Gã Độc Thân Vàng Mười
Chương 86
Hôm đó là ngày cuối cùng của năm cũ, vốn là đứa để ý tiểu tiết Ngải Đông Đông cảm thấy ngày hôm nay rất quan trọng với nó và Chu Cương, nó cứ muốn nhất định phải đạt được chút gì đó coi như tự tặng quà năm mới cho mình mới được.
Không ngờ vừa về nhà Chu Cương đã bị lôi đi nhậu, gã đi một lèo đến tối mịt vẫn chưa mò mặt về. Bấy giờ trên TV đang chiếu cảnh nữ MC Lý Thụy Anh mặc váy đỏ cài hoa đỏ rực rỡ đứng cạnh MC nam cũng mặc trang phục thời Đường, không khí đài truyền hình vui mừng rộn rã. Chu Phóng thấy Ngải Đông Đông cứ loanh quanh ngoài cổng thì gọi nó vào, hỏi: “Mày làm gì đấy, đợi anh cả à?”
“Con sợ ba con uống say lại lái xe.” Ngải Đông Đông đáp vòng vo.
“Khỏi phải lo, bạn bè ổng đầy ra đấy, say quá thì mấy ổng khắc đưa về.”
Ngải Đông Đông không muốn Chu Cương quá chén hôm nay nên nó lại hỏi: “Chú ba có di động ở đấy không cho con mượn gọi cho ba nuôi con với.”
Chu Phóng đưa điện thoại cho nó: “Đừng có bấm linh tinh nhá, trong máy tao lưu mấy thứ không dành cho con nít đâu.”
Ngải Đông Đông cười cười vào danh bạ tìm số của Chu Cương rồi bấm gọi, chuông reo hồi lâu mà không ai bắt máy. Chu Phóng bỏ vào nhà, Ngải Đông Đông gọi mãi chẳng được thế là nó bắt đầu lén mở bộ sưu tập video của Chu Phóng ra xem, quả nhiên nó vớ được ngay một đoạn phim cấp ba. Nó đang định tắt tiếng đi thì Chu Phóng đã phi ra, cười hỏi: “Nè nè nè, làm gì đấy?”
“Con xem chú thích thể loại gì thôi mà…”
Chu Phóng vừa cười vừa giật di động lại: “Không cho mày xem đâu, mày mà xem là anh cả tẩn chú vì cái tội làm hư mày đấy.”
“Đời nào, hồi ở tù ổng với con còn xem chung mà.”
Chu Phóng há hốc mồm: “Mày bảo anh cả á? Thật á?”
“Chứ chú bảo sao?” Ngải Đông Đông vừa cười vừa nháy mắt với gã, bấy giờ biểu cảm của Chu Phóng hết sức khó tả, gã gượng cười bảo: “Đ.m ba nuôi với con nuôi cùng xem phim séc, đe’o gì kỳ khôi vậy, không thấy ngượng hả mậy?”
“Đàn ông con trai với nhau làm sao phải ngượng?” Ngải Đông Đông đáp tỉnh rụi làm chính Chu Phóng lại có vẻ xấu hổ, gã nói: “Đúng là ông anh tao cứng thật, mà mày cũng cứng lắm cơ. Cha nào con nấy!”
Ngải Đông Đông cười cười, nó lại ngóng ra cổng, Chu Phóng hỏi nó: “Sao thế, chưa gọi được à?”
“Không bắt máy, chắc đang nhậu nên không nghe thấy.”
“Mày gọi bây giờ là dở rồi, nhỡ anh cả đang vui vẻ với em nào tự dưng mày gọi điện ổng cáu cho mà xem.”
Ngải Đông Đông mím môi không nói gì. Chu Phóng thấy nó ỉu xìu liền lôi nó vào nhà, bảo: “Thôi chờ làm gì, rảnh rỗi thì vào treo đèn lồng với chú.”
Cái đèn lồng to bồi giấy đỏ mắc bóng đèn bên trong lúc bật lên tỏa ánh sáng đỏ rực rất có hương vị năm mới. Ngải Đông Đông kê ghế đẩu để trèo lên mắc đèn, Chu Phóng đứng dưới ngắm: “Dịch sang trái một tí, ờ, đúng đấy, ấy quá rồi, sang phải tí mày ơi.”
Ngải Đông Đông giơ đèn một lúc cũng mỏi, nó đang định thả tay xuống nghỉ một tí thì dưới chân chòng chành suýt ngã, liền sau đó nó nghe thấy tiếng Chu Minh la lên: “Trèo cao thế cẩn thận khéo ngã!”
Ngải Đông Đông cố đứng vững lại, treo đèn lên rồi nhảy xuống hỏi: “Chú hai à, ba nuôi con đâu, sao ba con không về với chú?”
“Chú không đi với ảnh, xưởng tổ chức tất niên anh cả ghé qua một lúc nhưng ai gọi điện nên lại đi rồi, chưa chắc tối nay ảnh đã về đâu.”
Nghe thế Ngải Đông Đông xuôi xị cả người.
Nhưng nỗi thất vọng của nó nhanh chóng được xua tan bởi không khí rộn ràng ngày Tết. Theo tục lệ xưa, đêm 30 người lớn sẽ tặng trẻ con một phong bao hình thức như bao lì xì, đứa trẻ phải giữ trong người qua thời khắc giao thừa. Chu Cương không ở nhà nên bà Chu thay gã tặng phong bao cho Ngải Đông Đông, nó với Chu Đình mỗi đứa nhận được sáu trăm đồng tiền.
Sáu trăm đồng là rất nhiều, ở nhà quê bình thường người ta chỉ mừng tầm chục đồng thôi, bây giờ mỗi đứa sáu trăm tính ra hẳn một khoản tiền to. Đến Chu Phóng cũng phải bảo: “Năm nay bà dốc hết vốn liếng à, bà được thằng cháu trai có khác.”
Năm ngoái bà Chu chỉ mừng cho mỗi đứa cháu ba trăm, năm nay Chu Đình và anh em Hâm Hâm đúng là được thơm lây với Ngải Đông Đông.
Ngải Đông Đông lớn ngần nay bữa nay là lần đầu tiên nó dập đầu chúc Tết người lớn, dập thật luôn chứ không phải làm qua loa cho xong chuyện đâu. Lớp con như Chu Phóng thì không phải dập đầu còn nó dẫn theo Chu Đình với mấy đứa cháu khác dàn hàng quỳ lạy rất nghiêm chỉnh. Đúng là phú quý sinh lễ nghĩa, nhà giàu có nên trọng phép tắc hơn hẳn. Ngải Đông Đông cũng cảm thấy không khí rất long trọng. Từ bé đến giờ nó đâu có biết Tết nhất có thể quy củ rườm rà như thế này, làm nó cứ như lạc vào thế giới Hồng Lâu Mộng vậy.
Bữa tối cả nhà quây quần đông đủ chỉ thiếu mỗi Chu Cương nhưng không thấy bà Chu đả động đến gã, người khác cũng không ai hỏi gì. Có lẽ đây không phải lần đầu Chu Cương vắng nhà ngày cuối năm. Xong bữa, Chu Minh dẫn bọn nhỏ ra sân đốt pháo hoa, Hâm Hâm với đứa em gái nó còn bé nên sợ không dám cầm pháo đốt, Chu Đình thì là con gái nên cuối cùng phần lớn pháo bông đều vào tay Chu Phóng với Ngải Đông Đông. Cả mảnh sân rực rỡ náo nhiệt với tiếng pháo đùng đoàng, Ngải Đông Đông thì hò hét ầm ĩ, lòng vui phơi phới.
Thụy Linh đan cho nó một cái khăn quàng màu đỏ vừa ấm vừa đẹp, Ngải Đông Đông thích lắm. Da nó vốn đã trắng quàng khăn đỏ sậm trông nó càng thanh tú long lanh.
“Mày gọi điện về nhà chưa đấy?” đột nhiên Chu Phóng hỏi.
Mới đầu Ngải Đông Đông mải xem pháo hoa nên không nghe rõ, sau loạt tiếng nổ đì đùng nó mới quay sang hỏi lại: “Chú bảo sao cơ?”
“Chú hỏi mày gọi điện về nhà chưa?”
Ngải Đông Đông không ngờ Chu Phóng lại nhắc đến chuyện ấy, nó lắc đầu: “Chưa.”
“Chưa gọi à?”
“Không gọi, không muốn gọi, cũng không có điện thoại.”
“Không có thì lấy của chú đây này, sao mà không gọi?”
Nụ cười của Ngải Đông Đông héo dần: “Nhà làm gì có ai mà gọi?”
“Còn mẹ mày đấy thôi?”
“Bả mặc kệ con lâu rồi.”
Thấy Ngải Đông Đông có vẻ không vui nên Chu Phóng không hỏi nữa. Nhưng mấy câu vừa rồi của gã hình như đã đủ làm mích lòng Ngải Đông Đông, nó đứng bần thần một hồi rồi bỏ ra ngoài cổng.
Chu Phóng rút thuốc ra hút một lúc không thấy Ngải Đông Đông trở vào, gã đi ra thì gặp nó đang đứng dưới đèn lồng. Hình như nó cao hơn hồi mới về ít nhiều nhưng vẫn rất mảnh dẻ, thằng bé đứng đó với cái khăn quàng đỏ thẫm trên cổ trông thật đẹp đẽ. Người thành thị luôn có cái vẻ khác lạ so với dân quê bọn gã như thế chăng?
“Mày giận đấy à?”
Ngải Đông Đông quay lại, cười cười: “Có gì mà giận?”
“Chú quan tâm đến mày thôi mà.”
“Con biết mà, con lạnh nhạt quá hả chú, đêm giao thừa cũng không thèm gọi điện về nhà.”
Nhất thời Chu Phóng chẳng biết đáp ra sao, gã nín lặng một hồi rồi mới chợt nghĩ mình im thì khác gì tán đồng rằng Ngải Đông Đông đúng là đứa máu lạnh, thế là gã vội bảo: “Ý chú mày là…”
“Con với mẹ con chẳng ra làm sao cả, có lúc mẹ con quý con lắm, bả bảo có mỗi hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Nhưng nhiều khi khùng lên bả tung hê hết, bả bảo nếu không có con bả đã chẳng phải khổ thế, bảo là giá hồi đó cứ nạo quách con đi cho xong… bả nói nhiều quá con cũng chán chẳng thèm nghe nữa… cứ thế là mẹ con lạnh nhạt với nhau.”
“Chắc mẹ mày giận quá mất khôn thôi, ở đời mẹ nào mà chẳng thương con.”
Ngải Đông Đông mím môi, nói: “Chắc con lạnh lùng giống ba đẻ con.”
Nghe Ngải Đông Đông nói thế Chu Phóng lại càng thấy không khí thêm gượng gạo, gã im lặng một hồi rồi lái sang chuyện khác: “Sao anh cả vẫn chưa về nhỉ, sáng mai phải đi tảo mộ sớm đấy. Uống say quá thì hỏng bét, để chú gọi cho ổng xem sao.”
Nói rồi gã móc di động ra gọi cho Chu Cương, lần này thì bên kia bắt máy, Chu Phóng gào tướng lên: “Bao giờ anh về đấy, có cần nhà đi đón không?!”
Ngải Đông Đông dỏng tai lên nhưng bên kia rất ồn nên nó nghe không được rõ gì cả.
“Thế anh uống vừa thôi còn về, vâng vâng, Đông Đông bên cạnh em đây, nó nói chuyện với anh tí này!”
Chu Phóng chìa máy ra cho Ngải Đông Đông, Ngải Đông Đông hoảng quá vội xua tay nhưng Chu Phóng vẫn nhất định nhét di động vào tay nó. Cuối cùng nó đằng hắng mấy tiếng rồi nói: “Ba nuôi ơi.”
Chắc Chu Cương uống kha khá rồi nên tiếng cười của gã nghe cũng lơ mơ: “Cơm chưa?”
“Ăn rồi ạ, ba nuôi ơi bao giờ ba về?”
“Đừng đợi ba, chắc về muộn đấy. Mày ngủ trước đi không phải để cửa ba cầm chìa khóa đây rồi.”
Chu Cương chưa nói hết câu thì bên kia lại có tiếng đàn ông la lối: “Ơ này anh Chu về là thế nào, đêm nay anh ngủ đây đấy nhá! Bọn Tiểu Lan nó ngóng anh cả năm trời anh không thương các em nó à?!”
Tiếng cười rần rần đập vào tai Ngải Đông Đông, tức thì nó thấy máu xông lên tận não: “Đ.m đứa nào nói nhăng cuội cạnh ba đấy!”
Chu Cương bật cười, lại một hồi loạt xoạt lạo xạo rồi đầu dây bên kia nghe yên tĩnh hẳn, có lẽ Chu Cương đã ra khỏi phòng tiệc: “Thằng bạn thân ba mà, xỉn hết rồi.”
Ngải Đông Đông nạt: “Ba đừng có ẩu tả ở đấy nhé, phải về đấy!”
Chu Cương cười đáp: “Ừ, chắc chắn là về.”
“Con không tin, ba về luôn bây giờ đi.” đàn ông chè chén lại còn có gái đẹp ngồi cạnh, còn lâu Ngải Đông Đông mới tin Chu Cương sẽ giữ mình vì nó. Chu Phóng đứng nghe cũng giật mình kinh ngạc, gã thấy mặt Ngải Đông Đông đỏ bừng, nó gắt lên: “Bây giờ ba không về thì ngày mai không còn con ở đây đâu!”
“Mày ghê thật đấy, dám dọa anh cả à?” Chu Phóng giơ hai ngón cái tỏ ý trầm trồ, Ngải Đông Đông lại càng gằn giọng: “Mai là năm mới rồi, đêm nay ba phải ngủ ở nhà.”
Thời khắc quan trọng thế này sao Chu Cương có thể trớt quớt như thế không hiểu!
Đầu dây bên kia Chu Cương lại bật cười, gã nói nghe rất qua loa: “Ừ ừ được rồi, về chứ, tối ba về, mày ngủ trước đi đừng có đợi…”
“Chu Cương, con nói rồi đấy ba muốn làm gì thì làm, con đứng ngoài cổng đợi ba đúng một tiếng đồng hồ đấy.”
Không ngờ vừa về nhà Chu Cương đã bị lôi đi nhậu, gã đi một lèo đến tối mịt vẫn chưa mò mặt về. Bấy giờ trên TV đang chiếu cảnh nữ MC Lý Thụy Anh mặc váy đỏ cài hoa đỏ rực rỡ đứng cạnh MC nam cũng mặc trang phục thời Đường, không khí đài truyền hình vui mừng rộn rã. Chu Phóng thấy Ngải Đông Đông cứ loanh quanh ngoài cổng thì gọi nó vào, hỏi: “Mày làm gì đấy, đợi anh cả à?”
“Con sợ ba con uống say lại lái xe.” Ngải Đông Đông đáp vòng vo.
“Khỏi phải lo, bạn bè ổng đầy ra đấy, say quá thì mấy ổng khắc đưa về.”
Ngải Đông Đông không muốn Chu Cương quá chén hôm nay nên nó lại hỏi: “Chú ba có di động ở đấy không cho con mượn gọi cho ba nuôi con với.”
Chu Phóng đưa điện thoại cho nó: “Đừng có bấm linh tinh nhá, trong máy tao lưu mấy thứ không dành cho con nít đâu.”
Ngải Đông Đông cười cười vào danh bạ tìm số của Chu Cương rồi bấm gọi, chuông reo hồi lâu mà không ai bắt máy. Chu Phóng bỏ vào nhà, Ngải Đông Đông gọi mãi chẳng được thế là nó bắt đầu lén mở bộ sưu tập video của Chu Phóng ra xem, quả nhiên nó vớ được ngay một đoạn phim cấp ba. Nó đang định tắt tiếng đi thì Chu Phóng đã phi ra, cười hỏi: “Nè nè nè, làm gì đấy?”
“Con xem chú thích thể loại gì thôi mà…”
Chu Phóng vừa cười vừa giật di động lại: “Không cho mày xem đâu, mày mà xem là anh cả tẩn chú vì cái tội làm hư mày đấy.”
“Đời nào, hồi ở tù ổng với con còn xem chung mà.”
Chu Phóng há hốc mồm: “Mày bảo anh cả á? Thật á?”
“Chứ chú bảo sao?” Ngải Đông Đông vừa cười vừa nháy mắt với gã, bấy giờ biểu cảm của Chu Phóng hết sức khó tả, gã gượng cười bảo: “Đ.m ba nuôi với con nuôi cùng xem phim séc, đe’o gì kỳ khôi vậy, không thấy ngượng hả mậy?”
“Đàn ông con trai với nhau làm sao phải ngượng?” Ngải Đông Đông đáp tỉnh rụi làm chính Chu Phóng lại có vẻ xấu hổ, gã nói: “Đúng là ông anh tao cứng thật, mà mày cũng cứng lắm cơ. Cha nào con nấy!”
Ngải Đông Đông cười cười, nó lại ngóng ra cổng, Chu Phóng hỏi nó: “Sao thế, chưa gọi được à?”
“Không bắt máy, chắc đang nhậu nên không nghe thấy.”
“Mày gọi bây giờ là dở rồi, nhỡ anh cả đang vui vẻ với em nào tự dưng mày gọi điện ổng cáu cho mà xem.”
Ngải Đông Đông mím môi không nói gì. Chu Phóng thấy nó ỉu xìu liền lôi nó vào nhà, bảo: “Thôi chờ làm gì, rảnh rỗi thì vào treo đèn lồng với chú.”
Cái đèn lồng to bồi giấy đỏ mắc bóng đèn bên trong lúc bật lên tỏa ánh sáng đỏ rực rất có hương vị năm mới. Ngải Đông Đông kê ghế đẩu để trèo lên mắc đèn, Chu Phóng đứng dưới ngắm: “Dịch sang trái một tí, ờ, đúng đấy, ấy quá rồi, sang phải tí mày ơi.”
Ngải Đông Đông giơ đèn một lúc cũng mỏi, nó đang định thả tay xuống nghỉ một tí thì dưới chân chòng chành suýt ngã, liền sau đó nó nghe thấy tiếng Chu Minh la lên: “Trèo cao thế cẩn thận khéo ngã!”
Ngải Đông Đông cố đứng vững lại, treo đèn lên rồi nhảy xuống hỏi: “Chú hai à, ba nuôi con đâu, sao ba con không về với chú?”
“Chú không đi với ảnh, xưởng tổ chức tất niên anh cả ghé qua một lúc nhưng ai gọi điện nên lại đi rồi, chưa chắc tối nay ảnh đã về đâu.”
Nghe thế Ngải Đông Đông xuôi xị cả người.
Nhưng nỗi thất vọng của nó nhanh chóng được xua tan bởi không khí rộn ràng ngày Tết. Theo tục lệ xưa, đêm 30 người lớn sẽ tặng trẻ con một phong bao hình thức như bao lì xì, đứa trẻ phải giữ trong người qua thời khắc giao thừa. Chu Cương không ở nhà nên bà Chu thay gã tặng phong bao cho Ngải Đông Đông, nó với Chu Đình mỗi đứa nhận được sáu trăm đồng tiền.
Sáu trăm đồng là rất nhiều, ở nhà quê bình thường người ta chỉ mừng tầm chục đồng thôi, bây giờ mỗi đứa sáu trăm tính ra hẳn một khoản tiền to. Đến Chu Phóng cũng phải bảo: “Năm nay bà dốc hết vốn liếng à, bà được thằng cháu trai có khác.”
Năm ngoái bà Chu chỉ mừng cho mỗi đứa cháu ba trăm, năm nay Chu Đình và anh em Hâm Hâm đúng là được thơm lây với Ngải Đông Đông.
Ngải Đông Đông lớn ngần nay bữa nay là lần đầu tiên nó dập đầu chúc Tết người lớn, dập thật luôn chứ không phải làm qua loa cho xong chuyện đâu. Lớp con như Chu Phóng thì không phải dập đầu còn nó dẫn theo Chu Đình với mấy đứa cháu khác dàn hàng quỳ lạy rất nghiêm chỉnh. Đúng là phú quý sinh lễ nghĩa, nhà giàu có nên trọng phép tắc hơn hẳn. Ngải Đông Đông cũng cảm thấy không khí rất long trọng. Từ bé đến giờ nó đâu có biết Tết nhất có thể quy củ rườm rà như thế này, làm nó cứ như lạc vào thế giới Hồng Lâu Mộng vậy.
Bữa tối cả nhà quây quần đông đủ chỉ thiếu mỗi Chu Cương nhưng không thấy bà Chu đả động đến gã, người khác cũng không ai hỏi gì. Có lẽ đây không phải lần đầu Chu Cương vắng nhà ngày cuối năm. Xong bữa, Chu Minh dẫn bọn nhỏ ra sân đốt pháo hoa, Hâm Hâm với đứa em gái nó còn bé nên sợ không dám cầm pháo đốt, Chu Đình thì là con gái nên cuối cùng phần lớn pháo bông đều vào tay Chu Phóng với Ngải Đông Đông. Cả mảnh sân rực rỡ náo nhiệt với tiếng pháo đùng đoàng, Ngải Đông Đông thì hò hét ầm ĩ, lòng vui phơi phới.
Thụy Linh đan cho nó một cái khăn quàng màu đỏ vừa ấm vừa đẹp, Ngải Đông Đông thích lắm. Da nó vốn đã trắng quàng khăn đỏ sậm trông nó càng thanh tú long lanh.
“Mày gọi điện về nhà chưa đấy?” đột nhiên Chu Phóng hỏi.
Mới đầu Ngải Đông Đông mải xem pháo hoa nên không nghe rõ, sau loạt tiếng nổ đì đùng nó mới quay sang hỏi lại: “Chú bảo sao cơ?”
“Chú hỏi mày gọi điện về nhà chưa?”
Ngải Đông Đông không ngờ Chu Phóng lại nhắc đến chuyện ấy, nó lắc đầu: “Chưa.”
“Chưa gọi à?”
“Không gọi, không muốn gọi, cũng không có điện thoại.”
“Không có thì lấy của chú đây này, sao mà không gọi?”
Nụ cười của Ngải Đông Đông héo dần: “Nhà làm gì có ai mà gọi?”
“Còn mẹ mày đấy thôi?”
“Bả mặc kệ con lâu rồi.”
Thấy Ngải Đông Đông có vẻ không vui nên Chu Phóng không hỏi nữa. Nhưng mấy câu vừa rồi của gã hình như đã đủ làm mích lòng Ngải Đông Đông, nó đứng bần thần một hồi rồi bỏ ra ngoài cổng.
Chu Phóng rút thuốc ra hút một lúc không thấy Ngải Đông Đông trở vào, gã đi ra thì gặp nó đang đứng dưới đèn lồng. Hình như nó cao hơn hồi mới về ít nhiều nhưng vẫn rất mảnh dẻ, thằng bé đứng đó với cái khăn quàng đỏ thẫm trên cổ trông thật đẹp đẽ. Người thành thị luôn có cái vẻ khác lạ so với dân quê bọn gã như thế chăng?
“Mày giận đấy à?”
Ngải Đông Đông quay lại, cười cười: “Có gì mà giận?”
“Chú quan tâm đến mày thôi mà.”
“Con biết mà, con lạnh nhạt quá hả chú, đêm giao thừa cũng không thèm gọi điện về nhà.”
Nhất thời Chu Phóng chẳng biết đáp ra sao, gã nín lặng một hồi rồi mới chợt nghĩ mình im thì khác gì tán đồng rằng Ngải Đông Đông đúng là đứa máu lạnh, thế là gã vội bảo: “Ý chú mày là…”
“Con với mẹ con chẳng ra làm sao cả, có lúc mẹ con quý con lắm, bả bảo có mỗi hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Nhưng nhiều khi khùng lên bả tung hê hết, bả bảo nếu không có con bả đã chẳng phải khổ thế, bảo là giá hồi đó cứ nạo quách con đi cho xong… bả nói nhiều quá con cũng chán chẳng thèm nghe nữa… cứ thế là mẹ con lạnh nhạt với nhau.”
“Chắc mẹ mày giận quá mất khôn thôi, ở đời mẹ nào mà chẳng thương con.”
Ngải Đông Đông mím môi, nói: “Chắc con lạnh lùng giống ba đẻ con.”
Nghe Ngải Đông Đông nói thế Chu Phóng lại càng thấy không khí thêm gượng gạo, gã im lặng một hồi rồi lái sang chuyện khác: “Sao anh cả vẫn chưa về nhỉ, sáng mai phải đi tảo mộ sớm đấy. Uống say quá thì hỏng bét, để chú gọi cho ổng xem sao.”
Nói rồi gã móc di động ra gọi cho Chu Cương, lần này thì bên kia bắt máy, Chu Phóng gào tướng lên: “Bao giờ anh về đấy, có cần nhà đi đón không?!”
Ngải Đông Đông dỏng tai lên nhưng bên kia rất ồn nên nó nghe không được rõ gì cả.
“Thế anh uống vừa thôi còn về, vâng vâng, Đông Đông bên cạnh em đây, nó nói chuyện với anh tí này!”
Chu Phóng chìa máy ra cho Ngải Đông Đông, Ngải Đông Đông hoảng quá vội xua tay nhưng Chu Phóng vẫn nhất định nhét di động vào tay nó. Cuối cùng nó đằng hắng mấy tiếng rồi nói: “Ba nuôi ơi.”
Chắc Chu Cương uống kha khá rồi nên tiếng cười của gã nghe cũng lơ mơ: “Cơm chưa?”
“Ăn rồi ạ, ba nuôi ơi bao giờ ba về?”
“Đừng đợi ba, chắc về muộn đấy. Mày ngủ trước đi không phải để cửa ba cầm chìa khóa đây rồi.”
Chu Cương chưa nói hết câu thì bên kia lại có tiếng đàn ông la lối: “Ơ này anh Chu về là thế nào, đêm nay anh ngủ đây đấy nhá! Bọn Tiểu Lan nó ngóng anh cả năm trời anh không thương các em nó à?!”
Tiếng cười rần rần đập vào tai Ngải Đông Đông, tức thì nó thấy máu xông lên tận não: “Đ.m đứa nào nói nhăng cuội cạnh ba đấy!”
Chu Cương bật cười, lại một hồi loạt xoạt lạo xạo rồi đầu dây bên kia nghe yên tĩnh hẳn, có lẽ Chu Cương đã ra khỏi phòng tiệc: “Thằng bạn thân ba mà, xỉn hết rồi.”
Ngải Đông Đông nạt: “Ba đừng có ẩu tả ở đấy nhé, phải về đấy!”
Chu Cương cười đáp: “Ừ, chắc chắn là về.”
“Con không tin, ba về luôn bây giờ đi.” đàn ông chè chén lại còn có gái đẹp ngồi cạnh, còn lâu Ngải Đông Đông mới tin Chu Cương sẽ giữ mình vì nó. Chu Phóng đứng nghe cũng giật mình kinh ngạc, gã thấy mặt Ngải Đông Đông đỏ bừng, nó gắt lên: “Bây giờ ba không về thì ngày mai không còn con ở đây đâu!”
“Mày ghê thật đấy, dám dọa anh cả à?” Chu Phóng giơ hai ngón cái tỏ ý trầm trồ, Ngải Đông Đông lại càng gằn giọng: “Mai là năm mới rồi, đêm nay ba phải ngủ ở nhà.”
Thời khắc quan trọng thế này sao Chu Cương có thể trớt quớt như thế không hiểu!
Đầu dây bên kia Chu Cương lại bật cười, gã nói nghe rất qua loa: “Ừ ừ được rồi, về chứ, tối ba về, mày ngủ trước đi đừng có đợi…”
“Chu Cương, con nói rồi đấy ba muốn làm gì thì làm, con đứng ngoài cổng đợi ba đúng một tiếng đồng hồ đấy.”
Tác giả :
Công Tử Ca