Emily Trên Dải Cầu Vồng
Chương 7: Chắp nhặt
“20 tháng Chín, 19…
“Dạo gàn đây, tôi thường bỏ bễ cuốn nhật ký của mình. Ở nhà bác Ruth thì người ta chẳng lấy đâu ra nhiều thời gian rảnh rỗi. Nhưng giờ là tối thứ Sáu và cuối tuần này tôi không thể về nhà được, vậy nên tôi đành tìm sự an ủi nơi cuốn nhật ký của mình. Cứ hai tuần một lần tôi mới được về Trăng Non nghỉ cuối tuần. Bác Ruth muốn tôi giúp ‘dọn dẹp nhà cửa’ vào thứ Sáu hàng tuần. Chúng tôi dọn dẹp khắp lượt ngôi nhà suốt từ trên xuống dưới, chẳng màng đến chuyện có cần phải làm thế hay không, y như cách nói của người lang thang khi rửa mặt định kỳ hàng tháng vậy, và rồi đến Chủ nhật sẽ nghỉ ngơi thư giãn, hoàn toàn không động chân động tay làm bất kỳ việc gì.
“Tối nay, nghe trong không khí có mùi sương giá. Tôi chỉ sợ khu vườn ở Trăng Non sẽ phải oằn mình chống chọi. Bác Elizabeth sẽ bắt đầu chắc mẩm đã đến mùa bỏ căn bếp ngoài trời và mang Waterloo quay trở lại bếp. Bác Jimmy sẽ vừa nấu cám lợn trong vườn cây ăn quả cũ vừa ngâm nga bài thơ do bác sáng tác. Rất có thể Teddy, Ilse và Perry – toàn những người may mắn đều đã được về nhà – sẽ đến đó, và Daff sẽ thơ thẩn xung quanh. Nhưng tôi không được nghĩ về chuyện này nữa. Như thế chỉ làm khuấy động nỗi nhớ nhà thôi.
“Tôi đang dần thấy yêu mếm Shrewsbury, trường Shrewsbury và các giáo viên ở Shrewsbury – tuy nhiên chú Dean đã nói rất đúng, ở đây tôi chẳng tìm thấy bất cứ ai giống như thầy Carpenter. Các học sinh năm hai và năm cuối đều coi thường đám học sinh năm nhất, và lúc nào cũng tỏ thái độ rất kẻ cả. Một vài người đã ra vẻ bề trên với tôi, nhưng thôi nghĩ chắc họ sẽ chẳng thử làm thế lần nữa đâu – ngoại trừ Evelyn Blake, lần nào gặp tôi cô ta cũng tỏ thái độ kẻ cả, mà chúng tôi lại gặp nhau khá thường xuyên, vì bạn thân của cô ta, Mary Carswell, trọ cùng phòng với Ilse tại nhà bà Adamson.
“Tôi ghét Evelyn Blake. Điều đó thì chẳng có gì phải nghi ngờ hết. Và cũng chẳng cần phải nghi ngờ chuyện cô ta ghét tôi. Chúng tôi là những kẻ thù bản năng… ngày từ lần đầu gặp gỡ, chúng tôi đã nhìn nhau như hai con mèo xa lạ, và chỉ cần nghĩ thế là đủ. Từ trước đến giờ, tôi chưa từng thực lòng căm ghét ai. Hồi xưa tôi cứ tưởng là có, nhưng bây giờ tôi đã nhận ra đó chỉ là cảm giác không thích thôi. Căm ghét là một thay đổi khá thú vị. Evelyn là học sinh năm hai, cao ráo, khôn ngoan và khá xinh xắn. Cô ta có đôi mắt dài màu nâu nhạt đầy xảo trá và hay nói bằng giọng mũi. Tôi biết cô ta có tham vọng văn chương, và luôn cho rằng mình là cô gái ăn mặc đẹp nhất trường trung học. Có lẽ cô ta đúng là thế thật, nhưng chẳng hiểu sao có vẻ như quần áo của cô ta còn gây được ấn tượng mạnh mẽ với người khác hơn cả bản thân cô ta. Mọi người vẫn chê bôi Ilse bởi ăn mặc quá sang trọng và quá già dặn, nhưng dù sao đi nữa cậu ấy vẫn làm chủ được quần áo của mình. Evelyn thì không thế. Bạn luôn nghĩ đến quần áo của cô ta trước khi nghĩ đến cô ta. Có vẻ như khác biệt nằm ở chỗ Evelyn mặc cho người khác, còn Ilse mặc cho chính bản thân mình. Khi nào quan sát cô ta kỹ càng hơn chút nữa thì tôi sẽ phải viết một bản phác thảo tính cách cô ta mới được. Nó sẽ làm tôi thỏa lòng lắm cho mà xem!
“Tôi gặp cô ta lần đầu tiên ở phòng của Ilse, và Mary Carswell đã giới thiệu chúng tôi với nhau. Cô ta nhìn xuống tôi – do lớn hơn tôi một tuổi nên cô ta cũng cao hơn tôi một chút – rồi nói,
“ ‘Ái chà, phải rồi, tiểu thư Starr phải không? Tôi đã nghe dì tôi, phu nhân Henry Blake, kể chuyện về cậu rồi.’
“Phu nhân Henry Blake chính là cô Brownell hồi xưa. Tôi nhìn thẳng vào mắt Evelyn mà đáp,
“ ‘Chắc chắn bà Henry Blake đã tô vẽ khá nhiều cho hình ảnh của tôi.’
“Evelyn bật cười – bằng một kiểu cười tôi chẳng thích chút nào. Nghe cái điệu cười đó, ta sẽ cảm thấy cô ta đang cười chính ta chứ không phải cười cợt điều ta vừa nói.
“ ‘Cậu không mấy hòa thuận với dì ấy, nhỉ? Theo tôi hiểu thì cậu khá yêu thích văn chương. Cậu viết cho báo nào vậy?’
“Cô ta hỏi bằng một giọng điệu vô cùng ngọt ngào nhưng cô ta biết rõ rành tôi chẳng viết cho tờ báo nào hết… vẫn chưa.
“ ‘ Tờ Doanh nghiệp của Charlottetown và tuần báo Thời đại của Shrewsbury,’ tôi đáp lại, toét miệng cười tinh quái. ‘Tôi vừa thỏa thuận với họ xong. Nếu tôi gửi tin cho Doanh nghiệp thì với mỗi mẩu tin, tôi sẽ nhận được hai xu, và hai mười lăm xu một tuần nhờ viết tin xã hội cho tờ Thời đại.’
“Nụ cười tươi tắn của tôi khiến Evelyn khó chịu. Đáng lẽ ra, học sinh năm nhất không được cười tươi tắn kiểu thế trước mặt các đàn anh đàn chị lớp trên. Chuyện vẫn chưa dừng ở đó.
“ ‘Ồ, phải rồi, theo tôi hiểu thì cậu phải làm việc để chi trả cho các chi phí sinh hoạt của mình,’ cô ta nói. ‘Chắc hẳn mỗi khoản thi dù nhỏ đến đâu cũng đều hữu ích cả. Nhưng ý tôi muốn nhắc đến những tập san văn học đích thực kia.’
“ ‘Như Bút lông hả?’ tôi hỏi lại kèm theo một nụ cười toe rạng rỡ khác.
“Bút lông là tờ báo của trường trung học, được xuất bản định kỳ hằng tháng. Nó được biên tập bởi các thành viên của Đầu lâu và Cú, một ‘hội văn học’ chỉ những học sinh năm hai và năm cuối mới đủ tư cách tham gia. Bài đăng trên Bút lông đều do học sinh viết, và mặc dù theo lý thuyết, bất kỳ học sinh nào cũng được tham gia đóng góp bài vở, nhưng trên thực tế, gần như tờ báo không chấp nhận bất cứ tác phẩm nào của học sinh năm nhất. Evelyn là một thành viên cốt cán trong hội Đầu lâu và Cú, và họ hàng của cô ta nắm vai trò biên tập viên của Bút lông. Rõ ràng cô ta cho rằng tôi đang chế nhạo cô ta, vậy là gần như từ lúc đó cho đến tận khi ra về, cô ta phớt lờ tôi hoàn toàn, chỉ trừ một cú đâm thọc nhẹ nhàng khi câu chuyện chuyển sang đề tài váy vóc.
“ ‘Tôi muốn có một cái trong đám nơ mới kia quá,’ cô ta nói. ‘Ở Jones & McCallum có mấy mẫu mới đáng yêu lắm, và trông chúng thanh nhã kinh khủng. Sợi ruy băng nhỏ bằng nhung đen mà cậu đang buộc quanh cổ ấy, tiểu thư Starr ạ, trông khá phù hợp đấy. Cái thời chúng còn thịnh hành, chính tôi cũng từng đeo một cái.’
“Tôi không thể nghĩ ra bất cứ câu phản pháo khôn ngoan nào. Tôi có thể dễ dàng nghĩ ra được những cách nói khôn ngoan khi chẳng có đối tượng nào để sử dụng chúng cả. Vậy nên tôi chẳng nói năng gì mà chỉ đơn thuần mỉm cười một cách vô cùng chậm rãi và khinh khỉnh. Có vẻ như thái độ đó còn khiến Evelyn thấy khó chịu hơn cả lời nói, vì sau đó tôi nghe thấy cô ta bảo rằng ‘tiểu thư Emily Star đó’ có một nụ cười rất giả tạo.
“Ghi chú: - Người ta có thể làm được vô khối việc nhờ những nụ cười thích hợp. Tôi phải nghiêm túc nghiên cứu vấn đề này mới được. Nụ cười thân thiện… nụ cười khinh bỉ… nụ cười vô tư… nụ cười khẩn khoản… nụ cười toe bình thường hay đầy tính phỉnh phờ.
“ Còn về cô Brownell – hay nói đúng hơn là bà Blake – tôi đã gặp cô ta trên phố cách đây vài ngày. Lúc vừa đi qua tôi, cô ta quay sang nói gì đó với bạn đồng hành và cả hai cười phá lên. Cách cư xử quá tệ, tôi nghĩ thế.
“Tôi thích Shrewsbury và thích trường học, nhưng tôi sẽ không bao giờ thích nhà của bác Ruth. Nó có tính cách rất khó chịu. Nhà cũng giống như người vậy… sẽ có ngôi nhà banj thích, có ngôi nhà không… và đôi khi sẽ có ngôi nhà mà bạn yêu. Nhìn từ ngoài vào, ngôi nhà này được bao phủ bởi lối trang trí lòe loẹt. Ở bên trong, các căn phòng thấy đều ngăn nắp, hợp thức và vô hồn. Cho dù có đặt gì vào trong những căn phòng đó thì dường như nó cũng chẳng bao giờ có vẻ như thuộc về nơi đó. Chẳng giống với ở Trăng Non, nơi này chẳng hề có những ngóc ngách hay ho lãng mạn. Phòng này của tôi cũng chẳng cải thiện hơn sau thời gian tôi ở đây. Trần nhà đè bẹp tôi… nó sà xuống ngay sát giường tôi… trong khi bác Ruth không cho phép tôi chuyển giường. Bác ấy tỏ vẻ hết sức kinh ngạc khi tôi đề xuất chuyện này.
“ ‘Chiếc giường lúc nào cũng được đặt ở góc đó,’ bác ấy bảo, cứ như thể bác ấy đang nói, ‘Mặt trời lúc nào chẳng mọc ở đằng Đông’ vậy.
“Nhưng các bức tranh mới đích thực là thứ tệ hại nhất ở căn phòng này… những bức thạch bản khắc họa những hình ảnh khó chịu nhất. Một lần tôi xoay chúng úp mặt vào tường và tất nhiên bác Ruth bước vào – bác ấy chẳng bao giờ gõ cửa – và để ý đến chúng ngay lập tức.
“ ‘Em’ly, sao cháu lại làm xáo trộn những bức tranh vậy?’
“Bác Ruth lúc nào cũng hỏi ‘tại sao’ tôi làm cái này, ‘tại sao’ tôi làm cái kia. Có khi tôi giải thích được, nhưng nhiều lúc tôi đành bó tay. Và lần này tôi cũng không thể. Nhưng tất nhiên tôi vẫn phải trả lời câu hỏi của bác Ruth. Trong trường hợp này thì một nụ cười khinh khi sẽ chẳng có tác dụng gì đâu.
“ ‘Cái vòng đeo cổ cho chó của nữ hoàng Alexandra cứ ám ảnh tâm trí cháu,’ tôi nói, ‘còn vẻ mặt của Byron trong giây phút cuối đời ở Missolonghi làm cháu không học hành nghiêm túc được.’
“ ‘Em’ly,’ bác Ruth nói, ‘cháu có thể cố gắng bày tỏ một chút thái độ biết ơn được không.’
“Tôi những muốn hỏi’
“ ‘Với ai kia ạ, nữ hoàng Alexandra hay huân tước Byron?’ nhưng tất nhiên tôi đã không làm thế. Thay vào đó, tôi ngoan ngoãn xoay hết các bức tranh trở lại vị trí cũ.
“ ‘Cháu vẫn chưa nói cho ta biết nguyên nhân đích thực khiến cháu xoay những bức tranh đó lại,’ bác Ruth nghiêm nghị nói. ‘Có lẽ cháu không định nói cho ta biết. Ngấm ngầm và khó lường… ngấm ngầm và khó lường… ta vẫn luôn nói cháu là người như vậy mà. Ngay từ lần đầu tiên gặp cháu ở Maywood, ta đã nói cháu chính là đứa trẻ ranh mãnh nhất ta từng gặp trên đời.’
“ ‘Bác Ruth, sao bác lại nói với cháu như thế?’ tôi giận dữ hỏi. ‘Đó là bởi vì bác yêu thương cháu và muốn cháu trở nên tốt hơn, hay bác căm ghét cháu và muốn làm cháu bị tổn thương, hay đơn giản chỉ tại bác không thể làm khác được?’
“Tiểu thư Xấc Láo này, mong cô nhớ cho đây là nhà của ta. Và kể từ giờ trở đi cô sẽ phải để yên cho các bức tranh của ta. Lần này, ta sẽ tha thứ cho cháu vì đã làm xáo trộn chúng, nhưng đừng để chuyện này xảy ra lần nữa đấy. Cho dù cháu có tưởng mình khôn ngoan đến thế nào chăng nữa, rồi cũng sẽ có lúc ta phát hiện ra động cơ nào khiến cháu xoay ngược những bức tranh đó lại.’
“Bác Ruth oai vệ bước ra khỏi phòng, nhưng tôi thừa biết bác ấy vẫn đứng nghe ngóng một lúc khá lâu ở đầu cầu thang để xem liệu tôi có bắt đầu nói chuyện một mình không. Bác ấy lúc nào cũng quan sát tôi… thậm chí ngay cả khi bác ấy chẳng nói gì… chẳng làm gì… tôi vẫn biết bác ấy đang quan sát tôi. Tôi có cảm giác mình chẳng khác gì một con ruồi đang ở dưới kính hiển vi. Không một lời lẽ, một hành động nào thoát khỏi sự phê phán của bác ấy, và cho dù không thể đọc được suy nghĩ của tôi, bác ấy cứ thích quy chụp cho tôi những suy nghĩ mà tôi chẳng bao giờ nảy sinh trong đầu. Tôi ghét chuyện đó còn hơn bất kỳ điều gì khác.
“Lẽ nào tôi không thể nói được điều tốt đẹp gì về bác Ruth? Tất nhiên tôi có thể chứ.
“Bác ấy là người trung thực, đoan chính, thật thà, cần cù và nói đến kho thức ăn của bác ấy thì bác Ruth không cần phải thấy xấu hổ với ai hết. Nhưng bác ấy chẳng có bất kỳ đức tính đáng mến nào, và bác ấy sẽ chẳng đời nào từ bỏ sự nỗ lực tìm hiểu xem tại sao tôi lại xoay những bức tranh đó lại. Bác ấy sẽ không bao giờ tin rằng tôi đã nói cho bác ấy sự thật giản đơn.
“Tất nhiên, mọi thứ ‘lẽ ra còn có thể tệ hơn’. Như Teddy từng nói đấy, nó có thể là tranh nữ hoàng Victoria thay vì nữ hoàng Alexandra.
“Tôi cũng treo một vài bức tranh của riêng mình đã góp phần cứu giúp tôi, một vài bức ký họa rất dễ thương về Trăng Non và về vườn cây ăn quả cũ được Teddy vẽ riêng cho tôi, cộng thêm một bản in khác do chú Dean tặng. Đó là bức tranh với những sắc màu ôn hòa, không mấy sắc nét khắc họa cảnh một hàng cọ bao quanh một dòng suối giữa sa mạc cùng một đoàn lạc đà đang băng qua dải cát dưới bầu trời tối đen điểm xuyết những vì sao. Bức tranh thấm đẫm màu sắc bí ẩn, đầy quyến rũ và mỗi khi nhìn thấy nó, tôi lại quên bẵng món đồ nữ trang của nữ hoàng Alexandra cũng như khuân mặt sầu thảm của huân tước Byron, và tâm hồn tôi thoát ra ngoài… ra bên ngoài… xuyên qua một cánh cổng nhỏ để đến với thế giới bao la, kỳ vĩ của tự do và mơ ước.
“Bác Ruth hỏi tôi lấy bức tranh đó ở đâu. Đến khi tôi nói cho bác ấy biết thì bác ấy khịt khịt mũi đáp lại,
“ ‘Ta thật chẳng tài nào hiểu được tại sao cháu lại có cảm tình với Lưng Bình Priest cơ chứ. Ta chẳng thể ưa nổi anh ta.’
“Tôi không nghĩ là bác ấy sẽ có thiện cảm với chú Dean.
“Nhưng mặc dù ngôi nhà thì xấu xí còn căn phòng của tôi chẳng hề thân thiện, Miền Chính Trực lại rất xinh đẹp và chính nó đã cứu sống tâm hồn tôi. Miền Chính Trực là rừng linh sam đằng sau nhà. Tôi gọi nó bằng cái tên đó vì linh sam cây nào cây nấy đều cao chót vót, mảnh mai và thẳng tăm tắp. Giữa rừng còn có một hồ nước khoác tấm mạng che bằng dương xỉ, ngay bên cạnh là một tảng đá xám to. Cái hồ được kết nối bằng một con đường nhỏ thất thường uốn lượn quanh co, hệp đến độ chỉ vừa một người đi. Mỗi khi mệt mỏi, cô đơn hay giận dữ, hoặc khi những khát vọng quá cháy bỏng, tôi lại ra nơi này ngồi vài phút. Chẳng ai có thể giữ mãi tâm trạng bất an khi nhìn hàng hàng lớp lớp những chóp nhịn mảnh mai nổi bật giữa trời xanh. Tôi vẫn thường đến đó học vào những chiều đẹp trời, mặc dù bác Ruth luôn nghi ngờ, cho rằng đây thực chất lại chỉ là một biểu hiện nữa cho tính ranh mãnh của rôi thôi. Chẳng bao lâu nữa, trời sẽ tối rất sớm khiến tôi chẳng thể học ở đó được, và tôi rồi sẽ nuối tiếc lắm cho xem. Chẳng hiểu sao, mỗi khi ở nơi này, các quyển sách của tôi lại toát lên một ý nghĩa mà chúng chẳng bao giờ có được khi ở bất cứ nơi nào khác.
“Có rất nhiều ngóc ngách xanh mướt thân thương trong Miền Chính Trực, nồng nàn mùi hương dương xỉ tắm ánh mặt trời và nhiều khoảng không gian thoáng đãng xanh màu cỏ điểm xuyết những cây cúc tây phơn phớt, khẽ khàng đu đưa về phía nhau mỗi lúc có Bà Gió chạy len lỏi giữa chúng. Và ngay phía bên trái cửa sổ của tôi, một nhóm thông già cao vút đứng đó, dưới ánh trăng sáng hay giữa sắc trời chạng vạng, trông chẳng khác gì một nhóm phù thủy đang ve vẩy đũa phép. Lần đầu tiên nhìn thấy chúng, vào một đêm gió lộng sau buổi hoàng hôn đỏ lửa, dưới ánh nến phản chiếu giống như một ngọn đèn hiệu kỳ quái treo lơ lửng trong không trung, lấp ló giữa đám cành lá, ánh chớp đã xuất hiện – lần đầu tiên tại Shrewsbury – và niềm hạnh phúc tôi cảm nhận được quá lớn lao đến độ chuyện gì cũng chẳng còn quan trọng nữa. Tôi đã viết một bài thơ về chúng.
“Nhưng chao ôi, nỗi khao khát được viết truyện cháy bỏng trong tôi. Ngay từ đầu tôi đã biết rất khó giữ được lời hứa với bác Elizabeth, nhưng tôi không ngờ nó lại khó khăn đến thế. Dường như mỗi ngày khó khăn càng trở nên nặng nề hơn… những ý tưởng cốt truyện xuất sắc đến thế cứ nhảy vào trong tâm trí tôi. Rồi sau đó, tôi lại phải cầu đến sự hỗ trợ của những bản nghiên cứu tính cách những người tôi quen biết. Tôi đã viết vài bản rồi.
“Trong tôi lúc nào cũng cháy bỏng một khát khao được thêm mắm giặm muối chút ít cho chúng – tô thêm sắc màu bí ẩn cho bóng tối, điểm thêm vẻ sống động cho những nét đặc sắc nhất. Nhưng tôi nhớ rõ mình đã hứa với bác Elizabeth rằng sẽ không bao giờ viết bất cứ điều gì không đúng với sự thật, bởi vậy tôi đành kiềm chế ngòi bút và cố gắng khắc họa họ chính xác như trên thực tế.
“Tôi từng viết một bản miêu tả về bác Ruth. Thú vị nhưng nguy hiểm. Tôi không bao giờ để cuốn sổ Jimmy hay nhật ký của mình trong phòng riêng. Tôi biết bác Ruth sẽ lục lọi khắp phòng mỗi khi tôi đi ra ngoài. Bởi vậy tôi luôn mang theo chúng trong cặp sách.
“Tối nay Ilse đã đến đây và chúng tôi cùng nhau học bài. Bác Ruth không tán thành chuyện này – và, nếu xét một cách công bằng, tôi không nghĩ rằng bác ấy sai. Ilse rất vui vẻ, hài hước nên tôi chỉ e rằng chúng tôi chỉ cười nhiều hơn học. Hôm sau chúng tôi cũng chẳng học hành tử tế trong lớp, thêm vào đó, ngôi nhà này không tán thành chuyện cười đùa.
“Perry và Teddy thích trường trung học. Perry trang trải chi phí ở trọ bằng cách trông non lò luyện kim và vườn tược, còn tiền ăn uống nhờ vào công việc hầu bàn. Thêm vào đó, cậu còn kiếm được hai mươi lăm xu mỗi giờ cho các việc lặt vặt. Tôi không thường xuyên gặp cậu ấy hay Teddy, chỉ trừ những dịp cuối tuần về nhà, vì theo quy định của trường học thì con trai và con gái không được phép đi cùng nhau cả lúc đến trường lẫn lúc về nhà sau giờ học. Dù vậy thì ối người vẫn làm như thế. Tôi cũng có một vài cơ hội, chỉ có điều tôi đã tự nhủ với lòng rằng nếu không tuân thủ quy tắc thì sẽ là hành vi đi ngược lại với các truyền thống ở Trăng Non. Chưa kể, cứ buổi tối đẹp trời nào tôi vừa từ trường về nhà là bác Ruth lại hỏi liệu tôi có đi cùng ai không. Tôi có cảm giác đôi khi bác ấy có phần hơi thất vọng khi tôi nói ‘Không”.
“Ngoài ra, tôi chẳng mấy cảm tình với bất kỳ cậu trai nào từng muốn đi về cùng tôi.”
“20 tháng Mười, 19…
“Tối nay, phòng tôi nồng nặc mùi bắp cải luộc, nhưng tôi không dám mở cửa sổ. Ngoài trời, khí đêm quá đậm đặc. Kể ra, có lẽ tôi sẽ đánh liều một lát nếu không phải cả ngày hôm đó bác Ruth đã chẳng lấy gì làm vui vẻ dễ chịu. Hôm qua là ngày Chủ nhật tôi ở lại Shrewsbury và lúc hai bác cháu đến nhà thờ, tôi đã ngồi vào trong góc ghế cầu nguyện. Tôi không biết lần nào đi nhà thờ bác Ruth cũng phải ngồi ở vị trí đó, nhưng bác ấy thì lại cứ nhất định cho rằng tôi cố tình làm thế. Bác ấy đọc Kinh Thánh suốt cả buổi chiều. Tôi có cảm giác bác ấy đang đọc nó nhằm vào tôi, mặc dù tôi chẳng thể hình dung nổi nguyên nhân là gì. Sáng nay bác ấy hỏi tại sao tôi lại làm thế.
“ ‘Làm cái gì ạ?’ tôi hoang mang hỏi lại.
“ ‘Em’ly, cháu thừa biết cháu đã làm gì đấy thôi. Ta sẽ không đời nào dung thứ cho cái thái độ ranh mãnh này đâu. Động cơ của cháu là gì?’
“ ‘Bác Ruth, cháu không hiểu bác định nói gì,’ tôi nói, hơi ngạo mạn một chút, vì tôi cảm thấy mình đang bị đối xử bất công.
“ ‘Em’ly, hôm qua cháu đã ngồi vào trong góc ghế chỉ cốt để làm ta phải tránh khỏi chỗ đó. Tại sao cháu làm thế?’
“Tôi nhìn xuống bác Ruth; giờ cao hơn bác ấy rồi nên tôi có thể làm vậy được. Bác ấy cũng chẳng thích thế. Tôi bừng bừng giận dữ và có lẽ nét mặt đã phảng phất sắc thái Murray. Làm ầm ĩ lên vì chuyện này thì có vẻ đáng khinh quá.
“ ‘Nếu cháu làm thế để bác phải tránh khỏi chỗ đó thì chẳng phải chính nó là lý do tại sao đấy ư?’ tôi nói bằng giọng khinh khỉnh đúng y như cảm xúc trong lòng. Tôi nhặt cặp sách lên, hiên ngang bước về phía cửa. Nhưng đến đó thì tôi dừng lại. Tôi bất chợt nhận ra rằng, cho dù người nhà Murray có thể làm hay không làm gì thì lúc này đây, tôi vẫn đang cư xử không đúng với phong thái cần có của một người nhà Starr. Cha hẳn sẽ không tán thành lối cư xử của tôi. Vậy là tôi xoay người lại và nói, cực kỳ lễ phép,
“ ‘Đáng lẽ cháu không nên nói năng như thế, bác Ruth ạ, và cháu mong bác tha lỗi. Cháu không có bất kỳ ý gì khi ngồi vào trong góc. Chỉ tại tình cờ cháu là người đầu tiên đi vào trong hàng ghế thôi. Cháu không biết bác thích ngồi ở góc đó.’
“Có lẽ tôi lịch sự hơi thái quá. Gì thì gì, lời xin lỗi của tôi có vẻ chỉ chọc cho bác Ruth tức điên hơn nữa. Bác ấy khịt khịt mũi nói,
“ ‘Lần này ta tha thứ cho cháu, nhưng đừng có để chuyện này xảy ra lần nữa. Tất nhiên ta chẳng trông chờ cháu sẽ nói cho ta biết lý do của cháu. Cháu quá ranh mãnh để có thể làm thế.’
“Bác Ruth, ôi bác Ruth! Nếu bác cứ đay đi đay lại rằng cháu là một đứa ranh mãnh rồi thì sẽ đến lúc bác buộc cháu phải trở thành một kẻ ranh mãnh thật cho mà xem, và đến lúc đó thì coi chừng đấy. Nếu đã quyết định biến thành một kẻ ranh mãnh rồi thì cháu thể nào cũng xỏ mũi bác dễ như trở bàn tay! Chính bởi cháu quá thẳng thắn nên bác mới điều khiển cháu được đấy chứ.
“Tối nào tôi cũng phải lên giường lúc chín giờ - ‘những người có nguy cơ mắc bệnh lao nhất thiết phải ngủ cho đẫy giấc’. Khi tôi đi học về thì ở nhà còn cả núi việc lặt vặt đang chờ sẵn, rồi đến tối lại phải học bài nữa. Vậy nên, chẳng hở lúc nào cho tôi viết lách được gì. Tôi biết bác Elizabeth và bác Ruth bàn bạc về vấn đề này. Nhưng tôi phải viết. Vậy là đến sáng, trời vừa tờ mờ là tôi đã dậy, thay quần áo, khoác thêm một cái áo choàng – vì giờ buổi sáng trời rất lạnh – rồi ngồi xuống tận dụng một tiếng đồng hồ vô giá viết vội viết vàng. Tôi không muốn bác Ruth phát hiện ra và gọi tôi là kẻ ranh mãnh, vậy nên tôi nói thẳng với bác ấy rằng tôi đang làm gì. Bác ấy làm cho tôi hiểu rõ ràng rằng tôi bị thần kinh mất rồi và thế nào cũng không tránh khỏi kết cục tang thương tại một nhà thương điên nào đó, nhưng thực tình, bác ấy không ngăn cấm tôi; có lẽ bác ấy cho rằng chuyện đó rồi cũng chẳng có ích lợi gì. Không phải thế. Tôi phải viết, đó là điều duy nhất có ý nghĩa. Đối với tôi, một tiếng đồng hồ như thế giữa buổi sáng xám xịt chính là thời khắc tươi sáng nhất trong ngày.
“Dạo gần đây, do bị cấm viết truyện nên tôi thường nghĩ về chúng. Nhưng rồi đến một ngày, tôi bất chợt nhận ra tôi đang phá vỡ thỏa thuận với bác Elizabeth, nếu không phải trên giấy trắng mực đen thì cũng là trong tâm tưởng. Bởi vậy, tôi ngừng việc này lại.
“Hôm nay, tôi đã viết một bản nghiên cứu tính cách Ilse. Rất thú vị. Chảng dễ gì phân biệt được con người bạn ấy. Bạn ấy quá đặc biệt và khó lường. (Chính tôi đã vắt óc nghĩ ra được từ đó đấy.) Thậm chí, ngay cả cơn giận dữ của bạn ấy cũng chẳng giống với bất kỳ ai khác. Bạn ấy không ném vào mặt họ những lời lẽ kinh khủng như bình thường mà bạn ấy ngấm ngầm chọc ngoáy. (Ngấm ngầm chọc ngoáy là các dùng từ tôi mới phát hiện ra. Tôi thích sử dụng từ mới. Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình thật sự nắm bắt được một từ nào đó cho tới tận khi tôi nói thành lời hoặc viết nó ra.)
“Tôi đang viết cạnh cửa sổ. Tôi thích ngắm nhìn ánh đèn ở Shrewsbury nhấp nháy giữa ánh trời chạng vạng trên khắp ngọn đồi trải dài hút tầm mắt.
“Hôm nay tôi nhận được thư của chú Dean. Chú ấy đang ở Ai Cập; giữa những đền đài đổ nát thờ các vị thần cổ xưa cũng như lăng mộ của các vị từ thời xa xưa lắm. Tôi chiêm ngưỡng mảnh đất lạ kỳ đó thông qua đôi mắt của chú ấy, dường như tôi đã cùng chú ấy quay ngược lại thời gian xuyên qua hàng bao nhiêu thế kỷ xa xăm; tôi biết sắc màu huyền bí thấm đẫm trên những bầu trời miền đất ấy. Tôi là Emily thành Karmak hay thành Thebes, hoàn toàn không phải là Emily vùng Shrewsbury. Chú Dean có khả năng ma thuật như thế đó.
“Bác Ruth nhất định đòi đọc thư của chú ấy cho bằng được, và khi đọc xong rồi bác ấy bảo nó thật nghịch đạo!
“Tôi chẳng bao giờ nghĩ đến cái tính từ đó.”
“21 tháng Mười,19…
“Tối nay, tôi đã leo lên ngọn đồi nhỏ rậm rạp thoai thoải giữa Miền Chính Trực và được tận hưởng niềm hân hoan khi đứng trên tận đỉnh. Bao giờ cũng thế, mỗi khi leo lên một đỉnh đồi nào đó, ta luôn thấy trong lòng dấy lên niềm thỏa mãn. Không khí đượm mùi sương giá, đứng từ trên nhìn xuống, toàn cảnh cảng Shrewsbury hiện lên mới đẹp đến nhường nào, và cây cối quanh tôi thấy đều đang háo hức ngóng chờ một điều gì đó sắp xảy đến – ít nhất đó cũng là cách duy nhất tôi có thể dùng để miêu tả ấn tượng chúng đã ghi dấu trong tôi. Tôi quên hết thảy mọi thứ - sự châm chọc của bác Ruth, thái độ kẻ cả của Evelyn Blake và cái vòng cổ cho chó của nữa hoàng Alexandra – hết thảy mọi thứ trên đời vốn không mấy tốt đẹp. Những suy nghĩ thú vị như đàn chim chấp chới bay đến với tôi. Chúng không phải suy nghĩ của tôi. Nếu là suy nghĩ của tôi thì đã chẳng hay ho được bằng một nửa thế. Chúng đến từ nơi nào đó khác.
“Đương lúc quay trở về, trên con đường nhỏ tối om ấy, trong không gian tràn ngập những âm thanh thì thầm đáng yêu, tôi chợt nghe thấy tiếng cười khúc khích vang lên giữa vạt linh sam đằng sau lưng. Tôi giật mình, thoáng hốt hoảng. Tôi biết ngay đấy không phải tiếng cười của con người, mà đúng hơn, nó giống như tiếng cười tinh quái đến từ thế giới thần tiên, chỉ phảng phất một chút ranh mãnh rất mơ hồ. Tôi không còn tin vào những yêu tinh rừng nữa – than ôi, người ta mất quá nhiều khi trong lòng trở nên trĩu nặng hoài nghi – vậy nên tiếng cười này khiến tôi hoang mang quá đỗi; và, đúng vậy đấy, một cảm giác hoảng sợ đến sởn gai ốc bắt đầu trườn lên cột sống của tôi. Rồi, đột nhiên, tôi sực nghĩ đến bọn cú và chắc mẩm cái âm thanh này hẳn là từ loài đấy mà ra – một âm thanh hân hoan đích thực, như thể một kẻ sống sót nào đó của Thời đại Vàng đang khúc khích cười một mình giữa bóng tối nơi kia. Có lẽ bọn chúng có hai con, và chắc hẳn đang sung sướng tận hưởng một trò đùa nào đó của loài cú. Tôi phải viết một bài thơ về chuyện này mới được, dù cho tôi chẳng tài nào có thể dùng ngôn ngữ lột tả hết được đến một nửa sức mê hoặc và vẻ ma quái của nó.
“Hôm qua Ilse đã bị trách mắng một trận ra trò trong phòng thầy hiệu trưởng vì tội khi tan học đã đi bộ về nhà cùng với Guy Lindsay. Thầy Hardy đã nói gì đó khiến bạn ấy điên tiết đến nỗi chộp luôn bình hoa cúc trên bàn thầy ném thẳng vào tường, và tất nhiên, cái bình đã vỡ tan tành.
“ ‘Nếu là với những cô gái khác thì mọi chuyện rồi sẽ căng lắm cho xem, nhưng thầy Hardy vốn là bạn của bác sĩ Burnley. Thêm nữa, có một điều gì đó ở đôi mắt vàng của Ilse tác động đến ta. Tôi biết đích xác sau khi ném vỡ tan cái bình hoa đó thì bạn ấy sẽ nhìn thầy Hardy theo kiểu nào. Mọi giận dữ đều cạn sạch, đôi mắt bạn ấy sẽ lấp lánh nét cười và đầy táo tợn – bất kính, bác Ruth thế nào cũng gọi nó như thế. Thầy Hardy chỉ nói đơn giản rằng bạn ấy đang hành động trẻ con và sẽ phải đền cái bình, vì đó là tài sản của nhà trường. Chuyện đó phần nào khiến Ilse chết điếng, bạn ấy nghĩ nó là một kết thúc quá nhạt nhẽo cho những hành động anh hùng của mình.
“Tôi đã trách mắng bạn ấy chẳng chút kiêng dè. Thành thật mà nói, phải có ai đó dạy cho bạn ấy biết lớn biết khôn lên chứ, ấy vậy nhưng có vẻ như ngoài tôi ra thì chẳng còn ai khác cảm thấy có bất kỳ trách nhiệm nào trong vấn đề này. Bác sĩ Burnley sẽ chỉ phá lên cười rũ rượi khi nghe bạn ấy kể lại. Nhưng tôi có lẽ cũng nên khiển trách cả Bà Gió nữa. Ilse chỉ cười phá lên và ôm chầm lấy tôi.
“ ‘Cưng à, nó là một đống tan hoang nhộn kinh lên được ấy. Khi nghe thấy tiếng vỡ, tớ chẳng còn chút giận dữ nào nữa.’
“Tuần trước, Ilse đã ngâm thơ tại buổi hòa nhạc của trường và ai cũng nghĩ bạn ấy thật tuyệt vời.
“Hôm nay, bác Ruth bảo tôi bác ấy mong rằng tôi sẽ trở thành một học sinh ngôi sao. Bác ấy không chơi chữ với tên của tôi; ồ, không, bác Ruth không có ý niệm gì về trò chơi chữ. Bất kể học sinh nào giành được trung bình 90/100 điểm trong kỳ thi Giáng sinh và không có bất kỳ môn nào dưới 80 điểm thì sẽ được gọi là học sinh ‘Ngôi sao’ – ‘Star’ và kể từ đó cho đến cuối học kỳ sẽ được gắn một ngôi sao vàng trên trang phục. Đó là một sự biệt đãi đáng khát khao và tất nhiên không có mấy người giành được. Nếu tôi mà thất bại thì thế nào bác Ruth cũng đay đi đay lại chẳng bao giờ biết chán cho xem. Tôi không được phép thất bại.”
“30 tháng Mười, 19…
“Hôm nay, tờ Bút lông tháng Mười một được phát hành. Tuần trước tôi đã gửi đến biên tập viên tòa soạn bào thơ về con cú mà tôi sáng tác, nhưng anh ta không dùng. Và anh ta lại đăng bài của Evelyn Blake, một bài thơ vần vớ vẩn, ngu ngốc về Lá mùa thu, y hệt thứ văn chương tôi từng viết cách đây ba năm.
“Và Evelyn chia buồn với tôi trước toàn thể phòng nữ sinh bởi vì người ta đã không chọn bài thơ của tôi. Chắc hẳn Tom Blake đã kể cho cô ta nghe chuyện đó.
“ ‘Cậu đừng lấy làm buồn về chuyện đó, tiểu thư Starr. Tom nói nó cũng không đến nỗi nào nhưng tất nhiên vẫn chưa đạt đến tiêu chuẩn của Bút lông được. Rất có thể một hai năm nữa cậu sẽ đạt được trình độ ấy. Cứ tiếp tục cố gắng đi.’
“ ‘Cảm ơn,’ tôi nói. ‘Tôi không buồn. Việc gì phải thế chứ? Trong bài thơ của mình, tôi đâu có sử dụng từ “long lanh” để ghép vần với từ “màu xanh”. Nếu mà làm thế thì quả thực tôi cũng sẽ lấy làm buồn lắm lắm.’
“Evelyn nổ hết cả đom đóm mắt.
“ ‘Đừng thể hiện sự thất vọng quá lộ liễu thế chứ, nhóc,’ cô ta nói.
“Nhưng tôi nhận thấy sau đó cô ta đã từ bỏ chủ đề này.
“Chìm đắm trong cảm giác thỏa mãn, ngay khi từ trường về nhà, tôi đã viết vào cuốn sổ Jimmy một bài phê bình bài thơ của Evelyn. Tôi đã mô phỏng nó dựa trên bài tiểu luận của Macaulay về Robert Montgomery tội nghiệp, và bài phê bình này làm tôi thích thú đến độ tôi chẳng còn cảm thấy buồn phiền hay xấu hổ nữa. Khi nào về nhà, tôi sẽ phải đưa cho thầy Carpenter xem mới được. Rồi thầy ấy sẽ cười khùng khục không ngừng cho xem.”
“6 tháng Mười một, 19…
“Tối nay, khi liếc qua một lượt cuốn nhật ký của mình, tôi phát hiện ra rồi chẳng mấy chốc, tôi sẽ phải từ bỏ công cuộc ghi lại những hành động tốt và xấu của mình thôi. Có lẽ bởi vì quá nhiều hành động của tôi thuộc kiểu nửa này nửa kia. Tôi chẳng tài nào quyết định được nên xếp chúng vào dạng nào nữa.
“Cứ sáng thứ Hai, theo như lệ thường, mỗi khi đến lượt điểm danh, chúng tôi sẽ phải đáp lại bằng một câu trích dẫn. Sáng nay, tôi trích dẫn lại một đoạn thơ trong chính bài thơ tôi sáng tác Ô cửa sổ hướng ra biển. Khi tôi rời khỏi Hội đồng để xuống lớp năm nhất, cô Aylmer, cô hiệu phó, ngăn tôi lại.
“ ‘Emily, em đã đọc một khổ thơ rất hay trong giờ điểm danh. Em đã trích nó từ đâu vậy? Em có biết toàn bộ bài thơ đó không?’
“Tôi quá phấn khởi đến độ gần như chẳng thể trả lời nổi.
“ ‘Có ạ, thưa cô Aylmer,’ một cách vô cùng e dè.
“ ‘ Cô rất muốn có một bản sao bài thơ đó,’ cô Aylmer nói. ‘Em chép lại hộ cô một bản được không? Và ai là tác giả của bài thơ đó vậy?’
“Tác giả,’ tôi vừa nói vừa cười, ‘là Emily Byrd Starr ạ. Thật ra, thưa cô Aylmer, em đã quên béng mất không kịp tìm một trích đoạn nào để đọc trong giờ điểm danh, mà vội quá em chẳng nhớ ra được gì, vậy nên em đã trích từ chính bài thơ do em sáng tác.’
“Cô Aylmer mãi chẳng nói gì được mất một lúc. Cô ấy cứ thế nhìn tôi. Cô vốn người to béo, tầm trung niên, mặt vuông chứ điền và có đôi mắt to màu xám rất đẹp.
“ ‘Cô còn muốn chép bài thơ nữa không ạ, thưa cô Aylmer?’ tôi mỉm cười hỏi.
“ ‘Có chứ,’ cô nói, vẫn nhìn tôi bằng ánh mắt lạ lùng đó, cứ như thể trước đấy cô chưa từng nhìn thấy tôi bao giờ vậy. ‘Có chứ, và nhờ em ký tên vào đó nữa nhé.’
“Tôi hứa sẽ làm vậy và tiếp tục bước xuống cầu thang. Đến chân cầu thang, tôi liếc mắt nhìn lại phía sau. Cô ấy vẫn đứng đó, dõi mắt theo tôi. Từ ánh mắt cô, toát lên một sắc thái nào đó khiến tôi cảm thấy thật vui sướng, thật tự hào, thật hạnh phúc, nhún nhường và… và… sùng tín. Phải, cảm giác của tôi chính là thế đấy.
“Ôi, ngày hôm nay mới đẹp đẽ làm sao. Giờ thì tôi cần gì phải bận tâm về Bút lông hay Evelyn Blake?
“Tối nay bác Ruth đã đi bộ về đến đầu thị trấn để thăm anh Andrew nhà bác Oliver, giờ đang làm việc tại ngân hàng ở đây. Bác ấy cho tôi đi cùng. Bác ấy tận tình khuyên bảo anh Andrew rất nhiều chuyện, nào là về nhân cách, về việc ăn uống cũng như về quần áo lót, và bác ấy còn bảo bất cứ khi nào thích anh ta cứ đến nhà chơi tối tự nhiên. Andrew là một người nhà Murray, các bạn thấy rồi đấy, bởi vậy anh ta có thể xông thẳng vào những chỗ Teddy và Perry chẳng dám đặt chân tới bao giờ. Anh ta khá ưa nhìn, với mái tóc thẳng màu đỏ được chải vuốt đúng kiểu. Nhưng lúc nào trông anh ta cũng có vẻ như vừa bị hồ bột và là lượt phẳng phiu vậy.
“Theo ý tôi buổi tối hôm nay cũng không phải hoàn toàn lãng phí, vì bà Garden, chủ nhà của anh ta có một con mèo rất hay ho mà lại còn thích tán tỉnh tôi nữa chứ. Nhưng khi Andrew vỗ về cậu chàng và gọi cậu chàng là ‘mèo con tội nghiệp’, con vật thông minh đó bèn rít lên với anh ta.
“ ‘Đừng có suồng sã với mèo quá,’ tôi khuyên Andrew. ‘Và anh phải nói năng một cách tôn trọng về cậu ấy hay với cậu ấy.’
“ ‘Nhảm nhí!’ bác Ruth nói.
“Nhưng gì thì gì, mèo cũng có phẩm giá của mèo chứ.”
“18 tháng Mười một, 19…
“Dạo này, về đêm trời đã bắt đầu trở lạnh. Hôm thứ Hai, lúc quay về, tôi đã mang theo một bình gin của Trăng Non để giữ ấm. Tôi ôm cái bình cuộn tròn trên giường, thích thú lắng nghe tiếng dông gió thét gào trong Miền Chính Trực bên ngoài và tiếng mưa quay cuồng rú rít trên mái nhà. Bác Ruth chỉ sợ cái nút bần sẽ bật ra khiến mưa trút xuống ngập giường. Chuyện đó có lẽ cũng tệ hại ngang với chuyện đã thực sự xảy ra đêm hôm kia. Nửa đêm, tôi tỉnh giấc, nghĩ ra được một ý tưởng xuất sắc bậc nhất cho một câu chuyện. Tôi cảm thấy mình phải bật dậy ngay lập tức để ghi chép lại vào cuốn sổ Jimmy kẻo sẽ quên biến đi mất. Rồi thì tôi có thể lưu giữ nó cho đến khi thời hạn ba năm đã hết và tôi được tự do viết lách.
“Tôi nhảy ra khỏi giường và đúng lúc đang quơ quào quanh bàn tìm nến thì lại làm đổ lọ mực. Vậy mà tất nhiên tôi phát bực cả lên và chẳng thể tìm thấy bất cứ thứ gì! Diêm, nến, mọi thứ đều đã biến mất. Tôi dựng lọ mực lên nhưng biết rõ vẫn còn cả một vũng mực trên bàn. Mực dính tèm lem hết các ngón tay tôi, và tôi chẳng dám chạm vào bất cứ thứ gì trong bóng tối, trong khi đó lại chẳng tìm thấy thứ gì để chùi sạch nó đi được. Mà suốt thời gian đó, tôi còn nghe thấy tiếng mực nhỏ tong tong xuống sàn.
“Giữa lúc tuyệt vọng, tôi mở cửa ra – bằng ngón chân vì tôi không dám chạm đôi tay dính mực của mình lên cửa – rồi đi xuống cầu thang, chùi tay vào cái giẻ lau bếp lò và kiếm được một ít diêm. Nhưng tất nhiên, đến lúc này thì bác Ruth đã dậy, tra hỏi nào tại sao nào động cơ là gì. Bác ấy lấy nhúm diêm tôi cầm, đốt cây nến của bác ấy rồi theo tôi đi lên tầng trên. Ôi, cảnh tượng mới khủng khiếp làm sao chứ! Sao một cái lọ mực bằng đá bé tí teo lại chứa được đến cả một lít mực như thế chứ? Nhìn cái đống lộn xộn kia thì dễ phải mất cả lít mực mới gây ra được.
“Tôi cảm thấy mình chẳng khác gì một lão già di dân Scotland, một tối kia đi về nhà phát hiện ra tổ ấm của mình đã cháy thành tro còn toàn thể gia đình đã bị người da đỏ lột sạch da đầu, và lão nói, ‘Chuyện này thật nực cười chẳng để đâu cho hết.’ Khăn trải bản đã hỏng; thảm ướt sũng; thậm chí đến cả giấy dán tường cũng bị bắn tung tóe. Nhưng nữ hoàng Alexandra vẫn mỉm cười đôn hậu trước toàn cảnh và Byron vẫn tiếp tục hấp hối.
“Bác Ruth và tôi đã phải mất cả tiếng đồng hồ hì hụi với muối và giấm. Bác Ruth không tin tôi khi tôi bảo tôi dậy để ghi chép lại một cốt truyện. Bác ấy chắc mười mươi tôi có động cơ khác và đây lại chỉ là một bằng chứng nữa cho tính ranh mãnh khó lường của tôi thôi. Bác ấy còn nói một vài điều mà tôi sẽ chẳng viết lại làm gì. Tất nhiên, tôi xứng đáng bị quở trách vì tội không đậy nắp lọ mực; nhưng tôi không đáng phải chịu tất cả những điều bác ấy nói. Dẫu vậy, tôi vẫn hết sức ngoan ngoãn chấp nhận hết. Một phần là vì tôi đã cẩu thả thật; và một phần là vì tôi đang xỏ đôi giày đi trong nhà. Một khi tôi đang xỏ đôi giày đi trong nhà thì ai muốn lên mặt dậy đời tôi cũng được hết. Rồi bác ấy kết thúc bằng câu lần này bác ấy sẽ tha thứ cho tôi, nhưng đừng có để chuyện này xảy ra lần nữa.
“Perry đã thắng cuộc thi chạy một dặm trong giải thể thao của trường và phá vỡ kỷ lục. Cậu ấy vênh vang quá thể về chuyện đó và Ilse đã nổi cơn thịnh nộ với cậu ấy.”
“11 tháng Mười một,19…
“Tối qua bác Ruth bắt gặp tôi đúng lúc tôi đang đọc David Copperfield và đang khóc nức nở vì thấy Davy bị mẹ xa lánh, chưa kể tôi đang âm thầm giận dữ ông Murdstone. Bác ấy cứ nhất quyết đòi biết tại sao tôi khác nhưng đến khi tôi giải thích thì bác ấy lại không tin.
“ ‘Khóc vì những người chẳng bao giờ có thật trên đời à!’ bác Ruth của tôi nói với vẻ hoài nghi.
“ ‘Ôi, nhưng họ có thật đấy chứ ạ,’ tôi nói. ‘Họ cũng có thật như chính bác thôi, bác Ruth ạ. Lẽ nào bác cho rằng cô Betsy Trotwood chỉ là tưởng tượng?’
“Tôi cứ đinh ninh có lẽ mình có thể có được món trà đích thực khi tới Shrewsbury nhưng bác Ruth lại bảo nó không tốt cho sức khỏe. Vậy nên tôi đành uống nước trắng vì tôi sẽ không uống trà sữa nữa đâu. Cứ làm như tôi còn bé lắm ấy!”
“30 tháng Mười một,19…
“Tối nay anh Andrew đã đến đây. Hễ tối thứ Sáu nào tôi không về Trăng Non là anh ta lại đến. Bác Ruth để chúng tôi ngồi nói chuyện riếng với nhau trong phòng khách còn bác ấy ra ngoài tham dự cuộc họp của Hội Phụ nữ Cứu trợ. Andrew, vốn là một người nhà Murray, có thể tin tưởng được.
“Không phải tôi không thích Andrew. Làm sao có thể không thích một người vô hại như thế cơ chứ. Anh ta thuộc kiểu người đáng mến tử tế, vụng về, hay nói và luôn làm dấy lên trong ta một thôi thúc muốn chọc ghẹo họ. Rồi sau đó ta sẽ thấy ăn năn hối hận bởi vì họ thật quá tốt.
“Tối nay, nhân bác Ruth đã đi ra ngoài, tôi cố gắng tìm hiểu xem mình có thể thực sự nói chuyện với anh Andrew một cách kiệm lời đến mức nào trong lúc tôi mải theo đuổi dòng suy nghĩ của bản thân. Tôi phát hiện ra tôi có thể bày tỏ thái độ thân thiện mà chẳng cần phải dùng đến nhiều từ ngữ, ‘Không’, ‘Vâng’, trong một vài điểm nhấn, có thể kèm mà cũng có thể không một tiếng cười nhẹ; ‘Em không biết’, ‘Thật thế à?’, ‘Ái chà chà’, ‘Tuyệt quá!’, đặc biệt là câu cuối cùng. Andrew cứ thao thao bất tuyệt, và khi anh ta dừng lại lấy hơi thì tôi sẽ chêm vào câu “Tuyệt quá’. Tôi làm như thế chính xác mười một lần. Andrew thích thế. Tôi biết nó đã mang lại cho anh ta một cảm giác phỉnh phờ dễ chịu rằng anh ta thật tuyệt. Trong lúc đó tôi đang sống trong thế giới mơ ước tưởng tượng huy hoàng tráng lệ bên bờ sông Ai Cập giữa thời Thotmes I.
“Vậy nên cả hai chúng tôi đều vui vẻ. Tôi suy nghĩ sau này tôi sẽ thử lại lần nữa. Andrew khá ngốc nghếch nên còn lâu mới bắt thóp được trò của tôi.
“Lúc về nhà, bác Ruth hỏi, ‘Chà, cháu và Andrew chơi với nhau thế nào?’
“Lần nào anh bạn đến chơi bác Ruth cũng hỏi thế. Tôi biết thừa tại sao. Tôi biết rõ cái âm mưu nho nhỏ vẫn được những người nhà Murray ngấm ngầm thấu hiểu, mặc dù tôi không tin là sẽ có lúc nào đó bất kỳ ai trong bọn họ nói thẳng nó ra.
“ ‘Vui ạ,’ tôi nói. ‘Anh Andrew đang có tiến bộ đấy ạ. Tối nay anh ấy đã nói một câu chuyện khá thú vị, và anh ấy không cần sử dụng điệu bộ quá nhiều như thường lệ.’
“Tôi không hiểu nổi tại sao cứ thỉnh thoảng tôi lại nói năng như thế này với bác Ruth. Có lẽ sẽ tốt hơn nhiều cho tôi nếu tôi không làm thế. Nhưng một điều gì đó – tôi không biết có phải là một điều gì đó mang đặc điểm Murray hay Starr hay Shipley hay Burnley hay chỉ đơn thuần là thói ngoan cố thôi – cứ khiến tôi bật ra những câu nói đó trước khi tôi kịp suy ngẫm cho kỹ.
“ ‘Chắc chắn cháu sẽ tìm được bầu bạn ăn ý hơn ở thị trấn Stovepipe[1] đấy,’ bác Ruth nói.”
[1] Thị trấn quê hương của Perry.
“Dạo gàn đây, tôi thường bỏ bễ cuốn nhật ký của mình. Ở nhà bác Ruth thì người ta chẳng lấy đâu ra nhiều thời gian rảnh rỗi. Nhưng giờ là tối thứ Sáu và cuối tuần này tôi không thể về nhà được, vậy nên tôi đành tìm sự an ủi nơi cuốn nhật ký của mình. Cứ hai tuần một lần tôi mới được về Trăng Non nghỉ cuối tuần. Bác Ruth muốn tôi giúp ‘dọn dẹp nhà cửa’ vào thứ Sáu hàng tuần. Chúng tôi dọn dẹp khắp lượt ngôi nhà suốt từ trên xuống dưới, chẳng màng đến chuyện có cần phải làm thế hay không, y như cách nói của người lang thang khi rửa mặt định kỳ hàng tháng vậy, và rồi đến Chủ nhật sẽ nghỉ ngơi thư giãn, hoàn toàn không động chân động tay làm bất kỳ việc gì.
“Tối nay, nghe trong không khí có mùi sương giá. Tôi chỉ sợ khu vườn ở Trăng Non sẽ phải oằn mình chống chọi. Bác Elizabeth sẽ bắt đầu chắc mẩm đã đến mùa bỏ căn bếp ngoài trời và mang Waterloo quay trở lại bếp. Bác Jimmy sẽ vừa nấu cám lợn trong vườn cây ăn quả cũ vừa ngâm nga bài thơ do bác sáng tác. Rất có thể Teddy, Ilse và Perry – toàn những người may mắn đều đã được về nhà – sẽ đến đó, và Daff sẽ thơ thẩn xung quanh. Nhưng tôi không được nghĩ về chuyện này nữa. Như thế chỉ làm khuấy động nỗi nhớ nhà thôi.
“Tôi đang dần thấy yêu mếm Shrewsbury, trường Shrewsbury và các giáo viên ở Shrewsbury – tuy nhiên chú Dean đã nói rất đúng, ở đây tôi chẳng tìm thấy bất cứ ai giống như thầy Carpenter. Các học sinh năm hai và năm cuối đều coi thường đám học sinh năm nhất, và lúc nào cũng tỏ thái độ rất kẻ cả. Một vài người đã ra vẻ bề trên với tôi, nhưng thôi nghĩ chắc họ sẽ chẳng thử làm thế lần nữa đâu – ngoại trừ Evelyn Blake, lần nào gặp tôi cô ta cũng tỏ thái độ kẻ cả, mà chúng tôi lại gặp nhau khá thường xuyên, vì bạn thân của cô ta, Mary Carswell, trọ cùng phòng với Ilse tại nhà bà Adamson.
“Tôi ghét Evelyn Blake. Điều đó thì chẳng có gì phải nghi ngờ hết. Và cũng chẳng cần phải nghi ngờ chuyện cô ta ghét tôi. Chúng tôi là những kẻ thù bản năng… ngày từ lần đầu gặp gỡ, chúng tôi đã nhìn nhau như hai con mèo xa lạ, và chỉ cần nghĩ thế là đủ. Từ trước đến giờ, tôi chưa từng thực lòng căm ghét ai. Hồi xưa tôi cứ tưởng là có, nhưng bây giờ tôi đã nhận ra đó chỉ là cảm giác không thích thôi. Căm ghét là một thay đổi khá thú vị. Evelyn là học sinh năm hai, cao ráo, khôn ngoan và khá xinh xắn. Cô ta có đôi mắt dài màu nâu nhạt đầy xảo trá và hay nói bằng giọng mũi. Tôi biết cô ta có tham vọng văn chương, và luôn cho rằng mình là cô gái ăn mặc đẹp nhất trường trung học. Có lẽ cô ta đúng là thế thật, nhưng chẳng hiểu sao có vẻ như quần áo của cô ta còn gây được ấn tượng mạnh mẽ với người khác hơn cả bản thân cô ta. Mọi người vẫn chê bôi Ilse bởi ăn mặc quá sang trọng và quá già dặn, nhưng dù sao đi nữa cậu ấy vẫn làm chủ được quần áo của mình. Evelyn thì không thế. Bạn luôn nghĩ đến quần áo của cô ta trước khi nghĩ đến cô ta. Có vẻ như khác biệt nằm ở chỗ Evelyn mặc cho người khác, còn Ilse mặc cho chính bản thân mình. Khi nào quan sát cô ta kỹ càng hơn chút nữa thì tôi sẽ phải viết một bản phác thảo tính cách cô ta mới được. Nó sẽ làm tôi thỏa lòng lắm cho mà xem!
“Tôi gặp cô ta lần đầu tiên ở phòng của Ilse, và Mary Carswell đã giới thiệu chúng tôi với nhau. Cô ta nhìn xuống tôi – do lớn hơn tôi một tuổi nên cô ta cũng cao hơn tôi một chút – rồi nói,
“ ‘Ái chà, phải rồi, tiểu thư Starr phải không? Tôi đã nghe dì tôi, phu nhân Henry Blake, kể chuyện về cậu rồi.’
“Phu nhân Henry Blake chính là cô Brownell hồi xưa. Tôi nhìn thẳng vào mắt Evelyn mà đáp,
“ ‘Chắc chắn bà Henry Blake đã tô vẽ khá nhiều cho hình ảnh của tôi.’
“Evelyn bật cười – bằng một kiểu cười tôi chẳng thích chút nào. Nghe cái điệu cười đó, ta sẽ cảm thấy cô ta đang cười chính ta chứ không phải cười cợt điều ta vừa nói.
“ ‘Cậu không mấy hòa thuận với dì ấy, nhỉ? Theo tôi hiểu thì cậu khá yêu thích văn chương. Cậu viết cho báo nào vậy?’
“Cô ta hỏi bằng một giọng điệu vô cùng ngọt ngào nhưng cô ta biết rõ rành tôi chẳng viết cho tờ báo nào hết… vẫn chưa.
“ ‘ Tờ Doanh nghiệp của Charlottetown và tuần báo Thời đại của Shrewsbury,’ tôi đáp lại, toét miệng cười tinh quái. ‘Tôi vừa thỏa thuận với họ xong. Nếu tôi gửi tin cho Doanh nghiệp thì với mỗi mẩu tin, tôi sẽ nhận được hai xu, và hai mười lăm xu một tuần nhờ viết tin xã hội cho tờ Thời đại.’
“Nụ cười tươi tắn của tôi khiến Evelyn khó chịu. Đáng lẽ ra, học sinh năm nhất không được cười tươi tắn kiểu thế trước mặt các đàn anh đàn chị lớp trên. Chuyện vẫn chưa dừng ở đó.
“ ‘Ồ, phải rồi, theo tôi hiểu thì cậu phải làm việc để chi trả cho các chi phí sinh hoạt của mình,’ cô ta nói. ‘Chắc hẳn mỗi khoản thi dù nhỏ đến đâu cũng đều hữu ích cả. Nhưng ý tôi muốn nhắc đến những tập san văn học đích thực kia.’
“ ‘Như Bút lông hả?’ tôi hỏi lại kèm theo một nụ cười toe rạng rỡ khác.
“Bút lông là tờ báo của trường trung học, được xuất bản định kỳ hằng tháng. Nó được biên tập bởi các thành viên của Đầu lâu và Cú, một ‘hội văn học’ chỉ những học sinh năm hai và năm cuối mới đủ tư cách tham gia. Bài đăng trên Bút lông đều do học sinh viết, và mặc dù theo lý thuyết, bất kỳ học sinh nào cũng được tham gia đóng góp bài vở, nhưng trên thực tế, gần như tờ báo không chấp nhận bất cứ tác phẩm nào của học sinh năm nhất. Evelyn là một thành viên cốt cán trong hội Đầu lâu và Cú, và họ hàng của cô ta nắm vai trò biên tập viên của Bút lông. Rõ ràng cô ta cho rằng tôi đang chế nhạo cô ta, vậy là gần như từ lúc đó cho đến tận khi ra về, cô ta phớt lờ tôi hoàn toàn, chỉ trừ một cú đâm thọc nhẹ nhàng khi câu chuyện chuyển sang đề tài váy vóc.
“ ‘Tôi muốn có một cái trong đám nơ mới kia quá,’ cô ta nói. ‘Ở Jones & McCallum có mấy mẫu mới đáng yêu lắm, và trông chúng thanh nhã kinh khủng. Sợi ruy băng nhỏ bằng nhung đen mà cậu đang buộc quanh cổ ấy, tiểu thư Starr ạ, trông khá phù hợp đấy. Cái thời chúng còn thịnh hành, chính tôi cũng từng đeo một cái.’
“Tôi không thể nghĩ ra bất cứ câu phản pháo khôn ngoan nào. Tôi có thể dễ dàng nghĩ ra được những cách nói khôn ngoan khi chẳng có đối tượng nào để sử dụng chúng cả. Vậy nên tôi chẳng nói năng gì mà chỉ đơn thuần mỉm cười một cách vô cùng chậm rãi và khinh khỉnh. Có vẻ như thái độ đó còn khiến Evelyn thấy khó chịu hơn cả lời nói, vì sau đó tôi nghe thấy cô ta bảo rằng ‘tiểu thư Emily Star đó’ có một nụ cười rất giả tạo.
“Ghi chú: - Người ta có thể làm được vô khối việc nhờ những nụ cười thích hợp. Tôi phải nghiêm túc nghiên cứu vấn đề này mới được. Nụ cười thân thiện… nụ cười khinh bỉ… nụ cười vô tư… nụ cười khẩn khoản… nụ cười toe bình thường hay đầy tính phỉnh phờ.
“ Còn về cô Brownell – hay nói đúng hơn là bà Blake – tôi đã gặp cô ta trên phố cách đây vài ngày. Lúc vừa đi qua tôi, cô ta quay sang nói gì đó với bạn đồng hành và cả hai cười phá lên. Cách cư xử quá tệ, tôi nghĩ thế.
“Tôi thích Shrewsbury và thích trường học, nhưng tôi sẽ không bao giờ thích nhà của bác Ruth. Nó có tính cách rất khó chịu. Nhà cũng giống như người vậy… sẽ có ngôi nhà banj thích, có ngôi nhà không… và đôi khi sẽ có ngôi nhà mà bạn yêu. Nhìn từ ngoài vào, ngôi nhà này được bao phủ bởi lối trang trí lòe loẹt. Ở bên trong, các căn phòng thấy đều ngăn nắp, hợp thức và vô hồn. Cho dù có đặt gì vào trong những căn phòng đó thì dường như nó cũng chẳng bao giờ có vẻ như thuộc về nơi đó. Chẳng giống với ở Trăng Non, nơi này chẳng hề có những ngóc ngách hay ho lãng mạn. Phòng này của tôi cũng chẳng cải thiện hơn sau thời gian tôi ở đây. Trần nhà đè bẹp tôi… nó sà xuống ngay sát giường tôi… trong khi bác Ruth không cho phép tôi chuyển giường. Bác ấy tỏ vẻ hết sức kinh ngạc khi tôi đề xuất chuyện này.
“ ‘Chiếc giường lúc nào cũng được đặt ở góc đó,’ bác ấy bảo, cứ như thể bác ấy đang nói, ‘Mặt trời lúc nào chẳng mọc ở đằng Đông’ vậy.
“Nhưng các bức tranh mới đích thực là thứ tệ hại nhất ở căn phòng này… những bức thạch bản khắc họa những hình ảnh khó chịu nhất. Một lần tôi xoay chúng úp mặt vào tường và tất nhiên bác Ruth bước vào – bác ấy chẳng bao giờ gõ cửa – và để ý đến chúng ngay lập tức.
“ ‘Em’ly, sao cháu lại làm xáo trộn những bức tranh vậy?’
“Bác Ruth lúc nào cũng hỏi ‘tại sao’ tôi làm cái này, ‘tại sao’ tôi làm cái kia. Có khi tôi giải thích được, nhưng nhiều lúc tôi đành bó tay. Và lần này tôi cũng không thể. Nhưng tất nhiên tôi vẫn phải trả lời câu hỏi của bác Ruth. Trong trường hợp này thì một nụ cười khinh khi sẽ chẳng có tác dụng gì đâu.
“ ‘Cái vòng đeo cổ cho chó của nữ hoàng Alexandra cứ ám ảnh tâm trí cháu,’ tôi nói, ‘còn vẻ mặt của Byron trong giây phút cuối đời ở Missolonghi làm cháu không học hành nghiêm túc được.’
“ ‘Em’ly,’ bác Ruth nói, ‘cháu có thể cố gắng bày tỏ một chút thái độ biết ơn được không.’
“Tôi những muốn hỏi’
“ ‘Với ai kia ạ, nữ hoàng Alexandra hay huân tước Byron?’ nhưng tất nhiên tôi đã không làm thế. Thay vào đó, tôi ngoan ngoãn xoay hết các bức tranh trở lại vị trí cũ.
“ ‘Cháu vẫn chưa nói cho ta biết nguyên nhân đích thực khiến cháu xoay những bức tranh đó lại,’ bác Ruth nghiêm nghị nói. ‘Có lẽ cháu không định nói cho ta biết. Ngấm ngầm và khó lường… ngấm ngầm và khó lường… ta vẫn luôn nói cháu là người như vậy mà. Ngay từ lần đầu tiên gặp cháu ở Maywood, ta đã nói cháu chính là đứa trẻ ranh mãnh nhất ta từng gặp trên đời.’
“ ‘Bác Ruth, sao bác lại nói với cháu như thế?’ tôi giận dữ hỏi. ‘Đó là bởi vì bác yêu thương cháu và muốn cháu trở nên tốt hơn, hay bác căm ghét cháu và muốn làm cháu bị tổn thương, hay đơn giản chỉ tại bác không thể làm khác được?’
“Tiểu thư Xấc Láo này, mong cô nhớ cho đây là nhà của ta. Và kể từ giờ trở đi cô sẽ phải để yên cho các bức tranh của ta. Lần này, ta sẽ tha thứ cho cháu vì đã làm xáo trộn chúng, nhưng đừng để chuyện này xảy ra lần nữa đấy. Cho dù cháu có tưởng mình khôn ngoan đến thế nào chăng nữa, rồi cũng sẽ có lúc ta phát hiện ra động cơ nào khiến cháu xoay ngược những bức tranh đó lại.’
“Bác Ruth oai vệ bước ra khỏi phòng, nhưng tôi thừa biết bác ấy vẫn đứng nghe ngóng một lúc khá lâu ở đầu cầu thang để xem liệu tôi có bắt đầu nói chuyện một mình không. Bác ấy lúc nào cũng quan sát tôi… thậm chí ngay cả khi bác ấy chẳng nói gì… chẳng làm gì… tôi vẫn biết bác ấy đang quan sát tôi. Tôi có cảm giác mình chẳng khác gì một con ruồi đang ở dưới kính hiển vi. Không một lời lẽ, một hành động nào thoát khỏi sự phê phán của bác ấy, và cho dù không thể đọc được suy nghĩ của tôi, bác ấy cứ thích quy chụp cho tôi những suy nghĩ mà tôi chẳng bao giờ nảy sinh trong đầu. Tôi ghét chuyện đó còn hơn bất kỳ điều gì khác.
“Lẽ nào tôi không thể nói được điều tốt đẹp gì về bác Ruth? Tất nhiên tôi có thể chứ.
“Bác ấy là người trung thực, đoan chính, thật thà, cần cù và nói đến kho thức ăn của bác ấy thì bác Ruth không cần phải thấy xấu hổ với ai hết. Nhưng bác ấy chẳng có bất kỳ đức tính đáng mến nào, và bác ấy sẽ chẳng đời nào từ bỏ sự nỗ lực tìm hiểu xem tại sao tôi lại xoay những bức tranh đó lại. Bác ấy sẽ không bao giờ tin rằng tôi đã nói cho bác ấy sự thật giản đơn.
“Tất nhiên, mọi thứ ‘lẽ ra còn có thể tệ hơn’. Như Teddy từng nói đấy, nó có thể là tranh nữ hoàng Victoria thay vì nữ hoàng Alexandra.
“Tôi cũng treo một vài bức tranh của riêng mình đã góp phần cứu giúp tôi, một vài bức ký họa rất dễ thương về Trăng Non và về vườn cây ăn quả cũ được Teddy vẽ riêng cho tôi, cộng thêm một bản in khác do chú Dean tặng. Đó là bức tranh với những sắc màu ôn hòa, không mấy sắc nét khắc họa cảnh một hàng cọ bao quanh một dòng suối giữa sa mạc cùng một đoàn lạc đà đang băng qua dải cát dưới bầu trời tối đen điểm xuyết những vì sao. Bức tranh thấm đẫm màu sắc bí ẩn, đầy quyến rũ và mỗi khi nhìn thấy nó, tôi lại quên bẵng món đồ nữ trang của nữ hoàng Alexandra cũng như khuân mặt sầu thảm của huân tước Byron, và tâm hồn tôi thoát ra ngoài… ra bên ngoài… xuyên qua một cánh cổng nhỏ để đến với thế giới bao la, kỳ vĩ của tự do và mơ ước.
“Bác Ruth hỏi tôi lấy bức tranh đó ở đâu. Đến khi tôi nói cho bác ấy biết thì bác ấy khịt khịt mũi đáp lại,
“ ‘Ta thật chẳng tài nào hiểu được tại sao cháu lại có cảm tình với Lưng Bình Priest cơ chứ. Ta chẳng thể ưa nổi anh ta.’
“Tôi không nghĩ là bác ấy sẽ có thiện cảm với chú Dean.
“Nhưng mặc dù ngôi nhà thì xấu xí còn căn phòng của tôi chẳng hề thân thiện, Miền Chính Trực lại rất xinh đẹp và chính nó đã cứu sống tâm hồn tôi. Miền Chính Trực là rừng linh sam đằng sau nhà. Tôi gọi nó bằng cái tên đó vì linh sam cây nào cây nấy đều cao chót vót, mảnh mai và thẳng tăm tắp. Giữa rừng còn có một hồ nước khoác tấm mạng che bằng dương xỉ, ngay bên cạnh là một tảng đá xám to. Cái hồ được kết nối bằng một con đường nhỏ thất thường uốn lượn quanh co, hệp đến độ chỉ vừa một người đi. Mỗi khi mệt mỏi, cô đơn hay giận dữ, hoặc khi những khát vọng quá cháy bỏng, tôi lại ra nơi này ngồi vài phút. Chẳng ai có thể giữ mãi tâm trạng bất an khi nhìn hàng hàng lớp lớp những chóp nhịn mảnh mai nổi bật giữa trời xanh. Tôi vẫn thường đến đó học vào những chiều đẹp trời, mặc dù bác Ruth luôn nghi ngờ, cho rằng đây thực chất lại chỉ là một biểu hiện nữa cho tính ranh mãnh của rôi thôi. Chẳng bao lâu nữa, trời sẽ tối rất sớm khiến tôi chẳng thể học ở đó được, và tôi rồi sẽ nuối tiếc lắm cho xem. Chẳng hiểu sao, mỗi khi ở nơi này, các quyển sách của tôi lại toát lên một ý nghĩa mà chúng chẳng bao giờ có được khi ở bất cứ nơi nào khác.
“Có rất nhiều ngóc ngách xanh mướt thân thương trong Miền Chính Trực, nồng nàn mùi hương dương xỉ tắm ánh mặt trời và nhiều khoảng không gian thoáng đãng xanh màu cỏ điểm xuyết những cây cúc tây phơn phớt, khẽ khàng đu đưa về phía nhau mỗi lúc có Bà Gió chạy len lỏi giữa chúng. Và ngay phía bên trái cửa sổ của tôi, một nhóm thông già cao vút đứng đó, dưới ánh trăng sáng hay giữa sắc trời chạng vạng, trông chẳng khác gì một nhóm phù thủy đang ve vẩy đũa phép. Lần đầu tiên nhìn thấy chúng, vào một đêm gió lộng sau buổi hoàng hôn đỏ lửa, dưới ánh nến phản chiếu giống như một ngọn đèn hiệu kỳ quái treo lơ lửng trong không trung, lấp ló giữa đám cành lá, ánh chớp đã xuất hiện – lần đầu tiên tại Shrewsbury – và niềm hạnh phúc tôi cảm nhận được quá lớn lao đến độ chuyện gì cũng chẳng còn quan trọng nữa. Tôi đã viết một bài thơ về chúng.
“Nhưng chao ôi, nỗi khao khát được viết truyện cháy bỏng trong tôi. Ngay từ đầu tôi đã biết rất khó giữ được lời hứa với bác Elizabeth, nhưng tôi không ngờ nó lại khó khăn đến thế. Dường như mỗi ngày khó khăn càng trở nên nặng nề hơn… những ý tưởng cốt truyện xuất sắc đến thế cứ nhảy vào trong tâm trí tôi. Rồi sau đó, tôi lại phải cầu đến sự hỗ trợ của những bản nghiên cứu tính cách những người tôi quen biết. Tôi đã viết vài bản rồi.
“Trong tôi lúc nào cũng cháy bỏng một khát khao được thêm mắm giặm muối chút ít cho chúng – tô thêm sắc màu bí ẩn cho bóng tối, điểm thêm vẻ sống động cho những nét đặc sắc nhất. Nhưng tôi nhớ rõ mình đã hứa với bác Elizabeth rằng sẽ không bao giờ viết bất cứ điều gì không đúng với sự thật, bởi vậy tôi đành kiềm chế ngòi bút và cố gắng khắc họa họ chính xác như trên thực tế.
“Tôi từng viết một bản miêu tả về bác Ruth. Thú vị nhưng nguy hiểm. Tôi không bao giờ để cuốn sổ Jimmy hay nhật ký của mình trong phòng riêng. Tôi biết bác Ruth sẽ lục lọi khắp phòng mỗi khi tôi đi ra ngoài. Bởi vậy tôi luôn mang theo chúng trong cặp sách.
“Tối nay Ilse đã đến đây và chúng tôi cùng nhau học bài. Bác Ruth không tán thành chuyện này – và, nếu xét một cách công bằng, tôi không nghĩ rằng bác ấy sai. Ilse rất vui vẻ, hài hước nên tôi chỉ e rằng chúng tôi chỉ cười nhiều hơn học. Hôm sau chúng tôi cũng chẳng học hành tử tế trong lớp, thêm vào đó, ngôi nhà này không tán thành chuyện cười đùa.
“Perry và Teddy thích trường trung học. Perry trang trải chi phí ở trọ bằng cách trông non lò luyện kim và vườn tược, còn tiền ăn uống nhờ vào công việc hầu bàn. Thêm vào đó, cậu còn kiếm được hai mươi lăm xu mỗi giờ cho các việc lặt vặt. Tôi không thường xuyên gặp cậu ấy hay Teddy, chỉ trừ những dịp cuối tuần về nhà, vì theo quy định của trường học thì con trai và con gái không được phép đi cùng nhau cả lúc đến trường lẫn lúc về nhà sau giờ học. Dù vậy thì ối người vẫn làm như thế. Tôi cũng có một vài cơ hội, chỉ có điều tôi đã tự nhủ với lòng rằng nếu không tuân thủ quy tắc thì sẽ là hành vi đi ngược lại với các truyền thống ở Trăng Non. Chưa kể, cứ buổi tối đẹp trời nào tôi vừa từ trường về nhà là bác Ruth lại hỏi liệu tôi có đi cùng ai không. Tôi có cảm giác đôi khi bác ấy có phần hơi thất vọng khi tôi nói ‘Không”.
“Ngoài ra, tôi chẳng mấy cảm tình với bất kỳ cậu trai nào từng muốn đi về cùng tôi.”
“20 tháng Mười, 19…
“Tối nay, phòng tôi nồng nặc mùi bắp cải luộc, nhưng tôi không dám mở cửa sổ. Ngoài trời, khí đêm quá đậm đặc. Kể ra, có lẽ tôi sẽ đánh liều một lát nếu không phải cả ngày hôm đó bác Ruth đã chẳng lấy gì làm vui vẻ dễ chịu. Hôm qua là ngày Chủ nhật tôi ở lại Shrewsbury và lúc hai bác cháu đến nhà thờ, tôi đã ngồi vào trong góc ghế cầu nguyện. Tôi không biết lần nào đi nhà thờ bác Ruth cũng phải ngồi ở vị trí đó, nhưng bác ấy thì lại cứ nhất định cho rằng tôi cố tình làm thế. Bác ấy đọc Kinh Thánh suốt cả buổi chiều. Tôi có cảm giác bác ấy đang đọc nó nhằm vào tôi, mặc dù tôi chẳng thể hình dung nổi nguyên nhân là gì. Sáng nay bác ấy hỏi tại sao tôi lại làm thế.
“ ‘Làm cái gì ạ?’ tôi hoang mang hỏi lại.
“ ‘Em’ly, cháu thừa biết cháu đã làm gì đấy thôi. Ta sẽ không đời nào dung thứ cho cái thái độ ranh mãnh này đâu. Động cơ của cháu là gì?’
“ ‘Bác Ruth, cháu không hiểu bác định nói gì,’ tôi nói, hơi ngạo mạn một chút, vì tôi cảm thấy mình đang bị đối xử bất công.
“ ‘Em’ly, hôm qua cháu đã ngồi vào trong góc ghế chỉ cốt để làm ta phải tránh khỏi chỗ đó. Tại sao cháu làm thế?’
“Tôi nhìn xuống bác Ruth; giờ cao hơn bác ấy rồi nên tôi có thể làm vậy được. Bác ấy cũng chẳng thích thế. Tôi bừng bừng giận dữ và có lẽ nét mặt đã phảng phất sắc thái Murray. Làm ầm ĩ lên vì chuyện này thì có vẻ đáng khinh quá.
“ ‘Nếu cháu làm thế để bác phải tránh khỏi chỗ đó thì chẳng phải chính nó là lý do tại sao đấy ư?’ tôi nói bằng giọng khinh khỉnh đúng y như cảm xúc trong lòng. Tôi nhặt cặp sách lên, hiên ngang bước về phía cửa. Nhưng đến đó thì tôi dừng lại. Tôi bất chợt nhận ra rằng, cho dù người nhà Murray có thể làm hay không làm gì thì lúc này đây, tôi vẫn đang cư xử không đúng với phong thái cần có của một người nhà Starr. Cha hẳn sẽ không tán thành lối cư xử của tôi. Vậy là tôi xoay người lại và nói, cực kỳ lễ phép,
“ ‘Đáng lẽ cháu không nên nói năng như thế, bác Ruth ạ, và cháu mong bác tha lỗi. Cháu không có bất kỳ ý gì khi ngồi vào trong góc. Chỉ tại tình cờ cháu là người đầu tiên đi vào trong hàng ghế thôi. Cháu không biết bác thích ngồi ở góc đó.’
“Có lẽ tôi lịch sự hơi thái quá. Gì thì gì, lời xin lỗi của tôi có vẻ chỉ chọc cho bác Ruth tức điên hơn nữa. Bác ấy khịt khịt mũi nói,
“ ‘Lần này ta tha thứ cho cháu, nhưng đừng có để chuyện này xảy ra lần nữa. Tất nhiên ta chẳng trông chờ cháu sẽ nói cho ta biết lý do của cháu. Cháu quá ranh mãnh để có thể làm thế.’
“Bác Ruth, ôi bác Ruth! Nếu bác cứ đay đi đay lại rằng cháu là một đứa ranh mãnh rồi thì sẽ đến lúc bác buộc cháu phải trở thành một kẻ ranh mãnh thật cho mà xem, và đến lúc đó thì coi chừng đấy. Nếu đã quyết định biến thành một kẻ ranh mãnh rồi thì cháu thể nào cũng xỏ mũi bác dễ như trở bàn tay! Chính bởi cháu quá thẳng thắn nên bác mới điều khiển cháu được đấy chứ.
“Tối nào tôi cũng phải lên giường lúc chín giờ - ‘những người có nguy cơ mắc bệnh lao nhất thiết phải ngủ cho đẫy giấc’. Khi tôi đi học về thì ở nhà còn cả núi việc lặt vặt đang chờ sẵn, rồi đến tối lại phải học bài nữa. Vậy nên, chẳng hở lúc nào cho tôi viết lách được gì. Tôi biết bác Elizabeth và bác Ruth bàn bạc về vấn đề này. Nhưng tôi phải viết. Vậy là đến sáng, trời vừa tờ mờ là tôi đã dậy, thay quần áo, khoác thêm một cái áo choàng – vì giờ buổi sáng trời rất lạnh – rồi ngồi xuống tận dụng một tiếng đồng hồ vô giá viết vội viết vàng. Tôi không muốn bác Ruth phát hiện ra và gọi tôi là kẻ ranh mãnh, vậy nên tôi nói thẳng với bác ấy rằng tôi đang làm gì. Bác ấy làm cho tôi hiểu rõ ràng rằng tôi bị thần kinh mất rồi và thế nào cũng không tránh khỏi kết cục tang thương tại một nhà thương điên nào đó, nhưng thực tình, bác ấy không ngăn cấm tôi; có lẽ bác ấy cho rằng chuyện đó rồi cũng chẳng có ích lợi gì. Không phải thế. Tôi phải viết, đó là điều duy nhất có ý nghĩa. Đối với tôi, một tiếng đồng hồ như thế giữa buổi sáng xám xịt chính là thời khắc tươi sáng nhất trong ngày.
“Dạo gần đây, do bị cấm viết truyện nên tôi thường nghĩ về chúng. Nhưng rồi đến một ngày, tôi bất chợt nhận ra tôi đang phá vỡ thỏa thuận với bác Elizabeth, nếu không phải trên giấy trắng mực đen thì cũng là trong tâm tưởng. Bởi vậy, tôi ngừng việc này lại.
“Hôm nay, tôi đã viết một bản nghiên cứu tính cách Ilse. Rất thú vị. Chảng dễ gì phân biệt được con người bạn ấy. Bạn ấy quá đặc biệt và khó lường. (Chính tôi đã vắt óc nghĩ ra được từ đó đấy.) Thậm chí, ngay cả cơn giận dữ của bạn ấy cũng chẳng giống với bất kỳ ai khác. Bạn ấy không ném vào mặt họ những lời lẽ kinh khủng như bình thường mà bạn ấy ngấm ngầm chọc ngoáy. (Ngấm ngầm chọc ngoáy là các dùng từ tôi mới phát hiện ra. Tôi thích sử dụng từ mới. Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình thật sự nắm bắt được một từ nào đó cho tới tận khi tôi nói thành lời hoặc viết nó ra.)
“Tôi đang viết cạnh cửa sổ. Tôi thích ngắm nhìn ánh đèn ở Shrewsbury nhấp nháy giữa ánh trời chạng vạng trên khắp ngọn đồi trải dài hút tầm mắt.
“Hôm nay tôi nhận được thư của chú Dean. Chú ấy đang ở Ai Cập; giữa những đền đài đổ nát thờ các vị thần cổ xưa cũng như lăng mộ của các vị từ thời xa xưa lắm. Tôi chiêm ngưỡng mảnh đất lạ kỳ đó thông qua đôi mắt của chú ấy, dường như tôi đã cùng chú ấy quay ngược lại thời gian xuyên qua hàng bao nhiêu thế kỷ xa xăm; tôi biết sắc màu huyền bí thấm đẫm trên những bầu trời miền đất ấy. Tôi là Emily thành Karmak hay thành Thebes, hoàn toàn không phải là Emily vùng Shrewsbury. Chú Dean có khả năng ma thuật như thế đó.
“Bác Ruth nhất định đòi đọc thư của chú ấy cho bằng được, và khi đọc xong rồi bác ấy bảo nó thật nghịch đạo!
“Tôi chẳng bao giờ nghĩ đến cái tính từ đó.”
“21 tháng Mười,19…
“Tối nay, tôi đã leo lên ngọn đồi nhỏ rậm rạp thoai thoải giữa Miền Chính Trực và được tận hưởng niềm hân hoan khi đứng trên tận đỉnh. Bao giờ cũng thế, mỗi khi leo lên một đỉnh đồi nào đó, ta luôn thấy trong lòng dấy lên niềm thỏa mãn. Không khí đượm mùi sương giá, đứng từ trên nhìn xuống, toàn cảnh cảng Shrewsbury hiện lên mới đẹp đến nhường nào, và cây cối quanh tôi thấy đều đang háo hức ngóng chờ một điều gì đó sắp xảy đến – ít nhất đó cũng là cách duy nhất tôi có thể dùng để miêu tả ấn tượng chúng đã ghi dấu trong tôi. Tôi quên hết thảy mọi thứ - sự châm chọc của bác Ruth, thái độ kẻ cả của Evelyn Blake và cái vòng cổ cho chó của nữa hoàng Alexandra – hết thảy mọi thứ trên đời vốn không mấy tốt đẹp. Những suy nghĩ thú vị như đàn chim chấp chới bay đến với tôi. Chúng không phải suy nghĩ của tôi. Nếu là suy nghĩ của tôi thì đã chẳng hay ho được bằng một nửa thế. Chúng đến từ nơi nào đó khác.
“Đương lúc quay trở về, trên con đường nhỏ tối om ấy, trong không gian tràn ngập những âm thanh thì thầm đáng yêu, tôi chợt nghe thấy tiếng cười khúc khích vang lên giữa vạt linh sam đằng sau lưng. Tôi giật mình, thoáng hốt hoảng. Tôi biết ngay đấy không phải tiếng cười của con người, mà đúng hơn, nó giống như tiếng cười tinh quái đến từ thế giới thần tiên, chỉ phảng phất một chút ranh mãnh rất mơ hồ. Tôi không còn tin vào những yêu tinh rừng nữa – than ôi, người ta mất quá nhiều khi trong lòng trở nên trĩu nặng hoài nghi – vậy nên tiếng cười này khiến tôi hoang mang quá đỗi; và, đúng vậy đấy, một cảm giác hoảng sợ đến sởn gai ốc bắt đầu trườn lên cột sống của tôi. Rồi, đột nhiên, tôi sực nghĩ đến bọn cú và chắc mẩm cái âm thanh này hẳn là từ loài đấy mà ra – một âm thanh hân hoan đích thực, như thể một kẻ sống sót nào đó của Thời đại Vàng đang khúc khích cười một mình giữa bóng tối nơi kia. Có lẽ bọn chúng có hai con, và chắc hẳn đang sung sướng tận hưởng một trò đùa nào đó của loài cú. Tôi phải viết một bài thơ về chuyện này mới được, dù cho tôi chẳng tài nào có thể dùng ngôn ngữ lột tả hết được đến một nửa sức mê hoặc và vẻ ma quái của nó.
“Hôm qua Ilse đã bị trách mắng một trận ra trò trong phòng thầy hiệu trưởng vì tội khi tan học đã đi bộ về nhà cùng với Guy Lindsay. Thầy Hardy đã nói gì đó khiến bạn ấy điên tiết đến nỗi chộp luôn bình hoa cúc trên bàn thầy ném thẳng vào tường, và tất nhiên, cái bình đã vỡ tan tành.
“ ‘Nếu là với những cô gái khác thì mọi chuyện rồi sẽ căng lắm cho xem, nhưng thầy Hardy vốn là bạn của bác sĩ Burnley. Thêm nữa, có một điều gì đó ở đôi mắt vàng của Ilse tác động đến ta. Tôi biết đích xác sau khi ném vỡ tan cái bình hoa đó thì bạn ấy sẽ nhìn thầy Hardy theo kiểu nào. Mọi giận dữ đều cạn sạch, đôi mắt bạn ấy sẽ lấp lánh nét cười và đầy táo tợn – bất kính, bác Ruth thế nào cũng gọi nó như thế. Thầy Hardy chỉ nói đơn giản rằng bạn ấy đang hành động trẻ con và sẽ phải đền cái bình, vì đó là tài sản của nhà trường. Chuyện đó phần nào khiến Ilse chết điếng, bạn ấy nghĩ nó là một kết thúc quá nhạt nhẽo cho những hành động anh hùng của mình.
“Tôi đã trách mắng bạn ấy chẳng chút kiêng dè. Thành thật mà nói, phải có ai đó dạy cho bạn ấy biết lớn biết khôn lên chứ, ấy vậy nhưng có vẻ như ngoài tôi ra thì chẳng còn ai khác cảm thấy có bất kỳ trách nhiệm nào trong vấn đề này. Bác sĩ Burnley sẽ chỉ phá lên cười rũ rượi khi nghe bạn ấy kể lại. Nhưng tôi có lẽ cũng nên khiển trách cả Bà Gió nữa. Ilse chỉ cười phá lên và ôm chầm lấy tôi.
“ ‘Cưng à, nó là một đống tan hoang nhộn kinh lên được ấy. Khi nghe thấy tiếng vỡ, tớ chẳng còn chút giận dữ nào nữa.’
“Tuần trước, Ilse đã ngâm thơ tại buổi hòa nhạc của trường và ai cũng nghĩ bạn ấy thật tuyệt vời.
“Hôm nay, bác Ruth bảo tôi bác ấy mong rằng tôi sẽ trở thành một học sinh ngôi sao. Bác ấy không chơi chữ với tên của tôi; ồ, không, bác Ruth không có ý niệm gì về trò chơi chữ. Bất kể học sinh nào giành được trung bình 90/100 điểm trong kỳ thi Giáng sinh và không có bất kỳ môn nào dưới 80 điểm thì sẽ được gọi là học sinh ‘Ngôi sao’ – ‘Star’ và kể từ đó cho đến cuối học kỳ sẽ được gắn một ngôi sao vàng trên trang phục. Đó là một sự biệt đãi đáng khát khao và tất nhiên không có mấy người giành được. Nếu tôi mà thất bại thì thế nào bác Ruth cũng đay đi đay lại chẳng bao giờ biết chán cho xem. Tôi không được phép thất bại.”
“30 tháng Mười, 19…
“Hôm nay, tờ Bút lông tháng Mười một được phát hành. Tuần trước tôi đã gửi đến biên tập viên tòa soạn bào thơ về con cú mà tôi sáng tác, nhưng anh ta không dùng. Và anh ta lại đăng bài của Evelyn Blake, một bài thơ vần vớ vẩn, ngu ngốc về Lá mùa thu, y hệt thứ văn chương tôi từng viết cách đây ba năm.
“Và Evelyn chia buồn với tôi trước toàn thể phòng nữ sinh bởi vì người ta đã không chọn bài thơ của tôi. Chắc hẳn Tom Blake đã kể cho cô ta nghe chuyện đó.
“ ‘Cậu đừng lấy làm buồn về chuyện đó, tiểu thư Starr. Tom nói nó cũng không đến nỗi nào nhưng tất nhiên vẫn chưa đạt đến tiêu chuẩn của Bút lông được. Rất có thể một hai năm nữa cậu sẽ đạt được trình độ ấy. Cứ tiếp tục cố gắng đi.’
“ ‘Cảm ơn,’ tôi nói. ‘Tôi không buồn. Việc gì phải thế chứ? Trong bài thơ của mình, tôi đâu có sử dụng từ “long lanh” để ghép vần với từ “màu xanh”. Nếu mà làm thế thì quả thực tôi cũng sẽ lấy làm buồn lắm lắm.’
“Evelyn nổ hết cả đom đóm mắt.
“ ‘Đừng thể hiện sự thất vọng quá lộ liễu thế chứ, nhóc,’ cô ta nói.
“Nhưng tôi nhận thấy sau đó cô ta đã từ bỏ chủ đề này.
“Chìm đắm trong cảm giác thỏa mãn, ngay khi từ trường về nhà, tôi đã viết vào cuốn sổ Jimmy một bài phê bình bài thơ của Evelyn. Tôi đã mô phỏng nó dựa trên bài tiểu luận của Macaulay về Robert Montgomery tội nghiệp, và bài phê bình này làm tôi thích thú đến độ tôi chẳng còn cảm thấy buồn phiền hay xấu hổ nữa. Khi nào về nhà, tôi sẽ phải đưa cho thầy Carpenter xem mới được. Rồi thầy ấy sẽ cười khùng khục không ngừng cho xem.”
“6 tháng Mười một, 19…
“Tối nay, khi liếc qua một lượt cuốn nhật ký của mình, tôi phát hiện ra rồi chẳng mấy chốc, tôi sẽ phải từ bỏ công cuộc ghi lại những hành động tốt và xấu của mình thôi. Có lẽ bởi vì quá nhiều hành động của tôi thuộc kiểu nửa này nửa kia. Tôi chẳng tài nào quyết định được nên xếp chúng vào dạng nào nữa.
“Cứ sáng thứ Hai, theo như lệ thường, mỗi khi đến lượt điểm danh, chúng tôi sẽ phải đáp lại bằng một câu trích dẫn. Sáng nay, tôi trích dẫn lại một đoạn thơ trong chính bài thơ tôi sáng tác Ô cửa sổ hướng ra biển. Khi tôi rời khỏi Hội đồng để xuống lớp năm nhất, cô Aylmer, cô hiệu phó, ngăn tôi lại.
“ ‘Emily, em đã đọc một khổ thơ rất hay trong giờ điểm danh. Em đã trích nó từ đâu vậy? Em có biết toàn bộ bài thơ đó không?’
“Tôi quá phấn khởi đến độ gần như chẳng thể trả lời nổi.
“ ‘Có ạ, thưa cô Aylmer,’ một cách vô cùng e dè.
“ ‘ Cô rất muốn có một bản sao bài thơ đó,’ cô Aylmer nói. ‘Em chép lại hộ cô một bản được không? Và ai là tác giả của bài thơ đó vậy?’
“Tác giả,’ tôi vừa nói vừa cười, ‘là Emily Byrd Starr ạ. Thật ra, thưa cô Aylmer, em đã quên béng mất không kịp tìm một trích đoạn nào để đọc trong giờ điểm danh, mà vội quá em chẳng nhớ ra được gì, vậy nên em đã trích từ chính bài thơ do em sáng tác.’
“Cô Aylmer mãi chẳng nói gì được mất một lúc. Cô ấy cứ thế nhìn tôi. Cô vốn người to béo, tầm trung niên, mặt vuông chứ điền và có đôi mắt to màu xám rất đẹp.
“ ‘Cô còn muốn chép bài thơ nữa không ạ, thưa cô Aylmer?’ tôi mỉm cười hỏi.
“ ‘Có chứ,’ cô nói, vẫn nhìn tôi bằng ánh mắt lạ lùng đó, cứ như thể trước đấy cô chưa từng nhìn thấy tôi bao giờ vậy. ‘Có chứ, và nhờ em ký tên vào đó nữa nhé.’
“Tôi hứa sẽ làm vậy và tiếp tục bước xuống cầu thang. Đến chân cầu thang, tôi liếc mắt nhìn lại phía sau. Cô ấy vẫn đứng đó, dõi mắt theo tôi. Từ ánh mắt cô, toát lên một sắc thái nào đó khiến tôi cảm thấy thật vui sướng, thật tự hào, thật hạnh phúc, nhún nhường và… và… sùng tín. Phải, cảm giác của tôi chính là thế đấy.
“Ôi, ngày hôm nay mới đẹp đẽ làm sao. Giờ thì tôi cần gì phải bận tâm về Bút lông hay Evelyn Blake?
“Tối nay bác Ruth đã đi bộ về đến đầu thị trấn để thăm anh Andrew nhà bác Oliver, giờ đang làm việc tại ngân hàng ở đây. Bác ấy cho tôi đi cùng. Bác ấy tận tình khuyên bảo anh Andrew rất nhiều chuyện, nào là về nhân cách, về việc ăn uống cũng như về quần áo lót, và bác ấy còn bảo bất cứ khi nào thích anh ta cứ đến nhà chơi tối tự nhiên. Andrew là một người nhà Murray, các bạn thấy rồi đấy, bởi vậy anh ta có thể xông thẳng vào những chỗ Teddy và Perry chẳng dám đặt chân tới bao giờ. Anh ta khá ưa nhìn, với mái tóc thẳng màu đỏ được chải vuốt đúng kiểu. Nhưng lúc nào trông anh ta cũng có vẻ như vừa bị hồ bột và là lượt phẳng phiu vậy.
“Theo ý tôi buổi tối hôm nay cũng không phải hoàn toàn lãng phí, vì bà Garden, chủ nhà của anh ta có một con mèo rất hay ho mà lại còn thích tán tỉnh tôi nữa chứ. Nhưng khi Andrew vỗ về cậu chàng và gọi cậu chàng là ‘mèo con tội nghiệp’, con vật thông minh đó bèn rít lên với anh ta.
“ ‘Đừng có suồng sã với mèo quá,’ tôi khuyên Andrew. ‘Và anh phải nói năng một cách tôn trọng về cậu ấy hay với cậu ấy.’
“ ‘Nhảm nhí!’ bác Ruth nói.
“Nhưng gì thì gì, mèo cũng có phẩm giá của mèo chứ.”
“18 tháng Mười một, 19…
“Dạo này, về đêm trời đã bắt đầu trở lạnh. Hôm thứ Hai, lúc quay về, tôi đã mang theo một bình gin của Trăng Non để giữ ấm. Tôi ôm cái bình cuộn tròn trên giường, thích thú lắng nghe tiếng dông gió thét gào trong Miền Chính Trực bên ngoài và tiếng mưa quay cuồng rú rít trên mái nhà. Bác Ruth chỉ sợ cái nút bần sẽ bật ra khiến mưa trút xuống ngập giường. Chuyện đó có lẽ cũng tệ hại ngang với chuyện đã thực sự xảy ra đêm hôm kia. Nửa đêm, tôi tỉnh giấc, nghĩ ra được một ý tưởng xuất sắc bậc nhất cho một câu chuyện. Tôi cảm thấy mình phải bật dậy ngay lập tức để ghi chép lại vào cuốn sổ Jimmy kẻo sẽ quên biến đi mất. Rồi thì tôi có thể lưu giữ nó cho đến khi thời hạn ba năm đã hết và tôi được tự do viết lách.
“Tôi nhảy ra khỏi giường và đúng lúc đang quơ quào quanh bàn tìm nến thì lại làm đổ lọ mực. Vậy mà tất nhiên tôi phát bực cả lên và chẳng thể tìm thấy bất cứ thứ gì! Diêm, nến, mọi thứ đều đã biến mất. Tôi dựng lọ mực lên nhưng biết rõ vẫn còn cả một vũng mực trên bàn. Mực dính tèm lem hết các ngón tay tôi, và tôi chẳng dám chạm vào bất cứ thứ gì trong bóng tối, trong khi đó lại chẳng tìm thấy thứ gì để chùi sạch nó đi được. Mà suốt thời gian đó, tôi còn nghe thấy tiếng mực nhỏ tong tong xuống sàn.
“Giữa lúc tuyệt vọng, tôi mở cửa ra – bằng ngón chân vì tôi không dám chạm đôi tay dính mực của mình lên cửa – rồi đi xuống cầu thang, chùi tay vào cái giẻ lau bếp lò và kiếm được một ít diêm. Nhưng tất nhiên, đến lúc này thì bác Ruth đã dậy, tra hỏi nào tại sao nào động cơ là gì. Bác ấy lấy nhúm diêm tôi cầm, đốt cây nến của bác ấy rồi theo tôi đi lên tầng trên. Ôi, cảnh tượng mới khủng khiếp làm sao chứ! Sao một cái lọ mực bằng đá bé tí teo lại chứa được đến cả một lít mực như thế chứ? Nhìn cái đống lộn xộn kia thì dễ phải mất cả lít mực mới gây ra được.
“Tôi cảm thấy mình chẳng khác gì một lão già di dân Scotland, một tối kia đi về nhà phát hiện ra tổ ấm của mình đã cháy thành tro còn toàn thể gia đình đã bị người da đỏ lột sạch da đầu, và lão nói, ‘Chuyện này thật nực cười chẳng để đâu cho hết.’ Khăn trải bản đã hỏng; thảm ướt sũng; thậm chí đến cả giấy dán tường cũng bị bắn tung tóe. Nhưng nữ hoàng Alexandra vẫn mỉm cười đôn hậu trước toàn cảnh và Byron vẫn tiếp tục hấp hối.
“Bác Ruth và tôi đã phải mất cả tiếng đồng hồ hì hụi với muối và giấm. Bác Ruth không tin tôi khi tôi bảo tôi dậy để ghi chép lại một cốt truyện. Bác ấy chắc mười mươi tôi có động cơ khác và đây lại chỉ là một bằng chứng nữa cho tính ranh mãnh khó lường của tôi thôi. Bác ấy còn nói một vài điều mà tôi sẽ chẳng viết lại làm gì. Tất nhiên, tôi xứng đáng bị quở trách vì tội không đậy nắp lọ mực; nhưng tôi không đáng phải chịu tất cả những điều bác ấy nói. Dẫu vậy, tôi vẫn hết sức ngoan ngoãn chấp nhận hết. Một phần là vì tôi đã cẩu thả thật; và một phần là vì tôi đang xỏ đôi giày đi trong nhà. Một khi tôi đang xỏ đôi giày đi trong nhà thì ai muốn lên mặt dậy đời tôi cũng được hết. Rồi bác ấy kết thúc bằng câu lần này bác ấy sẽ tha thứ cho tôi, nhưng đừng có để chuyện này xảy ra lần nữa.
“Perry đã thắng cuộc thi chạy một dặm trong giải thể thao của trường và phá vỡ kỷ lục. Cậu ấy vênh vang quá thể về chuyện đó và Ilse đã nổi cơn thịnh nộ với cậu ấy.”
“11 tháng Mười một,19…
“Tối qua bác Ruth bắt gặp tôi đúng lúc tôi đang đọc David Copperfield và đang khóc nức nở vì thấy Davy bị mẹ xa lánh, chưa kể tôi đang âm thầm giận dữ ông Murdstone. Bác ấy cứ nhất quyết đòi biết tại sao tôi khác nhưng đến khi tôi giải thích thì bác ấy lại không tin.
“ ‘Khóc vì những người chẳng bao giờ có thật trên đời à!’ bác Ruth của tôi nói với vẻ hoài nghi.
“ ‘Ôi, nhưng họ có thật đấy chứ ạ,’ tôi nói. ‘Họ cũng có thật như chính bác thôi, bác Ruth ạ. Lẽ nào bác cho rằng cô Betsy Trotwood chỉ là tưởng tượng?’
“Tôi cứ đinh ninh có lẽ mình có thể có được món trà đích thực khi tới Shrewsbury nhưng bác Ruth lại bảo nó không tốt cho sức khỏe. Vậy nên tôi đành uống nước trắng vì tôi sẽ không uống trà sữa nữa đâu. Cứ làm như tôi còn bé lắm ấy!”
“30 tháng Mười một,19…
“Tối nay anh Andrew đã đến đây. Hễ tối thứ Sáu nào tôi không về Trăng Non là anh ta lại đến. Bác Ruth để chúng tôi ngồi nói chuyện riếng với nhau trong phòng khách còn bác ấy ra ngoài tham dự cuộc họp của Hội Phụ nữ Cứu trợ. Andrew, vốn là một người nhà Murray, có thể tin tưởng được.
“Không phải tôi không thích Andrew. Làm sao có thể không thích một người vô hại như thế cơ chứ. Anh ta thuộc kiểu người đáng mến tử tế, vụng về, hay nói và luôn làm dấy lên trong ta một thôi thúc muốn chọc ghẹo họ. Rồi sau đó ta sẽ thấy ăn năn hối hận bởi vì họ thật quá tốt.
“Tối nay, nhân bác Ruth đã đi ra ngoài, tôi cố gắng tìm hiểu xem mình có thể thực sự nói chuyện với anh Andrew một cách kiệm lời đến mức nào trong lúc tôi mải theo đuổi dòng suy nghĩ của bản thân. Tôi phát hiện ra tôi có thể bày tỏ thái độ thân thiện mà chẳng cần phải dùng đến nhiều từ ngữ, ‘Không’, ‘Vâng’, trong một vài điểm nhấn, có thể kèm mà cũng có thể không một tiếng cười nhẹ; ‘Em không biết’, ‘Thật thế à?’, ‘Ái chà chà’, ‘Tuyệt quá!’, đặc biệt là câu cuối cùng. Andrew cứ thao thao bất tuyệt, và khi anh ta dừng lại lấy hơi thì tôi sẽ chêm vào câu “Tuyệt quá’. Tôi làm như thế chính xác mười một lần. Andrew thích thế. Tôi biết nó đã mang lại cho anh ta một cảm giác phỉnh phờ dễ chịu rằng anh ta thật tuyệt. Trong lúc đó tôi đang sống trong thế giới mơ ước tưởng tượng huy hoàng tráng lệ bên bờ sông Ai Cập giữa thời Thotmes I.
“Vậy nên cả hai chúng tôi đều vui vẻ. Tôi suy nghĩ sau này tôi sẽ thử lại lần nữa. Andrew khá ngốc nghếch nên còn lâu mới bắt thóp được trò của tôi.
“Lúc về nhà, bác Ruth hỏi, ‘Chà, cháu và Andrew chơi với nhau thế nào?’
“Lần nào anh bạn đến chơi bác Ruth cũng hỏi thế. Tôi biết thừa tại sao. Tôi biết rõ cái âm mưu nho nhỏ vẫn được những người nhà Murray ngấm ngầm thấu hiểu, mặc dù tôi không tin là sẽ có lúc nào đó bất kỳ ai trong bọn họ nói thẳng nó ra.
“ ‘Vui ạ,’ tôi nói. ‘Anh Andrew đang có tiến bộ đấy ạ. Tối nay anh ấy đã nói một câu chuyện khá thú vị, và anh ấy không cần sử dụng điệu bộ quá nhiều như thường lệ.’
“Tôi không hiểu nổi tại sao cứ thỉnh thoảng tôi lại nói năng như thế này với bác Ruth. Có lẽ sẽ tốt hơn nhiều cho tôi nếu tôi không làm thế. Nhưng một điều gì đó – tôi không biết có phải là một điều gì đó mang đặc điểm Murray hay Starr hay Shipley hay Burnley hay chỉ đơn thuần là thói ngoan cố thôi – cứ khiến tôi bật ra những câu nói đó trước khi tôi kịp suy ngẫm cho kỹ.
“ ‘Chắc chắn cháu sẽ tìm được bầu bạn ăn ý hơn ở thị trấn Stovepipe[1] đấy,’ bác Ruth nói.”
[1] Thị trấn quê hương của Perry.
Tác giả :
Lucy Maud Montgomery