Dưỡng Thành
Chương 11
Dịch: Linh Dương Đầu Bò
Phương Thố chạy theo đường chạy trong trường hết vòng nọ đến vòng kia, đã tan học được một tiếng đồng hồ rồi, trường học dần trở nên yên tĩnh, ánh hoàng hôn chìm mất nửa sau tòa nhà đằng xa, nắng chiều nhuộm mảng trời đằng tây thành một bức tranh đẹp đẽ. Trong khu lớp học chỉ còn lẻ tẻ vài lớp còn sáng đèn.
Đằng xa có người gọi tên Phương Thố. Phương Thố dừng chân, kéo vạt áo phông lên lau mồ hôi, nheo mắt nhìn về phía tiếng gọi – là cô Lý chủ nhiệm lớp cậu, cô đang ngồi trên xe đạp, chắc là tan ca chuẩn bị về nhà, đi qua sân thể dục trông thấy cậu, nhớ ra cái gì nên dừng lại.
Phương Thố xách cái cặp để bên cạnh đường chạy khoác lên vai, chạy bước nhỏ đến trước mặt cô Lý, “Cô Lý.”
Cậu thiếu niên mười lăm tuổi cao gầy, thẳng tắp tựa cây bạch dương, làn da rám nắng màu nâu nhạt, tỏa ra hơi nóng tựa mặt trời, trên khuôn mặt vẫn còn chút non trẻ đầy mồ hôi, vẫn chưa có vẻ bồng bột mà tuổi này nên có. Cô Lý đã ba mấy tuổi rồi, một lòng hướng về sự nghiệp giáo dục, cô nhìn cậu trò giỏi của mình, nở nụ cười hiền hậu trên khuôn mặt luôn nghiêm nghị, “Phương Thố, chuyện đăng ký nguyện vọng cấp ba mà hôm trước cô nói với em ấy, em đã nói lại với phụ huynh chưa?”
Cậu bé lặng thinh một lát rồi ngẩng lên, nghiêm túc nói: “Cô ơi, em vẫn muốn đăng ký trường số 5.”
Cô Lý ngạc nhiên mở to mắt, “Vì sao?” Nhận ra mình có phần thất thố, cô dừng lại rồi cau mày, “Với học lực của em thì hoàn toàn có thể vào được trường cấp ba tốt nhất mà. Phương Thố, em không được vì suy nghĩ nhất thời mà ảnh hưởng đến cả cuộc đời sau này, hay là vì có nguyên nhân gì nữa?”
Phương Thố chầm chậm đi trong ánh nắng chiều tà theo bước chân cô Lý, giọng trầm khàn đặc thù của tuổi dậy thì, “Em thấy trường số 5 rất tốt.”
Cô Lý lắc đầu, cô nghĩ cậu bé vẫn còn nhỏ tuổi, không nghĩ được xa xôi như vậy, vẫn chưa hiểu được một ngôi trường tốt sẽ có lợi cho việc thi đại học sau này như thế nào, “Thế này đi, mai bảo phụ huynh của em lên trường một chuyến.”
Phương Thố sững ra, “Cô ơi, giờ nhà em không có ai đâu.”
Cô Lý cũng sững người, rồi bỗng nhớ ra tình hình nhà Phương Thố có phần đặc biệt, biểu cảm không khỏi trở nên phức tạp, “Chú em đâu?”
“Chú em đi công tác mất rồi.”
Cô Lý chưa kịp nghĩ ra câu tiếp theo thì hai người đã cùng bước đến cổng trường, Phương Thố đi nhanh vài bước, vẫy tay với cô Lý, “Chào cô ạ, em về đây.”
“Ôi…” Cô Lý nhìn cậu thiếu niên nhanh nhẹn nhảy lên chuyến xe bus cuối cùng, nhìn chiếc xe rung lắc xa dần, đám mây đen trĩu mãi trong lòng vẫn chẳng thể tan đi. Cô làm giáo viên đã được gần mười năm rồi, kiểu học sinh như Phương Thố gần như là mơ ước của mỗi người giáo viên – thông minh, hiểu chuyện, chín chắn, không bao giờ khiến người khác lo lắng, ba năm cấp hai, cậu chưa bao giờ bị người khác kéo xuống khỏi vị trí đầu khóa, còn mang về cho trường đủ loại giải thưởng từ các cuộc thi thành phố, mỗi lần đồng nghiệp nhắc đến đều ngưỡng mộ và ghen tị. Đứa trẻ thế này, cho dù để vào nhà nào cũng đều là niềm tự hào, là chủ đề để bố mẹ đem đi khoe, nhưng cô Lý luôn không nhịn được mà muốn thở dài – cô dạy Phương Thố ba năm, chưa bao giờ gặp phụ huynh của cậu bé, đến họp phụ huynh cơ bản nhất cũng không tham gia, hỏi Phương Thố thì mãi mãi chỉ có một lý do, “Chú em bận lắm.”
Mỗi gia đình bất hạnh đều có sự bất hạnh của riêng mình. Cô nhận ra, lòng tự tôn của Phương Thố rất mạnh, cô không muốn bóc vết sẹo đó ra, nhưng lần này, vì tương lai của cậu bé, xem ra cô không thể không dành thời gian sang nhà Phương Thố xem thử, rồi nói chuyện thẳng thắn với chú cậu.
Phương Thố xuống xe bus ở chợ, khu chợ giờ này đã ngừng bán rồi, cổng vắng tanh. Phương Thố quen đường đến trước hàng thịt, người thanh niên trẻ đứng sau quầy thịt đeo một cái tạp dề nhựa bóng mỡ trên thân trên to lớn để trần, anh ta đang nhanh nhẹn thu dọn nốt số thịt lợn còn thừa, trông thấy cậu bé, anh ta cười hào sảng, “Tiểu Phương tan học rồi.” vừa nói vừa lấy chỗ sườn đã cất gọn dưới quầy ra, đưa cho cậu, “Này, dải sườn ngon nhất để lại cho nhóc đấy, còn định đem sang cho luôn cơ, không ngờ nhóc đã tự sang rồi.”
Phương Thố đón lấy, cảm ơn rồi chào, “Thế thì em về trước nhé anh A Miêu.”
“Ừ.” A Miêu đáp, rồi vội vàng dặn, “Lần sau cần cái gì thì cứ nói thẳng với anh, anh mang sang cho, đằng nào cũng không xa xôi gì, nhóc đã đi học còn phải chạy vòng vèo phiền ra.”
Phương Thố cười, không trả lời, đi ra khỏi chợ rồi chầm chậm đi về nhà.
Ánh đèn rực rỡ mới bật lên, mùi cơm nước thơm lừng đã lan từ những nhà ven đường ra rồi, tiếng tivi vang vọng trên con phố, hình như đang mở tin tức giải trí, vừa đúng lúc phát đến đoạn phỏng vấn người nổi tiếng trong buổi lễ từ thiện. Phương Thố không tự chủ được mà dừng chân, đứng ở cổng nhà người ta xem – trong màn hình là một người phụ nữ mặc đồ dạ hội màu xanh vỏ cau, không còn trẻ nữa nhưng một cái nhíu mày, một cái nhấc tay nhấc chân lại mang sự trầm lắng và ý nhị mà phụ nữ trẻ tuổi không có, bà khéo léo nói với phóng viên đang phỏng vấn, “…Trọng tâm hiện giờ vẫn là gia đình, chồng con mãi mãi là những gì quan trọng nhất của tôi, ngoài gia đình ra thì tôi có tham gia một số hoạt động công ích, ví dụ như hoạt động từ thiện bảo vệ quyền lợi trẻ em hôm nay, tôi cảm thấy vô cùng ý nghĩa…”
Phương Thố như ngơ ngẩn, nhìn chăm chăm vào màn hình tivi, màn hình nhanh chóng chuyển sang người nổi tiếng khác, Phương Thố như tỉnh giấc chiêm bao, cúi đầu mau chóng bỏ đi.
Cổng chẳng khóa bao giờ, Phương Thố đẩy cánh cổng đi vào trong, sân tối om, hoa cỏ mờ mờ ảo ảo. Vào trong, bật đèn, Phương Thố để cặp xuống rồi vào thẳng bếp. Cậu rửa sạch sườn trước, chặt thành khúc rồi lấy hành lá ra rửa sạch cắt nhỏ, gừng già thì xắt sợi, sau đó cho xương sườn hành gừng vào một cái bát inox, rót rượu vàng, xì dầu, hạt tiêu trắng, trộn đều lên rồi để sang một bên. Trong thời gian ướp sườn, cậu lấy gạo đi vo sạch rồi cho vào nồi cơm điện, cắm điện. Xong đâu ra đó, cậu lại làm một bát canh cà chua rau giá.
Khi sườn xào đã nấu xong, Bánh Ú chạy chơi bên ngoài cả ngày về, vừa vẫy đuôi vừa thân thiết quẩn quanh chân Phương Thố. Con cẩu này hồi nhỏ thì rõ là đáng yêu với dính người, càng lớn càng thảm hại, nói như Phương Mục thì là xấu đến phát khóc, đã xấu còn không biết thân biết phận, suốt ngày đi quyến rũ chó cái trong phạm vi mười cây số, cảnh tượng đó đẹp đến mức không dám nhìn.
Phương Thố vứt cho nó miếng sườn, rồi bưng đĩa sườn đặt lên bàn cơm, nhìn đồng hồ, bảy giờ bốn mươi, Phương Mục sắp về rồi. Phương Mục đi công tác gần một tháng, hôm kia mãi mới gọi điện bảo hôm nay sẽ về nhà.
Phương Thố lấy sách vở trong cặp ra, ngồi vào bàn vừa làm bài tập vừa chờ Phương Mục về ăn cơm, chờ mãi đến chín giờ mà Phương Mục vẫn chưa về. Bánh Ú dưới gầm bàn đói đến mức kêu ầm lên, bị Phương Thố bực mình đạp cho cái, con cẩu mấy năm nay xấu tính hẳn, quay ngoắt đầu chạy ra ngoài xả giận.
Phương Thố không nhịn được, cuối cùng vẫn phải gọi điện cho Phương Mục, điện thoại của Phương Mục tắt máy. Phương Thố lại gọi điện cho lão Ngũ, điện thoại kêu vài tiếng rồi bắt máy, giọng lão Ngũ luôn to và rất mang tính thể hiện, “Tiểu Thố à, muộn thế này rồi có việc gì thế?”
“Chú Tôn, mấy hôm trước chú Phương Mục bảo hôm nay về nhà nhưng đến giờ vẫn chưa về, chú ấy có sang chỗ chú không?” Mấy năm nay Phương Mục làm ăn chung với lão Ngũ, chuyến đi công tác lần này là vì công việc, về một cái sang luôn chỗ lão Ngũ cũng không phải không thể.
Đầu bên kia nhanh chóng trả lời, “À chuyện này à, chú con mới gọi điện cho chú bảo hàng có tí vấn đề nên hôm nay không về được, bảo chú nói với con một tiếng, con xem, chú bận cái là quên mất tiêu luôn. Con đừng lo, không còn sớm nữa, đi ngủ rồi mai còn đi học.”
“Thế lúc nào chú ấy về ạ?”
“Chuyện này… chuyện này cũng không nói trước được, chuyện làm ăn mà, chẳng có gì chắc chắn hết, chắc chừng ba bốn hôm gì đó thôi.” Nói xong, chính lão Ngũ cũng thấy chột dạ.
Phương Thố không nói gì, sự im lặng thời gian dài khiến lão Ngũ đầu bên kia lo lo, bèn mở miệng thăm dò, “Tiểu Thố?”
Tính cách Phương Thố hướng nội, lại thêm ảnh hưởng từ môi trường sống, khiến cậu dù trong lòng mưa to gió lớn, ngoài mặt không hề ầm ĩ lên, câu chỉ có thể nhẫn nhịn trong lòng tự mình cân nhắc. Lời lão Ngũ nói khiến cậu cảm thấy là lạ. Phương Mục là ai? Gã độc tài ở nhà quen rồi, chưa bao giờ nghĩ mình làm gì đều phải báo cáo với Phương Thố, gã không có thói quen đó, thì sao lại đi nói với lão Ngũ là sẽ về muộn được. Với cả, cho dù gã làm vậy, vì sao gã không gọi điện thẳng cho Phương Thố?
Trong lòng có đủ dạng nghi ngờ nhưng ngoài mặt Phương Thố vẫn không thể hiện ra, cậu vờ như đã bị lão Ngũ thuyết phục, “Vâng, cháu biết rồi, thế thì cháu cúp máy đây, chào chú Tôn ạ.” Phương Thố cúp máy rồi ngồi bên bàn cơm, cân nhắc một lượt những nghi vấn trong lòng rồi bỗng nhiên bật dậy, khóa cổng lại rồi lao thẳng vào đêm tối.
Phương Thố chạy theo đường chạy trong trường hết vòng nọ đến vòng kia, đã tan học được một tiếng đồng hồ rồi, trường học dần trở nên yên tĩnh, ánh hoàng hôn chìm mất nửa sau tòa nhà đằng xa, nắng chiều nhuộm mảng trời đằng tây thành một bức tranh đẹp đẽ. Trong khu lớp học chỉ còn lẻ tẻ vài lớp còn sáng đèn.
Đằng xa có người gọi tên Phương Thố. Phương Thố dừng chân, kéo vạt áo phông lên lau mồ hôi, nheo mắt nhìn về phía tiếng gọi – là cô Lý chủ nhiệm lớp cậu, cô đang ngồi trên xe đạp, chắc là tan ca chuẩn bị về nhà, đi qua sân thể dục trông thấy cậu, nhớ ra cái gì nên dừng lại.
Phương Thố xách cái cặp để bên cạnh đường chạy khoác lên vai, chạy bước nhỏ đến trước mặt cô Lý, “Cô Lý.”
Cậu thiếu niên mười lăm tuổi cao gầy, thẳng tắp tựa cây bạch dương, làn da rám nắng màu nâu nhạt, tỏa ra hơi nóng tựa mặt trời, trên khuôn mặt vẫn còn chút non trẻ đầy mồ hôi, vẫn chưa có vẻ bồng bột mà tuổi này nên có. Cô Lý đã ba mấy tuổi rồi, một lòng hướng về sự nghiệp giáo dục, cô nhìn cậu trò giỏi của mình, nở nụ cười hiền hậu trên khuôn mặt luôn nghiêm nghị, “Phương Thố, chuyện đăng ký nguyện vọng cấp ba mà hôm trước cô nói với em ấy, em đã nói lại với phụ huynh chưa?”
Cậu bé lặng thinh một lát rồi ngẩng lên, nghiêm túc nói: “Cô ơi, em vẫn muốn đăng ký trường số 5.”
Cô Lý ngạc nhiên mở to mắt, “Vì sao?” Nhận ra mình có phần thất thố, cô dừng lại rồi cau mày, “Với học lực của em thì hoàn toàn có thể vào được trường cấp ba tốt nhất mà. Phương Thố, em không được vì suy nghĩ nhất thời mà ảnh hưởng đến cả cuộc đời sau này, hay là vì có nguyên nhân gì nữa?”
Phương Thố chầm chậm đi trong ánh nắng chiều tà theo bước chân cô Lý, giọng trầm khàn đặc thù của tuổi dậy thì, “Em thấy trường số 5 rất tốt.”
Cô Lý lắc đầu, cô nghĩ cậu bé vẫn còn nhỏ tuổi, không nghĩ được xa xôi như vậy, vẫn chưa hiểu được một ngôi trường tốt sẽ có lợi cho việc thi đại học sau này như thế nào, “Thế này đi, mai bảo phụ huynh của em lên trường một chuyến.”
Phương Thố sững ra, “Cô ơi, giờ nhà em không có ai đâu.”
Cô Lý cũng sững người, rồi bỗng nhớ ra tình hình nhà Phương Thố có phần đặc biệt, biểu cảm không khỏi trở nên phức tạp, “Chú em đâu?”
“Chú em đi công tác mất rồi.”
Cô Lý chưa kịp nghĩ ra câu tiếp theo thì hai người đã cùng bước đến cổng trường, Phương Thố đi nhanh vài bước, vẫy tay với cô Lý, “Chào cô ạ, em về đây.”
“Ôi…” Cô Lý nhìn cậu thiếu niên nhanh nhẹn nhảy lên chuyến xe bus cuối cùng, nhìn chiếc xe rung lắc xa dần, đám mây đen trĩu mãi trong lòng vẫn chẳng thể tan đi. Cô làm giáo viên đã được gần mười năm rồi, kiểu học sinh như Phương Thố gần như là mơ ước của mỗi người giáo viên – thông minh, hiểu chuyện, chín chắn, không bao giờ khiến người khác lo lắng, ba năm cấp hai, cậu chưa bao giờ bị người khác kéo xuống khỏi vị trí đầu khóa, còn mang về cho trường đủ loại giải thưởng từ các cuộc thi thành phố, mỗi lần đồng nghiệp nhắc đến đều ngưỡng mộ và ghen tị. Đứa trẻ thế này, cho dù để vào nhà nào cũng đều là niềm tự hào, là chủ đề để bố mẹ đem đi khoe, nhưng cô Lý luôn không nhịn được mà muốn thở dài – cô dạy Phương Thố ba năm, chưa bao giờ gặp phụ huynh của cậu bé, đến họp phụ huynh cơ bản nhất cũng không tham gia, hỏi Phương Thố thì mãi mãi chỉ có một lý do, “Chú em bận lắm.”
Mỗi gia đình bất hạnh đều có sự bất hạnh của riêng mình. Cô nhận ra, lòng tự tôn của Phương Thố rất mạnh, cô không muốn bóc vết sẹo đó ra, nhưng lần này, vì tương lai của cậu bé, xem ra cô không thể không dành thời gian sang nhà Phương Thố xem thử, rồi nói chuyện thẳng thắn với chú cậu.
Phương Thố xuống xe bus ở chợ, khu chợ giờ này đã ngừng bán rồi, cổng vắng tanh. Phương Thố quen đường đến trước hàng thịt, người thanh niên trẻ đứng sau quầy thịt đeo một cái tạp dề nhựa bóng mỡ trên thân trên to lớn để trần, anh ta đang nhanh nhẹn thu dọn nốt số thịt lợn còn thừa, trông thấy cậu bé, anh ta cười hào sảng, “Tiểu Phương tan học rồi.” vừa nói vừa lấy chỗ sườn đã cất gọn dưới quầy ra, đưa cho cậu, “Này, dải sườn ngon nhất để lại cho nhóc đấy, còn định đem sang cho luôn cơ, không ngờ nhóc đã tự sang rồi.”
Phương Thố đón lấy, cảm ơn rồi chào, “Thế thì em về trước nhé anh A Miêu.”
“Ừ.” A Miêu đáp, rồi vội vàng dặn, “Lần sau cần cái gì thì cứ nói thẳng với anh, anh mang sang cho, đằng nào cũng không xa xôi gì, nhóc đã đi học còn phải chạy vòng vèo phiền ra.”
Phương Thố cười, không trả lời, đi ra khỏi chợ rồi chầm chậm đi về nhà.
Ánh đèn rực rỡ mới bật lên, mùi cơm nước thơm lừng đã lan từ những nhà ven đường ra rồi, tiếng tivi vang vọng trên con phố, hình như đang mở tin tức giải trí, vừa đúng lúc phát đến đoạn phỏng vấn người nổi tiếng trong buổi lễ từ thiện. Phương Thố không tự chủ được mà dừng chân, đứng ở cổng nhà người ta xem – trong màn hình là một người phụ nữ mặc đồ dạ hội màu xanh vỏ cau, không còn trẻ nữa nhưng một cái nhíu mày, một cái nhấc tay nhấc chân lại mang sự trầm lắng và ý nhị mà phụ nữ trẻ tuổi không có, bà khéo léo nói với phóng viên đang phỏng vấn, “…Trọng tâm hiện giờ vẫn là gia đình, chồng con mãi mãi là những gì quan trọng nhất của tôi, ngoài gia đình ra thì tôi có tham gia một số hoạt động công ích, ví dụ như hoạt động từ thiện bảo vệ quyền lợi trẻ em hôm nay, tôi cảm thấy vô cùng ý nghĩa…”
Phương Thố như ngơ ngẩn, nhìn chăm chăm vào màn hình tivi, màn hình nhanh chóng chuyển sang người nổi tiếng khác, Phương Thố như tỉnh giấc chiêm bao, cúi đầu mau chóng bỏ đi.
Cổng chẳng khóa bao giờ, Phương Thố đẩy cánh cổng đi vào trong, sân tối om, hoa cỏ mờ mờ ảo ảo. Vào trong, bật đèn, Phương Thố để cặp xuống rồi vào thẳng bếp. Cậu rửa sạch sườn trước, chặt thành khúc rồi lấy hành lá ra rửa sạch cắt nhỏ, gừng già thì xắt sợi, sau đó cho xương sườn hành gừng vào một cái bát inox, rót rượu vàng, xì dầu, hạt tiêu trắng, trộn đều lên rồi để sang một bên. Trong thời gian ướp sườn, cậu lấy gạo đi vo sạch rồi cho vào nồi cơm điện, cắm điện. Xong đâu ra đó, cậu lại làm một bát canh cà chua rau giá.
Khi sườn xào đã nấu xong, Bánh Ú chạy chơi bên ngoài cả ngày về, vừa vẫy đuôi vừa thân thiết quẩn quanh chân Phương Thố. Con cẩu này hồi nhỏ thì rõ là đáng yêu với dính người, càng lớn càng thảm hại, nói như Phương Mục thì là xấu đến phát khóc, đã xấu còn không biết thân biết phận, suốt ngày đi quyến rũ chó cái trong phạm vi mười cây số, cảnh tượng đó đẹp đến mức không dám nhìn.
Phương Thố vứt cho nó miếng sườn, rồi bưng đĩa sườn đặt lên bàn cơm, nhìn đồng hồ, bảy giờ bốn mươi, Phương Mục sắp về rồi. Phương Mục đi công tác gần một tháng, hôm kia mãi mới gọi điện bảo hôm nay sẽ về nhà.
Phương Thố lấy sách vở trong cặp ra, ngồi vào bàn vừa làm bài tập vừa chờ Phương Mục về ăn cơm, chờ mãi đến chín giờ mà Phương Mục vẫn chưa về. Bánh Ú dưới gầm bàn đói đến mức kêu ầm lên, bị Phương Thố bực mình đạp cho cái, con cẩu mấy năm nay xấu tính hẳn, quay ngoắt đầu chạy ra ngoài xả giận.
Phương Thố không nhịn được, cuối cùng vẫn phải gọi điện cho Phương Mục, điện thoại của Phương Mục tắt máy. Phương Thố lại gọi điện cho lão Ngũ, điện thoại kêu vài tiếng rồi bắt máy, giọng lão Ngũ luôn to và rất mang tính thể hiện, “Tiểu Thố à, muộn thế này rồi có việc gì thế?”
“Chú Tôn, mấy hôm trước chú Phương Mục bảo hôm nay về nhà nhưng đến giờ vẫn chưa về, chú ấy có sang chỗ chú không?” Mấy năm nay Phương Mục làm ăn chung với lão Ngũ, chuyến đi công tác lần này là vì công việc, về một cái sang luôn chỗ lão Ngũ cũng không phải không thể.
Đầu bên kia nhanh chóng trả lời, “À chuyện này à, chú con mới gọi điện cho chú bảo hàng có tí vấn đề nên hôm nay không về được, bảo chú nói với con một tiếng, con xem, chú bận cái là quên mất tiêu luôn. Con đừng lo, không còn sớm nữa, đi ngủ rồi mai còn đi học.”
“Thế lúc nào chú ấy về ạ?”
“Chuyện này… chuyện này cũng không nói trước được, chuyện làm ăn mà, chẳng có gì chắc chắn hết, chắc chừng ba bốn hôm gì đó thôi.” Nói xong, chính lão Ngũ cũng thấy chột dạ.
Phương Thố không nói gì, sự im lặng thời gian dài khiến lão Ngũ đầu bên kia lo lo, bèn mở miệng thăm dò, “Tiểu Thố?”
Tính cách Phương Thố hướng nội, lại thêm ảnh hưởng từ môi trường sống, khiến cậu dù trong lòng mưa to gió lớn, ngoài mặt không hề ầm ĩ lên, câu chỉ có thể nhẫn nhịn trong lòng tự mình cân nhắc. Lời lão Ngũ nói khiến cậu cảm thấy là lạ. Phương Mục là ai? Gã độc tài ở nhà quen rồi, chưa bao giờ nghĩ mình làm gì đều phải báo cáo với Phương Thố, gã không có thói quen đó, thì sao lại đi nói với lão Ngũ là sẽ về muộn được. Với cả, cho dù gã làm vậy, vì sao gã không gọi điện thẳng cho Phương Thố?
Trong lòng có đủ dạng nghi ngờ nhưng ngoài mặt Phương Thố vẫn không thể hiện ra, cậu vờ như đã bị lão Ngũ thuyết phục, “Vâng, cháu biết rồi, thế thì cháu cúp máy đây, chào chú Tôn ạ.” Phương Thố cúp máy rồi ngồi bên bàn cơm, cân nhắc một lượt những nghi vấn trong lòng rồi bỗng nhiên bật dậy, khóa cổng lại rồi lao thẳng vào đêm tối.
Tác giả :
Phù Đồ