Đức Phật Và Nàng
Chương 44
Rajiva kinh ngạc nhìn chiếc dao cạo râu Gillette trên tay tôi. Khi đi dạo phố với bạn bè và thấy họ mua tặng bạn trai mình, trong phút xúc động tôi đã mua nó. Cứ ngỡ sẽ chẳng còn cơ hội để tặng Rajiva. Lẽ ra phải có kem bôi đi kèm với bộ dao cạo râu này, nhưng vì sợ nhiễm phóng xạ, tôi đã không mang theo.
Cố nhiên là Rajiva không biết sử dụng. Tôi để chàng ngồi xuống, thấm nước ấm vào khăn mặt rồi đắp lên cằm chàng để những sợi râu trở nên mềm hơn. Tôi dặn chàng ngửa cổ lên và không được động đậy, sau đó nhẹ nhàng kéo chiếc dao cạo lướt trên cằm chàng. Tôi đã học được “ngón nghề” này từ từ các chuyên gia nam ở khu vực thực nghiệm. Chàng nhìn tôi chăm chú, bóng tôi in trong đáy mắt sâu hun hút của chàng, tim đập rộn ràng. Làn da của chàng trơn mượt, mỗi lần chạm vào, tâm trí tôi bỗng trở nên bấn loạn. Sợ thiếu tập trung sẽ khiến chàng bị thương, tôi cố gắng định thần lại, giữ cho bàn tay vững vàng, xử lý gọn gàng đám râu ria mọc lởm chởm lâu ngày.
Sau khi cạo rửa xong xuôi, khuôn mặt chàng sáng sủa hẳn lên. Khi tâm trí tôi còn đang mê mẩn với vẻ thanh tú của gương mặt chàng thì trống bụng bỗng đổ liên hồi. Đã ba giờ chiều và tôi chưa có một hạt cơm nào trong bụng từ tối qua đến giờ. Tôi đỏ mặt xấu hổ, nhưng chàng đã nắm tay tôi, cười dịu dàng:
- Chúng ta ăn cơm thôi…
Chúng tôi ngồi đối diện nhau, cơm canh đã nguội ngắt nhưng tôi vẫn thấy ngon miệng lạ thường. Tôi vừa ăn vừa nhìn chàng, nụ cười ngây ngô không lúc nào tắt trên môi. Chàng mỉm cười rạng rỡ đáp lại, mười năm sương gió để lại vết dấu trên khóe mắt và vầng trán chàng, khi chàng cười, những nếp nhăn càng hiện rõ, tôi ước gì mình có thể xóa đi những dấu hiệu mỏi mòn của tuổi tác, tháng năm ấy. Tôi không muốn lại phải trải nghiệm mười năm đằng đẵng của chàng bằng vài tháng ngắn ngủi của mình nữa, lần này, tôi muốn được cùng chàng đi trọn con đường đời.
- Còn đau không?
Xong bữa, chàng nhẹ nhàng vuốt ve vết thương trên lưng tôi, vẻ xót xa dâng lên trong mắt. Tôi lắc đầu, nếu không nhờ một roi ấy, có lẽ chàng chưa thể bước ra khỏi những trăn trở nội tâm. Vì vậy, tôi không hề thấy đau.
Gương mặt chàng bỗng đỏ bừng, chàng cúi đầu khẽ hỏi:
- Để ta xem được không?
Tôi sững người, mặt mũi nóng ran, một xúc cảm kỳ lạ len lỏi trong tim. Do dự một lát, vẫn thấy chàng nhìn tôi chăm chú, tôi xoay người ngồi xếp bằng trên nền nhà, vén mái tóc sang một bên, thả áo xuống thắt lưng.
Chàng ngồi phía sau, nhìn hoài mà không lên tiếng. Tôi cảm thấy vô cùng bối rối khi phơi làn da trần trước mặt chàng, chỉ muốn nhanh chóng kéo váy lên, nhưng bàn tay chàng đã nhẹ nhàng giữ lại.
Chợt một cảm giác lành lạnh, chộn rộn nơi sống lưng, là bàn tay chàng đang dịu dàng lướt trên vệt roi quất ấy. Theo sau đó là đường môi ướt át nhưng ấm nồng của chàng gắn trên lưng tôi, từ đầu đến cuối vết thương, nụ hôn dài miên man ấy khiến toàn thân tôi rung động.
- Ngải Tình…
Bờ môi chàng kéo riết đến vành tai tôi, giọng nói trầm ấm, mê hồn cất lên:
- Ta sẽ không để nàng bị thương nữa.
Không gian quanh tôi tràn ngập dư vị nồng nàn, tôi bỗng cảm thấy căng thẳng, mồ hôi lấm tấm trên cánh mũi.
Cánh cửa phòng đột nhiên bật mở, tôi giật mình, vội vàng chỉnh lại y phục. Chúng tôi đã quên mất nơi này vốn là một nhà giam và người khác có thể ra vào bất cứ lúc nào. Nhưng thân hình cao lớn của Rajiva đã che chắn cho tôi.
Tên lính gác cửa người Đê thò đầu vào bẩm báo:
- Pháp sư, Lữ tướng quân mời ngài đến gặp.
Lữ Quang không nói muốn gặp tôi, nhưng vì lo lắng cho Rajiva, tôi chủ động đi theo chàng. Vẫn là đại điện to rộng ngày hôm qua, vẫn là đám con cháu bất nghĩa đang đứng vây quanh ông ta.
- Pháp sư, hương vị của đêm qua không tồi chứ? Thằng con ta đã tận mắt chứng kiến khoảnh khắc thăng hoa của ngài.
Lữ Quang cất tiếng cười thỏa mãn, không giấu diếm, hắn có vẻ rất hài lòng.
- Làm người thì nên tận hưởng niềm hoan lạc ấy, tụng kinh niệm Phật nhiều có gì vui thú đâu! Nếu ta không ra sức tác hợp, e là kiếp này pháp sư chẳng thể được thưởng thức mùi vị của niềm vui sướng tột độ ấy!
Vốn đã có sự chuẩn bị từ trước, rằng đến gặp ông ta là để nghe những lời nhục mạ chẳng kiêng nể gì ai, nhưng khi những lời ấy vang lên bên tai mình, tôi có cảm giác ghê tởm như ăn phải ruồi nhặng. Tôi lén quan sát Rajiva, mặt chàng hơi biến sắc, nhưng dáng vẻ vẫn đạo mạo, điềm tĩnh. Tôi ngậm ngùi nuốt giận, ai bảo chúng tôi là những kẻ yếu thế cơ chứ!
Lữ Quang đưa ánh mắt cú vọ sang phía tôi:
- Thì ra pháp sư cũng giống ta, chỉ thích những thiếu nữ yêu kiều, duyên dáng người Hán. Trong phủ đệ của ta ở Trường An đã thu nạp không ít phụ nữ Hán, ngày sau có dịp đến Trường An, ta nhất định sẽ tặng ngài vài nàng.
Rajiva vẫn lặng thinh không đáp, môi mím chặt, lưng vươn thẳng. Tuy khoác trên mình bộ y phục dân dã, nhưng vẻ ung dung, tĩnh tại trong mắt chàng, khí chất thanh cao, thoát tục của chàng khiến cho một kẻ thô thiển, kệch cỡm như Lữ Quang trở nên nhỏ bé hơn vài phần.
Thấy Rajiva lặng yên không đáp hồi lâu, chừng như bực tức, Lữ Quang đằng hắng vài tiếng:
- Mấy ngày tới pháp sư cứ an tâm nghỉ ngơi trong cung, ta sẽ cho người đến hầu hạ pháp sư chu đáo.
Rồi ông ta lại giả bộ tử tế, quan tâm:
- Pháp sư có thiếu thốn gì không?
Rajiva khẽ cúi người, hai tay chắp lại, điềm tĩnh đáp lời:
- Tôi rời chùa đã lâu, lòng đầy lo lắng. Nếu tướng quân cho tôi trở về chùa Tsio – li hoặc chùa Cakra thì tôi rất cảm ơn.
- Pháp sư không cần phải vội, ta còn rất nhiều vấn đề về Phật pháp muốn thỉnh giáo Pháp sư mà!
- Những vấn đề Phật pháp của ngài, tôi đây không đủ sức giải đáp.
Rajiva tỏ ra cương quyết không nhượng bộ:
- Tôi là người xuất gia, không màng thế sự. Tướng quân giam giữ tôi cũng chỉ có thể ép tôi phá đi thân giới, tấm lòng hướng Phật của tôi, ngài chẳng thể lay động được. Những điều tướng quân kỳ vọng ở tôi, e là tôi chẳng thể giúp gì cho ngài, mong ngài sớm từ bỏ ý định đó đi.
Tôi cảm thấy hết sức băn khoăn, lẽ nào Lữ Quang ép buộc Rajiva phá giới chỉ vì một vụ cá cược? Nhưng tôi nhanh chóng xua đi mối nghi ngờ đó, để ngẩng lên nháy mắt với Rajiva, ra hiệu cho chàng đừng kích động Lữ Quang.
Ông ta quả nhiên nổi trận lội đình, gầm rít lên những tiếng ghê rợn:
- Người giỏi lắm! …
Nhưng Lữ Soạn đã kịp kìm ông ta lại. Hắn thì thầm nhỏ to vài câu gì đó vào tai Lữ Quang, sắc mặt ông ta trở nên thâm hiểm khó đoán, lấy hơi một hồi lâu ông ta mới giữ được bình tĩnh.
- Mấy ngày qua chắc pháp sư đã thấm mệt, ngài nghỉ ngơi đi.
Giọng nói của ông ta không có vẻ gì là thân thiện, tử tế.
Đêm qua pháp sư đã giúp ta thắng cược, giành được các mỹ nữ ở hậu cung Khâu Từ, lát nữa ta sẽ chọn vài cô xinh đẹp, mỹ miều để tặng pháp sư.
Rajiva liếc sang tôi, rồi quay ra cung kính nói:
- Tướng quân khỏi cần nhọc lòng, Rajiva tu hành đã nhiều năm, nội tâm trong sạch, lòng ít ham muốn, tôi không cần mỹ nữ nào nữa cả.
Chàng ngừng một lát, nói tiếp:
- Mong tướng quân đoái thương những người phụ nữ đó!
Lữ Quang cười ha hả:
- Pháp sư quả là người giàu lòng từ bi.
Rồi quay sang nhìn tôi.
- Thiếu nữ người Hán ở Khâu Từ không có nhiều, chờ khi ta tìm được nàng nào ưng mắt, sẽ tặng cho pháp sư.
Rajiva làm mặt nghiêm nghị, lặng thinh không đáp.
- Rajiva, Lữ Quang đã thắng cuộc, vì sao vẫn muốn giam giữ chàng? Ông ta muốn gì ở chàng?
Lựa lúc không có ai, tôi vội hỏi chàng câu hỏi quẩn quanh mãi trong đầu kể từ lúc gặp Lữ Quang đến khi trở về căn phòng giam giữ chúng tôi lúc trước.
- Ngải Tình, nàng có biết thất bại thảm hại của nước Tần trong cuộc đại chiến với nước Tấn không?
Tôi biết chứ và tôi tin hầu hết người Trung Quốc đều thuộc làu lịch sử về trận chiến đó. Đêm trước cuộc chiến, Phù Kiên vẫn còn là một bậc quân vương thành công nhất trong thời kỳ Thập lục quốc. Luận về cương vực, về cơ bản, lần đầu tiên Phù Kiên đã thống nhất toàn miền bắc Trung Quốc (lãnh thổ rộng lớn hơn thời kỳ của Thạch Lặc rất nhiều). Luật về phẩm cách, có thể xem Phù Kiên là một vị vua nhân từ hiếm có trong thời đại loạn (mà hầu hết các đấng quân vương đều là hôn quân). Luận về chính sách dân tộc, trong thời kỳ “không chung dòng tộc, ắt sinh khác lòng”, phương châm của ông hết sức tiến bộ: hòa hợp dân tộc, không giết hại lẫn nhau. Nhưng trận đại chiến ở Phì Thủy đã làm thay đổi cục diện, thậm chí đã “đưa tang” nhà Tiền Tần vốn rất hùng mạnh trước đó.
Cuộc chiến kỳ lạ ấy vừa mới xảy ra một năm trước thời điểm tôi có mặt ở đây, vào tháng Mười một năm 383. Mức độ chênh lệch về lực lượng quân sự hai bên trong cuộc chiến này được đánh giá là kỳ lạ nhất trong lịch sử Trung Quốc: 87:18. Tính chất hoang đường của toàn bộ quá trình diễn ra cuộc chiến khiến không ai có thể tin nổi. Bên giành thắng lợi không hề nắm chắc phần thắng, cũng không hiểu do đâu mà chiến thắng. Bên thua, thua trong nỗi ngỡ ngàng, bàng hoàng, đế quốc Tiền Tần hùng mạnh sụp đổ chỉ trong một sớm một chiều.
Lữ Quang dẫn quân chinh phạt Tây vực vào tháng Giêng năm 383, trận Phì Thủy diễn ra vào đầu năm đó. Lữ Quang đánh chiếm Qarasahr (Yanqi), rồi tấn công Khâu Từ năm 384. Thực ra kế hoạch Tây chinh từng làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt trong triều đình của Phù Kiên từ trước đó. Nhiều đại thần không tán đồng việc phân tán lực lượng quân sự cho việc chinh phạt Tây vực, vì nhà Tần đang phải tập trung binh lực để đối phó với Đông Tấn. Nhưng sự tự tin thái quá được tích lũy sau những thắng lợi liên tiếp, khiến Phù Kiên muốn nhanh chóng trở thành Tần Hoàng (Tần Thủy Hoàng), Hán Vũ (Hán Vũ Đế) và ông cũng tự tin cho rằng lực lượng còn lại dư sức đối phó với Đông Tấn. Nếu không có cuộc Tây chinh này, e là muốn gặp đại tướng quân Lữ Quang, bạn phải tham gia trận chiến tại Phì Thủy. Và như thế, có lẽ đã không tồn tại nhà Hậu Lương do Lữ Quang dựng lên trong thời kỳ Thập lục quốc.
Nhưng trận chiến có ảnh hưởng to lớn đến lịch sử Trung Quốc ấy, đối với một quốc gia xa xôi tận miền Tây vực như Khâu Từ và bản thân Rajiva có mối liên quan gì?
- Lữ Quang đã hay tin nhà Tần bại trận. Tình hình hiện nay vô cùng rối ren, người Yên phục quốc, người Khương làm phản, vua Phù Kiên đã không còn đủ sức để cứu vãn thời cuộc.
Ánh mắt chàng rực sáng, chàng bóp mạnh tay tôi:
- Ngải Tình, theo nàng, vì sao nước Tần đang khốn đốn và cần viện binh như vậy, Lữ Quang lại ghìm giữ binh lính ở Khâu Từ dài ngày, không chịu quay về?
Suy nghĩ giây lát, tôi chợt hiểu ra:
- Ông ta muốn làm vua Tây vực?
Vào thời Thập lục quốc, hầu hết những kẻ nắm giữ trong tay chút ít binh quyền đều muốn cát cứ, xưng vương xưng bá. Luận về dũng mãnh, Lữ Quang không bằng Thạch Lặc, luận về độ gian xảo, ông ta không bằng Diêu Trường, luận về mưu lược, cũng không bằng Mộ Dung Thùy. Nếu không có trận Phì Thủy, ông ta sao dám sinh lòng bội phản với triều đình Phù Kiên. Nhưng tình thế hiện nay đã khác, ông ta cầm quân ở nơi xa xôi, Phù Kiên lại đang đau đầu với quân phản loạn khắp nơi, chẳng còn hơi sức và tâm trí đâu mà nhớ tới Lữ Quang, bởi vậy, Lữ Quang nảy sinh tham vọng xưng bá cũng là dễ hiểu. Giữa vòm trời cao rộng, ở nơi khuất bóng hoàng đế này, ông ta có thể làm mưa làm gió mà không ai động đến.
Rajiva gật đầu:
- Đúng vậy! Lữ Quang có dã tâm rất lớn, những chức tước mà vua Tần phong cho ông ta: Tán kỵ thường thị, An Tây tướng quân, Tây vực hiệu úy đều không thỏa mãn tham vọng bành trướng và xưng bá của ông ta.
Có câu: “Đầu gà còn hơn đuôi phượng” mà!
Tôi chợt nhớ đến một chuyện cười có thật ở nước Nam Yên thời Thập lục quốc: Một người có tên là Vương thủy tập hợp được mấy vạn người trên núi Thái Sơn, tự xưng là hoàng đế Thái Bình, tôn cha mình làm Thái thượng hoàng, các anh em trai lần lượt là Chinh Đông, Chinh Tây tướng quân và hàng trăm chức quan khác. Sau khi bị quân đội Nam Yên đánh bại, lúc đưa ra hành quyết, có người hỏi ông ta: “Cha và các anh em của ngươi ở đâu?” Ông ta đáp: “Thái thượng hoàng lánh nạn ở nơi xa, các tướng Chinh Đông, Chinh Tây đã bị giết hại”. Vợ ông ta tức giận mắng: “Xảy ra cơ sự ngày hôm nay chính là tại cái miệng tai bay vạ gió của ông đó! Ông còn chưa chịu tỉnh ngộ hay sao?”. Ông ta đáp: “Hoàng hậu ơi, từ cổ chí kim, có gia đình nào không suy vi, có quốc gia nào không diệt vong. Đến ngày suy vi, trẫm cũng đành ngậm đắng nuốt cay, nhưng quyết không đổi quốc hiệu!”.
Thật nực cười! Thực ra trong một trăm ba mươi năm lịch sử ấy, Trung Quốc không chỉ tồn tại mười sáu nước, mười sáu nước này chỉ là những tiểu quốc có quốc hiệu chính thức và có sự kế thừa ngôi báu. Nếu tính chính xác, thì giai đoạn lịch sử đó phải có đến hai, ba chục quốc gia tồn tại. Vương Thủy tuy ngu muội, nhưng ông ta đã phát biểu chính xác tham vọng của các tiểu bá thời bấy giờ. Không ai khi sinh ra đã là một bậc đế vương! Vả lại, gia đình nào rồi cũng đến lúc suy vi, quốc gia nào rồi cũng đến hồi sụp đổ, vậy thì cứ đăng cơ làm hoàng đế cái đã, rồi tính sau. Lữ Quang nắm trong tay cả một đội quân, lẽ nào ông ta không có tham vọng bá vương đó.
Nhưng điều này có liên quan gì đến việc giam giữ Rajiva?
Thấy tôi vẫn đầy vẻ thắc mắc, Rajiva tiếp tục giải thích:
- Lữ Quang vốn là người nơi khác đến, quân đội của ông ta cũng chỉ có bảy vạn quân. Ông ta chỉ dựng lên một vương triều bù nhìn thì sao có thể duy trì lâu dài?
Vậy là tôi đã hiểu! Đó là mối quan hệ giữa chính quyền và tôn giáo. Lữ Quang muốn bám rễ ở nơi đây với binh lực nhỏ bé như vậy, chẳng thể đủ sức trấn áp và cai quản miền Tây vực rộng lớn với hàng mấy chục tiểu quốc. Thế nên, ông ta buộc phải dựa vào sức mạnh của tôn giáo, để công nhận quyền lực chính thống của ông ta ở Tây vực – vùng đất vốn hết sức sùng bái đạo Phật. Và Rajiva lại là đại diện của thần quyền ở đây, Nếu Rajiva công khai công nhận tính hợp pháp của chính quyền Lữ Quang, ông ta sẽ không chỉ có được Khâu Từ, mà còn có thể có được sự quy thuận của mấy chục vạn dân khắp vùng Tây vực rộng lớn. Như vậy, đại nghiệp xưng bá ở Tây vực của ông ta sẽ không cần phải dựa vào sức mạnh vũ trang nữa.
- Rajiva, Lữ Quang muốn xưng bá Tây vực, nhưng sức mạnh quân sự không đủ, nên mới phải cầu đến sự trợ giúp của chàng. Nhưng chàng không chịu khuất phục, chàng không muốn thừa nhận quyền lực của ông ta, đúng không?
Ánh mắt Rajiva lộ vẻ tán thưởng, chàng khẽ cúi đầu, nắm chặt hai vai tôi:
Nàng luôn là người hiểu ta nhất. Lữ Quang muốn ta đi tuyên truyền rằng ông ta là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, được Bồ Tát sai phái đến để cứu độ người dân Tây vực.
Tôi lắc đầu. Phàm những kẻ có dã tâm cướp đoạt vương vị đều nghĩ ra một cái cớ mang tên “điềm lành” và đều tự xưng mình là háo thân của một vị thần tiên nào đó. Nhưng những điều thuộc về tâm linh này phải dựa vào một người nắm giữ thần quyền giúp hắn thực hiện mưu đồ. Lữ Quang đâu biết rằng, Rajiva không phải là Buddhasimha (Phật Đồ Trừng), nhà sư người Ấn Độ sống ở thời đại Thạch Lặc, Thạch Hổ, chịu khuất phục nhà cầm quyền đương thời. Rajiva cũng không giống Huyền Trang, hết lời ca tụng công đức của hoàng tộc và ra sức thiết lập mối quan hệ mật thiết với hoàng đế. Rajiva xuất thân cao quý, từ nhỏ đã vang danh khắp chốn, chàng coi sự tôn trọng và kính trọng của nhà cầm quyền đối với chàng là điều hiển nhiên, bởi vậy, chàng chưa bao giờ nghĩ rằng, chính trị có thể lấn lướt và áp đặt thần quyền như thế.
- Chàng từ chối, nên không còn cách nào khác, ông ta đã ép chàng phá giới hòng uy hiếp chàng?
Chàng gật đầu, vẻ mặt nghiêm nghị:
- Ông ta đâu biết rằng, ta có thể phá giới, nhưng quyết không phục tùng. Ta làm vậy không phải vì ông ta là người ngoại tộc. Nếu Lữ Quang là một bậc minh quân, biết quan tâm chăm lo cho lẽ dân, ta nhất định sẽ ủng hộ ông ta. Nhưng ông ta lại là một kẻ tàn bạo, hoang dâm, ngu muội, lòng dạ ích kỷ, hẹp hòi, chưa bao giờ biết mưu lợi cho dân. Nếu ta công nhận quyền lực của Lữ Quang, sẽ gây hại không chỉ cho hơn mười vạn dân Khâu Từ, mà thậm chí cả mấy chục vạn dân Tây vực… Ngải Tình, nàng biết không, ông ta đã chôn sống hai vạn binh sĩ người Khoái Hồ ngay cả khi họ đã đầu hàng.
Nỗi bi phẫn khiến gương mặt chàng trở nên ảm đậm, chàng giận dữ nắm chặt tay lại:
- Chém giết lẫn nhau trong chiến tranh đã là tội lỗi tày trời, vậy mà ông ta còn chôn sống cả những người đã giơ tay chịu trói. Ông ta đã tước đoạt mạng sống của hai vạn người. Loại người như ông ta đời đời kiếp kiếp cũng không thể được siêu thoát. Nếu ta lại đi tiếp tay cho giặc, hại đến muôn dân, thì sao xứng là đệ tử nhà Phật?
Đào hố chôn người là thủ đoạn phổ biến nhất sau mỗi cuộc chiến tranh trong thời kỳ Thập lục quốc. Số lượng binh sĩ bị chôn sống thường lên đến vài chục ngàn người. Bởi vì các cuộc chiến tranh xảy ra trong thời kỳ này, hầu hết đều là cuộc chiến giữa các tộc người khác nhau.
“Không cùng dòng tộc, ắt sinh khác lòng”, đào hố chôn người có thể làm hao tổn nghiêm trọng lực lượng của đối phương, lại vừa có thể trừ hậu họa. Sự kiện chôn sống người thảm khốc nhất diễn ra trong trận chiến ở dốc Tham Hợp, quân Bắc Ngụy đã chôn sống năm vạn binh sĩ Hậu Yên. Năm thứ hai sau trận chiến dốc Tham Hợp, người anh hùng Mộ Dung Thùy đã thân chinh cầm quân đi báo thù, khi ngang qua hố chôn người ở dốc Tham Hợp, ông cùng tướng sĩ đã khóc thương thảm thiết, sau đó ông bị nôn ra máu, bệnh tình ngày càng nguy kịch và không lâu sau thì mất, kết thúc cuộc đời oanh liệt, đồng thời kết thúc vương triều Hậu Yên hùng mạnh.
Ngày trước đọc sách sử, mỗi khi đến đoạn thảm khốc, tôi thường rơi nước mắt, nhưng chẳng thể so sánh với nỗi sợ hãi của ngày hôm qua, khi tôi được tận mắt chứng kiến hố chôn người khủng khiếp ấy. Khi những con số biến thành hàng chồng thi thể đẫm máu, tôi mới cảm nhận được sự khốc liệt, khủng khiếp của chiến tranh đằng sau những con chữ vô cảm. Những gì tôi trải qua ngày hôm qua khiến tôi hạ quyết tâm sẽ không thờ ơ trước mọi sự. Nếu có thể ngăn chặn thảm kịch, tôi sẽ không ngại thay đổi lịch sử. Làn sóng nhiệt huyết trào dâng trong tôi, tôi đưa mắt ngước nhìn người đàn ông cương nghị, nho nhã trước mặt mình. Lần đầu tiên tôi được chứng kiến một Rajiva kiên cường như vậy khi đối mặt với quyền lực. Người tôi yêu, giờ đây, cũng là người mà tôi kính phục nhất.
Tôi nắm lấy bàn tay chàng, nhìn chàng, nở một nụ cười rạng rỡ:
- Chàng nhớ nhé, dù chàng quyết định thế nào, em sẽ luôn ủng hộ chàng.
Chàng đặt tay mình lên tay tôi, truyền cảm xúc cho tôi:
- Trước khi nàng xuất hiện, ta chẳng sợ gì cả. Ta thậm chí đã nghĩ, nếu bị dồn đến chân tường, ta sẽ tự vẫn…
- Đừng!
Tôi hoảng hốt đặt tay lên môi chàng:
- Xin chàng đừng nói những lời như vậy. Em sẽ bảo vệ chàng.
Nụ cười ngọt ngào tỏa rạng gương mặt chàng, chàng đặt tay tôi vào lòng bàn tay ấm áp của mình, dịu dàng nói:
- Nhưng nàng đã trở về, ta không còn ý nghĩ đó nữa... Nàng còn nhớ bài giảng của nàng về “Mạnh Tử” không? “Vậy nên khi muốn trao trọng trách cho một người, ông trời sẽ tạo ra muôn vàn thử thách, khiến anh ta đau khổ, khiến anh ta mệt mỏi, khiến anh ta đói khát, gầy mòn, khiến anh ta cơ cực, làm rối loạn hành vi của anh ta, khiến anh ta không được như ý. Thông qua những khổ nạn đó, rèn luyện sự tỉnh táo, tính kiên cường và bồi đắp tài năng của anh ta”. Những gian nguy mà ta phải trải qua là sự khảo nghiệm của Phật tổ đối với Rajiva. Chí lớn của ta, sao có thể bị mai một bởi một kẻ ngang ngược như Lữ Quang?
- Nhưng Lữ Quang sẽ không dừng lại ở việc ép chàng phá giới, ông ta sẽ còn dùng nhiều thủ đoạn tàn bạo hơn để ép buộc chàng.
Sử sách chép rằng, Lữ Quang đã ép Rajiva cưỡi ngựa ác, bò điên để làm trò cười cho thiên hạ. Nhưng đó chỉ là những ghi chép vắn tắt trong sách, hành vi sỉ nhục và sự đày đọa trên thực tế thê thảm hơn rất nhiều.
- Ta không sợ.
Chàng dịu dàng vuốt má tôi, khẽ thở dài, ánh mắt do dự:
- Nhưng, sẽ khổ cho nàng...
- Chàng đừng bận tâm về em, em có thể tự lo cho mình.
Chúng tôi chìm trong mắt nhau, vòng tay khép chặt. Bóng tịch dương xuyên qua khung cửa sổ, tỏa rạng vầng trán cao rộng của chàng. Hạnh phúc như hoa nở trên môi tôi. Dù chông gai đang chờ ta phía trước, em vẫn nguyện được theo chàng.
Cố nhiên là Rajiva không biết sử dụng. Tôi để chàng ngồi xuống, thấm nước ấm vào khăn mặt rồi đắp lên cằm chàng để những sợi râu trở nên mềm hơn. Tôi dặn chàng ngửa cổ lên và không được động đậy, sau đó nhẹ nhàng kéo chiếc dao cạo lướt trên cằm chàng. Tôi đã học được “ngón nghề” này từ từ các chuyên gia nam ở khu vực thực nghiệm. Chàng nhìn tôi chăm chú, bóng tôi in trong đáy mắt sâu hun hút của chàng, tim đập rộn ràng. Làn da của chàng trơn mượt, mỗi lần chạm vào, tâm trí tôi bỗng trở nên bấn loạn. Sợ thiếu tập trung sẽ khiến chàng bị thương, tôi cố gắng định thần lại, giữ cho bàn tay vững vàng, xử lý gọn gàng đám râu ria mọc lởm chởm lâu ngày.
Sau khi cạo rửa xong xuôi, khuôn mặt chàng sáng sủa hẳn lên. Khi tâm trí tôi còn đang mê mẩn với vẻ thanh tú của gương mặt chàng thì trống bụng bỗng đổ liên hồi. Đã ba giờ chiều và tôi chưa có một hạt cơm nào trong bụng từ tối qua đến giờ. Tôi đỏ mặt xấu hổ, nhưng chàng đã nắm tay tôi, cười dịu dàng:
- Chúng ta ăn cơm thôi…
Chúng tôi ngồi đối diện nhau, cơm canh đã nguội ngắt nhưng tôi vẫn thấy ngon miệng lạ thường. Tôi vừa ăn vừa nhìn chàng, nụ cười ngây ngô không lúc nào tắt trên môi. Chàng mỉm cười rạng rỡ đáp lại, mười năm sương gió để lại vết dấu trên khóe mắt và vầng trán chàng, khi chàng cười, những nếp nhăn càng hiện rõ, tôi ước gì mình có thể xóa đi những dấu hiệu mỏi mòn của tuổi tác, tháng năm ấy. Tôi không muốn lại phải trải nghiệm mười năm đằng đẵng của chàng bằng vài tháng ngắn ngủi của mình nữa, lần này, tôi muốn được cùng chàng đi trọn con đường đời.
- Còn đau không?
Xong bữa, chàng nhẹ nhàng vuốt ve vết thương trên lưng tôi, vẻ xót xa dâng lên trong mắt. Tôi lắc đầu, nếu không nhờ một roi ấy, có lẽ chàng chưa thể bước ra khỏi những trăn trở nội tâm. Vì vậy, tôi không hề thấy đau.
Gương mặt chàng bỗng đỏ bừng, chàng cúi đầu khẽ hỏi:
- Để ta xem được không?
Tôi sững người, mặt mũi nóng ran, một xúc cảm kỳ lạ len lỏi trong tim. Do dự một lát, vẫn thấy chàng nhìn tôi chăm chú, tôi xoay người ngồi xếp bằng trên nền nhà, vén mái tóc sang một bên, thả áo xuống thắt lưng.
Chàng ngồi phía sau, nhìn hoài mà không lên tiếng. Tôi cảm thấy vô cùng bối rối khi phơi làn da trần trước mặt chàng, chỉ muốn nhanh chóng kéo váy lên, nhưng bàn tay chàng đã nhẹ nhàng giữ lại.
Chợt một cảm giác lành lạnh, chộn rộn nơi sống lưng, là bàn tay chàng đang dịu dàng lướt trên vệt roi quất ấy. Theo sau đó là đường môi ướt át nhưng ấm nồng của chàng gắn trên lưng tôi, từ đầu đến cuối vết thương, nụ hôn dài miên man ấy khiến toàn thân tôi rung động.
- Ngải Tình…
Bờ môi chàng kéo riết đến vành tai tôi, giọng nói trầm ấm, mê hồn cất lên:
- Ta sẽ không để nàng bị thương nữa.
Không gian quanh tôi tràn ngập dư vị nồng nàn, tôi bỗng cảm thấy căng thẳng, mồ hôi lấm tấm trên cánh mũi.
Cánh cửa phòng đột nhiên bật mở, tôi giật mình, vội vàng chỉnh lại y phục. Chúng tôi đã quên mất nơi này vốn là một nhà giam và người khác có thể ra vào bất cứ lúc nào. Nhưng thân hình cao lớn của Rajiva đã che chắn cho tôi.
Tên lính gác cửa người Đê thò đầu vào bẩm báo:
- Pháp sư, Lữ tướng quân mời ngài đến gặp.
Lữ Quang không nói muốn gặp tôi, nhưng vì lo lắng cho Rajiva, tôi chủ động đi theo chàng. Vẫn là đại điện to rộng ngày hôm qua, vẫn là đám con cháu bất nghĩa đang đứng vây quanh ông ta.
- Pháp sư, hương vị của đêm qua không tồi chứ? Thằng con ta đã tận mắt chứng kiến khoảnh khắc thăng hoa của ngài.
Lữ Quang cất tiếng cười thỏa mãn, không giấu diếm, hắn có vẻ rất hài lòng.
- Làm người thì nên tận hưởng niềm hoan lạc ấy, tụng kinh niệm Phật nhiều có gì vui thú đâu! Nếu ta không ra sức tác hợp, e là kiếp này pháp sư chẳng thể được thưởng thức mùi vị của niềm vui sướng tột độ ấy!
Vốn đã có sự chuẩn bị từ trước, rằng đến gặp ông ta là để nghe những lời nhục mạ chẳng kiêng nể gì ai, nhưng khi những lời ấy vang lên bên tai mình, tôi có cảm giác ghê tởm như ăn phải ruồi nhặng. Tôi lén quan sát Rajiva, mặt chàng hơi biến sắc, nhưng dáng vẻ vẫn đạo mạo, điềm tĩnh. Tôi ngậm ngùi nuốt giận, ai bảo chúng tôi là những kẻ yếu thế cơ chứ!
Lữ Quang đưa ánh mắt cú vọ sang phía tôi:
- Thì ra pháp sư cũng giống ta, chỉ thích những thiếu nữ yêu kiều, duyên dáng người Hán. Trong phủ đệ của ta ở Trường An đã thu nạp không ít phụ nữ Hán, ngày sau có dịp đến Trường An, ta nhất định sẽ tặng ngài vài nàng.
Rajiva vẫn lặng thinh không đáp, môi mím chặt, lưng vươn thẳng. Tuy khoác trên mình bộ y phục dân dã, nhưng vẻ ung dung, tĩnh tại trong mắt chàng, khí chất thanh cao, thoát tục của chàng khiến cho một kẻ thô thiển, kệch cỡm như Lữ Quang trở nên nhỏ bé hơn vài phần.
Thấy Rajiva lặng yên không đáp hồi lâu, chừng như bực tức, Lữ Quang đằng hắng vài tiếng:
- Mấy ngày tới pháp sư cứ an tâm nghỉ ngơi trong cung, ta sẽ cho người đến hầu hạ pháp sư chu đáo.
Rồi ông ta lại giả bộ tử tế, quan tâm:
- Pháp sư có thiếu thốn gì không?
Rajiva khẽ cúi người, hai tay chắp lại, điềm tĩnh đáp lời:
- Tôi rời chùa đã lâu, lòng đầy lo lắng. Nếu tướng quân cho tôi trở về chùa Tsio – li hoặc chùa Cakra thì tôi rất cảm ơn.
- Pháp sư không cần phải vội, ta còn rất nhiều vấn đề về Phật pháp muốn thỉnh giáo Pháp sư mà!
- Những vấn đề Phật pháp của ngài, tôi đây không đủ sức giải đáp.
Rajiva tỏ ra cương quyết không nhượng bộ:
- Tôi là người xuất gia, không màng thế sự. Tướng quân giam giữ tôi cũng chỉ có thể ép tôi phá đi thân giới, tấm lòng hướng Phật của tôi, ngài chẳng thể lay động được. Những điều tướng quân kỳ vọng ở tôi, e là tôi chẳng thể giúp gì cho ngài, mong ngài sớm từ bỏ ý định đó đi.
Tôi cảm thấy hết sức băn khoăn, lẽ nào Lữ Quang ép buộc Rajiva phá giới chỉ vì một vụ cá cược? Nhưng tôi nhanh chóng xua đi mối nghi ngờ đó, để ngẩng lên nháy mắt với Rajiva, ra hiệu cho chàng đừng kích động Lữ Quang.
Ông ta quả nhiên nổi trận lội đình, gầm rít lên những tiếng ghê rợn:
- Người giỏi lắm! …
Nhưng Lữ Soạn đã kịp kìm ông ta lại. Hắn thì thầm nhỏ to vài câu gì đó vào tai Lữ Quang, sắc mặt ông ta trở nên thâm hiểm khó đoán, lấy hơi một hồi lâu ông ta mới giữ được bình tĩnh.
- Mấy ngày qua chắc pháp sư đã thấm mệt, ngài nghỉ ngơi đi.
Giọng nói của ông ta không có vẻ gì là thân thiện, tử tế.
Đêm qua pháp sư đã giúp ta thắng cược, giành được các mỹ nữ ở hậu cung Khâu Từ, lát nữa ta sẽ chọn vài cô xinh đẹp, mỹ miều để tặng pháp sư.
Rajiva liếc sang tôi, rồi quay ra cung kính nói:
- Tướng quân khỏi cần nhọc lòng, Rajiva tu hành đã nhiều năm, nội tâm trong sạch, lòng ít ham muốn, tôi không cần mỹ nữ nào nữa cả.
Chàng ngừng một lát, nói tiếp:
- Mong tướng quân đoái thương những người phụ nữ đó!
Lữ Quang cười ha hả:
- Pháp sư quả là người giàu lòng từ bi.
Rồi quay sang nhìn tôi.
- Thiếu nữ người Hán ở Khâu Từ không có nhiều, chờ khi ta tìm được nàng nào ưng mắt, sẽ tặng cho pháp sư.
Rajiva làm mặt nghiêm nghị, lặng thinh không đáp.
- Rajiva, Lữ Quang đã thắng cuộc, vì sao vẫn muốn giam giữ chàng? Ông ta muốn gì ở chàng?
Lựa lúc không có ai, tôi vội hỏi chàng câu hỏi quẩn quanh mãi trong đầu kể từ lúc gặp Lữ Quang đến khi trở về căn phòng giam giữ chúng tôi lúc trước.
- Ngải Tình, nàng có biết thất bại thảm hại của nước Tần trong cuộc đại chiến với nước Tấn không?
Tôi biết chứ và tôi tin hầu hết người Trung Quốc đều thuộc làu lịch sử về trận chiến đó. Đêm trước cuộc chiến, Phù Kiên vẫn còn là một bậc quân vương thành công nhất trong thời kỳ Thập lục quốc. Luận về cương vực, về cơ bản, lần đầu tiên Phù Kiên đã thống nhất toàn miền bắc Trung Quốc (lãnh thổ rộng lớn hơn thời kỳ của Thạch Lặc rất nhiều). Luật về phẩm cách, có thể xem Phù Kiên là một vị vua nhân từ hiếm có trong thời đại loạn (mà hầu hết các đấng quân vương đều là hôn quân). Luận về chính sách dân tộc, trong thời kỳ “không chung dòng tộc, ắt sinh khác lòng”, phương châm của ông hết sức tiến bộ: hòa hợp dân tộc, không giết hại lẫn nhau. Nhưng trận đại chiến ở Phì Thủy đã làm thay đổi cục diện, thậm chí đã “đưa tang” nhà Tiền Tần vốn rất hùng mạnh trước đó.
Cuộc chiến kỳ lạ ấy vừa mới xảy ra một năm trước thời điểm tôi có mặt ở đây, vào tháng Mười một năm 383. Mức độ chênh lệch về lực lượng quân sự hai bên trong cuộc chiến này được đánh giá là kỳ lạ nhất trong lịch sử Trung Quốc: 87:18. Tính chất hoang đường của toàn bộ quá trình diễn ra cuộc chiến khiến không ai có thể tin nổi. Bên giành thắng lợi không hề nắm chắc phần thắng, cũng không hiểu do đâu mà chiến thắng. Bên thua, thua trong nỗi ngỡ ngàng, bàng hoàng, đế quốc Tiền Tần hùng mạnh sụp đổ chỉ trong một sớm một chiều.
Lữ Quang dẫn quân chinh phạt Tây vực vào tháng Giêng năm 383, trận Phì Thủy diễn ra vào đầu năm đó. Lữ Quang đánh chiếm Qarasahr (Yanqi), rồi tấn công Khâu Từ năm 384. Thực ra kế hoạch Tây chinh từng làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt trong triều đình của Phù Kiên từ trước đó. Nhiều đại thần không tán đồng việc phân tán lực lượng quân sự cho việc chinh phạt Tây vực, vì nhà Tần đang phải tập trung binh lực để đối phó với Đông Tấn. Nhưng sự tự tin thái quá được tích lũy sau những thắng lợi liên tiếp, khiến Phù Kiên muốn nhanh chóng trở thành Tần Hoàng (Tần Thủy Hoàng), Hán Vũ (Hán Vũ Đế) và ông cũng tự tin cho rằng lực lượng còn lại dư sức đối phó với Đông Tấn. Nếu không có cuộc Tây chinh này, e là muốn gặp đại tướng quân Lữ Quang, bạn phải tham gia trận chiến tại Phì Thủy. Và như thế, có lẽ đã không tồn tại nhà Hậu Lương do Lữ Quang dựng lên trong thời kỳ Thập lục quốc.
Nhưng trận chiến có ảnh hưởng to lớn đến lịch sử Trung Quốc ấy, đối với một quốc gia xa xôi tận miền Tây vực như Khâu Từ và bản thân Rajiva có mối liên quan gì?
- Lữ Quang đã hay tin nhà Tần bại trận. Tình hình hiện nay vô cùng rối ren, người Yên phục quốc, người Khương làm phản, vua Phù Kiên đã không còn đủ sức để cứu vãn thời cuộc.
Ánh mắt chàng rực sáng, chàng bóp mạnh tay tôi:
- Ngải Tình, theo nàng, vì sao nước Tần đang khốn đốn và cần viện binh như vậy, Lữ Quang lại ghìm giữ binh lính ở Khâu Từ dài ngày, không chịu quay về?
Suy nghĩ giây lát, tôi chợt hiểu ra:
- Ông ta muốn làm vua Tây vực?
Vào thời Thập lục quốc, hầu hết những kẻ nắm giữ trong tay chút ít binh quyền đều muốn cát cứ, xưng vương xưng bá. Luận về dũng mãnh, Lữ Quang không bằng Thạch Lặc, luận về độ gian xảo, ông ta không bằng Diêu Trường, luận về mưu lược, cũng không bằng Mộ Dung Thùy. Nếu không có trận Phì Thủy, ông ta sao dám sinh lòng bội phản với triều đình Phù Kiên. Nhưng tình thế hiện nay đã khác, ông ta cầm quân ở nơi xa xôi, Phù Kiên lại đang đau đầu với quân phản loạn khắp nơi, chẳng còn hơi sức và tâm trí đâu mà nhớ tới Lữ Quang, bởi vậy, Lữ Quang nảy sinh tham vọng xưng bá cũng là dễ hiểu. Giữa vòm trời cao rộng, ở nơi khuất bóng hoàng đế này, ông ta có thể làm mưa làm gió mà không ai động đến.
Rajiva gật đầu:
- Đúng vậy! Lữ Quang có dã tâm rất lớn, những chức tước mà vua Tần phong cho ông ta: Tán kỵ thường thị, An Tây tướng quân, Tây vực hiệu úy đều không thỏa mãn tham vọng bành trướng và xưng bá của ông ta.
Có câu: “Đầu gà còn hơn đuôi phượng” mà!
Tôi chợt nhớ đến một chuyện cười có thật ở nước Nam Yên thời Thập lục quốc: Một người có tên là Vương thủy tập hợp được mấy vạn người trên núi Thái Sơn, tự xưng là hoàng đế Thái Bình, tôn cha mình làm Thái thượng hoàng, các anh em trai lần lượt là Chinh Đông, Chinh Tây tướng quân và hàng trăm chức quan khác. Sau khi bị quân đội Nam Yên đánh bại, lúc đưa ra hành quyết, có người hỏi ông ta: “Cha và các anh em của ngươi ở đâu?” Ông ta đáp: “Thái thượng hoàng lánh nạn ở nơi xa, các tướng Chinh Đông, Chinh Tây đã bị giết hại”. Vợ ông ta tức giận mắng: “Xảy ra cơ sự ngày hôm nay chính là tại cái miệng tai bay vạ gió của ông đó! Ông còn chưa chịu tỉnh ngộ hay sao?”. Ông ta đáp: “Hoàng hậu ơi, từ cổ chí kim, có gia đình nào không suy vi, có quốc gia nào không diệt vong. Đến ngày suy vi, trẫm cũng đành ngậm đắng nuốt cay, nhưng quyết không đổi quốc hiệu!”.
Thật nực cười! Thực ra trong một trăm ba mươi năm lịch sử ấy, Trung Quốc không chỉ tồn tại mười sáu nước, mười sáu nước này chỉ là những tiểu quốc có quốc hiệu chính thức và có sự kế thừa ngôi báu. Nếu tính chính xác, thì giai đoạn lịch sử đó phải có đến hai, ba chục quốc gia tồn tại. Vương Thủy tuy ngu muội, nhưng ông ta đã phát biểu chính xác tham vọng của các tiểu bá thời bấy giờ. Không ai khi sinh ra đã là một bậc đế vương! Vả lại, gia đình nào rồi cũng đến lúc suy vi, quốc gia nào rồi cũng đến hồi sụp đổ, vậy thì cứ đăng cơ làm hoàng đế cái đã, rồi tính sau. Lữ Quang nắm trong tay cả một đội quân, lẽ nào ông ta không có tham vọng bá vương đó.
Nhưng điều này có liên quan gì đến việc giam giữ Rajiva?
Thấy tôi vẫn đầy vẻ thắc mắc, Rajiva tiếp tục giải thích:
- Lữ Quang vốn là người nơi khác đến, quân đội của ông ta cũng chỉ có bảy vạn quân. Ông ta chỉ dựng lên một vương triều bù nhìn thì sao có thể duy trì lâu dài?
Vậy là tôi đã hiểu! Đó là mối quan hệ giữa chính quyền và tôn giáo. Lữ Quang muốn bám rễ ở nơi đây với binh lực nhỏ bé như vậy, chẳng thể đủ sức trấn áp và cai quản miền Tây vực rộng lớn với hàng mấy chục tiểu quốc. Thế nên, ông ta buộc phải dựa vào sức mạnh của tôn giáo, để công nhận quyền lực chính thống của ông ta ở Tây vực – vùng đất vốn hết sức sùng bái đạo Phật. Và Rajiva lại là đại diện của thần quyền ở đây, Nếu Rajiva công khai công nhận tính hợp pháp của chính quyền Lữ Quang, ông ta sẽ không chỉ có được Khâu Từ, mà còn có thể có được sự quy thuận của mấy chục vạn dân khắp vùng Tây vực rộng lớn. Như vậy, đại nghiệp xưng bá ở Tây vực của ông ta sẽ không cần phải dựa vào sức mạnh vũ trang nữa.
- Rajiva, Lữ Quang muốn xưng bá Tây vực, nhưng sức mạnh quân sự không đủ, nên mới phải cầu đến sự trợ giúp của chàng. Nhưng chàng không chịu khuất phục, chàng không muốn thừa nhận quyền lực của ông ta, đúng không?
Ánh mắt Rajiva lộ vẻ tán thưởng, chàng khẽ cúi đầu, nắm chặt hai vai tôi:
Nàng luôn là người hiểu ta nhất. Lữ Quang muốn ta đi tuyên truyền rằng ông ta là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, được Bồ Tát sai phái đến để cứu độ người dân Tây vực.
Tôi lắc đầu. Phàm những kẻ có dã tâm cướp đoạt vương vị đều nghĩ ra một cái cớ mang tên “điềm lành” và đều tự xưng mình là háo thân của một vị thần tiên nào đó. Nhưng những điều thuộc về tâm linh này phải dựa vào một người nắm giữ thần quyền giúp hắn thực hiện mưu đồ. Lữ Quang đâu biết rằng, Rajiva không phải là Buddhasimha (Phật Đồ Trừng), nhà sư người Ấn Độ sống ở thời đại Thạch Lặc, Thạch Hổ, chịu khuất phục nhà cầm quyền đương thời. Rajiva cũng không giống Huyền Trang, hết lời ca tụng công đức của hoàng tộc và ra sức thiết lập mối quan hệ mật thiết với hoàng đế. Rajiva xuất thân cao quý, từ nhỏ đã vang danh khắp chốn, chàng coi sự tôn trọng và kính trọng của nhà cầm quyền đối với chàng là điều hiển nhiên, bởi vậy, chàng chưa bao giờ nghĩ rằng, chính trị có thể lấn lướt và áp đặt thần quyền như thế.
- Chàng từ chối, nên không còn cách nào khác, ông ta đã ép chàng phá giới hòng uy hiếp chàng?
Chàng gật đầu, vẻ mặt nghiêm nghị:
- Ông ta đâu biết rằng, ta có thể phá giới, nhưng quyết không phục tùng. Ta làm vậy không phải vì ông ta là người ngoại tộc. Nếu Lữ Quang là một bậc minh quân, biết quan tâm chăm lo cho lẽ dân, ta nhất định sẽ ủng hộ ông ta. Nhưng ông ta lại là một kẻ tàn bạo, hoang dâm, ngu muội, lòng dạ ích kỷ, hẹp hòi, chưa bao giờ biết mưu lợi cho dân. Nếu ta công nhận quyền lực của Lữ Quang, sẽ gây hại không chỉ cho hơn mười vạn dân Khâu Từ, mà thậm chí cả mấy chục vạn dân Tây vực… Ngải Tình, nàng biết không, ông ta đã chôn sống hai vạn binh sĩ người Khoái Hồ ngay cả khi họ đã đầu hàng.
Nỗi bi phẫn khiến gương mặt chàng trở nên ảm đậm, chàng giận dữ nắm chặt tay lại:
- Chém giết lẫn nhau trong chiến tranh đã là tội lỗi tày trời, vậy mà ông ta còn chôn sống cả những người đã giơ tay chịu trói. Ông ta đã tước đoạt mạng sống của hai vạn người. Loại người như ông ta đời đời kiếp kiếp cũng không thể được siêu thoát. Nếu ta lại đi tiếp tay cho giặc, hại đến muôn dân, thì sao xứng là đệ tử nhà Phật?
Đào hố chôn người là thủ đoạn phổ biến nhất sau mỗi cuộc chiến tranh trong thời kỳ Thập lục quốc. Số lượng binh sĩ bị chôn sống thường lên đến vài chục ngàn người. Bởi vì các cuộc chiến tranh xảy ra trong thời kỳ này, hầu hết đều là cuộc chiến giữa các tộc người khác nhau.
“Không cùng dòng tộc, ắt sinh khác lòng”, đào hố chôn người có thể làm hao tổn nghiêm trọng lực lượng của đối phương, lại vừa có thể trừ hậu họa. Sự kiện chôn sống người thảm khốc nhất diễn ra trong trận chiến ở dốc Tham Hợp, quân Bắc Ngụy đã chôn sống năm vạn binh sĩ Hậu Yên. Năm thứ hai sau trận chiến dốc Tham Hợp, người anh hùng Mộ Dung Thùy đã thân chinh cầm quân đi báo thù, khi ngang qua hố chôn người ở dốc Tham Hợp, ông cùng tướng sĩ đã khóc thương thảm thiết, sau đó ông bị nôn ra máu, bệnh tình ngày càng nguy kịch và không lâu sau thì mất, kết thúc cuộc đời oanh liệt, đồng thời kết thúc vương triều Hậu Yên hùng mạnh.
Ngày trước đọc sách sử, mỗi khi đến đoạn thảm khốc, tôi thường rơi nước mắt, nhưng chẳng thể so sánh với nỗi sợ hãi của ngày hôm qua, khi tôi được tận mắt chứng kiến hố chôn người khủng khiếp ấy. Khi những con số biến thành hàng chồng thi thể đẫm máu, tôi mới cảm nhận được sự khốc liệt, khủng khiếp của chiến tranh đằng sau những con chữ vô cảm. Những gì tôi trải qua ngày hôm qua khiến tôi hạ quyết tâm sẽ không thờ ơ trước mọi sự. Nếu có thể ngăn chặn thảm kịch, tôi sẽ không ngại thay đổi lịch sử. Làn sóng nhiệt huyết trào dâng trong tôi, tôi đưa mắt ngước nhìn người đàn ông cương nghị, nho nhã trước mặt mình. Lần đầu tiên tôi được chứng kiến một Rajiva kiên cường như vậy khi đối mặt với quyền lực. Người tôi yêu, giờ đây, cũng là người mà tôi kính phục nhất.
Tôi nắm lấy bàn tay chàng, nhìn chàng, nở một nụ cười rạng rỡ:
- Chàng nhớ nhé, dù chàng quyết định thế nào, em sẽ luôn ủng hộ chàng.
Chàng đặt tay mình lên tay tôi, truyền cảm xúc cho tôi:
- Trước khi nàng xuất hiện, ta chẳng sợ gì cả. Ta thậm chí đã nghĩ, nếu bị dồn đến chân tường, ta sẽ tự vẫn…
- Đừng!
Tôi hoảng hốt đặt tay lên môi chàng:
- Xin chàng đừng nói những lời như vậy. Em sẽ bảo vệ chàng.
Nụ cười ngọt ngào tỏa rạng gương mặt chàng, chàng đặt tay tôi vào lòng bàn tay ấm áp của mình, dịu dàng nói:
- Nhưng nàng đã trở về, ta không còn ý nghĩ đó nữa... Nàng còn nhớ bài giảng của nàng về “Mạnh Tử” không? “Vậy nên khi muốn trao trọng trách cho một người, ông trời sẽ tạo ra muôn vàn thử thách, khiến anh ta đau khổ, khiến anh ta mệt mỏi, khiến anh ta đói khát, gầy mòn, khiến anh ta cơ cực, làm rối loạn hành vi của anh ta, khiến anh ta không được như ý. Thông qua những khổ nạn đó, rèn luyện sự tỉnh táo, tính kiên cường và bồi đắp tài năng của anh ta”. Những gian nguy mà ta phải trải qua là sự khảo nghiệm của Phật tổ đối với Rajiva. Chí lớn của ta, sao có thể bị mai một bởi một kẻ ngang ngược như Lữ Quang?
- Nhưng Lữ Quang sẽ không dừng lại ở việc ép chàng phá giới, ông ta sẽ còn dùng nhiều thủ đoạn tàn bạo hơn để ép buộc chàng.
Sử sách chép rằng, Lữ Quang đã ép Rajiva cưỡi ngựa ác, bò điên để làm trò cười cho thiên hạ. Nhưng đó chỉ là những ghi chép vắn tắt trong sách, hành vi sỉ nhục và sự đày đọa trên thực tế thê thảm hơn rất nhiều.
- Ta không sợ.
Chàng dịu dàng vuốt má tôi, khẽ thở dài, ánh mắt do dự:
- Nhưng, sẽ khổ cho nàng...
- Chàng đừng bận tâm về em, em có thể tự lo cho mình.
Chúng tôi chìm trong mắt nhau, vòng tay khép chặt. Bóng tịch dương xuyên qua khung cửa sổ, tỏa rạng vầng trán cao rộng của chàng. Hạnh phúc như hoa nở trên môi tôi. Dù chông gai đang chờ ta phía trước, em vẫn nguyện được theo chàng.
Tác giả :
Chương Xuân Di