Emily Trên Dải Cầu Vồng
Chương 12: Trước dấu hiệu của đống cỏ khô
“Tại sao cháu lại làm một chuyện như thế chứ?” bà Ruth hỏi; tất nhiên kèm theo cả tiếng khịt mũi nữa. Bất cứ khi nào bà Ruth bình phẩm về một thứ gì đó là y như rằng sẽ phải kèm theo một tiếng khịt mũi, thậm chí kể cả những lần người viết tiểu sử này đây lỡ quên mất mà không nhắc tới.
“Để kiếm thêm vài đô nhét vào cái ví xẹp lép của cháu ạ,” Emily trả lời.
Kỳ nghỉ kết thúc, cuốn Sách làm vườn đã hoàn thành và được đọc định kỳ cho ông Jimmy, dưới ánh chiều chạng vạng giữa tháng Bảy tháng Tám, trong niềm vui sướng vô bờ của ông; còn giờ đã sang tháng Chín, đã đến lúc quay lại với trường lớp và việc học hành, với Miền Chính Trực, với bác Ruth. Váy vóc Emily đã dài hơn chút xíu, mái tóc lại được vấn lên theo phong cách “Bím tóc Cadogan” khá thịnh hành thời đó, cao đến nỗi trên thực tế gần như “vọt” hẳn lên; cô đã quay trở lại Shrewsbury để hoàn thành năm học thứ hai; và cô vừa nói với bà Ruth rằng cô dự định thu này ở Shrewsbury sẽ làm việc vào các thứ Bảy.
Tòa soạn báo Thời đại Shrewsbury đang lên kế hoạch phát hành một ấn phẩm đặc biệt của Shrewsbury có kèm cả minh họa, và Emily sẽ đến tất cả những nơi cô có điều kiện đi được, chào hàng ấn phẩm này để thuyết phục mọi người đặt mua. Cô chật vật mãi cũng nhận được sự đồng ý có phần miễn cưỡng của bà Elizabeth, một sự chấp thuận mà hẳn sẽ chẳng đời nào giành được nếu bà Elizabeth vẫn đang chi trả toàn bộ chi phí học hành cho Emily. Nhưng ông Wallace lại đang trả tiền sách vở và học phí cho cô, và thỉnh thoảng ông còn không quên bóng gió với bà Elizabeth rằng ông phải tử tế và hào phóng lắm thì mới làm thế được. Trong thâm tâm, bà Elizabeth chẳng mấy quý mến người em trai Wallace và luôn thấy phản cảm vì ông ta chỉ giúp đỡ Emily có chút xíu thôi mà cứ ra cái vẻ ta đây tốt đẹp lắm. Vậy nên, khi Emily trình bày rằng trong suốt mùa thu, cô có cách dễ dàng kiếm đủ tiền để trang trải ít nhất là một nửa chi phí mua sách vở cho cả năm học, bà Elizabeth đành đầu hàng. Ông Wallace sẽ tự ái nếu bà, Elizabeth, nhất mực đòi thanh toán khoản phí của Emily trong khi ông ta đã quyết định trả nó rồi, nhưng ông làm gì có lý do chính đáng để mà bực bội với Emily vì cô đã tự mình kiếm tiền trang trải các chi phí. Lúc nào ông ta chả ra rả thuyết giáo rằng cánh phụ nữ nên tỏ ra tự lực cánh sinh, rằng họ nên có đủ khả năng tự nuôi sống bản thân.
Một khi bà Elizabeth đã chấp thuận thì bà Ruth cũng chẳng phản đối làm gì, nhưng bà vẫn không tán thành chuyện này.
“Cứ thử nghĩ đến chuyện cháu sẽ một mình lang thang khắp thị trấn xem!”
“Ôi, cháu sẽ không đi một mình đâu ạ. Ilse cũng sẽ đi cùng cháu mà,” Emily đáp.
Có vẻ như bà Ruth chẳng thấy như thế thì có gì tốt đẹp hơn.
“Chúng cháu sẽ bắt đầu vào thứ Năm,” Emily nói.
“Vì cha thầy Hiệu trưởng Hardy mới mất nên thứ Sáu trường sẽ nghỉ học, và ba giờ chiều thứ Năm lớp học của bọn cháu đã tan hết rồi. Tối hôm đó chúng cháu sẽ đi chào hàng ở đường Tây.”
“Cho ta hỏi chút nhé, liệu các cháu có định cắm trại bên vệ đường không đấy?”
“Ôi, không đâu ạ. Chúng cháu sẽ ngủ qua đêm tại nhà dì của Ilse ở Wiltney. Sau đó, đến thứ Sáu, chúng cháu sẽ cắt ngược lại đường Tây, chào hàng khắp cả khu trong ngày hôm đó, rồi đến tối thứ Sáu sẽ nghỉ lại tại nhà người quen của Mary Carswell ở St. Clair… rồi đến thứ Bảy sẽ theo đường Sông đi về nhà.”
“Lố bịch không để đâu cho hết,” bà Ruth nói. “Từ xưa đến nay, chẳng người nhà Murray nào từng làm một chuyện như thế. Ta thật chẳng hiểu nổi Elizabeth đấy. Rõ là chẳng đứng đắn chút nào khi hai cô bé như cháu và Ilse một mình lang thang khắp thị trấn tận những ba ngày.”
“Theo bác thì chúng cháu có thể gặp chuyện gì mới được chứ?” Emily hỏi.
“Có thể xảy ra đủ chuyện đấy,” bà Ruth nghiêm trang đáp.
Bà nói đúng. Đủ thứ chuyện có thể xảy ra, và đã xảy ra, trong chuyến du hành đó; nhưng buổi chiều thứ Năm, cả Emily lẫn Ilse đều lên đường trong tâm trạng hào hứng, hai cô nữ sinh lớ ngớ chỉ nhìn thấy cuộc đời toàn một màu hồng và hạ quyết tâm sẽ vui vẻ ra trò. Emily đặc biệt cao hứng. Hôm đó cô vừa nhận được thêm một bức mỏng trong hòm thư, trên góc in địa chỉ của một tờ tạp chí tầm thường, thông báo gửi biếu cô ba kỳ của tờ báo nói trên làm nhuận bút cho bài Vườn đêm, bài thơ được đặt làm phần kết cho cuốn Sách làm vườn và vốn được cả cô lẫn ông Jimmy đánh giá là viên ngọc quý của tập sách. Emily đã cất cuốn Sách làm vườn vào trong chiếc tủ trên mặt lò sưởi ở phòng cô tại Trăng Non, nhưng cô đã chép lại các “đoạn kết” trong đó định trong mùa thu sẽ lần lượt gửi tới một số tòa soạn báo. Quả là điềm tốt khi ngay trong lần gửi đầu tiên, bài thơ đã nhanh chóng được chấp nhận.
“Nào, ta đi thôi,” cô nói, “băng qua những rặng đồi đến chốn xa xăm’… một câu nói xa xưa quá dễ xiêu lòng người! Ở phía sau những rặng đời trước mặt chúng ta kia, có thể là bất cứ thứ gì.”
“Tớ hy vọng sẽ thu nhập được nhiều tư liệu cho các bài tiểu luận của chúng mình,” Ilse nói đầy thực tế.
Thầy hiệu trưởng Hardy đã thông báo với lớp tiếng Anh năm nhất rằng trong học kỳ mùa thu, ông yêu cầu bọn họ phải hoàn thành mấy bài tiểu luận, và Emily cùng Ilse quyết định rằng trong số các bài tiểu luận của họ, ít nhất phải có một bài nhắc đến những trải nghiệm thuyết phục mọi người đặt mua báo, dưới góc nhìn riêng rẽ của mỗi cô gái. Thế là một công đôi việc.
“Có lẽ tối nay chúng mình cứ làm việc dọc theo đường Tây và các đường nhánh cho đến khi tới lạch Thợ Săn,” Emily nói. “Chúng mình phải đến được đó trước hoàng hôn. Rồi chúng mình theo con đường du mặc băng qua vùng nông thôn, xuyên rừng Malvern sang đến bìa rừng bên kia, khá gần Wiltney đấy. Chỉ mất nửa giờ đi bộ thôi, chứ nếu đi vòng qua đường Malvern thì sẽ mất cả tiếng đồng hồ đấy. Buổi chiều hôm nay mới đáng yêu làm sao chứ!”
Chiều hôm đó quả là rất đáng yêu, một buổi chiều kiểu thế chỉ có thể được mang đến giữa những ngày tháng Chín, khi mùa hè lén lút đánh cắp thêm một ngày mơ mộng huy hoàng nữa. Những cánh đồng đang mùa thu hoạch tắm đẫm ánh mặt trời chan chứa khắp không gian: vẻ khắc khổ đến mê người của những cây linh sam phương Bắc khiến cho mọi con đường hai cô gái bước chân qua đều chìm đắm trong vẻ diệu kỳ say lòng: cúc hoàng an quấn quanh hàng rào như những dải ruy băng và ngọn lửa tế thần của những cây liễu lan đều đã được nhen lên trên hết thảy các vùng đất cháy nắng dọc theo những con đường hẻo lánh khuất lấp giữa rặng đồi. Nhưng chẳng mấy chốc, hai cô bé đã nhận ra việc chào hàng đặt báo chẳng phải chỉ toàn những điều thú vị; dẫu vậy, như lời Ilse đã nói, chắc chắn họ đã khám phá được kha khá điều về bản chất con người để dùng cho các bài tiểu luận của mình.
Có một ông già hễ Emily vừa kết thúc một lời nhận xét nào đó là lại chêm ngay vào một từ “Hừm”. Đến lúc cuối, khi được đề nghị đặt mua báo, ông ta bèn thô lỗ trả lời, “Không.”
“Cháu lấy làm mừng vì lần này ông không nói ‘Hừm’ nữa,” Emily nói. “Câu đó nghe càng lúc càng tẻ nhạt.”
Ông già trợn mắt nhìn chằm chằm… rồi bật cười cùng cục.
“Liệu cô có bất kỳ mối liên hệ nào với những người nhà Murray kiêu kỳ không vậy? Hồi còn trẻ tôi từng làm việc ở một nơi người ta gọi là Trăng Non và một người nhà Murray – tên bà ấy là Elizabeth – cũng có lối nhìn kiêu căng ngạo mạn giống hệt như cô vậy.”
“Mẹ cháu là một người mang họ Murray.”
“Tôi cũng nghĩ vậy đó; cô có những nét đặc trưng của dòng họ đó. Chà, hai đô la đây nhé, và cô có thể ghi tên tôi vào. Tôi vẫn muốn xem qua số đặc biệt đó trước khi đặt mua hơn. Tôi vốn không thích mua da gấu trước khi nhìn thấy con gấu. Nhưng cũng đáng bỏ ra hai đô la để chứng kiến một Murray kiêu kỳ lặn lội đến mời mọc ông già Billy Scott đặt mua báo.”
“Sao cậu không lườm chát mặt ông ta đi?” Ilse hỏi khi hai cô gái đã rời đi chỗ khác.
Emily đang bước phăm phăm, đầu ngẩng cao, ánh mắt toát lên vẻ cáu kỉnh.
“Tớ đi mời mọi người mua báo chứ không phải để thiên hạ nảy sinh thêm vài bà góa nữa. Tớ không trông mong là mọi chuyện sẽ xuôi chèo mát mái từ đầu đến cuối.”
Lại có một người đàn ông khác, suốt lúc Emily trình bày cứ càu nhà càu nhàu mãi, ấy vậy nhưng, đúng lúc cô đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón nhận lời từ chối thì ông ta lại đặt mua luôn năm số báo.
“Ông ấy thích làm người khác thất vọng,” cô nói với Ilse, trong lúc họ đi xuống đường mòn. “Ông ấy thà khiến cho người khác thất vọng một cách dễ chịu còn hơn là chẳng làm gì hết.”
Một người khác thì liến thoắng chửi rủa, “không nhắm cụ thể vào cái gì hết mà chỉ chung chung thôi,” theo như lời Ilse; còn một ông già khác đang tính đặt báo đến nơi rồi thì tự nhiên vợ ông ta nhảy vào phá đám.
“Nếu tôi mà là ông thì tôi sẽ không làm thế đâu, bố nó ạ. Biên tập viên của tờ báo đó là một kẻ vô đạo đấy.”
“Ông ta chắc chắn là một kẻ vô liêm rồi,” “bố nó” nói, rồi cất tiền trở lại trong ví.
“Ngon lành!” Emily lẩm bẩm khi đã thoát ra khỏi tầm nghe. “Mình phải ghi nhanh chuyện này vào cuốn sổ Jimmy mới được.” Như thông lệ, phụ nữ đón tiếp hai cô bé bằng thái độ lịch sự hơn nhiều so với cánh nam giới, nhưng lại đặt hàng nhiều hơn. Thật ra, người phụ nữ duy nhất đặt báo là một phu nhân luống tuổi đã bị Emily chinh phục tình cảm bằng cách lắng nghe với vẻ cảm thông bản miêu tả dài dằng dặc của bà luống tuổi vừa được nhắc đến ở trên về vẻ đẹp và những ưu điểm của chú mèo cưng Thomas đã chết của bà; tuy nhiên phải thừa nhận rằng đến lúc kết thúc câu chuyện, Emily vẫn thì thầm riêng với Ilse, “Xin hãy mua tờ Charlottetown đi.”
Trải nghiệm tệ nhất của họ là với một người đàn ông xỉ vả họ không tiếc lời vì quan điểm chính trị của ông ta khác với quan điểm chính trị của tờ Thời đại và có vẻ như ông ta cho rằng hai cô gái phải chịu trách nhiệm về chuyện đó. Khi ông ta dừng lại giữa chừng để lấy hơi, Emily bèn đứng dậy.
“Đi mà đá con chó ấy, ông sẽ cảm thấy dễ chịu hơn đấy,” cô bình tĩnh nói, trong lúc hiên ngang bỏ đi. Ilse giận đến mức tái cả người.
“Cậu có tin nổi là người ta lại có thể tỏ ra đáng ghét đến mức đó không?” cô bùng nổ. “Mắng mỏ chúng mình cứ như thể chúng mình phải chịu trách nhiệm cho quan điểm chính trị của tờ Thời đại vậy! Thế đấy… đề tài cho bài tiểu luận của tớ sẽ là Bản chất con người từ điểm nhìn của người chào hàng. Tớ sẽ miêu tả người đàn ông đó và mường tượng ra cảnh tớ nói với ông ta tất cả những điều tớ muốn nhưng lúc đó lại không nói!”
Emily phá lên cười; rồi giận dữ trở lại.
“Cậu làm thế thì được. Đến việc trả thù bằng cách đó tớ cũng chẳng thể… tớ bị ràng buộc bởi lời hứa với bác Elizabeth. Tớ sẽ phải bám chắc vào hiện thực. Thôi nào, đừng nghĩ đến gã thô lỗ nữa. Xét cho cùng, chúng mình đã kiếm được kha khá đơn đặt hàng rồi; và ở kia có một cụm bu lô trắng chắc hẳn là nơi ở của các nữ thần rừng; lại còn đám mây trên những cây linh sam kia nào có khác gì bóng ma nhạt nhòa màu vàng của một đám mây.”
“Dẫu vậy, tớ chỉ muốn nghiền lão ma cà rồng đó ra thành cám,” Ilse nói.
Tuy nhiên, đến điểm dừng tiếp theo, họ trải qua khoảng thời gian dễ chịu và được mời ở lại dùng bữa tối. Đến lúc hoàng hôn, họ đã hoàn thành khá tốt công việc thuyết phục mọi người đặt hàng và thu thập được kha khá trò đùa cợt trêu chọc riêng tư để tô điểm niềm vui cho nhiều tháng ngày hoài niệm. Hai cô gái quyết định tối đó sẽ không đi chào hàng thêm nữa. Họ vẫn chưa đi xa đến tận lạch Thợ Săn nhưng theo Emily, nếu họ đi tắt từ địa điểm hiện tại này thì sẽ an toàn. Rừng Malvern không quá rộng, và bất kể họ đang ở chỗ nào đi chẳng nữa, chỉ cần men theo bìa rừng phía Bắc để ra ngoài là họ có thể nhìn thấy Wiltney rồi.
Hai cô gái leo qua một hàng rào, trèo đồi cắt qua một cánh đồng cỏ dập dờn hoa cúc tây, rồi bị nuốt chửng vào giữa cánh rừng Malvern, cắt ngang cắt dọc qua hàng chục con đường mòn. Thế giới biến mất sau lưng họ, chỉ còn lại hai cô gái đơn độc giữa lãnh địa của vẻ đẹp hoang dã. Emily cảm thấy chuyến đi bộ xuyên qua khu rừng quá ngắn ngủi, nhưng Ilse, vốn đã mệt mỏi và trước đó bị giẫm lên một hòn sỏi, lại có cảm giác con đường dài dằng dặc đến khó chịu. Emily thích tất cả mọi thứ ở nó; cô thích ngắm nhìn mái tóc vàng óng lấp lánh ánh nắng của Ilse lấp ló giữa những thân cây xanh xám, dưới những cành cây dài ngoằng đu đưa giữa không trung; cô thích giai điệu mơ hồ như trong giấc mộng của những chú chim ngái ngủ; cô thích ngọn gió nhẹ tinh nghịch lúc hoàng hôn đang vừa lang thang vừa thầm thì giữa ngọn cây; cô thích mùi hương thanh nhã đến khó tin của cây cối và hoa rừng; cô thích những cây dương xỉ non lả lướt quét qua đôi mắt cá chân mềm mại như lụa của Ilse; cô thích cái thứ thanh mảnh màu trắng đầy khiêu kh
“Này… chúng mình ở đâu thế này?” Ilse thất thần hỏi. “Tớ chẳng thấy có gì giống với Wiltney hết.”
Emily đột ngột dứt khỏi cơn mơ màng và cố gắng xác định phương hướng. Điểm mốc duy nhất xuất hiện trong tầm mắt là một ngọn tháp cao vót trên ngọn đồi cách đó mười dặm.
“Trời ạ, đó là ngọn tháp của nhà thờ Cơ Đốc ở Indian Head,” cô nói dứt khoát. “Và ở dưới đó chắc hẳn là đường Hardscrabble. Chúng mình hẳn đã rẽ nhầm ở đâu đó rồi, Ilse ạ… chúng mình đã đi ra bìa rừng phía Đông thay vì phía Bắc.”
“Vậy là chúng mình đã cách Wiltney năm dặm,” Ilse tuyệt vọng nói. “Tớ không đời nào có thể đi bộ xa đến thế được; và chúng mình không thể quay trở lại qua đường rừng kia nữa; chỉ mười lăm phút nữa thôi trời sẽ tối đen như mực mất rồi. Chúng mình biết làm gì đây?”
“Thừa nhận rằng chúng mình đã lạc đường và biến nó thành chuyện tốt đẹp,” Emily nói một cách bình tĩnh.
“Ôi, chúng mình đã lạc thật rồi, thực tế đúng là như thế,” Ilse rên rỉ, yếu ớt leo lên ngồi trên cái hàng rào xiêu vẹo, “nhưng tớ chẳng hiểu chúng mình sẽ làm cách nào để biến chuyện này thành tốt đẹp được. Chúng mình không thể ở đây suốt đêm. Điều duy nhất nên làm bây giờ là đi xuống dưới đó xem liệu có nhà nào cho chúng mình trọ lại không. Tớ không thích viễn cảnh đó đâu. Nếu đó là đường Hardscrabble thì dân ở đó nghèo lắm, và bẩn thỉu nữa. Tớ đã nghe dì Net kể vô khối câu chuyện quái dị về đường Hardscrabble rồi.”
“Sao chúng mình không ở lại đây suốt đêm?” Emily hỏi. Ilse nhìn Emily để xem liệu cô có nói nghiêm túc không; và nhận ra cô quả có nghĩ thế thật.
“Chúng mình biết ngủ ở đâu mới được chứ? Vắt người ngang qua cái hàng rào này à?”
“Trên đống cỏ khô kia kìa,” Emily nói. “Nó mới dỡ xong một nửa… đúng phong cách Hardscrabble. Trên nóc bằng phẳng mà; có một cái thang dựa vào nó kìa; cỏ khô ráo và sạch sẽ; tối nay đang giữa mùa hè ấm áp; vào thời điểm này trong năm trời không có muỗi; chúng mình có thể đắp áo choàng lên người để tránh sương đêm. Sao lại không chứ?”
Ilse nhìn đống cỏ khô chất ở góc đồng cỏ nhỏ; rồi phá lên cười tán thành.
“Bác Ruth sẽ nói gì đây nhỉ?”
“Bác Ruth chẳng cần phải biết đến chuyện này làm gì. Tớ sẽ tỏ ra ranh mãnh quá mức tưởng tượng một lần trong đời. Thêm nữa, tớ luôn khao khát được ngủ ngoài trời. Đó là một trong những mong ước thầm kín mà tớ những tưởng vĩnh viễn chẳng bao giờ đạt được, bởi tớ đã bị rào giậu khắp nơi khi ở cùng các bác của tớ. Thế mà giờ nó bất thình lình rơi vào giữa lòng tớ y như một món quà được các vị thần ném xuống. Đúng là một may mắn diệu kỳ.”
“Nhỡ trời mưa thì sao,” Ilse nói, dẫu vậy vẫn nhận thấy ý tưởng của cô bạn quả vô cùng hấp dẫn.
“Sẽ không mưa đâu; nào có nhìn thấy đám mây nào ngoài những đám mây bông hồng hồng trắng trắng đang đùn lên phía trên Indian Head chứ. Chúng thuộc dạng mây luôn mang lại cho tớ cảm giác mong mỏi được sải cánh bay vút lên cao như chú chim đại bàng rồi nhào xuống lao thẳng vào giữa chúng.”
Chẳng mấy khó khăn để leo lên đống cỏ khô nhỏ đó. Hai cô gái nằm xuống đống cỏ, mãn nguyện thở dài, nhận ra họ mệt mỏi hơn mình tưởng nhiều. Đụn cỏ này được bới lên từ những nhành cỏ hoang thơm ngát từ đồng cỏ nhỏ kia, và tỏa ra một mùi hương quyến rũ không sao tả xiết, một thứ hương mà những cây cỏ được bàn tay con người chăm sóc không sao có thể mang đến được. Hai cô gái chẳng nhìn thấy gì ngoài bầu trời mênh mông màu hồng nhạt phía trên đầu, lác đác mấy vì sao sớm, cùng với đường viền nhạt nhòa của những ngọn cây bao quanh cánh đồng. Từng đàn dơi và chim én không rõ đường nét chao liệng giữa không trung, nổi bật trên tấm phông nền màu vàng đang nhạt dần ở phương Tây; thoang thoảng mùi rêu, mùi dương xỉ ngay dưới tán cây phía trên hàng rào; một cặp bạch dương lá rung trong góc đang cất giọng nói trong vắt như tiếng bạc, thầm thì kể cho nhau nghe những câu chuyện ngồi lê đôi mách của khu rừng. Họ cười đùa với nhau trong niềm vui thú không chút ràng buộc. Họ đột nhiên chìm đắm trong ảnh hưởng từ một bùa phép cổ xưa, và phép thuật của bầu trời cùng ma thuật của khu rừng đan cài vào nhau dệt nên câu thần chú vô phương thay đổi của một bùa phép đầy uy lực.
“Vẻ đáng yêu đến mức này dường như không thực,” Emily lẩm bẩm. “Nó quá tuyệt vời đến độ làm tớ đau đớn. Tớ không dám nói lớn tiếng vì chỉ sợ nó sẽ biến mất. Hôm nay chúng mình có bực tức với lão già khó chịu đó cùng với quan điểm chính trị thô lỗ của lão ta không, Ilse? Chao ôi, ông ta có tồn tại đâu chứ; dù sao đi nữa cũng không tồn tại trong thế giới này. Tớ nghe thấy tiếng Bà Gió đang chạy trên đồi bằng những bước chân êm ái, khẽ khàng. Tớ sẽ mãi mãi nghĩ về gió như một con người. Bà là một người đàn bà đanh đá khi thổi từ phía Bắc, một người tìm kiếm cô đơn khi thổi từ hướng Đông, một cô gái đang cười khanh khách khi đến từ hướng Tây, và tối nay, từ hướng Nam tới là một nàng tiên bé nhỏ màu xám.”
“Làm sao mà cậu lại nghĩ ra được những thứ như thế vậy?” Ilse hỏi. Đây là một câu hỏi mà vì một lý do huyền bí nào đó vẫn luôn canh cánh trong lòng Emily.
“Tớ không nghĩ ra chúng… chúng cứ thế đến thôi,” cô trả lời có phần cộc lốc.
Ilse bị giọng nói này chọc tức.
“Vì Chúa, Emily, đừng có kỳ quặc như thế!” cô kêu lên.
Trong chớp mắt, thế giới diệu kỳ mà ngay lúc này đây Emily đang sống trong bỗng run rẩy và nhập nhòa giống như một hình phản chiếu trên mặt nước vừa bị khuấy động. Rồi sau đó…
“Đừng tranh cãi ở đây nhé,” cô nài nỉ. “Chúng mình có thể đẩy nhau ngã ra khỏi đống cỏ mất.”
Ilse bật cười khanh khách. Khi người ta đã bật cười một cách sảng khoái thì thật chẳng thể duy trì cơn giận dữ được. Vậy nên buổi tối dưới những vì sao của họ đã không bị trận cãi cọ nào phá hỏng. Hai cô gái thầm thì trò chuyện một lúc, về những bí mật, những ước mơ và nỗi sợ hãi của các nữ sinh. Thậm chí, hai cô bạn còn nói cả đến chuyện lập gia đình trong tương lai. Tất nhiên lẽ ra họ không nên bàn đến chuyện đó, nhưng hai cô gái vẫn làm thế. Có vẻ như Ilse hơi bi quan đối với các cơ hội hôn nhân của mình.
“Bọn con trai luôn coi tớ như một người bạn thân, nhưng tớ không tin là sẽ có ai thật lòng yêu tớ.”
“Vớ vẩn,” Emily trấn an. “Chín phần mười đám con trai sẽ phải lòng cậu cho mà xem.”
“Nhưng chính người thứ mười mới là người tớ muốn,” Ilse ủ rũ bảo vệ quan điểm của mình.
Sau đó hai cô gái bàn tán hầu như về hết thảy mọi chuyện trên đời. Cuối cùng, cả hai nghiêm trang lập thỏa thuận rằng cho dù sau này ai trong hai người chết trước đi nữa thì chỉ cần có cơ hội cũng sẽ phải quay lại tìm người kia. Biết bao nhiêu thỏa thuận kiểu thế từng được lặp đi kia chứ! Và liệu có một thỏa thuận nào như thế từng được thực hiện hay chưa?
Rồi Ilse bắt đầu gà gật và ngủ thiếp đi mất. Nhưng Emily không ngủ… không muốn ngủ. Cô có cảm giác trời đêm quá đáng yêu đến độ chẳng tài nào ngủ được. Cô chỉ muốn nằm thức chong chong tận hưởng không khí ban đêm và ngẫm ngợi về hàng ngàn vấn đề.
Sau này, mỗi khi nhớ về buổi tối dưới những vì sao đó, Emily luôn coi nó như một dấu mốc quan trọng. Hết thảy mọi thứ thuộc về nó và ở trong nó đều vỗ về bảo bọc cô. Nó lấp đầy cô bằng vẻ đẹp của mình, để rồi đến lượt cô sau đó hẳn sẽ phải mang vẻ đẹp ấy đến với thế giới. Cô chỉ ước sao mình có thể sáng tạo ra một từ mầu nhiệm nào đó đủ khả năng diễn tả điều này.
Vầng trăng tròn vành vạnh nhô lên cao. Có phải một mụ phù thủy già đội mũ chóp nhọn vừa cưỡi chổi cắt ngang qua mặt trăng không nhỉ? Không phải, chỉ là một con dơi và một ngọn cây độc cần nhỏ bên hàng rào. Cô tức thời sáng tác một bài thơ, chẳng cần chút nỗ lực mà các dòng các câu cứ thế tự ngân vang trong tâm trí cô. Trong bản năng của cô, một mặt cô thích viết văn xuôi, nhưng mặt khác cô lại thích viết thơ. Tối nay, mặt bản năng này đã áp đảo và tâm trí cô dồn hết vào giai điệu. Một vì sao lớn phập phồng treo là là ngang bầu trời phía trên Indian Head. Emily mê mải ngắm nhìn vì tinh tú, lòng bỗng nhớ đến câu chuyện tưởng tượng ngày xưa của Teddy, về kiếp trước của cậu trên một vì sao. Ý nghĩ đó đã túm lấy trí tưởng tượng của cô, và Emily dệt nên một cuộc đời trong mơ, sống trên một hành tinh hạnh phúc nào đó xoay xung quanh vầng thái dương vĩ đại xa xăm đó. Rồi những ánh sáng từ phương Bắc xuất hiện, những quầng lửa nhạt lờ lững trôi ngang bầu trời, những ngọn mác ánh sáng dường như là vũ khí của các đoàn quân chốn thiên cung, các đạo quân nhợt nhạt hay lảng tránh hết lùi lại tiến. Emily đắm đuối nằm ngắm nhìn toàn bộ cảnh tượng này. Tâm hồn cô đã được gột rửa thanh khiết nhờ tắm đẫm trong sự huy hoàng. Cô là đại tư tế của vẻ đẹp đang trong nghi lễ thờ phụng thiêng liêng, và cô biết nữ thần của mình là mỉm cười.
Cô lấy làm mừng vì Ilse đã ngủ. Lúc này, bất kỳ sự bầu bạn nhân thế nào, ngay cả những mối quan hệ thân thương nhất và hoàn hảo nhất, cũng đều khiến cô thấy xa lạ. Chỉ riêng bản thân cô đã đủ thỏa mãn cô rồi, không cần tình yêu, không cần sự bầu bạn, cũng không cần bất kỳ cảm xúc thế nhân nào để dưỡng bồi niềm hạnh phúc. Những giây phút như thế này họa hoằn lắm mới xảy ra trong một đời người, nhưng khi đã đến với cuộc đời ai đó rồi, chúng đều tuyệt vời khôn tả, như thể trong chớp mắt sự hữu hạn đã biến thành vô hạn; như thể trong một thoáng loài người đã được nâng lên vào hàng ngũ thánh thần; như thể toàn bộ sự xấu xí đã bị xóa sạch, chỉ còn lại vẻ đẹp không tì vết. Ôi… vẻ đẹp… Emily run lên trong vẻ đẹp ngất ngây thuần khiết đó. Cô yêu nó, đêm nay nó đã lấp đầy sự sống trong cô như chưa bao giờ như thế. Cô không dám cử động, không dám thở, chỉ e sẽ phá vỡ cái dòng chảy của vẻ đẹp đang tuôn tràn trong cô. Cuộc sống như một nhạc cụ diệu kỳ được dùng để tấu lên những bản hòa âm siêu phàm.
“Ôi, lạy Chúa, xin Người hãy làm cho con xứng đáng với nó; ôi, hãy làm cho con xứng đáng với nó đi,” cô nguyện cầu. Liệu có khi nào cô xứng đáng với một thông điệp như thế không; liệu có khi nào cô bạo gan đánh liều mang theo một phần vẻ đẹp của “cuộc đối thoại thiêng liêng” đó quay về với thế giới thường nhật của bãi chợ nhơ nhuốc, của phố xá nhộn nhạo? Có phải chia sẻ nó; cô không thể bo bo giữ nó cho riêng mình. Liệu thế giới có nghe thấy… có hiểu… có cảm nhận được? Chỉ cần có một lòng một dạ trung thành với sự ủy thác và chia sẻ đúng thứ mà cô đã nhận được sự ủy thác, không cần biết rồi sẽ được ngợi ca hay bị khiển trách. Đại tư tế của vẻ đẹp… phải, cô sẽ không phụng sự bất kỳ ngôi đền nào khác!
Cô thiếp ngủ giữa cơn ngất ngây này; mơ đến cảnh cô chính là nhà thơ Hy Lạp Sappho đang nhảy xuống từ vách đá Leucadia; rồi tỉnh dậy, nhận thấy mình đang ở dưới chân đống cỏ khô, khuôn mặt thất kinh của Ilse đang từ bên trên ngó xuống cô. May mà lúc cô ngã xuống còn kéo theo rất nhiều cỏ khô, thành ra cô vẫn có thể cẩn trọng phát biểu,
“Tớ nghĩ mình vẫn còn nguyên vẹn không sứt mẻ gì.”
“Để kiếm thêm vài đô nhét vào cái ví xẹp lép của cháu ạ,” Emily trả lời.
Kỳ nghỉ kết thúc, cuốn Sách làm vườn đã hoàn thành và được đọc định kỳ cho ông Jimmy, dưới ánh chiều chạng vạng giữa tháng Bảy tháng Tám, trong niềm vui sướng vô bờ của ông; còn giờ đã sang tháng Chín, đã đến lúc quay lại với trường lớp và việc học hành, với Miền Chính Trực, với bác Ruth. Váy vóc Emily đã dài hơn chút xíu, mái tóc lại được vấn lên theo phong cách “Bím tóc Cadogan” khá thịnh hành thời đó, cao đến nỗi trên thực tế gần như “vọt” hẳn lên; cô đã quay trở lại Shrewsbury để hoàn thành năm học thứ hai; và cô vừa nói với bà Ruth rằng cô dự định thu này ở Shrewsbury sẽ làm việc vào các thứ Bảy.
Tòa soạn báo Thời đại Shrewsbury đang lên kế hoạch phát hành một ấn phẩm đặc biệt của Shrewsbury có kèm cả minh họa, và Emily sẽ đến tất cả những nơi cô có điều kiện đi được, chào hàng ấn phẩm này để thuyết phục mọi người đặt mua. Cô chật vật mãi cũng nhận được sự đồng ý có phần miễn cưỡng của bà Elizabeth, một sự chấp thuận mà hẳn sẽ chẳng đời nào giành được nếu bà Elizabeth vẫn đang chi trả toàn bộ chi phí học hành cho Emily. Nhưng ông Wallace lại đang trả tiền sách vở và học phí cho cô, và thỉnh thoảng ông còn không quên bóng gió với bà Elizabeth rằng ông phải tử tế và hào phóng lắm thì mới làm thế được. Trong thâm tâm, bà Elizabeth chẳng mấy quý mến người em trai Wallace và luôn thấy phản cảm vì ông ta chỉ giúp đỡ Emily có chút xíu thôi mà cứ ra cái vẻ ta đây tốt đẹp lắm. Vậy nên, khi Emily trình bày rằng trong suốt mùa thu, cô có cách dễ dàng kiếm đủ tiền để trang trải ít nhất là một nửa chi phí mua sách vở cho cả năm học, bà Elizabeth đành đầu hàng. Ông Wallace sẽ tự ái nếu bà, Elizabeth, nhất mực đòi thanh toán khoản phí của Emily trong khi ông ta đã quyết định trả nó rồi, nhưng ông làm gì có lý do chính đáng để mà bực bội với Emily vì cô đã tự mình kiếm tiền trang trải các chi phí. Lúc nào ông ta chả ra rả thuyết giáo rằng cánh phụ nữ nên tỏ ra tự lực cánh sinh, rằng họ nên có đủ khả năng tự nuôi sống bản thân.
Một khi bà Elizabeth đã chấp thuận thì bà Ruth cũng chẳng phản đối làm gì, nhưng bà vẫn không tán thành chuyện này.
“Cứ thử nghĩ đến chuyện cháu sẽ một mình lang thang khắp thị trấn xem!”
“Ôi, cháu sẽ không đi một mình đâu ạ. Ilse cũng sẽ đi cùng cháu mà,” Emily đáp.
Có vẻ như bà Ruth chẳng thấy như thế thì có gì tốt đẹp hơn.
“Chúng cháu sẽ bắt đầu vào thứ Năm,” Emily nói.
“Vì cha thầy Hiệu trưởng Hardy mới mất nên thứ Sáu trường sẽ nghỉ học, và ba giờ chiều thứ Năm lớp học của bọn cháu đã tan hết rồi. Tối hôm đó chúng cháu sẽ đi chào hàng ở đường Tây.”
“Cho ta hỏi chút nhé, liệu các cháu có định cắm trại bên vệ đường không đấy?”
“Ôi, không đâu ạ. Chúng cháu sẽ ngủ qua đêm tại nhà dì của Ilse ở Wiltney. Sau đó, đến thứ Sáu, chúng cháu sẽ cắt ngược lại đường Tây, chào hàng khắp cả khu trong ngày hôm đó, rồi đến tối thứ Sáu sẽ nghỉ lại tại nhà người quen của Mary Carswell ở St. Clair… rồi đến thứ Bảy sẽ theo đường Sông đi về nhà.”
“Lố bịch không để đâu cho hết,” bà Ruth nói. “Từ xưa đến nay, chẳng người nhà Murray nào từng làm một chuyện như thế. Ta thật chẳng hiểu nổi Elizabeth đấy. Rõ là chẳng đứng đắn chút nào khi hai cô bé như cháu và Ilse một mình lang thang khắp thị trấn tận những ba ngày.”
“Theo bác thì chúng cháu có thể gặp chuyện gì mới được chứ?” Emily hỏi.
“Có thể xảy ra đủ chuyện đấy,” bà Ruth nghiêm trang đáp.
Bà nói đúng. Đủ thứ chuyện có thể xảy ra, và đã xảy ra, trong chuyến du hành đó; nhưng buổi chiều thứ Năm, cả Emily lẫn Ilse đều lên đường trong tâm trạng hào hứng, hai cô nữ sinh lớ ngớ chỉ nhìn thấy cuộc đời toàn một màu hồng và hạ quyết tâm sẽ vui vẻ ra trò. Emily đặc biệt cao hứng. Hôm đó cô vừa nhận được thêm một bức mỏng trong hòm thư, trên góc in địa chỉ của một tờ tạp chí tầm thường, thông báo gửi biếu cô ba kỳ của tờ báo nói trên làm nhuận bút cho bài Vườn đêm, bài thơ được đặt làm phần kết cho cuốn Sách làm vườn và vốn được cả cô lẫn ông Jimmy đánh giá là viên ngọc quý của tập sách. Emily đã cất cuốn Sách làm vườn vào trong chiếc tủ trên mặt lò sưởi ở phòng cô tại Trăng Non, nhưng cô đã chép lại các “đoạn kết” trong đó định trong mùa thu sẽ lần lượt gửi tới một số tòa soạn báo. Quả là điềm tốt khi ngay trong lần gửi đầu tiên, bài thơ đã nhanh chóng được chấp nhận.
“Nào, ta đi thôi,” cô nói, “băng qua những rặng đồi đến chốn xa xăm’… một câu nói xa xưa quá dễ xiêu lòng người! Ở phía sau những rặng đời trước mặt chúng ta kia, có thể là bất cứ thứ gì.”
“Tớ hy vọng sẽ thu nhập được nhiều tư liệu cho các bài tiểu luận của chúng mình,” Ilse nói đầy thực tế.
Thầy hiệu trưởng Hardy đã thông báo với lớp tiếng Anh năm nhất rằng trong học kỳ mùa thu, ông yêu cầu bọn họ phải hoàn thành mấy bài tiểu luận, và Emily cùng Ilse quyết định rằng trong số các bài tiểu luận của họ, ít nhất phải có một bài nhắc đến những trải nghiệm thuyết phục mọi người đặt mua báo, dưới góc nhìn riêng rẽ của mỗi cô gái. Thế là một công đôi việc.
“Có lẽ tối nay chúng mình cứ làm việc dọc theo đường Tây và các đường nhánh cho đến khi tới lạch Thợ Săn,” Emily nói. “Chúng mình phải đến được đó trước hoàng hôn. Rồi chúng mình theo con đường du mặc băng qua vùng nông thôn, xuyên rừng Malvern sang đến bìa rừng bên kia, khá gần Wiltney đấy. Chỉ mất nửa giờ đi bộ thôi, chứ nếu đi vòng qua đường Malvern thì sẽ mất cả tiếng đồng hồ đấy. Buổi chiều hôm nay mới đáng yêu làm sao chứ!”
Chiều hôm đó quả là rất đáng yêu, một buổi chiều kiểu thế chỉ có thể được mang đến giữa những ngày tháng Chín, khi mùa hè lén lút đánh cắp thêm một ngày mơ mộng huy hoàng nữa. Những cánh đồng đang mùa thu hoạch tắm đẫm ánh mặt trời chan chứa khắp không gian: vẻ khắc khổ đến mê người của những cây linh sam phương Bắc khiến cho mọi con đường hai cô gái bước chân qua đều chìm đắm trong vẻ diệu kỳ say lòng: cúc hoàng an quấn quanh hàng rào như những dải ruy băng và ngọn lửa tế thần của những cây liễu lan đều đã được nhen lên trên hết thảy các vùng đất cháy nắng dọc theo những con đường hẻo lánh khuất lấp giữa rặng đồi. Nhưng chẳng mấy chốc, hai cô bé đã nhận ra việc chào hàng đặt báo chẳng phải chỉ toàn những điều thú vị; dẫu vậy, như lời Ilse đã nói, chắc chắn họ đã khám phá được kha khá điều về bản chất con người để dùng cho các bài tiểu luận của mình.
Có một ông già hễ Emily vừa kết thúc một lời nhận xét nào đó là lại chêm ngay vào một từ “Hừm”. Đến lúc cuối, khi được đề nghị đặt mua báo, ông ta bèn thô lỗ trả lời, “Không.”
“Cháu lấy làm mừng vì lần này ông không nói ‘Hừm’ nữa,” Emily nói. “Câu đó nghe càng lúc càng tẻ nhạt.”
Ông già trợn mắt nhìn chằm chằm… rồi bật cười cùng cục.
“Liệu cô có bất kỳ mối liên hệ nào với những người nhà Murray kiêu kỳ không vậy? Hồi còn trẻ tôi từng làm việc ở một nơi người ta gọi là Trăng Non và một người nhà Murray – tên bà ấy là Elizabeth – cũng có lối nhìn kiêu căng ngạo mạn giống hệt như cô vậy.”
“Mẹ cháu là một người mang họ Murray.”
“Tôi cũng nghĩ vậy đó; cô có những nét đặc trưng của dòng họ đó. Chà, hai đô la đây nhé, và cô có thể ghi tên tôi vào. Tôi vẫn muốn xem qua số đặc biệt đó trước khi đặt mua hơn. Tôi vốn không thích mua da gấu trước khi nhìn thấy con gấu. Nhưng cũng đáng bỏ ra hai đô la để chứng kiến một Murray kiêu kỳ lặn lội đến mời mọc ông già Billy Scott đặt mua báo.”
“Sao cậu không lườm chát mặt ông ta đi?” Ilse hỏi khi hai cô gái đã rời đi chỗ khác.
Emily đang bước phăm phăm, đầu ngẩng cao, ánh mắt toát lên vẻ cáu kỉnh.
“Tớ đi mời mọi người mua báo chứ không phải để thiên hạ nảy sinh thêm vài bà góa nữa. Tớ không trông mong là mọi chuyện sẽ xuôi chèo mát mái từ đầu đến cuối.”
Lại có một người đàn ông khác, suốt lúc Emily trình bày cứ càu nhà càu nhàu mãi, ấy vậy nhưng, đúng lúc cô đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đón nhận lời từ chối thì ông ta lại đặt mua luôn năm số báo.
“Ông ấy thích làm người khác thất vọng,” cô nói với Ilse, trong lúc họ đi xuống đường mòn. “Ông ấy thà khiến cho người khác thất vọng một cách dễ chịu còn hơn là chẳng làm gì hết.”
Một người khác thì liến thoắng chửi rủa, “không nhắm cụ thể vào cái gì hết mà chỉ chung chung thôi,” theo như lời Ilse; còn một ông già khác đang tính đặt báo đến nơi rồi thì tự nhiên vợ ông ta nhảy vào phá đám.
“Nếu tôi mà là ông thì tôi sẽ không làm thế đâu, bố nó ạ. Biên tập viên của tờ báo đó là một kẻ vô đạo đấy.”
“Ông ta chắc chắn là một kẻ vô liêm rồi,” “bố nó” nói, rồi cất tiền trở lại trong ví.
“Ngon lành!” Emily lẩm bẩm khi đã thoát ra khỏi tầm nghe. “Mình phải ghi nhanh chuyện này vào cuốn sổ Jimmy mới được.” Như thông lệ, phụ nữ đón tiếp hai cô bé bằng thái độ lịch sự hơn nhiều so với cánh nam giới, nhưng lại đặt hàng nhiều hơn. Thật ra, người phụ nữ duy nhất đặt báo là một phu nhân luống tuổi đã bị Emily chinh phục tình cảm bằng cách lắng nghe với vẻ cảm thông bản miêu tả dài dằng dặc của bà luống tuổi vừa được nhắc đến ở trên về vẻ đẹp và những ưu điểm của chú mèo cưng Thomas đã chết của bà; tuy nhiên phải thừa nhận rằng đến lúc kết thúc câu chuyện, Emily vẫn thì thầm riêng với Ilse, “Xin hãy mua tờ Charlottetown đi.”
Trải nghiệm tệ nhất của họ là với một người đàn ông xỉ vả họ không tiếc lời vì quan điểm chính trị của ông ta khác với quan điểm chính trị của tờ Thời đại và có vẻ như ông ta cho rằng hai cô gái phải chịu trách nhiệm về chuyện đó. Khi ông ta dừng lại giữa chừng để lấy hơi, Emily bèn đứng dậy.
“Đi mà đá con chó ấy, ông sẽ cảm thấy dễ chịu hơn đấy,” cô bình tĩnh nói, trong lúc hiên ngang bỏ đi. Ilse giận đến mức tái cả người.
“Cậu có tin nổi là người ta lại có thể tỏ ra đáng ghét đến mức đó không?” cô bùng nổ. “Mắng mỏ chúng mình cứ như thể chúng mình phải chịu trách nhiệm cho quan điểm chính trị của tờ Thời đại vậy! Thế đấy… đề tài cho bài tiểu luận của tớ sẽ là Bản chất con người từ điểm nhìn của người chào hàng. Tớ sẽ miêu tả người đàn ông đó và mường tượng ra cảnh tớ nói với ông ta tất cả những điều tớ muốn nhưng lúc đó lại không nói!”
Emily phá lên cười; rồi giận dữ trở lại.
“Cậu làm thế thì được. Đến việc trả thù bằng cách đó tớ cũng chẳng thể… tớ bị ràng buộc bởi lời hứa với bác Elizabeth. Tớ sẽ phải bám chắc vào hiện thực. Thôi nào, đừng nghĩ đến gã thô lỗ nữa. Xét cho cùng, chúng mình đã kiếm được kha khá đơn đặt hàng rồi; và ở kia có một cụm bu lô trắng chắc hẳn là nơi ở của các nữ thần rừng; lại còn đám mây trên những cây linh sam kia nào có khác gì bóng ma nhạt nhòa màu vàng của một đám mây.”
“Dẫu vậy, tớ chỉ muốn nghiền lão ma cà rồng đó ra thành cám,” Ilse nói.
Tuy nhiên, đến điểm dừng tiếp theo, họ trải qua khoảng thời gian dễ chịu và được mời ở lại dùng bữa tối. Đến lúc hoàng hôn, họ đã hoàn thành khá tốt công việc thuyết phục mọi người đặt hàng và thu thập được kha khá trò đùa cợt trêu chọc riêng tư để tô điểm niềm vui cho nhiều tháng ngày hoài niệm. Hai cô gái quyết định tối đó sẽ không đi chào hàng thêm nữa. Họ vẫn chưa đi xa đến tận lạch Thợ Săn nhưng theo Emily, nếu họ đi tắt từ địa điểm hiện tại này thì sẽ an toàn. Rừng Malvern không quá rộng, và bất kể họ đang ở chỗ nào đi chẳng nữa, chỉ cần men theo bìa rừng phía Bắc để ra ngoài là họ có thể nhìn thấy Wiltney rồi.
Hai cô gái leo qua một hàng rào, trèo đồi cắt qua một cánh đồng cỏ dập dờn hoa cúc tây, rồi bị nuốt chửng vào giữa cánh rừng Malvern, cắt ngang cắt dọc qua hàng chục con đường mòn. Thế giới biến mất sau lưng họ, chỉ còn lại hai cô gái đơn độc giữa lãnh địa của vẻ đẹp hoang dã. Emily cảm thấy chuyến đi bộ xuyên qua khu rừng quá ngắn ngủi, nhưng Ilse, vốn đã mệt mỏi và trước đó bị giẫm lên một hòn sỏi, lại có cảm giác con đường dài dằng dặc đến khó chịu. Emily thích tất cả mọi thứ ở nó; cô thích ngắm nhìn mái tóc vàng óng lấp lánh ánh nắng của Ilse lấp ló giữa những thân cây xanh xám, dưới những cành cây dài ngoằng đu đưa giữa không trung; cô thích giai điệu mơ hồ như trong giấc mộng của những chú chim ngái ngủ; cô thích ngọn gió nhẹ tinh nghịch lúc hoàng hôn đang vừa lang thang vừa thầm thì giữa ngọn cây; cô thích mùi hương thanh nhã đến khó tin của cây cối và hoa rừng; cô thích những cây dương xỉ non lả lướt quét qua đôi mắt cá chân mềm mại như lụa của Ilse; cô thích cái thứ thanh mảnh màu trắng đầy khiêu kh
“Này… chúng mình ở đâu thế này?” Ilse thất thần hỏi. “Tớ chẳng thấy có gì giống với Wiltney hết.”
Emily đột ngột dứt khỏi cơn mơ màng và cố gắng xác định phương hướng. Điểm mốc duy nhất xuất hiện trong tầm mắt là một ngọn tháp cao vót trên ngọn đồi cách đó mười dặm.
“Trời ạ, đó là ngọn tháp của nhà thờ Cơ Đốc ở Indian Head,” cô nói dứt khoát. “Và ở dưới đó chắc hẳn là đường Hardscrabble. Chúng mình hẳn đã rẽ nhầm ở đâu đó rồi, Ilse ạ… chúng mình đã đi ra bìa rừng phía Đông thay vì phía Bắc.”
“Vậy là chúng mình đã cách Wiltney năm dặm,” Ilse tuyệt vọng nói. “Tớ không đời nào có thể đi bộ xa đến thế được; và chúng mình không thể quay trở lại qua đường rừng kia nữa; chỉ mười lăm phút nữa thôi trời sẽ tối đen như mực mất rồi. Chúng mình biết làm gì đây?”
“Thừa nhận rằng chúng mình đã lạc đường và biến nó thành chuyện tốt đẹp,” Emily nói một cách bình tĩnh.
“Ôi, chúng mình đã lạc thật rồi, thực tế đúng là như thế,” Ilse rên rỉ, yếu ớt leo lên ngồi trên cái hàng rào xiêu vẹo, “nhưng tớ chẳng hiểu chúng mình sẽ làm cách nào để biến chuyện này thành tốt đẹp được. Chúng mình không thể ở đây suốt đêm. Điều duy nhất nên làm bây giờ là đi xuống dưới đó xem liệu có nhà nào cho chúng mình trọ lại không. Tớ không thích viễn cảnh đó đâu. Nếu đó là đường Hardscrabble thì dân ở đó nghèo lắm, và bẩn thỉu nữa. Tớ đã nghe dì Net kể vô khối câu chuyện quái dị về đường Hardscrabble rồi.”
“Sao chúng mình không ở lại đây suốt đêm?” Emily hỏi. Ilse nhìn Emily để xem liệu cô có nói nghiêm túc không; và nhận ra cô quả có nghĩ thế thật.
“Chúng mình biết ngủ ở đâu mới được chứ? Vắt người ngang qua cái hàng rào này à?”
“Trên đống cỏ khô kia kìa,” Emily nói. “Nó mới dỡ xong một nửa… đúng phong cách Hardscrabble. Trên nóc bằng phẳng mà; có một cái thang dựa vào nó kìa; cỏ khô ráo và sạch sẽ; tối nay đang giữa mùa hè ấm áp; vào thời điểm này trong năm trời không có muỗi; chúng mình có thể đắp áo choàng lên người để tránh sương đêm. Sao lại không chứ?”
Ilse nhìn đống cỏ khô chất ở góc đồng cỏ nhỏ; rồi phá lên cười tán thành.
“Bác Ruth sẽ nói gì đây nhỉ?”
“Bác Ruth chẳng cần phải biết đến chuyện này làm gì. Tớ sẽ tỏ ra ranh mãnh quá mức tưởng tượng một lần trong đời. Thêm nữa, tớ luôn khao khát được ngủ ngoài trời. Đó là một trong những mong ước thầm kín mà tớ những tưởng vĩnh viễn chẳng bao giờ đạt được, bởi tớ đã bị rào giậu khắp nơi khi ở cùng các bác của tớ. Thế mà giờ nó bất thình lình rơi vào giữa lòng tớ y như một món quà được các vị thần ném xuống. Đúng là một may mắn diệu kỳ.”
“Nhỡ trời mưa thì sao,” Ilse nói, dẫu vậy vẫn nhận thấy ý tưởng của cô bạn quả vô cùng hấp dẫn.
“Sẽ không mưa đâu; nào có nhìn thấy đám mây nào ngoài những đám mây bông hồng hồng trắng trắng đang đùn lên phía trên Indian Head chứ. Chúng thuộc dạng mây luôn mang lại cho tớ cảm giác mong mỏi được sải cánh bay vút lên cao như chú chim đại bàng rồi nhào xuống lao thẳng vào giữa chúng.”
Chẳng mấy khó khăn để leo lên đống cỏ khô nhỏ đó. Hai cô gái nằm xuống đống cỏ, mãn nguyện thở dài, nhận ra họ mệt mỏi hơn mình tưởng nhiều. Đụn cỏ này được bới lên từ những nhành cỏ hoang thơm ngát từ đồng cỏ nhỏ kia, và tỏa ra một mùi hương quyến rũ không sao tả xiết, một thứ hương mà những cây cỏ được bàn tay con người chăm sóc không sao có thể mang đến được. Hai cô gái chẳng nhìn thấy gì ngoài bầu trời mênh mông màu hồng nhạt phía trên đầu, lác đác mấy vì sao sớm, cùng với đường viền nhạt nhòa của những ngọn cây bao quanh cánh đồng. Từng đàn dơi và chim én không rõ đường nét chao liệng giữa không trung, nổi bật trên tấm phông nền màu vàng đang nhạt dần ở phương Tây; thoang thoảng mùi rêu, mùi dương xỉ ngay dưới tán cây phía trên hàng rào; một cặp bạch dương lá rung trong góc đang cất giọng nói trong vắt như tiếng bạc, thầm thì kể cho nhau nghe những câu chuyện ngồi lê đôi mách của khu rừng. Họ cười đùa với nhau trong niềm vui thú không chút ràng buộc. Họ đột nhiên chìm đắm trong ảnh hưởng từ một bùa phép cổ xưa, và phép thuật của bầu trời cùng ma thuật của khu rừng đan cài vào nhau dệt nên câu thần chú vô phương thay đổi của một bùa phép đầy uy lực.
“Vẻ đáng yêu đến mức này dường như không thực,” Emily lẩm bẩm. “Nó quá tuyệt vời đến độ làm tớ đau đớn. Tớ không dám nói lớn tiếng vì chỉ sợ nó sẽ biến mất. Hôm nay chúng mình có bực tức với lão già khó chịu đó cùng với quan điểm chính trị thô lỗ của lão ta không, Ilse? Chao ôi, ông ta có tồn tại đâu chứ; dù sao đi nữa cũng không tồn tại trong thế giới này. Tớ nghe thấy tiếng Bà Gió đang chạy trên đồi bằng những bước chân êm ái, khẽ khàng. Tớ sẽ mãi mãi nghĩ về gió như một con người. Bà là một người đàn bà đanh đá khi thổi từ phía Bắc, một người tìm kiếm cô đơn khi thổi từ hướng Đông, một cô gái đang cười khanh khách khi đến từ hướng Tây, và tối nay, từ hướng Nam tới là một nàng tiên bé nhỏ màu xám.”
“Làm sao mà cậu lại nghĩ ra được những thứ như thế vậy?” Ilse hỏi. Đây là một câu hỏi mà vì một lý do huyền bí nào đó vẫn luôn canh cánh trong lòng Emily.
“Tớ không nghĩ ra chúng… chúng cứ thế đến thôi,” cô trả lời có phần cộc lốc.
Ilse bị giọng nói này chọc tức.
“Vì Chúa, Emily, đừng có kỳ quặc như thế!” cô kêu lên.
Trong chớp mắt, thế giới diệu kỳ mà ngay lúc này đây Emily đang sống trong bỗng run rẩy và nhập nhòa giống như một hình phản chiếu trên mặt nước vừa bị khuấy động. Rồi sau đó…
“Đừng tranh cãi ở đây nhé,” cô nài nỉ. “Chúng mình có thể đẩy nhau ngã ra khỏi đống cỏ mất.”
Ilse bật cười khanh khách. Khi người ta đã bật cười một cách sảng khoái thì thật chẳng thể duy trì cơn giận dữ được. Vậy nên buổi tối dưới những vì sao của họ đã không bị trận cãi cọ nào phá hỏng. Hai cô gái thầm thì trò chuyện một lúc, về những bí mật, những ước mơ và nỗi sợ hãi của các nữ sinh. Thậm chí, hai cô bạn còn nói cả đến chuyện lập gia đình trong tương lai. Tất nhiên lẽ ra họ không nên bàn đến chuyện đó, nhưng hai cô gái vẫn làm thế. Có vẻ như Ilse hơi bi quan đối với các cơ hội hôn nhân của mình.
“Bọn con trai luôn coi tớ như một người bạn thân, nhưng tớ không tin là sẽ có ai thật lòng yêu tớ.”
“Vớ vẩn,” Emily trấn an. “Chín phần mười đám con trai sẽ phải lòng cậu cho mà xem.”
“Nhưng chính người thứ mười mới là người tớ muốn,” Ilse ủ rũ bảo vệ quan điểm của mình.
Sau đó hai cô gái bàn tán hầu như về hết thảy mọi chuyện trên đời. Cuối cùng, cả hai nghiêm trang lập thỏa thuận rằng cho dù sau này ai trong hai người chết trước đi nữa thì chỉ cần có cơ hội cũng sẽ phải quay lại tìm người kia. Biết bao nhiêu thỏa thuận kiểu thế từng được lặp đi kia chứ! Và liệu có một thỏa thuận nào như thế từng được thực hiện hay chưa?
Rồi Ilse bắt đầu gà gật và ngủ thiếp đi mất. Nhưng Emily không ngủ… không muốn ngủ. Cô có cảm giác trời đêm quá đáng yêu đến độ chẳng tài nào ngủ được. Cô chỉ muốn nằm thức chong chong tận hưởng không khí ban đêm và ngẫm ngợi về hàng ngàn vấn đề.
Sau này, mỗi khi nhớ về buổi tối dưới những vì sao đó, Emily luôn coi nó như một dấu mốc quan trọng. Hết thảy mọi thứ thuộc về nó và ở trong nó đều vỗ về bảo bọc cô. Nó lấp đầy cô bằng vẻ đẹp của mình, để rồi đến lượt cô sau đó hẳn sẽ phải mang vẻ đẹp ấy đến với thế giới. Cô chỉ ước sao mình có thể sáng tạo ra một từ mầu nhiệm nào đó đủ khả năng diễn tả điều này.
Vầng trăng tròn vành vạnh nhô lên cao. Có phải một mụ phù thủy già đội mũ chóp nhọn vừa cưỡi chổi cắt ngang qua mặt trăng không nhỉ? Không phải, chỉ là một con dơi và một ngọn cây độc cần nhỏ bên hàng rào. Cô tức thời sáng tác một bài thơ, chẳng cần chút nỗ lực mà các dòng các câu cứ thế tự ngân vang trong tâm trí cô. Trong bản năng của cô, một mặt cô thích viết văn xuôi, nhưng mặt khác cô lại thích viết thơ. Tối nay, mặt bản năng này đã áp đảo và tâm trí cô dồn hết vào giai điệu. Một vì sao lớn phập phồng treo là là ngang bầu trời phía trên Indian Head. Emily mê mải ngắm nhìn vì tinh tú, lòng bỗng nhớ đến câu chuyện tưởng tượng ngày xưa của Teddy, về kiếp trước của cậu trên một vì sao. Ý nghĩ đó đã túm lấy trí tưởng tượng của cô, và Emily dệt nên một cuộc đời trong mơ, sống trên một hành tinh hạnh phúc nào đó xoay xung quanh vầng thái dương vĩ đại xa xăm đó. Rồi những ánh sáng từ phương Bắc xuất hiện, những quầng lửa nhạt lờ lững trôi ngang bầu trời, những ngọn mác ánh sáng dường như là vũ khí của các đoàn quân chốn thiên cung, các đạo quân nhợt nhạt hay lảng tránh hết lùi lại tiến. Emily đắm đuối nằm ngắm nhìn toàn bộ cảnh tượng này. Tâm hồn cô đã được gột rửa thanh khiết nhờ tắm đẫm trong sự huy hoàng. Cô là đại tư tế của vẻ đẹp đang trong nghi lễ thờ phụng thiêng liêng, và cô biết nữ thần của mình là mỉm cười.
Cô lấy làm mừng vì Ilse đã ngủ. Lúc này, bất kỳ sự bầu bạn nhân thế nào, ngay cả những mối quan hệ thân thương nhất và hoàn hảo nhất, cũng đều khiến cô thấy xa lạ. Chỉ riêng bản thân cô đã đủ thỏa mãn cô rồi, không cần tình yêu, không cần sự bầu bạn, cũng không cần bất kỳ cảm xúc thế nhân nào để dưỡng bồi niềm hạnh phúc. Những giây phút như thế này họa hoằn lắm mới xảy ra trong một đời người, nhưng khi đã đến với cuộc đời ai đó rồi, chúng đều tuyệt vời khôn tả, như thể trong chớp mắt sự hữu hạn đã biến thành vô hạn; như thể trong một thoáng loài người đã được nâng lên vào hàng ngũ thánh thần; như thể toàn bộ sự xấu xí đã bị xóa sạch, chỉ còn lại vẻ đẹp không tì vết. Ôi… vẻ đẹp… Emily run lên trong vẻ đẹp ngất ngây thuần khiết đó. Cô yêu nó, đêm nay nó đã lấp đầy sự sống trong cô như chưa bao giờ như thế. Cô không dám cử động, không dám thở, chỉ e sẽ phá vỡ cái dòng chảy của vẻ đẹp đang tuôn tràn trong cô. Cuộc sống như một nhạc cụ diệu kỳ được dùng để tấu lên những bản hòa âm siêu phàm.
“Ôi, lạy Chúa, xin Người hãy làm cho con xứng đáng với nó; ôi, hãy làm cho con xứng đáng với nó đi,” cô nguyện cầu. Liệu có khi nào cô xứng đáng với một thông điệp như thế không; liệu có khi nào cô bạo gan đánh liều mang theo một phần vẻ đẹp của “cuộc đối thoại thiêng liêng” đó quay về với thế giới thường nhật của bãi chợ nhơ nhuốc, của phố xá nhộn nhạo? Có phải chia sẻ nó; cô không thể bo bo giữ nó cho riêng mình. Liệu thế giới có nghe thấy… có hiểu… có cảm nhận được? Chỉ cần có một lòng một dạ trung thành với sự ủy thác và chia sẻ đúng thứ mà cô đã nhận được sự ủy thác, không cần biết rồi sẽ được ngợi ca hay bị khiển trách. Đại tư tế của vẻ đẹp… phải, cô sẽ không phụng sự bất kỳ ngôi đền nào khác!
Cô thiếp ngủ giữa cơn ngất ngây này; mơ đến cảnh cô chính là nhà thơ Hy Lạp Sappho đang nhảy xuống từ vách đá Leucadia; rồi tỉnh dậy, nhận thấy mình đang ở dưới chân đống cỏ khô, khuôn mặt thất kinh của Ilse đang từ bên trên ngó xuống cô. May mà lúc cô ngã xuống còn kéo theo rất nhiều cỏ khô, thành ra cô vẫn có thể cẩn trọng phát biểu,
“Tớ nghĩ mình vẫn còn nguyên vẹn không sứt mẻ gì.”
Tác giả :
Lucy Maud Montgomery