Emily Trên Dải Cầu Vồng
Chương 11: Cao và sâu
“Shrewsbury,
“28 tháng Tư, 19…
“Cuối tuần vừa rồi tôi đã về Trăng Non và sáng nay quay trở lại. Bởi vậy, hôm nay là ngày thứ Hai buồn chán và tôi rất nhớ nhà. Hễ cứ đến thứ Hai là bác Ruth lại có phần khiến người ta càng thấy không thể chịu đựng nổi hơn; hoặc có vẻ như thế khi đem so sánh với bác Laura và bác Elizabeth. Ngày nghỉ cuối tuần vừa rồi, bác Jimmy không tỏ ra dễ chịu như thường lễ. Bác ấy hơi cắm cảu và lại thêm vài cơn mơ hồ kỳ quặc vì hai lý do: thứ nhất, mấy cây táo non bác ấy trồng đang chết dần vì bị chuột gặm nhấm suốt mùa đông; thứ hai, bác ấy không tài nào thuyết phục được bác Elizabeth thử dùng loại đĩa gạn kem mới mà người khác ai cũng đều đang sử dụng cả. Riêng tôi thì lấy làm mừng vì bác Elizabeth đã không đồng ý. Tôi chẳng hề mong muốn khu chế biến bơ sữa lâu năm xinh đẹp của chúng tôi cùng những chiếc chảo sữa màu nâu bóng loáng bị xóa sổ hoàn toàn sau quá trình cải tiến. Tôi chẳng thể tưởng tượng nổi trang trại Trăng Non sẽ như thế nào nếu không có khu chế biến bơ sữa.
“Khi tôi đã có thể xóa sạch nỗi bất bình ra khỏi tâm trí bác Jimmy, hai bác cháu tôi cùng khám phá cuốn danh mục Carlton và bàn bạc xem lựa chọn như thế nào là hợp lý nhất với hai đô la kiếm được từ tiếng cú cười. Hai bác cháu đã cân nhắc hàng chục khóm hoa và khoảnh vườn khác nhau, cũng đã thu hoạch được từ đó rất nhiều niềm thích thú đáng giá đến vài trăm đô la; nhưng cuối cùng lại chọn một khoảnh cúc hẹp – những cây hoa màu oải hương nằm chính giữa, được bao bọc bởi những cây hoa trắng, thêm một đường viền màu hồng nhạt, và bốn góc là bốn người lính gác màu tím. Tôi tin chắc nó sẽ đẹp lắm: và đến tháng Chín, tôi sẽ được chiêm ngưỡng vẻ yêu kiều của nó, lòng thầm nhủ, ‘Đây chính là thứ mình đã tưởng tượng!’
“Tôi đã tiến thêm một bước nữa trên Đường Alps. Tuần trước, tạp chí Phụ nữ đã chấp nhận bài thơ của tôi, Bà Gió, và trả nhuận bút cho tôi bằng hai kỳ báo. Không có tiền mặt… nhưng có thể đợi đến lần sau nữa. Tôi phải nhanh nhanh kiếm đủ tiền trả cho bác Ruth chính xác đến từng xu bác ấy đã phải bỏ ra để tôi sống cùng bác ấy. Đến lúc đó bác ấy sẽ không chì chiết tôi vì chi phí mà vì tôi bác ấy phải gánh nữa. Gần như chẳng có ngày nào bác ấy lại bỏ lỡ một vài lời bóng gió về chuyện đó… ‘Không đâu, bà Beatty ạ, có lẽ năm nay tôi không thể quyên góp cho các hội truyền giáo nhiều như bình thường được, bà biết rồi đấy’… ‘Ôi, không đâu, ông Morrison, các mặt hàng mới của ông đẹp thật đấy, nhưng mùa xuân năm nay tôi không đủ khả năng chi trả cho một chiếc váy lụa đâu’… ‘Quả thực đáng lẽ phải bọc lại vải cho cái ghế sofa này… nó đã sờn rách kinh quá rồi… nhưng phải một, hai năm tới chắc cũng chẳng bàn đến chuyện này được.’ Cứ kiểu như thế.
“Nhưng tâm hồn tôi không thuộc quyền sở hữu của bác Ruth.
“Tiếng cú cười được đăng lại trong tờ Thời báo Shrewsbury… kể cả lỗi ‘chăn của người thợ săn’ nữa. Theo tôi hiểu, Evelyn Blake tuyên bố cô ta không hề tin rằng tôi đã viết bài thơ ấy… cô ta tin chắc đã đọc một bài giống y hệt ở chỗ nào đó từ mấy năm trước.
“Evelyn thân mến!
“Bác Elizabeth không nói gì về chuyện này, nhưng bác Jimmy kể cho tôi nghe rằng bác Elizabeth đã cắt bài thơ đó ra cất vào cuốn Kinh Thánh mà bác ấy vẫn để trên cái giá gần giường ngủ. Khi tôi kể cho bác ấy nghe rằng tôi được trả nhuận bút cho bài đó bằng số hạt giống trị giá hai đô la, bác ấy bèn bảo rất có khả năng đến khi gửi thư cho họ, tôi sẽ phát hiện ra họ đã phá sản mất rồi!
“Tôi định gửi tới Giờ vàng cái truyện ngắn thầy Carpenter vốn thích viết về đứa trẻ đó. Ước gì tôi có thể đưa nó đi đánh máy, nhưng chẳng cách nào làm thế được, vậy nên tôi sẽ phải viết lại nó cho rõ ràng. Chẳng biết liệu tôi có dám không nữa. Chắc chắn họ sẽ trả tiền cho một câu chuyện chứ.
“Chú Dean sẽ sớm về nhà. Thật vui biết bao nhiêu khi sắp được gặp chú ấy! Không biết liệu chú ấy có cho là tôi đã thay đổi quá nhiều không nữa. Chắc chắn tôi đã cao hơn rồi. Bác Laura bảo chẳng mấy chốc rồi tôi sẽ phải mặc những bộ váy dài thật sự và buộc tóc cao lên, nhưng bác Elizabeth lại nói mười lăm tuổi thì vẫn còn quá nhỏ cho những chuyện đó. Bác ấy bảo đảm con gái tuổi mười lăm thời nay chẳng hề ra dáng phụ nữ như hồi bác ấy tầm tuổi đấy. Tôi biết, bác Elizabeth thực lòng luôn ấp ủ nỗi sợ hãi rằng nếu bác ấy để tôi trưởng thành thì tôi rồi sẽ lại bỏ nhà theo tiếng gọi của tình yêu – ‘giống Juliet’. Nhưng tôi không sốt ruột muốn trưởng thành. Cứ như thế này thì dễ chịu hơn nhiều – cứ lửng lơ chẳng lớn chẳng bé. Như thế, nếu muốn thì tôi cứ việc hành động theo kiểu trẻ con và sẽ chẳng ai dám làm tôi xấu hổ; còn hễ muốn cư xử cho ra dáng người trưởng thành thì tôi vẫn có quyền nhờ mấy phân chiều cao trội hơn đó.
“Tối nay, trời êm ả, lất phất mưa. Những cây liễu đuôi sóc ngoài đầm và mấy cây bu lô non trong Miền Chính Trực đã tung tấm mạng trong suốt mùa tím phủ trùm lên những thân cành trần trụi của chúng. Có lẽ tôi viết một bài thơ về Viễn cảnh mùa xuân.”
“5, tháng Năm, 19…
“Ở trường trung học đang bùng nổ phong trào viết thơ mùa xuân. Evelyn đã được đăng một bài trên tờ Bút lông số tháng Năm về Hoa. Vần điệu rất khập khiễng.
“Lại còn Perry nữa! Cậu ấy cũng cảm thấy cái thôi thúc mùa xuân thường niên, theo như cách gọi của thầy Carpenter, và đã viết một bài đến là khiếp gọi là Người nông dân già gieo hạt giống. Cậu ấy gửi nó đến Bút lông và tòa soạn đã đăng bài này lên, trong mục ‘Chuyện hài’. Perry khá hãnh diện về nó và chẳng hề nhận ra cậu ta đã tự biến mình thành một con lừa. Ilse giận dữ đến tái xám mặt mày khi đọc được bài này và từ lúc đó không thèm nói năng gì với cậu ta nữa. Cậu ấy bảo Perry không phải đối tượng phù hợp để kết giao. Ilse quá khắt khe với Perry. Tuy nhiên, khi đọc bài thơ này, đặc biệt là câu,
“ ‘Tôi cày, bừa và gieo hạt…
Tôi đã làm hết sức mình
Giờ thì tôi sẽ mặc kệ vụ mùa
Và để Chúa lo nốt phần còn lại.’
tôi chỉ muốn tự tay giết chết cậu ta. Perry không tài nào hiểu được có vấn đề gì không ổn.
“ ‘Nó vần mà, đúng không?’
“ ‘Ồ, phải rồi, nó vần lắm!’
“Dạo gần đây, Ilse còn tức điên với Perry vì cậu ta mặc áo khoác đứt hết cúc chỉ còn sót mỗi một cái đến trường. Chính tôi cũng không chịu nổi chuyện này, vậy nên khi tan học, tôi thì thầm nhắn Perry đến lúc hoàng hôn thì gặp tôi năm phút cạnh ao Dương Xỉ. Tôi mang theo kim chỉ và cúc rồi lén ra ngoài đó khâu hết cúc lại. Cậu ta không hiểu có gì không phải nếu đợi đến tối thứ Sáu để bác Tom khâu lại cúc cho chứ. Tôi hỏi,
“ ‘Sao cậu không tự mình khâu, Perry?’
“ ‘Tớ không có cúc mà cũng chẳng có tiền mua cúc,’ cậu nói, ‘nhưng đừng lo, rồi sẽ có ngày nếu muốn thì tớ mua cúc bằng vàng cũng được.’
“Bác Ruth nhìn thấy lúc về tôi mang theo cả kéo, chỉ đủ thứ vậy nên tất nhiên bác ấy muốn biết ở đâu, khi nào và tại sao. Tôi kể lại toàn bộ câu chuyện và bác ấy bảo,
“ ‘Tốt hơn hết cháu nên kệ cho đám bạn bè của Perry Miller khâu cúc cho cậu ta.’”
“ ‘Cháu là người bạn thân nhất của cậu ấy,’ tôi đáp.
“ ‘Ta thật không hiểu nổi cháu lấy đâu ra cái sở thích thấp kém thế chứ,’ bác Ruth nói.
“7 tháng Năm, 19…
“Chiều nay lúc tan trường, Teddy đã chèo thuyền đưa Ilse và tôi sang phía bên kia cảng để nhặt hoa phượng trong khoảnh đất cằn trồng vân sam phía trên sông Xanh. Chúng tôi nhặt đầy mấy giỏ, và dành một tiếng đồng hồ hạnh phúc lang thang giữa rừng cây, được bao bọc giữa tiếng thì thầm thân thiện của những cây linh sam non. Giống như cách nói của người nào đó từng dành cho quả dâu, tôi cũng nói về hoa phượng, ‘Lẽ ra Chúa có thể tạo ra một loài hoa đáng yêu hơn, nhưng Người chẳng bao giờ làm thế.’
“Khi chúng tôi lên đường về nhà, một lớp sương mù trắng dày đặc đã kéo đến giăng khắp bãi đất bồi ven sông và tràn ngập khu cảng. Nhưng Teddy chèo thuyền theo hướng còi tàu hỏa, vậy nên thực ra chúng tôi chẳng gặp rắc rối và theo tôi thấy trải nghiệm này khá tuyệt vời. Chúng tôi như đang bồng bềnh trên mặt biển trắng trong sự tĩnh lặng trọn vẹn. Không có bất kỳ âm thanh nào ngoài tiếng rên rỉ yếu ớt của bãi đất bồi, tiếng gọi xa xăm của biển sâu thăm thẳm và tiếng mái chèo khe khẽ khuấy động mặt nước phẳng lặng như gương. Chúng tôi chỉ có một mình giữa cả thế giới đang chìm đắm trong màn sương mù, trên mặt biển mênh mông phủ tấm mạng che. Thỉnh thoảng, chỉ trong thoáng chốc, một luồng khí lạnh nâng tấm rèm sương lên và những bờ biển nhạt nhòa hiện ra lờ mờ quanh chúng tôi như một bóng ma. Rồi cái màu trắng trống rỗng lại sập xuống. Cứ như thể chúng tôi đang tìm kiếm một bãi biển lạ kỳ bị phù phép nào đó cứ mãi mãi lùi ra xa dần, xa dần. Tôi thực tâm thấy nuối tiếc khi chúng tôi tới chỗ cầu tàu, nhưng lúc về tới nhà, tôi thấy bác Ruth đã hoàn toàn phát điên vì sương mù rồi.
“ ‘Ta biết lẽ ra không nên cho phép cháu đi rồi mà,’ bác ấy nói.
“ ‘Thực ra chẳng có nguy hiểm gì đâu, bác Ruth,’ tôi phản đối, ‘và bác nhìn những bông hoa phượng đáng yêu này xem.’
“Bác Ruth không thèm nhìn hoa phượng.
“ ‘Không nguy hiểm… trong một trận sương mù trắng xóa! Nhỡ cháu bị lạc và gió nổi lên trước khi cháu đến được đất liền thì sao?’
“ ‘Làm sao người ta có thể bị lạc giữa bến cảng Shrewsbury bé xíu ấy được, bác Ruth?’ tôi nói. ‘Sương mù thật tuyệt vời… tuyệt vời. Cứ như bọn cháu đang du hành băng qua mép hành tinh để vào trong chiều sâu của không gian.’
“Tôi hào hứng nói và hẳn trông tôi có vẻ hơi hoang dại với những hạt sương muối vẫn đang bám trên mái tóc, vì bác Ruth nói bằng giọng lạnh lùng và thương hại.
“ ‘Thật không may vì cháu quá dễ bị kích động, Emily ạ.’
“Bị đối xử lạnh lùng và thương hại thì ai mà không phát điên cơ chứ, vậy nên tôi hấp tấp trả lời,
“ ‘Nhưng cứ nghĩ xem bác đã bỏ lỡ bao nhiêu niềm vui thú khi bác không dễ bị kích động chứ, bác Ruth. Chẳng có gì tuyệt vời hơn việc được nhảy múa quanh đống lửa rừng rực. Cho dù nó có kết thúc bằng đống tro tàn thì cũng có sao đâu chứ?’
“ ‘Khi cháu đã già như ta rồi,’ bác Ruth nói, ‘cháu sẽ cư xử một cách khôn ngoan hơn nhiều so với việc ngất ngây sung sướng vì những trận sương mù trắng xóa đó.’
“Trong suy nghĩ của tôi, dường như tôi không thẻ già hay chết được. Tất nhiên, tôi biết mình rồi sẽ thế thôi, nhưng tôi không tin được chuyện đó. Tôi không trả lời bác Ruth, vậy nên bác ấy bắt đầu chiến thuật khác.
“ ‘Lúc nãy ta đã quan sát Ilse đi qua. Em’ly, đứa con gái đó có mặc cái váy lót nào không vậy?’
“ ‘Nàng mặc toàn vải lụa màu tím.’ Tôi lẩm bẩm, trích dẫn một câu trong Kinh Thánh, đơn giản vì trong câu này có gì đó khiến tôi mê đắm. Ta chẳng thể hình dung ra cách diễn đạt nào giản dị hơn hay ấn tượng hơn về một người phụ nữ ăn mặc lộng lẫy. Tôi không nghĩ là bác Ruth nhận ra câu trích dẫn này: bác ấy nghĩ tôi chỉ đang cố tỏ ra thông thái.
“ ‘Nếu cháu muốn ám chỉ con bé đó mặc váy lót bằng lụa màu tím, Em’ly, thì chỉ cần nói bằng tiếng Anh đơn giản là được. Váy lót lụa, thực tình. Nếu ta mà có bất kỳ liên quan nào với con bé thì ta sẽ cho con bé mặc váy lót lụa.’
“ ‘Rồi sẽ có ngày cháu mặc váy lót lụa,’ tôi nói.
“ ‘Ồ, thật tình, tiểu thư ạ. Và liệu ta có thể hỏi rằng cháu có gì để kiếm những chiếc váy lót lụa đó không?’
“ ‘Cháu có một tương lai,’ tôi nói, bằng thái độ tự hào y như một người mang đậm chất Murray nhất trong số tất cả những người mang họ Murray có thể nói được.
“Bác Ruth khịt mũi.
“Tôi bày hoa phượng tràn ngập căn phòng, và đến cả huân tước Byron trông cũng như thể hoàn toàn có cơ hội hồi phục.”
“13 tháng Năm, 19…
“Tôi đã nhắm mắt làm liều gửi câu chuyện Điều khác biệt do tôi sáng tác cho tờ Giờ vàng. Thực ra, tôi đã run lên bần bật lúc thả bức thư vào hòm thư ở hiệu sách. Ôi, liệu nó có được chấp nhận không đây!
“Perry lại làm trò cười cho cả trường một lần nữa. Cậu ra nói trong lớp học rằng nước Pháp xuất khẩu thời trang. Sau buổi học, Ilse đến gặp cậu ra rồi bảo, ‘Đồ trứng cá!’ Kể từ lúc đó bạn ấy không nói năng gì với cậu ta nữa.
“Evelyn vẫn không ngừng nói những thứ ngọt ngào cay độc và cười cợt. Tôi có thể tha thứ cho cô ta vì đã nói những điều cay độc, nhưng vê chuyện cười cợt thì không bao giờ.”
“15 tháng Năm, 19…
“Tối hôm qua lớp năm nhất chúng tôi tổ chức một buổi ‘hội họp’. Sự kiện này luôn diễn ra vào tháng Năm. Chúng tôi tổ chức sự kiện trong phòng Hội đồng của trường nhưng khi đến đó, chúng tôi phát hiện ra không thắp đèn lên được. Chúng tôi không hiểu đã có chuyện gì nhưng ngờ là chuyện này do các anh chị lớp trên làm. (Hôm nay chúng tôi phát hiện ra họ đã cắt khí đốt trong tầng hầm và khóa cửa tầng hầm lại.) Thoạt đầu chúng tôi không biết phải làm gì: nhưng rồi tôi nhớ ra tuần vừa rồi bác Elizabeth đã mang cho bác Ruth một hộp nến to để cho tôi sử dụng. Tôi vội lao bổ về nhà lấy chúng… bác Ruth đang đi vắng… và chúng tôi cắm nến khắp căn phòng. Vậy là rốt cuộc chúng tôi cũng tổ chức được buổi hội họp và nó thành công rực rỡ. Chúng tôi đã rất vui khi tìm cách ứng biến đồ làm giá nến, thành thử sau đó đã có một khởi đầu tốt đẹp, và chẳng hiểu sao ánh nến thân thiện và khơi gợi cảm hứng nhiều hơn khí đốt nhiều. Dường như tất cả chúng tôi đều có thể nghĩ ra những cách nói hóm hỉnh hơn. Mọi người ai cũng phải trình bày một bài diễn văn về bất kỳ chủ đề nào họ muốn. Perry đã có bài nói xuất sắc nhất tối đó. Cậu ta đã chuẩn bị một bài diễn văn về ‘Lịch sử Canada’ – rất nhạy cảm và tôi ngờ là cũng tẻ ngắt nữa; nhưng đến phút chót cậu lại thay đổi suy nghĩ và nói về ‘cây nến’; cứ ngẫu hứng mà ứng biến nghĩ đến đâu nói luôn đến đấy, kể về đủ mọi loại nến cậu từng nhìn thấy ở đủ mọi miền đất từ hồi cậu còn bé lênh đênh trên biển cùng cha. Bài nói chuyện hài hước và hấp dẫn đến độ chúng tôi ngồi như bị thôi miên; và theo tôi đám học sinh sẽ quên biến luôn vụ thời trang Pháp cũng như chuyện ông già nông dân để mặc việc cày cuốc nhổ cỏ cho Chúa thôi.
“Bác Ruth vẫn chưa phát hiện ra vụ nến niếc, vì cái hộp cũ không đến mức vơi quá. Tối mai, khi về Trăng Non, tôi sẽ dụ ngọt bác Laura cho tôi một hộp khác… tôi biết là bác ấy sẽ làm thế thôi… và tôi sẽ mang chúng đến cho bác Ruth.”
“Ngày 22. Tháng Năm 19…
“Hôm nay một cái phong bì dài dày cộp đáng ghét được gửi về hòm thư cho tôi. Giờ vàng đã trả lại câu chuyện của tôi. Thư từ chối đính kèm viết:
“ ‘Chúng tôi đã đọc truyện của bạn với sự thích thú sâu sắc, nhưng rất tiếc phải thông báo rằng chúng tôi không thể đăng tải nó trong thời điểm hiện tại.’
“Thoạt đầu, tôi cố gắng tìm chút an ủi trước cái thực tế rằng họ đã đọc nó với ‘sự thích thú sâu sắc’. Nhưng rồi lúc về tới nhà, tôi nhận ra thư từ chối viết chữ in, vậy nên tất nhiên nó chỉ là thứ được họ gửi kèm tất cả các bản thảo bị từ chối.
“Tệ nhất là bác Ruth nhìn thấy gói bưu phẩm trước khi tôi đi học về nên đã mở nó ra. Thật nhục nhã vì bác ấy biết thất bại của tôi.
“ ‘Ta hy vọng qua chuyện này, cháu sẽ nhận ra tốt hơn hết đừng có lãng phí thêm con tem nào cho cái thứ vớ vẩn như thế nữa, Em’ly. Nghĩ mà xem, cháu lại còn tưởng rằng cháu có thể viết được một câu chuyện đáng được xuất bản cơ đấy.’
“ ‘Cháu đã có hai bài thơ được đăng rồi.’ tôi kêu lên.
“Bác Ruth khịt mũi.
“ ‘Ồ, thơ. Tất nhiên họ phải kiếm thứ gì đó để trám hết các ngóc ngách chứ.’
“Có lẽ đúng thế thật. Một nỗi buồn chán rã rời tràn ngập lòng tôi khi tôi mang theo câu chuyện kém cỏi của mình lê bước về phòng. Khi đó, tôi khá ‘thỏa nguyện nếu được lấp đầy một khoảng trống nhỏ nhoi’[1]. Có khi các bạn có thể nhét tôi vào trong một cái đê khâu ấy chứ.
[1] Lời bài tụng ca “Father, I know that all my life” của Anne Laetitia Waring.
“Tập truyện của tôi bị quăn hết các mép và nồng mùi thuốc lá. Trong tôi dấy lên ý định đốt nó đi cho rồi.
“Không, tôi sẽ không làm thế! Tôi sẽ một lần nữa chép lại câu chuyện và thử sức ở một nơi khác. Tôi sẽ thành công!
“Nhìn vào những bài viết gần đây của tờ báo này, tôi nghĩ mình bắt đầu có thể viết mà không dùng đến các từ in nghiêng được rồi. Nhưng đôi lúc, cũng cần đến chúng đấy.”
“Trăng Non, Hồ Blair.
“24 tháng Năm, 19…
“ ‘Nhìn kìa, mùa đông đã qua rồi: mưa đã tạnh và trôi vào quá khứ: những bông hoa ló mình trên mặt đất: đã đến lúc loài chim ríu ran tiếng hót.’[2]
[2] Trích Kinh Thánh, Nhã ca của Solomon, 2:11.
“Tôi đang ngồi trên bậu cửa của ô cửa sổ mở rộng nơi căn phòng riêng yêu dấu. Thật dễ chịu xiết bao khi thỉnh thoảng luôn được quay về đây. Ngoài kia, phủ trên rừng cây bụi nhà ông John Ngạo Mạn, bầu trời vàng êm ái lấp lánh một vì sao nhỏ trắng vô cùng, chỉ tỏa sáng độc nhất tại điểm trời nơi màu vàng nhạt nhòa dần thành màu xanh còn nhạt hơn. Xa xa dưới phương Bắc, ‘giữa miền đất trời êm ái chìm đắm trong bầu không khí bình yên thanh thản’[3], là những tòa lâu đài mây tráng lệ màu cẩm thạch hồng sẫm. Nghiêng nghiêng phía trên hàng rào, một cây anh đào dại bung hoa chi chit như hằng hà sa số những con sâu bướm màu kem. Mọi thứ đều quá đáng yêu – ‘chỉ nhìn thôi thì không thỏa mắt, chỉ nghe thôi thì không thỏa tai.’[4]
[3] Trích trong Comus, a Mask của John Milton (1608-1674).
[4] Trích Kinh Thánh, Giảng sư 1:8.
“Có nhiều khi, tôi chợt nghĩ rằng thật chẳng đáng bỏ công cố gắng viết bất kỳ điều gì, trong khi mọi thứ đều vốn đã được diễn tả sẵn trong Kinh Thánh một cách quá hay rồi. Chẳng hạn như câu thơ tôi vừa trích dẫn đó… nó khiến tôi có cảm giác mình chỉ là một người lùn đứng trước gã khổng lồ. Chỉ mười bốn từ đơn giản… ấy vậy nhưng dẫu dùng cả chục trang giấy cũng chẳng thể tìm được cách diễn đạt nào tốt hơn để bày tỏ cảm xúc của con người trong mùa xuân.
“Chiều nay, bác Jimmy và tôi đã gieo hạt cho thảm cúc tây của hai bác cháu. Hạt giống được gửi đến nhanh chóng. Rõ ràng công ty đó vẫn chưa phá sản. Nhưng bác Elizabeth cho rằng chúng là hàng tồn kho từ đời nào và sẽ chẳng mọc được đâu.
“Chú Dean đang ở nhà; tối qua chú ấy xuống thăm tôi… chú Dean già yêu dấu. Chú ấy chẳng thay đổi gì cả. Đôi mắt xanh vẫn xanh một màu xanh từ xa xưa ấy, khuôn miệng đẹp đẽ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp từ xa xưa ấy, và khuôn mặt thú vị vẫn y vẻ thú vị từ xa xưa ấy. Chú ấy nắm lấy cả hai bàn tay tôi, nhìn tôi nghiêm nghị.
“ ‘Cháu đã khác nhiều rồi, Sao Trời ạ,’ chú nói. ‘Trông cháu tràn ngập không khí mùa xuân hơn bao giờ hết. Nhưng đừng cao lên chút nào nữa nhé,’ chú tiếp tục. ‘Ta không muốn cháu nhìn xuống ta đâu.’
“Tôi cũng không muốn thế. Tôi không thích cao hơn chú Dean. Như thế thì có vẻ chẳng đúng đắn gì cả.
“Teddy cao hơn tôi gần ba phân rồi. Chú Dean nói năm vừa rồi cậu ấy vẽ đã lên tay nhiều. Bà Kent vẫn ghét tôi. Tối nay, lúc ra ngoài đi dạo một mình giữa buổi hoàng hôn mùa xuân, tôi đã gặp bà ấy, ấy vậy nhưng bà ấy còn chẳng buồn dừng lại nói chuyện với tôi… chỉ lướt qua tôi như một bóng ma giữa trời chiều chạng vạng. Lúc đi ngang qua, bà ấy nhìn tôi một thoáng, và đôi mắt bà ấy là hai cái hố tràn ngập nỗi căm ghét. Theo tôi thấy, mỗi năm bà ấy lại thêm u sầu khổ sở.
“Trên đường đi dạo, tôi đã ghé qua chào Ngôi Nhà Tuyệt Vọng.
“Tôi thấy buồn thay cho nó… nó là một ngôi nhà chưa từng được sống… một ngôi nhà vẫn chưa hoàn thành sứ mệnh của mình. Những ô cửa sổ bít chặt khao khát nhòm ra ngoài như thể đang hoài công tìm kiếm thứ chẳng tài nào tìm thấy. Chưa từng có ánh sáng gia đình nào lập lòe xuyên chiếu qua chúng trong ánh chạng vạng mùa hè hay đêm tối mùa đông. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao, tôi vẫn cảm thấy ngôi nhà nhỏ này luôn ấp ủ ước mơ của nó, và một ngày nào đó, giấc mơ đó rồi sẽ biến thành sự thực.
“Ước gì tôi là chủ nhân của nó.
“Tối nay tôi tản bộ qua khắp những chốn yêu thích của mình; rừng cây bụi nhà ông John Ngạo Mạn, Nhà Nghỉ Mát Của Emily, vườn cây ăn quả cũ, nghĩa địa bên ao, đường Hôm Nay, tôi yêu con đường nhỏ đó. Với tôi, nó dường như là một người bạn tâm tình vậy.
“Tôi thấy ‘tản bộ’ là một từ đáng yêu so với các từ cùng trường nghĩa, không hẳn bắt nguồn từ chính bản thân nó giống như nhiều từ khác, mà bởi vì nó truyền tải một cách hoàn hảo ý nghĩa ẩn chứa bên trong. Dẫu rằng trước đây chưa từng nghe thấy từ này, ta cũng sẽ vẫn biết đích xác ý nghĩa của nó là gì, tản bộ chỉ có thể mang nghĩa là tản bọ mà thôi.
“Tôi luôn thấy vui mừng mỗi khi khám phá ra những từ đẹp và thú vị. Hễ tìm được một từ mới quyến rũ nào là tôi lại thấy hoan hỉ chẳng khác gì một kẻ săn tìm kho báu và sẽ bứt rứt mãi không yên cho tới chừng nào đã đặt nó vào được trong câu.”
“29 tháng Năm, 19…
“Tối nay, bác Ruth về nhà mang theo vẻ mặt đáng sợ.
“ ‘Em’ly, cái câu chuyện đang được đồn thổi khắp Shrewsbury này là sao đây hả… rằng tối qua người ta bắt quả tang cháu đang đứng trên phố Queen trong vòng tay một người đàn ông và hôn anh ta?’
“Ngây lập tức tôi hiểu ra mọi chuyện. Tôi những muốn giậm chân bình bịch… muốn phá lên cười… muốn vò đầu bứt tai. Toàn bộ câu chuyện này quá buồn cười, quá lố bịch. Nhưng tôi phải giữ vẻ nghiêm túc và giải thích đầu đuôi cho bác Ruth.
“Câu chuyện ám muội, xấu xa đã diễn ra như thế này.
“Chiều tối ngày hôm qua, Ilse và tôi ‘tản bộ’ dọc phố Queen. Đúng lúc đi qua nhà bà già Taylor thì chúng tôi gặp một người đàn ông. Tôi không biết người này… tôi không biết anh ta cao hay thấp, già hay trẻ, đẹp hay xấu, đen hay trắng, Do Thái hay không Do Thái, đã kết hôn hay vẫn còn độc thân. Nhưng tôi biết ngày hôm đó anh ta vẫn chưa cạo râu!
“Anh ta bước đi vội vã. Rồi một chuyện xảy ra, chỉ vẻn vẹn trong chớp mắt nhưng phải mất vài giây mới diễn tả hết được. Tôi tránh sang bên để anh ta đi qua… anh ta lại bước theo đúng hướng đó… tôi lao sang hướng khác… anh ta cũng thế… rồi những tưởng vừa nhìn thấy cơ hội để vượt lên trước… anh ta xông tới… thành ra tôi lại lao thẳng vào anh ta. Nhận ra chẳng thể tránh được vụ va chạm, anh ta bèn vung cả hai tay ra… tôi lao thẳng vào giữa… và bởi choáng váng trước vụ đụng độ, hai cánh tay anh ta bất giác khép lại một thoáng quanh người tôi trong khi mũi tôi đập thẳng vào cằm anh ta.
“ ‘Tôi… tôi… rất xin lỗi,’ người đàn ông tội nghiệp đó hổn hển nói, giãy nảy ra khỏi người tôi cứ như thể vừa đụng phải hòn than nóng hừng hực, rồi phi thẳng vào góc đường.
“Ilse choáng váng đến sững sờ. Bạn ấy bảo cả đời chưa từng chứng kiến chuyện gì thú vị như vậy. Chuyện xảy ra nhanh đến độ nếu đứng ngoài nhìn vào thì thể nào người ta cũng cho rằng tôi và người đàn ông đó đã dừng lại, chăm chăm nhìn nhau một lúc, rồi sau đó điên cuồng lao vào vòng tay nhau.
“Mũi tôi đau điếng. Ilse bảo đúng lúc chuyện xảy ra bạn ấy thấy bà cô Taylor đang nhòm ra ngoài cửa sổ. Tất nhiên bà già hay ngồi lê đôi mách đó đã lân la đưa chuyện khắp nơi theo đúng cách diễn giải của bà ta.
“Tôi giải thích toàn bộ câu chuyện với bác Ruth, nhưng bác ấy vẫn không khỏi hoài nghi và có vẻ vẫn cho rằng câu chuyện này quả thật quá mức thiếu thuyết phục.
“ ‘Lạ quá đấy nhỉ, giữa vỉa hè rộng đến hơn bốn mét mà cháu lại chẳng thể bước qua một người đàn ông mà không ôm chầm lấy anh ta,’ bác ấy nói.
“ ‘Thôi mà, bác Ruth,’ tôi nói, ‘cháu biết bác nghĩ cháu là kẻ ranh mãnh, khó lường, ngu ngốc và vô ơn bạc nghĩa. Nhưng bác cũng biết rõ cháu mang trong người một nửa dòng máu Murray, và liệu bác có cho rằng bất kỳ người phụ nữ nào mang bất kỳ giọt máu Murray nào chảy trong huyết quản lại ôm chầm lấy một người bạn nam ngay giữa đường giữa phố không?’
“ ‘Ồ, ta đã nghĩ là cháu khó có khả năng tỏ ra mặt dạn mày dày đến mức đó,’ bà Ruth thừa nhận. ‘Nhưng bà Taylor lại bảo bà ta đã chứng kiến chuyện đó. Ai ai cũng đều đã nghe kể rồi. Ta không thích trong nhà lại có người bị nói này nói nọ theo kiểu đó. Nếu cháu đừng có bất chấp lời ta khuyên can cứ thế đi chơi cùng Ilse Burnley thì đã chẳng xảy ra chuyện này rồi. Đừng có bao giờ để những chuyện tình cờ như thế xảy ra lần nữa đấy.’
“ ‘Những chuyện như thế xảy ra một cách tình cờ đâu ạ,’ tôi nói. ‘Chúng đều đã được số phận định trước hết rồi.’ “
“3 tháng Sáu, 19…
“Miền Chính Trực mới đẹp đẽ xiết bao. Tôi có thể quay lại hồ Dương Xỉ để viết lách rồi. Bác Ruth cực kỳ nghi ngờ hành động này. Bác ấy không bao giờ quên rằng tôi từng có tối ‘gặp gỡ Perry’ ở đó. Hồ nước giờ đang độ quyến rũ nhờ nằm dưới bóng những cây dương xỉ non. Tôi nhìn vào mặt nước, tưởng tượng ra nó chính là cái hồ trong truyền thuyết, có thể chiếu tỏ tương lai cho những ai soi mình xuống đó. Tôi vẽ ra trong tâm trí hình ảnh chính mình đang nhón gót lên bước tới hồ lúc nửa đêm một ngày trăng tròn, quăng vào giữa lòng hồ một món đồ quý giá nào đó rồi rụt rè nhìn cảnh tượng vừa bày ra trước mắt.
“Liệu nó sẽ chỉ cho mình thấy gì đây? Đường Alps đã được chinh phục một cách huy hoàng? Hay thất bại?
“Không, không bao giờ có chuyện thất bại!”
“9 tháng Sáu, 19…
“Tuần vừa rồi là sinh nhật bác Ruth và tôi đã tặng bác ấy một chiếc khăn trang trí giữa bàn do tôi tự thêu. Bác ấy cảm ơn tôi nhưng thái độ có phần cứng nhắc và có vẻ chẳng mảy may quan tâm đến nó.
“Tối nay, tôi ngồi trong hốc cửa sổ bên hông phòng ăn, làm bài tập đại số dưới ánh sáng cuối ngày. Mấy cánh cửa xếp đều mở toang, và bác Ruth đang nói chuyện cùng bà Ince trong phòng khách. Tôi cứ đinh ninh hai người biết tôi đang ở bên hông nhà, nhưng có lẽ tôi đã bị rèm cửa che khuất mất rồi. Đột nhiên tôi nghe nhắc đến tên mình. Bác Ruth đang khoe với bà Ince tấm khăn lót giữa bàn, vẻ khá hãnh diện.
“ ‘Cô cháu Em’ly tặng cái này cho tôi làm quà sinh nhật đấy. Nhìn xem đường kim mũi chỉ đẹp chưa này. Con bé khéo tay khâu vá thêu thùa lắm.’
“Đây có đúng là bác Ruth không vậy? Tôi ngạc nhiên đến sững cả người, chẳng nói năng nhúc nhích gì được.
“ ‘Khâu vá thêu thùa thì đã là gì so với sự thông minh của con bé chứ,’ bà Ince nói. ‘Tôi nghe nói hiệu trưởng Hardy vẫn đang kỳ vọng con bé sẽ đứng đầu lớp trong kỳ thi cuối năm đấy.’
“ ‘Mẹ con bé, cô em Juliet của tôi ấy, vốn thông minh sáng láng lắm đấy,’ bác Ruth nói.
“ ‘Mà con bé lại còn xinh xắn nữa chứ,’ bà Ince nói.
“ ‘Cha con bé, Dougles Starr, vốn đẹp trai đến khó ai bì kịp,’ bác Ruth nói.
“Đến đó thì họ bỏ ra ngoài. Vậy là, ít nhất một lần trong đời, một kẻ nghe lén đã được nghe người khác nói điều tốt đẹp về chính mình!
“Ấy vậy mà lại là từ bác Ruth cơ đấy!”
“17 tháng Sáu, 19…
“Giờ thì tôi không còn phải tắt nến vào buổi tối nữa, ít nhất là khi vẫn chưa quá muộn. Bác Ruth cho phép tôi thức khuya vì giờ đang là kỳ thi cuối năm. Perry đã làm thầy Travers tức điên vì cậu ta viết vào cuối bài kiểm tra đại số chữ Matthew 7:5. Đến lúc tra lại, thầy Travers đọc thấy câu: ‘Hỡi kẻ đạo đức giả, trước hết hãy lấy cây đà ra khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái rác ra khỏi mắt an hem mình được.’ Ai cũng biết thầy Travers chỉ làm ra vẻ thế thôi chứ thật ra chẳng giỏi giang gì trong môn Toán. Vậy nên thầy ấy nổi giận đùng đùng ném bài thi của Perry đi để ‘coi như sự trừng phạt vì tội láo xược’. Thật ra Perry tội nghiệp đã nhầm lẫn. Cậu ta chủ định viết là Matthew 5:7. ‘Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót!’ Cậu ta đã tìm gặp thầy Travers để giải thích, nhưng thầy Travers không chịu nghe. Đến lúc đó Ilse bèn ra tay vào hang hùm bắt cọp, có nghĩa là, đến gặp thầy hiệu trưởng Hardy, kể lại đầu đuôi câu chuyện và xin thầy ấy nói giùm với thầy Travers. Kết quả là Perry vẫn được điểm, nhưng bị cảnh cáo lần sau đừng có mà tìm cách xuyên tạc Kinh Thánh nữa.
“28 tháng Sáu, 19…
“Năm học đã kết thúc. Tôi đã giành được cái ghim cài ngôi sao. Đây là một năm đầy trải nghiệm, học tập chuyên cần nhưng cũng tràn ngập những sự kiện thú vị, và rất nhiều nỗi day dứt. Giờ đây, tôi sắp quay trở lại Trăng Non yêu dấu, tận hưởng hai tháng tuyệt vời đắm chìm trong tự do và hạnh phúc.
“Trong kỳ nghỉ, tôi định sẽ viết một cuốn sách làm vườn. Tôi đã nung nấu ý tưởng này được một thời gian và từ lúc nảy sinh ý nghĩ này, tôi chẳng tài nào viết truyện được nữa. Tôi sẽ thử sức ở một loạt tiểu luận về khu vườn của bác Jimmy, mỗi tiểu luận sẽ được kết thúc về khu vườn của bác Jimmy, mỗi tiểu luận sẽ được kết thúc bằng một bài thơ. Nó không chỉ là cách thực hành hiệu quả mà còn làm vui lòng bác Jimmy nữa.”
“28 tháng Tư, 19…
“Cuối tuần vừa rồi tôi đã về Trăng Non và sáng nay quay trở lại. Bởi vậy, hôm nay là ngày thứ Hai buồn chán và tôi rất nhớ nhà. Hễ cứ đến thứ Hai là bác Ruth lại có phần khiến người ta càng thấy không thể chịu đựng nổi hơn; hoặc có vẻ như thế khi đem so sánh với bác Laura và bác Elizabeth. Ngày nghỉ cuối tuần vừa rồi, bác Jimmy không tỏ ra dễ chịu như thường lễ. Bác ấy hơi cắm cảu và lại thêm vài cơn mơ hồ kỳ quặc vì hai lý do: thứ nhất, mấy cây táo non bác ấy trồng đang chết dần vì bị chuột gặm nhấm suốt mùa đông; thứ hai, bác ấy không tài nào thuyết phục được bác Elizabeth thử dùng loại đĩa gạn kem mới mà người khác ai cũng đều đang sử dụng cả. Riêng tôi thì lấy làm mừng vì bác Elizabeth đã không đồng ý. Tôi chẳng hề mong muốn khu chế biến bơ sữa lâu năm xinh đẹp của chúng tôi cùng những chiếc chảo sữa màu nâu bóng loáng bị xóa sổ hoàn toàn sau quá trình cải tiến. Tôi chẳng thể tưởng tượng nổi trang trại Trăng Non sẽ như thế nào nếu không có khu chế biến bơ sữa.
“Khi tôi đã có thể xóa sạch nỗi bất bình ra khỏi tâm trí bác Jimmy, hai bác cháu tôi cùng khám phá cuốn danh mục Carlton và bàn bạc xem lựa chọn như thế nào là hợp lý nhất với hai đô la kiếm được từ tiếng cú cười. Hai bác cháu đã cân nhắc hàng chục khóm hoa và khoảnh vườn khác nhau, cũng đã thu hoạch được từ đó rất nhiều niềm thích thú đáng giá đến vài trăm đô la; nhưng cuối cùng lại chọn một khoảnh cúc hẹp – những cây hoa màu oải hương nằm chính giữa, được bao bọc bởi những cây hoa trắng, thêm một đường viền màu hồng nhạt, và bốn góc là bốn người lính gác màu tím. Tôi tin chắc nó sẽ đẹp lắm: và đến tháng Chín, tôi sẽ được chiêm ngưỡng vẻ yêu kiều của nó, lòng thầm nhủ, ‘Đây chính là thứ mình đã tưởng tượng!’
“Tôi đã tiến thêm một bước nữa trên Đường Alps. Tuần trước, tạp chí Phụ nữ đã chấp nhận bài thơ của tôi, Bà Gió, và trả nhuận bút cho tôi bằng hai kỳ báo. Không có tiền mặt… nhưng có thể đợi đến lần sau nữa. Tôi phải nhanh nhanh kiếm đủ tiền trả cho bác Ruth chính xác đến từng xu bác ấy đã phải bỏ ra để tôi sống cùng bác ấy. Đến lúc đó bác ấy sẽ không chì chiết tôi vì chi phí mà vì tôi bác ấy phải gánh nữa. Gần như chẳng có ngày nào bác ấy lại bỏ lỡ một vài lời bóng gió về chuyện đó… ‘Không đâu, bà Beatty ạ, có lẽ năm nay tôi không thể quyên góp cho các hội truyền giáo nhiều như bình thường được, bà biết rồi đấy’… ‘Ôi, không đâu, ông Morrison, các mặt hàng mới của ông đẹp thật đấy, nhưng mùa xuân năm nay tôi không đủ khả năng chi trả cho một chiếc váy lụa đâu’… ‘Quả thực đáng lẽ phải bọc lại vải cho cái ghế sofa này… nó đã sờn rách kinh quá rồi… nhưng phải một, hai năm tới chắc cũng chẳng bàn đến chuyện này được.’ Cứ kiểu như thế.
“Nhưng tâm hồn tôi không thuộc quyền sở hữu của bác Ruth.
“Tiếng cú cười được đăng lại trong tờ Thời báo Shrewsbury… kể cả lỗi ‘chăn của người thợ săn’ nữa. Theo tôi hiểu, Evelyn Blake tuyên bố cô ta không hề tin rằng tôi đã viết bài thơ ấy… cô ta tin chắc đã đọc một bài giống y hệt ở chỗ nào đó từ mấy năm trước.
“Evelyn thân mến!
“Bác Elizabeth không nói gì về chuyện này, nhưng bác Jimmy kể cho tôi nghe rằng bác Elizabeth đã cắt bài thơ đó ra cất vào cuốn Kinh Thánh mà bác ấy vẫn để trên cái giá gần giường ngủ. Khi tôi kể cho bác ấy nghe rằng tôi được trả nhuận bút cho bài đó bằng số hạt giống trị giá hai đô la, bác ấy bèn bảo rất có khả năng đến khi gửi thư cho họ, tôi sẽ phát hiện ra họ đã phá sản mất rồi!
“Tôi định gửi tới Giờ vàng cái truyện ngắn thầy Carpenter vốn thích viết về đứa trẻ đó. Ước gì tôi có thể đưa nó đi đánh máy, nhưng chẳng cách nào làm thế được, vậy nên tôi sẽ phải viết lại nó cho rõ ràng. Chẳng biết liệu tôi có dám không nữa. Chắc chắn họ sẽ trả tiền cho một câu chuyện chứ.
“Chú Dean sẽ sớm về nhà. Thật vui biết bao nhiêu khi sắp được gặp chú ấy! Không biết liệu chú ấy có cho là tôi đã thay đổi quá nhiều không nữa. Chắc chắn tôi đã cao hơn rồi. Bác Laura bảo chẳng mấy chốc rồi tôi sẽ phải mặc những bộ váy dài thật sự và buộc tóc cao lên, nhưng bác Elizabeth lại nói mười lăm tuổi thì vẫn còn quá nhỏ cho những chuyện đó. Bác ấy bảo đảm con gái tuổi mười lăm thời nay chẳng hề ra dáng phụ nữ như hồi bác ấy tầm tuổi đấy. Tôi biết, bác Elizabeth thực lòng luôn ấp ủ nỗi sợ hãi rằng nếu bác ấy để tôi trưởng thành thì tôi rồi sẽ lại bỏ nhà theo tiếng gọi của tình yêu – ‘giống Juliet’. Nhưng tôi không sốt ruột muốn trưởng thành. Cứ như thế này thì dễ chịu hơn nhiều – cứ lửng lơ chẳng lớn chẳng bé. Như thế, nếu muốn thì tôi cứ việc hành động theo kiểu trẻ con và sẽ chẳng ai dám làm tôi xấu hổ; còn hễ muốn cư xử cho ra dáng người trưởng thành thì tôi vẫn có quyền nhờ mấy phân chiều cao trội hơn đó.
“Tối nay, trời êm ả, lất phất mưa. Những cây liễu đuôi sóc ngoài đầm và mấy cây bu lô non trong Miền Chính Trực đã tung tấm mạng trong suốt mùa tím phủ trùm lên những thân cành trần trụi của chúng. Có lẽ tôi viết một bài thơ về Viễn cảnh mùa xuân.”
“5, tháng Năm, 19…
“Ở trường trung học đang bùng nổ phong trào viết thơ mùa xuân. Evelyn đã được đăng một bài trên tờ Bút lông số tháng Năm về Hoa. Vần điệu rất khập khiễng.
“Lại còn Perry nữa! Cậu ấy cũng cảm thấy cái thôi thúc mùa xuân thường niên, theo như cách gọi của thầy Carpenter, và đã viết một bài đến là khiếp gọi là Người nông dân già gieo hạt giống. Cậu ấy gửi nó đến Bút lông và tòa soạn đã đăng bài này lên, trong mục ‘Chuyện hài’. Perry khá hãnh diện về nó và chẳng hề nhận ra cậu ta đã tự biến mình thành một con lừa. Ilse giận dữ đến tái xám mặt mày khi đọc được bài này và từ lúc đó không thèm nói năng gì với cậu ta nữa. Cậu ấy bảo Perry không phải đối tượng phù hợp để kết giao. Ilse quá khắt khe với Perry. Tuy nhiên, khi đọc bài thơ này, đặc biệt là câu,
“ ‘Tôi cày, bừa và gieo hạt…
Tôi đã làm hết sức mình
Giờ thì tôi sẽ mặc kệ vụ mùa
Và để Chúa lo nốt phần còn lại.’
tôi chỉ muốn tự tay giết chết cậu ta. Perry không tài nào hiểu được có vấn đề gì không ổn.
“ ‘Nó vần mà, đúng không?’
“ ‘Ồ, phải rồi, nó vần lắm!’
“Dạo gần đây, Ilse còn tức điên với Perry vì cậu ta mặc áo khoác đứt hết cúc chỉ còn sót mỗi một cái đến trường. Chính tôi cũng không chịu nổi chuyện này, vậy nên khi tan học, tôi thì thầm nhắn Perry đến lúc hoàng hôn thì gặp tôi năm phút cạnh ao Dương Xỉ. Tôi mang theo kim chỉ và cúc rồi lén ra ngoài đó khâu hết cúc lại. Cậu ta không hiểu có gì không phải nếu đợi đến tối thứ Sáu để bác Tom khâu lại cúc cho chứ. Tôi hỏi,
“ ‘Sao cậu không tự mình khâu, Perry?’
“ ‘Tớ không có cúc mà cũng chẳng có tiền mua cúc,’ cậu nói, ‘nhưng đừng lo, rồi sẽ có ngày nếu muốn thì tớ mua cúc bằng vàng cũng được.’
“Bác Ruth nhìn thấy lúc về tôi mang theo cả kéo, chỉ đủ thứ vậy nên tất nhiên bác ấy muốn biết ở đâu, khi nào và tại sao. Tôi kể lại toàn bộ câu chuyện và bác ấy bảo,
“ ‘Tốt hơn hết cháu nên kệ cho đám bạn bè của Perry Miller khâu cúc cho cậu ta.’”
“ ‘Cháu là người bạn thân nhất của cậu ấy,’ tôi đáp.
“ ‘Ta thật không hiểu nổi cháu lấy đâu ra cái sở thích thấp kém thế chứ,’ bác Ruth nói.
“7 tháng Năm, 19…
“Chiều nay lúc tan trường, Teddy đã chèo thuyền đưa Ilse và tôi sang phía bên kia cảng để nhặt hoa phượng trong khoảnh đất cằn trồng vân sam phía trên sông Xanh. Chúng tôi nhặt đầy mấy giỏ, và dành một tiếng đồng hồ hạnh phúc lang thang giữa rừng cây, được bao bọc giữa tiếng thì thầm thân thiện của những cây linh sam non. Giống như cách nói của người nào đó từng dành cho quả dâu, tôi cũng nói về hoa phượng, ‘Lẽ ra Chúa có thể tạo ra một loài hoa đáng yêu hơn, nhưng Người chẳng bao giờ làm thế.’
“Khi chúng tôi lên đường về nhà, một lớp sương mù trắng dày đặc đã kéo đến giăng khắp bãi đất bồi ven sông và tràn ngập khu cảng. Nhưng Teddy chèo thuyền theo hướng còi tàu hỏa, vậy nên thực ra chúng tôi chẳng gặp rắc rối và theo tôi thấy trải nghiệm này khá tuyệt vời. Chúng tôi như đang bồng bềnh trên mặt biển trắng trong sự tĩnh lặng trọn vẹn. Không có bất kỳ âm thanh nào ngoài tiếng rên rỉ yếu ớt của bãi đất bồi, tiếng gọi xa xăm của biển sâu thăm thẳm và tiếng mái chèo khe khẽ khuấy động mặt nước phẳng lặng như gương. Chúng tôi chỉ có một mình giữa cả thế giới đang chìm đắm trong màn sương mù, trên mặt biển mênh mông phủ tấm mạng che. Thỉnh thoảng, chỉ trong thoáng chốc, một luồng khí lạnh nâng tấm rèm sương lên và những bờ biển nhạt nhòa hiện ra lờ mờ quanh chúng tôi như một bóng ma. Rồi cái màu trắng trống rỗng lại sập xuống. Cứ như thể chúng tôi đang tìm kiếm một bãi biển lạ kỳ bị phù phép nào đó cứ mãi mãi lùi ra xa dần, xa dần. Tôi thực tâm thấy nuối tiếc khi chúng tôi tới chỗ cầu tàu, nhưng lúc về tới nhà, tôi thấy bác Ruth đã hoàn toàn phát điên vì sương mù rồi.
“ ‘Ta biết lẽ ra không nên cho phép cháu đi rồi mà,’ bác ấy nói.
“ ‘Thực ra chẳng có nguy hiểm gì đâu, bác Ruth,’ tôi phản đối, ‘và bác nhìn những bông hoa phượng đáng yêu này xem.’
“Bác Ruth không thèm nhìn hoa phượng.
“ ‘Không nguy hiểm… trong một trận sương mù trắng xóa! Nhỡ cháu bị lạc và gió nổi lên trước khi cháu đến được đất liền thì sao?’
“ ‘Làm sao người ta có thể bị lạc giữa bến cảng Shrewsbury bé xíu ấy được, bác Ruth?’ tôi nói. ‘Sương mù thật tuyệt vời… tuyệt vời. Cứ như bọn cháu đang du hành băng qua mép hành tinh để vào trong chiều sâu của không gian.’
“Tôi hào hứng nói và hẳn trông tôi có vẻ hơi hoang dại với những hạt sương muối vẫn đang bám trên mái tóc, vì bác Ruth nói bằng giọng lạnh lùng và thương hại.
“ ‘Thật không may vì cháu quá dễ bị kích động, Emily ạ.’
“Bị đối xử lạnh lùng và thương hại thì ai mà không phát điên cơ chứ, vậy nên tôi hấp tấp trả lời,
“ ‘Nhưng cứ nghĩ xem bác đã bỏ lỡ bao nhiêu niềm vui thú khi bác không dễ bị kích động chứ, bác Ruth. Chẳng có gì tuyệt vời hơn việc được nhảy múa quanh đống lửa rừng rực. Cho dù nó có kết thúc bằng đống tro tàn thì cũng có sao đâu chứ?’
“ ‘Khi cháu đã già như ta rồi,’ bác Ruth nói, ‘cháu sẽ cư xử một cách khôn ngoan hơn nhiều so với việc ngất ngây sung sướng vì những trận sương mù trắng xóa đó.’
“Trong suy nghĩ của tôi, dường như tôi không thẻ già hay chết được. Tất nhiên, tôi biết mình rồi sẽ thế thôi, nhưng tôi không tin được chuyện đó. Tôi không trả lời bác Ruth, vậy nên bác ấy bắt đầu chiến thuật khác.
“ ‘Lúc nãy ta đã quan sát Ilse đi qua. Em’ly, đứa con gái đó có mặc cái váy lót nào không vậy?’
“ ‘Nàng mặc toàn vải lụa màu tím.’ Tôi lẩm bẩm, trích dẫn một câu trong Kinh Thánh, đơn giản vì trong câu này có gì đó khiến tôi mê đắm. Ta chẳng thể hình dung ra cách diễn đạt nào giản dị hơn hay ấn tượng hơn về một người phụ nữ ăn mặc lộng lẫy. Tôi không nghĩ là bác Ruth nhận ra câu trích dẫn này: bác ấy nghĩ tôi chỉ đang cố tỏ ra thông thái.
“ ‘Nếu cháu muốn ám chỉ con bé đó mặc váy lót bằng lụa màu tím, Em’ly, thì chỉ cần nói bằng tiếng Anh đơn giản là được. Váy lót lụa, thực tình. Nếu ta mà có bất kỳ liên quan nào với con bé thì ta sẽ cho con bé mặc váy lót lụa.’
“ ‘Rồi sẽ có ngày cháu mặc váy lót lụa,’ tôi nói.
“ ‘Ồ, thật tình, tiểu thư ạ. Và liệu ta có thể hỏi rằng cháu có gì để kiếm những chiếc váy lót lụa đó không?’
“ ‘Cháu có một tương lai,’ tôi nói, bằng thái độ tự hào y như một người mang đậm chất Murray nhất trong số tất cả những người mang họ Murray có thể nói được.
“Bác Ruth khịt mũi.
“Tôi bày hoa phượng tràn ngập căn phòng, và đến cả huân tước Byron trông cũng như thể hoàn toàn có cơ hội hồi phục.”
“13 tháng Năm, 19…
“Tôi đã nhắm mắt làm liều gửi câu chuyện Điều khác biệt do tôi sáng tác cho tờ Giờ vàng. Thực ra, tôi đã run lên bần bật lúc thả bức thư vào hòm thư ở hiệu sách. Ôi, liệu nó có được chấp nhận không đây!
“Perry lại làm trò cười cho cả trường một lần nữa. Cậu ra nói trong lớp học rằng nước Pháp xuất khẩu thời trang. Sau buổi học, Ilse đến gặp cậu ra rồi bảo, ‘Đồ trứng cá!’ Kể từ lúc đó bạn ấy không nói năng gì với cậu ta nữa.
“Evelyn vẫn không ngừng nói những thứ ngọt ngào cay độc và cười cợt. Tôi có thể tha thứ cho cô ta vì đã nói những điều cay độc, nhưng vê chuyện cười cợt thì không bao giờ.”
“15 tháng Năm, 19…
“Tối hôm qua lớp năm nhất chúng tôi tổ chức một buổi ‘hội họp’. Sự kiện này luôn diễn ra vào tháng Năm. Chúng tôi tổ chức sự kiện trong phòng Hội đồng của trường nhưng khi đến đó, chúng tôi phát hiện ra không thắp đèn lên được. Chúng tôi không hiểu đã có chuyện gì nhưng ngờ là chuyện này do các anh chị lớp trên làm. (Hôm nay chúng tôi phát hiện ra họ đã cắt khí đốt trong tầng hầm và khóa cửa tầng hầm lại.) Thoạt đầu chúng tôi không biết phải làm gì: nhưng rồi tôi nhớ ra tuần vừa rồi bác Elizabeth đã mang cho bác Ruth một hộp nến to để cho tôi sử dụng. Tôi vội lao bổ về nhà lấy chúng… bác Ruth đang đi vắng… và chúng tôi cắm nến khắp căn phòng. Vậy là rốt cuộc chúng tôi cũng tổ chức được buổi hội họp và nó thành công rực rỡ. Chúng tôi đã rất vui khi tìm cách ứng biến đồ làm giá nến, thành thử sau đó đã có một khởi đầu tốt đẹp, và chẳng hiểu sao ánh nến thân thiện và khơi gợi cảm hứng nhiều hơn khí đốt nhiều. Dường như tất cả chúng tôi đều có thể nghĩ ra những cách nói hóm hỉnh hơn. Mọi người ai cũng phải trình bày một bài diễn văn về bất kỳ chủ đề nào họ muốn. Perry đã có bài nói xuất sắc nhất tối đó. Cậu ta đã chuẩn bị một bài diễn văn về ‘Lịch sử Canada’ – rất nhạy cảm và tôi ngờ là cũng tẻ ngắt nữa; nhưng đến phút chót cậu lại thay đổi suy nghĩ và nói về ‘cây nến’; cứ ngẫu hứng mà ứng biến nghĩ đến đâu nói luôn đến đấy, kể về đủ mọi loại nến cậu từng nhìn thấy ở đủ mọi miền đất từ hồi cậu còn bé lênh đênh trên biển cùng cha. Bài nói chuyện hài hước và hấp dẫn đến độ chúng tôi ngồi như bị thôi miên; và theo tôi đám học sinh sẽ quên biến luôn vụ thời trang Pháp cũng như chuyện ông già nông dân để mặc việc cày cuốc nhổ cỏ cho Chúa thôi.
“Bác Ruth vẫn chưa phát hiện ra vụ nến niếc, vì cái hộp cũ không đến mức vơi quá. Tối mai, khi về Trăng Non, tôi sẽ dụ ngọt bác Laura cho tôi một hộp khác… tôi biết là bác ấy sẽ làm thế thôi… và tôi sẽ mang chúng đến cho bác Ruth.”
“Ngày 22. Tháng Năm 19…
“Hôm nay một cái phong bì dài dày cộp đáng ghét được gửi về hòm thư cho tôi. Giờ vàng đã trả lại câu chuyện của tôi. Thư từ chối đính kèm viết:
“ ‘Chúng tôi đã đọc truyện của bạn với sự thích thú sâu sắc, nhưng rất tiếc phải thông báo rằng chúng tôi không thể đăng tải nó trong thời điểm hiện tại.’
“Thoạt đầu, tôi cố gắng tìm chút an ủi trước cái thực tế rằng họ đã đọc nó với ‘sự thích thú sâu sắc’. Nhưng rồi lúc về tới nhà, tôi nhận ra thư từ chối viết chữ in, vậy nên tất nhiên nó chỉ là thứ được họ gửi kèm tất cả các bản thảo bị từ chối.
“Tệ nhất là bác Ruth nhìn thấy gói bưu phẩm trước khi tôi đi học về nên đã mở nó ra. Thật nhục nhã vì bác ấy biết thất bại của tôi.
“ ‘Ta hy vọng qua chuyện này, cháu sẽ nhận ra tốt hơn hết đừng có lãng phí thêm con tem nào cho cái thứ vớ vẩn như thế nữa, Em’ly. Nghĩ mà xem, cháu lại còn tưởng rằng cháu có thể viết được một câu chuyện đáng được xuất bản cơ đấy.’
“ ‘Cháu đã có hai bài thơ được đăng rồi.’ tôi kêu lên.
“Bác Ruth khịt mũi.
“ ‘Ồ, thơ. Tất nhiên họ phải kiếm thứ gì đó để trám hết các ngóc ngách chứ.’
“Có lẽ đúng thế thật. Một nỗi buồn chán rã rời tràn ngập lòng tôi khi tôi mang theo câu chuyện kém cỏi của mình lê bước về phòng. Khi đó, tôi khá ‘thỏa nguyện nếu được lấp đầy một khoảng trống nhỏ nhoi’[1]. Có khi các bạn có thể nhét tôi vào trong một cái đê khâu ấy chứ.
[1] Lời bài tụng ca “Father, I know that all my life” của Anne Laetitia Waring.
“Tập truyện của tôi bị quăn hết các mép và nồng mùi thuốc lá. Trong tôi dấy lên ý định đốt nó đi cho rồi.
“Không, tôi sẽ không làm thế! Tôi sẽ một lần nữa chép lại câu chuyện và thử sức ở một nơi khác. Tôi sẽ thành công!
“Nhìn vào những bài viết gần đây của tờ báo này, tôi nghĩ mình bắt đầu có thể viết mà không dùng đến các từ in nghiêng được rồi. Nhưng đôi lúc, cũng cần đến chúng đấy.”
“Trăng Non, Hồ Blair.
“24 tháng Năm, 19…
“ ‘Nhìn kìa, mùa đông đã qua rồi: mưa đã tạnh và trôi vào quá khứ: những bông hoa ló mình trên mặt đất: đã đến lúc loài chim ríu ran tiếng hót.’[2]
[2] Trích Kinh Thánh, Nhã ca của Solomon, 2:11.
“Tôi đang ngồi trên bậu cửa của ô cửa sổ mở rộng nơi căn phòng riêng yêu dấu. Thật dễ chịu xiết bao khi thỉnh thoảng luôn được quay về đây. Ngoài kia, phủ trên rừng cây bụi nhà ông John Ngạo Mạn, bầu trời vàng êm ái lấp lánh một vì sao nhỏ trắng vô cùng, chỉ tỏa sáng độc nhất tại điểm trời nơi màu vàng nhạt nhòa dần thành màu xanh còn nhạt hơn. Xa xa dưới phương Bắc, ‘giữa miền đất trời êm ái chìm đắm trong bầu không khí bình yên thanh thản’[3], là những tòa lâu đài mây tráng lệ màu cẩm thạch hồng sẫm. Nghiêng nghiêng phía trên hàng rào, một cây anh đào dại bung hoa chi chit như hằng hà sa số những con sâu bướm màu kem. Mọi thứ đều quá đáng yêu – ‘chỉ nhìn thôi thì không thỏa mắt, chỉ nghe thôi thì không thỏa tai.’[4]
[3] Trích trong Comus, a Mask của John Milton (1608-1674).
[4] Trích Kinh Thánh, Giảng sư 1:8.
“Có nhiều khi, tôi chợt nghĩ rằng thật chẳng đáng bỏ công cố gắng viết bất kỳ điều gì, trong khi mọi thứ đều vốn đã được diễn tả sẵn trong Kinh Thánh một cách quá hay rồi. Chẳng hạn như câu thơ tôi vừa trích dẫn đó… nó khiến tôi có cảm giác mình chỉ là một người lùn đứng trước gã khổng lồ. Chỉ mười bốn từ đơn giản… ấy vậy nhưng dẫu dùng cả chục trang giấy cũng chẳng thể tìm được cách diễn đạt nào tốt hơn để bày tỏ cảm xúc của con người trong mùa xuân.
“Chiều nay, bác Jimmy và tôi đã gieo hạt cho thảm cúc tây của hai bác cháu. Hạt giống được gửi đến nhanh chóng. Rõ ràng công ty đó vẫn chưa phá sản. Nhưng bác Elizabeth cho rằng chúng là hàng tồn kho từ đời nào và sẽ chẳng mọc được đâu.
“Chú Dean đang ở nhà; tối qua chú ấy xuống thăm tôi… chú Dean già yêu dấu. Chú ấy chẳng thay đổi gì cả. Đôi mắt xanh vẫn xanh một màu xanh từ xa xưa ấy, khuôn miệng đẹp đẽ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp từ xa xưa ấy, và khuôn mặt thú vị vẫn y vẻ thú vị từ xa xưa ấy. Chú ấy nắm lấy cả hai bàn tay tôi, nhìn tôi nghiêm nghị.
“ ‘Cháu đã khác nhiều rồi, Sao Trời ạ,’ chú nói. ‘Trông cháu tràn ngập không khí mùa xuân hơn bao giờ hết. Nhưng đừng cao lên chút nào nữa nhé,’ chú tiếp tục. ‘Ta không muốn cháu nhìn xuống ta đâu.’
“Tôi cũng không muốn thế. Tôi không thích cao hơn chú Dean. Như thế thì có vẻ chẳng đúng đắn gì cả.
“Teddy cao hơn tôi gần ba phân rồi. Chú Dean nói năm vừa rồi cậu ấy vẽ đã lên tay nhiều. Bà Kent vẫn ghét tôi. Tối nay, lúc ra ngoài đi dạo một mình giữa buổi hoàng hôn mùa xuân, tôi đã gặp bà ấy, ấy vậy nhưng bà ấy còn chẳng buồn dừng lại nói chuyện với tôi… chỉ lướt qua tôi như một bóng ma giữa trời chiều chạng vạng. Lúc đi ngang qua, bà ấy nhìn tôi một thoáng, và đôi mắt bà ấy là hai cái hố tràn ngập nỗi căm ghét. Theo tôi thấy, mỗi năm bà ấy lại thêm u sầu khổ sở.
“Trên đường đi dạo, tôi đã ghé qua chào Ngôi Nhà Tuyệt Vọng.
“Tôi thấy buồn thay cho nó… nó là một ngôi nhà chưa từng được sống… một ngôi nhà vẫn chưa hoàn thành sứ mệnh của mình. Những ô cửa sổ bít chặt khao khát nhòm ra ngoài như thể đang hoài công tìm kiếm thứ chẳng tài nào tìm thấy. Chưa từng có ánh sáng gia đình nào lập lòe xuyên chiếu qua chúng trong ánh chạng vạng mùa hè hay đêm tối mùa đông. Tuy nhiên, chẳng hiểu sao, tôi vẫn cảm thấy ngôi nhà nhỏ này luôn ấp ủ ước mơ của nó, và một ngày nào đó, giấc mơ đó rồi sẽ biến thành sự thực.
“Ước gì tôi là chủ nhân của nó.
“Tối nay tôi tản bộ qua khắp những chốn yêu thích của mình; rừng cây bụi nhà ông John Ngạo Mạn, Nhà Nghỉ Mát Của Emily, vườn cây ăn quả cũ, nghĩa địa bên ao, đường Hôm Nay, tôi yêu con đường nhỏ đó. Với tôi, nó dường như là một người bạn tâm tình vậy.
“Tôi thấy ‘tản bộ’ là một từ đáng yêu so với các từ cùng trường nghĩa, không hẳn bắt nguồn từ chính bản thân nó giống như nhiều từ khác, mà bởi vì nó truyền tải một cách hoàn hảo ý nghĩa ẩn chứa bên trong. Dẫu rằng trước đây chưa từng nghe thấy từ này, ta cũng sẽ vẫn biết đích xác ý nghĩa của nó là gì, tản bộ chỉ có thể mang nghĩa là tản bọ mà thôi.
“Tôi luôn thấy vui mừng mỗi khi khám phá ra những từ đẹp và thú vị. Hễ tìm được một từ mới quyến rũ nào là tôi lại thấy hoan hỉ chẳng khác gì một kẻ săn tìm kho báu và sẽ bứt rứt mãi không yên cho tới chừng nào đã đặt nó vào được trong câu.”
“29 tháng Năm, 19…
“Tối nay, bác Ruth về nhà mang theo vẻ mặt đáng sợ.
“ ‘Em’ly, cái câu chuyện đang được đồn thổi khắp Shrewsbury này là sao đây hả… rằng tối qua người ta bắt quả tang cháu đang đứng trên phố Queen trong vòng tay một người đàn ông và hôn anh ta?’
“Ngây lập tức tôi hiểu ra mọi chuyện. Tôi những muốn giậm chân bình bịch… muốn phá lên cười… muốn vò đầu bứt tai. Toàn bộ câu chuyện này quá buồn cười, quá lố bịch. Nhưng tôi phải giữ vẻ nghiêm túc và giải thích đầu đuôi cho bác Ruth.
“Câu chuyện ám muội, xấu xa đã diễn ra như thế này.
“Chiều tối ngày hôm qua, Ilse và tôi ‘tản bộ’ dọc phố Queen. Đúng lúc đi qua nhà bà già Taylor thì chúng tôi gặp một người đàn ông. Tôi không biết người này… tôi không biết anh ta cao hay thấp, già hay trẻ, đẹp hay xấu, đen hay trắng, Do Thái hay không Do Thái, đã kết hôn hay vẫn còn độc thân. Nhưng tôi biết ngày hôm đó anh ta vẫn chưa cạo râu!
“Anh ta bước đi vội vã. Rồi một chuyện xảy ra, chỉ vẻn vẹn trong chớp mắt nhưng phải mất vài giây mới diễn tả hết được. Tôi tránh sang bên để anh ta đi qua… anh ta lại bước theo đúng hướng đó… tôi lao sang hướng khác… anh ta cũng thế… rồi những tưởng vừa nhìn thấy cơ hội để vượt lên trước… anh ta xông tới… thành ra tôi lại lao thẳng vào anh ta. Nhận ra chẳng thể tránh được vụ va chạm, anh ta bèn vung cả hai tay ra… tôi lao thẳng vào giữa… và bởi choáng váng trước vụ đụng độ, hai cánh tay anh ta bất giác khép lại một thoáng quanh người tôi trong khi mũi tôi đập thẳng vào cằm anh ta.
“ ‘Tôi… tôi… rất xin lỗi,’ người đàn ông tội nghiệp đó hổn hển nói, giãy nảy ra khỏi người tôi cứ như thể vừa đụng phải hòn than nóng hừng hực, rồi phi thẳng vào góc đường.
“Ilse choáng váng đến sững sờ. Bạn ấy bảo cả đời chưa từng chứng kiến chuyện gì thú vị như vậy. Chuyện xảy ra nhanh đến độ nếu đứng ngoài nhìn vào thì thể nào người ta cũng cho rằng tôi và người đàn ông đó đã dừng lại, chăm chăm nhìn nhau một lúc, rồi sau đó điên cuồng lao vào vòng tay nhau.
“Mũi tôi đau điếng. Ilse bảo đúng lúc chuyện xảy ra bạn ấy thấy bà cô Taylor đang nhòm ra ngoài cửa sổ. Tất nhiên bà già hay ngồi lê đôi mách đó đã lân la đưa chuyện khắp nơi theo đúng cách diễn giải của bà ta.
“Tôi giải thích toàn bộ câu chuyện với bác Ruth, nhưng bác ấy vẫn không khỏi hoài nghi và có vẻ vẫn cho rằng câu chuyện này quả thật quá mức thiếu thuyết phục.
“ ‘Lạ quá đấy nhỉ, giữa vỉa hè rộng đến hơn bốn mét mà cháu lại chẳng thể bước qua một người đàn ông mà không ôm chầm lấy anh ta,’ bác ấy nói.
“ ‘Thôi mà, bác Ruth,’ tôi nói, ‘cháu biết bác nghĩ cháu là kẻ ranh mãnh, khó lường, ngu ngốc và vô ơn bạc nghĩa. Nhưng bác cũng biết rõ cháu mang trong người một nửa dòng máu Murray, và liệu bác có cho rằng bất kỳ người phụ nữ nào mang bất kỳ giọt máu Murray nào chảy trong huyết quản lại ôm chầm lấy một người bạn nam ngay giữa đường giữa phố không?’
“ ‘Ồ, ta đã nghĩ là cháu khó có khả năng tỏ ra mặt dạn mày dày đến mức đó,’ bà Ruth thừa nhận. ‘Nhưng bà Taylor lại bảo bà ta đã chứng kiến chuyện đó. Ai ai cũng đều đã nghe kể rồi. Ta không thích trong nhà lại có người bị nói này nói nọ theo kiểu đó. Nếu cháu đừng có bất chấp lời ta khuyên can cứ thế đi chơi cùng Ilse Burnley thì đã chẳng xảy ra chuyện này rồi. Đừng có bao giờ để những chuyện tình cờ như thế xảy ra lần nữa đấy.’
“ ‘Những chuyện như thế xảy ra một cách tình cờ đâu ạ,’ tôi nói. ‘Chúng đều đã được số phận định trước hết rồi.’ “
“3 tháng Sáu, 19…
“Miền Chính Trực mới đẹp đẽ xiết bao. Tôi có thể quay lại hồ Dương Xỉ để viết lách rồi. Bác Ruth cực kỳ nghi ngờ hành động này. Bác ấy không bao giờ quên rằng tôi từng có tối ‘gặp gỡ Perry’ ở đó. Hồ nước giờ đang độ quyến rũ nhờ nằm dưới bóng những cây dương xỉ non. Tôi nhìn vào mặt nước, tưởng tượng ra nó chính là cái hồ trong truyền thuyết, có thể chiếu tỏ tương lai cho những ai soi mình xuống đó. Tôi vẽ ra trong tâm trí hình ảnh chính mình đang nhón gót lên bước tới hồ lúc nửa đêm một ngày trăng tròn, quăng vào giữa lòng hồ một món đồ quý giá nào đó rồi rụt rè nhìn cảnh tượng vừa bày ra trước mắt.
“Liệu nó sẽ chỉ cho mình thấy gì đây? Đường Alps đã được chinh phục một cách huy hoàng? Hay thất bại?
“Không, không bao giờ có chuyện thất bại!”
“9 tháng Sáu, 19…
“Tuần vừa rồi là sinh nhật bác Ruth và tôi đã tặng bác ấy một chiếc khăn trang trí giữa bàn do tôi tự thêu. Bác ấy cảm ơn tôi nhưng thái độ có phần cứng nhắc và có vẻ chẳng mảy may quan tâm đến nó.
“Tối nay, tôi ngồi trong hốc cửa sổ bên hông phòng ăn, làm bài tập đại số dưới ánh sáng cuối ngày. Mấy cánh cửa xếp đều mở toang, và bác Ruth đang nói chuyện cùng bà Ince trong phòng khách. Tôi cứ đinh ninh hai người biết tôi đang ở bên hông nhà, nhưng có lẽ tôi đã bị rèm cửa che khuất mất rồi. Đột nhiên tôi nghe nhắc đến tên mình. Bác Ruth đang khoe với bà Ince tấm khăn lót giữa bàn, vẻ khá hãnh diện.
“ ‘Cô cháu Em’ly tặng cái này cho tôi làm quà sinh nhật đấy. Nhìn xem đường kim mũi chỉ đẹp chưa này. Con bé khéo tay khâu vá thêu thùa lắm.’
“Đây có đúng là bác Ruth không vậy? Tôi ngạc nhiên đến sững cả người, chẳng nói năng nhúc nhích gì được.
“ ‘Khâu vá thêu thùa thì đã là gì so với sự thông minh của con bé chứ,’ bà Ince nói. ‘Tôi nghe nói hiệu trưởng Hardy vẫn đang kỳ vọng con bé sẽ đứng đầu lớp trong kỳ thi cuối năm đấy.’
“ ‘Mẹ con bé, cô em Juliet của tôi ấy, vốn thông minh sáng láng lắm đấy,’ bác Ruth nói.
“ ‘Mà con bé lại còn xinh xắn nữa chứ,’ bà Ince nói.
“ ‘Cha con bé, Dougles Starr, vốn đẹp trai đến khó ai bì kịp,’ bác Ruth nói.
“Đến đó thì họ bỏ ra ngoài. Vậy là, ít nhất một lần trong đời, một kẻ nghe lén đã được nghe người khác nói điều tốt đẹp về chính mình!
“Ấy vậy mà lại là từ bác Ruth cơ đấy!”
“17 tháng Sáu, 19…
“Giờ thì tôi không còn phải tắt nến vào buổi tối nữa, ít nhất là khi vẫn chưa quá muộn. Bác Ruth cho phép tôi thức khuya vì giờ đang là kỳ thi cuối năm. Perry đã làm thầy Travers tức điên vì cậu ta viết vào cuối bài kiểm tra đại số chữ Matthew 7:5. Đến lúc tra lại, thầy Travers đọc thấy câu: ‘Hỡi kẻ đạo đức giả, trước hết hãy lấy cây đà ra khỏi mắt mình đi, rồi mới thấy rõ mà lấy cái rác ra khỏi mắt an hem mình được.’ Ai cũng biết thầy Travers chỉ làm ra vẻ thế thôi chứ thật ra chẳng giỏi giang gì trong môn Toán. Vậy nên thầy ấy nổi giận đùng đùng ném bài thi của Perry đi để ‘coi như sự trừng phạt vì tội láo xược’. Thật ra Perry tội nghiệp đã nhầm lẫn. Cậu ta chủ định viết là Matthew 5:7. ‘Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót!’ Cậu ta đã tìm gặp thầy Travers để giải thích, nhưng thầy Travers không chịu nghe. Đến lúc đó Ilse bèn ra tay vào hang hùm bắt cọp, có nghĩa là, đến gặp thầy hiệu trưởng Hardy, kể lại đầu đuôi câu chuyện và xin thầy ấy nói giùm với thầy Travers. Kết quả là Perry vẫn được điểm, nhưng bị cảnh cáo lần sau đừng có mà tìm cách xuyên tạc Kinh Thánh nữa.
“28 tháng Sáu, 19…
“Năm học đã kết thúc. Tôi đã giành được cái ghim cài ngôi sao. Đây là một năm đầy trải nghiệm, học tập chuyên cần nhưng cũng tràn ngập những sự kiện thú vị, và rất nhiều nỗi day dứt. Giờ đây, tôi sắp quay trở lại Trăng Non yêu dấu, tận hưởng hai tháng tuyệt vời đắm chìm trong tự do và hạnh phúc.
“Trong kỳ nghỉ, tôi định sẽ viết một cuốn sách làm vườn. Tôi đã nung nấu ý tưởng này được một thời gian và từ lúc nảy sinh ý nghĩ này, tôi chẳng tài nào viết truyện được nữa. Tôi sẽ thử sức ở một loạt tiểu luận về khu vườn của bác Jimmy, mỗi tiểu luận sẽ được kết thúc về khu vườn của bác Jimmy, mỗi tiểu luận sẽ được kết thúc bằng một bài thơ. Nó không chỉ là cách thực hành hiệu quả mà còn làm vui lòng bác Jimmy nữa.”
Tác giả :
Lucy Maud Montgomery