Đức Phật Và Nàng: Hoa Sen Xanh
Quyển 4 - Chương 64
Có lẽ vì vậy mà chàng muốn tôi ra đi, có lẽ vì vậy mà chàng gấp rút sắp xếp chuyện hôn sự của Dharma. Chàng đã dự cảm được tình trạng sức khỏe của mình nên muốn sắp xếp ổn thỏa mọi thứ?
Tôi lập tức cúi xuống, đặt môi lên miệng chàng, truyền linh khí cho chàng. Sở dĩ tôi phải nén chặt nỗi nhớ con trong lòng và không chịu rời xa chàng một bước là vì tôi biết rằng chàng có thể gục xuống bất cứ lúc nào. Tôi chầm chậm truyền linh khí cho chàng, đôi mắt chàng vẫn khép chặt, bờ môi khô lạnh, làn da tái xám. Tuy đã lấy lại hình hài con người nhưng tôi vẫn ngày đêm khổ công tu luyện, không dám trễ nải. Bởi vì tôi biết mình phải chuẩn bị một lượng linh khí thật dồi dào phòng khi cần kíp. Và vì tôi là người duy nhất có thể kéo dài sự sống cho chàng.
Tôi không dám truyền linh khí quá lâu, sợ khi chàng tỉnh lại, sự tiếp xúc da thịt giữa chúng tôi sẽ khiến chàng đau đớn. Tôi ngồi bên giường, ngắm nhìn gương mặt đang say ngủ của chàng, tử khí vây quanh chàng đã tan biến. Gương mặt chàng an nhiên, tĩnh tại. Tôi nhẹ nhàng chạm vào bờ môi, vầng trán và chiếc cổ nhăn nheo của chàng. Tình yêu thuở thiếu thời của tôi dành cho chàng đã lên một nấc mới. Không chỉ là yêu, mà với tôi, chàng là người thân yêu nhất, đáng tin cậy nhất, là người tôi thương nhớ nhất, không muốn rời xa nhất. Ánh mặt trời tràn vào căn phòng, chiếu sáng chuỗi hạt trên cổ tay tôi. Những viên đá khổng tước, đá thanh kim lấp lánh, rực rỡ, lung linh, huyền ảo.
Chàng tỉnh lại. Tôi rót nước cho chàng, cầm lá thư trên bàn, hỏi:
- Drakpa Odzer vừa đến, báo rằng có mật thư gửi từ Sakya. Chàng có muốn đọc ngay không?
Chàng gật đầu, đón lấy bức thư, mở ra đọc. Tôi thấy sắc mặt chàng càng lúc càng xấu đi, vội lao đến, hỏi:
- Thư viết gì vậy?
Chừng như rất tức giận, bàn tay cầm lá thư của chàng run lên:
- Kunga Zangpo càng ngày càng tồi tệ, thủ đoạn độc ác, chỉ vì tranh chấp lãnh thổ, dám gây ra đổ máu!
Sự việc là thế này: Vùng Ali do quý tộc Nangsababoxi cai quản, cũng là một trong mười ba vạn hộ hầu do Bát Tư Ba sắc phong. Nangsababoxi có quan hệ mật thiết với phái Phaktru nên Ali lâu nay vẫn được xem là thuộc phạm vi thế lực của phái Phaktru. Kunga Zangpo ra lệnh trao đổi các cư dân Mid ở vùng Ali của Nangsababoxi với các hộ dân thuộc vùng Magarze bên hồ thiêng Yamdrok-tso. Nagarze vốn thuộc phạm vi thế lực của phái Drikung nên động thái này của Kunga Zangpo rõ ràng là muốn tạo ra mâu thuẫn giữa hai phái Drikung và Phaktru. Tất nhiên là Nangsababoxi không đồng ý, đã ra sức chống đối. Kunga Zangpo mua chuộc người hầu cận của Nangsababoxi, một nhà sư mười tám tuổi, tên gọi Damparinqu. Tên hầu cận này đã hạ độc giết chết Nangsababoxi. Kunga Zangpo ban thưởng cho Damparinqu bằng cách cắt vùng Maizho Pakza tặng cho hắn. Nangsababoxi không có người thừa kế nên nhân lúc phái Phaktru chưa kịp can thiệp vào việc này, Kunga Zangpo đã nhanh tay chiếm đoạt toàn bộ đất đai của Nangsababoxi.
Tuy việc làm của Kunga Zangpo đã giúp phái Sakya giành được một địa bàn hết sức rộng lớn nhưng đó là đất đai có được nhờ sử dụng thủ đoạn bỉ ổi, gây tai tiếng xấu và kích động sự phẫn nộ của quần chúng. Tôi không muốn Bát Tư Ba vì tức giận mà ảnh hưởng đến sức khỏe nên đã nói đỡ cho Kunga Zangpo:
- Tuy làm vậy thật tàn bạo nhưng cũng có thể hiểu được. Cậu ấy muốn trả thù hai phái Phaktru và Drikung.
Bát Tư Ba tức giận:
- Ta cũng muốn trả thù nhưng phải hành động thật quang minh chính đại, tuyệt đối không thể dùng thủ đoạn tàn độc, đê tiện như vậy được!
Tôi thở dài:
- Kunga Zangpo giờ đã là bản khâm của giáo phái, chàng không có nhà, Dharma lại còn nhỏ nên bản khâm sẽ là người nắm trong tay quyền lực lớn nhất đất Tạng. Quyền lực trong tay, lâu dần người ta sẽ thay đổi cách nghĩ.
Kunga Zangpo là một người cơ trí, mẫn cán. Phán xét một cách công bằng thì trong vòng mấy năm kể từ khi nhậm chức bản khâm, Kunga Zangpo đã có những cống hiến to lớn cho phái Sakya, phần lãnh thổ thuộc quyền sở hữu của phái Sakya nhờ cậu ta mà nhiều lên gấp đôi. Và tất cả đất đai này đều thuộc về Sakya, Kunga Zangpo không hề có ý đồ tư lợi. Cậu ta đã giám sát xây dựng hoàn thiện gian chính điện quan trọng nhất của đền Nam Sakya, đúc thành công bức tượng Quan Âm Bồ Tát mạ vàng để tưởng niệm đại sư Ban Trí Đạt và lệnh cho thợ thủ công hoàn thành toàn bộ số bích họa dọc hành lang bên ngoài đại điện. Dưới bàn tay điều hành của Kunga Zangpo, quy mô ngôi đền Nam Sakya đã bước đầu thành hình. Tầm ảnh hưởng của cậu ta ở Sakya càng ngày càng lớn. Rất nhiều người trong giáo phái tỏ ra khâm phục và dần dà ủng hộ cậu ta hết lòng.
- Cậu ta có công với giáo phái nhưng công lao đó không thể bù đắp những tội ác mà cậu ta gây ra.
Bát Tư Ba gắng gượng ngồi dậy, bảo tôi:
- Giúp ta một tay, đỡ ta ngồi dậy. Ta phải viết thư đe nẹt, giáo huấn cậu ta mới được.
Dù rất lo lắng cho sức khỏe của chàng nhưng tôi cũng đành kéo chiếc bàn làm việc nhỏ của chàng tới sát mép giường và giúp chàng mài mực. Mấy ngày sau, bức thư khiển trách Kunga Zangpo được gửi đi từ Lâm Thao. Khi ấy, chúng tôi không hề biết rằng, mâu thuẫn giữa Kunga Zangpo và Bát Tư Ba đã bắt đầu nảy sinh và nó sẽ lớn dần, trở thành cơn cuồng phong nhuốm máu về sau.
Mùa hè năm đó, chúng tôi nhận được tin tức từ Đại Đô: Chân Kim đã được lập làm thái tử!
Các đại thần người Hán nhiều lần tấu chương, đưa ra ý kiến, các vương triều ở Trung Nguyên xưa nay đều có thông lệ, hoàng đế lập thái tử kế ngôi ngay trong thời gian tại vị. Nhập gia thì phải tùy tục, vậy nên Hốt Tất Liệt trở thành thái tử danh chính ngôn thuận đầu tiên trong lịch sử Mông Cổ.
~.~.~.~.~.~
Tôi khẽ thở dài:
- Chân Kim trở thành vị thái tử đầu tiên trong lịch sử Mông Cổ. Tin tức này làm dấy lên hai nguồn ý kiến trái chiều trong triều đình nhà Nguyên. Người Hán thì ủng hộ còn người Mông Cổ thì bất mãn.
Chàng trai trẻ ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao? Lẽ nào Chân Kim không được lòng người Mông Cổ?
- Các quý tộc Mông Cổ đã tranh cãi rất nhiều về Chân Kim. – Nhớ đến vị thái tử mà số phận rất mực lận đận, bi đát này, lòng tôi chợt buồn ảo não. – Chân Kim từ nhỏ đã được nuôi dưỡng trong môi trường Nho học của người Hán. Bên cạnh cậu ấy lúc nào cũng có hàng tá các nhà Nho tài ba vây quanh, họ đều là những nhân vật chủ chốt, đại diện cho chủ trương trị quốc bằng Nho giáo trong triều đình Hốt Tất Liệt. Đối với người Hán, việc lập Chân Kim làm thái tử là phù hợp với truyền thống của các vương triều Trung Nguyên, bởi vậy, họ đặt rất nhiều kỳ vọng ở cậu ta. Họ cho rằng, Chân Kim là người kế vị tương lai, cậu ta sẽ bắt đầu một thời đại mới của nên Nho trị, vị thế của người Hán trong triều đình nhà Nguyên chắc chắn sẽ được nâng cao.
Chàng trai trẻ lắc đầu:
- Điều này chắc chắn động chạm đến quyền lợi của người Mông Cổ.
Tôi gật đầu:
- Đúng vậy. Người Mông Cổ cho rằng Chân Kim đã bị Hán hóa, nếu cậu ta kế vị thì triều đình này sẽ trở thành thiên hạ của người Hán. Hơn nữa, người Mông Cổ không có thông lệ lập người kế vị khi Đại hãn vẫn còn sống. Mấy trăm năm qua, thông lệ của người Mông Cổ vẫn là: sau khi Đại hãn qua đời, các vương gia sẽ tổ chức hội nghị Kurultai để bầu chọn người kế nhiệm ngôi vị Hãn vương tiếp theo. Đại hội này không thông qua thì không ai có thể trở thành Đại hãn hợp pháp. Nếu đại hội không thể lập tức chọn ra Hãn vương phù hợp thì chính quyền sẽ do hoàng hậu tạm thời cai quản, cho đến khi đại hội chọn ra Hãn vương kế nhiệm.
Bởi vậy, chức vị thái tử của Chân Kim đã gây nhiều tranh cái trong nội bộ các quý tộc Mông Cổ.
Tôi lập tức cúi xuống, đặt môi lên miệng chàng, truyền linh khí cho chàng. Sở dĩ tôi phải nén chặt nỗi nhớ con trong lòng và không chịu rời xa chàng một bước là vì tôi biết rằng chàng có thể gục xuống bất cứ lúc nào. Tôi chầm chậm truyền linh khí cho chàng, đôi mắt chàng vẫn khép chặt, bờ môi khô lạnh, làn da tái xám. Tuy đã lấy lại hình hài con người nhưng tôi vẫn ngày đêm khổ công tu luyện, không dám trễ nải. Bởi vì tôi biết mình phải chuẩn bị một lượng linh khí thật dồi dào phòng khi cần kíp. Và vì tôi là người duy nhất có thể kéo dài sự sống cho chàng.
Tôi không dám truyền linh khí quá lâu, sợ khi chàng tỉnh lại, sự tiếp xúc da thịt giữa chúng tôi sẽ khiến chàng đau đớn. Tôi ngồi bên giường, ngắm nhìn gương mặt đang say ngủ của chàng, tử khí vây quanh chàng đã tan biến. Gương mặt chàng an nhiên, tĩnh tại. Tôi nhẹ nhàng chạm vào bờ môi, vầng trán và chiếc cổ nhăn nheo của chàng. Tình yêu thuở thiếu thời của tôi dành cho chàng đã lên một nấc mới. Không chỉ là yêu, mà với tôi, chàng là người thân yêu nhất, đáng tin cậy nhất, là người tôi thương nhớ nhất, không muốn rời xa nhất. Ánh mặt trời tràn vào căn phòng, chiếu sáng chuỗi hạt trên cổ tay tôi. Những viên đá khổng tước, đá thanh kim lấp lánh, rực rỡ, lung linh, huyền ảo.
Chàng tỉnh lại. Tôi rót nước cho chàng, cầm lá thư trên bàn, hỏi:
- Drakpa Odzer vừa đến, báo rằng có mật thư gửi từ Sakya. Chàng có muốn đọc ngay không?
Chàng gật đầu, đón lấy bức thư, mở ra đọc. Tôi thấy sắc mặt chàng càng lúc càng xấu đi, vội lao đến, hỏi:
- Thư viết gì vậy?
Chừng như rất tức giận, bàn tay cầm lá thư của chàng run lên:
- Kunga Zangpo càng ngày càng tồi tệ, thủ đoạn độc ác, chỉ vì tranh chấp lãnh thổ, dám gây ra đổ máu!
Sự việc là thế này: Vùng Ali do quý tộc Nangsababoxi cai quản, cũng là một trong mười ba vạn hộ hầu do Bát Tư Ba sắc phong. Nangsababoxi có quan hệ mật thiết với phái Phaktru nên Ali lâu nay vẫn được xem là thuộc phạm vi thế lực của phái Phaktru. Kunga Zangpo ra lệnh trao đổi các cư dân Mid ở vùng Ali của Nangsababoxi với các hộ dân thuộc vùng Magarze bên hồ thiêng Yamdrok-tso. Nagarze vốn thuộc phạm vi thế lực của phái Drikung nên động thái này của Kunga Zangpo rõ ràng là muốn tạo ra mâu thuẫn giữa hai phái Drikung và Phaktru. Tất nhiên là Nangsababoxi không đồng ý, đã ra sức chống đối. Kunga Zangpo mua chuộc người hầu cận của Nangsababoxi, một nhà sư mười tám tuổi, tên gọi Damparinqu. Tên hầu cận này đã hạ độc giết chết Nangsababoxi. Kunga Zangpo ban thưởng cho Damparinqu bằng cách cắt vùng Maizho Pakza tặng cho hắn. Nangsababoxi không có người thừa kế nên nhân lúc phái Phaktru chưa kịp can thiệp vào việc này, Kunga Zangpo đã nhanh tay chiếm đoạt toàn bộ đất đai của Nangsababoxi.
Tuy việc làm của Kunga Zangpo đã giúp phái Sakya giành được một địa bàn hết sức rộng lớn nhưng đó là đất đai có được nhờ sử dụng thủ đoạn bỉ ổi, gây tai tiếng xấu và kích động sự phẫn nộ của quần chúng. Tôi không muốn Bát Tư Ba vì tức giận mà ảnh hưởng đến sức khỏe nên đã nói đỡ cho Kunga Zangpo:
- Tuy làm vậy thật tàn bạo nhưng cũng có thể hiểu được. Cậu ấy muốn trả thù hai phái Phaktru và Drikung.
Bát Tư Ba tức giận:
- Ta cũng muốn trả thù nhưng phải hành động thật quang minh chính đại, tuyệt đối không thể dùng thủ đoạn tàn độc, đê tiện như vậy được!
Tôi thở dài:
- Kunga Zangpo giờ đã là bản khâm của giáo phái, chàng không có nhà, Dharma lại còn nhỏ nên bản khâm sẽ là người nắm trong tay quyền lực lớn nhất đất Tạng. Quyền lực trong tay, lâu dần người ta sẽ thay đổi cách nghĩ.
Kunga Zangpo là một người cơ trí, mẫn cán. Phán xét một cách công bằng thì trong vòng mấy năm kể từ khi nhậm chức bản khâm, Kunga Zangpo đã có những cống hiến to lớn cho phái Sakya, phần lãnh thổ thuộc quyền sở hữu của phái Sakya nhờ cậu ta mà nhiều lên gấp đôi. Và tất cả đất đai này đều thuộc về Sakya, Kunga Zangpo không hề có ý đồ tư lợi. Cậu ta đã giám sát xây dựng hoàn thiện gian chính điện quan trọng nhất của đền Nam Sakya, đúc thành công bức tượng Quan Âm Bồ Tát mạ vàng để tưởng niệm đại sư Ban Trí Đạt và lệnh cho thợ thủ công hoàn thành toàn bộ số bích họa dọc hành lang bên ngoài đại điện. Dưới bàn tay điều hành của Kunga Zangpo, quy mô ngôi đền Nam Sakya đã bước đầu thành hình. Tầm ảnh hưởng của cậu ta ở Sakya càng ngày càng lớn. Rất nhiều người trong giáo phái tỏ ra khâm phục và dần dà ủng hộ cậu ta hết lòng.
- Cậu ta có công với giáo phái nhưng công lao đó không thể bù đắp những tội ác mà cậu ta gây ra.
Bát Tư Ba gắng gượng ngồi dậy, bảo tôi:
- Giúp ta một tay, đỡ ta ngồi dậy. Ta phải viết thư đe nẹt, giáo huấn cậu ta mới được.
Dù rất lo lắng cho sức khỏe của chàng nhưng tôi cũng đành kéo chiếc bàn làm việc nhỏ của chàng tới sát mép giường và giúp chàng mài mực. Mấy ngày sau, bức thư khiển trách Kunga Zangpo được gửi đi từ Lâm Thao. Khi ấy, chúng tôi không hề biết rằng, mâu thuẫn giữa Kunga Zangpo và Bát Tư Ba đã bắt đầu nảy sinh và nó sẽ lớn dần, trở thành cơn cuồng phong nhuốm máu về sau.
Mùa hè năm đó, chúng tôi nhận được tin tức từ Đại Đô: Chân Kim đã được lập làm thái tử!
Các đại thần người Hán nhiều lần tấu chương, đưa ra ý kiến, các vương triều ở Trung Nguyên xưa nay đều có thông lệ, hoàng đế lập thái tử kế ngôi ngay trong thời gian tại vị. Nhập gia thì phải tùy tục, vậy nên Hốt Tất Liệt trở thành thái tử danh chính ngôn thuận đầu tiên trong lịch sử Mông Cổ.
~.~.~.~.~.~
Tôi khẽ thở dài:
- Chân Kim trở thành vị thái tử đầu tiên trong lịch sử Mông Cổ. Tin tức này làm dấy lên hai nguồn ý kiến trái chiều trong triều đình nhà Nguyên. Người Hán thì ủng hộ còn người Mông Cổ thì bất mãn.
Chàng trai trẻ ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao? Lẽ nào Chân Kim không được lòng người Mông Cổ?
- Các quý tộc Mông Cổ đã tranh cãi rất nhiều về Chân Kim. – Nhớ đến vị thái tử mà số phận rất mực lận đận, bi đát này, lòng tôi chợt buồn ảo não. – Chân Kim từ nhỏ đã được nuôi dưỡng trong môi trường Nho học của người Hán. Bên cạnh cậu ấy lúc nào cũng có hàng tá các nhà Nho tài ba vây quanh, họ đều là những nhân vật chủ chốt, đại diện cho chủ trương trị quốc bằng Nho giáo trong triều đình Hốt Tất Liệt. Đối với người Hán, việc lập Chân Kim làm thái tử là phù hợp với truyền thống của các vương triều Trung Nguyên, bởi vậy, họ đặt rất nhiều kỳ vọng ở cậu ta. Họ cho rằng, Chân Kim là người kế vị tương lai, cậu ta sẽ bắt đầu một thời đại mới của nên Nho trị, vị thế của người Hán trong triều đình nhà Nguyên chắc chắn sẽ được nâng cao.
Chàng trai trẻ lắc đầu:
- Điều này chắc chắn động chạm đến quyền lợi của người Mông Cổ.
Tôi gật đầu:
- Đúng vậy. Người Mông Cổ cho rằng Chân Kim đã bị Hán hóa, nếu cậu ta kế vị thì triều đình này sẽ trở thành thiên hạ của người Hán. Hơn nữa, người Mông Cổ không có thông lệ lập người kế vị khi Đại hãn vẫn còn sống. Mấy trăm năm qua, thông lệ của người Mông Cổ vẫn là: sau khi Đại hãn qua đời, các vương gia sẽ tổ chức hội nghị Kurultai để bầu chọn người kế nhiệm ngôi vị Hãn vương tiếp theo. Đại hội này không thông qua thì không ai có thể trở thành Đại hãn hợp pháp. Nếu đại hội không thể lập tức chọn ra Hãn vương phù hợp thì chính quyền sẽ do hoàng hậu tạm thời cai quản, cho đến khi đại hội chọn ra Hãn vương kế nhiệm.
Bởi vậy, chức vị thái tử của Chân Kim đã gây nhiều tranh cái trong nội bộ các quý tộc Mông Cổ.
Tác giả :
Chương Xuân Di