Đồng Bệnh Tương Liên
Chương 3-2
Edit: Sa
“Anh không ngủ mà đang xem cái gì đấy?” Tôi hơi ngạc nhiên nhìn bức ảnh trong tay anh. Trong ảnh là một đôi vợ chồng trẻ, người phụ nữ còn ôm một đứa bé.
Anh nhích người qua một bên, chừa ra một chỗ, ý bảo tôi ngồi xuống.
Tôi nhận lấy bức ảnh từ tay anh, nhìn đứa bé trong ảnh, da dẻ hồng hào, trên trán có một nốt ruồi son, đôi ngươi to tròn đen láy như hai quả nho, tuy còn nhỏ xíu nhưng có thể nhận ra đó là một đứa bé rất đẹp.
“Hồi bé anh đáng yêu quá.” Tôi không kiềm được lời khen ngợi, khi nhìn ba mẹ anh thì chỉ biết cảm thán di truyền thật kỳ diệu. Thẩm Khâm Tuyển có khuôn mặt giống mẹ, rất đẹp và có nét dịu dàng, còn dáng người thì giống ba, cao ráo và kiên cường.
Anh cười: “Chụp lúc tôi được một trăm ngày tuổi.”
“Chú thím đâu?” Tôi hơi tò mò. Tập đoàn Vinh Uy do ông cụ Thẩm sáng lập, nhưng chưa từng nghe qua đời thứ hai thì Thẩm Khâm Tuyển đã tiếp nhận công ty.
Nụ cười của anh tắt dần, giọng điệu nặng nề: “Họ qua đời rồi.”
“A…” Tôi kêu lên một tiếng.
Anh lấy lại tấm hình, ngón tay thon dài nhẹ nhàng vuốt lên người trong ảnh, nói nhỏ: “Ba mẹ tôi quen nhau khi đi du học. Lúc họ quay về, Vinh Uy đang trong bước đầu nghiên cứu tự sản xuất container, vậy là ông nội giao việc đó cho ba. Họ đều học về máy móc, thành tích của mẹ tôi còn tốt hơn ba tôi nhiều, đôi khi gặp trục trặc kỹ thuật đều được bà giải quyết hết.”
Tôi nhìn người phụ nữ trẻ trong ảnh, tuy vừa sinh con nhưng không béo chút nào. Cằm nhọn, đôi mắt sáng ngời, tuy trông giản dị nhưng rất đẹp. Tôi khẽ nói: “Mẹ anh giỏi quá.”
Anh cười, nhưng vẻ mặt vô cùng đau khổ: “Tôi lại mong họ đừng giỏi như vậy.”
“Mấy ngày trước khi hoàn thành, họ đã đến phân xưởng để xem xét thiết bị. Một thùng sắt đột nhiên rơi xuống… Lúc họ qua đời, tôi vừa tròn một tuổi.”
Tôi hoảng hốt đến mức không thể nói gì. Trong nháy mắt, vô số suy nghĩ vụt qua đầu.
Năm xưa, Vinh Uy tự sản xuất container không dựa trên bất kỳ kỹ thuật nào của nước ngoài. Hành động này là động lực và trụ cột để ngành công nghiệp của đất nước phát triển. Nhưng không ngờ trụ cột ấy lại được xây dựng dựa trên sự hy sinh to lớn và tàn khốc như vậy. Ba mẹ của Thẩm Khâm Tuyển qua đời vì tai nạn, để lại ông Thẩm vừa phải cố gắng nuôi dạy cháu nội vừa dốc hết tâm huyết vào tập đoàn. Thẩm Khâm Tuyển từ nhỏ đã mất đi ba mẹ, khó trách tại sao anh xuất thân trong gia đình giàu có nhưng lại không có điểm nào giống con ông cháu cha. Có phải gánh nặng trên vai anh rất lớn?
Trong lòng tôi rất khó chịu nhưng không biết phải nói gì, chỉ có thể vỗ lên cánh tay anh.
Anh nghiêng đầu nhìn tôi, cười khẽ rồi đứng lên: “Em thì sao? Lúc bé em như thế nào?”
Tôi lấy lại tinh thần, nói đơn giản: “Tôi là đứa bé bị bỏ rơi, từ nhỏ đã ở cô nhi viện, không có ba mẹ.”
Anh nhìn tôi, nói chậm từng tiếng: “Thì ra khi bé, chúng ta đều là những đứa trẻ cô đơn.”
Tôi vô thức gật đầu, cảm thấy mũi hơi xót: “Ít nhất anh còn có ông nội.”
Nhắc tới ông cụ, tôi bỗng nhớ đến yêu cầu quá đáng của mình, không biết có nên nói hay không.
Anh như nhìn thấu suy nghĩ của tôi: “Em muốn nói gì?”
“Sau này tôi có thể thường xuyên đến thăm ông không?” Tôi nói nhỏ, “Ý tôi là, sau khi chúng ta diễn xong vở kịch này, tôi có thể đến đây thăm ông không?”
Anh ngây người, có lẽ là vì không ngờ tôi sẽ hỏi vậy.
Tôi thấy anh khó xử nên nói nhanh: “Tôi không cần máy ảnh, cũng không cần thù lao, tôi chỉ muốn được gặp ông thôi. Từ nhỏ tôi đã không có người thân, ông giống như là… ông nội của tôi vậy.”
Có lẽ vì giọng nói của tôi quá đáng thương nên Thẩm Khâm Tuyển giãn lông mày, cười dịu dàng: “Đây là quà năm mới em đòi tôi?”
Tôi gật đầu.
Anh sờ đầu tôi, nói: “Tất nhiên là được.”
Cứ thế tôi “ở chực” nhà họ Thẩm.
Trong khi tôi vô cùng rảnh rỗi thì Thẩm Khâm Tuyển lại không ngừng bận rộn.
Vô tình nói với dì, tôi mới biết thì ra vì công việc nên họ có rất ít thời gian ở bên nhau.
“Trước đây ông chủ bề bộn nhiều việc, cậu chủ lại đi học ở bên ngoài nên chỉ gặp nhau vào những ngày nghỉ.” Dì vừa coi chừng nồi canh vừa nói, “Còn bây giờ thì đến lượt cậu chủ bận rộn, ông chủ đợi được bữa cơm tất niên cũng không dễ.”
Tôi nhìn ông cụ đang đọc báo trong phòng khách, cảm thấy hơi chua xót. Mới đầu năm nhưng Thẩm Khâm Tuyển đã ra khỏi nhà từ sáng sớm, đến tối muộn mới về. Có lần tôi xem phim ở phòng khách, từ xa đã nghe được mùi rượu, quay đầu thì thấy anh đứng ở cửa, mặc dù cử chỉ, lời nói giống như bình thường nhưng đôi mắt lại vằn tơ máu, lộ rõ vẻ mệt mỏi vô cùng, chào tôi một tiếng rồi đi ngủ. Đến lúc ấy tôi mới biết người như anh hoàn toàn không có khái niệm ngày nghỉ.
“Tiểu Hi! Đánh cờ với ông nào.” Từ phòng khách truyền đến tiếng ông cụ gọi tôi.
Tôi đáp một tiếp, chạy ra ngồi đối diện với ông, cắn miếng táo rồi nói: “Vâng ạ.”
Chưa đầy hai mươi phút sau, tôi buông vũ khí đầu hàng, nhân lúc ông chuẩn bị đi bước cờ quyết định, tôi rất không phong độ làm loạn bàn cờ, thẹn quá hóa giận: “Ông ơi, chúng ta chơi cờ năm quân nhé.”
Mặc dù bị ăn quỵt trắng trợn nhưng ông cụ không hề tức giận, chỉ cười to: “Được.”
Trình độ chơi cờ năm quân của tôi rất khá, ít có đối thủ, cao thủ cờ tướng như ông cũng bị tôi đánh không còn mảnh giáp.
Ở mỗi thế mạnh chúng tôi đều thắng mỗi người một ván, coi như hòa, ai cũng vui vẻ. Dì vừa bưng nước trái cây lên thì ngoài cửa truyền vào giọng nói rất hào sảng: “Lão Thẩm, tôi đến chúc tết đây.”
Người đến là một ông cụ, dáng người hơi gầy nhưng tinh thần rất tốt, nói to: “A Đông, mau chúc tết ông Giang đi.”
Đằng sau ông là một người đàn ông trẻ, tóc ngắn, mặc áo khoác màu nâu, khuôn mặt lạnh lùng. Anh ta chính là Mạch Trăn Đông!
Tôi giật mình, vô thức gọi “Thầy.”
Mọi người đều nhìn tôi, Mạch Trăn Đông cũng đứng im tại chỗ, có lẽ vì quá bất ngờ khi thấy tôi nên quên mất phải chào hỏi.
“Khụ, Tiểu Hi, cháu biết A Đông à?” Ông Thẩm hỏi.
“Vâng ạ, trước kia cháu đi theo anh Mạch học chụp ảnh.” Tôi thành thật trả lời, “Còn bị mắng đến nỗi không biết đã khóc bao nhiêu.”
Mạch Trăn Đông đút một tay vào túi áo, như cười như không nhìn tôi: “Vâng, Bạch Hi nói đúng đấy ạ.”
Thì ra ông nội của Mạch Trăn Đông là một trong những cổ đông lớn của Vinh Uy, năm xưa cùng ông Thẩm tranh đấu giành thiên hạ, nhưng ông không ngờ Mạch Trăn Đông lại đi lệch quỹ đạo mà gia đình đã định hướng, trở thành nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong giới thời trang.
Tôi lễ phép chào ông Mạch. Ông cụ nhìn tôi, khẽ nhíu mày, tựa như muốn hỏi lại thôi.
“Bạch Hi, sao em lại ở đây?” Mạch Trăn Đông ngồi xuống sofa, hỏi tôi.
Tôi thấy hơi khó xử, không biết nên nói thế nào thì ông Thẩm đã vô cùng tự nhiên giải thích: “Tiểu Hi là nhân viên của công ty, là đứa trẻ hiếm có không chê lão già phiền hà như ông nên ông đã bắt con bé đến đây đánh cờ.”
Ông Mạch cười to: “Làm tôi giật mình! Ban nãy tôi còn tưởng A Tuyển vừa kiếm được cô vợ trẻ.”
Nghe ông ấy nói như vậy tôi vội vàng phủ nhận, còn ông Thẩm thì mỉm cười nhìn Mạch Trăn Đông: “Trăn Đông, cháu sao rồi? Đã kiếm được vợ chưa?”
Anh ấy vốn đang nhìn tôi như suy nghĩ điều gì, nghe hỏi thì quay đầu nhìn ông Thẩm, vẻ mặt ôn hòa, cung kính: “Vẫn chưa ạ, cháu còn đang cố gắng.”
Ông Mạch nhìn thế cục trên bàn cờ rồi vừa xếp cờ vừa nói: “Nào, lại đây, lâu rồi hai chúng ta chưa chơi cờ với nhau.”
Tôi nhân cơ hội này nói với Mạch Trăn Đông: “Thầy ơi, thời gian qua em chụp được rất nhiều ảnh, anh góp ý cho em một chút được không?”
Anh khẽ nhướn mày, đáp: “Được.”
Tôi luôn nhớ Mạch Trăn Đông từng nói cách nâng cao kỹ năng chụp ảnh tốt nhất đó là chụp người đi đường. Nếu có thể bắt được khoảnh khắc đẹp đẽ của bất kỳ ai thì chứng tỏ người chụp ảnh đã thuần thục.
Tôi lấy hết ảnh trong khoảng thời gian vừa qua cho Mạch Trăn Đông xem. Anh nhìn từng tấm, nghiêm túc nhận xét, không hề nóng nảy như lúc tôi còn làm việc cho anh ấy, lời khuyên của anh cực kỳ sắc bén, quan trọng là đã gãi đúng chỗ ngứa của tôi. Càng làm tôi vui hơn là Mạch Trăn Đông nói: “Không tệ lắm, chẳng qua là thiếu kinh nghiệm và không có thiết bị tốt.”
Có lẽ thấy tôi cười vui vẻ như vậy, anh khẽ nhếch môi, nói: “Bạch Hi, em từ bỏ chụp ảnh là điều rất đáng tiếc. Bộ ảnh em chụp cho tạp chí V lần trước rất được chủ biên tán thưởng. V sẽ không dễ dàng đăng tác phẩm của nhiếp ảnh gia mới đâu.”
Chủ biên của V nổi tiếng khó tính nên nghe vậy tôi càng vui hơn, đang muốn hỏi thêm thì bỗng nhiên nghe dì nói: “Ơ? Cậu chủ về rồi đó à?”
Tôi quay đầu thì thấy Thẩm Khâm Tuyển đang đứng ở cửa. Anh nhìn tôi và Mạch Trăn Đông, sau đó dời mắt sang chỗ khác như không có chuyện gì, mỉm cười chào hỏi: “Ông Mạch.”
“A Tuyển về đấy à. Ông đang đánh cờ với ông cháu.” Ông Mạch vừa cười vừa nói.
Thẩm Khâm Tuyển chúc tết ông Mạch, mỉm cười nhìn Mạch Trăn Đông, phong độ ngời ngời nói: “Đã lâu không gặp.”
Mạch Trăn Đông nghiêng người dựa vào sofa, nhấc tay đặt sau lưng ghế tôi, miễn cưỡng nói: “Ừm.”
Thẩm Khâm Tuyển im lặng một lúc, vừa mở miệng nói: “Bạch…” thì ông Mạch lại gọi, “A Tuyển, đến đây đánh với ông một ván.”
Mạch Trăn Đông vỗ vai tôi, hỏi: “Trên xe anh có một bộ máy ảnh mới, muốn thử không?”
Tôi hưng phấn: “Được.”
“Cháu dẫn Bạch Hi đi xem bộ máy ảnh, mọi người cứ từ từ đánh cờ nhé.” Anh ấy chào đơn giản mấy tiếng.
Hai ông cụ không nói gì, chỉ có Thẩm Khâm Tuyển nhíu mày, nhìn tôi chằm chằm.
Hết chương 3.2
“Anh không ngủ mà đang xem cái gì đấy?” Tôi hơi ngạc nhiên nhìn bức ảnh trong tay anh. Trong ảnh là một đôi vợ chồng trẻ, người phụ nữ còn ôm một đứa bé.
Anh nhích người qua một bên, chừa ra một chỗ, ý bảo tôi ngồi xuống.
Tôi nhận lấy bức ảnh từ tay anh, nhìn đứa bé trong ảnh, da dẻ hồng hào, trên trán có một nốt ruồi son, đôi ngươi to tròn đen láy như hai quả nho, tuy còn nhỏ xíu nhưng có thể nhận ra đó là một đứa bé rất đẹp.
“Hồi bé anh đáng yêu quá.” Tôi không kiềm được lời khen ngợi, khi nhìn ba mẹ anh thì chỉ biết cảm thán di truyền thật kỳ diệu. Thẩm Khâm Tuyển có khuôn mặt giống mẹ, rất đẹp và có nét dịu dàng, còn dáng người thì giống ba, cao ráo và kiên cường.
Anh cười: “Chụp lúc tôi được một trăm ngày tuổi.”
“Chú thím đâu?” Tôi hơi tò mò. Tập đoàn Vinh Uy do ông cụ Thẩm sáng lập, nhưng chưa từng nghe qua đời thứ hai thì Thẩm Khâm Tuyển đã tiếp nhận công ty.
Nụ cười của anh tắt dần, giọng điệu nặng nề: “Họ qua đời rồi.”
“A…” Tôi kêu lên một tiếng.
Anh lấy lại tấm hình, ngón tay thon dài nhẹ nhàng vuốt lên người trong ảnh, nói nhỏ: “Ba mẹ tôi quen nhau khi đi du học. Lúc họ quay về, Vinh Uy đang trong bước đầu nghiên cứu tự sản xuất container, vậy là ông nội giao việc đó cho ba. Họ đều học về máy móc, thành tích của mẹ tôi còn tốt hơn ba tôi nhiều, đôi khi gặp trục trặc kỹ thuật đều được bà giải quyết hết.”
Tôi nhìn người phụ nữ trẻ trong ảnh, tuy vừa sinh con nhưng không béo chút nào. Cằm nhọn, đôi mắt sáng ngời, tuy trông giản dị nhưng rất đẹp. Tôi khẽ nói: “Mẹ anh giỏi quá.”
Anh cười, nhưng vẻ mặt vô cùng đau khổ: “Tôi lại mong họ đừng giỏi như vậy.”
“Mấy ngày trước khi hoàn thành, họ đã đến phân xưởng để xem xét thiết bị. Một thùng sắt đột nhiên rơi xuống… Lúc họ qua đời, tôi vừa tròn một tuổi.”
Tôi hoảng hốt đến mức không thể nói gì. Trong nháy mắt, vô số suy nghĩ vụt qua đầu.
Năm xưa, Vinh Uy tự sản xuất container không dựa trên bất kỳ kỹ thuật nào của nước ngoài. Hành động này là động lực và trụ cột để ngành công nghiệp của đất nước phát triển. Nhưng không ngờ trụ cột ấy lại được xây dựng dựa trên sự hy sinh to lớn và tàn khốc như vậy. Ba mẹ của Thẩm Khâm Tuyển qua đời vì tai nạn, để lại ông Thẩm vừa phải cố gắng nuôi dạy cháu nội vừa dốc hết tâm huyết vào tập đoàn. Thẩm Khâm Tuyển từ nhỏ đã mất đi ba mẹ, khó trách tại sao anh xuất thân trong gia đình giàu có nhưng lại không có điểm nào giống con ông cháu cha. Có phải gánh nặng trên vai anh rất lớn?
Trong lòng tôi rất khó chịu nhưng không biết phải nói gì, chỉ có thể vỗ lên cánh tay anh.
Anh nghiêng đầu nhìn tôi, cười khẽ rồi đứng lên: “Em thì sao? Lúc bé em như thế nào?”
Tôi lấy lại tinh thần, nói đơn giản: “Tôi là đứa bé bị bỏ rơi, từ nhỏ đã ở cô nhi viện, không có ba mẹ.”
Anh nhìn tôi, nói chậm từng tiếng: “Thì ra khi bé, chúng ta đều là những đứa trẻ cô đơn.”
Tôi vô thức gật đầu, cảm thấy mũi hơi xót: “Ít nhất anh còn có ông nội.”
Nhắc tới ông cụ, tôi bỗng nhớ đến yêu cầu quá đáng của mình, không biết có nên nói hay không.
Anh như nhìn thấu suy nghĩ của tôi: “Em muốn nói gì?”
“Sau này tôi có thể thường xuyên đến thăm ông không?” Tôi nói nhỏ, “Ý tôi là, sau khi chúng ta diễn xong vở kịch này, tôi có thể đến đây thăm ông không?”
Anh ngây người, có lẽ là vì không ngờ tôi sẽ hỏi vậy.
Tôi thấy anh khó xử nên nói nhanh: “Tôi không cần máy ảnh, cũng không cần thù lao, tôi chỉ muốn được gặp ông thôi. Từ nhỏ tôi đã không có người thân, ông giống như là… ông nội của tôi vậy.”
Có lẽ vì giọng nói của tôi quá đáng thương nên Thẩm Khâm Tuyển giãn lông mày, cười dịu dàng: “Đây là quà năm mới em đòi tôi?”
Tôi gật đầu.
Anh sờ đầu tôi, nói: “Tất nhiên là được.”
Cứ thế tôi “ở chực” nhà họ Thẩm.
Trong khi tôi vô cùng rảnh rỗi thì Thẩm Khâm Tuyển lại không ngừng bận rộn.
Vô tình nói với dì, tôi mới biết thì ra vì công việc nên họ có rất ít thời gian ở bên nhau.
“Trước đây ông chủ bề bộn nhiều việc, cậu chủ lại đi học ở bên ngoài nên chỉ gặp nhau vào những ngày nghỉ.” Dì vừa coi chừng nồi canh vừa nói, “Còn bây giờ thì đến lượt cậu chủ bận rộn, ông chủ đợi được bữa cơm tất niên cũng không dễ.”
Tôi nhìn ông cụ đang đọc báo trong phòng khách, cảm thấy hơi chua xót. Mới đầu năm nhưng Thẩm Khâm Tuyển đã ra khỏi nhà từ sáng sớm, đến tối muộn mới về. Có lần tôi xem phim ở phòng khách, từ xa đã nghe được mùi rượu, quay đầu thì thấy anh đứng ở cửa, mặc dù cử chỉ, lời nói giống như bình thường nhưng đôi mắt lại vằn tơ máu, lộ rõ vẻ mệt mỏi vô cùng, chào tôi một tiếng rồi đi ngủ. Đến lúc ấy tôi mới biết người như anh hoàn toàn không có khái niệm ngày nghỉ.
“Tiểu Hi! Đánh cờ với ông nào.” Từ phòng khách truyền đến tiếng ông cụ gọi tôi.
Tôi đáp một tiếp, chạy ra ngồi đối diện với ông, cắn miếng táo rồi nói: “Vâng ạ.”
Chưa đầy hai mươi phút sau, tôi buông vũ khí đầu hàng, nhân lúc ông chuẩn bị đi bước cờ quyết định, tôi rất không phong độ làm loạn bàn cờ, thẹn quá hóa giận: “Ông ơi, chúng ta chơi cờ năm quân nhé.”
Mặc dù bị ăn quỵt trắng trợn nhưng ông cụ không hề tức giận, chỉ cười to: “Được.”
Trình độ chơi cờ năm quân của tôi rất khá, ít có đối thủ, cao thủ cờ tướng như ông cũng bị tôi đánh không còn mảnh giáp.
Ở mỗi thế mạnh chúng tôi đều thắng mỗi người một ván, coi như hòa, ai cũng vui vẻ. Dì vừa bưng nước trái cây lên thì ngoài cửa truyền vào giọng nói rất hào sảng: “Lão Thẩm, tôi đến chúc tết đây.”
Người đến là một ông cụ, dáng người hơi gầy nhưng tinh thần rất tốt, nói to: “A Đông, mau chúc tết ông Giang đi.”
Đằng sau ông là một người đàn ông trẻ, tóc ngắn, mặc áo khoác màu nâu, khuôn mặt lạnh lùng. Anh ta chính là Mạch Trăn Đông!
Tôi giật mình, vô thức gọi “Thầy.”
Mọi người đều nhìn tôi, Mạch Trăn Đông cũng đứng im tại chỗ, có lẽ vì quá bất ngờ khi thấy tôi nên quên mất phải chào hỏi.
“Khụ, Tiểu Hi, cháu biết A Đông à?” Ông Thẩm hỏi.
“Vâng ạ, trước kia cháu đi theo anh Mạch học chụp ảnh.” Tôi thành thật trả lời, “Còn bị mắng đến nỗi không biết đã khóc bao nhiêu.”
Mạch Trăn Đông đút một tay vào túi áo, như cười như không nhìn tôi: “Vâng, Bạch Hi nói đúng đấy ạ.”
Thì ra ông nội của Mạch Trăn Đông là một trong những cổ đông lớn của Vinh Uy, năm xưa cùng ông Thẩm tranh đấu giành thiên hạ, nhưng ông không ngờ Mạch Trăn Đông lại đi lệch quỹ đạo mà gia đình đã định hướng, trở thành nhiếp ảnh gia nổi tiếng trong giới thời trang.
Tôi lễ phép chào ông Mạch. Ông cụ nhìn tôi, khẽ nhíu mày, tựa như muốn hỏi lại thôi.
“Bạch Hi, sao em lại ở đây?” Mạch Trăn Đông ngồi xuống sofa, hỏi tôi.
Tôi thấy hơi khó xử, không biết nên nói thế nào thì ông Thẩm đã vô cùng tự nhiên giải thích: “Tiểu Hi là nhân viên của công ty, là đứa trẻ hiếm có không chê lão già phiền hà như ông nên ông đã bắt con bé đến đây đánh cờ.”
Ông Mạch cười to: “Làm tôi giật mình! Ban nãy tôi còn tưởng A Tuyển vừa kiếm được cô vợ trẻ.”
Nghe ông ấy nói như vậy tôi vội vàng phủ nhận, còn ông Thẩm thì mỉm cười nhìn Mạch Trăn Đông: “Trăn Đông, cháu sao rồi? Đã kiếm được vợ chưa?”
Anh ấy vốn đang nhìn tôi như suy nghĩ điều gì, nghe hỏi thì quay đầu nhìn ông Thẩm, vẻ mặt ôn hòa, cung kính: “Vẫn chưa ạ, cháu còn đang cố gắng.”
Ông Mạch nhìn thế cục trên bàn cờ rồi vừa xếp cờ vừa nói: “Nào, lại đây, lâu rồi hai chúng ta chưa chơi cờ với nhau.”
Tôi nhân cơ hội này nói với Mạch Trăn Đông: “Thầy ơi, thời gian qua em chụp được rất nhiều ảnh, anh góp ý cho em một chút được không?”
Anh khẽ nhướn mày, đáp: “Được.”
Tôi luôn nhớ Mạch Trăn Đông từng nói cách nâng cao kỹ năng chụp ảnh tốt nhất đó là chụp người đi đường. Nếu có thể bắt được khoảnh khắc đẹp đẽ của bất kỳ ai thì chứng tỏ người chụp ảnh đã thuần thục.
Tôi lấy hết ảnh trong khoảng thời gian vừa qua cho Mạch Trăn Đông xem. Anh nhìn từng tấm, nghiêm túc nhận xét, không hề nóng nảy như lúc tôi còn làm việc cho anh ấy, lời khuyên của anh cực kỳ sắc bén, quan trọng là đã gãi đúng chỗ ngứa của tôi. Càng làm tôi vui hơn là Mạch Trăn Đông nói: “Không tệ lắm, chẳng qua là thiếu kinh nghiệm và không có thiết bị tốt.”
Có lẽ thấy tôi cười vui vẻ như vậy, anh khẽ nhếch môi, nói: “Bạch Hi, em từ bỏ chụp ảnh là điều rất đáng tiếc. Bộ ảnh em chụp cho tạp chí V lần trước rất được chủ biên tán thưởng. V sẽ không dễ dàng đăng tác phẩm của nhiếp ảnh gia mới đâu.”
Chủ biên của V nổi tiếng khó tính nên nghe vậy tôi càng vui hơn, đang muốn hỏi thêm thì bỗng nhiên nghe dì nói: “Ơ? Cậu chủ về rồi đó à?”
Tôi quay đầu thì thấy Thẩm Khâm Tuyển đang đứng ở cửa. Anh nhìn tôi và Mạch Trăn Đông, sau đó dời mắt sang chỗ khác như không có chuyện gì, mỉm cười chào hỏi: “Ông Mạch.”
“A Tuyển về đấy à. Ông đang đánh cờ với ông cháu.” Ông Mạch vừa cười vừa nói.
Thẩm Khâm Tuyển chúc tết ông Mạch, mỉm cười nhìn Mạch Trăn Đông, phong độ ngời ngời nói: “Đã lâu không gặp.”
Mạch Trăn Đông nghiêng người dựa vào sofa, nhấc tay đặt sau lưng ghế tôi, miễn cưỡng nói: “Ừm.”
Thẩm Khâm Tuyển im lặng một lúc, vừa mở miệng nói: “Bạch…” thì ông Mạch lại gọi, “A Tuyển, đến đây đánh với ông một ván.”
Mạch Trăn Đông vỗ vai tôi, hỏi: “Trên xe anh có một bộ máy ảnh mới, muốn thử không?”
Tôi hưng phấn: “Được.”
“Cháu dẫn Bạch Hi đi xem bộ máy ảnh, mọi người cứ từ từ đánh cờ nhé.” Anh ấy chào đơn giản mấy tiếng.
Hai ông cụ không nói gì, chỉ có Thẩm Khâm Tuyển nhíu mày, nhìn tôi chằm chằm.
Hết chương 3.2
Tác giả :
Hữu Thời Cật Trà