Đông Phương Giáo Chủ Đến Dị Giới
Chương 43: Đinh Thục Nghi đi đâu
Thần Quyết cung.
Còn 3 tháng nữa là đến thời gian các chủ điện trao đổi vũ kỹ, khi đó vũ kỹ đường sẽ mở cho các đệ tử điện khác tự do vào tìm hiểu, song không phải dành cho tất cả đệ tử, mỗi điện sẽ chọn ra 10 người được đặc quyền tham gia. Lần này phương thức cạnh tranh là săn bắt yêu thú Mị Ảnh Thần Điêu- yêu thú đặc trưng của Lăng Hoàn quốc. Vì thế hiện tại đệ tử 4 điện thuộc Thần Quyết cung đang thi nhau chạy đến Lăng Hoàn quốc, hy vọng mình sẽ nằm trong danh sách 10 người đầu tiên bắt được Mị Ảnh Thần Điêu.
... ...
Đinh Thục Nghi cũng không có ở trong điện, nàng cũng không chạy đến Hoàn Lăng quốc. Vậy nàng ở đâu???
Hiện tại Đinh Thục Nghi đi cùng Lăng Lạc Trần và mấy vị bằng hữu của hắn đi qua các thành trì náo nhiệt của Cuồng Khuynh quốc. Chuyện này chỉ có cung chủ và mấy vị điện chủ là biết, còn các đệ tử khác chỉ hay là bọn họ đang bế quan tu luyện mà thôi.
Từ sạp hàng ven đường đến cửa hàng sang trọng, từ hàng bán đồ ăn đến ngọc ngà, đồ trang điểm, phấn son, y phục, không gì không có.... Trên đường ngựa xe đông đúc, người người vội vã... nam thanh nữ tú, quần là áo lụa, ăn mặc sang quý....
Quả không hổ danh là đại vương quốc, chỉ một trung đẳng thành trì đã phồn hoa như vậy. Nơi đây cũng có khá nhiều sản nghiệp của Thần Quyết cung, rải rác ở hầu hết các trung đẳng thành trì, thường là một hai cái tửu lâu hoặc khách điếm, làm ăn cũng khá được. Chưởng quầy, chưởng quỹ, chủ nhân ra mặt đều là đệ tử Chủ điện thuộc 4 điện: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, thực lực của bọn họ đều ở Thiên Huyền cảnh, đến tiểu nhị và Canh cửa cũng là cao thủ Ngự Thiên cảnh.
Do đó chỉ trừ kẻ không hiểu biết, còn lại chẳng ai dám đến gây sự, phá việc làm ăn buôn bán tương đối thuận lợi. Lăng Lạc Trần nói sản nghiệp tại Cuồng Khuynh quốc chiếm phân nửa mạch máu kinh tế của Thần Quyết cung, cung cấp lượng tiền tài cho chi tiêu trong môn phái bọn họ.
Xem ra cơ cấu cũng tương tự như Thần Nguyệt giáo của nàng ... có thực mới vực được đạo.
Đại vương quốc giàu có, lớn mạnh vậy mà còn chịu ảnh hưởng của Thần Quyết cung, quả không hổ là 1 trong 3 môn phái đứng đầu Thiên Huyền đại lục.
Tên của mấy chỗ này thường là Thanh Thanh tửu lâu, Bạch Bạch tửu lâu, Long Môn điếm, Hổ Môn điếm, .... Đinh Thục Nghi nghe xong không biết nói gì.
Được cái bọn họ đi đến những chỗ này, chỉ đưa ra thạch ấn đại biểu cho đệ tử Thần Quyết cung là được phục vụ chu đáo, lại không phải trả tiền. Phiền nỗi mấy vị đệ tử xa môn phái một thời gian túm được bọn họ là hỏi Đông, hỏi Tây, hỏi các vị điện chủ, hỏi đệ tử mới, lại kể chuyện mấy năm bọn họ ở đây, giới thiệu đặc sản, phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục.... Tóm lại là lỗ tai không được yên chút nào hết. Khác với đám đệ tử trên núi, mấy vị sư huynh, sư tỷ này không có bị ảnh hưởng chút nào bởi vẻ ngoài lạnh nhạt của Lăng Lạc Trần, không quản đối phương có nguyện ý nghe không cứ nói liên hồi. Cuối cùng phải đánh nhau một chập bọn họ mới chịu yên tĩnh một hồi.
Lăng Lạc Trần dẫn Đinh Thục Nghi đến Cuồng Khuynh quốc đương nhiên không phải làm quen với các vị đồng môn rời núi từ lâu, hay tìm hiểu sản nghiệp... mà là tìm nơi thích hợp cho nàng tu luyện thiên lực hệ Phong. Đám hảo bằng hữu ngây ngốc trong môn phái đã lâu, thấy thật buồn chán nên kiếm cớ đi theo, nói là ra ngoài lịch lãm, thu kinh nghiệm.
Tại Cuồng Khuynh quốc, không chỉ có núi có sông mà còn có biển, có đảo. Nghe nói Phong đảo ở vùng biển phía Đông thường xuyên có gió xoáy, do vậy rất ít thuyền bè qua lại. Mục tiêu lần này của hai người là đến Phong đảo, song không có truyền tống trận đến trực tiếp, nên bọn họ phải đi qua từng thành trì, tiện thể qua các vị sư huynh sư tỷ kia hỏi thông tin về Phong đảo, cách đi đến đó.
... ....
Đi qua 2 thành trì nữa, tiến về phía Đông là ra đến vùng biển Đông của Cuồng Khuynh quốc.
....
Sóng biển xanh biếc rì rầm vỗ vào bờ cát trắng, như vô tận vô cùng, từng đàn chim biển chao nghiêng bắt mồi. Xa xa là những con thuyền của ngư dân ra khơi trở về. Chiều xuống, mặt trời lặn xuống biển, nhuộm hồng một phương trời.
Cả đời trước cộng gần 20 năm đời này, đây là lần đầu tiên nàng được nhìn thấy biển xanh, sóng trắng, chỉ mải ngắm nhìn, tâm tình cũng nhẹ nhàng, vui tươi lên.
Nhìn từng con sóng nhấp nhô, Đinh Thục Nghi cảm xúc dâng trào, liền thốt lên phần lời đầu của khúc tiêu “ Bích Hải Triều sinh khúc” do Hoàng Dược Sư nghĩ ra. Nàng là nhìn thấy được lời cùng cầm phổ trong tàng thư các trên Hắc Mộc Nhai, song không hứng thú với cầm tiêu nên cũng chỉ là xem cho đỡ nhàm mà thôi.
“Dạt dào sóng biển nhấp nhô
Chút hơi nồng mặn gió xô bốn bề
Không gian như có hương mê
Chân đà ngại bước đường về muốn xa
Phương tây bóng ngả tà tà
Chim trời mỏi mệt là đà cánh nghiêng
Vô tâm gió vẫn triền miên
Biển ùa con nước vỗ miền cát hoang
Xuyến xao xin tiễn ngày tàn
Hoàng hôn vừa tắt trăng vàng đã treo
Biển đêm bóng khách vắng teo
Đại dương trơ trọi sóng reo ầm ì”
Lăng Lạc Trần thấy lời thơ, ý thơ thật hợp cảnh, hợp tình, hòa cùng tiếng sóng biển ngân vang, liền rút cây sáo ngọc ra thổi thành một khúc phổ nhạc cho lời thơ kia.
Còn 3 tháng nữa là đến thời gian các chủ điện trao đổi vũ kỹ, khi đó vũ kỹ đường sẽ mở cho các đệ tử điện khác tự do vào tìm hiểu, song không phải dành cho tất cả đệ tử, mỗi điện sẽ chọn ra 10 người được đặc quyền tham gia. Lần này phương thức cạnh tranh là săn bắt yêu thú Mị Ảnh Thần Điêu- yêu thú đặc trưng của Lăng Hoàn quốc. Vì thế hiện tại đệ tử 4 điện thuộc Thần Quyết cung đang thi nhau chạy đến Lăng Hoàn quốc, hy vọng mình sẽ nằm trong danh sách 10 người đầu tiên bắt được Mị Ảnh Thần Điêu.
... ...
Đinh Thục Nghi cũng không có ở trong điện, nàng cũng không chạy đến Hoàn Lăng quốc. Vậy nàng ở đâu???
Hiện tại Đinh Thục Nghi đi cùng Lăng Lạc Trần và mấy vị bằng hữu của hắn đi qua các thành trì náo nhiệt của Cuồng Khuynh quốc. Chuyện này chỉ có cung chủ và mấy vị điện chủ là biết, còn các đệ tử khác chỉ hay là bọn họ đang bế quan tu luyện mà thôi.
Từ sạp hàng ven đường đến cửa hàng sang trọng, từ hàng bán đồ ăn đến ngọc ngà, đồ trang điểm, phấn son, y phục, không gì không có.... Trên đường ngựa xe đông đúc, người người vội vã... nam thanh nữ tú, quần là áo lụa, ăn mặc sang quý....
Quả không hổ danh là đại vương quốc, chỉ một trung đẳng thành trì đã phồn hoa như vậy. Nơi đây cũng có khá nhiều sản nghiệp của Thần Quyết cung, rải rác ở hầu hết các trung đẳng thành trì, thường là một hai cái tửu lâu hoặc khách điếm, làm ăn cũng khá được. Chưởng quầy, chưởng quỹ, chủ nhân ra mặt đều là đệ tử Chủ điện thuộc 4 điện: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ, thực lực của bọn họ đều ở Thiên Huyền cảnh, đến tiểu nhị và Canh cửa cũng là cao thủ Ngự Thiên cảnh.
Do đó chỉ trừ kẻ không hiểu biết, còn lại chẳng ai dám đến gây sự, phá việc làm ăn buôn bán tương đối thuận lợi. Lăng Lạc Trần nói sản nghiệp tại Cuồng Khuynh quốc chiếm phân nửa mạch máu kinh tế của Thần Quyết cung, cung cấp lượng tiền tài cho chi tiêu trong môn phái bọn họ.
Xem ra cơ cấu cũng tương tự như Thần Nguyệt giáo của nàng ... có thực mới vực được đạo.
Đại vương quốc giàu có, lớn mạnh vậy mà còn chịu ảnh hưởng của Thần Quyết cung, quả không hổ là 1 trong 3 môn phái đứng đầu Thiên Huyền đại lục.
Tên của mấy chỗ này thường là Thanh Thanh tửu lâu, Bạch Bạch tửu lâu, Long Môn điếm, Hổ Môn điếm, .... Đinh Thục Nghi nghe xong không biết nói gì.
Được cái bọn họ đi đến những chỗ này, chỉ đưa ra thạch ấn đại biểu cho đệ tử Thần Quyết cung là được phục vụ chu đáo, lại không phải trả tiền. Phiền nỗi mấy vị đệ tử xa môn phái một thời gian túm được bọn họ là hỏi Đông, hỏi Tây, hỏi các vị điện chủ, hỏi đệ tử mới, lại kể chuyện mấy năm bọn họ ở đây, giới thiệu đặc sản, phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục.... Tóm lại là lỗ tai không được yên chút nào hết. Khác với đám đệ tử trên núi, mấy vị sư huynh, sư tỷ này không có bị ảnh hưởng chút nào bởi vẻ ngoài lạnh nhạt của Lăng Lạc Trần, không quản đối phương có nguyện ý nghe không cứ nói liên hồi. Cuối cùng phải đánh nhau một chập bọn họ mới chịu yên tĩnh một hồi.
Lăng Lạc Trần dẫn Đinh Thục Nghi đến Cuồng Khuynh quốc đương nhiên không phải làm quen với các vị đồng môn rời núi từ lâu, hay tìm hiểu sản nghiệp... mà là tìm nơi thích hợp cho nàng tu luyện thiên lực hệ Phong. Đám hảo bằng hữu ngây ngốc trong môn phái đã lâu, thấy thật buồn chán nên kiếm cớ đi theo, nói là ra ngoài lịch lãm, thu kinh nghiệm.
Tại Cuồng Khuynh quốc, không chỉ có núi có sông mà còn có biển, có đảo. Nghe nói Phong đảo ở vùng biển phía Đông thường xuyên có gió xoáy, do vậy rất ít thuyền bè qua lại. Mục tiêu lần này của hai người là đến Phong đảo, song không có truyền tống trận đến trực tiếp, nên bọn họ phải đi qua từng thành trì, tiện thể qua các vị sư huynh sư tỷ kia hỏi thông tin về Phong đảo, cách đi đến đó.
... ....
Đi qua 2 thành trì nữa, tiến về phía Đông là ra đến vùng biển Đông của Cuồng Khuynh quốc.
....
Sóng biển xanh biếc rì rầm vỗ vào bờ cát trắng, như vô tận vô cùng, từng đàn chim biển chao nghiêng bắt mồi. Xa xa là những con thuyền của ngư dân ra khơi trở về. Chiều xuống, mặt trời lặn xuống biển, nhuộm hồng một phương trời.
Cả đời trước cộng gần 20 năm đời này, đây là lần đầu tiên nàng được nhìn thấy biển xanh, sóng trắng, chỉ mải ngắm nhìn, tâm tình cũng nhẹ nhàng, vui tươi lên.
Nhìn từng con sóng nhấp nhô, Đinh Thục Nghi cảm xúc dâng trào, liền thốt lên phần lời đầu của khúc tiêu “ Bích Hải Triều sinh khúc” do Hoàng Dược Sư nghĩ ra. Nàng là nhìn thấy được lời cùng cầm phổ trong tàng thư các trên Hắc Mộc Nhai, song không hứng thú với cầm tiêu nên cũng chỉ là xem cho đỡ nhàm mà thôi.
“Dạt dào sóng biển nhấp nhô
Chút hơi nồng mặn gió xô bốn bề
Không gian như có hương mê
Chân đà ngại bước đường về muốn xa
Phương tây bóng ngả tà tà
Chim trời mỏi mệt là đà cánh nghiêng
Vô tâm gió vẫn triền miên
Biển ùa con nước vỗ miền cát hoang
Xuyến xao xin tiễn ngày tàn
Hoàng hôn vừa tắt trăng vàng đã treo
Biển đêm bóng khách vắng teo
Đại dương trơ trọi sóng reo ầm ì”
Lăng Lạc Trần thấy lời thơ, ý thơ thật hợp cảnh, hợp tình, hòa cùng tiếng sóng biển ngân vang, liền rút cây sáo ngọc ra thổi thành một khúc phổ nhạc cho lời thơ kia.
Tác giả :
Lăng Lạc Trần