Đức Phật Và Nàng: Hoa Sen Xanh
Quyển 3 - Chương 31: Đóng giả
“Sống nhân ái, thiện lương, lạc quan,
Tiếng thơm sẽ truyền khắp bốn phương;
Giống như người nghèo đi hành khất,
Nhận được tấm lòng thơm thảo từ mọi người.”
(Cách ngôn Sakya)
Trong suốt thời gian ẩn cư ở hồ Yamdrok-tso, cứ cách nửa tháng tôi lại hóa phép thành người đưa tin cho hai anh em họ. Sau khi ý chỉ về việc phân chia mười ba vạn hộ hầu và các cư dân Mid, cư dân Lad được ban bố toàn đất Tạng, tuy bề ngoài không vấp phải bất cứ sự phản đối nào nhưng thực tế thì phái Drikung và phái Phaktru ở Tiền Tạng liên tục kích động, chống đối, tình hình không hề lạc quan chút nào.
Pháp chỉ của quốc sư quy định: Cư dân Mid phải nộp thuế cho viên quan Daluhuachi [1] do người Mông Cổ cử đến và không phải nộp thuế cho tu viện mà họ lệ thuộc trước đó nữa. Nhưng phái Drikung và phái Phaktru vẫn tiếp tục thu thuế của các cư dân Mid này, thậm chí bọn họ còn huy động lực lượng võ tăng đi càn quét, cưỡng ép người dân đóng thuế, nộp sưu, sau đó, đổ mọi tội lỗi lên đầu phái Sakya, rêu rao rằng, phái Sakya buộc họ phải làm vậy.
Kháp Na nổi trận lôi đình:
- Thật quá quắt!
Tôi vỗ nhẹ vào vai chàng, kiềm chế cơn tức giận của chàng:
- Còn nữa, gần đây hai giáo phái này đi khắp nơi bắt bớ dân đen, nói rằng, phái Sakya yêu cầu họ bắt toàn bộ trai tráng từ mười lăm tuổi trở lên, sinh sống trong phạm vi đất đai thuộc quyền cai quản của giáo phái, để đưa đi xây dựng thành trì mới của phái Sakya. Hành động đó khiến dân chúng vô cùng phẫn nộ, người người nhà nhà lên tiếng chỉ trích phái Sakya.
Kháp Na nghiến răng giận dữ:
- Đại ca tập trung thợ xây dựng từ nhiều nơi và trả tiền công cho họ đầy đủ, không hề có yêu cầu gì khác. Hai giáo phái này thật đáng ghét, tìm mọi cách đổ tiếng xấu cho Sakya, bọn họ làm vậy nhằm kích động toàn dân đất Tạng chống lại chúng ta đó mà!
Chàng đứng phắt dậy, ôm chặt lấy vai tôi:
- Tiểu Lam, chúng ta về Sakya nào, ta phải giúp đại ca.
- Lâu Cát biết chàng sẽ phản ứng như vậy.
Tôi nhấn chàng ngồi xuống tấm đệm, vòng tay qua vai chàng, dịu dàng nói:
- Lâu Cát bảo em nói với chàng rằng, huynh ấy đã xử lý ổn thỏa mọi việc. Huynh ấy đã cử sứ giả đến Tiền Tạng làm rõ mọi chuyện, xóa tan tin đồn. Chàng đừng quá lo lắng, chàng về đó cũng không giúp được gì cho huynh ấy đâu.
Kháp Na vùi mặt vào bàn tay tôi, giọng trầm buồn:
- Đại ca một mình gách vác tất cả, che chắn mọi phong ba bão táp, để ta có thể cùng em tận hưởng hạnh phúc riêng tư trong thái bình, an lạc. Ta nợ huynh ấy quá nhiều!
Tôi vuốt ve mái tóc đen mềm mại của chàng, đưa mắt nhìn cảnh núi non trùng điệp và hồ nước trong veo, phẳng lặng. Dù không hề muốn rời khỏi chốn thiên đường này nhưng tôi biết, Kháp Na chắc chắn sẽ không thờ ơ trước những gì đang diễn ra. Người ta nói: niềm vui thường chóng qua, hạnh phúc thì ngắn ngủi, quả không sai. Cuộc sống điền viên vô lo vô nghĩ bên hồ thiêng Yamdrok-tso của tôi và Kháp Na rồi cũng tới ngày kết thúc.
Nhưng tôi đâu ngờ, cái ngày đó lại đến nhanh, đến bất ngờ như vậy. Một ngày cuối tháng Tám, khi mùa hạ trên thảo nguyên sắp hết, tôi mang tới cho Kháp Na hai tin tức: Zhouma đã sinh một cô con gái, đặt tên là Jumodaban. Tin thứ hai rất xấu: Kangtsoban trượt chân ngã xuống chân núi, bị vỡ đầu, đến nay vẫn chưa tỉnh lại.
Tôi nhìn vẻ mặt thất kinh của Kháp Na, thở dài:
- Lâu Cát bảo rằng, chàng phải về Sakya ngay.
Chúng tôi lập tức lên đường trở về Sakya, xe ngựa chạy ngày đêm không ngơi nghỉ nên chỉ nửa tháng sau đã đến nơi. Quần thể kiến trúc đền đài với ba màu đỏ, xanh, trắng đặc trưng nổi bật giữa lưng chừng núi Benbo. Ngôi đền này có quá nhiều bậc thang. Kháp Na thở hổn hển vì phải chạy gấp ở độ cao chừng bốn nghìn ba trăm mét so với mực nước biển, sắc mặt chàng trắng bệch. Nhưng dù là vậy, chàng cũng không thể ngăn nổi cái chết đang cận kề. Kangtsoban nằm bất động trên giường bệnh, hơi thở yếu ớt, gương mặt xám xịt, trương lên rất đáng sợ, có lẽ đã đến lúc hấp hối.
Cô hầu gái thân thiết của Kangtsoban kêu khóc nức nở. Bát Tư Ba và hai danh y đứng một bên, sắc mặt u ám. Nhác thấy Kháp Na, chàng ra lệnh cho những người khác ra ngoài.
Kháp Na đến trước mặt Kangtsoban, đặt ngón tay dưới mũi cô ta xem xét, sau đó thì giật mình:
- Sao lại như vậy? Đã xảy ra chuyện gì?
Bát Tư Ba thở dài:
- Hôm đó cô ấy trốn ra ngoài chơi, không ai hay biết. Chập tối, tìm khắp mà không thấy chủ nhân đâu, người hầu mới sợ hãi đến bẩm báo với ta. Ta đã huy động mọi người tìm kiếm nhưng mãi đến tờ mờ sáng hôm sau mới thấy cô ấy dưới chân ngọn đồi tháp sau nhà. Lúc đó, cô ấy đã hôn mê bất tỉnh, đỉnh đầu vỡ toác, vệt máu đông cứng. Kể từ lúc đó đến bây giờ vẫn chưa tỉnh lại.
Kháp Na chừng như không tin nổi vào mắt mình:
- Không ai đi theo cô ấy ư? Hay là có kẻ muốn hãm hại cô ấy?
- Lúc đầu ta cũng có suy nghĩ giống đệ nên đã tra khảo tất cả đám người hầu. Nhưng không ai trong số họ khai ra bất cứ điều gì đáng nghi ngờ. Cửa sổ phòng cô ấy mở toang, trên bậu cửa có vết chân của cô ấy. Có lẽ sáng sớm tinh mơ cô ấy đã lén trèo ra ngoài. Khả năng cao nhất là cô ấy trốn lên núi chơi, không may trượt chân ngã.
Bát Tư Ba mệt mỏi nhìn Kháp Na:
- Đệ cũng biết đó, thực ra cô ấy chẳng khác nào một đứa trẻ mười tuổi ham chơi, không biết trời cao đất dày là gì, cũng không sợ nguy hiểm nên chúng ta không thể phán đoán hành vi của cô ấy theo cách thông thường được.
Kháp Na trầm ngâm trước cơ thể bất động của Kangtsoban, một lúc lâu sau mới lên tiếng:
- Jichoi biết chuyện chưa?
- Từ lúc tìm thấy cô ấy, ta đã ra lệnh bưng bít tin tức. Nhưng càng ngày tình trạng của cô ấy càng xấu đi. Thầy thuốc nói rằng, cô ấy có thể ra đi bất cứ lúc nào. Nếu cô ấy chết, sẽ không thể giấu giếm được tin này nữa.
Kháp Na giật mình ngẩng lên, ánh mắt ngập nỗi lo sợ:
- Đại ca, nếu cô ấy qua đời, quan hệ giữa Sakya và Shalu sẽ chấm dứt, thậm chí Jichoi sẽ nghi ngờ chúng ta đã hãm hại cô ấy.
Bát Tư Ba cười chua chát:
- Đệ nói đúng. Mối quan hệ mà chúng ta mất bao công sức để gây dựng với các vạn hộ hầu ở Hậu Tạng có lẽ cũng...
- Và còn cả kế hoạch xây dựng thành trì mới cho giáo phái mà đại ca đã trù bị từ rất lâu rồi nữa...
Kháp Na ngừng bặt, không sao thốt nên lời. Bát Tư Ba khép hờ đôi mắt, gật đầu bất lực.
Tôi hóa thành người, nhẹ nhàng đến bên anh em họ:
- Để tôi thử xem sao.
Bát Tư Ba mở mắt, Kháp Na hớn hở nắm chặt tay tôi:
- Tiểu Lam, em có cách ư?
- Em có thể truyền linh khí cho cô ấy.
Kháp Na sững sờ, nhìn xoáy vào tôi:
- Tiểu Lam, hãy nói thật cho ta biết, nếu truyền linh khí cho cô ấy, em sẽ ra sao?
Tôi cười buồn:
- Thực ra, không ai có thể cứu được người sắp chết. Số phận đã định, không ai cưỡng lại được. Dù em sẵn lòng hao tổn nguyên khí của mình, thậm chí chấp nhận rủi ro có thể bị đẩy trở lại nguyên hình, truyền linh khí đều đặn cho cô ấy hằng ngày thì nhiều nhất cũng chỉ có thể kéo dài sự sống của cô ấy thêm hai, ba năm.
- Không được!
Cả hai đồng thanh phản đối. Họ nhìn nhau rồi nhanh chóng nhìn đi chỗ khác.
Tôi thấy khó xử:
- Nhưng không thể để cô ấy chết!
- Em càng không thể!
=== ====== ====== ====== ====== ====== ===
[1] Trong tiếng Tạng có nghĩa là “quan lớn”, là viên quan do người Mông Cổ cử đến các vùng thuộc địa để quản lý các công việc hành chính.
Tiếng thơm sẽ truyền khắp bốn phương;
Giống như người nghèo đi hành khất,
Nhận được tấm lòng thơm thảo từ mọi người.”
(Cách ngôn Sakya)
Trong suốt thời gian ẩn cư ở hồ Yamdrok-tso, cứ cách nửa tháng tôi lại hóa phép thành người đưa tin cho hai anh em họ. Sau khi ý chỉ về việc phân chia mười ba vạn hộ hầu và các cư dân Mid, cư dân Lad được ban bố toàn đất Tạng, tuy bề ngoài không vấp phải bất cứ sự phản đối nào nhưng thực tế thì phái Drikung và phái Phaktru ở Tiền Tạng liên tục kích động, chống đối, tình hình không hề lạc quan chút nào.
Pháp chỉ của quốc sư quy định: Cư dân Mid phải nộp thuế cho viên quan Daluhuachi [1] do người Mông Cổ cử đến và không phải nộp thuế cho tu viện mà họ lệ thuộc trước đó nữa. Nhưng phái Drikung và phái Phaktru vẫn tiếp tục thu thuế của các cư dân Mid này, thậm chí bọn họ còn huy động lực lượng võ tăng đi càn quét, cưỡng ép người dân đóng thuế, nộp sưu, sau đó, đổ mọi tội lỗi lên đầu phái Sakya, rêu rao rằng, phái Sakya buộc họ phải làm vậy.
Kháp Na nổi trận lôi đình:
- Thật quá quắt!
Tôi vỗ nhẹ vào vai chàng, kiềm chế cơn tức giận của chàng:
- Còn nữa, gần đây hai giáo phái này đi khắp nơi bắt bớ dân đen, nói rằng, phái Sakya yêu cầu họ bắt toàn bộ trai tráng từ mười lăm tuổi trở lên, sinh sống trong phạm vi đất đai thuộc quyền cai quản của giáo phái, để đưa đi xây dựng thành trì mới của phái Sakya. Hành động đó khiến dân chúng vô cùng phẫn nộ, người người nhà nhà lên tiếng chỉ trích phái Sakya.
Kháp Na nghiến răng giận dữ:
- Đại ca tập trung thợ xây dựng từ nhiều nơi và trả tiền công cho họ đầy đủ, không hề có yêu cầu gì khác. Hai giáo phái này thật đáng ghét, tìm mọi cách đổ tiếng xấu cho Sakya, bọn họ làm vậy nhằm kích động toàn dân đất Tạng chống lại chúng ta đó mà!
Chàng đứng phắt dậy, ôm chặt lấy vai tôi:
- Tiểu Lam, chúng ta về Sakya nào, ta phải giúp đại ca.
- Lâu Cát biết chàng sẽ phản ứng như vậy.
Tôi nhấn chàng ngồi xuống tấm đệm, vòng tay qua vai chàng, dịu dàng nói:
- Lâu Cát bảo em nói với chàng rằng, huynh ấy đã xử lý ổn thỏa mọi việc. Huynh ấy đã cử sứ giả đến Tiền Tạng làm rõ mọi chuyện, xóa tan tin đồn. Chàng đừng quá lo lắng, chàng về đó cũng không giúp được gì cho huynh ấy đâu.
Kháp Na vùi mặt vào bàn tay tôi, giọng trầm buồn:
- Đại ca một mình gách vác tất cả, che chắn mọi phong ba bão táp, để ta có thể cùng em tận hưởng hạnh phúc riêng tư trong thái bình, an lạc. Ta nợ huynh ấy quá nhiều!
Tôi vuốt ve mái tóc đen mềm mại của chàng, đưa mắt nhìn cảnh núi non trùng điệp và hồ nước trong veo, phẳng lặng. Dù không hề muốn rời khỏi chốn thiên đường này nhưng tôi biết, Kháp Na chắc chắn sẽ không thờ ơ trước những gì đang diễn ra. Người ta nói: niềm vui thường chóng qua, hạnh phúc thì ngắn ngủi, quả không sai. Cuộc sống điền viên vô lo vô nghĩ bên hồ thiêng Yamdrok-tso của tôi và Kháp Na rồi cũng tới ngày kết thúc.
Nhưng tôi đâu ngờ, cái ngày đó lại đến nhanh, đến bất ngờ như vậy. Một ngày cuối tháng Tám, khi mùa hạ trên thảo nguyên sắp hết, tôi mang tới cho Kháp Na hai tin tức: Zhouma đã sinh một cô con gái, đặt tên là Jumodaban. Tin thứ hai rất xấu: Kangtsoban trượt chân ngã xuống chân núi, bị vỡ đầu, đến nay vẫn chưa tỉnh lại.
Tôi nhìn vẻ mặt thất kinh của Kháp Na, thở dài:
- Lâu Cát bảo rằng, chàng phải về Sakya ngay.
Chúng tôi lập tức lên đường trở về Sakya, xe ngựa chạy ngày đêm không ngơi nghỉ nên chỉ nửa tháng sau đã đến nơi. Quần thể kiến trúc đền đài với ba màu đỏ, xanh, trắng đặc trưng nổi bật giữa lưng chừng núi Benbo. Ngôi đền này có quá nhiều bậc thang. Kháp Na thở hổn hển vì phải chạy gấp ở độ cao chừng bốn nghìn ba trăm mét so với mực nước biển, sắc mặt chàng trắng bệch. Nhưng dù là vậy, chàng cũng không thể ngăn nổi cái chết đang cận kề. Kangtsoban nằm bất động trên giường bệnh, hơi thở yếu ớt, gương mặt xám xịt, trương lên rất đáng sợ, có lẽ đã đến lúc hấp hối.
Cô hầu gái thân thiết của Kangtsoban kêu khóc nức nở. Bát Tư Ba và hai danh y đứng một bên, sắc mặt u ám. Nhác thấy Kháp Na, chàng ra lệnh cho những người khác ra ngoài.
Kháp Na đến trước mặt Kangtsoban, đặt ngón tay dưới mũi cô ta xem xét, sau đó thì giật mình:
- Sao lại như vậy? Đã xảy ra chuyện gì?
Bát Tư Ba thở dài:
- Hôm đó cô ấy trốn ra ngoài chơi, không ai hay biết. Chập tối, tìm khắp mà không thấy chủ nhân đâu, người hầu mới sợ hãi đến bẩm báo với ta. Ta đã huy động mọi người tìm kiếm nhưng mãi đến tờ mờ sáng hôm sau mới thấy cô ấy dưới chân ngọn đồi tháp sau nhà. Lúc đó, cô ấy đã hôn mê bất tỉnh, đỉnh đầu vỡ toác, vệt máu đông cứng. Kể từ lúc đó đến bây giờ vẫn chưa tỉnh lại.
Kháp Na chừng như không tin nổi vào mắt mình:
- Không ai đi theo cô ấy ư? Hay là có kẻ muốn hãm hại cô ấy?
- Lúc đầu ta cũng có suy nghĩ giống đệ nên đã tra khảo tất cả đám người hầu. Nhưng không ai trong số họ khai ra bất cứ điều gì đáng nghi ngờ. Cửa sổ phòng cô ấy mở toang, trên bậu cửa có vết chân của cô ấy. Có lẽ sáng sớm tinh mơ cô ấy đã lén trèo ra ngoài. Khả năng cao nhất là cô ấy trốn lên núi chơi, không may trượt chân ngã.
Bát Tư Ba mệt mỏi nhìn Kháp Na:
- Đệ cũng biết đó, thực ra cô ấy chẳng khác nào một đứa trẻ mười tuổi ham chơi, không biết trời cao đất dày là gì, cũng không sợ nguy hiểm nên chúng ta không thể phán đoán hành vi của cô ấy theo cách thông thường được.
Kháp Na trầm ngâm trước cơ thể bất động của Kangtsoban, một lúc lâu sau mới lên tiếng:
- Jichoi biết chuyện chưa?
- Từ lúc tìm thấy cô ấy, ta đã ra lệnh bưng bít tin tức. Nhưng càng ngày tình trạng của cô ấy càng xấu đi. Thầy thuốc nói rằng, cô ấy có thể ra đi bất cứ lúc nào. Nếu cô ấy chết, sẽ không thể giấu giếm được tin này nữa.
Kháp Na giật mình ngẩng lên, ánh mắt ngập nỗi lo sợ:
- Đại ca, nếu cô ấy qua đời, quan hệ giữa Sakya và Shalu sẽ chấm dứt, thậm chí Jichoi sẽ nghi ngờ chúng ta đã hãm hại cô ấy.
Bát Tư Ba cười chua chát:
- Đệ nói đúng. Mối quan hệ mà chúng ta mất bao công sức để gây dựng với các vạn hộ hầu ở Hậu Tạng có lẽ cũng...
- Và còn cả kế hoạch xây dựng thành trì mới cho giáo phái mà đại ca đã trù bị từ rất lâu rồi nữa...
Kháp Na ngừng bặt, không sao thốt nên lời. Bát Tư Ba khép hờ đôi mắt, gật đầu bất lực.
Tôi hóa thành người, nhẹ nhàng đến bên anh em họ:
- Để tôi thử xem sao.
Bát Tư Ba mở mắt, Kháp Na hớn hở nắm chặt tay tôi:
- Tiểu Lam, em có cách ư?
- Em có thể truyền linh khí cho cô ấy.
Kháp Na sững sờ, nhìn xoáy vào tôi:
- Tiểu Lam, hãy nói thật cho ta biết, nếu truyền linh khí cho cô ấy, em sẽ ra sao?
Tôi cười buồn:
- Thực ra, không ai có thể cứu được người sắp chết. Số phận đã định, không ai cưỡng lại được. Dù em sẵn lòng hao tổn nguyên khí của mình, thậm chí chấp nhận rủi ro có thể bị đẩy trở lại nguyên hình, truyền linh khí đều đặn cho cô ấy hằng ngày thì nhiều nhất cũng chỉ có thể kéo dài sự sống của cô ấy thêm hai, ba năm.
- Không được!
Cả hai đồng thanh phản đối. Họ nhìn nhau rồi nhanh chóng nhìn đi chỗ khác.
Tôi thấy khó xử:
- Nhưng không thể để cô ấy chết!
- Em càng không thể!
=== ====== ====== ====== ====== ====== ===
[1] Trong tiếng Tạng có nghĩa là “quan lớn”, là viên quan do người Mông Cổ cử đến các vùng thuộc địa để quản lý các công việc hành chính.
Tác giả :
Chương Xuân Di