Đức Phật Và Nàng: Hoa Sen Xanh
Quyển 2 - Chương 88: Đợi chờ lặng lẽ
“Thật giả, đúng sai vốn rõ ràng,
Học giả xét suy chẳng ngỡ ngàng;
Nước hòa trong sữa, người đành chịu,
Chim chàng nghịch uống chẳng hoang mang.”
Năm 1263 – tức năm Quý Hợi, Âm Thủy theo lịch Tạng – tức niên hiệu Cảnh Định thứ tư, nhà Tống – tức niên hiệu Trung Thống thứ tư, Mông Cổ, Hốt Tất Liệt.
Bát Tư Ba hai mươi chín tuổi, Kháp Na hai mươi lăm tuổi, Chân Kim hai mươi tuổi.
- Nghỉ tay uống chút trà rồi nghỉ ngơi đi thôi. – Tôi đặt chèn trà trước mặt Bát Tư Ba khi chàng vẫn đang miệt mài ghi chép, dịu dàng bảo. – Khuya rồi đó, chàng hãy nghỉ đi.
- Ban ngày có nhiều việc phải xử lý nên ta chỉ có thể dành thời gian buổi tối để nghiên cứu loại chữ Mông Cổ mới này.
Chàng gác bút, ngẩng lên và bắt gặp tôi trong dung mạo thiếu nữ, gương mặt lại ửng đỏ. Chàng cúi xuống, nhấp một ngụm trà:
- Đế quốc Mông Cổ rộng lớn của Đại hãn có rất nhiều tộc người quần cư: người Mông Cổ, người Kim, người Hán, người Khiết Đan, người Tây Hạ, người Uyghur và cả người Tufan… Ngôn ngữ, chữ viết của chừng ấy dân tộc đan xen vào nhau trong quá trính giao lưu trao đổi, quả thực rất hỗn độn, phức tạp.
Lúc này đang là đầu tháng Sáu, thời tiết có chút oi bức, tôi phe phẩy quạt cho chàng, gật đầu tán đồng:
- Đúng thế. Mỗi lần ban chiếu thư, Hốt Tất Liệt lại phải dùng đến bảy, tám loại chữ viết. Chỉ trong một khu vực nhỏ mà có biết bao ngôn ngữ khác nhau, người dân khó lòng giao lưu, trao đổi.
- Sau khi đến đất Hán, nhận thấy kinh tế, lịch sử, văn hóc của người Hán đều phát triển, tiến bộ hơn những dân tộc khác, Đại hãn hạ lệnh phiên dịch các thư tịch của người Hán, nhưng một vấn đề hết sức nan giả đã xuất hiện. – Giọng chàng thâm trầm, khoan thai, êm dịu. – Chữ Mông Cổ - Uyghur – mà người Mông Cổ hiện đang sử dụng là kiểu chữ viết Uyghur dùng để ghi lại tiếng nói của người Mông Cổ nên độ chính xác không cao và ký tự thì quá ít. Nếu dùng loại chữ này để phiên dịch thư tịch chứ Hán thì không những nguyên văn không được bảo toàn mà âm đọc cũng trúc trắc, khó nghe, khó nói, thậm chí có thể gây ra hiện tượng sai lệch, không đúng nghĩa. Bởi vậy, Đại hãn trông đợi thứ ngôn ngữ mà người Mông Cổ và các dân tộc khác đều có thể sử dụng.
- Vậy thì khó quá.
Tôi vừa quạt cho chàng vừa than thở. Ba trăm nam tiếp xúc với loài người, tôi đã học được không ít ngôn ngữ và hiểu rằng, để có thể tìm ra một thứ ngôn ngữ chung, thông dụng trong hệ thống ngôn ngữ vô cùng phong phú, khác biệt và phức tạp đó là điều không hề dễ dàng.
Chàng ngước nhìn những ngăn sách đầy chặt thư tịch Hán và Mông Cổ trên giá, gương mặt an nhiên, tĩnh tại tựa làn sương sớm trên đỉnh núi phía xa:
- Bởi vậy, chữ Mông Cổ mới mà ta sáng tạo ra là kiểu chữ viết dựa trên nền tảng của chữ Hán, kết hợp với thói quen viết lách và đặc điểm phát âm của chữ Hán, chữ Mông Cổ và chữ Uyghur.
Chàng đã nỗ lực học tiếng Hán ngay từ khi còn ở Lương Châu. Đến nay, chàng đã có thể truyền giải kinh Bát Nhã và Nhân Minh học bằng tiếng Hán một cách lưu loát.
Tôi đăm chiêu suy nghĩ, ngón tay đưa lên mân mê lọn tóc màu lam một cách vô thức:
- Nhưng tiếng Tạng là cái chữ cái phiên âm, trong khi tiếng Hán lại là các nét chữ hợp lại thành hình vuông, hai ngôn ngữ này hoàn toàn khác nhau. Để tìm ra một thứ văn tự có thể chuyển dịch hai loại ngôn ngữ này cho nhau thì còn khó hơn cả lên trời.
- Nên phải có cách hữu hiệu nào đó để ghi lại tiếng Hán bằng chữ cái tiếng Tạng. Đến nay, ta đã tìm ra một số quy luật. – Chàng đặt ngón tay vào huyệt thái dương, ấn khẽ, đầu ngã lên gối tựa, mắt khép hờ, chừng như đã thấm mệt. – ta hy vọng hệ thống chữ viết mới này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho công việc dịch thuật thư tịch bằng chữ Hán.
Tôi bước lại gần, định bóp vai cho chàng nhưng chợt nhớ ra, tôi vẫn phải đứng cách xa chàng chừng một cánh tay nữa, đành ngập ngừng lùi lại một bước, dặn lòng kiềm chế ước muốn, khao khát được chăm sóc chàng. Tôi xót xa khi thấy vẻ mặt mệt mỏi của chàng:
- Nhưng cũng không nên vì thế mà lao lực, quá sức như vậy. Mỗi ngày chàng chỉ ngủ hai, ba canh giờ, tình trạng này mà cứ tiếp tục kéo dài, chàng sẽ ốm mất. Chàng cũng đâu có khỏe mạnh gì cho cam.
Chàng mỉm cười hồn hậu, quay lại nhìn tôi, gương mặt đỏ như gấc chín:
- Ta không sao. À phải rồi, em vừa ở chỗ Kháp Na về, sức khỏe của đệ ấy dạo này thế nào? Hơn nửa năm vẫn chưa chịu về Yên Kinh là cớ làm sao?
- Cậu ấy khá hơn nhiều rồi nhưng chứng ho khan đã thành bệnh mãn tính, nhất là vào những ngày thởi tiết hanh khô, cậu ấy càng ho dữ. Còn về tinh thần thì cũng khá hơn so với thời gian đầu khi Mukaton mới mất, cậu ấy đã chịu cười và ít uống rượ hơn.
Tôi khẽ ngừng lại, đắn đo:
- Nhưng cậu ấy chưa muốn về Yên Kinh, bảo rằng một thời gian nữa hãy hay.
Thực ra, câu nói nguyên văn của Kháp Na là:
- Khi nào em và đại ca có tin vui, ta sẽ về kinh.
Khi nói câu đó, nụ cười nhẹ thoáng trên môi Kháp Na, lúm đồng tiền ẩn hiện nhưng trong đáy mắt cậu ấy, có chút gì long lanh như ngấn nước. Lẽ ra tôi nên vui mới phải, nhưng câu nói của cậu ấy khiến tôi không sao vui nổi. Nụ cười gắng gượng che lấp nỗi buồn của Kháp Na như tàn lửa âm ỉ thiêu đốt tim gan tôi, để lại vết sẹo mãi chẳng chịu lành.
Bát Tư Ba khẽ chau mày, bực mình đặt cuốn sách xuống bàn:
- Đệ ấy không chịu về là muốn tránh mặt ta.
Tôi ngạc nhiên:
- Vì sao?
Chàng khẽ hậm hực, bàn tay cầm bút lông siết chặt, giọng nói có chút gay gắt:
- Đệ ấy sợ ta bắt đệ ấy cưới vợ.
Giờ đây, khi cả hai người vợ đều qua đời, vấn đề con cái lại trở nên bức thiết và Kháp Na thì đang cố gắng để tránh né nó. Tôi thở dài, Bát Tư Ba quả là rất hiểu em trai mình.
Thực ra, Kháp Na đã tâm sự với tôi về chuyện này.
Tối hôm đó, khi tôi truyền đạt lại lời của Bát Tư Ba, bảo rằng muốn Kháp Na về kinh, Kháp Na lắc đầu:
- Nếu ta về đó, đại ca nhất định sẽ lại ép ta cưới vợ. – Cậu ấy thở dài, nỗi phiền muộn ngập trong mắt. – Tuy đại ca vì ta mới làm vậy nhưng ta biết, trong long fhuynh ấy, giáo phái quan trọng hơn nhiều.
Tôi đáp:
- Bây giờ cậu đã trở thành người độc thân, cậu lấy vợ cũng đâu có sao.
Kháp Na bực bội ngắt lời tôi:
- Ta sẽ không cưới.
Ngừng lại một lát, cậu ấy đẩy cặp mắt long lanh đến chói mắt về phía tôi:
- Tiểu Lam, ta đã hứa sẽ giúp em, và đây là cách của ta.
Chợt nhớ đến cuộc trò chuyện giữa hai anh em họ, tôi lắc đầu, buồn muốn khóc:
- Kháp Na ơi, nếu vì tác hợp cho chúng tôi ở bên nhau mà cậu phải đánh đổi bằng việc tuyệt tự tuyệt tôn, tôi không hề muốn. Cậu đừng vì tôi mà hy sinh cuộc đời như vậy.
Kháp Na đưa tay lên lau nước mắt cho tôi, dịu dàng an ủi:
- Hãy tin ta, đại ca sẽ yêu em, nhưng hiện giờ huynh ấy vẫn chưa tháo gỡ hết những chướng ngại mà thân phận đặc biệt của huynh ấy tạo nên trong lòng huynh ấy. ta chẳng qua chỉ thúc đẩy cho quá trình ấy diễn ra nhanh hơn, cổ vũ để huynh ấy có thêm dũng khí mà thôi.
Rồi cậu ấy ngước nhìn bầu trời đêm thanh tịnh ngoài cửa sổ, giọng nói bảng lảng như thể từ nơi xa xăm nào vọng lại:
- Tiểu Lam à, em hãy giúp ta, sinh hạ người kế thừa giáo phái Sakya, được không?
Học giả xét suy chẳng ngỡ ngàng;
Nước hòa trong sữa, người đành chịu,
Chim chàng nghịch uống chẳng hoang mang.”
Năm 1263 – tức năm Quý Hợi, Âm Thủy theo lịch Tạng – tức niên hiệu Cảnh Định thứ tư, nhà Tống – tức niên hiệu Trung Thống thứ tư, Mông Cổ, Hốt Tất Liệt.
Bát Tư Ba hai mươi chín tuổi, Kháp Na hai mươi lăm tuổi, Chân Kim hai mươi tuổi.
- Nghỉ tay uống chút trà rồi nghỉ ngơi đi thôi. – Tôi đặt chèn trà trước mặt Bát Tư Ba khi chàng vẫn đang miệt mài ghi chép, dịu dàng bảo. – Khuya rồi đó, chàng hãy nghỉ đi.
- Ban ngày có nhiều việc phải xử lý nên ta chỉ có thể dành thời gian buổi tối để nghiên cứu loại chữ Mông Cổ mới này.
Chàng gác bút, ngẩng lên và bắt gặp tôi trong dung mạo thiếu nữ, gương mặt lại ửng đỏ. Chàng cúi xuống, nhấp một ngụm trà:
- Đế quốc Mông Cổ rộng lớn của Đại hãn có rất nhiều tộc người quần cư: người Mông Cổ, người Kim, người Hán, người Khiết Đan, người Tây Hạ, người Uyghur và cả người Tufan… Ngôn ngữ, chữ viết của chừng ấy dân tộc đan xen vào nhau trong quá trính giao lưu trao đổi, quả thực rất hỗn độn, phức tạp.
Lúc này đang là đầu tháng Sáu, thời tiết có chút oi bức, tôi phe phẩy quạt cho chàng, gật đầu tán đồng:
- Đúng thế. Mỗi lần ban chiếu thư, Hốt Tất Liệt lại phải dùng đến bảy, tám loại chữ viết. Chỉ trong một khu vực nhỏ mà có biết bao ngôn ngữ khác nhau, người dân khó lòng giao lưu, trao đổi.
- Sau khi đến đất Hán, nhận thấy kinh tế, lịch sử, văn hóc của người Hán đều phát triển, tiến bộ hơn những dân tộc khác, Đại hãn hạ lệnh phiên dịch các thư tịch của người Hán, nhưng một vấn đề hết sức nan giả đã xuất hiện. – Giọng chàng thâm trầm, khoan thai, êm dịu. – Chữ Mông Cổ - Uyghur – mà người Mông Cổ hiện đang sử dụng là kiểu chữ viết Uyghur dùng để ghi lại tiếng nói của người Mông Cổ nên độ chính xác không cao và ký tự thì quá ít. Nếu dùng loại chữ này để phiên dịch thư tịch chứ Hán thì không những nguyên văn không được bảo toàn mà âm đọc cũng trúc trắc, khó nghe, khó nói, thậm chí có thể gây ra hiện tượng sai lệch, không đúng nghĩa. Bởi vậy, Đại hãn trông đợi thứ ngôn ngữ mà người Mông Cổ và các dân tộc khác đều có thể sử dụng.
- Vậy thì khó quá.
Tôi vừa quạt cho chàng vừa than thở. Ba trăm nam tiếp xúc với loài người, tôi đã học được không ít ngôn ngữ và hiểu rằng, để có thể tìm ra một thứ ngôn ngữ chung, thông dụng trong hệ thống ngôn ngữ vô cùng phong phú, khác biệt và phức tạp đó là điều không hề dễ dàng.
Chàng ngước nhìn những ngăn sách đầy chặt thư tịch Hán và Mông Cổ trên giá, gương mặt an nhiên, tĩnh tại tựa làn sương sớm trên đỉnh núi phía xa:
- Bởi vậy, chữ Mông Cổ mới mà ta sáng tạo ra là kiểu chữ viết dựa trên nền tảng của chữ Hán, kết hợp với thói quen viết lách và đặc điểm phát âm của chữ Hán, chữ Mông Cổ và chữ Uyghur.
Chàng đã nỗ lực học tiếng Hán ngay từ khi còn ở Lương Châu. Đến nay, chàng đã có thể truyền giải kinh Bát Nhã và Nhân Minh học bằng tiếng Hán một cách lưu loát.
Tôi đăm chiêu suy nghĩ, ngón tay đưa lên mân mê lọn tóc màu lam một cách vô thức:
- Nhưng tiếng Tạng là cái chữ cái phiên âm, trong khi tiếng Hán lại là các nét chữ hợp lại thành hình vuông, hai ngôn ngữ này hoàn toàn khác nhau. Để tìm ra một thứ văn tự có thể chuyển dịch hai loại ngôn ngữ này cho nhau thì còn khó hơn cả lên trời.
- Nên phải có cách hữu hiệu nào đó để ghi lại tiếng Hán bằng chữ cái tiếng Tạng. Đến nay, ta đã tìm ra một số quy luật. – Chàng đặt ngón tay vào huyệt thái dương, ấn khẽ, đầu ngã lên gối tựa, mắt khép hờ, chừng như đã thấm mệt. – ta hy vọng hệ thống chữ viết mới này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho công việc dịch thuật thư tịch bằng chữ Hán.
Tôi bước lại gần, định bóp vai cho chàng nhưng chợt nhớ ra, tôi vẫn phải đứng cách xa chàng chừng một cánh tay nữa, đành ngập ngừng lùi lại một bước, dặn lòng kiềm chế ước muốn, khao khát được chăm sóc chàng. Tôi xót xa khi thấy vẻ mặt mệt mỏi của chàng:
- Nhưng cũng không nên vì thế mà lao lực, quá sức như vậy. Mỗi ngày chàng chỉ ngủ hai, ba canh giờ, tình trạng này mà cứ tiếp tục kéo dài, chàng sẽ ốm mất. Chàng cũng đâu có khỏe mạnh gì cho cam.
Chàng mỉm cười hồn hậu, quay lại nhìn tôi, gương mặt đỏ như gấc chín:
- Ta không sao. À phải rồi, em vừa ở chỗ Kháp Na về, sức khỏe của đệ ấy dạo này thế nào? Hơn nửa năm vẫn chưa chịu về Yên Kinh là cớ làm sao?
- Cậu ấy khá hơn nhiều rồi nhưng chứng ho khan đã thành bệnh mãn tính, nhất là vào những ngày thởi tiết hanh khô, cậu ấy càng ho dữ. Còn về tinh thần thì cũng khá hơn so với thời gian đầu khi Mukaton mới mất, cậu ấy đã chịu cười và ít uống rượ hơn.
Tôi khẽ ngừng lại, đắn đo:
- Nhưng cậu ấy chưa muốn về Yên Kinh, bảo rằng một thời gian nữa hãy hay.
Thực ra, câu nói nguyên văn của Kháp Na là:
- Khi nào em và đại ca có tin vui, ta sẽ về kinh.
Khi nói câu đó, nụ cười nhẹ thoáng trên môi Kháp Na, lúm đồng tiền ẩn hiện nhưng trong đáy mắt cậu ấy, có chút gì long lanh như ngấn nước. Lẽ ra tôi nên vui mới phải, nhưng câu nói của cậu ấy khiến tôi không sao vui nổi. Nụ cười gắng gượng che lấp nỗi buồn của Kháp Na như tàn lửa âm ỉ thiêu đốt tim gan tôi, để lại vết sẹo mãi chẳng chịu lành.
Bát Tư Ba khẽ chau mày, bực mình đặt cuốn sách xuống bàn:
- Đệ ấy không chịu về là muốn tránh mặt ta.
Tôi ngạc nhiên:
- Vì sao?
Chàng khẽ hậm hực, bàn tay cầm bút lông siết chặt, giọng nói có chút gay gắt:
- Đệ ấy sợ ta bắt đệ ấy cưới vợ.
Giờ đây, khi cả hai người vợ đều qua đời, vấn đề con cái lại trở nên bức thiết và Kháp Na thì đang cố gắng để tránh né nó. Tôi thở dài, Bát Tư Ba quả là rất hiểu em trai mình.
Thực ra, Kháp Na đã tâm sự với tôi về chuyện này.
Tối hôm đó, khi tôi truyền đạt lại lời của Bát Tư Ba, bảo rằng muốn Kháp Na về kinh, Kháp Na lắc đầu:
- Nếu ta về đó, đại ca nhất định sẽ lại ép ta cưới vợ. – Cậu ấy thở dài, nỗi phiền muộn ngập trong mắt. – Tuy đại ca vì ta mới làm vậy nhưng ta biết, trong long fhuynh ấy, giáo phái quan trọng hơn nhiều.
Tôi đáp:
- Bây giờ cậu đã trở thành người độc thân, cậu lấy vợ cũng đâu có sao.
Kháp Na bực bội ngắt lời tôi:
- Ta sẽ không cưới.
Ngừng lại một lát, cậu ấy đẩy cặp mắt long lanh đến chói mắt về phía tôi:
- Tiểu Lam, ta đã hứa sẽ giúp em, và đây là cách của ta.
Chợt nhớ đến cuộc trò chuyện giữa hai anh em họ, tôi lắc đầu, buồn muốn khóc:
- Kháp Na ơi, nếu vì tác hợp cho chúng tôi ở bên nhau mà cậu phải đánh đổi bằng việc tuyệt tự tuyệt tôn, tôi không hề muốn. Cậu đừng vì tôi mà hy sinh cuộc đời như vậy.
Kháp Na đưa tay lên lau nước mắt cho tôi, dịu dàng an ủi:
- Hãy tin ta, đại ca sẽ yêu em, nhưng hiện giờ huynh ấy vẫn chưa tháo gỡ hết những chướng ngại mà thân phận đặc biệt của huynh ấy tạo nên trong lòng huynh ấy. ta chẳng qua chỉ thúc đẩy cho quá trình ấy diễn ra nhanh hơn, cổ vũ để huynh ấy có thêm dũng khí mà thôi.
Rồi cậu ấy ngước nhìn bầu trời đêm thanh tịnh ngoài cửa sổ, giọng nói bảng lảng như thể từ nơi xa xăm nào vọng lại:
- Tiểu Lam à, em hãy giúp ta, sinh hạ người kế thừa giáo phái Sakya, được không?
Tác giả :
Chương Xuân Di