Em Là Thư Tình Mà Thế Giới Viết Tặng Anh
Chương 2-2: Em sẽ hết sợ sớm thôi
(1)
Tôi luôn cho rằng cảm cúm là chuyện nhỏ.
Mỗi lần tôi bị cảm cúm, má lúc nào cũng lải nhải bảo tôi uống thuốc đúng giờ, chỉ cần tôi quên một bữa thôi là má càm ràm phát mệt. Có lần tôi bực quá, uống một lúc ba liều thuốc, má giận dỗi đi khóc với ba.
Một lần nọ, ba má về nhà nội, tôi ở nhà trông em.
Trước khi đi, má dặn tôi: “Trời trở lạnh rồi, con phải chăm sóc kỹ em con đó, đừng để em bị cảm cúm.”
Kết quả là dưới sự chăm sóc “cẩn thận” của tôi, chưa tới hai ngày, em gái tôi ngã bệnh. Tôi vội vàng đi ra hiệu thuốc mua thuốc cảm cúm cho nó.
Về nhà, em gái tôi nói: “Anh hai ơi anh hai, em không thích cái này, em muốn uống siro cơ.”
Sau đó tôi đi mua siro trị cảm cúm.
Về nhà, nó hỏi: “Không phải vị ô mai ạ?”
Cho nên tôi lại đi mua siro vị ô mai.
Kết quả là nó khui chai thuốc ra, nhìn vào: “Cái này không phải màu hồng ạ?”
Tôi nghiêm mặt: “Làm trò nãy giờ là vì em không muốn uống thuốc chứ gì?”
Nó cười bẽn lẽn: “Cảm cúm đâu cần uống thuốc đâu, xem “Balala the Fairies” là khỏi bệnh à. Em chỉ cần xem “Balala the Fairies” một lát thôi là sẽ đổ mồ hôi, hết bệnh liền!”
Tôi nghĩ thầm: Em tưởng anh hai ngốc lắm hả?
Nó không chịu uống thuốc, tôi bèn dỗ nó: “Em uống thuốc xong thì anh sẽ mua gậy phép thuật cho em.”
Nó uống ngay.
Lần uống thuốc tiếp theo, tôi nói: “Em uống thuốc xong, anh sẽ mua đá phép thuật cho em.”
Nó ngoan ngoãn uống thuốc.
Sau mấy lần lừa gạt như vậy, cuối cùng nó không cần gì cả, mặc kệ thế nào cũng không chịu uống thuốc.
Má tôi xem nhẹ bệnh cảm cúm của mình nhưng lại luôn ép tôi uống thuốc đúng giờ. Hiện tại, khi hao hết tâm tư để dỗ em gái uống thuốc, rốt cuộc tôi cũng đã hiểu.
Bởi vì trên đời này có người quan trọng hơn chính bản thân mình.
(2)
Năm nhất đại học, một buổi tối nọ.
Má làm bàn nhậu, nói muốn say một bữa với tôi.
Kết quả là mới uống vài ly, mặt tôi bắt đầu nổi mẩn đỏ, cả người ngứa ngáy, trên da mảng hồng mảng trắng, tự mình nhìn mà cũng thấy ghê.
Bấy giờ, má tôi mới biết ba tôi ngàn ly không say lại đẻ ra thằng con bị dị ứng với cồn.
Má định đi nấu canh giải rượu cho tôi uống.
Ba nói: “Nấu cái gì mà nấu, đi bệnh viện!”
Đúng lúc đó, bỗng dưng em gái tôi òa khóc.
Cả nhà hoang mang.
Nó quỳ trên ghế nhìn tôi, nước mắt không ngừng tuôn rơi.
Tôi tiến lại gần nó, hỏi: “Sao thế em?”
Nó ôm cổ tôi, nói: “Em không cho anh hai đi bệnh viện, em không cho anh hai đi bệnh viện…”
Má tôi luống cuống tay chân, nói: “Vậy không đi bệnh viện nữa, để má gọi bác sĩ về nhà khám.”
Nghe thế, em gái tôi càng khóc tợn: “Đừng gọi bác sĩ, đừng gọi bác sĩ…”
Cả nhà không ai biết vì sao nó khóc. Má tôi đoán chắc là mấy hôm trước bà dì họ xảy ra tai nạn ở gần nhà tôi, má đã dẫn theo em gái đưa dì họ vào bệnh viện. Em gái tôi tận mắt chứng kiến dì họ máu me be bét được các bác sĩ đẩy vào phòng phẫu thuật. Cuối cùng, cấp cứu thất bại, dì họ không thể nào đi ra khỏi bệnh viện được nữa.
Nó nhất quyết không cho tôi đi bệnh viện có lẽ là vì nó cho rằng ai bước vào bệnh viện đều sẽ không đi ra được.
(3)
Vì chuyện của dì họ, em gái tôi bị bóng ma tâm lý với bệnh viện.
Tôi không biết phải làm sao, bèn dùng phương pháp ngốc nghếch nhất để nó dần dần thích ứng.
Hằng ngày, nhiệt độ ngoài trời không cao lắm, tôi bế nó đi qua đi lại trước cổng bệnh viện. Ánh chiều tà rất ấm áp, rất dịu dàng, nó gục trên vai tôi, không nói tiếng nào.
Dần dà, các hàng quán nhỏ bên ngoài cổng bệnh viện đều biết hai anh em chúng tôi.
Có một ngày, bác gái bán bánh rán hỏi tôi: “Sao cháu cứ bế con gái tới trước cổng bệnh viện suốt thế?”
Tôi: “Nó là em gái cháu ạ…”
Bác gái xấu hổ, hỏi lại: “Vậy hai anh em tới trước cổng bệnh viện làm gì thế?”
Tôi nói: “Con bé gặp chuyện nên rất sợ bệnh viện và bác sĩ. Cháu sắp phải đi học rồi, cháu muốn giúp nó vượt qua nỗi sợ trước khi cháu đi, như vậy sau này nó có lỡ bị bệnh thì mới tích cực phối hợp với bác sĩ điều trị được.”
Bác gái nghe xong thì cảm thán: “Con bé phải có phúc phận lắm mới có được người cha như cháu.”
Tôi: “Cháu là anh trai của nó ạ…”
(4)
Hằng ngày tôi bế em gái đi qua đi lại trước cổng bệnh viện, thoắt cái đã hơn một tháng trôi qua.
Ban đầu má muốn đưa em gái tôi đi gặp bác sĩ tâm lý nhưng tôi không đồng ý, bởi vì một khi dính đến bác sĩ, em gái tôi sẽ tự cho mình là bệnh nhân.
Hôm đó, tôi ngủ trưa dậy, chuẩn bị đưa em đến bệnh viện như thường lệ thì má thương lượng với tôi: “Thôi con ạ, đừng đi nữa, nhìn phản ứng của em con, má sợ nó không chịu nổi.”
Tôi: “Con biết, thế nên mới muốn đi, phải thích ứng dần dần.”
Má: “Con không mệt hả? Nghỉ vài ngày đi.”
Tôi: “Con không mệt.”
Má dừng một lát rồi nói: “Vậy con có từng nghĩ là Thiên Hủy sẽ mệt không? Nó sợ bệnh viện mà ngày nào con cũng dẫn nó tới đó.”
Tôi ngớ người, tôi chưa từng nghĩ đến vấn đề này.
Xế chiều, vốn dĩ là thời gian nên đến bệnh viện nhưng tôi còn nằm trên ban công đọc sách.
Nó đi tới chỗ tôi, hỏi: “Anh hai ơi, chúng ta không đi bệnh viện nữa ạ?”
Tôi nắm tay nó, nói: “Chẳng phải em sợ bệnh viện ư?”
“Nếu ngày nào anh hai cũng dẫn em đi, em sẽ hết sợ sớm thôi.”
Lúc ấy, nước mắt tôi trào ra.
(5)
Kỳ nghỉ, ở nhà.
Trên căn bản là ngày nào tôi cũng ăn rồi ngủ, ngủ dậy lại ăn.
Má nói với tôi một cách tuyệt vọng: “Anh hai à, sống bên ngoài không dễ đâu, má không có hy vọng xa vời nào với con, chỉ mong con ngủ dậy là có thể đi vào bếp xách rác đi vứt, chứ để tới tối sẽ thối lắm!”
Tôi bất hiếu quá, má tôi chỉ có yêu cầu đơn giản vậy thôi mà tôi cứ quên béng…
Một chiều nọ, rốt cuộc má tôi bùng cháy, cầm sào phơi đồ đi vào phòng tôi, quất liên hồi lên người tôi, tôi gào rú chạy từ phòng ngủ ra phòng khách, từ phòng khách trốn xuống phòng bếp…
Em gái tôi sợ quá, khóc thảm thiết vì tưởng tôi bị làm sao.
Lúc ăn cơm tối, má lại cảnh cáo tôi: “Nếu còn có lần sau, lột da.”
Tôi gật đầu lia lịa.
Em gái tôi ở bên cạnh sợ đến bàng hoàng.
Sáng hôm sau, tôi ngủ dậy, tròng quần vào rồi lập tức vọt xuống bếp để xách rác đi vứt nhưng chẳng thấy thùng rác đâu.
Tôi đang buồn bực thì em gái tôi chạy từ bên ngoài vào, thở hồng hộc, đầu đầy mồ hôi, tay cầm cái thùng rác rỗng.
Nó sợ má đánh tôi, lại không muốn quấy rầy tôi ngủ nên đã dậy sớm đi đổ rác giúp tôi.
Thùng rác nặng thế kia, nó kéo bao lâu mới xuống tới dưới lầu chứ?
(6)
Có một khoảng thời gian ngắn tôi cảm thấy tay chân mình rệu rã.
Sau khi đi bệnh viện khám, má tôi cả giận: “Do mày lười vận động nên mới thế!”
Tôi nói: “Đâu có thời gian, tại bài vở nhiều lắm chứ bộ!”
Để tôi vận động, việc vặt gì trong nhà má cũng sai tôi làm, ngay cả ba và em gái tôi cũng “bắt nạt” tôi: rửa chén, quét sân, xới cơm, tưới hoa, đi chợ,… chỉ cần việc phải vận động là đều để tôi làm hết.
Có một lần em gái ở trong nhà vệ sinh gọi tôi.
Tôi cấp tốc chạy vô thì thấy nó chỉ vào bồn cầu, vui vẻ nói với tôi: “Anh hai mở nắp bồn cầu lên giúp em với.”
Có vậy thôi mà cũng gọi tôi?
(7)
Có lẽ là vì trẻ con thịt non, em gái tôi rất “thu hút” muỗi, chỉ cần nó bất động, muỗi sẽ nhào lên người nó hút máu.
Mùa hè có nhiều muỗi, sợ nó bị đốt, tôi dạy nó chiêu diệt muỗi tiện lợi nhất: Ôm cây đợi thỏ, chờ muỗi đậu lên người là lập tức đập chết.
Thời gian gần thi tốt nghiệp trung học, tâm trạng tôi không tốt, đi chơi cùng đám bạn tới hơn nửa đêm, về nhà là vùi đầu ngủ.
Má tôi tức ói máu, ngồi trên giường tôi vừa mắng vừa khuyên, thấy tôi không đoái hoài, má nổi giận đá tôi một cước rồi bỏ đi ngủ.
Sáng hôm sau, em gái tôi mon men tới gần tôi, giơ tay làm nũng: “Anh hai ơi, anh hai coi nè, em bị muỗi đốt rồi…”
Tôi nhìn, đau lòng hỏi: “Hôm qua anh hai đã dạy em cách giết muỗi rồi mà, sao còn để bị đốt thế? Anh hai hứa sau này sẽ về sớm để giết muỗi cho em.”
Má tôi: “Ủa, hôm qua trước khi đi ngủ, má đã giết hết muỗi trong màn của nó rồi mà.”
Nó ngẩng mặt má, nói: “Con bị muỗi ở phòng anh hai đốt.”
Hóa ra tối qua, sau khi tôi ngủ say, nó sợ tôi bị muỗi đốt nên đã leo lên giường tôi tìm cách bắt muỗi. Nó dùng phương pháp mà tôi đã dạy nó, để muỗi đậu lên người rồi đập… Nhưng nó chậm chạp, chẳng những không giết được muỗi mà còn để bị đốt làm đỏ cả tay.
Nó lật qua lật lại cánh tay tôi: “Anh hai có bị muỗi đốt không?”
Tôi nói: “Không có, muỗi bị em giết sạch cả rồi.”
Nó rất vui: “Em giỏi quá hén?”
Tôi luôn cho rằng cảm cúm là chuyện nhỏ.
Mỗi lần tôi bị cảm cúm, má lúc nào cũng lải nhải bảo tôi uống thuốc đúng giờ, chỉ cần tôi quên một bữa thôi là má càm ràm phát mệt. Có lần tôi bực quá, uống một lúc ba liều thuốc, má giận dỗi đi khóc với ba.
Một lần nọ, ba má về nhà nội, tôi ở nhà trông em.
Trước khi đi, má dặn tôi: “Trời trở lạnh rồi, con phải chăm sóc kỹ em con đó, đừng để em bị cảm cúm.”
Kết quả là dưới sự chăm sóc “cẩn thận” của tôi, chưa tới hai ngày, em gái tôi ngã bệnh. Tôi vội vàng đi ra hiệu thuốc mua thuốc cảm cúm cho nó.
Về nhà, em gái tôi nói: “Anh hai ơi anh hai, em không thích cái này, em muốn uống siro cơ.”
Sau đó tôi đi mua siro trị cảm cúm.
Về nhà, nó hỏi: “Không phải vị ô mai ạ?”
Cho nên tôi lại đi mua siro vị ô mai.
Kết quả là nó khui chai thuốc ra, nhìn vào: “Cái này không phải màu hồng ạ?”
Tôi nghiêm mặt: “Làm trò nãy giờ là vì em không muốn uống thuốc chứ gì?”
Nó cười bẽn lẽn: “Cảm cúm đâu cần uống thuốc đâu, xem “Balala the Fairies” là khỏi bệnh à. Em chỉ cần xem “Balala the Fairies” một lát thôi là sẽ đổ mồ hôi, hết bệnh liền!”
Tôi nghĩ thầm: Em tưởng anh hai ngốc lắm hả?
Nó không chịu uống thuốc, tôi bèn dỗ nó: “Em uống thuốc xong thì anh sẽ mua gậy phép thuật cho em.”
Nó uống ngay.
Lần uống thuốc tiếp theo, tôi nói: “Em uống thuốc xong, anh sẽ mua đá phép thuật cho em.”
Nó ngoan ngoãn uống thuốc.
Sau mấy lần lừa gạt như vậy, cuối cùng nó không cần gì cả, mặc kệ thế nào cũng không chịu uống thuốc.
Má tôi xem nhẹ bệnh cảm cúm của mình nhưng lại luôn ép tôi uống thuốc đúng giờ. Hiện tại, khi hao hết tâm tư để dỗ em gái uống thuốc, rốt cuộc tôi cũng đã hiểu.
Bởi vì trên đời này có người quan trọng hơn chính bản thân mình.
(2)
Năm nhất đại học, một buổi tối nọ.
Má làm bàn nhậu, nói muốn say một bữa với tôi.
Kết quả là mới uống vài ly, mặt tôi bắt đầu nổi mẩn đỏ, cả người ngứa ngáy, trên da mảng hồng mảng trắng, tự mình nhìn mà cũng thấy ghê.
Bấy giờ, má tôi mới biết ba tôi ngàn ly không say lại đẻ ra thằng con bị dị ứng với cồn.
Má định đi nấu canh giải rượu cho tôi uống.
Ba nói: “Nấu cái gì mà nấu, đi bệnh viện!”
Đúng lúc đó, bỗng dưng em gái tôi òa khóc.
Cả nhà hoang mang.
Nó quỳ trên ghế nhìn tôi, nước mắt không ngừng tuôn rơi.
Tôi tiến lại gần nó, hỏi: “Sao thế em?”
Nó ôm cổ tôi, nói: “Em không cho anh hai đi bệnh viện, em không cho anh hai đi bệnh viện…”
Má tôi luống cuống tay chân, nói: “Vậy không đi bệnh viện nữa, để má gọi bác sĩ về nhà khám.”
Nghe thế, em gái tôi càng khóc tợn: “Đừng gọi bác sĩ, đừng gọi bác sĩ…”
Cả nhà không ai biết vì sao nó khóc. Má tôi đoán chắc là mấy hôm trước bà dì họ xảy ra tai nạn ở gần nhà tôi, má đã dẫn theo em gái đưa dì họ vào bệnh viện. Em gái tôi tận mắt chứng kiến dì họ máu me be bét được các bác sĩ đẩy vào phòng phẫu thuật. Cuối cùng, cấp cứu thất bại, dì họ không thể nào đi ra khỏi bệnh viện được nữa.
Nó nhất quyết không cho tôi đi bệnh viện có lẽ là vì nó cho rằng ai bước vào bệnh viện đều sẽ không đi ra được.
(3)
Vì chuyện của dì họ, em gái tôi bị bóng ma tâm lý với bệnh viện.
Tôi không biết phải làm sao, bèn dùng phương pháp ngốc nghếch nhất để nó dần dần thích ứng.
Hằng ngày, nhiệt độ ngoài trời không cao lắm, tôi bế nó đi qua đi lại trước cổng bệnh viện. Ánh chiều tà rất ấm áp, rất dịu dàng, nó gục trên vai tôi, không nói tiếng nào.
Dần dà, các hàng quán nhỏ bên ngoài cổng bệnh viện đều biết hai anh em chúng tôi.
Có một ngày, bác gái bán bánh rán hỏi tôi: “Sao cháu cứ bế con gái tới trước cổng bệnh viện suốt thế?”
Tôi: “Nó là em gái cháu ạ…”
Bác gái xấu hổ, hỏi lại: “Vậy hai anh em tới trước cổng bệnh viện làm gì thế?”
Tôi nói: “Con bé gặp chuyện nên rất sợ bệnh viện và bác sĩ. Cháu sắp phải đi học rồi, cháu muốn giúp nó vượt qua nỗi sợ trước khi cháu đi, như vậy sau này nó có lỡ bị bệnh thì mới tích cực phối hợp với bác sĩ điều trị được.”
Bác gái nghe xong thì cảm thán: “Con bé phải có phúc phận lắm mới có được người cha như cháu.”
Tôi: “Cháu là anh trai của nó ạ…”
(4)
Hằng ngày tôi bế em gái đi qua đi lại trước cổng bệnh viện, thoắt cái đã hơn một tháng trôi qua.
Ban đầu má muốn đưa em gái tôi đi gặp bác sĩ tâm lý nhưng tôi không đồng ý, bởi vì một khi dính đến bác sĩ, em gái tôi sẽ tự cho mình là bệnh nhân.
Hôm đó, tôi ngủ trưa dậy, chuẩn bị đưa em đến bệnh viện như thường lệ thì má thương lượng với tôi: “Thôi con ạ, đừng đi nữa, nhìn phản ứng của em con, má sợ nó không chịu nổi.”
Tôi: “Con biết, thế nên mới muốn đi, phải thích ứng dần dần.”
Má: “Con không mệt hả? Nghỉ vài ngày đi.”
Tôi: “Con không mệt.”
Má dừng một lát rồi nói: “Vậy con có từng nghĩ là Thiên Hủy sẽ mệt không? Nó sợ bệnh viện mà ngày nào con cũng dẫn nó tới đó.”
Tôi ngớ người, tôi chưa từng nghĩ đến vấn đề này.
Xế chiều, vốn dĩ là thời gian nên đến bệnh viện nhưng tôi còn nằm trên ban công đọc sách.
Nó đi tới chỗ tôi, hỏi: “Anh hai ơi, chúng ta không đi bệnh viện nữa ạ?”
Tôi nắm tay nó, nói: “Chẳng phải em sợ bệnh viện ư?”
“Nếu ngày nào anh hai cũng dẫn em đi, em sẽ hết sợ sớm thôi.”
Lúc ấy, nước mắt tôi trào ra.
(5)
Kỳ nghỉ, ở nhà.
Trên căn bản là ngày nào tôi cũng ăn rồi ngủ, ngủ dậy lại ăn.
Má nói với tôi một cách tuyệt vọng: “Anh hai à, sống bên ngoài không dễ đâu, má không có hy vọng xa vời nào với con, chỉ mong con ngủ dậy là có thể đi vào bếp xách rác đi vứt, chứ để tới tối sẽ thối lắm!”
Tôi bất hiếu quá, má tôi chỉ có yêu cầu đơn giản vậy thôi mà tôi cứ quên béng…
Một chiều nọ, rốt cuộc má tôi bùng cháy, cầm sào phơi đồ đi vào phòng tôi, quất liên hồi lên người tôi, tôi gào rú chạy từ phòng ngủ ra phòng khách, từ phòng khách trốn xuống phòng bếp…
Em gái tôi sợ quá, khóc thảm thiết vì tưởng tôi bị làm sao.
Lúc ăn cơm tối, má lại cảnh cáo tôi: “Nếu còn có lần sau, lột da.”
Tôi gật đầu lia lịa.
Em gái tôi ở bên cạnh sợ đến bàng hoàng.
Sáng hôm sau, tôi ngủ dậy, tròng quần vào rồi lập tức vọt xuống bếp để xách rác đi vứt nhưng chẳng thấy thùng rác đâu.
Tôi đang buồn bực thì em gái tôi chạy từ bên ngoài vào, thở hồng hộc, đầu đầy mồ hôi, tay cầm cái thùng rác rỗng.
Nó sợ má đánh tôi, lại không muốn quấy rầy tôi ngủ nên đã dậy sớm đi đổ rác giúp tôi.
Thùng rác nặng thế kia, nó kéo bao lâu mới xuống tới dưới lầu chứ?
(6)
Có một khoảng thời gian ngắn tôi cảm thấy tay chân mình rệu rã.
Sau khi đi bệnh viện khám, má tôi cả giận: “Do mày lười vận động nên mới thế!”
Tôi nói: “Đâu có thời gian, tại bài vở nhiều lắm chứ bộ!”
Để tôi vận động, việc vặt gì trong nhà má cũng sai tôi làm, ngay cả ba và em gái tôi cũng “bắt nạt” tôi: rửa chén, quét sân, xới cơm, tưới hoa, đi chợ,… chỉ cần việc phải vận động là đều để tôi làm hết.
Có một lần em gái ở trong nhà vệ sinh gọi tôi.
Tôi cấp tốc chạy vô thì thấy nó chỉ vào bồn cầu, vui vẻ nói với tôi: “Anh hai mở nắp bồn cầu lên giúp em với.”
Có vậy thôi mà cũng gọi tôi?
(7)
Có lẽ là vì trẻ con thịt non, em gái tôi rất “thu hút” muỗi, chỉ cần nó bất động, muỗi sẽ nhào lên người nó hút máu.
Mùa hè có nhiều muỗi, sợ nó bị đốt, tôi dạy nó chiêu diệt muỗi tiện lợi nhất: Ôm cây đợi thỏ, chờ muỗi đậu lên người là lập tức đập chết.
Thời gian gần thi tốt nghiệp trung học, tâm trạng tôi không tốt, đi chơi cùng đám bạn tới hơn nửa đêm, về nhà là vùi đầu ngủ.
Má tôi tức ói máu, ngồi trên giường tôi vừa mắng vừa khuyên, thấy tôi không đoái hoài, má nổi giận đá tôi một cước rồi bỏ đi ngủ.
Sáng hôm sau, em gái tôi mon men tới gần tôi, giơ tay làm nũng: “Anh hai ơi, anh hai coi nè, em bị muỗi đốt rồi…”
Tôi nhìn, đau lòng hỏi: “Hôm qua anh hai đã dạy em cách giết muỗi rồi mà, sao còn để bị đốt thế? Anh hai hứa sau này sẽ về sớm để giết muỗi cho em.”
Má tôi: “Ủa, hôm qua trước khi đi ngủ, má đã giết hết muỗi trong màn của nó rồi mà.”
Nó ngẩng mặt má, nói: “Con bị muỗi ở phòng anh hai đốt.”
Hóa ra tối qua, sau khi tôi ngủ say, nó sợ tôi bị muỗi đốt nên đã leo lên giường tôi tìm cách bắt muỗi. Nó dùng phương pháp mà tôi đã dạy nó, để muỗi đậu lên người rồi đập… Nhưng nó chậm chạp, chẳng những không giết được muỗi mà còn để bị đốt làm đỏ cả tay.
Nó lật qua lật lại cánh tay tôi: “Anh hai có bị muỗi đốt không?”
Tôi nói: “Không có, muỗi bị em giết sạch cả rồi.”
Nó rất vui: “Em giỏi quá hén?”
Tác giả :
Lý Khôi