Dưới Nắng Trời Châu Âu
Chương 11: Luxembourg: Lang thang LUXEMBOURG
KHI ĐỌC TRÊN MỘT TỜ BÁO mạng, người ta liệt kê ra 10 lý do nên đến Luxembourg, trong đó có lý do Luxembourg là thủ đô văn hóa, có lâu đài ở khắp mọi nơi, có Echternach – thành phố cổ kính, có rượu ngon, có những nhà hàng đẳng cấp thế giới… Đọc đến đó, tôi đã dừng lại và nghĩ tới chuyến đi của mình hồi cuối tháng Sáu năm 2010.
Có lẽ, nên bắt đầu bằng việc “chê” một cái gì đó ở Đại Công Quốc này trước chăng? Đó là lần đầu tiên Jean Paul lái xe đưa tôi và Quỳnh Nga tới Luxembourg. Xuất phát từ Cologne, đi qua Bỉ và dừng lại ở Luxembourg. Việc đầu tiên chúng tôi làm là đi ăn vì bụng đã sôi sùng sục. Nhìn thấy một nhà hàng châu Á, chúng tôi bước vào. Tôi thề tôi không phải người nấu ăn ngon nhưng tôi cũng chưa bao giờ ăn một món phở nào dở như ở đây, không có rau chỉ có một cọng hành và ba miếng thịt lõm bõm, nước phở chắc chắn là nước luộc thịt gì đó. Nga ngửi xong liền đẩy sang trước mặt tôi và bảo: “Chị ăn đi, em không ăn đâu”, tôi nuốt mãi cũng chỉ được vài ba miếng rồi bỏ đó, anh bạn Jean Paul gọi món thịt vịt thì chủ nhà hàng mang ra món tôm. Nhìn thấy hai đứa chúng tôi không ăn, Jean bảo: “Đưa đây anh thử, có khi bọn em được ăn ngon quá rồi nên giờ chê”. Jean Paul đã về Việt Nam mấy lần và còn là dân ăn phở sành điệu hơn tôi ấy chứ nên khi Nga đẩy bát phở sang, anh chàng vội đẩy ra và bảo: “mùi gì mà ghê thế” làm tôi đang đói và tức cũng phải cười ngặt ngẽo. Ông bà chủ nhà người miền Nam thấy chúng tôi bỏ mứa thì hỏi tại sao, nhưng tôi không đủ can đảm nói ra sự thật. Khi rời khỏi nhà hàng tôi thề là sẽ không bao giờ ăn đồ Châu Á ngoài tiệm nữa, sau đó tiến thẳng đến McDonalds ăn lót dạ.
Luxembourg nhỏ bé
Luxembourg là một đất nước nhỏ nhưng giàu có với thu nhập đầu người luôn ở mức cao nhất thế giới. Diện tích chỉ vẻn vẹn 2.568km2, từ Bắc tới Nam chừng 80km, từ Đông sang Tây chừng 50km nhưng đất nước này lại có rất nhiều cơ quan nước ngoài đặt trụ sở và sử dụng cả hai thứ tiếng Đức và Pháp.
Chúng tôi tới Luxembourg vào một ngày đẹp trời và quyết định đi dạo quanh thành phố bằng cách… đi bộ. Bởi lẽ Luxembourg nhỏ bé nên đi bộ là cách tốt nhất để chúng tôi có thể khám phá thành phố.
Do đã đi và được ngắm khá nhiều công trình nổi tiếng ở Châu Âu rồi nên khi tới Luxembourg, tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi ngay ở giữa chúng tôi Luxembourg mà lúc nào cũng phải leo lên leo xuống chẳng khác gì… leo núi. Sau một ngày đi bộ rã rời, tôi mới phát hiện ra rằng thành phố này tuy nhỏ nhưng lại được chia ra tới 24 quận, trong đó có những khu vực mà khách du lịch thường xuyên lui tới là khu phố cổ Ville Haute (phố cao), Ville Basse (phố thấp) và khu phố Kirchberg. Tôi cũng bất ngờ không kém khi kiến trúc ở đây không có gì đặc sắc, từ văn phòng thủ tướng cho đến trụ sở của bộ Ngoại giao đều trang trí một cách rất bình thường. Tôi không nhận ra được sự giàu sang ở đất nước này hay bởi Luxembourg quá khiêm tốn? Bởi theo thống kê thì Luxembourg là trung tâm kinh tế của Châu Âu và luôn nằm trong danh sách những đất nước giàu nhất thế giới với tổng thu nhập bình quân đầu người 80.000 USD mỗi năm.
Cầu đá Đại công tước Adolphe
Luxembourg dường như cố tình “giấu” vẻ đẹp của mình để khách du lịch tự kiếm tìm và phám phá. Khi đứng ở Quảng trường Guillaume nhìn xuống phía dưới, người ta có thể nhìn thấy thung lũng Petusse xanh ngắt với cây, hoa và cỏ, xen kẽ đâu đó là những giọt nắng mùa hạ lấp lánh. Bắc ngang qua thung lũng là cây cầu đá Adolphe khổng lồ với cấu trúc vòm khá đẹp. Cây cầu này nằm giữa trung tâm Luxembourg, là Di sản văn hóa thế giới và từ lâu đã trở thành niềm kiêu hãnh của người dân Luxembourg. Cầu Adolphe được xây dựng từ năm 1900 đến năm 1903, cao 84m do kiến trúc sư Séjourné (người Pháp) và Paul Rodange (người Luxembourg) thiết kế. Từ trên cây cầu này, người ta có thể thấy một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, tôi tưởng tượng ra mùa thu ở đây phải đẹp và lãng mạn lắm khi những chiếc lá xanh, vàng, đỏ hòa quyện vào nhau. Chúng tôi đi xuống phía dưới thung lũng và cảm nhận được sự yên bình toát ra từ thành phố này, cuộc sống thật mộc mạc và dịu dàng, khác xa bầu không khí ồn ào của khách du lịch ở bên trên.
Nhắc đến Luxembourg, lẽ dĩ nhiên người ta không được phép bỏ qua Place d’Armes. Đây là quảng trường chính ở Đại Công quốc Luxembourg, quảng trường này được gọi là nhà khách thành phố. Khác hẳn sự trầm lặng ở thung lũng Petusse, quảng trường này luôn nhộn nhịp bởi khách du lịch với rất nhiều nhà hàng và quán cà phê san sát nhau, người người ngồi uống bia và rượu vang, khunh cảnh thành phố nhộn nhịp nhưng dường như tất cả vẫn tuân theo một trật tự vốn đã có sẵn từ lâu. Chúng tôi đến đây đúng vào dịp lễ hội mùa hè của thành phố nên tiếng nhạc được vang lên khắp mọi nơi. Luxembourg lúc ấy trong tôi không bé nhỏ chút nào.
Lang thang ở Luxembourg trong một ngày ngắn ngủi – nơi sự giàu sang được khéo léo giấu nhẹm đi, tôi đã biết được nhiều điều về đất nước nhỏ bé mà không hề bé nhỏ này. Đã đôi lần, tôi tự hỏi tại sao đất nước này nhỏ bé như thế, cũng từng bị xâm chiếm suốt bao nhiêu thế kỉ, cho đến tận Chiến tranh Thế giới lần hai vẫn còn bị xâm chiếm, mà lại có thể hồi phục nhanh và có một tiếng nói quan trọng không chỉ ở Châu Âu mà cả trên toàn thế giới đến vậy. Để lý giải được điều này sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng có lẽ những quyết định đúng đắn của chính phủ Luxembourg cũng như phong cách giáo dục và làm việc chính là yếu tố đưa đất nước này đi lên từ nghèo khó. Theo một thống kê về số lượng người nói được hai ngôn ngữ ở Châu Âu thì Luxembourg bé nhỏ chiếm vị trí đầu tiên với 99%. Lúc đó tôi thầm ước: Giá như Việt Nam mình…
Có lẽ, nên bắt đầu bằng việc “chê” một cái gì đó ở Đại Công Quốc này trước chăng? Đó là lần đầu tiên Jean Paul lái xe đưa tôi và Quỳnh Nga tới Luxembourg. Xuất phát từ Cologne, đi qua Bỉ và dừng lại ở Luxembourg. Việc đầu tiên chúng tôi làm là đi ăn vì bụng đã sôi sùng sục. Nhìn thấy một nhà hàng châu Á, chúng tôi bước vào. Tôi thề tôi không phải người nấu ăn ngon nhưng tôi cũng chưa bao giờ ăn một món phở nào dở như ở đây, không có rau chỉ có một cọng hành và ba miếng thịt lõm bõm, nước phở chắc chắn là nước luộc thịt gì đó. Nga ngửi xong liền đẩy sang trước mặt tôi và bảo: “Chị ăn đi, em không ăn đâu”, tôi nuốt mãi cũng chỉ được vài ba miếng rồi bỏ đó, anh bạn Jean Paul gọi món thịt vịt thì chủ nhà hàng mang ra món tôm. Nhìn thấy hai đứa chúng tôi không ăn, Jean bảo: “Đưa đây anh thử, có khi bọn em được ăn ngon quá rồi nên giờ chê”. Jean Paul đã về Việt Nam mấy lần và còn là dân ăn phở sành điệu hơn tôi ấy chứ nên khi Nga đẩy bát phở sang, anh chàng vội đẩy ra và bảo: “mùi gì mà ghê thế” làm tôi đang đói và tức cũng phải cười ngặt ngẽo. Ông bà chủ nhà người miền Nam thấy chúng tôi bỏ mứa thì hỏi tại sao, nhưng tôi không đủ can đảm nói ra sự thật. Khi rời khỏi nhà hàng tôi thề là sẽ không bao giờ ăn đồ Châu Á ngoài tiệm nữa, sau đó tiến thẳng đến McDonalds ăn lót dạ.
Luxembourg nhỏ bé
Luxembourg là một đất nước nhỏ nhưng giàu có với thu nhập đầu người luôn ở mức cao nhất thế giới. Diện tích chỉ vẻn vẹn 2.568km2, từ Bắc tới Nam chừng 80km, từ Đông sang Tây chừng 50km nhưng đất nước này lại có rất nhiều cơ quan nước ngoài đặt trụ sở và sử dụng cả hai thứ tiếng Đức và Pháp.
Chúng tôi tới Luxembourg vào một ngày đẹp trời và quyết định đi dạo quanh thành phố bằng cách… đi bộ. Bởi lẽ Luxembourg nhỏ bé nên đi bộ là cách tốt nhất để chúng tôi có thể khám phá thành phố.
Do đã đi và được ngắm khá nhiều công trình nổi tiếng ở Châu Âu rồi nên khi tới Luxembourg, tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi ngay ở giữa chúng tôi Luxembourg mà lúc nào cũng phải leo lên leo xuống chẳng khác gì… leo núi. Sau một ngày đi bộ rã rời, tôi mới phát hiện ra rằng thành phố này tuy nhỏ nhưng lại được chia ra tới 24 quận, trong đó có những khu vực mà khách du lịch thường xuyên lui tới là khu phố cổ Ville Haute (phố cao), Ville Basse (phố thấp) và khu phố Kirchberg. Tôi cũng bất ngờ không kém khi kiến trúc ở đây không có gì đặc sắc, từ văn phòng thủ tướng cho đến trụ sở của bộ Ngoại giao đều trang trí một cách rất bình thường. Tôi không nhận ra được sự giàu sang ở đất nước này hay bởi Luxembourg quá khiêm tốn? Bởi theo thống kê thì Luxembourg là trung tâm kinh tế của Châu Âu và luôn nằm trong danh sách những đất nước giàu nhất thế giới với tổng thu nhập bình quân đầu người 80.000 USD mỗi năm.
Cầu đá Đại công tước Adolphe
Luxembourg dường như cố tình “giấu” vẻ đẹp của mình để khách du lịch tự kiếm tìm và phám phá. Khi đứng ở Quảng trường Guillaume nhìn xuống phía dưới, người ta có thể nhìn thấy thung lũng Petusse xanh ngắt với cây, hoa và cỏ, xen kẽ đâu đó là những giọt nắng mùa hạ lấp lánh. Bắc ngang qua thung lũng là cây cầu đá Adolphe khổng lồ với cấu trúc vòm khá đẹp. Cây cầu này nằm giữa trung tâm Luxembourg, là Di sản văn hóa thế giới và từ lâu đã trở thành niềm kiêu hãnh của người dân Luxembourg. Cầu Adolphe được xây dựng từ năm 1900 đến năm 1903, cao 84m do kiến trúc sư Séjourné (người Pháp) và Paul Rodange (người Luxembourg) thiết kế. Từ trên cây cầu này, người ta có thể thấy một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, tôi tưởng tượng ra mùa thu ở đây phải đẹp và lãng mạn lắm khi những chiếc lá xanh, vàng, đỏ hòa quyện vào nhau. Chúng tôi đi xuống phía dưới thung lũng và cảm nhận được sự yên bình toát ra từ thành phố này, cuộc sống thật mộc mạc và dịu dàng, khác xa bầu không khí ồn ào của khách du lịch ở bên trên.
Nhắc đến Luxembourg, lẽ dĩ nhiên người ta không được phép bỏ qua Place d’Armes. Đây là quảng trường chính ở Đại Công quốc Luxembourg, quảng trường này được gọi là nhà khách thành phố. Khác hẳn sự trầm lặng ở thung lũng Petusse, quảng trường này luôn nhộn nhịp bởi khách du lịch với rất nhiều nhà hàng và quán cà phê san sát nhau, người người ngồi uống bia và rượu vang, khunh cảnh thành phố nhộn nhịp nhưng dường như tất cả vẫn tuân theo một trật tự vốn đã có sẵn từ lâu. Chúng tôi đến đây đúng vào dịp lễ hội mùa hè của thành phố nên tiếng nhạc được vang lên khắp mọi nơi. Luxembourg lúc ấy trong tôi không bé nhỏ chút nào.
Lang thang ở Luxembourg trong một ngày ngắn ngủi – nơi sự giàu sang được khéo léo giấu nhẹm đi, tôi đã biết được nhiều điều về đất nước nhỏ bé mà không hề bé nhỏ này. Đã đôi lần, tôi tự hỏi tại sao đất nước này nhỏ bé như thế, cũng từng bị xâm chiếm suốt bao nhiêu thế kỉ, cho đến tận Chiến tranh Thế giới lần hai vẫn còn bị xâm chiếm, mà lại có thể hồi phục nhanh và có một tiếng nói quan trọng không chỉ ở Châu Âu mà cả trên toàn thế giới đến vậy. Để lý giải được điều này sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng có lẽ những quyết định đúng đắn của chính phủ Luxembourg cũng như phong cách giáo dục và làm việc chính là yếu tố đưa đất nước này đi lên từ nghèo khó. Theo một thống kê về số lượng người nói được hai ngôn ngữ ở Châu Âu thì Luxembourg bé nhỏ chiếm vị trí đầu tiên với 99%. Lúc đó tôi thầm ước: Giá như Việt Nam mình…
Tác giả :
Hoàng Yến Anh