Em Xin Lỗi, Vì Vẫn Ở Đây
Chương 2
Hai ngày sau, theo đúng lịch hẹn, tôi gặp anh, để dẫn anh đi một vòng Hà Nội như đúng anh yêu cầu. Chúng tôi không đi xe riêng, mà bắt buýt, vì tôi nhớ anh từng nói, muốn biết Hà Nội cứ một lượt xe buýt là đi hết ba sáu phố phường.
Hà Nội nói rộng cũng chẳng rộng, mà nói bé cũng chẳng bé, lòng vòng gần hết ngày cũng qua được những nơi khách du lịch thường đến. Tôi trở thành một hướng dẫn viên đúng nghĩa, giới thiệu cho anh về Hồ Gươm, về Văn Miếu, về Hồ Tây, và vài nơi nữa, với lòng nhiệt tình nhiều nhất có thể, tựa như hai kẻ xa lạ. Anh cũng đáp lại bằng vẻ háo hức cần phải có, hỏi tôi đủ điều, luôn miệng trầm trồ sau mỗi lần xuýt xoa vì lạnh.
Hà Nội về đông đẹp nhất lúc phố xá chưa kịp lên đèn, nét vắng vẻ hòa cùng màu hoàng hôn xám ngắt tạo nên phút trầm tĩnh hiếm hoi của nơi vốn luôn ồn ào, tấp nập này. Tôi và anh thả những bước chậm trên con phố dẫn về nhà tôi.
– Vẫn biết Hà Nội bây giờ lạnh, mà không ngờ lạnh thế, anh tưởng cóng người đến nơi rồi chứ.
Anh cười cười, hà hơi vào hai bàn tay.
– Không như Sài Gòn đâu, giữa tháng mười hai mà nắng rát da.
Tôi trả lời kiểu hẳn là phải vậy, tháo một bên găng tay ra đưa cho anh. Anh cầm lấy.
– Xem ra em vẫn sống tốt. Có anh người yêu đẹp trai nhà giàu, hơn anh rồi.
Tôi không cười, chỉ ừm một tiếng rồi rảo bước đi nhanh hơn.
– Nhanh về nhà em em nấu cái gì nóng cho mà ăn, anh sắp thành cục đá rồi đấy.
Có vài chiếc lá khô bị gió thổi bay theo bước chân hai chúng tôi, vấn vương hay vì đâu…
***
Căn bếp nhỏ lâu lắm rồi mới có những âm thanh dao đĩa như thế này, chẳng biết tôi trở nên lười nấu ăn như vậy từ khi nào, được yêu chiều quá cũng chẳng phải điều tốt. Mùi chả trứng thơm phức tỏa ra khắp căn nhà. Bỗng có tiếng anh từ phía sau.
– Lần trước đến Sài Gòn, em cũng làm món này nhỉ.
– Em thích ăn chả.
Tôi trả lời cụt lủn, lạch cạch thêm một lúc nữa rồi bưng ra bàn. Không có nhiều món, đều là món tôi thích cả, chả trứng, sườn xào chua ngọt, rau cải xào. Thật ra tôi có thể làm được nhiều món đặc biệt hơn, năm năm qua tôi đã học được khá nhiều, nhưng tôi không thích. Hai chúng tôi lặng lẽ ăn, cho đến khi gần tàn bữa anh đột nhiên hỏi.
– Nhà này, là người kia mua cho em à?
Tôi khựng lại. Cũng dễ hiểu khi anh nghĩ như thế, sinh viên mới ra trường, chẳng có công ăn việc làm gì mà lại mua được căn hộ chung cư cao cấp thế, không phải được người khác mua cho còn có thể là gì. Nhưng anh đoán nhầm rồi, không phải Phong mua cho tôi, mà là một người khác.
– Không phải.
Tôi trả lời cho qua chuyện rồi đứng dậy thu bát đĩa. Anh cũng vội vàng thu phụ tôi, tình cờ ngón tay chạm vào bàn tay tôi. Tôi rụt lại, lảng đi. Bữa ăn cuối cùng cũng kết thúc.
Trước khi tiễn anh ra về, tôi hỏi:
– Anh còn muốn đi đâu nữa không?
Anh lặng im một lúc, rồi nói khẽ.
– Đi ăn mấy món Hà Nội, được không?
– Vậy hẹn anh ngày kia.
Anh đi rồi, tôi vẫn tựa cửa nhìn theo bóng anh dần khuất sau dãy hành lang vắng lặng. Cuối cùng, là cảm giác gì….
***
Lại hai ngày nữa, tôi gặp lại anh, anh có vẻ đã dần quen được với cái lạnh miền Bắc, không còn hay xuýt xoa nữa. Má anh hơi ửng lên, nhưng đôi môi lại nứt nẻ. Tôi nhìn dáng anh đứng chờ ở bên xe buýt mà lòng bỗng thắt lại.
Hôm nay, chúng tôi được bữa ăn thỏa thuê những món được cho là đặc sản Hà Nội, như bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây, giò chả Ước Lễ, chả cá Lã Vọng,…Trong tất cả, món anh khen không ngớt là món canh chua, tôi thì ghét đặc món này, vì nó có cá, từ nhỏ tôi đã không thích ăn cá, anh thì ngược lại. Một ngày đông Hà Nội nữa lại trôi qua, tôi đếm từng ngày cho đến khi anh phải trở về.
– Em dẫn anh đi gặp một người. – vừa xuống xe buýt tôi vừa nói với anh.
– Ai thế, bạn em à?
– Uhm, từng là bạn anh.
Anh thoáng chựng lại, chắc anh đã đoán được đó là ai. Anh ngập ngừng hỏi lại tôi.
– Là cậu ta à? Cậu ta cũng ra Hà Nội rồi!
– Anh ấy ra từ ba năm trước.
Đó là một người bạn, một người anh, một người quan trọng đối với tôi, không có anh, không biết tôi còn thoải mái mà sống đến bây giờ không. Dù vậy, tôi đã làm anh thất vọng rất nhiều. Giữa ba chúng tôi đã từng có một sợi duyên nợ, từng quen, từng thân, rồi từng xa, những gì còn lại của năm năm trước không dễ gì xóa nhòa.
Tôi bấm chuông cửa lần thứ ba thì bên trong có tiếng làu bàu quen thuộc, một lúc cửa mới mở. Đón tôi và anh là một người quần áo xộc xệch, đầu tóc như mới bị ai đó vò lên, ngửi thấy đâu đó còn thoảng thoảng mùi giường chiếu.
– Gì mà giờ này còn đến nhà anh thế Lu?
– Anh Quân! Xem em đến cùng ai này.
Tôi cười nhăn mũi kéo anh đang trong trạng thái lơ mơ ra hẳn khỏi cửa. Anh nhíu mày nhìn tôi, rồi nhìn sang người bên cạnh tôi. Ánh mắt hai người họ gặp nhau, khó nói đó là ánh mắt gì, chất chứa những cảm xúc gì. Một lúc sau, anh Quân mới ngập ngừng tìm được từ ngữ để mở lời trước.
– An à? Lâu lắm không gặp nhỉ?
Anh mỉm cười đáp lại anh Quân. Bỗng từ trong nhà vọng ra tiếng hỏi.
– Ai thế anh?
Tôi lườm lườm anh Quân, huých nhẹ vào sườn anh.
– Lại bé nào thế, em đang làm phiền hai người hả?
Chẳng cần nhìn, tôi cũng hiểu được tình hình xảy ra trong phòng trước khi tôi và anh đến, một vụ mây mưa còn đang trên đỉnh điểm. Hiểu được mình đang làm phiền người khác “vui vẻ”, tôi nháy nháy mắt với anh Quân rồi nói lời cáo từ.
– Thôi, phá “bữa tối” của anh rồi. Bọn em về đây, mấy nữa gặp lại rồi nói chuyện sau anh nhá.
Trên mặt anh Quân thoáng có chút bối rối, nửa muốn đi cùng chúng tôi, nửa lại bị tiếng gọi trong kia làm cho ngập ngừng.
– Vậy hôm sau gặp.
Anh lên tiếng trước, cười cười chào anh Quân rồi quay lưng đi, tôi cũng vẫy vẫy tay chào mới theo sau anh. Hôm nay chúng tôi lại thả bộ về, nhưng không phải về nhà tôi nữa, chỉ là cùng đi chung một đoạn đường.
– Anh ấy chẳng khác trước gì cả – Nhớ lại tình cảnh của anh Quân lúc nãy, tôi chợt bật cười, nói – Vẫn thích lông bông với mấy bé non tơ như vậy. Khóe môi anh cũng nhếch lên thành nửa nụ cười gượng gạo.
– Uhm, vẫn vậy. Đúng là lâu quá rồi không gặp.
– Chuyện gia đình, chuyện tình cảm, nên ba năm trước, sau khi học nghề xong, anh ấy chuyển ra Hà Nội sống cho thoải mái tự do. Vậy cũng tốt, anh ấy cần một khoảng không mới để bắt đầu lại.
Anh không nói gì nữa, lại chìm vào suy tư. Tôi khẽ mỉm cười.
– Anh muốn đi bộ thêm một vòng không? Tiện thể dẫn anh đến nơi này nữa.
Vì thế mà lộ trình của chúng tôi đến phút chót lại thay đổi. Tôi dẫn anh đi đoạn đường mà ngày trước không biết tôi đã đi qua bao nhiêu lần, có lần bước chân thẫn thờ, có lần như bỏ chạy trong hoảng loạn, có lần nước mắt rơi dọc theo từng lối đi. Đó là con đường trước kia tôi chọn để khỏa lấp nỗi trống vắng trong lòng mỗi khi nhớ về một người. Con đường xưa cũ, quán xá vẫn vậy, mà tôi thấy có chút lạ lẫm. Anh lặng lẽ đi bên tôi, không hỏi đây là đâu, cũng không thắc mắc vì sao, đôi mi hơi cúi.
Mất hơn hai tiếng để đi hết đoạn đường đó, trời đã sụp tối từ khi nào, nhưng cuối cùng thì tôi cũng đến được nơi cần đến, nơi tôi lần đầu ở trọ khi chập chững bước chân lên Hà Nội học. Tôi đã không còn ở đây nhiều năm rồi, mọi thứ có vẻ đã khác. Dẫn anh lên tầng thượng, tầng dùng để phơi quần ào của cả khu trọ, tôi hít một hơi sâu, nhìn về từng góc từng là kỉ niệm.
– Hồi trước em trọ ở đây.
Anh nhìn theo hướng nhìn của tôi, dường như đã hiểu. Tôi bước về một góc tường, cúi xuống lần tìm sau cái bếp lò cũ kĩ, mãi mới lôi được một chai nước ngọt vẫn còn một nửa, nhưng màu nước đã bạc phếch, tựa năm tháng.
– Biết ngay mà, nó vẫn ở đây.
Tôi giơ chai nước lên cho anh xem, khua khua tay như đang khoe một chiến lợi phẩm.
– Là chai nước cuối cùng của em trước khi rời khỏi đây. Ngày đó em tốn nhiều tiền vào mấy thứ này lắm, cứ tối nào cũng mua một chai nước, vài cái kẹo mút, lên đây ngồi một mình cho qua đêm.
Kỉ niệm, tôi vốn tưởng chính mình đã vùi nó vào góc nào sâu lắm trong tim, thế mà vì anh, tôi lại một lần nữa đào nó lên, để mặc nó cào xé những vết thương chưa lành miệng trong lòng. Từng góc nhỏ của cái tầng thượng này, đều là những nơi tôi không thể quên được, như lại nhìn thấy tôi của năm năm trước, một mình với bóng tối. Ở góc đó, tay tê mỏi vì cầm điện thoại, mà vẫn cố áp chặt vào tai để nghe cho rõ giọng anh. Ở góc đó, cứ đi lòng vòng đếm từng bước chân, cho đến gần một nghìn mới nhận được cuộc gọi muộn của anh. Góc đó, có tôi một mình, tay cầm điện thoại chờ đợi, đôi mắt ngước nhìn vầng trăng bị mây mù che phủ, chỉ còn chút ánh sáng mờ ảo. Sau cái bồn nước, có một khe hở nhỏ, có những đêm trốn trong đó để tìm chút yên bình.
Hà Nội nói rộng cũng chẳng rộng, mà nói bé cũng chẳng bé, lòng vòng gần hết ngày cũng qua được những nơi khách du lịch thường đến. Tôi trở thành một hướng dẫn viên đúng nghĩa, giới thiệu cho anh về Hồ Gươm, về Văn Miếu, về Hồ Tây, và vài nơi nữa, với lòng nhiệt tình nhiều nhất có thể, tựa như hai kẻ xa lạ. Anh cũng đáp lại bằng vẻ háo hức cần phải có, hỏi tôi đủ điều, luôn miệng trầm trồ sau mỗi lần xuýt xoa vì lạnh.
Hà Nội về đông đẹp nhất lúc phố xá chưa kịp lên đèn, nét vắng vẻ hòa cùng màu hoàng hôn xám ngắt tạo nên phút trầm tĩnh hiếm hoi của nơi vốn luôn ồn ào, tấp nập này. Tôi và anh thả những bước chậm trên con phố dẫn về nhà tôi.
– Vẫn biết Hà Nội bây giờ lạnh, mà không ngờ lạnh thế, anh tưởng cóng người đến nơi rồi chứ.
Anh cười cười, hà hơi vào hai bàn tay.
– Không như Sài Gòn đâu, giữa tháng mười hai mà nắng rát da.
Tôi trả lời kiểu hẳn là phải vậy, tháo một bên găng tay ra đưa cho anh. Anh cầm lấy.
– Xem ra em vẫn sống tốt. Có anh người yêu đẹp trai nhà giàu, hơn anh rồi.
Tôi không cười, chỉ ừm một tiếng rồi rảo bước đi nhanh hơn.
– Nhanh về nhà em em nấu cái gì nóng cho mà ăn, anh sắp thành cục đá rồi đấy.
Có vài chiếc lá khô bị gió thổi bay theo bước chân hai chúng tôi, vấn vương hay vì đâu…
***
Căn bếp nhỏ lâu lắm rồi mới có những âm thanh dao đĩa như thế này, chẳng biết tôi trở nên lười nấu ăn như vậy từ khi nào, được yêu chiều quá cũng chẳng phải điều tốt. Mùi chả trứng thơm phức tỏa ra khắp căn nhà. Bỗng có tiếng anh từ phía sau.
– Lần trước đến Sài Gòn, em cũng làm món này nhỉ.
– Em thích ăn chả.
Tôi trả lời cụt lủn, lạch cạch thêm một lúc nữa rồi bưng ra bàn. Không có nhiều món, đều là món tôi thích cả, chả trứng, sườn xào chua ngọt, rau cải xào. Thật ra tôi có thể làm được nhiều món đặc biệt hơn, năm năm qua tôi đã học được khá nhiều, nhưng tôi không thích. Hai chúng tôi lặng lẽ ăn, cho đến khi gần tàn bữa anh đột nhiên hỏi.
– Nhà này, là người kia mua cho em à?
Tôi khựng lại. Cũng dễ hiểu khi anh nghĩ như thế, sinh viên mới ra trường, chẳng có công ăn việc làm gì mà lại mua được căn hộ chung cư cao cấp thế, không phải được người khác mua cho còn có thể là gì. Nhưng anh đoán nhầm rồi, không phải Phong mua cho tôi, mà là một người khác.
– Không phải.
Tôi trả lời cho qua chuyện rồi đứng dậy thu bát đĩa. Anh cũng vội vàng thu phụ tôi, tình cờ ngón tay chạm vào bàn tay tôi. Tôi rụt lại, lảng đi. Bữa ăn cuối cùng cũng kết thúc.
Trước khi tiễn anh ra về, tôi hỏi:
– Anh còn muốn đi đâu nữa không?
Anh lặng im một lúc, rồi nói khẽ.
– Đi ăn mấy món Hà Nội, được không?
– Vậy hẹn anh ngày kia.
Anh đi rồi, tôi vẫn tựa cửa nhìn theo bóng anh dần khuất sau dãy hành lang vắng lặng. Cuối cùng, là cảm giác gì….
***
Lại hai ngày nữa, tôi gặp lại anh, anh có vẻ đã dần quen được với cái lạnh miền Bắc, không còn hay xuýt xoa nữa. Má anh hơi ửng lên, nhưng đôi môi lại nứt nẻ. Tôi nhìn dáng anh đứng chờ ở bên xe buýt mà lòng bỗng thắt lại.
Hôm nay, chúng tôi được bữa ăn thỏa thuê những món được cho là đặc sản Hà Nội, như bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây, giò chả Ước Lễ, chả cá Lã Vọng,…Trong tất cả, món anh khen không ngớt là món canh chua, tôi thì ghét đặc món này, vì nó có cá, từ nhỏ tôi đã không thích ăn cá, anh thì ngược lại. Một ngày đông Hà Nội nữa lại trôi qua, tôi đếm từng ngày cho đến khi anh phải trở về.
– Em dẫn anh đi gặp một người. – vừa xuống xe buýt tôi vừa nói với anh.
– Ai thế, bạn em à?
– Uhm, từng là bạn anh.
Anh thoáng chựng lại, chắc anh đã đoán được đó là ai. Anh ngập ngừng hỏi lại tôi.
– Là cậu ta à? Cậu ta cũng ra Hà Nội rồi!
– Anh ấy ra từ ba năm trước.
Đó là một người bạn, một người anh, một người quan trọng đối với tôi, không có anh, không biết tôi còn thoải mái mà sống đến bây giờ không. Dù vậy, tôi đã làm anh thất vọng rất nhiều. Giữa ba chúng tôi đã từng có một sợi duyên nợ, từng quen, từng thân, rồi từng xa, những gì còn lại của năm năm trước không dễ gì xóa nhòa.
Tôi bấm chuông cửa lần thứ ba thì bên trong có tiếng làu bàu quen thuộc, một lúc cửa mới mở. Đón tôi và anh là một người quần áo xộc xệch, đầu tóc như mới bị ai đó vò lên, ngửi thấy đâu đó còn thoảng thoảng mùi giường chiếu.
– Gì mà giờ này còn đến nhà anh thế Lu?
– Anh Quân! Xem em đến cùng ai này.
Tôi cười nhăn mũi kéo anh đang trong trạng thái lơ mơ ra hẳn khỏi cửa. Anh nhíu mày nhìn tôi, rồi nhìn sang người bên cạnh tôi. Ánh mắt hai người họ gặp nhau, khó nói đó là ánh mắt gì, chất chứa những cảm xúc gì. Một lúc sau, anh Quân mới ngập ngừng tìm được từ ngữ để mở lời trước.
– An à? Lâu lắm không gặp nhỉ?
Anh mỉm cười đáp lại anh Quân. Bỗng từ trong nhà vọng ra tiếng hỏi.
– Ai thế anh?
Tôi lườm lườm anh Quân, huých nhẹ vào sườn anh.
– Lại bé nào thế, em đang làm phiền hai người hả?
Chẳng cần nhìn, tôi cũng hiểu được tình hình xảy ra trong phòng trước khi tôi và anh đến, một vụ mây mưa còn đang trên đỉnh điểm. Hiểu được mình đang làm phiền người khác “vui vẻ”, tôi nháy nháy mắt với anh Quân rồi nói lời cáo từ.
– Thôi, phá “bữa tối” của anh rồi. Bọn em về đây, mấy nữa gặp lại rồi nói chuyện sau anh nhá.
Trên mặt anh Quân thoáng có chút bối rối, nửa muốn đi cùng chúng tôi, nửa lại bị tiếng gọi trong kia làm cho ngập ngừng.
– Vậy hôm sau gặp.
Anh lên tiếng trước, cười cười chào anh Quân rồi quay lưng đi, tôi cũng vẫy vẫy tay chào mới theo sau anh. Hôm nay chúng tôi lại thả bộ về, nhưng không phải về nhà tôi nữa, chỉ là cùng đi chung một đoạn đường.
– Anh ấy chẳng khác trước gì cả – Nhớ lại tình cảnh của anh Quân lúc nãy, tôi chợt bật cười, nói – Vẫn thích lông bông với mấy bé non tơ như vậy. Khóe môi anh cũng nhếch lên thành nửa nụ cười gượng gạo.
– Uhm, vẫn vậy. Đúng là lâu quá rồi không gặp.
– Chuyện gia đình, chuyện tình cảm, nên ba năm trước, sau khi học nghề xong, anh ấy chuyển ra Hà Nội sống cho thoải mái tự do. Vậy cũng tốt, anh ấy cần một khoảng không mới để bắt đầu lại.
Anh không nói gì nữa, lại chìm vào suy tư. Tôi khẽ mỉm cười.
– Anh muốn đi bộ thêm một vòng không? Tiện thể dẫn anh đến nơi này nữa.
Vì thế mà lộ trình của chúng tôi đến phút chót lại thay đổi. Tôi dẫn anh đi đoạn đường mà ngày trước không biết tôi đã đi qua bao nhiêu lần, có lần bước chân thẫn thờ, có lần như bỏ chạy trong hoảng loạn, có lần nước mắt rơi dọc theo từng lối đi. Đó là con đường trước kia tôi chọn để khỏa lấp nỗi trống vắng trong lòng mỗi khi nhớ về một người. Con đường xưa cũ, quán xá vẫn vậy, mà tôi thấy có chút lạ lẫm. Anh lặng lẽ đi bên tôi, không hỏi đây là đâu, cũng không thắc mắc vì sao, đôi mi hơi cúi.
Mất hơn hai tiếng để đi hết đoạn đường đó, trời đã sụp tối từ khi nào, nhưng cuối cùng thì tôi cũng đến được nơi cần đến, nơi tôi lần đầu ở trọ khi chập chững bước chân lên Hà Nội học. Tôi đã không còn ở đây nhiều năm rồi, mọi thứ có vẻ đã khác. Dẫn anh lên tầng thượng, tầng dùng để phơi quần ào của cả khu trọ, tôi hít một hơi sâu, nhìn về từng góc từng là kỉ niệm.
– Hồi trước em trọ ở đây.
Anh nhìn theo hướng nhìn của tôi, dường như đã hiểu. Tôi bước về một góc tường, cúi xuống lần tìm sau cái bếp lò cũ kĩ, mãi mới lôi được một chai nước ngọt vẫn còn một nửa, nhưng màu nước đã bạc phếch, tựa năm tháng.
– Biết ngay mà, nó vẫn ở đây.
Tôi giơ chai nước lên cho anh xem, khua khua tay như đang khoe một chiến lợi phẩm.
– Là chai nước cuối cùng của em trước khi rời khỏi đây. Ngày đó em tốn nhiều tiền vào mấy thứ này lắm, cứ tối nào cũng mua một chai nước, vài cái kẹo mút, lên đây ngồi một mình cho qua đêm.
Kỉ niệm, tôi vốn tưởng chính mình đã vùi nó vào góc nào sâu lắm trong tim, thế mà vì anh, tôi lại một lần nữa đào nó lên, để mặc nó cào xé những vết thương chưa lành miệng trong lòng. Từng góc nhỏ của cái tầng thượng này, đều là những nơi tôi không thể quên được, như lại nhìn thấy tôi của năm năm trước, một mình với bóng tối. Ở góc đó, tay tê mỏi vì cầm điện thoại, mà vẫn cố áp chặt vào tai để nghe cho rõ giọng anh. Ở góc đó, cứ đi lòng vòng đếm từng bước chân, cho đến gần một nghìn mới nhận được cuộc gọi muộn của anh. Góc đó, có tôi một mình, tay cầm điện thoại chờ đợi, đôi mắt ngước nhìn vầng trăng bị mây mù che phủ, chỉ còn chút ánh sáng mờ ảo. Sau cái bồn nước, có một khe hở nhỏ, có những đêm trốn trong đó để tìm chút yên bình.
Tác giả :
黄月