Đức Phật Và Nàng: Hoa Sen Xanh
Quyển 2 - Chương 77
Vì không muốn hao tổn linh khí, tôi chỉ biến thành người khi đứng chờ Bát Tư Ba trên đỉnh núi. Sau ba trăm năm sống kiếp hồ ly, tôi rất khó để bắt nhịp làm quen với hình hài con người và đời sống của con người. Vả lại, dù là ở phủ Quốc sư của Bát Tư Ba hay phủ Bạch Lan Vương của Kháp Na, tôi đều không thể xuất hiện trong vóc dáng của một con người. Vì với mái tóc và đôi mắt màu lam, rất có thể người ta sẽ cho rằng tôi là yêu quái. Hơn nữa, việc một cô gái như tôi có mặt trong Vương phủ, chắc chắn sẽ gây rắc rối cho hai anh em họ.
Nền trời xanh thẫm đã được tô điểm bởi quầng mây rực rỡ nơi đường chân trời, hơi thở ấm nồng của non nước hữu tình theo gió nhẹ lan tới, những con ngựa sắt treo trên mái đình lanh canh, rộn rã, tôi gật đầu với cậu ấy trong bóng nắng hiền hòa cuối ngày. Cậu ấy cười rạng rỡ, lúm đồng tiền lấp ló trên gương mặt tuấn tú. Tôi không thể từ chối cậu ấy bất cứ điều gì, vì tôi hiểu, cậu ấy đã rất khổ sở, hiếm có điều gì mang lại niềm vui cho cậu ấy, tôi đâu nỡ nói “không” với cậu ấy.
Thế nên, buổi tối hôm sinh nhật Kháp Na, khi chỉ có hai chúng tôi trong phòng, tôi đã vận y phục màu lam thêu hoa mai trắng, đeo thắt lưng lụa màu trắng viền kim tuyến, chân đi giày thêu hoa trên nền vải xanh nước biển, yểu điệu thục nữ đứng trước mặt cậu ấy.
Niềm vui ngập tràn trong mắt Kháp Na, đôi mắt long lanh, rạng rỡ, cậu ấy bất giác nắm lấy tay tôi:
- Tiểu Lam, em đẹp lắm!
Rồi như bất chợt nhớ ra điều gì, cậu ấy lôi trong áo ra một túi vải nhỏ, bên trong là sợi dây buộc tóc cậu ấy đã dành được trong dịp Tết Nguyên tiêu và tặng cho tôi. Cậu ấy nở nụ cười như gió xuân ấm ap, vẻ mặt rạng ngời niềm vui:
- Em bảo ta giữ gìn nó. Nào, em buộc lên đi.
Tôi cầm lấy sợ dây, tay vụng về không biết phải xử lý ra sao, cậu ấy thở dài, khiển trách:
- Em hóa thành người đã lâu vậy rồi mà vẫn không thạo mấy việc của phụ nữ. Thôi, để ta giúp em.
Cậu ấy lấy ra trong ngăn tủ một chiếc lược sừng, bảo tôi ngồi xuống rồi đứng ra phía sau, chải tóc cho tôi. Động tác nhẹ nhàng, từ tốn, ánh mắt chăm chú như thể đang làm một việc hết sức trọng đại trong đời. Cậu ấy chải từ chân tóc xuống đến tận đuôi tóc, nhẹ nhàng, mềm mượt. Mái tóc màu lam của tôi sau khi được chỉnh trang tươm tất trở nên óng mượt, lóng lánh lạ thường. Sợi dây được kết thành hình bươm bướm, cài gọn gàng trên tóc, xinh xắn mà ngộ nghĩnh.
Đuôi sam của cậu ấy thả xuống bên ngực trái, ngực phải lơ thơ mấy lọn tóc dài, đen bóng. Lúc cậu ấy cúi thấp xuống, tóc cậu ấy xòa trước mặt tôi, cảm giác gai gai, mềm mại. Một ý nghĩ kỳ quặc chợt lóe lên trong đầu tôi, không biết chạm vào mái tóc đen như mun ấy sẽ có cảm giác thế nào nhỉ? Hẳn là rất mềm mại. Rồi không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, tôi đưa tay chạm vào đuôi sam của cậu ấy. Cảm giác khi chạm vào tóc cậu ấy rất tuyệt, êm ái vô chừng.
Cánh tay cầm chiếc lược của cậu ấy bỗng nhiên sững lại, lơ lửng giữa không trung, cậu ấy cụp mắt xuống, hàng mi dài rung động.
Tôi cười:
- Kháp Na à, tóc cậu mềm lắm!
Cậu ấy ngẩng lên nhìn tôi, sóng mắt chứa chan, dìu dặt, hai má bỗng đổ ửng, giọng nói trở nên run rẩy:
- Tiểu Lam...
Tôi hân hoan tưởng tượng:
- Tiếc là Lâu Cát xuất gia mất rồi, không biết nếu để tóc dài, tóc của cậu ấy có mượt mà như thế này không?
Kháp Na sững lại, ánh mắt thoáng nét buồn. Cậu ấy quay mặt đi, hít một hơi thật sâu, rồi lại gần chiếc tủ, lấy ra một bình rượu với hai cái chén:
- Hôm nay sinh nhật ta, em uống với ta nhé!
Tôi lè lưỡi:
- Không được đâu. Cậu quên rồi sao, hồi sinh nhật cậu hai mươi tuổi, tôi uống rượu với cậu rồi say khướt, sau đó còn làm chuyện đáng xấu hổ đó nữa.
Hôm đó là ngày đầu tiên tôi biến thành người. Lúc ấy tôi đã xuất hiện trước măt cậu ấy mà trên người không có một mảnh vải che thân, bây giờ nghĩ lại vẫn còn thấy xấu hổ. Cậu ấy dường như cũng nhớ tới điều gì, hai má đỏ ửng, nhưng lại tủm tỉm cười.
Cậu ấy rót đầy hai chén, đặt một chén trước mặt tôi, chén còn lại, cậu ấy ngửa cổ dốc cạn:
- Hôm nay ta rất vui, em chịu khó uống với ta một chút thôi cũng được.
Tôi đang nghĩ cách để từ chối thì bỗng nghe thấy có tiếng gõ cửa khe khẽ, sau đó là giọng nói dè dặt của Mukaton:
- Kháp Na, là thiếp, chàng mở cửa được không?
Kháp Na biến sắc mặt, nghiêm giọng từ chối:
- Công chúa, ta đi nghỉ rồi.
Mukaton đã thôi hung hăng từ lâu nên giọng nói lấy lòng vừa như van nài:
- Kháp Na à, hôm nay là sinh nhật lần thứ hai mươi tư của chàng, thiếp chỉ muốn nói lời chúc mừng sinh nhật chàng thôi mà.
Kháp Na lịch sự cảm ơn, Mukaton tiếp tục gõ cửa:
- Chàng mở cửa cho thiếp được không? Thiếp... thiếp muốn tặng quà cho chàng.
Kháp Na vẫn không chịu mở cửa:
- Quà mừng của Công chúa hẳn là rất quý giá, xin cứ giao cho người hầu cận của ta là được. Hôm khác ta sẽ đến cảm tạ Công chúa.
Mukaton im lặng hồi lâu mới khẻ buông tiếng thở dài:
- Thiếp đã nghĩ rất lâu, biết rằng chàng không cần tiền, ngoài sách ra chàng không yêu thích thứ gì cả, dù món quà có quý giá đến chàng cũng không coi trọng. Nên thiếp đã tự tay làm món quà này. Đây là lần đầu tiên trong đời thiếp khâu vá, đường kim mũi chỉ không được nuột nà, thẳng thớm, chắc là chàng sẽ không thích đâu. Nhưng hãy xem đây là chút tâm ý của thiếp.
Tiếng bước chân Mukaton xa dần, Kháp Na khi ấy mới ra mở cửa. Trên nền đất là đôi giày nam mới tinh.
Dưới ánh nến, Kháp Na dốc cạn hết ly rượu này đến ly rượu khác, ánh mắt không rời khỏi đôi giày vải trên bàn. Quả thật không đẹp, tuy được may bằng loại vải cao cấp và mũi giày được gắn viên ngọc thúy thượng hạng nhưng đường may cẩu thả, mũi chỉ lộ cả ra ngoài, thậm chí hai chiếc không đều nhau, chiếc ngắn chiếc dài. Mặt trong của đế giày lốm đốm những vệt màu đỏ sẫm, là vết máu khô. Có thể thấy, Mukaton đã rất khổ công khi gắn đế giày.
Kháp Na nhấc chiếc giày lên, lật qua lật lại, lắc đầu, cười buồn:
- Không ngờ cô ấy cũng biết khâu giày.
Tôi thở dài:
- Những ngày qua cô ấy đã thay đổi rất nhiều, không đánh mắng người khác tùy tiện như trước đây nữa.
- Ta biết. – Kháp Na lẳng lặng uống tiếp vài ly rượu nữa, mặt đỏ gay. – Nhưng lòng ta đã nguội lạnh từ lâu, dù thế nào ta cũng không sao đối diện được với cô ấy.
Tôi đứng lên, định bụng giằng lấy ly rượu trong tay cậu ấy:
- Đừng uống nữa, cậu say rồi.
Đôi tay của Kháp Na bỗng nắm chặt lấy cổ tay tôi, cậu ấy ngước đôi mắt mông lung nhìn tôi. Ngọn nến lung linh bập bùng, chiếu rọi làn da căng bóng của cậu ấy, đôi đồng tử long lanh gắn chặt vào tôi:
- Tiểu Lam, hãy để ta say một lần này thôi. Chỉ khi say, ta mới dám thổ lộ lòng mình.
Nền trời xanh thẫm đã được tô điểm bởi quầng mây rực rỡ nơi đường chân trời, hơi thở ấm nồng của non nước hữu tình theo gió nhẹ lan tới, những con ngựa sắt treo trên mái đình lanh canh, rộn rã, tôi gật đầu với cậu ấy trong bóng nắng hiền hòa cuối ngày. Cậu ấy cười rạng rỡ, lúm đồng tiền lấp ló trên gương mặt tuấn tú. Tôi không thể từ chối cậu ấy bất cứ điều gì, vì tôi hiểu, cậu ấy đã rất khổ sở, hiếm có điều gì mang lại niềm vui cho cậu ấy, tôi đâu nỡ nói “không” với cậu ấy.
Thế nên, buổi tối hôm sinh nhật Kháp Na, khi chỉ có hai chúng tôi trong phòng, tôi đã vận y phục màu lam thêu hoa mai trắng, đeo thắt lưng lụa màu trắng viền kim tuyến, chân đi giày thêu hoa trên nền vải xanh nước biển, yểu điệu thục nữ đứng trước mặt cậu ấy.
Niềm vui ngập tràn trong mắt Kháp Na, đôi mắt long lanh, rạng rỡ, cậu ấy bất giác nắm lấy tay tôi:
- Tiểu Lam, em đẹp lắm!
Rồi như bất chợt nhớ ra điều gì, cậu ấy lôi trong áo ra một túi vải nhỏ, bên trong là sợi dây buộc tóc cậu ấy đã dành được trong dịp Tết Nguyên tiêu và tặng cho tôi. Cậu ấy nở nụ cười như gió xuân ấm ap, vẻ mặt rạng ngời niềm vui:
- Em bảo ta giữ gìn nó. Nào, em buộc lên đi.
Tôi cầm lấy sợ dây, tay vụng về không biết phải xử lý ra sao, cậu ấy thở dài, khiển trách:
- Em hóa thành người đã lâu vậy rồi mà vẫn không thạo mấy việc của phụ nữ. Thôi, để ta giúp em.
Cậu ấy lấy ra trong ngăn tủ một chiếc lược sừng, bảo tôi ngồi xuống rồi đứng ra phía sau, chải tóc cho tôi. Động tác nhẹ nhàng, từ tốn, ánh mắt chăm chú như thể đang làm một việc hết sức trọng đại trong đời. Cậu ấy chải từ chân tóc xuống đến tận đuôi tóc, nhẹ nhàng, mềm mượt. Mái tóc màu lam của tôi sau khi được chỉnh trang tươm tất trở nên óng mượt, lóng lánh lạ thường. Sợi dây được kết thành hình bươm bướm, cài gọn gàng trên tóc, xinh xắn mà ngộ nghĩnh.
Đuôi sam của cậu ấy thả xuống bên ngực trái, ngực phải lơ thơ mấy lọn tóc dài, đen bóng. Lúc cậu ấy cúi thấp xuống, tóc cậu ấy xòa trước mặt tôi, cảm giác gai gai, mềm mại. Một ý nghĩ kỳ quặc chợt lóe lên trong đầu tôi, không biết chạm vào mái tóc đen như mun ấy sẽ có cảm giác thế nào nhỉ? Hẳn là rất mềm mại. Rồi không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, tôi đưa tay chạm vào đuôi sam của cậu ấy. Cảm giác khi chạm vào tóc cậu ấy rất tuyệt, êm ái vô chừng.
Cánh tay cầm chiếc lược của cậu ấy bỗng nhiên sững lại, lơ lửng giữa không trung, cậu ấy cụp mắt xuống, hàng mi dài rung động.
Tôi cười:
- Kháp Na à, tóc cậu mềm lắm!
Cậu ấy ngẩng lên nhìn tôi, sóng mắt chứa chan, dìu dặt, hai má bỗng đổ ửng, giọng nói trở nên run rẩy:
- Tiểu Lam...
Tôi hân hoan tưởng tượng:
- Tiếc là Lâu Cát xuất gia mất rồi, không biết nếu để tóc dài, tóc của cậu ấy có mượt mà như thế này không?
Kháp Na sững lại, ánh mắt thoáng nét buồn. Cậu ấy quay mặt đi, hít một hơi thật sâu, rồi lại gần chiếc tủ, lấy ra một bình rượu với hai cái chén:
- Hôm nay sinh nhật ta, em uống với ta nhé!
Tôi lè lưỡi:
- Không được đâu. Cậu quên rồi sao, hồi sinh nhật cậu hai mươi tuổi, tôi uống rượu với cậu rồi say khướt, sau đó còn làm chuyện đáng xấu hổ đó nữa.
Hôm đó là ngày đầu tiên tôi biến thành người. Lúc ấy tôi đã xuất hiện trước măt cậu ấy mà trên người không có một mảnh vải che thân, bây giờ nghĩ lại vẫn còn thấy xấu hổ. Cậu ấy dường như cũng nhớ tới điều gì, hai má đỏ ửng, nhưng lại tủm tỉm cười.
Cậu ấy rót đầy hai chén, đặt một chén trước mặt tôi, chén còn lại, cậu ấy ngửa cổ dốc cạn:
- Hôm nay ta rất vui, em chịu khó uống với ta một chút thôi cũng được.
Tôi đang nghĩ cách để từ chối thì bỗng nghe thấy có tiếng gõ cửa khe khẽ, sau đó là giọng nói dè dặt của Mukaton:
- Kháp Na, là thiếp, chàng mở cửa được không?
Kháp Na biến sắc mặt, nghiêm giọng từ chối:
- Công chúa, ta đi nghỉ rồi.
Mukaton đã thôi hung hăng từ lâu nên giọng nói lấy lòng vừa như van nài:
- Kháp Na à, hôm nay là sinh nhật lần thứ hai mươi tư của chàng, thiếp chỉ muốn nói lời chúc mừng sinh nhật chàng thôi mà.
Kháp Na lịch sự cảm ơn, Mukaton tiếp tục gõ cửa:
- Chàng mở cửa cho thiếp được không? Thiếp... thiếp muốn tặng quà cho chàng.
Kháp Na vẫn không chịu mở cửa:
- Quà mừng của Công chúa hẳn là rất quý giá, xin cứ giao cho người hầu cận của ta là được. Hôm khác ta sẽ đến cảm tạ Công chúa.
Mukaton im lặng hồi lâu mới khẻ buông tiếng thở dài:
- Thiếp đã nghĩ rất lâu, biết rằng chàng không cần tiền, ngoài sách ra chàng không yêu thích thứ gì cả, dù món quà có quý giá đến chàng cũng không coi trọng. Nên thiếp đã tự tay làm món quà này. Đây là lần đầu tiên trong đời thiếp khâu vá, đường kim mũi chỉ không được nuột nà, thẳng thớm, chắc là chàng sẽ không thích đâu. Nhưng hãy xem đây là chút tâm ý của thiếp.
Tiếng bước chân Mukaton xa dần, Kháp Na khi ấy mới ra mở cửa. Trên nền đất là đôi giày nam mới tinh.
Dưới ánh nến, Kháp Na dốc cạn hết ly rượu này đến ly rượu khác, ánh mắt không rời khỏi đôi giày vải trên bàn. Quả thật không đẹp, tuy được may bằng loại vải cao cấp và mũi giày được gắn viên ngọc thúy thượng hạng nhưng đường may cẩu thả, mũi chỉ lộ cả ra ngoài, thậm chí hai chiếc không đều nhau, chiếc ngắn chiếc dài. Mặt trong của đế giày lốm đốm những vệt màu đỏ sẫm, là vết máu khô. Có thể thấy, Mukaton đã rất khổ công khi gắn đế giày.
Kháp Na nhấc chiếc giày lên, lật qua lật lại, lắc đầu, cười buồn:
- Không ngờ cô ấy cũng biết khâu giày.
Tôi thở dài:
- Những ngày qua cô ấy đã thay đổi rất nhiều, không đánh mắng người khác tùy tiện như trước đây nữa.
- Ta biết. – Kháp Na lẳng lặng uống tiếp vài ly rượu nữa, mặt đỏ gay. – Nhưng lòng ta đã nguội lạnh từ lâu, dù thế nào ta cũng không sao đối diện được với cô ấy.
Tôi đứng lên, định bụng giằng lấy ly rượu trong tay cậu ấy:
- Đừng uống nữa, cậu say rồi.
Đôi tay của Kháp Na bỗng nắm chặt lấy cổ tay tôi, cậu ấy ngước đôi mắt mông lung nhìn tôi. Ngọn nến lung linh bập bùng, chiếu rọi làn da căng bóng của cậu ấy, đôi đồng tử long lanh gắn chặt vào tôi:
- Tiểu Lam, hãy để ta say một lần này thôi. Chỉ khi say, ta mới dám thổ lộ lòng mình.
Tác giả :
Chương Xuân Di