Em Là Thư Tình Mà Thế Giới Viết Tặng Anh
Chương 4-1: Người phụ nữ này không đơn giản - Phần 4: Có một người mẹ “phũ” là trải nghiệm như thế nào?
Part 4 – Có một người mẹ “phũ” là trải nghiệm như thế nào?
Những người Mẹ khắp thiên hạ đều rất vĩ đại.
Có lần người bà con nằm viện, ba tôi mượn cái xe bán tải chở cả nhà đi thăm.
Trên đường cao tốc, xe bỗng nhiên bị nổ lốp, trong lúc nguy cấp, mẹ ôm chặt đầu hai anh em tôi vào lòng.
Vào khoảnh khắc ấy, tôi đã biết cái gì gọi là yêu ai đó hơn cả tính mạng của bản thân.
Có thể là vì trình độ văn hóa cao nên mẹ tôi vô cùng sáng suốt. Mẹ nghĩ tình yêu luôn luôn tốt đẹp nên không phản đối tôi yêu sớm, và cũng không cho rằng giáo viên luôn đúng. Chỉ cần hai điểm này thôi cũng đã mang tới cho tôi quá nhiều điều tốt đẹp trong thời kỳ trưởng thành.
Mẹ tôi là người mẹ rất tốt, bây giờ mẹ đã bốn mươi chín tuổi, tuy tâm hồn vẫn trẻ trung nhưng năm tháng đã điểm sắc trắng lên mái đầu của mẹ.
Gửi đến mẹ một câu tỏ tình: Người thân là không thể lựa chọn, nhưng nếu có thể chọn lựa, con vẫn chọn mẹ là mẹ của con.
Chương 4-1
(1)
Tôi: “Má ơi, hôm nay là sinh nhật má, con đặt nhà hàng nhé?”
Má tôi: “Ơ? Thế hả? Sinh nhật má là ngày bao nhiêu?”
Tôi: “Hai mươi mốt.”
Má tôi nhìn điện thoại: “Nhưng hôm nay mới hai mươi mà.”
Tôi: “Ớ, vậy ạ?”
Má tôi: “Hơn nữa sinh nhật má là ngày ba mươi mốt.”
Tôi: “Ớ, vậy ạ?”
Mười phút sau, tôi thấy má đăng lên Wechat: Con trai tui đón sinh nhật với tui ngần ấy năm mà nay lại nhớ nhầm sinh nhật tui. Sao tui nghi nó có mẹ khác ở bên ngoài quá.
(2)
Có lần đi siêu thị cùng má, quầy thanh toán rất đông, hai má con tôi xếp hàng.
Sắp tới lượt chúng tôi, má tôi bỗng nói bằng cái giọng nhão nhoẹt: “Chồng ơi chồng, chúng ta quên mua quýt rồi!”
Xung quanh lia tới những ánh mắt kỳ dị.
(3)
Má hỏi tôi: “Sao em gái con trắng bóc mà con đen thui thế nhỉ?”
Tôi: “Con không đen, con vàng!”
Má tôi: “Thế sao con lại vàng?”
Tôi: “Có thể là do liên quan tới ăn uống, lúc mang thai em con, điều kiện gia đình mình đã tốt hơn, má ăn nhiều trái cây…”
Má tôi đá tôi: “Mày có ý gì? Mày nghi ngờ má ăn phân lúc mang bầu mày hả?”
(4)
Lần đầu tiên tôi đánh răng là vào một buổi chiều rảnh rỗi sinh nông nỗi.
Tôi đang đánh răng thì nghe má nói to: “Thằng con ngốc của má ơi, sao con đánh răng mà không nhổ bọt ra? Phải nhổ kem đánh răng ra vì nó có chất hóa học.”
Tôi nghe xong, thầm nghĩ chất hóa học chắc là ghê gớm lắm, tôi sợ đến mức muốn thòng tim ra ngoài.
Vì vậy mới có cảnh tượng sau:
Chiều tối, dưới những tia nắng cuối cùng của ngày, má ôm tôi ngồi ngoài sân, còn tôi tuyệt vọng nằm trong lòng má, hỏi hết lần này đến lần khác: “Má ơi, con có chết không? Má ơi, con có chết không…”
Má trả lời hết lần này tới lần khác: “Không đâu, không đâu…”
Nhưng tôi vẫn cứ hỏi.
Cuối cùng, má tôi bực mình: “Con mà hỏi nữa là má chửi chết con đấy.”
Nghe má nói muốn chửi chết tôi, tôi an tâm ngay. Bởi vì lúc bà ngoại gần qua đời, má tôi đối xử với bà cực kỳ tốt, má bảo tôi cũng phải tốt với bà, nói rằng với người sắp qua đời, nếu còn không đối xử tốt với họ thì sẽ không còn cơ hội nữa.
Bây giờ má tôi hung dữ với tôi chứng tỏ tôi không sao.
Buổi tối, lúc ăn cơm, má liên tục gắp thức ăn cho tôi.
Tôi nhìn má không ngừng gắp thức ăn vào chén mình thì òa khóc: “Má ơi, đây có phải là bữa cơm cuối cùng của con không?”
Má tôi bỏ đũa xuống, gào lên: “Con có thôi không thì bảo!”
(5)
Buổi tối, cả nhà vừa cắn hạt dưa vừa xem ti vi ở phòng khách.
Tôi chỉ vào ti vi, nói: “Con không thích đi mấy quán bar kiểu này, ồn kinh khủng.”
Má tôi: “Vậy con thích kiểu nào?”
Tôi: “Con thích ngồi một mình, nhâm nhi thức ăn ngon, nghe những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc xem phim gì đó, con thích cảm giác ở một mình.”
Má tôi: “Má hiểu rồi, cái này là do giống loài quyết định.”
Tôi: “Giống loài á? Ý má là tính cách?”
Má tôi: “Tính cách đâu ra, con là chó ế, giống loài của con thích giả bộ hưởng thụ cảm giác ở một mình lắm.”
Quãng thời gian đó, mỗi lần đi đâu thấy chó, tôi đều hỏi: “Em có đồng ý làm bạn gái của anh không?”
(6)
Ngày thứ hai dạy má chơi “Vương giả vinh diệu”.
Tôi gọi điện cho má, má vừa nghe máy lập tức mắng tôi: “Không có việc gì thì đừng có gọi! Làm má ngủm rồi đây nè!”
Nói xong má cúp máy, kéo tôi vào danh sách đen.
Tôi ngớ người, gửi tin nhắn Wechat cho má, vừa mới gửi một câu, Wechat cũng bị chặn.
Tôi gọi điện hỏi dì út: “Dì út ơi, má cháu bị sao vậy ạ?”
Dì nói: “Má cháu đang chơi “Vương giả vinh diệu” gì đó.”
Tôi nổi điên: “Dì hỏi giúp cháu là giờ má chặn số điện thoại và Wechat của cháu rồi, lỡ có việc gì thì cháu liên lạc với má bằng cách nào ạ?”
Một lúc sau, dì út trả lời: “Má cháu không thèm để ý tới dì.”
Tôi: “Dì hỏi lại đi ạ!”
Dì út đáp: “Má cháu bảo có việc gì thì nhắn tin trong game cho chị ấy.”
Tôi: “…”
(7)
Tôi có triệu chứng mắc bệnh sởi, phải đi Thượng Hải khám.
Má và bạn gái tôi đi cùng.
Tôi nhìn thấy một cái cây to rất đẹp, nói: “Má chụp cho bọn con một tấm đứng dưới cây với.”
Má tôi: “Qua đó đi.”
Chúng tôi đi qua tạo dáng, má tìm đủ mọi góc độ, ngồi xuống, khom người…
Tôi rất cảm động: Má mình có tâm quá.
Chụp xong, tôi xem ảnh, khó hiểu: “Ế, sao tấm nào cũng không có con hết vậy?”
Má tôi: “Biết sao giờ, cứ dính mặt con là ảnh xấu hoắc!”
Dưới sự kháng nghị mãnh liệt của tôi, má lại chụp thêm rất nhiều tấm.
Trên đường đi tàu cao tốc trở về, hai người họ chọn ảnh để đăng Wechat. Má tôi vừa chọn vừa bức xúc: “Con bé ngốc nghếch này, rốt cuộc nó có giá trị gì để cháu lợi dụng vậy?”
Nếu xe mở một cánh cửa nào đó, chắc chắn tôi sẽ nhảy ra ngoài.
(8)
Má dẫn tôi về quê để làm giấy căn cước.
Ở quê tôi, chỗ lấy dấu vân tay và chụp ảnh cùng một nơi.
Chị nhân viên nói: “Nào, nhìn ống kính.”
Sau đó tôi ịn ngón tay của mình lên máy lấy dấu vân tay, má tôi vội giật tay tôi lại.
Chị nhân viên nói: “Nhìn vào ống kính!”
Tôi dạ, lại ịn ngón tay lên máy lấy dấu vân tay và lại bị má kéo tay ra.
Chị nhân viên khó chịu, gõ mạnh lên camera được gắn trên máy tính: “Nè! Nè! Ở đây!”
Tôi: “Dạ dạ dạ…”
Sau đó ịn tay lên camera.
Má đánh mạnh tôi: “Hồi nhỏ con lén uống sữa Tam Lộc(1) đúng không?”
Ai mà chẳng có lúc lơ đễnh chứ?
(1) Năm 2008, tập đoàn Tam Lộc là một trong những công ty chuyên sản xuất sữa cho trẻ em đã bị phát hiện hàng loạt sản phẩm nhiễm chất độc melamine có hàm lượng cao khiến hàng ngàn trẻ em Trung Quốc phải nhập viện do sạn thận và sỏi đường tiết niệu, ngoài ra còn có một số trẻ bị tử vong. Đây được coi là vụ bê bối sữa nhiễm độc lớn nhất Trung Quốc từ trước đến nay.
*Giải thích nếu ai không hiểu mẩu truyện này: Chị nhân viên bảo Lý Khôi nhìn vào ống kính để chụp ảnh, mà Lý Khôi tưởng là lấy dấu vân tay.
(9)
Trò chuyện qua điện thoại với má.
Tôi: “Má ơi, con vừa xem thời sự có tin nhiều dân tộc thiểu số bán con gái để lấy tiền cưới vợ cho con trai đấy.”
Má tôi: “Ý con là gì?”
Tôi: “Ý gì đâu, con chỉ kể cho má vậy thôi.”
Sau đó hai má con nói sang chuyện khác.
Một lát sau, má tôi thở dài: “Haiz, sao con không tìm hiểu chỗ nào mua con trai ấy. Má muốn cho em gái con đi du học.”
Giọng nói tiếc nuối đó là thật luôn á hả?
(10)
Nấu cơm, nhà hết gạo, má tôi ló đầu ra khỏi phòng bếp, nói to: “Tiểu Lý, dẫn công chúa nhà ta đi mua năm tệ bánh bao.”
Tôi: “Tiểu Lý cái gì mà Tiểu Lý, nếu Thiên Hủy là công chúa thì con phải là hoàng tử!”
Má tôi: “Ờ, vậy Tiểu Hoàng mau dẫn công chúa đi mua bánh bao đi.”
Tôi: “…”
(11)
Xem phim rạp với má xong, vào thang máy, tôi thấy gần miệng có cái mụn, vậy là bặm môi, dùng tay nặn mụn.
Má đánh nhẹ tôi: “Tay bẩn!”
Sau đó má rất tự nhiên giơ tay nặn mụn cho tôi.
Má không cho con nặn là vì má muốn nặn chứ gì?
Những người Mẹ khắp thiên hạ đều rất vĩ đại.
Có lần người bà con nằm viện, ba tôi mượn cái xe bán tải chở cả nhà đi thăm.
Trên đường cao tốc, xe bỗng nhiên bị nổ lốp, trong lúc nguy cấp, mẹ ôm chặt đầu hai anh em tôi vào lòng.
Vào khoảnh khắc ấy, tôi đã biết cái gì gọi là yêu ai đó hơn cả tính mạng của bản thân.
Có thể là vì trình độ văn hóa cao nên mẹ tôi vô cùng sáng suốt. Mẹ nghĩ tình yêu luôn luôn tốt đẹp nên không phản đối tôi yêu sớm, và cũng không cho rằng giáo viên luôn đúng. Chỉ cần hai điểm này thôi cũng đã mang tới cho tôi quá nhiều điều tốt đẹp trong thời kỳ trưởng thành.
Mẹ tôi là người mẹ rất tốt, bây giờ mẹ đã bốn mươi chín tuổi, tuy tâm hồn vẫn trẻ trung nhưng năm tháng đã điểm sắc trắng lên mái đầu của mẹ.
Gửi đến mẹ một câu tỏ tình: Người thân là không thể lựa chọn, nhưng nếu có thể chọn lựa, con vẫn chọn mẹ là mẹ của con.
Chương 4-1
(1)
Tôi: “Má ơi, hôm nay là sinh nhật má, con đặt nhà hàng nhé?”
Má tôi: “Ơ? Thế hả? Sinh nhật má là ngày bao nhiêu?”
Tôi: “Hai mươi mốt.”
Má tôi nhìn điện thoại: “Nhưng hôm nay mới hai mươi mà.”
Tôi: “Ớ, vậy ạ?”
Má tôi: “Hơn nữa sinh nhật má là ngày ba mươi mốt.”
Tôi: “Ớ, vậy ạ?”
Mười phút sau, tôi thấy má đăng lên Wechat: Con trai tui đón sinh nhật với tui ngần ấy năm mà nay lại nhớ nhầm sinh nhật tui. Sao tui nghi nó có mẹ khác ở bên ngoài quá.
(2)
Có lần đi siêu thị cùng má, quầy thanh toán rất đông, hai má con tôi xếp hàng.
Sắp tới lượt chúng tôi, má tôi bỗng nói bằng cái giọng nhão nhoẹt: “Chồng ơi chồng, chúng ta quên mua quýt rồi!”
Xung quanh lia tới những ánh mắt kỳ dị.
(3)
Má hỏi tôi: “Sao em gái con trắng bóc mà con đen thui thế nhỉ?”
Tôi: “Con không đen, con vàng!”
Má tôi: “Thế sao con lại vàng?”
Tôi: “Có thể là do liên quan tới ăn uống, lúc mang thai em con, điều kiện gia đình mình đã tốt hơn, má ăn nhiều trái cây…”
Má tôi đá tôi: “Mày có ý gì? Mày nghi ngờ má ăn phân lúc mang bầu mày hả?”
(4)
Lần đầu tiên tôi đánh răng là vào một buổi chiều rảnh rỗi sinh nông nỗi.
Tôi đang đánh răng thì nghe má nói to: “Thằng con ngốc của má ơi, sao con đánh răng mà không nhổ bọt ra? Phải nhổ kem đánh răng ra vì nó có chất hóa học.”
Tôi nghe xong, thầm nghĩ chất hóa học chắc là ghê gớm lắm, tôi sợ đến mức muốn thòng tim ra ngoài.
Vì vậy mới có cảnh tượng sau:
Chiều tối, dưới những tia nắng cuối cùng của ngày, má ôm tôi ngồi ngoài sân, còn tôi tuyệt vọng nằm trong lòng má, hỏi hết lần này đến lần khác: “Má ơi, con có chết không? Má ơi, con có chết không…”
Má trả lời hết lần này tới lần khác: “Không đâu, không đâu…”
Nhưng tôi vẫn cứ hỏi.
Cuối cùng, má tôi bực mình: “Con mà hỏi nữa là má chửi chết con đấy.”
Nghe má nói muốn chửi chết tôi, tôi an tâm ngay. Bởi vì lúc bà ngoại gần qua đời, má tôi đối xử với bà cực kỳ tốt, má bảo tôi cũng phải tốt với bà, nói rằng với người sắp qua đời, nếu còn không đối xử tốt với họ thì sẽ không còn cơ hội nữa.
Bây giờ má tôi hung dữ với tôi chứng tỏ tôi không sao.
Buổi tối, lúc ăn cơm, má liên tục gắp thức ăn cho tôi.
Tôi nhìn má không ngừng gắp thức ăn vào chén mình thì òa khóc: “Má ơi, đây có phải là bữa cơm cuối cùng của con không?”
Má tôi bỏ đũa xuống, gào lên: “Con có thôi không thì bảo!”
(5)
Buổi tối, cả nhà vừa cắn hạt dưa vừa xem ti vi ở phòng khách.
Tôi chỉ vào ti vi, nói: “Con không thích đi mấy quán bar kiểu này, ồn kinh khủng.”
Má tôi: “Vậy con thích kiểu nào?”
Tôi: “Con thích ngồi một mình, nhâm nhi thức ăn ngon, nghe những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc xem phim gì đó, con thích cảm giác ở một mình.”
Má tôi: “Má hiểu rồi, cái này là do giống loài quyết định.”
Tôi: “Giống loài á? Ý má là tính cách?”
Má tôi: “Tính cách đâu ra, con là chó ế, giống loài của con thích giả bộ hưởng thụ cảm giác ở một mình lắm.”
Quãng thời gian đó, mỗi lần đi đâu thấy chó, tôi đều hỏi: “Em có đồng ý làm bạn gái của anh không?”
(6)
Ngày thứ hai dạy má chơi “Vương giả vinh diệu”.
Tôi gọi điện cho má, má vừa nghe máy lập tức mắng tôi: “Không có việc gì thì đừng có gọi! Làm má ngủm rồi đây nè!”
Nói xong má cúp máy, kéo tôi vào danh sách đen.
Tôi ngớ người, gửi tin nhắn Wechat cho má, vừa mới gửi một câu, Wechat cũng bị chặn.
Tôi gọi điện hỏi dì út: “Dì út ơi, má cháu bị sao vậy ạ?”
Dì nói: “Má cháu đang chơi “Vương giả vinh diệu” gì đó.”
Tôi nổi điên: “Dì hỏi giúp cháu là giờ má chặn số điện thoại và Wechat của cháu rồi, lỡ có việc gì thì cháu liên lạc với má bằng cách nào ạ?”
Một lúc sau, dì út trả lời: “Má cháu không thèm để ý tới dì.”
Tôi: “Dì hỏi lại đi ạ!”
Dì út đáp: “Má cháu bảo có việc gì thì nhắn tin trong game cho chị ấy.”
Tôi: “…”
(7)
Tôi có triệu chứng mắc bệnh sởi, phải đi Thượng Hải khám.
Má và bạn gái tôi đi cùng.
Tôi nhìn thấy một cái cây to rất đẹp, nói: “Má chụp cho bọn con một tấm đứng dưới cây với.”
Má tôi: “Qua đó đi.”
Chúng tôi đi qua tạo dáng, má tìm đủ mọi góc độ, ngồi xuống, khom người…
Tôi rất cảm động: Má mình có tâm quá.
Chụp xong, tôi xem ảnh, khó hiểu: “Ế, sao tấm nào cũng không có con hết vậy?”
Má tôi: “Biết sao giờ, cứ dính mặt con là ảnh xấu hoắc!”
Dưới sự kháng nghị mãnh liệt của tôi, má lại chụp thêm rất nhiều tấm.
Trên đường đi tàu cao tốc trở về, hai người họ chọn ảnh để đăng Wechat. Má tôi vừa chọn vừa bức xúc: “Con bé ngốc nghếch này, rốt cuộc nó có giá trị gì để cháu lợi dụng vậy?”
Nếu xe mở một cánh cửa nào đó, chắc chắn tôi sẽ nhảy ra ngoài.
(8)
Má dẫn tôi về quê để làm giấy căn cước.
Ở quê tôi, chỗ lấy dấu vân tay và chụp ảnh cùng một nơi.
Chị nhân viên nói: “Nào, nhìn ống kính.”
Sau đó tôi ịn ngón tay của mình lên máy lấy dấu vân tay, má tôi vội giật tay tôi lại.
Chị nhân viên nói: “Nhìn vào ống kính!”
Tôi dạ, lại ịn ngón tay lên máy lấy dấu vân tay và lại bị má kéo tay ra.
Chị nhân viên khó chịu, gõ mạnh lên camera được gắn trên máy tính: “Nè! Nè! Ở đây!”
Tôi: “Dạ dạ dạ…”
Sau đó ịn tay lên camera.
Má đánh mạnh tôi: “Hồi nhỏ con lén uống sữa Tam Lộc(1) đúng không?”
Ai mà chẳng có lúc lơ đễnh chứ?
(1) Năm 2008, tập đoàn Tam Lộc là một trong những công ty chuyên sản xuất sữa cho trẻ em đã bị phát hiện hàng loạt sản phẩm nhiễm chất độc melamine có hàm lượng cao khiến hàng ngàn trẻ em Trung Quốc phải nhập viện do sạn thận và sỏi đường tiết niệu, ngoài ra còn có một số trẻ bị tử vong. Đây được coi là vụ bê bối sữa nhiễm độc lớn nhất Trung Quốc từ trước đến nay.
*Giải thích nếu ai không hiểu mẩu truyện này: Chị nhân viên bảo Lý Khôi nhìn vào ống kính để chụp ảnh, mà Lý Khôi tưởng là lấy dấu vân tay.
(9)
Trò chuyện qua điện thoại với má.
Tôi: “Má ơi, con vừa xem thời sự có tin nhiều dân tộc thiểu số bán con gái để lấy tiền cưới vợ cho con trai đấy.”
Má tôi: “Ý con là gì?”
Tôi: “Ý gì đâu, con chỉ kể cho má vậy thôi.”
Sau đó hai má con nói sang chuyện khác.
Một lát sau, má tôi thở dài: “Haiz, sao con không tìm hiểu chỗ nào mua con trai ấy. Má muốn cho em gái con đi du học.”
Giọng nói tiếc nuối đó là thật luôn á hả?
(10)
Nấu cơm, nhà hết gạo, má tôi ló đầu ra khỏi phòng bếp, nói to: “Tiểu Lý, dẫn công chúa nhà ta đi mua năm tệ bánh bao.”
Tôi: “Tiểu Lý cái gì mà Tiểu Lý, nếu Thiên Hủy là công chúa thì con phải là hoàng tử!”
Má tôi: “Ờ, vậy Tiểu Hoàng mau dẫn công chúa đi mua bánh bao đi.”
Tôi: “…”
(11)
Xem phim rạp với má xong, vào thang máy, tôi thấy gần miệng có cái mụn, vậy là bặm môi, dùng tay nặn mụn.
Má đánh nhẹ tôi: “Tay bẩn!”
Sau đó má rất tự nhiên giơ tay nặn mụn cho tôi.
Má không cho con nặn là vì má muốn nặn chứ gì?
Tác giả :
Lý Khôi