Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mantra
Chương 67
Nói về chuyện xảy ra giữa Đôn Kihôtê và một hiệp sĩ phong nhã xứ Mantra
Lòng hân hoan tự hào - như đã nói ở trên - Đôn Kihôtê tiếp tục của hành trình. Sau chiến thắng vừa qua, chàng nghĩ trên đời chỉ có mình là hiệp sĩ giang hồ dũng cảm nhất thời đại này, tưởng đâu bao nhiêu chuyện phiêu lưu sắp tới cũng sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp cả. Chàng xem thường pháp thuật của lũ pháp sư ;chàng cũng chẳng còn nhớ tới những roi đòn phải chịu trong quá trình hành nghề hiệp sĩ, tới những viên đá quăng vào người khiến chàng bị gẫy mất nửa hàm răng, tới đám tội nhân vô ơn bạc nghĩa, tới trận mưa roi của đám lái la liều lĩnh 1, bụng bảo dạ "Nếu ta có cách nào hoặc có phép gì để giải mê cho tình nương Đulxinêa của ta, ta sẽ chẳng cần ao ước những hạnh phúc lớn nhất mà một hiệp sĩ giang hồ may mắn nhất trong các thế kỷ trước đã đạt hoặc có thể đạt được". Còn đang mải mê với những suy nghĩ đó, bỗng đâu nghe tiếng Xantrô nói:
- Lạ thật thưa ngài, mãi tới bây giờ, trước mắt tôi vẫn hiện lên cái mũi khủng khiếp to đùng của lão Tômê Xêxial.
- Xantrô, chẳng lẽ anh vẫn tin rằng hiệp sĩ Gương Sáng là ông Tú Caraxcô, còn giám mã của chàng là lão hàng xóm Tômê Xêxial của anh sao?
- Tôi chẳng biết nói thế nào cả, chỉ biết là lão ta kể vanh vách về nhà cửa, vợ con tôi, không ai có thể nói được như thế; khuôn mặt, nếu bỏ cái mũi đi, thì đúng là Tômê Xêxial mà tôi vẫn thường gặp ở làng vì nhà lão kề ngay sát nách, còn giọng nói thì cũng y hệt.
- Xantrô, phải tỉnh táo một chút chứ, Đôn Kihôtê bảo. Nào, thử hỏi vì lẽ gì ông Tú Xanxôn Caraxcô lại đóng vai hiệp sĩ giang hồ, mang cả vũ khí tấn công lẫn phòng ngự, đi tìm ta để đánh nhau cơ chứ! Phải chăng ta là kẻ thù của ông ta? Có bao giờ ta gây thù chuốc oán với ông ta không? Ta có phải là địch thủ của ông ta đâu và ông ta có theo nghề võ đâu mà phải ghen ghét với những chiến công lừng lẫy của ta?
Xantrô đáp:
- Thưa ngài, còn biết nói sao nữa khi ông hiệp sĩ thì giống hệt cậu Tú Xanxôn Caraxcô; còn giám mã của ông ta cũng giống y như đúc lão hàng xóm Tômê Xêxial của tôi! Nếu đây là phù phép như ngài nói, liệu họ có giống hai người khác trên đời này nữa không?
Đôn Kihôtê đáp:
- Tất cả đều là mưu ma chước quỷ của lũ pháp sư muốn *** hại ta đấy thôi. Chúng đoán biết ta sẽ thắng trong trận này nên đã biến hóa chàng hiệp sĩ bại trận kia thành ông Tú bạn ta; tình bạn đã hạn chế lưỡi gươm của ta và sức mạnh của cánh tay ta, làm dịu sự phẫn nộ chính đáng của con tim ta, khiến cho ta đã tha tội chết cho kẻ dối giả định kết liễu đời ta. Ôi! Xantrô, bản thân anh đã từng nhìn thấy những sự việc rành rành để chứng minh đó sao! Lũ pháp sư có thể thay đổi dễ dàng mặt mũi con người ta, biến đẹp thành xấu, xấu hóa đẹp; mới cách đây chưa tới hai ngày, chính mắt anh đã từng nhìn thấy nhan sắc kiều diễm của nàng Đulxinêa vô song trong lúc ta chỉ nhìn thấy một cô gái quê cục mịch, xấu xí, hạ lưu, mắt mũi kèm nhèm, mồm miệng hôi hám. Nếu tên pháp sư xấu xa kia dám làm một công việc tày trời như vậy, ngọng thì hắn chẳng làm thay đổi hình dạng chàng Xanxôn Caraxcô và anh hàng xóm của anh để tước đoạt của ta vinh quang của thắng lợi. Mặc dù vậy, ta cũng tự hào vì đã chiến thắng kẻ thù, dù nó đội lốt ai cũng vậy.
- Chỉ có trời mới biết được sự thật của mọi việc, Xantrô đáp.
Những lý lẽ viển vông của Đôn Kihôtê không thuyết phục được bác, vì bác biết rất rõ nàng Đulxinêa thay hình đổi dạng là do mưu mô của bác; tuy nhiên, bác cũng chẳng cãi làm chi, sợ nói lộ ra hết âm mưu.
Thầy trò đang bàn chuyện hão huyền bỗng đâu có một người đi cùng đường, từ phía sau tiến đến. Khách lạ cưỡi một con ngựa chấm đen trắng trông rất đẹp mắt, mình khoác một tấm áo dạ màu xanh viền nhung màu da thú, đầu đội mũ cũng bằng thứ nhung đó. Chàng mang một thanh gươm cong của người Môrô, dải đeo màu xanh và vàng; đôi ủng đóng cũng công phu như chiếc dải đeo gươm vậy; đinh thúc ngựa không mạ vàng mà phết một nước sơn xanh thật mịn, thật bóng, thật hài hòa với toàn bộ trang phục, nom còn đẹp mắt hơn bằng vàng nguyên chất. Khi đi ngang mặt thầy trò Đôn Kihôtê, người khách lễ phép chào rồi thúc ngựa định vượt. Thấy vậy, Đôn Kihôtê lên tiếng:
- Thưa quý khách, nếu ngài đi cùng đường với chúng tôi và không có việc gì gấp, tôi sẽ rất hân hạnh được hầu chuyện ngài.
Khách cưỡi ngựa đáp lại:
- Quả thật, tôi sẽ không đi nhanh như vậy nếu không vì sợ con ngựa cái của tôi làm cho con ngựa đực của ngài động tình.
- Xin ngài cứ việc ghì cương con ngựa cái của ngài lại, Xantrô bảo, vì con ngựa đực của chủ tôi ngoan ngoãn nết na nhất trên đời. Trong trường hợp thế này, không bao giờ nó làm điều gì bậy bạ, trừ một lần nó không tự kiềm chế nổi khiến ông chủ tôi và tôi phải trả giá gấp bảy lần. Tôi xin nhắc lại là ngài cứ đi chậm dù có bưng con cái đến tận miệng nó, chắc chắn nó cũng chẳng ngó ngàng.
Người khách lạ ghìm dây cương, lấy làm ngạc nhiên về hình thù, mặt mũi của Đôn Kihôtê - lúc này chàng hiệp sĩ của chúng ta để đầu trần, mũ sắt đeo lủng lẳng ở đầu cốt yên con lừa của Xantrô. Nếu như khách áo xanh chăm chú quan sát Đôn Kihôtê thì chàng hiệp sĩ quan sát lại còn chăm chú hơn, nghĩ rằng đây phải là một nhân vật khác thường. Khách trạc ngũ tuần, tóc chỏm bạc, mũi khoằm, đôi mắt nửa vui, nửa nghiêm, tóm lại, y phục và phong thái tỏ ra là một con người có phẩm hạnh. Nhìn chàng Đôn Kihôtê xứ Mantra, ông ta ngạc nhiên, bụng bảo dạ chưa hề thấy có một người nào bộ dạng lạ lùng đến vậy, cổ thì ngẳng, người cao lêu đêu, mặt gầy nhom và vàng ệch, vũ khí đeo đầy người, cử chỉ, áo quần... thật là một bức chân dung lâu lắm không thấy xuất hiện trên trái đất này. Thấy khách trố mắt nhìn mình, Đôn Kihôtê đoán được ý muốn của ông ta. Vốn lịch thiệp và thích làm đẹp lòng mọi người, không để khách hỏi, chàng đi trước ý định và nói:
- Tôi không lấy làm lạ một khi ngài tỏ vẻ ngạc nhiên trước hình dáng kỳ lạ, khác người của tôi; song, ngài sẽ hết sức kinh ngạc khi tôi thưa với ngài rằng tôi là một trong những hiệp sĩ đi tìm kiếm những chuyện phiêu lưu mạo hiểm, như thiên hạ thường nói. Tôi bỏ quê hương, bỏ tiền của, bỏ cả cuộc sống êm ấm, phó mặc số phận cho thần May rủi dẫn đi. Tôi muốn làm sống lại ngành hiệp sĩ giang hồ đã chết từ lâu; đã bao lâu nay có lúc vấp ngã rồi lại dậy, tôi đã thực hiện được một phần lớn nguyện vọng của mình; tức là cứu vớt gái góa, bênh vực gái tân, giúp đỡ gái có chồng, trẻ côi cút và vị thành niên, một công việc dành riêng cho các hiệp sĩ giang hồ, với những chiến công anh dũng, liên tiếp và hợp ý Chúa, tôi xứng đáng được giới thiệu trên sách ở hầu hết các nước trên thế giới, Người ta đã im ba mươi nghìn cuốn sách nói về cuộc đời tôi và còn định in ba mươi triệu lần nữa nếu trời không ngăn lại. Để tóm lại trong vài câu ngắn, hoặc chỉ một câu, xin thưa rằng tôi là Đôn Kihôtê xứ Mantra, còn có tên là hiệp sĩ Mặt Buồn. Mình tự khen mình là một hành động hạ thấp phẩm giá, song tôi nghĩ rằng tôi bắt buộc phải làm một khi không ai nói ra cho. Bởi vậy, thưa ngài quý tộc, con ngựa này, ngọn giáo này, tấm khiên này, người giám mã này, tất cả những vũ khí này, nước da vàng vọt này, thân hình gày còm này sẽ không khiến ngài phải ngạc nhiên nữa sau khi biết tôi là ai và làm nghề gì.
Đôn Kihôtê chưa dứt câu, nhà quý tộc áo xanh lặng đi như không nói nên lời; hồi lâu, ông ta mới cất tiếng:
- Thưa ngài hiệp sĩ, trước vẻ kinh ngạc của tôi, ngài đã nhìn thấu tấm lòng tôi, song ngài vẫn không làm cho tôi hết ngạc nhiên kể từ lúc tôi gặp ngài tới giờ. Như ngài đã nói, tôi sẽ hết sức ngạc nhiên một khi biết ngài là ai. Sự thật không phải thế, trái lại, từ lúc biết rõ ngài rồi, tôi lại càng ngạc nhiên. Làm sao có thể có các hiệp sĩ giang hồ ở đời này, và làm gì có sách viết về những hành động kiếm hiệp có thật cơ chứ. Tôi không thể tin được rằng ở đời này có những người đứng ra giúp đỡ gái góa, bênh vực gái tân, che chở gái có chồng, cứu vớt trẻ côi cút; tôi sẽ không bao giờ tin điều đó nếu tôi không nhìn thấy ngài tận mắt hôm nay. Xin cảm tạ Thượng đế. Cuốn sách in viết về những chiến công cao cả và có thật của ngài sẽ đánh bạt những cuốn sách viết về các hiệp sĩ giang hồ nhan nhản trên đời, đã làm hỏng thuần phong mỹ tục và làm hại những cuốn sách hay.
- Những sách viết về các hiệp sĩ giang hồ có thật hay không, điều đó còn phải bàn nhiều, Đôn Kihôtê nói.
- Liệu có ai nghĩ rằng những cuốn sách đó không bịa không? Khách áo xanh hỏi.
- Có tôi, Đôn Kihôtê đáp, nhưng thôi, xin đừng bàn chuyện đó nữa. Nếu như chúng ta còn đi cùng đường với nhau, tôi hy vọng Chúa sẽ làm cho ngài hiểu rằng ngài đã hành động sai trái, đi theo khuynh hướng của những kẻ coi loại sách đó là bịa.
Nghe đến đây, khách áo xanh đâm ra ngờ rằng Đôn Kihôtê hẳn phải là kẻ mất trí, và ông chờ đợi những câu tương tự để xác minh nhận xét của mình. Trước khi bàn tới chuyện khác, Đôn Kihôtê yêu cầu khách áo xanh:
- Tôi đã giới thiệu với ngài về thân thế, cuộc đời của tôi rồi; bây giờ, xin hãy cho biết ngài là ai.
- Thưa ngài hiệp sĩ Mặt Buồn, khách áo xanh đáp, tôi là một người quý tộc; quê tôi là nơi mà chúng ta sẽ tới và dùng cơm trong ngày hôm nay, nếu Chúa cho phép; về của cải, tôi thuộc loại trung lưu; tên tôi là Đôn Điêgô đê Miranđa. Tôi sống với vợ, với các con và bè bạn. Thú vui của tôi là săn bắn và câu, song tôi không nuôi chim ưng và ***săn mà chỉ có một con chim mồi dễ bảo và một con chồn đen xông xáo, tôi có sáu tá sách tiếng Tây Ban Nha và tiếng Latinh, toàn là sách truyện và sách kinh, còn loại sách kiếm hiệp chưa lọt qua ngưỡng cửa nhà tôi. Tôi thích đọc truyện hơn sách kinh, miễn đó là những truyện giải trí lành mạnh, lời lẽ chau chuốt, tình tiết ** le, hấp dẫn, Phải nói loại sách này rất hiếm ở Tây Ban Nha. Đôi khi tôi ăn thết ở nhà hàng xóm, bạn bè, thường khi tôi mời họ. Tôi ăn uống tinh khiết và đầy đủ; tôi không thích gièm pha và cũng không thích nghe lời gièm pha; tôi không nhòm ngó của đời của ai và cũng không xoi mói của đời của người khác. Hàng ngày, tôi đi lễ và phân phát của cải của tôi cho người nghèo, không khoe khoang những việc làm từ thiện để tránh cho mình tính đạo đức giả và tính kiêu căng, những kẻ thù có thể dễ dàng luồn lọt vào một trái tim khiêm nhường nhất. Tôi cố gắng dàn xếp những mối bất hòa; tôi sùng kính Đức mẹ và luôn luôn tin vào lòng từ bi vô tận của Chúa.
Từ nãy, Xantrô vẫn lắng nghe nhà quý tộc kể về cuộc đời và việc làm hàng ngày của ông. Bác cho rằng đó là một cuộc sống lành mạnh và nề nếp, người nào có một cuộc sống như vậy ắt phải làm nên những điều kỳ diệu. Đang ngồi trên lưng lừa, bác tụt xuống đất, chạy tới nắm bàn đạp bên phải của nhà quý tộc, rồi với một vẻ thành kính, mắt rưng rưng như muốn khóc, bác hôn lấy hôn để bàn chân ông ta. Trước cảnh tượng đó, nhà quý tộc hỏi:
- Người anh em làm gì vậy? Những cái hôn đó nghĩa là thế nào?
- Hãy để cho tôi hôn, Xantrô đáp, vì hình như ngài là vị thánh đầu tiên cưỡi con ngựa mà tôi được gặp trong suốt cả cuộc đời tôi.
- Ta không phải là thánh mà là kẻ có nhiều tội, nhà quý tộc đáp, chính người anh em mới là thánh. Với tính tình chất phác như vậy, người anh em hẳn phải là thiện nhân.
Xantrô trở về vị trí cũ, trên lưng lừa. Hành động vừa rồi của bác làm cho Đôn Kihôtê đang trầm ngâm suy nghĩ cũng bật lên cười và một lần nữa khiến Đôn Điêgô phải kinh ngạc. Lúc này, Đôn Kihôtê hỏi thăm nhà quý tộc có mấy mụn con, chàng bảo:
- Các triết gia xưa không hiểu gì về Chúa cả; một trong những điều họ coi là hạnh phúc lớn nhất là có nhiều của cải thiên nhiên, có nhiều tiền bạc, có nhiều bạn bè và nhiều đứa con ngoan.
- Thưa ngài Đôn Kihôtê, nhà quý tộc đáp, tôi có một con trai, nhưng tôi nghĩ rằng thà không có nó còn sung sướng hơn. Không phải nó hư hỏng gì, song nó không được như ý mình. Năm nay nó mười tám tuổi, đã học sáu năm tiếng Latinh và Hy Lạp ở Xalamanca, khi tôi muốn cho nó học những môn khác, nó cứ khăng khăng đi vào môn thơ (nếu ta có thể coi thơ là một môn học), không tài nào làm cho nó thích môn Luật mà tôi muốn nó theo, hoặc môn thần học là bà chúa của các môn, ý tôi muốn nó trở thành niềm vinh quang của dòng họ, bởi vì chúng ta sống trong một thế kỷ mà các vị vua chúa đánh giá cao các văn nhân có đức - có tài mà không có đức khác nào viên ngọc trong đống phân. Thế nhưng suốt ngày nó chỉ mải mê nghiên cứu xem câu thơ nào trong tập Iliađa của Ômêrô hay hay dở, một bài thơ trào phúng nào đó của Marxial có nặng lời không, phải hiểu thế nào cho đúng một câu thơ của Virhiliô. Tóm lại, nó chỉ làm bạn với các tập sách của các nhà thơ đó hoặc Oaxiô, Perxiô. Huvênal, Tibulô, ngoài ra chẳng để ý tới các nhà thơ khác. Nó quá thờ ơ với thơ mới vừa qua, ở Xalamanca, người ta gửi về cho nó bốn câu thơ, đâu như đầu đề một cuộc thi thơ, vậy mà nó lúng túng mãi không làm nổi một bài giôxa 2 để dự thi.
Nghe xong, Đôn Kihôtê đáp:
- Thưa ngài, con cái là những khúc ruột của cha mẹ. Bởi vậy, dù chúng tốt hay xấu, ta cũng phải thương yêu chúng như linh hồn mang lại cuộc sống cho ta. Bậc phụ mẫu phải dìu dắt chúng từ bé đi vào con đường của đạo đức, của những điều hay lẽ phải, của thuần phong mỹ tục để một khi lớn lên, chúng là nơi nương tựa cho cha mẹ già và là niềm vinh quang cho hậu thế. Theo thiển ý, bắt chúng phải theo học môn này hay môn khác là không đúng, tuy rằng ta cũng cần phải khuyên bảo chúng; và nếu không phải cần học để kiếm gạo một khi chúng sinh trưởng trong một gia đình khá giả, tôi nghĩ cứ để cho chúng theo học môn nào chúng thích. Tuy Thơ mang lại cảm khoái nhiều hơn lợi ích thực tê, song nó không thuộc những môn làm mất phẩm giá kẻ nào theo đuổi nó. Thưa ngài quý tộc, theo tôi, thơ giống như một thiếu nữ mơn mởn đương tơ được chăm sóc những thiếu nữ khác - tức là những môn học khác - chăm sóc, bồi đắp, chải chuốt, tô điểm cho. Thơ muốn hay phải được các môn học khác hỗ trợ và, ngược lại, nó cũng làm tôn các môn này lên. Song, cô thiếu nữ đó không thích bị sai khiến, kéo lê trên khắp phố phường, phô bày ở các ngã tư hoặc các xó xỉnh lâu đài. Thơ có những đặc tính tuyệt vời, người nào biết cách xử lý biến hóa nó thành vàng nguyên chất vô giá. Phải dìu dắt nó, không để cho nó chạy theo thể loại trào phúng xấu xa hoặc côtênô 3 rẻ tiền. Những thể loại có giá trị là những bản anh hùng ca, những vở bị kịch làm cho người đọc phải rơi lụy, những hài kịch vui nhộn và sáng tạo. Thơ không dành cho những kẻ vô lại hoặc phàm phu tục tử vì họ không hiểu nổi và không thấy được những giá trị chứa đựng trong nó. Ở đây, xin ngài đừng nghĩ rằng tôi coi phàm tục là những đám bần dân, hạ đẳng; trái lại, tất cả những ai, dù là vua chúa, không hiểu biết về thơ đều có thể liệt vào những kẻ phàm phu tục tử. Và một người nào làm thơ với tất cả những tiêu chuẩn mà tôi vừa kể ra, sẽ được lừng danh ở khắp các nước văn minh. Nếu như ngài nói, con ngài không thích làm thơ bằng tiếng Tây Ban Nha, tôi cho rằng ý nghĩ đó không đúng. Ômêrô vĩ đại không làm thơ bằng tiếng Latinh vì ông là người Hy Lạp, Virhiliô cũng không viết bằng tiếng Hy Lạp vì ông là người Latinh.Tóm lại, các thi hào xưa đều viết bằng thứ tiếng hòa lẫn trong sữa mẹ chứ không dùng tiếng ngoại quốc để diễn đạt những ý tưởng cao đẹp của mình. Từ đó, ta có thể suy rộng ra đối với tất cả các nhà thơ trên thế giới; ta không nên xem thường một nhà thơ Đức hoặc một nhà thơ Tây Ban Nha vì họ viết bằng tiếng mẹ đẻ, thậm chí một nhà thơ sinh trưởng tại một tỉnh nào đó viết bằng tiếng địa phương. Theo tôi hiểu, thưa ngài, cậu con trai của ngài không hẳn đã không thích làm thơ bằng tiến Tây Ban Nha mà chỉ ác cảm với những ông thợ thơ không có kiến thức cần thiết để khêu gợi, bồi đắp và nâng cao năng khiếu của mình. Nghĩ vậy cũng có thể là ngộ nhận vì người ta cho rằng làm thơ là bẩm sinh, tức là đứa trẻ từ trong bụng mẹ lọt lòng đã là thi sĩ và, với thiên khiếu đó, chẳng cần suy nghĩ tìm tòi làm gì, cũng làm được thơ. Xin nói thêm là một thi sĩ bẩm sinh, lại có kỹ năng, vượt xa một thi sĩ có kỹ năng nhưng lại không có thiên khiếu; lý do là kỹ năng không thể thắng được thiên khiếu mà chỉ có thể nâng cao thiên khiếu. Thiên khiếu cộng với kỹ năng, kỹ năng hòa với thiên khiêu sẽ tỏ ra một thi sĩ hoàn toàn thiện mỹ. Thưa ngài quý tộc, để kết luận cho cậu chuyện của tôi, xin ngài hãy để cậu con trai của ngài đi theo con đường mà ngôi sao bản mệnh của cậu đã vạch ra. Một khi là một người học trò xuất sắc, lại vượt qua một cách trơn tru bước mở đầu của môn học tức là môn ngữ văn, với những tri thức đã tiếp thu được, cậu sẽ leo tới đỉnh cao của sự nghiệp văn chương, mà văn chương lại rất cần thiết cho một hiệp sĩ theo nghề cung kiếm, vì nó bồi dưỡng, tô điểm và nâng cao con người của chàng lên, cũng như mũ tế đối với giám mục và áo thụng đối với các luật gia giỏi giang. Nếu con trai của ngài làm thơ trào phúng đả vào danh dự của người khác thì hãy nên quở trách, trừng phạt và hủy những bài thơ ấy đi; nhưng nếu cậu làm thơ để lên án những thói hư tật xấu như Ônaxiô xưa kia đã làm một cách tế nhị, xin hãy khen ngợi. Thi sĩ được phép đã phá sự ghen ghét và nêu lên trong những câu thơ của mình thói xấu của những kẻ có tính đố kỵ, miễn là không chỉ đích danh người nào. Có những thi sĩ đáng phải đưa đi đày ở đảo Pôntô vì đã đả phá một tính xấu. Nếu nhà thơ sống lành mạng, thơ ông ta cũng lành mạnh; ngòi bút là tiếng nói của tâm hồn, những ý nghĩ trong tâm hồn được thể hiện thành những vần thơ. Những con người thận trọng, nghiêm túc, đức độ lại giỏi thơ đều được các vị vua chúa kính trọng, đãi ngộ, thậm chí được tặng vòng hoa kết bằng những lá cây chịu được sét đánh 4, không một ai được xúc phạm tới những người đội trên đầu vòng hoa đó của vua ban cho.
Trước những lời lẽ của Đôn Kihôtê, nhà quý tộc áo xanh không khỏi sửng sốt, và ý nghĩ cho rằng chàng là một kẻ mất trí cũng tiêu tan dần trong đầu óc ông. Xantrô không thích nghe chủ nói, giữa đường bỏ đi tìm những người chăn cừu vắt sữa gần đó để kiếm ít sữa ăn. Trái lại, nhà quý tộc áo xanh rất thích thú bài diễn văn đầy trí tuệ của Đôn Kihôtê; ông đang định bàn tiếp, chợt Đôn Kihôtê ngẩng đầu lên thấy một cỗ xe trưng cờ hiệu của nhà vua đi tới. Nghĩ rằng phải có một chuyện phiêu lưu mạo hiểm mới là gì đây, chàng lớn tiếng gọi Xantrô đem mũ sắt lại. Nghe tiếng gọi, Xantrô rời bỏ đám người chăn cừu, tất tưởi thúc lừa đi đến với chủ lúc này đang sắp gặp một chuyện phiêu lưu cực kỳ rùng rợn.
Lòng hân hoan tự hào - như đã nói ở trên - Đôn Kihôtê tiếp tục của hành trình. Sau chiến thắng vừa qua, chàng nghĩ trên đời chỉ có mình là hiệp sĩ giang hồ dũng cảm nhất thời đại này, tưởng đâu bao nhiêu chuyện phiêu lưu sắp tới cũng sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp cả. Chàng xem thường pháp thuật của lũ pháp sư ;chàng cũng chẳng còn nhớ tới những roi đòn phải chịu trong quá trình hành nghề hiệp sĩ, tới những viên đá quăng vào người khiến chàng bị gẫy mất nửa hàm răng, tới đám tội nhân vô ơn bạc nghĩa, tới trận mưa roi của đám lái la liều lĩnh 1, bụng bảo dạ "Nếu ta có cách nào hoặc có phép gì để giải mê cho tình nương Đulxinêa của ta, ta sẽ chẳng cần ao ước những hạnh phúc lớn nhất mà một hiệp sĩ giang hồ may mắn nhất trong các thế kỷ trước đã đạt hoặc có thể đạt được". Còn đang mải mê với những suy nghĩ đó, bỗng đâu nghe tiếng Xantrô nói:
- Lạ thật thưa ngài, mãi tới bây giờ, trước mắt tôi vẫn hiện lên cái mũi khủng khiếp to đùng của lão Tômê Xêxial.
- Xantrô, chẳng lẽ anh vẫn tin rằng hiệp sĩ Gương Sáng là ông Tú Caraxcô, còn giám mã của chàng là lão hàng xóm Tômê Xêxial của anh sao?
- Tôi chẳng biết nói thế nào cả, chỉ biết là lão ta kể vanh vách về nhà cửa, vợ con tôi, không ai có thể nói được như thế; khuôn mặt, nếu bỏ cái mũi đi, thì đúng là Tômê Xêxial mà tôi vẫn thường gặp ở làng vì nhà lão kề ngay sát nách, còn giọng nói thì cũng y hệt.
- Xantrô, phải tỉnh táo một chút chứ, Đôn Kihôtê bảo. Nào, thử hỏi vì lẽ gì ông Tú Xanxôn Caraxcô lại đóng vai hiệp sĩ giang hồ, mang cả vũ khí tấn công lẫn phòng ngự, đi tìm ta để đánh nhau cơ chứ! Phải chăng ta là kẻ thù của ông ta? Có bao giờ ta gây thù chuốc oán với ông ta không? Ta có phải là địch thủ của ông ta đâu và ông ta có theo nghề võ đâu mà phải ghen ghét với những chiến công lừng lẫy của ta?
Xantrô đáp:
- Thưa ngài, còn biết nói sao nữa khi ông hiệp sĩ thì giống hệt cậu Tú Xanxôn Caraxcô; còn giám mã của ông ta cũng giống y như đúc lão hàng xóm Tômê Xêxial của tôi! Nếu đây là phù phép như ngài nói, liệu họ có giống hai người khác trên đời này nữa không?
Đôn Kihôtê đáp:
- Tất cả đều là mưu ma chước quỷ của lũ pháp sư muốn *** hại ta đấy thôi. Chúng đoán biết ta sẽ thắng trong trận này nên đã biến hóa chàng hiệp sĩ bại trận kia thành ông Tú bạn ta; tình bạn đã hạn chế lưỡi gươm của ta và sức mạnh của cánh tay ta, làm dịu sự phẫn nộ chính đáng của con tim ta, khiến cho ta đã tha tội chết cho kẻ dối giả định kết liễu đời ta. Ôi! Xantrô, bản thân anh đã từng nhìn thấy những sự việc rành rành để chứng minh đó sao! Lũ pháp sư có thể thay đổi dễ dàng mặt mũi con người ta, biến đẹp thành xấu, xấu hóa đẹp; mới cách đây chưa tới hai ngày, chính mắt anh đã từng nhìn thấy nhan sắc kiều diễm của nàng Đulxinêa vô song trong lúc ta chỉ nhìn thấy một cô gái quê cục mịch, xấu xí, hạ lưu, mắt mũi kèm nhèm, mồm miệng hôi hám. Nếu tên pháp sư xấu xa kia dám làm một công việc tày trời như vậy, ngọng thì hắn chẳng làm thay đổi hình dạng chàng Xanxôn Caraxcô và anh hàng xóm của anh để tước đoạt của ta vinh quang của thắng lợi. Mặc dù vậy, ta cũng tự hào vì đã chiến thắng kẻ thù, dù nó đội lốt ai cũng vậy.
- Chỉ có trời mới biết được sự thật của mọi việc, Xantrô đáp.
Những lý lẽ viển vông của Đôn Kihôtê không thuyết phục được bác, vì bác biết rất rõ nàng Đulxinêa thay hình đổi dạng là do mưu mô của bác; tuy nhiên, bác cũng chẳng cãi làm chi, sợ nói lộ ra hết âm mưu.
Thầy trò đang bàn chuyện hão huyền bỗng đâu có một người đi cùng đường, từ phía sau tiến đến. Khách lạ cưỡi một con ngựa chấm đen trắng trông rất đẹp mắt, mình khoác một tấm áo dạ màu xanh viền nhung màu da thú, đầu đội mũ cũng bằng thứ nhung đó. Chàng mang một thanh gươm cong của người Môrô, dải đeo màu xanh và vàng; đôi ủng đóng cũng công phu như chiếc dải đeo gươm vậy; đinh thúc ngựa không mạ vàng mà phết một nước sơn xanh thật mịn, thật bóng, thật hài hòa với toàn bộ trang phục, nom còn đẹp mắt hơn bằng vàng nguyên chất. Khi đi ngang mặt thầy trò Đôn Kihôtê, người khách lễ phép chào rồi thúc ngựa định vượt. Thấy vậy, Đôn Kihôtê lên tiếng:
- Thưa quý khách, nếu ngài đi cùng đường với chúng tôi và không có việc gì gấp, tôi sẽ rất hân hạnh được hầu chuyện ngài.
Khách cưỡi ngựa đáp lại:
- Quả thật, tôi sẽ không đi nhanh như vậy nếu không vì sợ con ngựa cái của tôi làm cho con ngựa đực của ngài động tình.
- Xin ngài cứ việc ghì cương con ngựa cái của ngài lại, Xantrô bảo, vì con ngựa đực của chủ tôi ngoan ngoãn nết na nhất trên đời. Trong trường hợp thế này, không bao giờ nó làm điều gì bậy bạ, trừ một lần nó không tự kiềm chế nổi khiến ông chủ tôi và tôi phải trả giá gấp bảy lần. Tôi xin nhắc lại là ngài cứ đi chậm dù có bưng con cái đến tận miệng nó, chắc chắn nó cũng chẳng ngó ngàng.
Người khách lạ ghìm dây cương, lấy làm ngạc nhiên về hình thù, mặt mũi của Đôn Kihôtê - lúc này chàng hiệp sĩ của chúng ta để đầu trần, mũ sắt đeo lủng lẳng ở đầu cốt yên con lừa của Xantrô. Nếu như khách áo xanh chăm chú quan sát Đôn Kihôtê thì chàng hiệp sĩ quan sát lại còn chăm chú hơn, nghĩ rằng đây phải là một nhân vật khác thường. Khách trạc ngũ tuần, tóc chỏm bạc, mũi khoằm, đôi mắt nửa vui, nửa nghiêm, tóm lại, y phục và phong thái tỏ ra là một con người có phẩm hạnh. Nhìn chàng Đôn Kihôtê xứ Mantra, ông ta ngạc nhiên, bụng bảo dạ chưa hề thấy có một người nào bộ dạng lạ lùng đến vậy, cổ thì ngẳng, người cao lêu đêu, mặt gầy nhom và vàng ệch, vũ khí đeo đầy người, cử chỉ, áo quần... thật là một bức chân dung lâu lắm không thấy xuất hiện trên trái đất này. Thấy khách trố mắt nhìn mình, Đôn Kihôtê đoán được ý muốn của ông ta. Vốn lịch thiệp và thích làm đẹp lòng mọi người, không để khách hỏi, chàng đi trước ý định và nói:
- Tôi không lấy làm lạ một khi ngài tỏ vẻ ngạc nhiên trước hình dáng kỳ lạ, khác người của tôi; song, ngài sẽ hết sức kinh ngạc khi tôi thưa với ngài rằng tôi là một trong những hiệp sĩ đi tìm kiếm những chuyện phiêu lưu mạo hiểm, như thiên hạ thường nói. Tôi bỏ quê hương, bỏ tiền của, bỏ cả cuộc sống êm ấm, phó mặc số phận cho thần May rủi dẫn đi. Tôi muốn làm sống lại ngành hiệp sĩ giang hồ đã chết từ lâu; đã bao lâu nay có lúc vấp ngã rồi lại dậy, tôi đã thực hiện được một phần lớn nguyện vọng của mình; tức là cứu vớt gái góa, bênh vực gái tân, giúp đỡ gái có chồng, trẻ côi cút và vị thành niên, một công việc dành riêng cho các hiệp sĩ giang hồ, với những chiến công anh dũng, liên tiếp và hợp ý Chúa, tôi xứng đáng được giới thiệu trên sách ở hầu hết các nước trên thế giới, Người ta đã im ba mươi nghìn cuốn sách nói về cuộc đời tôi và còn định in ba mươi triệu lần nữa nếu trời không ngăn lại. Để tóm lại trong vài câu ngắn, hoặc chỉ một câu, xin thưa rằng tôi là Đôn Kihôtê xứ Mantra, còn có tên là hiệp sĩ Mặt Buồn. Mình tự khen mình là một hành động hạ thấp phẩm giá, song tôi nghĩ rằng tôi bắt buộc phải làm một khi không ai nói ra cho. Bởi vậy, thưa ngài quý tộc, con ngựa này, ngọn giáo này, tấm khiên này, người giám mã này, tất cả những vũ khí này, nước da vàng vọt này, thân hình gày còm này sẽ không khiến ngài phải ngạc nhiên nữa sau khi biết tôi là ai và làm nghề gì.
Đôn Kihôtê chưa dứt câu, nhà quý tộc áo xanh lặng đi như không nói nên lời; hồi lâu, ông ta mới cất tiếng:
- Thưa ngài hiệp sĩ, trước vẻ kinh ngạc của tôi, ngài đã nhìn thấu tấm lòng tôi, song ngài vẫn không làm cho tôi hết ngạc nhiên kể từ lúc tôi gặp ngài tới giờ. Như ngài đã nói, tôi sẽ hết sức ngạc nhiên một khi biết ngài là ai. Sự thật không phải thế, trái lại, từ lúc biết rõ ngài rồi, tôi lại càng ngạc nhiên. Làm sao có thể có các hiệp sĩ giang hồ ở đời này, và làm gì có sách viết về những hành động kiếm hiệp có thật cơ chứ. Tôi không thể tin được rằng ở đời này có những người đứng ra giúp đỡ gái góa, bênh vực gái tân, che chở gái có chồng, cứu vớt trẻ côi cút; tôi sẽ không bao giờ tin điều đó nếu tôi không nhìn thấy ngài tận mắt hôm nay. Xin cảm tạ Thượng đế. Cuốn sách in viết về những chiến công cao cả và có thật của ngài sẽ đánh bạt những cuốn sách viết về các hiệp sĩ giang hồ nhan nhản trên đời, đã làm hỏng thuần phong mỹ tục và làm hại những cuốn sách hay.
- Những sách viết về các hiệp sĩ giang hồ có thật hay không, điều đó còn phải bàn nhiều, Đôn Kihôtê nói.
- Liệu có ai nghĩ rằng những cuốn sách đó không bịa không? Khách áo xanh hỏi.
- Có tôi, Đôn Kihôtê đáp, nhưng thôi, xin đừng bàn chuyện đó nữa. Nếu như chúng ta còn đi cùng đường với nhau, tôi hy vọng Chúa sẽ làm cho ngài hiểu rằng ngài đã hành động sai trái, đi theo khuynh hướng của những kẻ coi loại sách đó là bịa.
Nghe đến đây, khách áo xanh đâm ra ngờ rằng Đôn Kihôtê hẳn phải là kẻ mất trí, và ông chờ đợi những câu tương tự để xác minh nhận xét của mình. Trước khi bàn tới chuyện khác, Đôn Kihôtê yêu cầu khách áo xanh:
- Tôi đã giới thiệu với ngài về thân thế, cuộc đời của tôi rồi; bây giờ, xin hãy cho biết ngài là ai.
- Thưa ngài hiệp sĩ Mặt Buồn, khách áo xanh đáp, tôi là một người quý tộc; quê tôi là nơi mà chúng ta sẽ tới và dùng cơm trong ngày hôm nay, nếu Chúa cho phép; về của cải, tôi thuộc loại trung lưu; tên tôi là Đôn Điêgô đê Miranđa. Tôi sống với vợ, với các con và bè bạn. Thú vui của tôi là săn bắn và câu, song tôi không nuôi chim ưng và ***săn mà chỉ có một con chim mồi dễ bảo và một con chồn đen xông xáo, tôi có sáu tá sách tiếng Tây Ban Nha và tiếng Latinh, toàn là sách truyện và sách kinh, còn loại sách kiếm hiệp chưa lọt qua ngưỡng cửa nhà tôi. Tôi thích đọc truyện hơn sách kinh, miễn đó là những truyện giải trí lành mạnh, lời lẽ chau chuốt, tình tiết ** le, hấp dẫn, Phải nói loại sách này rất hiếm ở Tây Ban Nha. Đôi khi tôi ăn thết ở nhà hàng xóm, bạn bè, thường khi tôi mời họ. Tôi ăn uống tinh khiết và đầy đủ; tôi không thích gièm pha và cũng không thích nghe lời gièm pha; tôi không nhòm ngó của đời của ai và cũng không xoi mói của đời của người khác. Hàng ngày, tôi đi lễ và phân phát của cải của tôi cho người nghèo, không khoe khoang những việc làm từ thiện để tránh cho mình tính đạo đức giả và tính kiêu căng, những kẻ thù có thể dễ dàng luồn lọt vào một trái tim khiêm nhường nhất. Tôi cố gắng dàn xếp những mối bất hòa; tôi sùng kính Đức mẹ và luôn luôn tin vào lòng từ bi vô tận của Chúa.
Từ nãy, Xantrô vẫn lắng nghe nhà quý tộc kể về cuộc đời và việc làm hàng ngày của ông. Bác cho rằng đó là một cuộc sống lành mạnh và nề nếp, người nào có một cuộc sống như vậy ắt phải làm nên những điều kỳ diệu. Đang ngồi trên lưng lừa, bác tụt xuống đất, chạy tới nắm bàn đạp bên phải của nhà quý tộc, rồi với một vẻ thành kính, mắt rưng rưng như muốn khóc, bác hôn lấy hôn để bàn chân ông ta. Trước cảnh tượng đó, nhà quý tộc hỏi:
- Người anh em làm gì vậy? Những cái hôn đó nghĩa là thế nào?
- Hãy để cho tôi hôn, Xantrô đáp, vì hình như ngài là vị thánh đầu tiên cưỡi con ngựa mà tôi được gặp trong suốt cả cuộc đời tôi.
- Ta không phải là thánh mà là kẻ có nhiều tội, nhà quý tộc đáp, chính người anh em mới là thánh. Với tính tình chất phác như vậy, người anh em hẳn phải là thiện nhân.
Xantrô trở về vị trí cũ, trên lưng lừa. Hành động vừa rồi của bác làm cho Đôn Kihôtê đang trầm ngâm suy nghĩ cũng bật lên cười và một lần nữa khiến Đôn Điêgô phải kinh ngạc. Lúc này, Đôn Kihôtê hỏi thăm nhà quý tộc có mấy mụn con, chàng bảo:
- Các triết gia xưa không hiểu gì về Chúa cả; một trong những điều họ coi là hạnh phúc lớn nhất là có nhiều của cải thiên nhiên, có nhiều tiền bạc, có nhiều bạn bè và nhiều đứa con ngoan.
- Thưa ngài Đôn Kihôtê, nhà quý tộc đáp, tôi có một con trai, nhưng tôi nghĩ rằng thà không có nó còn sung sướng hơn. Không phải nó hư hỏng gì, song nó không được như ý mình. Năm nay nó mười tám tuổi, đã học sáu năm tiếng Latinh và Hy Lạp ở Xalamanca, khi tôi muốn cho nó học những môn khác, nó cứ khăng khăng đi vào môn thơ (nếu ta có thể coi thơ là một môn học), không tài nào làm cho nó thích môn Luật mà tôi muốn nó theo, hoặc môn thần học là bà chúa của các môn, ý tôi muốn nó trở thành niềm vinh quang của dòng họ, bởi vì chúng ta sống trong một thế kỷ mà các vị vua chúa đánh giá cao các văn nhân có đức - có tài mà không có đức khác nào viên ngọc trong đống phân. Thế nhưng suốt ngày nó chỉ mải mê nghiên cứu xem câu thơ nào trong tập Iliađa của Ômêrô hay hay dở, một bài thơ trào phúng nào đó của Marxial có nặng lời không, phải hiểu thế nào cho đúng một câu thơ của Virhiliô. Tóm lại, nó chỉ làm bạn với các tập sách của các nhà thơ đó hoặc Oaxiô, Perxiô. Huvênal, Tibulô, ngoài ra chẳng để ý tới các nhà thơ khác. Nó quá thờ ơ với thơ mới vừa qua, ở Xalamanca, người ta gửi về cho nó bốn câu thơ, đâu như đầu đề một cuộc thi thơ, vậy mà nó lúng túng mãi không làm nổi một bài giôxa 2 để dự thi.
Nghe xong, Đôn Kihôtê đáp:
- Thưa ngài, con cái là những khúc ruột của cha mẹ. Bởi vậy, dù chúng tốt hay xấu, ta cũng phải thương yêu chúng như linh hồn mang lại cuộc sống cho ta. Bậc phụ mẫu phải dìu dắt chúng từ bé đi vào con đường của đạo đức, của những điều hay lẽ phải, của thuần phong mỹ tục để một khi lớn lên, chúng là nơi nương tựa cho cha mẹ già và là niềm vinh quang cho hậu thế. Theo thiển ý, bắt chúng phải theo học môn này hay môn khác là không đúng, tuy rằng ta cũng cần phải khuyên bảo chúng; và nếu không phải cần học để kiếm gạo một khi chúng sinh trưởng trong một gia đình khá giả, tôi nghĩ cứ để cho chúng theo học môn nào chúng thích. Tuy Thơ mang lại cảm khoái nhiều hơn lợi ích thực tê, song nó không thuộc những môn làm mất phẩm giá kẻ nào theo đuổi nó. Thưa ngài quý tộc, theo tôi, thơ giống như một thiếu nữ mơn mởn đương tơ được chăm sóc những thiếu nữ khác - tức là những môn học khác - chăm sóc, bồi đắp, chải chuốt, tô điểm cho. Thơ muốn hay phải được các môn học khác hỗ trợ và, ngược lại, nó cũng làm tôn các môn này lên. Song, cô thiếu nữ đó không thích bị sai khiến, kéo lê trên khắp phố phường, phô bày ở các ngã tư hoặc các xó xỉnh lâu đài. Thơ có những đặc tính tuyệt vời, người nào biết cách xử lý biến hóa nó thành vàng nguyên chất vô giá. Phải dìu dắt nó, không để cho nó chạy theo thể loại trào phúng xấu xa hoặc côtênô 3 rẻ tiền. Những thể loại có giá trị là những bản anh hùng ca, những vở bị kịch làm cho người đọc phải rơi lụy, những hài kịch vui nhộn và sáng tạo. Thơ không dành cho những kẻ vô lại hoặc phàm phu tục tử vì họ không hiểu nổi và không thấy được những giá trị chứa đựng trong nó. Ở đây, xin ngài đừng nghĩ rằng tôi coi phàm tục là những đám bần dân, hạ đẳng; trái lại, tất cả những ai, dù là vua chúa, không hiểu biết về thơ đều có thể liệt vào những kẻ phàm phu tục tử. Và một người nào làm thơ với tất cả những tiêu chuẩn mà tôi vừa kể ra, sẽ được lừng danh ở khắp các nước văn minh. Nếu như ngài nói, con ngài không thích làm thơ bằng tiếng Tây Ban Nha, tôi cho rằng ý nghĩ đó không đúng. Ômêrô vĩ đại không làm thơ bằng tiếng Latinh vì ông là người Hy Lạp, Virhiliô cũng không viết bằng tiếng Hy Lạp vì ông là người Latinh.Tóm lại, các thi hào xưa đều viết bằng thứ tiếng hòa lẫn trong sữa mẹ chứ không dùng tiếng ngoại quốc để diễn đạt những ý tưởng cao đẹp của mình. Từ đó, ta có thể suy rộng ra đối với tất cả các nhà thơ trên thế giới; ta không nên xem thường một nhà thơ Đức hoặc một nhà thơ Tây Ban Nha vì họ viết bằng tiếng mẹ đẻ, thậm chí một nhà thơ sinh trưởng tại một tỉnh nào đó viết bằng tiếng địa phương. Theo tôi hiểu, thưa ngài, cậu con trai của ngài không hẳn đã không thích làm thơ bằng tiến Tây Ban Nha mà chỉ ác cảm với những ông thợ thơ không có kiến thức cần thiết để khêu gợi, bồi đắp và nâng cao năng khiếu của mình. Nghĩ vậy cũng có thể là ngộ nhận vì người ta cho rằng làm thơ là bẩm sinh, tức là đứa trẻ từ trong bụng mẹ lọt lòng đã là thi sĩ và, với thiên khiếu đó, chẳng cần suy nghĩ tìm tòi làm gì, cũng làm được thơ. Xin nói thêm là một thi sĩ bẩm sinh, lại có kỹ năng, vượt xa một thi sĩ có kỹ năng nhưng lại không có thiên khiếu; lý do là kỹ năng không thể thắng được thiên khiếu mà chỉ có thể nâng cao thiên khiếu. Thiên khiếu cộng với kỹ năng, kỹ năng hòa với thiên khiêu sẽ tỏ ra một thi sĩ hoàn toàn thiện mỹ. Thưa ngài quý tộc, để kết luận cho cậu chuyện của tôi, xin ngài hãy để cậu con trai của ngài đi theo con đường mà ngôi sao bản mệnh của cậu đã vạch ra. Một khi là một người học trò xuất sắc, lại vượt qua một cách trơn tru bước mở đầu của môn học tức là môn ngữ văn, với những tri thức đã tiếp thu được, cậu sẽ leo tới đỉnh cao của sự nghiệp văn chương, mà văn chương lại rất cần thiết cho một hiệp sĩ theo nghề cung kiếm, vì nó bồi dưỡng, tô điểm và nâng cao con người của chàng lên, cũng như mũ tế đối với giám mục và áo thụng đối với các luật gia giỏi giang. Nếu con trai của ngài làm thơ trào phúng đả vào danh dự của người khác thì hãy nên quở trách, trừng phạt và hủy những bài thơ ấy đi; nhưng nếu cậu làm thơ để lên án những thói hư tật xấu như Ônaxiô xưa kia đã làm một cách tế nhị, xin hãy khen ngợi. Thi sĩ được phép đã phá sự ghen ghét và nêu lên trong những câu thơ của mình thói xấu của những kẻ có tính đố kỵ, miễn là không chỉ đích danh người nào. Có những thi sĩ đáng phải đưa đi đày ở đảo Pôntô vì đã đả phá một tính xấu. Nếu nhà thơ sống lành mạng, thơ ông ta cũng lành mạnh; ngòi bút là tiếng nói của tâm hồn, những ý nghĩ trong tâm hồn được thể hiện thành những vần thơ. Những con người thận trọng, nghiêm túc, đức độ lại giỏi thơ đều được các vị vua chúa kính trọng, đãi ngộ, thậm chí được tặng vòng hoa kết bằng những lá cây chịu được sét đánh 4, không một ai được xúc phạm tới những người đội trên đầu vòng hoa đó của vua ban cho.
Trước những lời lẽ của Đôn Kihôtê, nhà quý tộc áo xanh không khỏi sửng sốt, và ý nghĩ cho rằng chàng là một kẻ mất trí cũng tiêu tan dần trong đầu óc ông. Xantrô không thích nghe chủ nói, giữa đường bỏ đi tìm những người chăn cừu vắt sữa gần đó để kiếm ít sữa ăn. Trái lại, nhà quý tộc áo xanh rất thích thú bài diễn văn đầy trí tuệ của Đôn Kihôtê; ông đang định bàn tiếp, chợt Đôn Kihôtê ngẩng đầu lên thấy một cỗ xe trưng cờ hiệu của nhà vua đi tới. Nghĩ rằng phải có một chuyện phiêu lưu mạo hiểm mới là gì đây, chàng lớn tiếng gọi Xantrô đem mũ sắt lại. Nghe tiếng gọi, Xantrô rời bỏ đám người chăn cừu, tất tưởi thúc lừa đi đến với chủ lúc này đang sắp gặp một chuyện phiêu lưu cực kỳ rùng rợn.
Tác giả :
Miguel De Cervantes