Đồng Bệnh Tương Liên
Chương 4-2
Edit: Sa
Tôi lắc đầu không nói gì, bóng hai người chúng tôi kéo dài dưới ánh đèn đường, cơ thể tôi run rẩy dưới cái lạnh của đêm đông, Thẩm Khâm Tuyển nhìn tôi: “Đi uống cốc cà phê nóng nhé?”
Vào giờ này, quán cà phê đã vắng tanh, tôi cầm ly cacao nóng, anh lấy ví tính tiền. Lúc anh mở ví ra, tôi nhìn thấy hình của Tần Mâu. Không phải là bức ảnh tuyệt đẹp trong các thước phim, cũng không phải hình quảng cáo phủ dày son phấn, mà là một khuôn mặt nhỏ nhắn, rất đáng yêu.
Tôi ngồi cạnh anh, buồn chán lướt weibo.
Tin tức được tìm kiếm nhiều nhất ngày khiến tôi giật mình:
Công ty giải trí Mỹ Tinh xác nhận: nữ ngôi sao Tần Mâu tuyên bố giải nghệ để du học cách đây ít lâu đã bí mật về nước. Theo nguồn tin cho biết, cô đã được nữ đạo diễn nổi tiếng An Úy Nhiên chọn làm nữ chính cho bộ phim điện ảnh sắp tới, diễn cặp với ảnh đế XXX. Để chuẩn bị cho lần hợp tác này, Tần Mâu đã tạm bảo lưu điểm một năm, chứng tỏ cô rất coi trọng dự án này.
Số lượng bình luận bên dưới bài viết đã hơn mười vạn, đây là tin tức giải trí lớn nhất đầu năm nay.
Ngón tay tôi dừng trên màn hình điện thoại một chút, phút chốc trở nên bần thần.
Thẩm Khâm Tuyển cầm ly nước ngồi bên cạnh tôi: “Xem gì đấy?”
Tôi đưa di động cho anh nhìn: “Cô ấy về đóng phim.”
Vẻ mặt bình tĩnh của anh cho tôi biết anh đã sớm nghe tin rồi. Tôi thấy mình hơi ngốc, thu tay lại, lúng ta lúng túng nói: “Thế này thì tốt rồi, có thể tiện liên lạc hơn.”
Anh bật cười: “An Úy Nhiên nổi tiếng là đạo diễn nghiêm khắc với diễn viên, đến cả điện thoại di động cũng không được phép dùng.”
Tôi đã từng xem phim của An Úy Nhiên.
Người phụ nữ này cũng có thể được coi như một huyền thoại. Lúc trẻ bà là diễn viên, lấy nghệ danh có phần hơi bình thường là An Kỳ, hơn ba mươi tuổi bắt đầu lấn sân sang làm đạo diễn. Tác phẩm của bà không nhiều, nhưng mỗi bộ phim đều được đánh giá cao, giành được rất nhiều giải thưởng cả trong lẫn ngoài nước, còn tạo ra nhiều ảnh đế, ảnh hậu.
Sau khi làm đạo diễn, bà lấy tên thật là An Úy Nhiên, nay đã là một trong những đạo diễn nổi tiếng nhất Trung Quốc, rất nhiều diễn viên giành nhau đóng phim của bà, cho dù chỉ là một vai nhỏ. Nhưng Tần Mâu không phải người như vậy, cô ấy sẽ không tình nguyện gián đoạn việc học để về nước tiếp tục đóng phim.
“Anh biết bà ấy?” Tôi hơi ngạc nhiên.
“Từng tiếp xúc.” Anh hời hợt nói, “Sao? Em thích phim của bà ấy?”
Phim của An Úy Nhiên đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi. Nữ chính trong phim của bà luôn kiên cường, tự lập, cố gắng bẻ gãy xiềng xích của gia đình và đàn ông để toàn tâm toàn ý theo đuổi tự do, vì vậy phim nhận được phản hồi rất tốt từ khán giả. Nhưng khi xem xong, tôi lại nghĩ khác, nữ chính quá cứng cỏi khiến tôi cảm thấy có phần khiên cưỡng.
Dĩ nhiên tôi không phải là nhà phê bình điện ảnh chuyên nghiệp, đó chỉ là cảm nhận của tôi thôi.
Uống hơn nửa ly nước, tôi thấy trong người ấm lên nhiều, đứng dậy nói: “Đi thôi.”
Vừa ra tới cửa, điện thoại vang lên.
Tôi nhìn màn hình, cẩn thận đi chậm lại, tránh để Thẩm Khâm Tuyển nhìn ra sự khác thường.
“Sao không nghe điện thoại?” Anh nghi ngờ quay đầu nhìn tôi.
Tôi cười: “Không có gì.”
Đuôi lông mày anh nhướn lên, giọng điệu bình thản: “Điện thoại của ai mà lại không nghe?”
Tôi nói với vẻ không vui: “Không phải tôi không nghe điện thoại mà là tật xấu của anh nhiều quá.”
Tôi nghe máy, từ trong điện thoại vang lên giọng nói thoải mái của Mạch Trăn Đông: “Tăng ca xong thì về sớm một chút.”
Tôi đáp vâng rồi cúp điện thoại, phát hiện Thẩm Khâm Tuyển đang đứng ở đằng xa chờ tôi. Tối nay vốn đã không vui vẻ gì, tôi không muốn tranh cãi với anh thêm nữa nên gọi taxi, nói với anh: “Không cần tiễn tôi đâu, tôi tự về được.”
Chiều Chủ nhật, Mạch Trăn Đông đón tôi đến buổi khai mạc triển lãm.
Chiếc xe việt dã của anh rất to, tựa như một con mãnh thú được trang bị áo giáp sắt, vô cùng uy mãnh, còn anh lại mặc tây trang thẳng thớm, thậm chí còn đeo một đôi kính có gọng màu vàng, phong cách của người và xe hoàn toàn đối lập nhưng lại hài hòa một cách kỳ lạ.
“Anh thấy em cũng không phải là người kiên định lắm, nếu không thì sao lại đi chung với anh?” Mạch Trăn Đông quẹo tay lái, “Mấy hôm trước tạp chí M đăng tin tìm nhiếp ảnh gia, anh thấy yêu cầu của họ rất thích hợp với em đấy.”
Tuy không bằng V nhưng M cũng nằm trong top 5 tạp chí lớn nhất, huống chi đó còn là nhiếp ảnh gia chứ không phải là trợ lý… Tôi nghe thấy tiếng tim mình đập thình thịch, lại nghe anh ấy lầm bầm làu bàu: “Thôi quên đi, nếu ông cụ Thẩm biết thì sẽ chém anh ra làm đôi mất.”
“Hả? Là sao?”
“Ông cụ đang tìm đối tượng cho em ấy mà. Em nói xem, nếu biết em không chuyên tâm làm việc ở công ty mà lại chạy theo đàn ông ra ngoài chụp ảnh thì ông cụ có chém anh ra không?” Mạch Trăn Đông cười nói.
Tôi cũng cười lúng túng, cúi đầu xem sách giới thiệu về buổi triển lãm. Như thường lệ, quyển sách sẽ có các tác phẩm kinh điển trong làng nhiếp ảnh, tôi thấy bức hình đen trắng Tần Mâu đeo mạng che mặt cũng có ở trong đó, thuận miệng hỏi: “Thầy ơi, em có thể nhiều chuyện không?”
Anh ấy như không để ý, thoải mái nói: “Hỏi đi.”
“Anh thích Tần Mâu không?”
Anh cười: “Em muốn nói về quan hệ nam nữ?”
Tôi chỉ vào bức ảnh: “Nhìn bức ảnh này, em cảm nhận được tình cảm của người chụp.”
Một nhiếp ảnh gia muốn tạo ra tác phẩm tốt thì phải đặt tình cảm vào đối tượng được chụp, cũng như một nhà văn muốn lấy được nước mắt của độc giả thì trước hết phải làm bản thân cảm động. Tình cảm của đàn ông thường đến nhanh hơn phụ nữ, nên rất dễ hiểu khi tác phẩm của nam nhiếp ảnh gia thường ẩn chứa sức hút hơn.
“Chẳng phải anh đã nói với em rồi sao? Mục đích bước vào ngành này của anh là để tán gái.” Anh ấy cười nói, “Nói thật nhé, anh đã gặp rất nhiều người mẫu, nhưng tuyệt đối không muốn chạm vào Tần Mâu dù chỉ một cái.”
“Tại sao?” Tôi hơi kinh ngạc.
“Không muốn có khẩu vị giống người khác.” Anh như cười như không.
Nghĩa là giữa bọn họ có khúc mắc gì đó, tôi nghĩ thầm, lại chợt nghe anh nói tiếp: “Hôm nay em gặp may đấy, có thể gặp được người thú vị.”
“Ai?”
Anh ấy bảo tôi lật trang sau của thư mời, đơn vị tài trợ là đoàn làm phim “Mắt đẹp”, anh nói: “An Úy Nhiên.”
“Ai cơ?” Tôi thoáng sửng sốt, “Là phim mà Tần Mâu đóng vai chính sao?”
“Ừ, có lẽ cô ấy cũng đến.” Lão Mạch nói bâng quơ.
Buổi khai mạc triển lãm không hoành tráng như tôi nghĩ, thậm chí cũng không có lễ cắt băng khánh thành, chính xác là không có bất kỳ nghi thức nào. Hai tầng của Trung tâm nghệ thuật không đông lắm, mọi người đều yên lặng ngắm ảnh, thậm chí cũng không trò chuyện với người đi cùng.
Tôi mang theo máy ảnh bảo bối của mình dạo một vòng, không biết Mạch Trăn Đông đã chạy đi đâu rồi.
Lúc đi lên cầu thang, bên cạnh có một vị nữ sĩ, tôi không kìm được mà nhìn thoáng qua. Bà ấy cười lịch sự với tôi rồi nghiêng người rời đi.
“Nữ sĩ An?” Tôi gọi thăm dò.
Bà ấy dừng bước. Nương theo ánh đèn từ nhà vệ sinh, tôi nhìn thấy một người phụ nữ tuy đã có nếp nhăn nơi khóe mắt nhưng vẫn đẹp mặn mà bởi lắng đọng của thời gian. Bà gật đầu, thân thiện chào hỏi: “Chào cô.”
Thấy bà không hề tỏ vẻ của một đạo diễn hàng đầu, tôi đánh bạo hỏi: “Đạo diễn An, cháu rất thích phim của cô, đã xem hết tất cả phim cô làm.”
Bà mỉm cười: “Cảm ơn cô.”
“Có thể làm phiền cô một phút được không ạ? Có một vấn đề trong phim Đường chân trời mà cháu thắc mắc mãi.”
Bà khẽ nhướn lông mày, nhìn tôi: “Có rất ít người hỏi về phim Đường chân trời.”
Vì Đường chân trời là phim kinh dị, không được chiếu trên toàn quốc, cũng rất ít người khen phim này nên có thể không nhiều người biết về bộ phim. Tôi hỏi: “Trong đoạn cuối, nhân vật chính đi đến đảo Vĩnh Sinh, nhưng thật ra “đảo Vĩnh Sinh” chỉ là cách gọi khác để nói về cái chết đúng không ạ?”
Bà đánh giá tôi từ trên xuống dưới, nếu vừa nãy chỉ là cười lịch sự thì bây giờ, tôi chắc chắn ánh mắt bà hàm chứa ý cười.
“Cô là người đầu tiên nói như thế.” Bà khẽ gật đầu, “Ngay cả với diễn viên, tôi cũng không nói hàm ý đằng sau kết thúc. Sao cô có thể biết được?”
Hóa ra đúng là như vậy thật! Tôi hơi kích động, bật nói: “Cô đã nghiên cứu về Ấn giáo, nên khó có khả năng dùng kết thúc ở hiền gặp lành.”
Bà có vẻ ngạc nhiên: “Cô cũng biết tôi nghiên cứu về Ấn giáo?”
“Điều đó chẳng phải rất rõ ràng sao! Thiện và Ác trong Đường chân trời chính là Thần Vishnu và Thần Shiva trong Ấn giáo(1).”
(1) Ấn giáo: là tôn giáo của người Ấn Độ, mang đặc trưng đa thần. Ba vị thần tối thượng của Ấn giáo là Thần bảo vệ Vishnu, Thần hủy diệt và tái tạo Shiva, Thần sáng tạo Brahman.
“Cô gái, cô là…” Bà hỏi khi đi ra cùng tôi.
“Cháu chỉ là một người thích điện ảnh bình thường thôi ạ, cháu rất vui khi có thể thảo luận với cô!” Tôi nói với bà, giọng nói cũng phấn khởi hơn bình thường.
Đến khúc quẹo ở hành lang, bà dừng bước, chủ động hỏi: “Vậy cô có xem phim Thiên đường và Địa ngục do tôi làm vào năm ngoái không?”
Đó là một bộ phim nói về một đôi nam nữ bị mất phương hướng trong lửa hận tình thù, cuối cùng, khi đã tỉnh táo lại, người phụ nữ thoát khỏi gông xiềng của người đàn ông. Tôi không thích bộ phim đó, vì nó mang đến cảm giác tăm tối, u ám với những hạt mưa rơi lất phất, vĩnh viễn không thấy ánh mặt trời.
“Thật ra trong bộ phim đó, người đàn ông mới là chúa tể.” Tôi nhớ lại người đàn ông vừa mâu thuẫn vừa si tình ấy, “Thật ra kết thúc của bộ phim là người phụ nữ vẫn không thoát được.”
Tôi thấy ánh mắt của bà như cừng đờ: “Cô nghĩ vậy sao?”
Bà không đồng ý ư? Tôi thấy hơi lạ, nhưng vẫn nói ra ý kiến của mình.
“Đúng vậy…”
Tôi bắt đầu nói không ngừng, cho đến khi vị nữ đạo diễn nổi tiếng này cao giọng:
“Cô gái, ai cho phép cô bình luận về phim của tôi như vậy?”
Tôi ngẩn người.
Hình như bà ấy giận thật, đôi môi mỏng khẽ run, giọng nói sắc bén: “Sao cô có thể mổ xẻ phim của tôi như vậy?”
“Cháu…” Tôi thừa nhận tôi hơi hoảng hốt, không biết đã nói gì khiến bà ấy nổi giận.
Mặc dù người tới đây hôm nay đều là người có văn hóa nhưng vẫn khó lòng khống chế sự tò mò của mình. Tôi nhìn đạo diễn An, trong đầu trống rỗng, bà ấy rất giận, ánh mắt lạnh lùng: “Phiền cô giải thích thế nào là chủ nghĩa nam quyền.”
Tôi lấy lại bình tĩnh, lắp bắp: “Có lẽ cô đã vô thức đưa điều đó vào trong phim… Nhưng, nhưng đó là sự thật…”
Bà ấy tiếng đến gần tôi thêm một bước, vẻ mặt lạnh nhạt: “Cô phân tích rất thú vị.”
Bị khí thế của bà hù dọa, tôi nuốt nước miếng, nói: “Nữ sĩ An, nếu lỡ xúc phạm cô, cháu thành thật xin lỗi.”
Đúng vậy, không sai, nếu lúc này tôi nói một câu thông mình như “Xin lỗi cô, là cháu đã hiểu sai” thì có lẽ tốt hơn nhiều, nhưng tôi có cảm giác mình không sai. Nếu một ngày nào đó có người phát hiện được điều khác lạ trong bức hình tôi chụp mà ngay cả chính tôi cũng không biết thì tôi sẽ rất phấn khởi.
“Cô không cảm thấy bình luận về tác phẩm của người khác một cách vô căn cứ như vậy rất bất lịch sự ư?”
Tôi khẽ ngơ ngác, định giải thích thì bỗng nhiên có người chắn trước tôi: “Đạo diễn An, đã lâu không gặp.”
Tôi tập trung vào người chắn trước mặt mình, tất nhiên là Thẩm Khâm Tuyển. Anh đến khi nào thế nhỉ?
An Úy Nhiên thấy người đến là anh, có lẽ cũng ý thức được vừa rồi đã thất thố, khẽ mỉm cười nói: “Đã lâu không gặp.”
Thẩm Khâm Tuyển nghiêng nửa người liếc tôi một cái, như cười như không: “Bạch Hi, em biết đạo diễn An à?”
“Thì ra anh Thẩm cũng quen cô gái này?” Vẻ mặt của An Úy Nhiên hơi dịu lại, “Cô Bạch đang bàn luận về phim của tôi.”
Anh bình thản liếc tôi một cái, tôi hiểu trong ánh mắt của anh có sự uy hiếp, anh không muốn tôi nói nhiều, tôi chỉ có thể lúng ta lúng túng im lặng.
Một người khác lại đến, vỗ vai tôi nói: “Học trò, không phải em rất thích phim của đạo diễn An sao? Có muốn xin chữ ký không?”
Rồi anh ấy cười với An Úy Nhiên: “Đạo diễn An, cô ấy là học trò của tôi, bức ảnh XX lần trước là do cô ấy chụp đấy.”
Bà ấy lại lạnh nhạt đánh giá tôi một lần nữa, gật đầu.
Mạch Trăn Đông kéo tôi, nói nhỏ: “Theo anh qua đây.”
Trước khi bị anh ấy kéo đi, tôi quay đầu nhìn Thẩm Khâm Tuyển. Mắt anh như mũi tên quét qua người tôi, sự bình tĩnh của anh làm tôi thấy sợ.
Hết chương 4.2
Tôi lắc đầu không nói gì, bóng hai người chúng tôi kéo dài dưới ánh đèn đường, cơ thể tôi run rẩy dưới cái lạnh của đêm đông, Thẩm Khâm Tuyển nhìn tôi: “Đi uống cốc cà phê nóng nhé?”
Vào giờ này, quán cà phê đã vắng tanh, tôi cầm ly cacao nóng, anh lấy ví tính tiền. Lúc anh mở ví ra, tôi nhìn thấy hình của Tần Mâu. Không phải là bức ảnh tuyệt đẹp trong các thước phim, cũng không phải hình quảng cáo phủ dày son phấn, mà là một khuôn mặt nhỏ nhắn, rất đáng yêu.
Tôi ngồi cạnh anh, buồn chán lướt weibo.
Tin tức được tìm kiếm nhiều nhất ngày khiến tôi giật mình:
Công ty giải trí Mỹ Tinh xác nhận: nữ ngôi sao Tần Mâu tuyên bố giải nghệ để du học cách đây ít lâu đã bí mật về nước. Theo nguồn tin cho biết, cô đã được nữ đạo diễn nổi tiếng An Úy Nhiên chọn làm nữ chính cho bộ phim điện ảnh sắp tới, diễn cặp với ảnh đế XXX. Để chuẩn bị cho lần hợp tác này, Tần Mâu đã tạm bảo lưu điểm một năm, chứng tỏ cô rất coi trọng dự án này.
Số lượng bình luận bên dưới bài viết đã hơn mười vạn, đây là tin tức giải trí lớn nhất đầu năm nay.
Ngón tay tôi dừng trên màn hình điện thoại một chút, phút chốc trở nên bần thần.
Thẩm Khâm Tuyển cầm ly nước ngồi bên cạnh tôi: “Xem gì đấy?”
Tôi đưa di động cho anh nhìn: “Cô ấy về đóng phim.”
Vẻ mặt bình tĩnh của anh cho tôi biết anh đã sớm nghe tin rồi. Tôi thấy mình hơi ngốc, thu tay lại, lúng ta lúng túng nói: “Thế này thì tốt rồi, có thể tiện liên lạc hơn.”
Anh bật cười: “An Úy Nhiên nổi tiếng là đạo diễn nghiêm khắc với diễn viên, đến cả điện thoại di động cũng không được phép dùng.”
Tôi đã từng xem phim của An Úy Nhiên.
Người phụ nữ này cũng có thể được coi như một huyền thoại. Lúc trẻ bà là diễn viên, lấy nghệ danh có phần hơi bình thường là An Kỳ, hơn ba mươi tuổi bắt đầu lấn sân sang làm đạo diễn. Tác phẩm của bà không nhiều, nhưng mỗi bộ phim đều được đánh giá cao, giành được rất nhiều giải thưởng cả trong lẫn ngoài nước, còn tạo ra nhiều ảnh đế, ảnh hậu.
Sau khi làm đạo diễn, bà lấy tên thật là An Úy Nhiên, nay đã là một trong những đạo diễn nổi tiếng nhất Trung Quốc, rất nhiều diễn viên giành nhau đóng phim của bà, cho dù chỉ là một vai nhỏ. Nhưng Tần Mâu không phải người như vậy, cô ấy sẽ không tình nguyện gián đoạn việc học để về nước tiếp tục đóng phim.
“Anh biết bà ấy?” Tôi hơi ngạc nhiên.
“Từng tiếp xúc.” Anh hời hợt nói, “Sao? Em thích phim của bà ấy?”
Phim của An Úy Nhiên đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi. Nữ chính trong phim của bà luôn kiên cường, tự lập, cố gắng bẻ gãy xiềng xích của gia đình và đàn ông để toàn tâm toàn ý theo đuổi tự do, vì vậy phim nhận được phản hồi rất tốt từ khán giả. Nhưng khi xem xong, tôi lại nghĩ khác, nữ chính quá cứng cỏi khiến tôi cảm thấy có phần khiên cưỡng.
Dĩ nhiên tôi không phải là nhà phê bình điện ảnh chuyên nghiệp, đó chỉ là cảm nhận của tôi thôi.
Uống hơn nửa ly nước, tôi thấy trong người ấm lên nhiều, đứng dậy nói: “Đi thôi.”
Vừa ra tới cửa, điện thoại vang lên.
Tôi nhìn màn hình, cẩn thận đi chậm lại, tránh để Thẩm Khâm Tuyển nhìn ra sự khác thường.
“Sao không nghe điện thoại?” Anh nghi ngờ quay đầu nhìn tôi.
Tôi cười: “Không có gì.”
Đuôi lông mày anh nhướn lên, giọng điệu bình thản: “Điện thoại của ai mà lại không nghe?”
Tôi nói với vẻ không vui: “Không phải tôi không nghe điện thoại mà là tật xấu của anh nhiều quá.”
Tôi nghe máy, từ trong điện thoại vang lên giọng nói thoải mái của Mạch Trăn Đông: “Tăng ca xong thì về sớm một chút.”
Tôi đáp vâng rồi cúp điện thoại, phát hiện Thẩm Khâm Tuyển đang đứng ở đằng xa chờ tôi. Tối nay vốn đã không vui vẻ gì, tôi không muốn tranh cãi với anh thêm nữa nên gọi taxi, nói với anh: “Không cần tiễn tôi đâu, tôi tự về được.”
Chiều Chủ nhật, Mạch Trăn Đông đón tôi đến buổi khai mạc triển lãm.
Chiếc xe việt dã của anh rất to, tựa như một con mãnh thú được trang bị áo giáp sắt, vô cùng uy mãnh, còn anh lại mặc tây trang thẳng thớm, thậm chí còn đeo một đôi kính có gọng màu vàng, phong cách của người và xe hoàn toàn đối lập nhưng lại hài hòa một cách kỳ lạ.
“Anh thấy em cũng không phải là người kiên định lắm, nếu không thì sao lại đi chung với anh?” Mạch Trăn Đông quẹo tay lái, “Mấy hôm trước tạp chí M đăng tin tìm nhiếp ảnh gia, anh thấy yêu cầu của họ rất thích hợp với em đấy.”
Tuy không bằng V nhưng M cũng nằm trong top 5 tạp chí lớn nhất, huống chi đó còn là nhiếp ảnh gia chứ không phải là trợ lý… Tôi nghe thấy tiếng tim mình đập thình thịch, lại nghe anh ấy lầm bầm làu bàu: “Thôi quên đi, nếu ông cụ Thẩm biết thì sẽ chém anh ra làm đôi mất.”
“Hả? Là sao?”
“Ông cụ đang tìm đối tượng cho em ấy mà. Em nói xem, nếu biết em không chuyên tâm làm việc ở công ty mà lại chạy theo đàn ông ra ngoài chụp ảnh thì ông cụ có chém anh ra không?” Mạch Trăn Đông cười nói.
Tôi cũng cười lúng túng, cúi đầu xem sách giới thiệu về buổi triển lãm. Như thường lệ, quyển sách sẽ có các tác phẩm kinh điển trong làng nhiếp ảnh, tôi thấy bức hình đen trắng Tần Mâu đeo mạng che mặt cũng có ở trong đó, thuận miệng hỏi: “Thầy ơi, em có thể nhiều chuyện không?”
Anh ấy như không để ý, thoải mái nói: “Hỏi đi.”
“Anh thích Tần Mâu không?”
Anh cười: “Em muốn nói về quan hệ nam nữ?”
Tôi chỉ vào bức ảnh: “Nhìn bức ảnh này, em cảm nhận được tình cảm của người chụp.”
Một nhiếp ảnh gia muốn tạo ra tác phẩm tốt thì phải đặt tình cảm vào đối tượng được chụp, cũng như một nhà văn muốn lấy được nước mắt của độc giả thì trước hết phải làm bản thân cảm động. Tình cảm của đàn ông thường đến nhanh hơn phụ nữ, nên rất dễ hiểu khi tác phẩm của nam nhiếp ảnh gia thường ẩn chứa sức hút hơn.
“Chẳng phải anh đã nói với em rồi sao? Mục đích bước vào ngành này của anh là để tán gái.” Anh ấy cười nói, “Nói thật nhé, anh đã gặp rất nhiều người mẫu, nhưng tuyệt đối không muốn chạm vào Tần Mâu dù chỉ một cái.”
“Tại sao?” Tôi hơi kinh ngạc.
“Không muốn có khẩu vị giống người khác.” Anh như cười như không.
Nghĩa là giữa bọn họ có khúc mắc gì đó, tôi nghĩ thầm, lại chợt nghe anh nói tiếp: “Hôm nay em gặp may đấy, có thể gặp được người thú vị.”
“Ai?”
Anh ấy bảo tôi lật trang sau của thư mời, đơn vị tài trợ là đoàn làm phim “Mắt đẹp”, anh nói: “An Úy Nhiên.”
“Ai cơ?” Tôi thoáng sửng sốt, “Là phim mà Tần Mâu đóng vai chính sao?”
“Ừ, có lẽ cô ấy cũng đến.” Lão Mạch nói bâng quơ.
Buổi khai mạc triển lãm không hoành tráng như tôi nghĩ, thậm chí cũng không có lễ cắt băng khánh thành, chính xác là không có bất kỳ nghi thức nào. Hai tầng của Trung tâm nghệ thuật không đông lắm, mọi người đều yên lặng ngắm ảnh, thậm chí cũng không trò chuyện với người đi cùng.
Tôi mang theo máy ảnh bảo bối của mình dạo một vòng, không biết Mạch Trăn Đông đã chạy đi đâu rồi.
Lúc đi lên cầu thang, bên cạnh có một vị nữ sĩ, tôi không kìm được mà nhìn thoáng qua. Bà ấy cười lịch sự với tôi rồi nghiêng người rời đi.
“Nữ sĩ An?” Tôi gọi thăm dò.
Bà ấy dừng bước. Nương theo ánh đèn từ nhà vệ sinh, tôi nhìn thấy một người phụ nữ tuy đã có nếp nhăn nơi khóe mắt nhưng vẫn đẹp mặn mà bởi lắng đọng của thời gian. Bà gật đầu, thân thiện chào hỏi: “Chào cô.”
Thấy bà không hề tỏ vẻ của một đạo diễn hàng đầu, tôi đánh bạo hỏi: “Đạo diễn An, cháu rất thích phim của cô, đã xem hết tất cả phim cô làm.”
Bà mỉm cười: “Cảm ơn cô.”
“Có thể làm phiền cô một phút được không ạ? Có một vấn đề trong phim Đường chân trời mà cháu thắc mắc mãi.”
Bà khẽ nhướn lông mày, nhìn tôi: “Có rất ít người hỏi về phim Đường chân trời.”
Vì Đường chân trời là phim kinh dị, không được chiếu trên toàn quốc, cũng rất ít người khen phim này nên có thể không nhiều người biết về bộ phim. Tôi hỏi: “Trong đoạn cuối, nhân vật chính đi đến đảo Vĩnh Sinh, nhưng thật ra “đảo Vĩnh Sinh” chỉ là cách gọi khác để nói về cái chết đúng không ạ?”
Bà đánh giá tôi từ trên xuống dưới, nếu vừa nãy chỉ là cười lịch sự thì bây giờ, tôi chắc chắn ánh mắt bà hàm chứa ý cười.
“Cô là người đầu tiên nói như thế.” Bà khẽ gật đầu, “Ngay cả với diễn viên, tôi cũng không nói hàm ý đằng sau kết thúc. Sao cô có thể biết được?”
Hóa ra đúng là như vậy thật! Tôi hơi kích động, bật nói: “Cô đã nghiên cứu về Ấn giáo, nên khó có khả năng dùng kết thúc ở hiền gặp lành.”
Bà có vẻ ngạc nhiên: “Cô cũng biết tôi nghiên cứu về Ấn giáo?”
“Điều đó chẳng phải rất rõ ràng sao! Thiện và Ác trong Đường chân trời chính là Thần Vishnu và Thần Shiva trong Ấn giáo(1).”
(1) Ấn giáo: là tôn giáo của người Ấn Độ, mang đặc trưng đa thần. Ba vị thần tối thượng của Ấn giáo là Thần bảo vệ Vishnu, Thần hủy diệt và tái tạo Shiva, Thần sáng tạo Brahman.
“Cô gái, cô là…” Bà hỏi khi đi ra cùng tôi.
“Cháu chỉ là một người thích điện ảnh bình thường thôi ạ, cháu rất vui khi có thể thảo luận với cô!” Tôi nói với bà, giọng nói cũng phấn khởi hơn bình thường.
Đến khúc quẹo ở hành lang, bà dừng bước, chủ động hỏi: “Vậy cô có xem phim Thiên đường và Địa ngục do tôi làm vào năm ngoái không?”
Đó là một bộ phim nói về một đôi nam nữ bị mất phương hướng trong lửa hận tình thù, cuối cùng, khi đã tỉnh táo lại, người phụ nữ thoát khỏi gông xiềng của người đàn ông. Tôi không thích bộ phim đó, vì nó mang đến cảm giác tăm tối, u ám với những hạt mưa rơi lất phất, vĩnh viễn không thấy ánh mặt trời.
“Thật ra trong bộ phim đó, người đàn ông mới là chúa tể.” Tôi nhớ lại người đàn ông vừa mâu thuẫn vừa si tình ấy, “Thật ra kết thúc của bộ phim là người phụ nữ vẫn không thoát được.”
Tôi thấy ánh mắt của bà như cừng đờ: “Cô nghĩ vậy sao?”
Bà không đồng ý ư? Tôi thấy hơi lạ, nhưng vẫn nói ra ý kiến của mình.
“Đúng vậy…”
Tôi bắt đầu nói không ngừng, cho đến khi vị nữ đạo diễn nổi tiếng này cao giọng:
“Cô gái, ai cho phép cô bình luận về phim của tôi như vậy?”
Tôi ngẩn người.
Hình như bà ấy giận thật, đôi môi mỏng khẽ run, giọng nói sắc bén: “Sao cô có thể mổ xẻ phim của tôi như vậy?”
“Cháu…” Tôi thừa nhận tôi hơi hoảng hốt, không biết đã nói gì khiến bà ấy nổi giận.
Mặc dù người tới đây hôm nay đều là người có văn hóa nhưng vẫn khó lòng khống chế sự tò mò của mình. Tôi nhìn đạo diễn An, trong đầu trống rỗng, bà ấy rất giận, ánh mắt lạnh lùng: “Phiền cô giải thích thế nào là chủ nghĩa nam quyền.”
Tôi lấy lại bình tĩnh, lắp bắp: “Có lẽ cô đã vô thức đưa điều đó vào trong phim… Nhưng, nhưng đó là sự thật…”
Bà ấy tiếng đến gần tôi thêm một bước, vẻ mặt lạnh nhạt: “Cô phân tích rất thú vị.”
Bị khí thế của bà hù dọa, tôi nuốt nước miếng, nói: “Nữ sĩ An, nếu lỡ xúc phạm cô, cháu thành thật xin lỗi.”
Đúng vậy, không sai, nếu lúc này tôi nói một câu thông mình như “Xin lỗi cô, là cháu đã hiểu sai” thì có lẽ tốt hơn nhiều, nhưng tôi có cảm giác mình không sai. Nếu một ngày nào đó có người phát hiện được điều khác lạ trong bức hình tôi chụp mà ngay cả chính tôi cũng không biết thì tôi sẽ rất phấn khởi.
“Cô không cảm thấy bình luận về tác phẩm của người khác một cách vô căn cứ như vậy rất bất lịch sự ư?”
Tôi khẽ ngơ ngác, định giải thích thì bỗng nhiên có người chắn trước tôi: “Đạo diễn An, đã lâu không gặp.”
Tôi tập trung vào người chắn trước mặt mình, tất nhiên là Thẩm Khâm Tuyển. Anh đến khi nào thế nhỉ?
An Úy Nhiên thấy người đến là anh, có lẽ cũng ý thức được vừa rồi đã thất thố, khẽ mỉm cười nói: “Đã lâu không gặp.”
Thẩm Khâm Tuyển nghiêng nửa người liếc tôi một cái, như cười như không: “Bạch Hi, em biết đạo diễn An à?”
“Thì ra anh Thẩm cũng quen cô gái này?” Vẻ mặt của An Úy Nhiên hơi dịu lại, “Cô Bạch đang bàn luận về phim của tôi.”
Anh bình thản liếc tôi một cái, tôi hiểu trong ánh mắt của anh có sự uy hiếp, anh không muốn tôi nói nhiều, tôi chỉ có thể lúng ta lúng túng im lặng.
Một người khác lại đến, vỗ vai tôi nói: “Học trò, không phải em rất thích phim của đạo diễn An sao? Có muốn xin chữ ký không?”
Rồi anh ấy cười với An Úy Nhiên: “Đạo diễn An, cô ấy là học trò của tôi, bức ảnh XX lần trước là do cô ấy chụp đấy.”
Bà ấy lại lạnh nhạt đánh giá tôi một lần nữa, gật đầu.
Mạch Trăn Đông kéo tôi, nói nhỏ: “Theo anh qua đây.”
Trước khi bị anh ấy kéo đi, tôi quay đầu nhìn Thẩm Khâm Tuyển. Mắt anh như mũi tên quét qua người tôi, sự bình tĩnh của anh làm tôi thấy sợ.
Hết chương 4.2
Tác giả :
Hữu Thời Cật Trà