, nếm đủ chua xót và bất lực. Nhưng dọc đường Ngài đều giúp đời cứu người, thực hiện lời hứa của bản thân. Lại chưa từng dùng thân phận thật sự trước mọi người, nếu có ai hỏi đến cùng chỉ giả vờ không biết. Chỉ nói với người khác, mình từ nhỏ lưu lạc, không biết quê cũ ở đâu, cũng không biết cha mẹ là ai. Người dân hiền lành chất phác, xưa nay không hỏi nhiều, chỉ xem Ngài là khách qua đường phiêu bạt giang hồ như họ, vì miếng cơm manh áo, ăn mày chốn nhân gian. Cũng có người hiểu chuyện biết Ngài không phải là người phàm, nhưng chúng sinh vạn tướng, ai mà có thể chú ý đến nhiều như thế.
Năm 1709, Tsangyang Gyatso đã lưu vong bốn năm, từ Litang đi qua Batang[1], bí mật trở về Lhasa. Lhasa, đối với Tsangyang Gyatso, là một tòa thành số mệnh, một tòa thành đời này kiếp này đều chẳng thể lãng quên. Tòa thành này đã ban cho Ngài thân phận Thần Phật, cũng cho Ngài gặp gỡ người con gái định mệnh.
[1] Litang (Lý Đường), Batang (Ba Đường): hai huyện thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Garzê (Cam Tư), tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Tòa thành này, khiến Ngài sở hữu tất cả, cũng hủy diệt tất cả của Ngài. Lần đó từ biệt cùng chúng sinh và cỏ cây trong thành, cho rằng suốt đời này không có duyên trở lại nữa, nhưng không ngờ Ngài lại chân thực đứng trong thành Lhasa, nhìn dòng người phàm trần hối hả lại qua.
Tòa thành này không mảy may biến đổi vì sự ra đi của Ngài. Từng cho rằng, Ngài thân là thủ lĩnh chính giáo Tây Tạng, trong một ngày lưu lạc làm tên tù dưới thềm, tòa thành này sẽ có những thay đổi long trời lở đất. Thế nhưng biến động ngày ấy không hề có nghĩa tương lai sẽ gió mây biến ảo. Có lẽ các tín đồ trước giờ chưa hề quên Ngài, nhưng họ rốt cuộc cũng chỉ là người dân bình thường, chỉ hy vọng gìn giữ một phần năm tháng tĩnh lặng, sống cuộc sống bình dị nhất. Xưa nay triều đại thay đổi, chỉ thay đổi vua chúa trên ngai báu, còn non sông muôn dặm vẫn trước sau như một, nào đã có nửa phần thay đổi. Có lẽ trên đời này, chẳng ai nên xem bản thân quá quan trọng. Vì bất cứ ai ra đi đều không thể khiến đất trời đổi sắc, nhật nguyệt mất màu, núi xanh vẫn còn đó, nước biếc vẫn chảy về đông.
Tsangyang Gyatso trở về thành Lhasa không dám phô trương qua phố, Ngài ẩn giấu thân phận của mình, gặp gỡ Thượng Sư của tu viện Drepung và tu viện Sera[2], trăm nỗi cảm xúc, vui mừng khôn tả. Họ cùng nhau bế quan tu luyện Phật pháp, không còn chàng lãng tử vì tình đêm khuya lẻn đi năm xưa nữa. Bế quan một năm, sau khi xuất quan, cuối cùng do thân phận đặc thù của Tsangyang Gyatso, không tiện ở lâu trong thành Lhasa. Bởi chỉ cần đôi chút sơ sẩy là có thể bị tai mắt của Lha-bzang Khan phát giác, đem đến cho Ngài tai nạn cực lớn lần nữa.
[2] Tu viện Sera (Sắc Lạp): cách Lhasa khoảng 5km về phía bắc, được xây năm 1419 bởi một đệ tử của Tsongkhapa.
Gặp lại thành Lhasa lần này giống như cách biệt một đời, chỉ đến lúc ly biệt, Tsangyang Gyatso mới biết hóa ra mình quyến luyến tòa thành này thế nào. Ngài không nỡ rời một nhành cây ngọn cỏ, từng mái bếp, nếp nhà trong thành, càng không quên được đoạn tình dang dở của kiếp này. Vấn vương hơn nữa cuối cùng cũng phải biệt ly, Ngài một mình đi trên đường phố Lhasa, vì ăn mặc giản dị mà không ai nhận ra Ngài là chàng Dangsang Wangpo phong lưu tiêu sái năm xưa. Ngắm một thoáng quán rượu nhỏ Makye Ame, một ngôi nhà nhỏ màu vàng rất đỗi bắt mắt. Bên trong vẫn khách khứa nườm nượp, họ vẫn là giang hồ của hôm qua, duy chỉ có Ngài không quay về được biển biếc năm đó.
Rời khỏi Lhasa, Tsangyang Gyatso tiếp tục lênh đênh biển trần, bốn bể là nhà. Năm 1712, Tsangyang Gyatso ba mươi tuổi, đã đến Kathmandu[3] của Nepal, ở đây chiêm ngưỡng biểu tượng Linga[4] của thần Shiva. Sau đó, lại theo quốc vương Nepal đến Ấn Độ hành hương. Tháng tư năm sau, Tsangyang Gyatso đã leo lên núi Linh Thứu[5], đây là nơi năm xưa Thích Ca Mâu Ni giảng kinh. Ở vùng tịnh thổ núi thiêng, chuyên tâm tu luyện một ngày mà đã hơn tu luyện ở đất Tạng một năm. Tsangyang Gyatso lúc đó một lòng hướng Phật, cũng đã có lĩnh ngộ sâu sắc đối với Phật pháp bao la tinh thâm. Ra khỏi núi Linh Thứu, Tsangyang Gyatso còn gặp được voi trắng trăm năm mới xuất hiện một lần của Ấn Độ.
[3] Kathmandu: thủ đô Nepal
[4] Linga là một biểu tượng thờ phụng của vị thần Ấn Độ giáo Shiva. Phái Shiva của Ấn Độ giáo coi Shiva là vị Thượng đế tối cao. Trong phái Smarta, Shiva là một trong năm hình thức nguyên sơ của Thượng đế. Trong một số trường phái Ấn Độ giáo khác, Brahma, Vishnu và Shiva đại diện cho ba khía cạnh thần thánh của Ấn Độ giáo và hợp chung thành bộ tam thần Trimurti: Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ, còn Shiva là đấng hủy diệt hoặc biến đổi.
[5] Núi Linh Thứu (Gijjhakūta): nằm ở Rajgir, Bihar, Ấn Độ.
Năm 1714, Tsangyang Gyatso ba mươi hai tuổi, lần nữa trở về Lhoka, tu hành ở tu viện Tabu thuộc huyện Nang[6], Lhoka, được người bản địa tôn xưng là Đại su Tabu. Trong “Bí truyện”, Tsangyang Gyatso đã thực sự trở thành một vị cao tăng đắc đạo vân du bốn phương, đủ loại kỳ ngộ mà mọi người không sao tưởng tượng nổi. Dường như chỉ có như thế mới xứng với thân phận Phật sống của Ngài, chỉ có như thế, mới có thể viết tiếp truyền kỳ đời sau của Ngài.
[6] Nang: trước là một huyện của địa khu Lhoka. Năm 1982 địa khu Nyingchi thành lập, huyện Nang cắt về Nyingchi quản lý cho đến nay. “Nang” tiếng Tạng nghĩa là hiển hiện, tưởng tượng.
Đời người thịnh suy đã định, năm tháng ảo diệt không lời. Có lẽ Ngài sống chỉ là để mơ trọn giấc mơ nửa đời trước, thành toàn một câu chuyện không có kết cuộc. Những nguyên nhân khác đều không phải. Có lẽ Ngài đã dâng cho Phật tổ thời gian quãng đời còn lại, nhưng rốt cuộc vẫn phải bội bạc giai nhân. Kỳ thực chuyện của đời trước, đi qua cầu Nại Hà là đã quên sạch sành sanh, không rõ vì sao còn có nhiều nợ cũ khó hết, giục giã hoàn trả.
Tác giả :
Bạch Lạc Mai